Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng một năm tốt đẹp, rực rỡ.

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Nhật Bản


Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.

Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.

Hàn Quốc


Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.

Trung Quốc


Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu” với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp…

Malaysia


Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.

Indonesia


Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.


Ấn Độ


Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng – Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.

Thái Lan


Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn” của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.


Lào


Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá… Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.

Campuchia


Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

5 ngôi đền cổ linh thiêng ở Kanchipuram – Ấn Độ

Dưới đây là 5 ngôi đền nổi tiếng, linh thiêng nhất ở Kanchipuram mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch đến thành phố này.

Kanchipuram là thành phố của quận Kanchipuram, thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Là thành phố cổ nhất miền Nam nước Ấn. Nơi đây được mệnh danh là “Thành phố của những ngôi đền” khi có khoảng 1.000 ngôi đền được dựng lên ở vùng đất này. Những ngôi đền cổ kính thờ các vị thần Hindu nổi tiếng như Vishnu, Shiva… luôn là địa điểm tham quan thu hút du khách ở nhiều nơi trên thế giới.

Đền Ekambareswarar 

Đền Ekambareswarar

Ekambareswarar là một trong 5 ngôi đền chính thờ thần Shiva – vị thần của Hindu giáo. Ngôi đền có diện tích rộng hơn 10 hecta, là nơi thờ phụng lớn nhất thành phố. Đền Ekambareswarar được xây dựng ở thế kỷ VI dưới triều đại Pallava – một triều đại Nam Ấn Độ và trải qua nhiều thay đổi lớn dưới sự cai trị của Tanjore Nayaks.

Trong thời kỳ này, người ta cho xây dựng gopuram – tòa tháp lớn cao 59m và cũng là một trong những tòa tháp cao nhất ở đây. Bên cạnh việc thờ cúng, đền Ekambareswarar còn là nơi để tổ chức lễ hội tôn giáo quan trọng nhất ở Kanchipuram. Cụ thể là lễ hội Panguni Brahmotsavam diễn ra từ tháng Ba đến tháng Tư hằng năm, kéo dài trong vòng 10 ngày.

Đền Kanchi Kailasanathar

Đền Kanchi Kailasanathar

Nếu Ekambareswara là ngôi đền lớn nhất tại Kanchipuram thì Kailasanathar lại là ngôi đền cổ nhất ở thành phố này. Là ngôi đền dành riêng để thờ thần Shiva, đồng thời đây còn là một trong những công trình đầu tiên thuộc kiến trúc Pallava.

Chính điện của ngôi đền được đặt một biểu tượng độc đáo đại diện cho thần Shiva – Shivalinga bao gồm 16 mặt được chạm khắc bằng đá granite đen. Ở các đền phụ có vô số trụ, cột được trang trí bằng nghệ thuật điêu khắc các vị thần. Du khách đến đây không những có cơ hội viếng thăm ngôi đền cổ linh thiêng mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Pallava.

Đền Kanchi Kamakshi Amman 

Đền Kanchi Kamakshi Amman

Đền Kamakshi là một ngôi đền Hindu cổ đại dành riêng cho Kamakshi – hình thức cuối cùng của Nữ thần Lalitha Maha Tripurasundari. Đền Kamakshi Amman có kiến trúc gắn liền với di sản tôn giáo của Kanchipuram. Ngôi đền được cho là do các vị vua Pallava xây dựng.

Lịch sử của ngôi đền rất phong phú với huyền thoại và truyền thuyết gắn liền với nữ thần Kamakshi. Hàng năm, vào giữa tháng Hai và tháng Ba, nơi đây có Lễ hội xe ngựa vô cùng hoành tráng với các hoạt động, phong tục cổ xưa thu hút sự tham gia đông đảo của người dân cũng như du khách tựu về.

Xem thêm: 14 địa chỉ bí mật shopping ở Ấn Độ chỉ dân địa phương mới biết

Đền Varadharaja Perumal 

Đền Varadharaja Perumal

Đền Varadharaja Perumal là nơi thờ phụng thần Vishnu. Ngôi đền linh thiêng được yêu thích ở Kanchipuram này cũng là nơi dành cho các tín đồ của chủ nghĩa Vaishnavism. Permunal là một trong số 108 ngôi đền được nhắc đến trong các tác phẩm của Alvars – Divya Desams. Ngôi đền nổi bật với hơn 300 câu khắc gần như đều liên quan đến các triều đại ở miền Nam Ấn Độ.

Ngoài ra, “căn phòng 100 cột” với nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả các vị thần Hindu cũng là điểm nổi bật của ngôi đền này.

