Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Những món ăn máu me gây ấn tượng của Châu Âu

Từ lâu, các món ăn làm từ máu vẫn luôn là đặc sản của nhiều nước Châu Á. Chúng ta đã quen với món tiết canh, những khối huyết lợn được dùng kèm bún, hủ tiếu… Thế nhưng có lẽ ít ai biết tại các nước Châu Âu cũng có những món ăn "máu me" thế này đây.

Những món ăn máu me gây ấn tượng của Châu Âu

Boudin Noir, Pháp

Boudin Noir, Pháp

Boudin Noir là một trong những món ăn có lịch sử lâu đời nhất nước Pháp với công thức tồn tại hơn 2000 năm tuổi. Ngày xưa, mỗi gia đình người Pháp có truyền thống nuôi lợn như gia súc, và họ sẽ giết lợn lấy thịt vào tầm cuối tháng 10 hằng năm. 

Quá trình giết lợn có thể yêu cầu cả gia đình và thậm chí hàng xóm cùng tham gia, kéo dài từ bình minh đến hoàng hôn của ngày và tất cả những món mà họ thu được sau khi giết lợn sẽ được dùng làm thức ăn trữ qua mùa đông lạnh giá. 

Những món này bao gồm thịt nguội, xúc xích, pate và nhiều cách chế biến khác, trong đó có cả boudin noir – món xúc xích huyết làm từ máu lợn. Boudin noir có màu "đen thui" gây ấn tượng mạnh và thường được phục vụ cùng với bánh mì.

Black pudding, Anh

Black pudding, Anh

Nghe tới pudding, hẳn ta sẽ nghĩ đến món tráng miệng ngọt ngào làm từ trứng, đường và sữa, có vị beo béo, thơm thơm, đúng chứ? Sai rồi, đây là món mặn, và để tăng phần kịch tính thì đây là món mặn làm từ… máu. Black pudding là tên gọi của một món xúc xích làm từ máu có nguồn gốc từ nước Anh và Ireland. Món ăn này được làm từ máu và thịt các loại động vật như lợn, cừu, bò…

Czernina, Ba Lan

Czernina, Ba Lan

Đây là một món súp được làm từ máu vịt và nước dùng nấu bằng thịt gia cầm của người Ba Lan, đôi khi còn được gọi là "súp vịt". Máu của gà, lợn và thỏ cũng có thể được sử dụng. Czernina có vị chua và ngọt nhờ vào sự hài hoà khi nêm nếm đường và giấm, có đến hàng trăm công thức khác nhau cho món này ở nhiều vùng tại Ba Lan, Belarus và Lithuania. Như phần lớn các món súp Ba Lan khác, Czernina thường được ăn kèm kluski – một loại mì sợi truyền thống hoặc các loại nui.

Blodplattar, Phần LanThuỵ Điển

Blodplattar, Phần Lan và Thuỵ Điển

Nếu bạn biết đến món bánh kếp, hay pancake thì đây chính là phiên bản khác của nó, chỉ khác là bạn trộn thêm máu lợn vào hỗn hợp bột bánh mà thôi. Không, đây không phải là món ăn vặt của ma cà rồng trong truyện Twilight mà là món ăn sáng truyền thống phổ biến ở Phần Lan và Thuỵ Điển. Bạn có thể ăn món này kèm với thịt lợn hoặc thậm chí là thịt… tuần lộc. Có nơi ăn cùng một ít trái cây dại.

Schwarzsauer, Pháp

Schwarzsauer, Pháp

Schwarzsauer là một đặc sản phía Bắc nước Pháp - một món súp làm từ máu. Schwarzsauer được nấu bằng nhiều nguyên liệu trong nước giấm, thường được so sánh như black pudding có thêm giấm. Đây cũng là một món ăn phổ biến ở miền Đông Prussia.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

Lạ lẫm 4 món ăn Việt khiến nhiều du khách nước ngoài ái ngại

Không lạ gì với người Việt Nam, 4 món ăn dưới đây còn được cho là những món ngon phải biết của người Việt. Tuy nhiên, với những du khách du lịch Việt Nam thì không dễ dàng gì để có thể ăn được.

Lạ lẫm 4 món ăn Việt khiến nhiều du khách nước ngoài ái ngại

Nậm pịa

Nậm pịa

Nậm pịa là một món ăn nổi tiếng của các tỉnh vùng cao Tây Bắc Việt Nam, từng được bình chọn là một trong những món ăn kinh dị nhất thế giới. Món ăn này được bắt nguồn từ dân tộc Thái, trong đó “nậm” có nghĩa là “canh”, còn “pịa” là phần ruột nằm giữa đoạn ruột non và ruột già.

Món ăn này chỉ được người Thái lấy từ các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê. Phân non được lấy ra để làm nguyên liệu mấu chốt và nêm thêm các gia vị đặc trưng, cho thêm lòng, dạ dày, gan, phổi…

Đây không phải là một món dễ ăn, bởi vị đắng và mùi hương khó ngửi của nó. Mới đầu ăn, bạn sẽ cảm thấy khó nuốt bởi vị ruột, pịa, mùi của mắc khén và các loại lá đắng được cho vào, nhưng sau đó thì để lại vị ngọt, béo trong cuống họng.

Tiết canh

Tiết canh

Không chỉ có ở Việt Nam, tiết canh còn là một món phổ biến ở nhiều nước châu Á. Tiết canh là món ăn được làm từ máu tươi của các loại động vật như gà, vịt, lợn… Nguyên liệu làm món tiết canh gồm có: thịt băm nhuyễn được nấu chín cùng với đậu phộng nghiền nhỏ và rau mùi, cùng các loại gia vị. Hỗn hợp cho vào một cái bát nhỏ rồi cho phần tiết vào để đông lại.

Người ta tin rằng món súp đặc biệt này sẽ giúp tăng cường sinh lực và sự khỏe mạnh. Tuy nhiên, đây là một món ăn khá nguy hiểm được nhiều chuyên gia y học khuyến cáo không nên dùng, vì tiết canh chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút và kí sinh trùng có hại cho con người.

