Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Muôn kiểu cà phê đặc trưng cho văn hóa Ý

Cà phê là một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Ý, nó không còn là một đồ uống thông thường mà đã trở thành một môn nghệ thuật, thứ tín ngưỡng, một nghi lễ đối với người dân đất nước Địa Trung Hải này.

Cà phê là một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Ý, nó không còn là một đồ uống thông thường mà đã trở thành một môn nghệ thuật, thứ tín ngưỡng, một nghi lễ đối với người dân đất nước Địa Trung Hải này.

Rõ ràng cà phê không phải thứ ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Một người Mỹ sẽ có thói quen bước vào cửa hiệu, gọi thật nhanh ly cà phê rồi mang chúng theo trên đường đến nơi làm việc.

Người Pháp và người Việt Nam thì coi việc uống cà phê là thú vui thưởng thức cuộc sống: Nhâm nhi và chậm rãi. Còn tại Ý – một trong những cái nôi của cà phê thế giới, sẽ là chuẩn mực nếu bạn đứng cạnh quầy bar và thưởng thức ly Espresso của mình một cách tốc độ.

Người Pháp và người Việt Nam thì coi việc uống cà phê là thú vui thưởng thức cuộc sống: Nhâm nhi và chậm rãi. Còn tại Ý – một trong những cái nôi của cà phê thế giới, sẽ là chuẩn mực nếu bạn đứng cạnh quầy bar và thưởng thức ly Espresso của mình một cách tốc độ.

Văn hóa cà phê Ý là một điều thú vị và rất đáng để khám phá. Và nếu bạn yêu thích và vẫn thường thưởng thức một ly Cappuccino, Latte hay Espresso, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết thêm nhiều điều về cách uống cà phê tại quốc gia Nam Âu này.

Văn hóa cà phê Ý là một điều thú vị và rất đáng để khám phá. Và nếu bạn yêu thích và vẫn thường thưởng thức một ly Cappuccino, Latte hay Espresso, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết thêm nhiều điều về cách uống cà phê tại quốc gia Nam Âu này.

Cà phê Ý rất đa dạng

Espresso

Espresso được người Italy sáng chế ra vào năm 1884. Trong tiếng Ý, Espresso là “express”, nghĩa là cà phê có thể được phục vụ cho khách hàng ngay lập tức.    Loại cà phê này được pha ở áp suất rất cao. Chuẩn mực nhất là pha bằng một loại máy do người Italy phát minh. Máy có một ống xoắn bằng đồng. Khi nước được bơm vào, hệ thống ống đồng sẽ đun nước nóng thật nhanh đến mức trên 90, dưới 100 độ C. Áp lực đẩy nước chảy nhanh qua bột cà phê được nén chặt trong một cái lọc và đổ thẳng ra cốc chỉ trong khoảng 25 đến 30 giây. Trên mặt cà phê phải có một lớp bọt màu nâu vàng gọi là crema, là tiêu chuẩn để đánh giá xem tách Espresso có ngon hay không.

Espresso được người Italy sáng chế ra vào năm 1884. Trong tiếng Ý, Espresso là “express”, nghĩa là cà phê có thể được phục vụ cho khách hàng ngay lập tức.

Loại cà phê này được pha ở áp suất rất cao. Chuẩn mực nhất là pha bằng một loại máy do người Italy phát minh. Máy có một ống xoắn bằng đồng. Khi nước được bơm vào, hệ thống ống đồng sẽ đun nước nóng thật nhanh đến mức trên 90, dưới 100 độ C. Áp lực đẩy nước chảy nhanh qua bột cà phê được nén chặt trong một cái lọc và đổ thẳng ra cốc chỉ trong khoảng 25 đến 30 giây. Trên mặt cà phê phải có một lớp bọt màu nâu vàng gọi là crema, là tiêu chuẩn để đánh giá xem tách Espresso có ngon hay không.

Espresso thường được uống bằng tách dày có hâm nóng trước, dung tích vào khoảng 40 ml. Loại cà phê này rất đậm đặc và có lượng caffeine cao hơn nhiều thứ đồ uống khác.    Việc uống Espresso là cả một nghệ thuật đối với dân Italy. Người thưởng thức một tay cầm tách một tay giữ đĩa, hít hà mùi thơm quyến rũ rồi uống cạn ly chỉ trong 3-4 hơi. Cả quá trình diễn ra nhanh chóng nhưng gọn ghẽ và đầy thanh lịch.

Espresso thường được uống bằng tách dày có hâm nóng trước, dung tích vào khoảng 40 ml. Loại cà phê này rất đậm đặc và có lượng caffeine cao hơn nhiều thứ đồ uống khác.