Đền Ulagalantha Perumal

Đền Ulagalantha Perumal

Ngôi đền tương đối nhỏ này lấy tên từ Vamana – hình thức đại diện thứ năm của thần Vishnu. Giống như Varadharaja Perumal, ngôi đền này cũng là một trong số 108 Divya Desams.

Ngôi đền mang phong cách kiến ​​trúc truyền thống của Dravidian và được đề cập trong các tác phẩm văn học Tamil nổi tiếng. Hàng năm, nhiều lễ hội được tổ chức ở đây thu hút sự quan tâm của nhiều người. Một trong những lễ hội nổi tiếng là Brahmotsavam.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Những công trình kiến trúc tôn giáo Jain đẹp nhất Ấn Độ

Nhắc đến Ấn Độ là nghĩ ngay đến những ngôi đền Hindu, không chỉ có lối kiến trúc tinh xảo độc đáo mà còn tạo được ấn tượng mạnh bởi những chi tiết chạm trổ tinh xảo cùng với giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời.

Nhắc đến Ấn Độ là nghĩ ngay đến những ngôi đền Hindu, không chỉ có lối kiến trúc tinh xảo độc đáo mà còn tạo được ấn tượng mạnh bởi những chi tiết chạm trổ tinh xảo cùng với giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời.

Jain là một tôn giáo theo đuổi hoà bình và một con đường không bạo lực đối với tất cả chúng sinh. Mục đích của Jain là hoàn tác tác động xấu của nghiệp thông qua việc làm trong sạch ý nghĩ và thân thể. Quá trình này dẫn tới sự giải thoát và sự tĩnh tâm.

Có khoảng 4.2 triệu người theo tôn giáo này tại Ấn Độ và khoảng 6 tới 12 triệu người trên toàn thế giới. Những ngôi đền của Jain được gọi là Derasar hoặc Mandir, phụ thuộc nó được xây tại đâu trên Ấn Độ. Đền thường được làm từ đá cẩm thạch

Shri Digambar Jain Lal Mandir 

Nằm đối diện Red Fort lớn, Shri Digambar Jain Lal Mandir là ngôi đền Jain lâu đời và nổi tiếng nhất ở Delhi. Được xây dựng năm 1526, đến nay, chùa có nhiều thay đổi và trùng thu nhiều so với kiến trúc ban đầu, đồng thời được mở rộng vào những năm đầu thế kỷ 19. Các bệ ngôi đền bằng đá sa thạch đỏ còn được gọi là Lal Mandir.

Nằm đối diện Red Fort lớn, Shri Digambar Jain Lal Mandir là ngôi đền Jain lâu đời và nổi tiếng nhất ở Delhi. Được xây dựng năm 1526, đến nay, chùa có nhiều thay đổi và trùng thu nhiều so với kiến trúc ban đầu, đồng thời được mở rộng vào những năm đầu thế kỷ 19. Các bệ ngôi đền bằng đá sa thạch đỏ còn được gọi là Lal Mandir.

Sonagiri

Thị trấn Sonagiri nằm trên một ngọn đồi ở miền trung Ấn Độ. Nơi đây có nhiều ngôi đền Jain trắng tuyệt đẹp, không tì vết nằm rải rác xung quanh Sonagiri. Cả người hành hương và du khách phải đi chân trần lên bằng lối lên 300 bậc thang. Lên đây, du khách có thể khám phá kiến trúc những ngôi đền trắng và ngắm vẻ đẹp cảnh quan vùng rừng núi và đồng bằng xa xa tuyệt đẹp.

Thị trấn Sonagiri nằm trên một ngọn đồi ở miền trung Ấn Độ. Nơi đây có nhiều ngôi đền Jain trắng tuyệt đẹp, không tì vết nằm rải rác xung quanh Sonagiri. Cả người hành hương và du khách phải đi chân trần lên bằng lối lên 300 bậc thang. Lên đây, du khách có thể khám phá kiến trúc những ngôi đền trắng và ngắm vẻ đẹp cảnh quan vùng rừng núi và đồng bằng xa xa tuyệt đẹp. 

Đền Khajuraho

Ngôi làng Khajuraho là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ. Ngôi làng là nơi sinh sống của nhiều người đạo Hindu và ngôi đền Jain nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc theo văn hoá phồn thực của người Ấn trước kia. Ngôi đền được xây dựng trong suốt thời gian dài 200 năm từ năm 950 đến năm 1150.     Dưới thời cai trị của Chandella, Khajuraho là một cộng đồng lớn Jain và hưng thịnh. Những người theo Kỳ Na Giáo sống ở phía đông thành phố, hiện nay còn những di tích đền Jain ở Khajuraho. Các ngôi đền ở đây có tình trạng tốt.