Pín bò

Pín bò

Pín bò là món ăn được làm từ bộ phận sinh dục của bò (dương vật và tinh hoàn), sau đó nhúng vào nước sôi thêm gia vị cùng với các loại rau để ăn kèm. Pín bò được cánh mày râu đặt biệt yêu thích, bởi họ tinh rằng đây là một món ăn “tráng dương bổ thận”.

Hột vịt lộn

Hột vịt lộn

Hột vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam và được coi là món ăn bổ dưỡng. Ngoài Việt Nam, món ăn này cũng được ưa chuộng ở một số nước châu Á khác như là Trung Quốc, PhilippinesCampuchia. Tuy nhiên, đây lại là món ăn kinh dị với rất nhiều người trên thế giới khi họ không thể hiểu nổi tại sao lại có thể ăn quả trứng khi phôi đã phát triển thành hình.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Kim chi được xem là một trong những món ăn dân tộc của đất nước Hàn Quốc, là món ăn mà bất cứ ai cũng không nên bỏ lỡ mỗi khi đến với đất nước này. Tuy nhiên món kim chi không chỉ ngon mà còn chứa nhiều điều thú vị phía sau mà có thể bạn còn chưa biết đấy.

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

1. Kim chi là một trong những món cay nhất tại Hàn Quốc

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Với đặc điểm khí hậu có tiết trời luôn se lạnh của Hàn Quốc mà người dân nơi đây rất giỏi trong việc thưởng thức những món ăn cay. Và món kim chi được xếp vào loại một trong những món ăn cay nhất vì nó được ướp với ớt bột siêu cay.

2. Kim chi có hơn 300 loại khác nhau

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Đây có lẽ là một trong những điều thú vị về món kim chi của Hàn Quốc mà nhiều bạn chưa biết. Người xưa đã nghiên cứu làm ra hơn 300 loại khác nhau tuỳ theo từng vùng miền trong đất nước.

3. Những loại kim chi được yêu thích nhất tại Hàn Quốc

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Hầu hết những người dân Hàn Quốc và khách du lịch đều rất yêu thích món kim chi, tuy nhiên có 4 món kim chi mà được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn trong bữa ăn của mình đó chính là: Kim chi cải thảo, kim chi củ cải, kim chi dưa chuột, kim chi củ cải non.

4. Những công dụng tuyệt vời của kim chi

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Cải thảo, là thành phần chính sử dụng để chế biến kim chi Hàn Quốc, có công dụng ngăn ngừa ung thư đường ruột.

Ớt bột là nguyên liệu chính trong Kim chi, bao gồm nhiều vitamin A & C kích thích đối với cơ quan tiêu hoá bài tiết dịch dạ dày và có công dụng chống axít hoá. Skorizinin trong tỏi có công dụng gia tăng sức đề kháng, Allicin giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích sự hấp thu vitamin B1. Bên cạnh đó, gừng có công dụng giúp kích thích việc thèm ăn và tuần hoàn máu.

Tổng hợp

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Gọi tên những món bánh ngọt thường xuất hiện trong tiệc trà nhất

Bánh và trà được ví như đôi bạn vì luôn luôn đồng hành cùng nhau. Chẳng còn gì bằng vừa nhâm nhi miếng bánh vừa uống một ngụm trà rồi những người bạn lại trò chuyện cùng nhau hay đơn giản chỉ ngồi để suy tư. Ở mỗi quốc gia sẽ có nhưng loại bánh ngọt khác nhau để đi cùng với trà.

Gọi tên những món bánh ngọt thường xuất hiện trong tiệc trà nhất

1. Bánh Tiramisu, Ý

Gọi tên những món bánh ngọt thường xuất hiện trong tiệc trà nhất

Nếu nhắc tới các loại bánh ngọt cho tiệc trà thì không thể không nhắc tới bánh Tiramisu của Ý. Đây cũng là loại bánh được giới trẻ rất yêu thích hiện nay.

Tiramisu là sự kết hợp hài hòa giữa hương thơm của cà phê, rượu nhẹ cùng vị béo của trứng kèm với phô mai. Cắn miếng Tiramisu bạn sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo, hấp dẫn.

2. Brownie, Anh

Gọi tên những món bánh ngọt thường xuất hiện trong tiệc trà nhất

Brownie là loại bánh teabreak được làm từ bơ, bột cacao và chocolate đen. Điểm đặc biệt đó là bánh mềm, ít ngọt, không gây ngán. Hương vị đậm đà của socola sẽ làm xiêu lòng bất kì ai lần đầu thưởng thức. Vị bánh kết hợp cùng với vị trà cho khách du lịch mỗi khi thưởng thức tiệc trà chiều ở Anh một cảm giác nhớ nhung.

3. Dango, Nhật Bản

Gọi tên những món bánh ngọt thường xuất hiện trong tiệc trà nhất

Được làm từ bột gạo, dango hay còn gọi là bánh trôi Nhật Bản có rất nhiều hương vị và màu sắc. Dango được dùng quanh năm, tuy nhiên mỗi mùa sẽ có những hương vị khác nhau theo truyền thống của xứ mặt trời này. Bánh có vị ngọt, vì thế khi người ta thường dùng chung với trà xanh để giảm bớt độ gắt.

4. Macarons, Pháp

Gọi tên những món bánh ngọt thường xuất hiện trong tiệc trà nhất

Nhắc đến bánh ngọt Pháp có lẽ phải kể tới cái tên Macarons đầu tiên. Ngày nay, bánh macaron là món bánh tao nhã và được yêu thích không chỉ ở Pháp mà còn trên toàn thế giới. Người Pháp thường dùng Macaron với tách trà nóng để khép lại một bữa tối ngon miệng hay trong những tiệc trà chiều.

Tổng hợp

Không cần qua Thái, chỉ lượn lờ Sài Gòn đã có ngay 6 quán Thái ngon này

Nếu là "fan cứng" của ẩm thực Thái Lan và muốn thưởng thức các món cay nồng ở Sài Thành, lưu ngay 6 địa chỉ nằm trong quận 1 này kẻo quên.