Việc uống Espresso là cả một nghệ thuật đối với dân Italy. Người thưởng thức một tay cầm tách một tay giữ đĩa, hít hà mùi thơm quyến rũ rồi uống cạn ly chỉ trong 3-4 hơi. Cả quá trình diễn ra nhanh chóng nhưng gọn ghẽ và đầy thanh lịch.

Nếu không quen với vị đắng, bạn có thể cho thêm đường. Nhưng đối với những người sành sỏi, Espresso nguyên chất mới chuẩn vị và đậm đà khó quên. Espresso còn được dùng để pha các loại cà phê khác như caffè latte, cappuccino, caffè macchiato, cafe mocha, caffè Americano...

Nếu không quen với vị đắng, bạn có thể cho thêm đường. Nhưng đối với những người sành sỏi, Espresso nguyên chất mới chuẩn vị và đậm đà khó quên. Espresso còn được dùng để pha các loại cà phê khác như caffè latte, cappuccino, caffè macchiato, cafe mocha, caffè Americano...

Cappuccino

Cappuccino có nguồn gốc từ Espresso nhưng có phần nổi tiếng hơn và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Một tách Cappuccino bao gồm ba phần đều nhau: cà phê Espresso pha với một lượng nước gấp đôi (espresso lungo), sữa nóng và sữa sủi bọt.    Những người pha chế Cappucino chuyên nghiệp được gọi là Barista. Mỗi Barista thường có bí quyết riêng để pha được ly Cappucino ngon nhất. Tay nghề của Barista được thể hiện ở khả năng tạo bọt sữa.

Cappuccino có nguồn gốc từ Espresso nhưng có phần nổi tiếng hơn và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Một tách Cappuccino bao gồm ba phần đều nhau: cà phê Espresso pha với một lượng nước gấp đôi (espresso lungo), sữa nóng và sữa sủi bọt.

Những người pha chế Cappucino chuyên nghiệp được gọi là Barista. Mỗi Barista thường có bí quyết riêng để pha được ly Cappucino ngon nhất. Tay nghề của Barista được thể hiện ở khả năng tạo bọt sữa.

Bọt sữa dày trên một tách Cappucino được tạo ra bằng cách cho tia hơi nước nóng mạnh quậy và đánh bọt trong một bình sữa tươi. Trên mặt lớp bọt được rắc một ít bột cacao hay bột quế nhằm tăng vị thơm. Trong lúc rắc, các Barista sẽ dùng khuôn hay thìa khéo léo tạo hình nghệ thuật.    Tên gọi của loại đồ uống này được cho là xuất phát từ tên gọi các nhà tu dòng Capuchin. Màu áo thụng của các nhà tu tương tự như màu nâu của một tách Cappuccino hoàn hảo.

Bọt sữa dày trên một tách Cappucino được tạo ra bằng cách cho tia hơi nước nóng mạnh quậy và đánh bọt trong một bình sữa tươi. Trên mặt lớp bọt được rắc một ít bột cacao hay bột quế nhằm tăng vị thơm. Trong lúc rắc, các Barista sẽ dùng khuôn hay thìa khéo léo tạo hình nghệ thuật.

Tên gọi của loại đồ uống này được cho là xuất phát từ tên gọi các nhà tu dòng Capuchin. Màu áo thụng của các nhà tu tương tự như màu nâu của một tách Cappuccino hoàn hảo.

Theo lệ thường, Cappuccino được phục vụ trong tách làm bằng đá hay sứ, có thành dày và được hâm nóng trước. Ở Italy, người ta gần như chỉ uống loại cà phê này vào bữa sáng.

Theo lệ thường, Cappuccino được phục vụ trong tách làm bằng đá hay sứ, có thành dày và được hâm nóng trước. Ở Italy, người ta gần như chỉ uống loại cà phê này vào bữa sáng.

Latte Macchiato

Latte Macchiato là một loại đồ uống nóng gồm cà phê Espresso và sữa, giống cà phê sữa về cơ bản nhưng lượng sữa nhiều hơn. Người Italy ban đầu pha loại cà phê này cho trẻ em uống, dần dần chính người lớn cũng bị nghiện. Lượng caffeine trong Latte Macchiatio đặc biệt thấp.    Dân Italy thường uống Latte Macchiato bằng cốc thủy tinh cao, có thành dày. Một cốc cà phê đúng chuẩn phải bao gồm ba tầng rõ rệt, được rót lần lượt mà không hòa lẫn với nhau. Sữa là lớp đầu tiên, sau đó là bọt sữa - lớp cao nhất. Cuối cùng, người ta rót Espresso vào ly xuyên qua lớp bọt sữa.