Ngôi làng Khajuraho là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ. Ngôi làng là nơi sinh sống của nhiều người đạo Hindu và ngôi đền Jain nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc theo văn hoá phồn thực của người Ấn trước kia. Ngôi đền được xây dựng trong suốt thời gian dài 200 năm từ năm 950 đến năm 1150. 

Dưới thời cai trị của Chandella, Khajuraho là một cộng đồng lớn Jain và hưng thịnh. Những người theo Kỳ Na Giáo sống ở phía đông thành phố, hiện nay còn những di tích đền Jain ở Khajuraho. Các ngôi đền ở đây có tình trạng tốt.

Đền Gomateshwara

Các bức tượng đá nguyên khối ở đền Gomateshwara nằm trên một ngọn đồi ở thành phố Shravanabelagola. Gomateshwara là con trai thứ hai của chúa Adinatha, người đầu tiên trong số 24 Tirthankara. Tượng đá cao 17,38 mét được làm từ đá nguyên khối, được xây dựng vào năm 983 AD bởi Chavundaraya, người đứng đầu Vương quốc Gâng. Đây là một trong những bức tượng đá nguyên khối lớn nhất trên thế giới.      Cứ 12 năm một lần, lễ hội Mahamastakabhisheka được tổ chức lớn và bức tượng Gomateshwara được tắm trong sữa, sữa đông, sữa trâu, nghệ tây và đồng xu vàng.

Các bức tượng đá nguyên khối ở đền Gomateshwara nằm trên một ngọn đồi ở thành phố Shravanabelagola. Gomateshwara là con trai thứ hai của chúa Adinatha, người đầu tiên trong số 24 Tirthankara. Tượng đá cao 17,38 mét được làm từ đá nguyên khối, được xây dựng vào năm 983 AD bởi Chavundaraya, người đứng đầu Vương quốc Gâng. Đây là một trong những bức tượng đá nguyên khối lớn nhất trên thế giới. 

Cứ 12 năm một lần, lễ hội Mahamastakabhisheka được tổ chức lớn và bức tượng Gomateshwara được tắm trong sữa, sữa đông, sữa trâu, nghệ tây và đồng xu vàng.

Palitana

Nơi đây là địa điểm hành hương lớn của tôn giáo Kỳ Na và ngôi đền Palitana được coi là nơi hành hương linh thiêng nhất trong các ngôi đền Jain. Hiện có hàng trăm ngôi đền Jain nằm trên vùng núi linh thiêng Shatrunjaya có kiến trúc đá cẩm thạch chạm khắc tinh xảo. Chúng được xây dựng vào khoảng thời gian năm 900 và từ thế kỷ 11 trở đi. Để lên viếng đền, du khách phải lên 3.572 bậc cầu thang.

Nơi đây là địa điểm hành hương lớn của tôn giáo Kỳ Na và ngôi đền Palitana được coi là nơi hành hương linh thiêng nhất trong các ngôi đền Jain. Hiện có hàng trăm ngôi đền Jain nằm trên vùng núi linh thiêng Shatrunjaya có kiến trúc đá cẩm thạch chạm khắc tinh xảo. Chúng được xây dựng vào khoảng thời gian năm 900 và từ thế kỷ 11 trở đi. Để lên viếng đền, du khách phải lên 3.572 bậc cầu thang.

Đền Ranakpur

Đây là ngôi đền Jain ở Ranakpur có kiến trúc uy nghi nằm trên sườn đồi. Ngôi đền có hơn 1444 cột đá cẩm thạch, chạm khắc chi tiết và tinh tế. Mỗi trụ cột được chạm khác khác nhau, không cái nào giống cái nào.     Việc xây dựng đền thờ và hình ảnh tượng trưng cho cuộc chinh phục tứ phương, do đó đền được coi là trung tâm của Tirthankara. Niên đại của ngôi đền còn có các giả thiết khác nhau nhưng có thể đền được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 14 và giữa 15.

Đây là ngôi đền Jain ở Ranakpur có kiến trúc uy nghi nằm trên sườn đồi. Ngôi đền có hơn 1444 cột đá cẩm thạch, chạm khắc chi tiết và tinh tế. Mỗi trụ cột được chạm khác khác nhau, không cái nào giống cái nào. 