Nếu là "fan cứng" của ẩm thực Thái Lan và muốn thưởng thức các món cay nồng ở Sài Thành, lưu ngay 6 địa chỉ nằm trong quận 1 này kẻo quên.
Ảnh: @qp1104

Mays Urban Thai Dine

Đến Mays Urban Thai Dine, chắc chắn bạn không chỉ được no bụng, mà còn "no mắt". Từng món ăn ở đây được trang trí rất tỉ mỉ, công phu. Đến cả các vật dụng đựng thức ăn như chén, dĩa... cũng theo một concept đen - trắng đầy nghệ thuật.
Ảnh: @leosnak

Địa chỉ ẩm thực lấy tông màu tím làm điểm nhận diện này rất được lòng những ai say mê ẩm thực Thái, vì các món ăn ở đây được đánh giá là khá chuẩn vị so với bản gốc. Ngoài ra, quán còn có thực đơn phục vụ các món chay, đáp ứng nhu cầu của bạn.

Đến Mays Urban Thai Dine, chắc chắn bạn không chỉ được no bụng, mà còn "no mắt". Từng món ăn ở đây được trang trí rất tỉ mỉ, công phu. Đến cả các vật dụng đựng thức ăn như chén, dĩa... cũng theo một concept đen - trắng đầy nghệ thuật.
Ảnh: @chibieoffical

Đến Mays Urban Thai Dine, chắc chắn bạn không chỉ được no bụng, mà còn "no mắt". Từng món ăn ở đây được trang trí rất tỉ mỉ, công phu. Đến cả các vật dụng đựng thức ăn như chén, dĩa... cũng theo một concept đen - trắng đầy nghệ thuật.
Ảnh @kieucb

Đến Mays Urban Thai Dine, chắc chắn bạn không chỉ được no bụng, mà còn "no mắt". Từng món ăn ở đây được trang trí rất tỉ mỉ, công phu. Đến cả các vật dụng đựng thức ăn như chén, dĩa... cũng theo một concept đen - trắng đầy nghệ thuật. 

Địa chỉ: Tầng 2, 2-4-6 Đồng Khởi, quận 1.

Gõ Thai Noodles

Quán ăn này được nhiều bạn trẻ yêu thích vì giá cả phải chăng, hợp túi tiền. Tại đây bạn có thể thưởng thức nhiều món Thái ngon lành như pad Thái gà hoặc tôm, thịt heo nướng ăn kèm xôi, kèm dừa Thái truyền thống, trà sữa Thái...
Ảnh: @gatre242

Quán ăn này được nhiều bạn trẻ yêu thích vì giá cả phải chăng, hợp túi tiền. Tại đây bạn có thể thưởng thức nhiều món Thái ngon lành như pad Thái gà hoặc tôm, thịt heo nướng ăn kèm xôi, kèm dừa Thái truyền thống, trà sữa Thái...

Đúng như tên gọi, Gõ Thai Noodles phục vụ bạn nhiều món mì, miến... hấp dẫn. Bạn có thể thoải mái lựa chọn sợi mì và nguyên liệu chính ăn cùng theo đúng sở thích.
Ảnh: @lynlyn.htt

Đúng như tên gọi, Gõ Thai Noodles phục vụ bạn nhiều món mì, miến... hấp dẫn. Bạn có thể thoải mái lựa chọn sợi mì và nguyên liệu chính ăn cùng theo đúng sở thích. 

Địa chỉ: 150/7/3 Nguyễn Trãi, quận 1. Quán nằm trong hẻm nhỏ giữa trung tâm thành phố nên có thể hơi khó tìm
Ảnh:@itskhanhha313

Địa chỉ: 150/7/3 Nguyễn Trãi, quận 1. Quán nằm trong hẻm nhỏ giữa trung tâm thành phố nên có thể hơi khó tìm.

Nạm Plà

Bên cạnh tên gọi của những món Thái quen thuộc, quán Nạm Plà gây chú ý với thực khách bằng tên một số món ăn khá độc đáo. Liệu bạn có đoán được các món như Mặt trời hoàng hôn, Cá chiến binh, Heo nâng niu, Chị Tuyết Bào, Cá trê ra trận... là gì không?
Ảnh: @huongmai2612

Bên cạnh tên gọi của những món Thái quen thuộc, quán Nạm Plà gây chú ý với thực khách bằng tên một số món ăn khá độc đáo. Liệu bạn có đoán được các món như Mặt trời hoàng hôn, Cá chiến binh, Heo nâng niu, Chị Tuyết Bào, Cá trê ra trận... là gì không?

Không chỉ là địa chỉ thưởng thức món Thái hấp dẫn ở Sài Gòn, đây còn là điểm check-in "sống ảo"... rần rần hiện nay, vì không gian quán vô cùng đẹp mắt với sự thiết kế sáng tạo, độc đáo.Tuy nhiên theo nhiều khách hàng, một phần ăn ở đây thường hơi ít, nên có thể chưa khiến các tín đồ ẩm thực Thái Lan "ăn no đã thèm".     Địa chỉ: Tầng 3, 40-42 Phan Bội Châu, quận 1.
Ảnh: @changchichbong

Không chỉ là địa chỉ thưởng thức món Thái hấp dẫn ở Sài Gòn, đây còn là điểm check-in "sống ảo"... rần rần hiện nay, vì không gian quán vô cùng đẹp mắt với sự thiết kế sáng tạo, độc đáo.Tuy nhiên theo nhiều khách hàng, một phần ăn ở đây thường hơi ít, nên có thể chưa khiến các tín đồ ẩm thực Thái Lan "ăn no đã thèm".

 Địa chỉ: Tầng 3, 40-42 Phan Bội Châu, quận 1. 

Chilli Thai

Các món ăn của quán được đánh giá là đã nghiêng về khẩu vị Việt nhiều hơn. Một số món ở đây không đến mức cay "xé lưỡi" như các món Thái thông thường, nên những ai không ăn cay được cũng có thể an tâm chọn vài món Thái thưởng thức.
Ảnh: @scarhythm___

Các món ăn của quán được đánh giá là đã nghiêng về khẩu vị Việt nhiều hơn. Một số món ở đây không đến mức cay "xé lưỡi" như các món Thái thông thường, nên những ai không ăn cay được cũng có thể an tâm chọn vài món Thái thưởng thức.