Latte Macchiato là một loại đồ uống nóng gồm cà phê Espresso và sữa, giống cà phê sữa về cơ bản nhưng lượng sữa nhiều hơn. Người Italy ban đầu pha loại cà phê này cho trẻ em uống, dần dần chính người lớn cũng bị nghiện. Lượng caffeine trong Latte Macchiatio đặc biệt thấp.

Dân Italy thường uống Latte Macchiato bằng cốc thủy tinh cao, có thành dày. Một cốc cà phê đúng chuẩn phải bao gồm ba tầng rõ rệt, được rót lần lượt mà không hòa lẫn với nhau. Sữa là lớp đầu tiên, sau đó là bọt sữa - lớp cao nhất. Cuối cùng, người ta rót Espresso vào ly xuyên qua lớp bọt sữa.

Bột cacao, chocolate hay bột quế được rắc lên trên cùng để trang trí và tạo mùi thơm. Các tiệm cà phê luôn phục vụ Latte Machiato kèm bánh quy.

Bột cacao, chocolate hay bột quế được rắc lên trên cùng để trang trí và tạo mùi thơm. Các tiệm cà phê luôn phục vụ Latte Machiato kèm bánh quy.

Caffé Latte

Latte được pha từ Espresso và sữa nóng theo tỉ lệ: 1/3 cà phê, 2/3 sữa, ở trên có lớp bọt dày khoảng 1 cm. Người Italy uống Caffé Latte trong một cốc to, thậm chí bằng bát. Thứ đồ uống này thường được dùng vào bữa sáng.    Caffé Latte tương tự Cafe Au Lait của Pháp, chỉ khác là Cafe Au Lait có tỉ lệ một phần sữa và hai phần cà phê.

Latte được pha từ Espresso và sữa nóng theo tỉ lệ: 1/3 cà phê, 2/3 sữa, ở trên có lớp bọt dày khoảng 1 cm. Người Italy uống Caffé Latte trong một cốc to, thậm chí bằng bát. Thứ đồ uống này thường được dùng vào bữa sáng.

Caffé Latte tương tự Cafe Au Lait của Pháp, chỉ khác là Cafe Au Lait có tỉ lệ một phần sữa và hai phần cà phê.

Ngoài ra, nếu đến Italy, bạn nên thử những loại cà phê khác như Corretto (được nhỏ thêm vài giọt rượu), Freddo (cà phê đá), Americano (cà phê kiểu Mỹ nhưng đậm hơn, tuy chưa bằng Espresso), Hag (cà phê không có caffeine)…

Ngoài ra, nếu đến Italy, bạn nên thử những loại cà phê khác như Corretto (được nhỏ thêm vài giọt rượu), Freddo (cà phê đá), Americano (cà phê kiểu Mỹ nhưng đậm hơn, tuy chưa bằng Espresso), Hag (cà phê không có caffeine)…

“Bar” của người Ý có nghĩa là quán cà phê

Số lượng cửa hàng đề “bar” trên biển hiệu ở Ý có thể khiến bạn cho rằng quốc gia này đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về rượu. Thực tế, người Ý hiểu “bar” là một địa điểm phục vụ cà phê đích thực - nơi bạn có thể gọi cho mình những tách Latte hay Cappuccino.

Số lượng cửa hàng đề “bar” trên biển hiệu ở Ý có thể khiến bạn cho rằng quốc gia này đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về rượu. Thực tế, người Ý hiểu “bar” là một địa điểm phục vụ cà phê đích thực - nơi bạn có thể gọi cho mình những tách Latte hay Cappuccino.

Người Ý thường đứng uống cà phê

Bước chân vào quán cà phê Ý, trừ khi bạn quá mệt và cần để đôi chân của mình nghỉ ngơi, còn không, hãy đứng ở quầy bar và thưởng thức cà phê như những người bản địa. Điều này không những giúp bạn hòa nhập và làm quen với văn hóa của họ, mà còn giúp bạn tiết kiệm một nửa số tiền phải trả so với việc ngồi ở ghế và chờ người phục vụ.

Bước chân vào quán cà phê Ý, trừ khi bạn quá mệt và cần để đôi chân của mình nghỉ ngơi, còn không, hãy đứng ở quầy bar và thưởng thức cà phê như những người bản địa. Điều này không những giúp bạn hòa nhập và làm quen với văn hóa của họ, mà còn giúp bạn tiết kiệm một nửa số tiền phải trả so với việc ngồi ở ghế và chờ người phục vụ.