Việc xây dựng đền thờ và hình ảnh tượng trưng cho cuộc chinh phục tứ phương, do đó đền được coi là trung tâm của Tirthankara. Niên đại của ngôi đền còn có các giả thiết khác nhau nhưng có thể đền được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 14 và giữa 15.


Nguồn: Internet

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Thế giới và những tập tục "không tưởng"

Thế giới luôn muôn hình vạn trạng, từ cảnh quan thiên nhiên đến ẩm thực, từ văn hóa, lễ hội đến những tập tục mà ta không thể nào tin đó là có thật.

Ném trẻ cầu may mắn


Tuy đã có quy định cấm nhưng một số tỉnh miền Nam Ấn Độ vẫn giữ phong tục ném trẻ em từ một tòa nhà có độ cao 9m xuống đất. Trước khi cử hành nghi lễ, người ta thường lắc thật mạnh em bé rồi ném xuống một cái chăn lớn đang được giăng phía dưới. Nhiều cha mẹ tin rằng với nghi lễ này, con cái mình sẽ gặp nhiều may mắn và luôn khỏe mạnh.

Tắm cho xác chết


Dân tộc Toraja sống trên đảo Sulawesi, Indonesia có phong tục đào mộ để tắm rửa và mặc quần áo cho người chết. Một số xác chết còn được người dân rước quanh làng. Nghi lễ này có tên là Ma' nene. 

Bó chân gót sen


Những phụ nữ có đôi bàn chân gót sen - tiêu chuẩn sắc đẹp thời phong kiến, nay chỉ còn sót lại ở huyện Weining Yi, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Phong tục này có nguồn gốc từ thời nhà Tống, khi vua yêu cầu phi tần bó chân để múa điệu múa sen truyền thống. Một thế kỉ sau, phong tục này trở thành trào lưu làm đẹp của tất cả phụ nữ sống trong hoàng cung. Phong tục kéo dài hơn một nghìn năm này trở thành một biểu tượng của cuộc sống giàu sang và phản ánh tình trạng phân biệt giai cấp trong quá khứ tại Trung Quốc

Tắm cô dâu bằng nước bẩn


Các cô dâu ở Scotland trước khi cưới phải chịu một trận tấn công nhớp nháp và bẩn thỉu từ bạn bè và người thân. Cá thối, nước sốt, sữa thiu, bùn, tất cả trộn lại tạo ra một thứ hỗn hợp kinh khủng nhất. Họ quan niệm rằng nếu cô dâu chịu được những thứ kinh khủng này thì sẽ vượt qua những điều khủng khiếp sắp tới mà hôn nhân mang lại. 

Chuyền tay nhau nhổ nước bọt lên bé


Các em bé sơ sinh ở Kenya được chuyền từ tay người phụ nữ này sang người phụ nữ khác và họ sẽ nhổ nước bọt lên em bé với mong ước em sẽ mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. 

Nhúng đầu trẻ con ngập nước để đền tội


Nhân ngày lễ Chúa Giê-xu hiển linh, các gia đình có con nhỏ đã đưa các bé tới Nhà thờ Chính thống giáo Georgia tại thành phố Tbilisi, thuộc nước Gruzia để rửa tội. Vị giám mục bế chắc những đứa trẻ sơ sinh trên tay. Chỉ trong vài giây sau đó, ông nhanh chóng nhúng đầu đứa trẻ xuống chậu nước để rửa tội. Theo đức tin của những người dân Gruzia, giám mục Ilia được coi là một trong những người có uy thế nhất. Vì thế, họ luôn chọn ông làm cha đỡ đầu cho con của họ. 

Điểu táng tại Tây Tạng


Có lẽ không nơi đâu lại có tục mai táng như ở Tây Tạng. Người chết ở đây được mang lên đỉnh núi, nơi tập trung vô cùng nhiều loài chim kền kền, những con chim này có nhiệm vụ tiêu hủy những xác chết đó. Người Tây Tạng cho rằng việc điểu táng này là một sự công bằng với thiên nhiên, thể hiện sự hào phóng của con người, cung cấp thức ăn cho động vật cũng như việc chúng là nguồn thức ăn cho ta trong suốt cuộc đời vừa qua vậy.


Tổng hợp

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Du lịch Bắc Ấn trải nghiệm thiên đường trên mặt đất

Bắc Ấn vốn là khu vực không nên bỏ qua cho những ai yêu thích trải nghiệm văn hóa bản địa. Nơi đây vừa có nhiều địa điểm hành hương, trekking, cắm trại lẫn nhiều nơi tham quan đậm chất khám phá, được rất nhiều phượt thủ ưa chuộng. 