Nhiều thực khách đến đây vì thích các món như salad xoài cá trê chiên xù, chả tôm chiên, miến Thái áp chảo với cua lột, tom yum... Không gian của Chilli Thai ấm cúng, mang một chút hơi hướm Phật giáo, đem đến cảm giác tĩnh tại, tâm linh.
Ảnh:  @t.ni307

Nhiều thực khách đến đây vì thích các món như salad xoài cá trê chiên xù, chả tôm chiên, miến Thái áp chảo với cua lột, tom yum... Không gian của Chilli Thai ấm cúng, mang một chút hơi hướm Phật giáo, đem đến cảm giác tĩnh tại, tâm linh. 

Địa chỉ: 38 Mạc Thị Bưởi, quận 1.

Tuk Tuk Thai Bistro

Quán mang phong cách phương Tây hiện đại với 2 gam màu đen - trắng chủ đạo. Bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ngon từ đất nước xe tuk tuk như cà ri, súp tom yum, cơm chiên tom yum, pad Thai, các loại gỏi xoài, gỏi đu đủ, miến xào, cơm trộn…
Ảnh: @3isou.

Quán mang phong cách phương Tây hiện đại với 2 gam màu đen - trắng chủ đạo. Bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ngon từ đất nước xe tuk tuk như cà ri, súp tom yum, cơm chiên tom yum, pad Thai, các loại gỏi xoài, gỏi đu đủ, miến xào, cơm trộn…

Nếu ăn chay, Tuk Tuk Thai Bistro cũng có thực đơn riêng cho bạn. Bên cạnh đó, nhớ đừng bỏ lỡ những món tráng miệng và nước uống nồng nàn vị Thái ở đây.
Ảnh: @boraa2812

Nếu ăn chay, Tuk Tuk Thai Bistro cũng có thực đơn riêng cho bạn. Bên cạnh đó, nhớ đừng bỏ lỡ những món tráng miệng và nước uống nồng nàn vị Thái ở đây. 

Địa chỉ: 17/11 Lê Thánh Tôn, quận 1.

Ngò Rí - Coriander

Nằm trong khu vực phố Tây Bùi Viện, quán ăn có cái tên dễ thương này không chỉ hút khách Việt, mà còn có cả khách nước ngoài tìm đến thưởng thức ẩm thực Thái Lan. Quán có không gian tương đối nhỏ nên đôi lúc có chút bất tiện cho bạn.
Ảnh: Barik Nawawi

Nằm trong khu vực phố Tây Bùi Viện, quán ăn có cái tên dễ thương này không chỉ hút khách Việt, mà còn có cả khách nước ngoài tìm đến thưởng thức ẩm thực Thái Lan. Quán có không gian tương đối nhỏ nên đôi lúc có chút bất tiện cho bạn.
Ảnh: Khanh Nguyen

Nằm trong khu vực phố Tây Bùi Viện, quán ăn có cái tên dễ thương này không chỉ hút khách Việt, mà còn có cả khách nước ngoài tìm đến thưởng thức ẩm thực Thái Lan. Quán có không gian tương đối nhỏ nên đôi lúc có chút bất tiện cho bạn. 

Tuy các món ăn ở Ngò Rí không quá cầu kỳ về mặt trang trí, đôi lúc còn hơi... thiếu hấp dẫn, thế nhưng bù lại hương vị các món Thái ở đây như pad Thai, cà ri đỏ, cà ri xanh, tom yum... rất đáng để bạn thưởng thức.
Ảnh: Thai Huynh

Tuy các món ăn ở Ngò Rí không quá cầu kỳ về mặt trang trí, đôi lúc còn hơi... thiếu hấp dẫn, thế nhưng bù lại hương vị các món Thái ở đây như pad Thai, cà ri đỏ, cà ri xanh, tom yum... rất đáng để bạn thưởng thức. 

Địa chỉ: 16 Bùi Viện, quận 1.


Theo Kenh14.vn

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Dân dã món bánh miền Tây

Miền Tây được xem là xứ sở của rất nhiều món ăn giản dị nhưng lại mang một nét đặc trưng rất riêng. Ngoài những món được chế biến từ đặc sản vốn có của vùng sông nước, người dân nơi đây còn sáng tạo ra những món ăn vặt dân dã, dễ đi vào lòng người với cái tên gọi cũng giản dị như chính cách mà họ chế biến: bánh cam, bánh còng, bánh lá…

Dân dã món bánh miền Tây

Bánh lá

Bánh lá là một loại bánh cực kì dân dã của người miền Tây được ông bà xưa làm ra trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh và thiếu thốn. Bánh lá có 2 loại là bánh lá mít và bánh lá mơ.

Bánh lá
Bánh lá mít

Bánh lá phổ biến nhất xưa kia là bánh lá mít. Món bánh này có tên như thế vì sau khi nhào, nặn, người làm trét một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi thưởng thức, người ta tách bánh ra khỏi lá mít, cho vào đĩa rồi chan ngập nước dừa, đậu phộng lên trên. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh, mùi thơm thoang thoảng của lá mít kích thích mọi giác quan khiến mọi người ăn hết đĩa bánh vẫn còn thòm thèm.

Khác với bánh lá mít một chút về nguyên liệu là có thêm lá rau mơ tạo màu xanh đậm và khi hấp chín sẽ cho màu nâu đất đặc trưng, và hình dáng cũng đa dạng hơn tùy theo cách nắn bột của người làm: miếng tròn dẹt hay những sợi ngắn, xoăn lại như hình con nui...

Bánh lá
Bánh lá mơ

Bánh lá mơ là loại bánh có tính mát vì được làm từ lá mơ có tác dụng nhuận gan, thanh nhiệt, tiêu thực, sát khuẩn… dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Ăn bánh lá mơ với nước cốt dừa trắng sẽ tạo cho người ăn cảm giác rất lạ, beo béo của nước cốt dừa hòa quyện chút ngọt ngọt của đường và thơm vị đậu phộng rang (hoặc mè rang), kết hợp với cái hương thơm ngai ngái mùi lá mơ rất đặc biệt.