Hãy trả tiền trước khi gọi cà phê

Không phải ở đâu cũng bắt buộc quy định như vậy, nhưng như một quy tắc lịch sự, sẽ là tốt hơn nếu bạn đến quầy thanh toán, nói bạn sẽ gọi gì và trả tiền trước. Sau đó, hãy giữ lấy tờ hóa đơn, mang đến quầy bar rồi đưa cho người phục vụ. Họ sẽ mang đến cho bạn tách cà phê đúng như bạn yêu cầu.

Không phải ở đâu cũng bắt buộc quy định như vậy, nhưng như một quy tắc lịch sự, sẽ là tốt hơn nếu bạn đến quầy thanh toán, nói bạn sẽ gọi gì và trả tiền trước. Sau đó, hãy giữ lấy tờ hóa đơn, mang đến quầy bar rồi đưa cho người phục vụ. Họ sẽ mang đến cho bạn tách cà phê đúng như bạn yêu cầu.

Đừng gọi Cappuccino sau buổi trưa

Hãy làm như vậy nếu bạn muốn hòa hợp với văn hóa cà phê của người Ý. Bởi nếu bạn gọi một tách Cappuccino sau bữa trưa tại một quán bar địa phương, mọi người sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt rất kỳ lạ.    Về nguồn gốc của thói quen trên, có người giải thích vì Cappuccino gây rối loạn tiêu hóa vào buổi chiều, cũng có ý kiến cho rằng bởi vì bọt và kem trong Cappuccino đã được coi là thứ thay thế cho một bữa ăn rồi. Vì vậy, nếu muốn uống Cappuccino, sẽ là tốt hơn nếu bạn dùng chúng vào buổi sáng.

Hãy làm như vậy nếu bạn muốn hòa hợp với văn hóa cà phê của người Ý. Bởi nếu bạn gọi một tách Cappuccino sau bữa trưa tại một quán bar địa phương, mọi người sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt rất kỳ lạ.

Về nguồn gốc của thói quen trên, có người giải thích vì Cappuccino gây rối loạn tiêu hóa vào buổi chiều, cũng có ý kiến cho rằng bởi vì bọt và kem trong Cappuccino đã được coi là thứ thay thế cho một bữa ăn rồi. Vì vậy, nếu muốn uống Cappuccino, sẽ là tốt hơn nếu bạn dùng chúng vào buổi sáng.


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Dạo một vòng các món bánh truyền thống của châu Á

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Tuy nền ẩm thực các quốc gia Á châu mang những nét đặc trưng riêng, nhưng đâu đó vẫn còn hiện hữu cái giao điểm đầy thú vị giữa các nền văn hóa thông qua các món bánh truyền thống. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều những món bánh truyền thống châu Á đều có vỏ bánh làm từ gạo nếp và nhân được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ.

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.    Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.

Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Việt Nam

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng.

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng. 


Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Nhật Bản

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình.

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình. 

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….).     Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….). 

Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.     Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. 

Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Trung Quốc

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.


Tổng hợp

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Gỏi ngon Sài Gòn mùa nào cũng có

Người ta thường bảo, ở Sài Gòn cái gì cũng có và ẩm thực thì hội tụ đủ cả 3 miền. Ẩm thực Sài Gòn luôn có sức cuốn hút kì lạ, nức tiếng gần xa. Trong đó phải kể đến những món gỏi đậm vị Sài Gòn mà mùa nào cũng có.

Gỏi ngon Sài Gòn mùa nào cũng có

Gỏi khô bò


Đây là một trong những món ăn vặt đặc trưng ở Sài Gòn với đủ vị chua, cay, ngọt, mặn. Một đĩa gỏi gồm có đu đủ bào sợi, phía trên là khô bò, rau thơm, ớt, lạc rang… và chan thứ nước chua ngọt theo công thức riêng. Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám là nơi nổi tiếng nhất, ngoài ra bạn có thể ghé các cổng trường học, chợ Xóm Chiếu, chợ Tân Định… để thưởng thức món này.

Gỏi vịt


Vịt luộc chặt nhỏ, trộn gỏi cùng với bắp cải cắt sợi, hoa chuối, đu đủ, rau răm, lạc rang… tạo thành món ăn bớt ngán hơn so với thịt vịt thông thường. Vị ngon của gỏi vịt còn tùy thuộc vào thứ nước chua ngọt trộn vào gỏi, sao cho ngấm đều vào rau, nhưng không làm mất đi vị ngọt của thịt vịt. Ở Sài Gòn, gỏi vịt thường được bán chung với cháo, miến… thành món ăn đắt khách. 