Ladakh



Đây từng là một phần của Tây Tạng trước khi thuộc về Ấn Độ. Do đó, Ladakh mang đậm văn hóa Tây Tạng với nhiều thánh địa nằm xen giữa các dãy núi. Đi Ladakh khá giống Hà Giang Việt Nam do cung đường khá đẹp. Đây cũng nút thắt quan trọng trên con đường tơ lụa xưa kia. Một điều cần lưu ý ở Lakdah là bạn sẽ phải ăn chay vì thịt lợn bị cho là dơ bẩn, bò là vật thiêng nên chỉ lấy sữa, gà thì không nuôi được.


Một số địa điểm tham quan ở đây gồm có tháp Shanti Stupa được xây bởi người Nhật, tu viện Namgyal Tsemo được xây trên pháo đài đã sụp đổ với bức tượng Maitreya Buddha được tạc hoành tráng, sân đấu Ladakh Polo - nơi cưỡi ngựa và chơi cầu từ ngàn xưa đến nay vẫn được sử dụng cho những buổi lễ hội… Các đền tháp và tu viện đều có cờ phong mã (cờ lungta) nhiều màu sắc đại diện cho Tam Bảo của đạo Phật. Nếu thấy cờ rơi thì bạn cũng đừng giẫm lên vì đây là điều cấm kỵ.

Thung lũng Nubra



Thung lũng Nubra, còn gọi là thung lũng hoa, với nhiều sa mạc, nhưng có sông Shyok và Nubra chảy qua, tạo thành vùng ốc đảo màu mỡ trồng nhiều lúa mì, khoai, đậu và các loại hạt. Giữa thung lũng là làng Diskit và làng Hunder với nhiều đàn lạc đà hai bướu đặc trưng. Cung đường đèo chạy xuống thung lũng rất đẹp và còn có cả tuyết rơi trên sa mạc vào mùa đông.


Khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 là mùa thấp điểm. Đi trong khoảng thời gian này vừa ít người, trời se lạnh lại xong vụ mùa gặt nên cây cối vàng ươm trên mọi nẻo đường. Tượng phật Maitreya là điểm đến tham quan hút khách hành hương nhất. Nhưng đối với những ai thích nghỉ dưỡng thì không nên bỏ qua Nubra Organic Retreat.


Nubra Organic Retreat là khu vườn chuyên phục vụ đồ ăn tự cung tự cấp. Bạn sẽ được tham quan vườn rau trái, hái hoa quả và được chế biến thành buffet ăn ngay giữa vườn. Cảm giác mọi thứ xanh tươi ngay giữa sa mạc mênh mông thật sự là trải nghiệm khó quên. Ngoài ra, nơi đây còn có dịch vụ cưỡi lạc đà và xem múa hát truyền thống với giá 50 rupee/người, tương đương 35.000 đồng.


Hồ Pangong



Hồ Pangong có nghĩa là hồ của thảo nguyên cao. Đây là một hồ nước mặn, không có cá, nhưng rất xanh vì nồng độ muối cao. Mùa đông, hồ đóng băng thành một con đường băng bằng phẳng, nếu đi hết hồ thì sẽ đến Ladakh. Nơi đây cũng nổi tiếng khi bộ phim "Three Idiots" (3 chàng ngốc) được quay tại đây.


Đường đến hồ có tu viện Hemis, đèo Chang La, sông Pagal Naala, trang trại bò Yak, làng nghề làm lụa Kashmir và nhiều loài sóc chuột Marmot siêu dễ thương. Quanh khu vực hồ bán rất nhiều đồ ăn, chủ yếu là đậu và rau củ ninh nhừ kiểu cà ri, bánh nan, trà và chuối. Đặc sắc nhất là món Maggi (mì gói vị cà ri) và món Momo (há cảo chiên vị cà ri).

Cao tốc Manali



Con đường này dài 490 km, băng qua ba con đèo, rất nhiều ngọn núi và làng mạc. Đây gần như là con đường trải nhựa duy nhất giữa sa mạc mênh mông. Bạn sẽ được quan sát rất nhiều thứ thú vị hai bên đường như các loài báo tuyết, dê núi, linh dương, mèo tuyết… sống trong tự nhiên, các dạng ao hồ sông suối trong xanh và tuyết phủ trên các đỉnh núi cao. Bạn còn có thể ghé công viên sinh thái quốc gia Hemis với nhiều loài đặc trưng sống trên sa mạc.