Bánh cam, bánh còng

Bánh cam, bánh còng

Chính cái tên gọi cũng có thể để bạn hình dung được được phần nào loại bánh được trẻ con vùng quê yêu thích. Bánh cam và bánh còng có điểm chung là đều làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nên ăn không ngán lại dẻo dai thơm ngon. Ở giữa bánh có nhân đậu xanh, được tán nhuyễn trộn với đường cát vàng. Và chỉ khác nhau mỗi cái hình dáng. Bánh cam thì có hình dáng tròn tròn như quả cam, bánh còng thì như cái còng (giống như cái vòng tay). Sau khi được tạo hình và đem chiên lên thì có màu vàng cam rất đẹp mắt. 

Bánh cam, bánh còng
Bánh cam mặn

Người miền tây còn biến tấu loại bánh cam trên thành một loại bánh khác với cái tên gọi là bánh cam mặn. Bởi phần nhân bên trong không làm từ đậu xanh mà là củ sắn xào với thịt băm. Khi ăn người ta thường bổ một đường dọc theo chiếc bánh và cho vào đó 1 ít dưa chua làm từ củ cải trắng, củ cải đỏ bào sợi, rồi cho vào một chút nước tương để thưởng thức.

Bánh tai yến 

Bánh tai yến

Với hình dáng giống như tổ chim yến, bánh tai yến có công thức chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa trộn chung và ủ khoảng 4 giờ. Từng thìa bột được cho vào chảo dầu nóng. Khi phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng, bánh có hình chiếc nón úp ngược thì vớt ra, xếp bánh lên khăn giấy cho thấm bớt dầu, rồi bày ra đĩa. Bánh ngon nhất là khi còn nóng, cái vị giòn giòn, ngọt ngọt như tan trên đầu lưỡi làm người ta ăn hết một cái rồi lại muốn ăn thêm cái nữa.

Nếu có dịp du lịch về các tỉnh miền Tây, bạn hãy tìm mua và thưởng thức những loại bánh này để cảm nhận cái dân dã, mộc mạc này nhé.


Tổng hợp

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Đi đâu cũng “có đôi, có cặp” như các món bánh người Việt

Có những món bánh Việt Nam đi thành đôi và "thuộc về nhau" như một định lý, có món này thì không thể thiếu món kia được.

Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo "cặp"? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ "kinh điển":

Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo "cặp"? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ "kinh điển":

Bánh chưng - Bánh giầy

 Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.

Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.

Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ "mẹ tròn con vuông" để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.

Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ "mẹ tròn con vuông" để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.

Cụm "bánh chưng bánh giầy" vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.

Cụm "bánh chưng bánh giầy" vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.

Bánh trôi - Bánh chay

Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.

Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.

Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!

Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!

Bánh bò - Bánh tiêu

Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: "Ai… bánh bò, bánh tiêu không…"

Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: "Ai… bánh bò, bánh tiêu không…"

Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.

Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.

Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại "phản xạ có điều kiện", nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.

Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại "phản xạ có điều kiện", nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.

Bánh cam  - Bánh còng

Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi "thiên mệnh" này. Những câu rao như "ai bánh cam bánh còng hôn" kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.

Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi "thiên mệnh" này. Những câu rao như "ai bánh cam bánh còng hôn" kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.

Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.

Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.

Ở đâu có bánh cam, ở đấy có bánh còng, không thể khác đi được.


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Ngon mắt, đã miệng với các loại "bánh bao" từ phương Tây

Nhìn những món này dễ khiến người ta liên tưởng đến các món bánh bao hay dimsum đậm chất Á Đông, tuy nhiên chúng lại có nguồn gốc châu Âu đấy.

Dumpling là từ tiếng Anh dùng để chỉ các món có da làm bằng bột mì bọc nhân bên trong mà ta thường dịch là "bánh bao". Song, chữ dumpling hay bánh bao này lại dễ khiến chúng ta liên tưởng đến món ăn đậm chất Á Đông, bởi vì bánh bao cùng các món dimsum như bánh bao xá xíu, tiểu long bao, há cảo, hoành thánh... đều là các món quá nổi tiếng.

Dumpling là từ tiếng Anh dùng để chỉ các món có da làm bằng bột mì bọc nhân bên trong mà ta thường dịch là "bánh bao". Song, chữ dumpling hay bánh bao này lại dễ khiến chúng ta liên tưởng đến món ăn đậm chất Á Đông, bởi vì bánh bao cùng các món dimsum như bánh bao xá xíu, tiểu long bao, há cảo, hoành thánh... đều là các món quá nổi tiếng.

Tuy vậy, ở các nước châu Âu cũng có một số phiên bản dumpling giống các món châu Á kể trên đến mức khiến người ta phải bất ngờ:

Tuy vậy, ở các nước châu Âu cũng có một số phiên bản dumpling giống các món châu Á kể trên đến mức khiến người ta phải bất ngờ:

Pelmeni

Nếu có biết về ẩm thực Nga thì ít nhiều bạn cũng từng nghe nói đến pelmeni - món bánh nhồi thịt nổi tiếng có ngoại hình cực giống với... hoành thánh. Hiện tại, người ta làm nhân bằng thịt bò và thịt heo, tuy nhiên vào thời xưa, nhân thường được làm từ thịt nai sống, thịt lửng hay thậm chí là... thịt gấu. Pelmeni có vỏ làm từ bột mì, khá mỏng và mềm, thường được tạo hình từ một chiếc khuôn có tên là pelmenitsa. Ở vùng Siberia xưa, những thợ săn thường mang theo những chiếc pelmeni nhân thịt nai đông lạnh để làm lương thực.       Người Nga thường ăn pelmeni cùng bơ tan chảy, mù tạt hay ăn với súp có nước dùng thịt.