Gỏi cá chẽm


Đây đúng là món ăn đậm chất gỏi, bởi nguyên liệu không được nấu, mà làm chín bằng cách tái chanh. Nước cốt chanh làm những lát cá chẽm chín vừa tới, giữ được độ ngọt của cá, thêm gừng cắt lát và dầu mè để dậy mùi. Gỏi cá chẽm không ăn bằng cách cuốn bánh tráng mà ăn kèm hành lá và hành tây thái mỏng, tạo hương vị hơi nồng để át mùi tanh. Bạn có thể thưởng thức món này ở đường Vườn Chuối (quận 3).

Gỏi xoài ốc giác


Món ăn có sự kỳ công trong việc chế biến ốc giác. Ốc phải cọ rửa sạch vỏ và cho vào nồi luộc chín. Vớt ốc ra để nguội, lấy phần thịt ốc ra, rửa lại bằng nước sạch, để ráo và thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Ốc được trộn chung với xoài bào sợi, thêm đủ rau thơm, trộn đều với nước gỏi pha sẵn, rắc chút hành phi lên trên. Gỏi ốc giác được bán ở các quán ốc quận 4, quán ăn dọc bờ kè Trường Sa.

Gỏi ngó sen


Ngó sen sau khi sơ chế trở nên trắng và giòn, trộn cùng tôm thịt tạo nên món gỏi hấp dẫn. Nước trộn có đủ vị từ dấm, chanh, ớt, tỏi tạo đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Tôm tươi bóc vỏ và thịt luộc phải ngon thì món gỏi mới trọn vị. Món này ít bán ở vỉa hè, chủ yếu bán trong các quán ăn gia đình, nhà hàng.

Gỏi củ hũ dừa


Củ hũ dừa là phần thân non màu trắng trên cùng của cây dừa. Củ hũ dừa sau khi được trộn chua ngọt cùng với các nguyên liệu tôm tươi, thịt ba chỉ, được cho vào đĩa, rắc ít rau răm, hành phi và lạc rang lên trên. Món này được bán ở các quán ăn trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Kiệm…

Gỏi cuốn


Gỏi cuốn là món ăn vặt quen thuộc cho buổi chiều ở Sài Gòn. Vỏ cuốn là bánh tráng gạo, nhân bên trong có có tôm luộc, thịt luộc, rau cuốn kèm là rau thơm và rau sống: hẹ, húng, dấp cá, xà lách, tía tô... Có thể tìm thấy món này ở hầu hết chợ, cổng trường học với giá 7.000 đồng một cuốn. Ngoài ra món còn bán ở các tiệm nổi tiếng trên đường Ngô Đức Kế, Nguyễn Đình Chiểu, 3/2, Nguyễn Tri Phương…


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

4 loại gia vị làm nên hương vị ẩm thực của Hàn Quốc

Cho dù là kim chi, bánh gạo, mì ramyeon hay bất kì những món ăn nổi tiếng nào của Hàn Quốc thì hầu như đều "thấp thoáng" bóng dáng của các loại gia vị sau đây.

Cho dù là kim chi, bánh gạo, mì ramyeon hay bất kì những món ăn nổi tiếng nào của Hàn Quốc thì hầu như đều "thấp thoáng" bóng dáng của các loại gia vị sau đây.

Mỗi nền ẩm thực của một quốc gia đều có một đặc trưng riêng có thể tìm thấy trong đại đa số món ăn của nước đó, và hương vị này của Hàn Quốc thường được tạo nên bởi những loại gia vị truyền thống mà không phải ai cũng biết. Những vị cay, vị đậm đà đến chua nhẹ và béo ngậy đầy phức tạp làm nên các món ăn Hàn Quốc sẽ không bao giờ hoàn chỉnh nếu thiếu những yếu tố sau đây. Hãy cùng chúng mình điểm qua 4 loại gia vị Hàn Quốc được sử dụng phổ biến trong ẩm thực xứ Kim chi nhé!

Bột ớt (gochugaru)

Nếu bạn đã từng ăn kim chi thì chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với loại gia vị này. Bột ớt gochugaru là một loại bột ớt đặc biệt của Hàn, là ớt khô được xay nhuyễn thành bột mịn hoặc bột nghiền thành miếng nhỏ.

Nếu bạn đã từng ăn kim chi thì chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với loại gia vị này. Bột ớt gochugaru là một loại bột ớt đặc biệt của Hàn, là ớt khô được xay nhuyễn thành bột mịn hoặc bột nghiền thành miếng nhỏ. 