Thời tiết trên cao tốc Manali vừa lạnh mà lại vừa nắng. Một kỷ niệm khó quên của chuyến đi là bạn nên ngủ đêm trên cung đường này và nhìn ngắm bầu trời sao hùng vĩ. Cảm giác lúc đó sẽ không khác gì hòa mình vào vũ trụ bao la.


Thung lũng Spiti



Spiti nghĩa là ở giữa, do đó thung lũng này cũng là vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ và Tây Tạng. Ở đây có hai tu viện lớn là Tabo và Kye.


Tabo nằm trong một lòng chão lõm, xung quanh là nhà dân, và có rất nhiều hang động khoét vào núi đá quanh tu viện dành cho thiền sư tu tập. Khu vực lân cận Tabo monastery có rất nhiều vườn táo trĩu quả chứ không hề khô cằn sỏi đá.


Kye thì lại nằm giữa thung lũng bạt ngàn với nhiều làng mạc. Trong đó có làng Komic, ngôi làng cao nhất thế giới, và làng Langza, nơi người dân thân thiện và nấu ăn cực ngon. Món cà ri đậu với khoai tây là đặc sản ở đây.


Ngoài ra, còn có làng Dhankar là ngôi làng lớn nhất nằm ngay rìa vách đá với khu vực hồ nước ngọt màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp. Ở đây có các món trứng ăn với bánh mì, ngũ cốc và bánh crepe chuối rất ngon.


Theo Emdep.vn

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

10 loại bánh ngọt truyền thống có thể bạn chưa biết tên

Cùng khám phá 10 loại bánh ngọt truyền thống vô cùng nổi tiếng mà có thể bạn đã nhìn thấy nhưng chưa biết tên nhé! 

Pháp – Galette Des Rois


Galette Des Rois được làm bằng bột bánh mì khô rắc chút đường, nay đã trở thành một loại bánh ngọt khá phổ biến và bạn sẽ không quá khó khăn để tìm thấy loại bánh Vua này tại các cửa hàng bánh hoặc cà-phê ở Pháp.
Ngoài ra, nó còn được ưu ái với cái tên tiếng Anh “King’s Cake”. Người Pháp sẽ dùng chiếc bánh ngọt này được ăn sau Giáng sing hay trong tuần đầu tiên của tháng Giêng. Chiếc bánh thường có một hình nộm em bé nhỏ (được cho là đại diện cho Chúa lúc bé) làm bằng nhựa được giấu bên trong hoặc ở dưới và người nào tìm được miếng bánh có bức tượng trên sẽ nhận được nhiều quyền lợi và may mắn. 

Nhật Bản – Mochi


Người Nhật Bản cúng bánh Mochi vào các ngày Tết, Tết Trung Thu… để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Họ tin rằng ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Đức – Black Forest Cherry Cake 


Loại bánh ngọt này có nguồn gốc từ phía Đông Nam nước Đức, khu vực Rừng Đen (Schwarzwälder). Khu rừng này có rất nhiều cây anh đào. 
Theo một tục lệ từ xưa, khi mỗi đôi trai gái cưới nhau, họ đến đây và trồng một cây anh đào, cũng chính vì câu chuyện đó mà Rừng Đen trở thành một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ở Đức. Từ hình ảnh đó, những người thợ làm bánh đã biến tấu các nguyên liệu để cho ra Black Forest Cherry Cake.

Ấn Độ - Mawa Cake 



Bánh Mawa bao gồm sữa, có một chút hương vị của cây bạch đậu khấu và các loại hạt như hạnh nhân hoặc hạt điều. Mawa là sữa đông cứng thu được qua quá trình nấu sữa rất chậm để chất lỏng bay hơi. Đây là loại bánh truyền thống ở Mumbai.

New Zealand và Australia – Pavlova 


Được đặt tên theo tên của vũ công ba lê nổi tiếng người Nga – Anna Pavlova, chiếc bánh ngọt này được tạo ra trong chuyến thăm New Zealand của nữ vũ công. Nhắc tới Pavlova, lập tức người ta nghĩ đến đặc trưng nổi bật của nó: chiếc bánh không làm từ bột mì hay các nguyên liệu ngũ cốc.