Nếu có biết về ẩm thực Nga thì ít nhiều bạn cũng từng nghe nói đến pelmeni - món bánh nhồi thịt nổi tiếng có ngoại hình cực giống với... hoành thánh. Hiện tại, người ta làm nhân bằng thịt bò và thịt heo, tuy nhiên vào thời xưa, nhân thường được làm từ thịt nai sống, thịt lửng hay thậm chí là... thịt gấu. Pelmeni có vỏ làm từ bột mì, khá mỏng và mềm, thường được tạo hình từ một chiếc khuôn có tên là pelmenitsa. Ở vùng Siberia xưa, những thợ săn thường mang theo những chiếc pelmeni nhân thịt nai đông lạnh để làm lương thực. 


Người Nga thường ăn pelmeni cùng bơ tan chảy, mù tạt hay ăn với súp có nước dùng thịt.

Pierogi

Pierogi là một món ăn quan trọng ở Phần Lan, là loại bánh bao luộc hoặc chiên có nhân khoai tây, hành tây chiên và phô mai ngọt, ăn kèm với da lợn giòn trên cùng. Bánh có ngoại hình trông gần giống như bánh xếp châu Á, nhưng thực ra lại khác rất nhiều. Nhân pierogi đa dạng theo từng vùng miền, ví dụ như ở phía Tây phần lan thường nhồi thiết đậu, vùng Baltic Gdynia nhồi cá hồi và một số nơi thì dùng thịt ngỗng.

Pierogi là một món ăn quan trọng ở Phần Lan, là loại bánh bao luộc hoặc chiên có nhân khoai tây, hành tây chiên và phô mai ngọt, ăn kèm với da lợn giòn trên cùng. Bánh có ngoại hình trông gần giống như bánh xếp châu Á, nhưng thực ra lại khác rất nhiều. Nhân pierogi đa dạng theo từng vùng miền, ví dụ như ở phía Tây phần lan thường nhồi thiết đậu, vùng Baltic Gdynia nhồi cá hồi và một số nơi thì dùng thịt ngỗng.

Có đôi khi, vỏ bánh pierogi được làm từ bột lúa mạch (buckwheat) và cho thêm bạc hà vào làm hương. Vào lễ Giáng sinh, ở Phần Lan thường không ăn thịt nên người ta thay nhân bằng các nguyên liệu chay như nấm và dưa cải. Vào mùa hè, pierogi lại có thể khoác lên mình một "nhân dạng" ngọt ngào với nhân mousse dâu tây hoặc phúc bồn tử.

Có đôi khi, vỏ bánh pierogi được làm từ bột lúa mạch (buckwheat) và cho thêm bạc hà vào làm hương. Vào lễ Giáng sinh, ở Phần Lan thường không ăn thịt nên người ta thay nhân bằng các nguyên liệu chay như nấm và dưa cải. Vào mùa hè, pierogi lại có thể khoác lên mình một "nhân dạng" ngọt ngào với nhân mousse dâu tây hoặc phúc bồn tử.

Vareniki

Vareniki là món bánh truyền thống của Ukraina, nhưng đôi khi bị nhầm lẫn thành pierogi do có nhân khoai tây và trái cây. Tuy nhiên điều này là không đúng, bởi vì dù rất giống nhau, nhưng chúng vẫn mang những nét riêng biệt từ vùng đất mẹ nơi sinh ra chúng. Vareniki có da bánh bên ngoài mỏng hơn, dùng bột mì nghiền mịn nhất có thể. Ở nhiều vùng, Vareniki có thể mang các loại nhân cực kì béo như mỡ lợn, khoai tây, phô mai, trứng và sữa.

Vareniki là món bánh truyền thống của Ukraina, nhưng đôi khi bị nhầm lẫn thành pierogi do có nhân khoai tây và trái cây. Tuy nhiên điều này là không đúng, bởi vì dù rất giống nhau, nhưng chúng vẫn mang những nét riêng biệt từ vùng đất mẹ nơi sinh ra chúng. Vareniki có da bánh bên ngoài mỏng hơn, dùng bột mì nghiền mịn nhất có thể. Ở nhiều vùng, Vareniki có thể mang các loại nhân cực kì béo như mỡ lợn, khoai tây, phô mai, trứng và sữa. 


Klepe

Klepe là món bánh dumpling trông khá giống với món pasta ravioli của nước Ý, song hương vị của chúng lại rất khác biệt. Khác với ravioli, klepe mang hương vị đậm đà của ẩm thực vùng trung tâm Châu Á. Bên trong klepe có nhân thịt bằm, trộn với hành tây xắt nhỏ và được nêm nếm bằng muối, tiêu. Những chiếc bánh này thường được ăn kèm với sốt kem chua, kem sữa chua hoặc sốt tỏi bột ớt cay xé khiến bạn phải hít hà.

Klepe là món bánh dumpling trông khá giống với món pasta ravioli của nước Ý, song hương vị của chúng lại rất khác biệt. Khác với ravioli, klepe mang hương vị đậm đà của ẩm thực vùng trung tâm Châu Á. Bên trong klepe có nhân thịt bằm, trộn với hành tây xắt nhỏ và được nêm nếm bằng muối, tiêu. Những chiếc bánh này thường được ăn kèm với sốt kem chua, kem sữa chua hoặc sốt tỏi bột ớt cay xé khiến bạn phải hít hà.


Nguồn: Internet

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Ăn chay - Nét ẩm thực độc đáo ở cố đô Huế

Cố đô Huế nổi tiếng với những lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, miếu mạo, di tích lịch sử và phong cách ẩm thực cung đình thanh tao… Nếu một lần đến đất cố đô, du khách sẽ nhận ra nhiều đặc trưng thú vị, trong đó có thói quen ăn chay của người Huế

Cố đô Huế nổi tiếng với những lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, miếu mạo, di tích lịch sử và phong cách ẩm thực cung đình thanh tao… Nếu một lần đến đất cố đô, du khách sẽ nhận ra nhiều đặc trưng thú vị, trong đó có thói quen ăn chay của người Huế.