Ớt Hàn Quốc ngoài vị cay thì còn có vị ngọt nhẹ, thường hay được dùng để muối các loại kim chi và là nguyên liệu cho một số loại sốt. Đôi khi, những người thích ăn cay còn thích cho bột ớt này vào nhiều món ăn khác như mì ăn liền, miến, bánh gạo...

Ớt Hàn Quốc ngoài vị cay thì còn có vị ngọt nhẹ, thường hay được dùng để muối các loại kim chi và là nguyên liệu cho một số loại sốt. Đôi khi, những người thích ăn cay còn thích cho bột ớt này vào nhiều món ăn khác như mì ăn liền, miến, bánh gạo...

Hạt mè xào (bokkeun-kkae)

Mè không đóng nhiều vai trò trong quá trình nấu nướng một món ăn, tuy nhiên nếu bạn hay đi ăn đồ Hàn thì hẳn phải nhận ra nó xuất hiện thường xuyên trong các món ăn. Có thể nói hạt mè góp phần tạo nên một trong những đặc điểm nhận dạng món ăn Hàn Quốc.

Mè không đóng nhiều vai trò trong quá trình nấu nướng một món ăn, tuy nhiên nếu bạn hay đi ăn đồ Hàn thì hẳn phải nhận ra nó xuất hiện thường xuyên trong các món ăn. Có thể nói hạt mè góp phần tạo nên một trong những đặc điểm nhận dạng món ăn Hàn Quốc. 

Ta đã từng thấy những món ăn Hàn Quốc có rắc mè nhiều đến thức trở thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy món nào mà rắc ít mè lên là lại vô thức nghĩ đến món Hàn. Hạt mè trên mỗi món ăn giúp làm dậy mùi món ăn, tăng khẩu vị và thêm một chút vị béo nhẹ, trung hoà các món quá cay hoặc quá mặn.

Ta đã từng thấy những món ăn Hàn Quốc có rắc mè nhiều đến thức trở thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy món nào mà rắc ít mè lên là lại vô thức nghĩ đến món Hàn. Hạt mè trên mỗi món ăn giúp làm dậy mùi món ăn, tăng khẩu vị và thêm một chút vị béo nhẹ, trung hoà các món quá cay hoặc quá mặn.

Tương ớt (gochujang)

Đây là thứ mang lại vị cay đặc trưng trong hầu hết các món ăn Hàn Quốc, từ cơm chiên, kim chi, bánh gạo, miến xào đến gà rán. Gochujang được làm từ ớt xay nhuyễn, đường, gạo nếp và một ít meju (đậu nành lên men) nên có hương vị đậm đà.

Đây là thứ mang lại vị cay đặc trưng trong hầu hết các món ăn Hàn Quốc, từ cơm chiên, kim chi, bánh gạo, miến xào đến gà rán. Gochujang được làm từ ớt xay nhuyễn, đường, gạo nếp và một ít meju (đậu nành lên men) nên có hương vị đậm đà. 

Hơn cả bột ớt gochugaru, tương ớt gochujjang ít cay hơn, ngọt hơn và có vị thơm hơn, thích hợp để ướp thịt, sốt cơm, sốt mì, bánh các loại. Gochujjang thường được dùng trong các món súp như canh kim chi, pha với nước để sốt bánh gạo, sốt cơm bibimbap, ướp kimchi... Gochujang còn được dùng để pha chế ssamjang, một loại nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn Quốc.

Hơn cả bột ớt gochugaru, tương ớt gochujjang ít cay hơn, ngọt hơn và có vị thơm hơn, thích hợp để ướp thịt, sốt cơm, sốt mì, bánh các loại. Gochujjang thường được dùng trong các món súp như canh kim chi, pha với nước để sốt bánh gạo, sốt cơm bibimbap, ướp kimchi... Gochujang còn được dùng để pha chế ssamjang, một loại nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn Quốc.

Tương đen (Doenjang)

Tương đen Hàn Quốc là một loại gia vị lên men truyền thống, có vị mặn đậm đà, beo béo và hơi chua nhẹ được làm từ đậu nành lên men. Tương đậu nành lên men của Hàn cũng tương tự với các loại tương của Trung, Nhật và Việt Nam, tuy nhiên tương doenjang của Hàn lại mặn hơn, đặc hơn nên nếu muốn sử dụng thì phải hoà với ít nước.

Tương đen Hàn Quốc là một loại gia vị lên men truyền thống, có vị mặn đậm đà, beo béo và hơi chua nhẹ được làm từ đậu nành lên men. Tương đậu nành lên men của Hàn cũng tương tự với các loại tương của Trung, Nhật và Việt Nam, tuy nhiên tương doenjang của Hàn lại mặn hơn, đặc hơn nên nếu muốn sử dụng thì phải hoà với ít nước. 