Pavola đơn thuần là làm từ lòng trắng trứng đánh bông với không có cốt bánh bông lan như những loại bánh kem khác. Bên ngoài bánh bao phủ bởi nhiều loại trái cây khác nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ - Revani 


Người Thổ Nhĩ Kỳ làm Revani từ bột hòn (đây là một loại bột dùng làm bánh pudding của người phương Tây), trứng, đường, và bột mì. Sau đó, bánh lại được kết hợp với một loại si-rô đặc trưng của Thổ Nhĩ Kì làm từ đường kính, nước và chanh.

Bánh Revani được thưởng thức rất đặc biệt. Người Thổ không ăn lạnh cũng không ăn nóng, họ để nó cùng với nhiệt độ phòng. Nếu muốn tăng thêm hương vị khác biệt, khi ăn, họ sẽ thêm một chút kem sữa vào bánh của mình.

Mexico – Tres Leches Cake 


Tres Leches Cake không chỉ là chiếc bánh truyền thống của Mexico mà nó đã trở thành một loại bánh phổ biến ở khắp Nam Mỹ. Tres Leches Cake được ngâm trong ba loại sữa, Sữa sẽ cô đặc và bốc hơi thường xuyên. Lớp kem phía trên cùng dùng để tăng tính hấp dẫn cho món bánh thường được đánh bằng kem hoặc từ lòng trắng trứng đánh bông với đường. 

Italia – Panettone 


Panettone là một loại bánh mì ngọt truyền thống của Italia, bắt nguồn từ phía Bắc của nước này. Panettone là món bánh ngọt tráng miệng không thể thiếu trong những bữa ăn vào dịp Giáng sinh và đêm giao thừa của người Italia. 

Nhân của những chiếc bánh Panettone có thể được làm từ các loại kẹo dẻo trái cây hay nho khô. Thông thường, Panettone ăn kèm với các loại rượu hoặc các loại đồ uống nóng như sôcôla nóng.

Nam Phi – Vetkoek “Fat Cake”


Những người dân Hà Lan nhập cư đến Nam Phi đã mang theo chiếc bánh Vetkoek vào khoảng năm 1800, sau đó chiếc bánh “Fat Cake” đã trở nên phổ biến hơn ở các nước này. 

Bánh có hình tròn nhỏ và chiên trong dầu (có phải vì lẽ đó mà người Nam Phi đã hài hước gọi nó là Bánh Béo). Vetkoek có thể gồm hai phiên bản: bánh ngọt chứa đầy phô mai hay mứt, bánh mặn lại gồm các loại thịt khác nhau.

Scotland – Dundee cake 


Bánh Dundee là bánh trái cây truyền thống của Scotland được làm từ nho khô và cà chua. Ở một số phiên bản Dundee khác bạn sẽ thấy có cả quả anh đào. Chiếc bánh truyền thống của người Scotland xốp, nhẹ và có hương vị rất phong phú. Để thêm hương vị và độ ẩm, người ta thường thêm rượu Whisky Scotland vào bánh.

Cũng như những chiếc bánh truyền thống khác, Dundee thường được người Scotland ăn vào những ngày đặc biệt như Giáng sinh. 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: Tạp chí Elle Việt Nam 

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Nhập gia tùy tục để tránh những sự cố khi đi du lịch

Mỗi quốc gia sẽ có một vài điểm khác biệt trong cách ứng xử và văn hóa giao tiếp, vậy nên "nhập gia" thì phải "tùy tục". Linh hoạt trong lời nói, hành động để có một chuyến du lịch bổ ích, vui vẻ mà không gặp phải những sự cố đáng tiếc khi thiếu hiểu biết về con người và tập tục nơi bạn đến. 

Bày tỏ lòng thành kính ở Thái Lan


Quốc giáo của Thái Lan là Phật giáo. Vì vậy, họ rất coi trọng tầng lớp tăng lữ, tu hành. Bạn nên bày tỏ lòng thành kính của mình mỗi khi gặp các sư thầy.Không được phép có những lời nói hoặc hành động xúc phạm đến Đức Vua, thậm chí là không được xé hình Đức Vua. 

Cẩn thận khi dùng cử chỉ bằng tay khi đến Bali (Indonesia)


Tại thiên đường du lịch biển đảo này, bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi lựa chọn đồ tắm vì người dân ở đây khá bảo thủ và họ là những người theo đạo Hồi.

Khi giao tiếp với người bản địa, hãy hết sức lưu ý đến cử chỉ tay. Nếu bạn sử dụng ngón trỏ để chỉ, điều này sẽ bị coi là vô cùng thô lỗ. Việc ăn bằng tay trái cũng bị người Bali cho là không lịch sự.