“Truyền thống” ăn chay

Bên cạnh phong cách ẩm thực cung đình độc đáo – đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, Huế còn được biết đến là thành phố có “truyền thống” ăn chay. Nhắc đến ăn chay, không thể không nhắc đến thành phố Huế.

Dường như không nơi nào có nhiều món chay phong phú, đa dạng, bắt mắt như ở Huế. Ăn chay gần như trở thành nét văn hóa ẩm thực thú vị, độc đáo tại đây.    Thói quen ăn chay ở Huế đã có từ lâu và nhận được sự ủng hộ của cả tầng lớp bình dân đến quý tộc. Việc ăn chay đã thịnh hành từ thời Lý – Trần cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, hoàng tộc đều ăn chay, các hoàng thân đều xây chùa riêng làm công đức. Còn có cả một khu nhà đồ sộ tên “Trai cung” tại đàn Nam Giao - Huế, là nơi vua ở, ăn chay trước khi tế trời. Những đầu bếp ở Trai cung đều là những người tài ba, có thể nấu ra các món ăn chay siêu hạng.

Dường như không nơi nào có nhiều món chay phong phú, đa dạng, bắt mắt như ở Huế. Ăn chay gần như trở thành nét văn hóa ẩm thực thú vị, độc đáo tại đây.

Thói quen ăn chay ở Huế đã có từ lâu và nhận được sự ủng hộ của cả tầng lớp bình dân đến quý tộc. Việc ăn chay đã thịnh hành từ thời Lý – Trần cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, hoàng tộc đều ăn chay, các hoàng thân đều xây chùa riêng làm công đức. Còn có cả một khu nhà đồ sộ tên “Trai cung” tại đàn Nam Giao - Huế, là nơi vua ở, ăn chay trước khi tế trời. Những đầu bếp ở Trai cung đều là những người tài ba, có thể nấu ra các món ăn chay siêu hạng.

Với hơn 400 ngôi chùa và 230 niệm phật đường, Huế hiện là thành phố có nhiều chùa chiền bậc nhất nước ta. Mỗi làng ở Huế đều có chùa, được gọi là “chùa làng”.    Có người từng nói rằng, núi Huế không cao, sông Huế không sâu nhưng lòng người Huế luôn tĩnh lặng bởi họ biết cách tu tâm, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh. Ở Huế, có những người không theo đạo Phật, không hay đi chùa nhưng vẫn có thói quen này.

Với hơn 400 ngôi chùa và 230 niệm phật đường, Huế hiện là thành phố có nhiều chùa chiền bậc nhất nước ta. Mỗi làng ở Huế đều có chùa, được gọi là “chùa làng”.

Có người từng nói rằng, núi Huế không cao, sông Huế không sâu nhưng lòng người Huế luôn tĩnh lặng bởi họ biết cách tu tâm, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh. Ở Huế, có những người không theo đạo Phật, không hay đi chùa nhưng vẫn có thói quen này.

Hầu hết phụ nữ Huế đều biết nấu món chay và những món chay giả mặn. Mâm cỗ chay thanh đạm cũng là cách để người Huế bày tỏ sự chân tình, quý mến với bạn bè đến chơi nhà. Dường như, Huế là nơi duy nhất có nét văn hóa độc đáo này. Thậm chí, trước đây, ngày Tết ở xứ Huế không thể thiếu mâm cỗ chay. Ngày nay, truyền thống ấy có phần mai một nhưng trong mâm cỗ Tết cũng phải có vài ba món chay để dâng lên tổ tiên.

Hầu hết phụ nữ Huế đều biết nấu món chay và những món chay giả mặn. Mâm cỗ chay thanh đạm cũng là cách để người Huế bày tỏ sự chân tình, quý mến với bạn bè đến chơi nhà. Dường như, Huế là nơi duy nhất có nét văn hóa độc đáo này. Thậm chí, trước đây, ngày Tết ở xứ Huế không thể thiếu mâm cỗ chay. Ngày nay, truyền thống ấy có phần mai một nhưng trong mâm cỗ Tết cũng phải có vài ba món chay để dâng lên tổ tiên.

Những “phố chay” ở Huế

Ghé thăm bất cứ ngôi chùa nào ở Huế trong ngày rằm, mùng một, du khách sẽ được nhà chùa mời cỗ chay. Các hàng quán cũng đồng loạt đổi sang bán món chay để phục vụ người dân và du khách thập phương bởi họ không sát sinh trong ngày này. Thậm chí cả trong những ngày thường, du khách cũng dễ dàng tìm được các món ăn chay tại nhiều quán hàng ở Huế.

Ghé thăm bất cứ ngôi chùa nào ở Huế trong ngày rằm, mùng một, du khách sẽ được nhà chùa mời cỗ chay. Các hàng quán cũng đồng loạt đổi sang bán món chay để phục vụ người dân và du khách thập phương bởi họ không sát sinh trong ngày này. Thậm chí cả trong những ngày thường, du khách cũng dễ dàng tìm được các món ăn chay tại nhiều quán hàng ở Huế.

Ngay cả một khu chợ quê hay một sạp hàng nho nhỏ cũng có ít nhất 30 – 50 món chay làm từ rau, củ, quả, đậu phụ, mì căng… phục vụ thực khách. Đặc biệt còn có những món chay giả mặn như thịt luộc, gà bóp, gà rán, nộm, bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở…

Ngay cả một khu chợ quê hay một sạp hàng nho nhỏ cũng có ít nhất 30 – 50 món chay làm từ rau, củ, quả, đậu phụ, mì căng… phục vụ thực khách. Đặc biệt còn có những món chay giả mặn như thịt luộc, gà bóp, gà rán, nộm, bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở…

Huế có một số “phố chay” nổi tiếng như ở chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu (chỉ bán món chay ngày mùng 1, ngày rằm). Nếu thích ăn kiểu buffet, du khách hãy tới vùng phụ cận phía tây Huế - khu phố “chùa chiền”, dọc theo các phố cổ Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thuỷ Xuân. Món chay ở đây phong phú, giá cả phải chăng, trung bình 20.000 – 30.000 đồng một món.      Tại bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ, du khách cũng sẽ dễ dàng thấy các hàng ăn chay với những cái tên thanh nhã như: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Tất nhiên, cũng có những quán chay sang trọng giá đắt hơn vì sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapor để phục vụ du khách nước ngoài.