Món tương này được dùng trong các loại nước chấm, nước ướp thịt, các loại canh, hầm như canh hầm tương đen, thịt xào tương đen... Món nổi tiếng nhất với tương đen có lẽ là món mì tương đen được ăn trong ngày lễ độc thân của người Hàn Quốc mà ai cũng biết - jajangmyeon. Ngoài ra, doenjang (cũng như gochujang) là thành phần của ssamjang - nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn rất đặc trưng.

Món tương này được dùng trong các loại nước chấm, nước ướp thịt, các loại canh, hầm như canh hầm tương đen, thịt xào tương đen... Món nổi tiếng nhất với tương đen có lẽ là món mì tương đen được ăn trong ngày lễ độc thân của người Hàn Quốc mà ai cũng biết - jajangmyeon. Ngoài ra, doenjang (cũng như gochujang) là thành phần của ssamjang - nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn rất đặc trưng.



Theo Kenh14.vn

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Món ngon độc, lạ ở Yên Bái


Yên Bái là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc nước ta, tại đây có nhiều điểm du lịch, tìm hiểu bản sắc các dân tộc như Mù Cang Chải, Mường Lò… Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để khám phá những món đặc sản nổi danh của các dân tộc Thái, Tày…

Món ngon độc, lạ ở Yên Bái


Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.

Mùi khói trong thịt trâu khiến ai nhạy cảm đều rất khó chịu, tuy nhiên để át đi mùi khói và tăng thêm hương vị của món thịt, phải nhờ vào kỹ thuật tẩm ướp trước khi gác bếp. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

Muồm muỗm rang Mường Lò

Muồm muỗm rang Mường Lò

Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm. Hay món muồm muỗm om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. 

Cạn nước, cho ngay mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo đều tay trên bếp to lửa khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm…) vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi và đảo nhanh tay; cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được.

Lạp xưởng Yên Bái

Lạp xưởng Yên Bái

Có thể nói, làm lạp xưởng (lạp sườn) là bí quyết của người có nghề, vẫn thịt ba chỉ thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu, mật ong, đường, rượu trắng…. nhưng cho cái nào trước, cái nào sau, thời gian tẩm ướp là bao nhiêu thì phải học. Làm lạp xưởng phải cẩn thận chú ý đến thời gian tẩm ướp, chú ý đến khâu củi lửa, không được đun to, không được để tắt bếp trong giai đoạn thịt lên men.

Nhiên liệu để sấy thịt và lạp xưởng cũng không đơn giản, phải là than hoa, bã mía, vỏ trấu, lá quế tươi, nếu là củi thì phải là thân cây quế, là thân tươi càng tốt. Theo giải thích của người làm nghề lạp xưởng thì nhiều người tham rẻ sấy bằng than tổ ong, rất độc hại. Củi thì có rất nhiều loại gỗ chứa các chất độc, khói độc áp vào thịt sẽ có hại, nhất là gây đau bụng. Vì thế nhất thiết phải than hoa, hoặc củi quế.

Xôi và cốm tan Tú Lệ

Xôi và cốm tan Tú Lệ

Thung lũng Tú Lệ thuộc phía Tây của tỉnh Yên Bái, Tú Lệ cái tên đã nói phần nào vẻ đẹp nơi đây. Tú Lệ mùa nào cũng đẹp, khi lúa non, từ trên đèo cao nhìn xuống, thung lũng Tú Lệ như thảm cỏ xanh mướp, mùa lúa chín đây đúng là một thung lũng vàng và hơn thế hương thêm từ thứ nếp nổi tiếng có thể làm bạn "say" nơi đây chẳng muốn về.

Nếp tan là thứ gạo nếp rất nổi tiếng, người ta ví, khi đồ thứ gạo này có thể hương thơm bay xa vài trăm mét, bản trên, xóm dưới đều có thể hưởng hương thơm. Vào đầu mùa thu hoạch (khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm), may mắn, bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.

Bánh chưng đen Mường Lò

Bánh chưng đen Mường Lò


Bánh được đồng bào dân tộc Thái nơi đây làm ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi khi xuân về.

Nguyên liệu làm bánh được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng.

Mật ong nhãn Văn Chấn

Mật ong nhãn Văn Chấn

Cuối tháng 4, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt… Với diện tích hàng ngàn ha trồng nhãn, khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ là địa điểm khá lý tưởng để thưởng thức hương vị mật ong nhãn.

Măng sặt

Măng sặt

Cơn mưa cuối xuân ào ạt tưới tắm cho cây cối, ruộng đồng. Rừng sặt (cây thuộc loại tre, thân nhỏ rất thẳng) Nghĩa Lộ, Yên Bái như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: tươi tắn và sung sức. Đất rừng trở nên ẩm mềm và xốp. Chỉ vài ngày sau, măng sặt đồng loạt bật dậy tua tủa. Măng sặt Nghĩa Lộ đã vào mùa.

Măng sặt thon nhỏ,  to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không có vị he, luộc nên thơm phức mùi của núi rừng. Ngoài món nấu xườn, luộc, món măng này có thể dùng xào với cà chua, thêm ít gia vị tỏi cũng ngốn vài bát cơm của thực khách.

Mắc khén

Mắc khén

Mắc khén đứng đầu trong các loại gia vị của đồng bào dân tộc miền núi. Cây mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, trở thành huyền thoại và làm nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc.

Hầu như không có bữa ăn nào quan trọng của người Thái lại thiều mắc khén. Quả mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn. Tuy nhiên để chế ra được hương vị thơm, chuyên dùng ăn với xôi nếp nương, còn phải qua nhiều công đoạn khác. 

Đó là dùng ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất cả đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗn hợp trên thì tạo thành mắc khén, một thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô mai và phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế.

Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet 

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Thưởng thức món ngon của vùng Điện Biên anh hùng

Chẳm chéo, bắp cải cuốn nhót xanh, pa pỉnh, măng đắng, rau hoa ban, gạo tám… là những món ngon không lẫn vào đâu được của vùng đất ghi dấu chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

Thưởng thức món ngon của vùng đất Điện Biên anh hùng


Chéo (chẳm chéo)

Chéo (chẳm chéo)

Đây là tên một loại gia vị trở thành huyền thoại vùng Tây Bắc. Chéo làm từ loại quả của cây mắc khén. Mắc khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu.

Quả mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng rồi được giã mịn trộn chung với ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tàu xắt nhỏ rang khô, (cũng được giã thành bột mịn) và sả.

Chéo thơm hăng hắc chứ không dễ chịu nhưng chính điều đó mới mang nét núi rừng khiến người ta đắm đuối. Chéo được dùng làm “nước chấm” cho các món: xôi nếp nương, bắp cải cuốn nhót xanh, thịt thú rừng… Ngoài ra còn được dùng để nướng cá… Mỗi món đều cho ra hương vị đặc biệt.

Bắp cải cuốn nhót xanh

Bắp cải cuốn nhót xanh

Có lẽ người miền xuôi lên Điện Biên quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây. Cho nên cứ truyền tai nhau rằng lên Điện Biên phải tìm bằng được ăn món “chẳm chéo”. Tuyệt chiêu hút khách của món bắp cải cuốn nhót xanh chính là “chẳm chéo”.

Cách ăn của món này là lấy bắp cải cho nhót, gừng, mùi, lá tỏi vào cuốn rồi chấm với chẳm chéo. Miếng nào miếng ấy đều đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm lừng dù không có thịt.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc ở Điện Biên. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều. 

Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.

Pa pỉnh (cá nướng)

Pa pỉnh (cá nướng)

Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ...trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than hồng.

Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn.

Măng đắng

Măng đắng

Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn.
Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên.

Rau hoa ban

Rau hoa ban

Những du khách lên Điện Biên vào tháng 3 sẽ thấy ngập sắc ban trắng, ban đỏ, ban tím. Người Thái ở đây thường sử dựng loại hoa và lá ban non để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày như hoa ban xào thịt lợn rừng, nộm hoa ban củ riềng, hoa ban nộm vừng... Các món ăn này đều rất ngon và rất dễ ăn, vị ngon ở từng món ăn cũng rất khác nhau, mang lại những hương vị đặc biệt.

Gạo tám Điện Biên

Gạo tám Điện Biên

Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất.

Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm… Gạo tám vừa thơm vừa dẻo nên đồng bào thường dùng nấu cơm lam hay làm khẩu cắm (như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng), khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp).

Bánh dày

Bánh dày

Cũng từ nếp nương, các công đoạn làm bánh yêu cầu phải làm thủ công nên rất mất thời gian. Nếp sau khi đồ là hương tỏa khắp buôn bản. Sau đó, phải dùng tay giã nhuyễn rồi mới gói bằng lá dong rừng.

Bánh dày có thể để được rất lâu, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Bánh dày này có thể ăn cùng với chả, giò, hay chỉ nướng trên than hồng hoặc chấm với chút mật ong rừng đều mang vị khó quên.


Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet 

Bài đăng phổ biến