Mời rượu những người khác ở Nhật Bản và Hàn Quốc


Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn tự rót rượu cho mình tại Nhật Bản vì việc mời rượu những người khác thể hiện phép lịch sự cơ bản. Dù bạn chỉ ăn uống xã giao với một vài người bạn, việc tự mình rót thêm rượu cũng được coi là thiếu lịch sự. Nếu là người khui rượu, bạn nên rót hết cho tất cả mọi người trước rồi mới rót cho bản thân. Người Nhật Bản sẽ rất coi trọng chuyện đó.

Ở Hàn Quốc, phong tục rót rượu tương đối khác với Nhật Bản vì bạn chỉ cần phải mời rượu khi đi chung với những người thuộc tầng lớp cao hơn hoặc tiền bối của mình. Nếu họ mời bạn uống, hãy dùng hai tay và nâng ly lên để bày tỏ sự tôn trọng. Khi rượu được rót ra, hãy làm những hành động giống như đang ngửi rượu. Việc đó được cho để tỏ lòng kính trọng với những người lớn tuổi và nhiều người Hàn Quốc vô cùng để ý đến chuyện này. 

Khi đến Paris, hãy chú ý các quy tắc trong ăn uống 


Người Pháp chỉ bắt đầu bữa ăn sau khi bàn ăn đã sẵn sàng cho tất cả mọi người. Khi ăn họ luôn ngồi thẳng lưng khi đưa thức ăn vào miệng. Và điều quan trọng nhất là khi nhai thì mím miệng và tuyệt đối không nhai và mở miệng cùng 1 lúc như thế sẽ rất mất lịch sự.

Người dân ở đây khá coi trọng những nguyên tắc. Nếu bạn muốn gọi thêm một chiếc bánh sừng bò, tốt nhất hãy thật lịch sự nói với người phục vụ. Bạn nên chào hỏi mọi người trước, dù là vào nhà hàng, khách sạn hay bất kỳ cửa hàng nào. 

Những chiếc bánh mì trong nhà hàng cũng có những quy tắc nhất định. Bạn không nên ăn khi người phục vụ vừa mang ra mà hãy để nó lại cho phần ăn tiếp theo với phô mai. 

Không ăn uống trên phương tiện công cộng khi đến Singapore


Singapore nổi tiếng là đất nước sạch hàng đầu thế giới, do đó vấn đề về an toàn sức khoẻ và vệ sinh môi trường vô cùng được chú ý. Luật Singapore quy định không ăn uống trên tàu ngầm, xe buýt…nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính để răn đe. 

Đừng chạm vào người khác giới nơi công cộng tại Ấn Độ 



Vì rất nhiều lý do về văn hóa, tôn giáo mà khi đến Ấn Độ, bạn đừng bao giờ chạm vào người khác giới. Đó là hành động cấm kị và bất lịch sự đối với họ. Nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ bị mời về sở cảnh sát. 

Không dùng tay nhận tiền thối lại ở châu Âu 


Khi bạn mua bất cứ thứ gì ở chợ hoặc cửa hàng tại châu Âu, người bán hàng thường đặt tiền của bạn xuống quầy hoặc đặt trong một cái đĩa cong nhỏ thiết kế đặc biệt để đặt tiền thối. 

Người châu Âu không thích đưa tiền thối lại trực tiếp vào tay bạn - ngay cả khi bạn đang đứng trước mặt họ và đã sẵn sang đưa tay nhận số tiền thối lại của mình. Vậy cho nên, bạn hãy đợi người bán hàng đặt tiền xuống quầy, rồi mới lấy lại tiền thừa, tuyệt đối không nên vội vàng lấy tiền từ trên tay họ. Điều đó sẽ khiến nhiều người khó chịu. 

Đừng làm động tác Ok ở Thổ Nhĩ Kỳ 


Đây là hành động phổ biến trên toàn thế giới nhưng kì lạ thay ở đất nước Thổ Nhĩ Ky, động tác Ok thể hiện cho sự tục tĩu. Hãy nhớ kĩ điều này để không trở thành kẻ kì quặc và bất lịch sự khi đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nhé! 

Đến Dubai đừng thể hiện tình cảm trước mặt mọi người


Bạn biết không, nếu đến Dubai mà bạn thể hiện tình cảm trước mặt mọi người như nắm tay, ôm, hôn nhau được xem là phạm pháp. Điều này thật sự khó hiểu đối với hầu hết các du khách nhưng nhập gia là phải tuỳ tục nên bạn hãy tuân thủ điều này khi đến Dubai.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp. 

Bài đăng phổ biến