Huế có một số “phố chay” nổi tiếng như ở chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu (chỉ bán món chay ngày mùng 1, ngày rằm). Nếu thích ăn kiểu buffet, du khách hãy tới vùng phụ cận phía tây Huế - khu phố “chùa chiền”, dọc theo các phố cổ Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thuỷ Xuân. Món chay ở đây phong phú, giá cả phải chăng, trung bình 20.000 – 30.000 đồng một món.  

Tại bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ, du khách cũng sẽ dễ dàng thấy các hàng ăn chay với những cái tên thanh nhã như: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Tất nhiên, cũng có những quán chay sang trọng giá đắt hơn vì sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapor để phục vụ du khách nước ngoài.

Thực đơn món chay của người bình dân chỉ cần xì dầu, muối mè lạc, muối sả, rau củ quả là đủ, vừa đơn giản vừa rẻ, giá chỉ khoảng 10.000 – 15.000 đồng/suất. Sang hơn thì có món canh, món mặn, món xào như chả phù chúc, mì căn giả thịt bò, thịt gà, món xào, bún, xúp, phở, mì xào giòn…    Ở Huế, nấu món chay là cả một quá trình làm nghệ thuật. Trong đó có sự kết hợp, đan xen giữa nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật tạo hình để mang lại những món ăn rực rỡ sắc màu. Món chay ở Huế không những thanh đạm, ngon, rẻ, tốt cho sức khỏe mà còn có hình thức hấp dẫn, được bày biện đẹp mắt.

Thực đơn món chay của người bình dân chỉ cần xì dầu, muối mè lạc, muối sả, rau củ quả là đủ, vừa đơn giản vừa rẻ, giá chỉ khoảng 10.000 – 15.000 đồng/suất. Sang hơn thì có món canh, món mặn, món xào như chả phù chúc, mì căn giả thịt bò, thịt gà, món xào, bún, xúp, phở, mì xào giòn…

Ở Huế, nấu món chay là cả một quá trình làm nghệ thuật. Trong đó có sự kết hợp, đan xen giữa nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật tạo hình để mang lại những món ăn rực rỡ sắc màu. Món chay ở Huế không những thanh đạm, ngon, rẻ, tốt cho sức khỏe mà còn có hình thức hấp dẫn, được bày biện đẹp mắt.

Để làm nên một mâm cỗ chay, người ta phải mất gấp đôi thời gian so với nấu cỗ mặn. Đầu bếp cũng phải bỏ ra nhiều công phu, sự tỉ mỉ và chu đáo hơn thì mới có mâm cơm chay hoàn hảo.    Chỉ từ những nguyên liệu giản đơn, người dân Huế đã khéo léo tạo nên những món ăn chay, món chay giả mặn y như thật, phong phú và hấp dẫn về màu sắc, hương vị nhưng tuyệt nhiên không có mùi cá, thịt. Có những mâm cỗ chay thơm ngon, đẹp mắt không kém ẩm thực cung đình là mấy.

Để làm nên một mâm cỗ chay, người ta phải mất gấp đôi thời gian so với nấu cỗ mặn. Đầu bếp cũng phải bỏ ra nhiều công phu, sự tỉ mỉ và chu đáo hơn thì mới có mâm cơm chay hoàn hảo.

Chỉ từ những nguyên liệu giản đơn, người dân Huế đã khéo léo tạo nên những món ăn chay, món chay giả mặn y như thật, phong phú và hấp dẫn về màu sắc, hương vị nhưng tuyệt nhiên không có mùi cá, thịt. Có những mâm cỗ chay thơm ngon, đẹp mắt không kém ẩm thực cung đình là mấy.

Chẳng hạn như món gà được làm từ gốc sả nhồi tàu hủ non, lăn bột chiên giòn thơm phức. Chả quế làm từ khuôn đậu, phết phẩm màu thực phẩm rồi đem hấp. Chả ram là nấm, miến tàu và gói bánh đa nem. Chả lụa làm từ chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhuyễn trộn với gia vị, bột thính, bí đao thái hột lựu, gói trong lá chuố đen hấp. Sườn rán làm từ khoai lang bọc đậu xanh chiên vàng. Cá lóc làm từ chuối xanh tẩm gia vị… Ngay cả quả mít non, đầu bếp cũng khéo léo nấu thành món thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật.

Chẳng hạn như món gà được làm từ gốc sả nhồi tàu hủ non, lăn bột chiên giòn thơm phức. Chả quế làm từ khuôn đậu, phết phẩm màu thực phẩm rồi đem hấp. Chả ram là nấm, miến tàu và gói bánh đa nem. Chả lụa làm từ chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhuyễn trộn với gia vị, bột thính, bí đao thái hột lựu, gói trong lá chuố đen hấp. Sườn rán làm từ khoai lang bọc đậu xanh chiên vàng. Cá lóc làm từ chuối xanh tẩm gia vị… Ngay cả quả mít non, đầu bếp cũng khéo léo nấu thành món thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật.

Bên cạnh ẩm thực cung đình, khám phá ẩm thực chay tại các phố ở kinh thành Huế xưa là trải nghiệm được yêu thích của nhiều du khách. Đặc biệt trong thời đại đầy những cao lương mỹ vị thì món chay sẽ cho bạn thấy sức hút và ưu điểm của nó: Ăn no nhưng không đầy bụng, lạ miệng, rẻ và giúp con người hướng thiện hơn.

Bên cạnh ẩm thực cung đình, khám phá ẩm thực chay tại các phố ở kinh thành Huế xưa là trải nghiệm được yêu thích của nhiều du khách. Đặc biệt trong thời đại đầy những cao lương mỹ vị thì món chay sẽ cho bạn thấy sức hút và ưu điểm của nó: Ăn no nhưng không đầy bụng, lạ miệng, rẻ và giúp con người hướng thiện hơn.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến