Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Âu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Âu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Những món ăn máu me gây ấn tượng của Châu Âu

Từ lâu, các món ăn làm từ máu vẫn luôn là đặc sản của nhiều nước Châu Á. Chúng ta đã quen với món tiết canh, những khối huyết lợn được dùng kèm bún, hủ tiếu… Thế nhưng có lẽ ít ai biết tại các nước Châu Âu cũng có những món ăn "máu me" thế này đây.

Những món ăn máu me gây ấn tượng của Châu Âu

Boudin Noir, Pháp

Boudin Noir, Pháp

Boudin Noir là một trong những món ăn có lịch sử lâu đời nhất nước Pháp với công thức tồn tại hơn 2000 năm tuổi. Ngày xưa, mỗi gia đình người Pháp có truyền thống nuôi lợn như gia súc, và họ sẽ giết lợn lấy thịt vào tầm cuối tháng 10 hằng năm. 

Quá trình giết lợn có thể yêu cầu cả gia đình và thậm chí hàng xóm cùng tham gia, kéo dài từ bình minh đến hoàng hôn của ngày và tất cả những món mà họ thu được sau khi giết lợn sẽ được dùng làm thức ăn trữ qua mùa đông lạnh giá. 

Những món này bao gồm thịt nguội, xúc xích, pate và nhiều cách chế biến khác, trong đó có cả boudin noir – món xúc xích huyết làm từ máu lợn. Boudin noir có màu "đen thui" gây ấn tượng mạnh và thường được phục vụ cùng với bánh mì.

Black pudding, Anh

Black pudding, Anh

Nghe tới pudding, hẳn ta sẽ nghĩ đến món tráng miệng ngọt ngào làm từ trứng, đường và sữa, có vị beo béo, thơm thơm, đúng chứ? Sai rồi, đây là món mặn, và để tăng phần kịch tính thì đây là món mặn làm từ… máu. Black pudding là tên gọi của một món xúc xích làm từ máu có nguồn gốc từ nước Anh và Ireland. Món ăn này được làm từ máu và thịt các loại động vật như lợn, cừu, bò…

Czernina, Ba Lan

Czernina, Ba Lan

Đây là một món súp được làm từ máu vịt và nước dùng nấu bằng thịt gia cầm của người Ba Lan, đôi khi còn được gọi là "súp vịt". Máu của gà, lợn và thỏ cũng có thể được sử dụng. Czernina có vị chua và ngọt nhờ vào sự hài hoà khi nêm nếm đường và giấm, có đến hàng trăm công thức khác nhau cho món này ở nhiều vùng tại Ba Lan, Belarus và Lithuania. Như phần lớn các món súp Ba Lan khác, Czernina thường được ăn kèm kluski – một loại mì sợi truyền thống hoặc các loại nui.

Blodplattar, Phần LanThuỵ Điển

Blodplattar, Phần Lan và Thuỵ Điển

Nếu bạn biết đến món bánh kếp, hay pancake thì đây chính là phiên bản khác của nó, chỉ khác là bạn trộn thêm máu lợn vào hỗn hợp bột bánh mà thôi. Không, đây không phải là món ăn vặt của ma cà rồng trong truyện Twilight mà là món ăn sáng truyền thống phổ biến ở Phần Lan và Thuỵ Điển. Bạn có thể ăn món này kèm với thịt lợn hoặc thậm chí là thịt… tuần lộc. Có nơi ăn cùng một ít trái cây dại.

Schwarzsauer, Pháp

Schwarzsauer, Pháp

Schwarzsauer là một đặc sản phía Bắc nước Pháp - một món súp làm từ máu. Schwarzsauer được nấu bằng nhiều nguyên liệu trong nước giấm, thường được so sánh như black pudding có thêm giấm. Đây cũng là một món ăn phổ biến ở miền Đông Prussia.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

5 món kem nhất định không thể bỏ qua khi du lịch Châu Âu

Trong những ngày nắng nóng, kem luôn là món ngon khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị hấp dẫn và cảm giác mát lạnh. Kem là món ăn phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.

5 món kem nhất định không thể bỏ qua khi du lịch Châu Âu

Bên cạnh những đặc sản quá nổi tiếng cần phải thử khi du lịch Châu Âu thì cũng đừng bỏ qua các món kem ít ai biết đến này. Bạn sẽ phải thích thú với sự độc đáo trong tạo hình cũng như hương vị của các món kem Châu Âu này đấy.

Caffè e Gelato, Đức

Caffè e Gelato, Đức

Đây không phải là kem được làm theo dạng mì Ý spaghetti mà là một món kem riêng biệt, tuy nhiên nhiều người sau này vẫn hay gọi nó là kem mì Ý. Theo trang Bringme, những đứa trẻ Đức lớn lên với một niềm yêu thích đặc biệt với món kem này. Đó là kem vanilla cùng với whipped cream được ép thành dạng sợi, ăn cùng với sốt dâu tây cùng socola trắng. Bạn có thể tìm thấy món kem này ở khắp Berlin.

Avo-lato, Anh

Avo-lato, Anh

Ghép từ chữ Avocado (bơ) và gelato (kem gelato), món avo-lato này là một món kem độc đáo có hình quả bơ trông "y như thật". Đây là món kem độc đáo chỉ được bán duy nhất ở Snowflakes Luxury Gelato (London, Anh Quốc). 

Kem được làm 100% từ quả bơ tươi và được để vào trong vỏ quả bơ thật, phần hạt được làm từ dầu lanh flaxseed và bơ đậu phộng. Đặc biệt, món kem này hoàn toàn thuần chay, không có chế phẩm từ động vật.

Gelato Florence, Italy

Gelato Florence, Italy

Nếu đã đến Ý thì nhất định không được bỏ qua món gelato siêu kinh điển rồi. Gelato là một món kem truyền thống kiểu Ý, với kết cấu dẻo, mịn và ít lạnh, cứng hơn kem bình thường. Các món gelato luôn luôn có sự bóng bẩy hấp dẫn. 

Nói đến gelato Ý thì nhất định phải thử gelato ở vùng Florence của nước Ý mới được. Gelato ở đây thường được làm tại nhà với độ tươi ngon hiếm thấy, thậm chí dẻo đến mức bạn có thể kéo dài kem trong một khoảng nhất định đấy.

Kem mayonnaise, Scotland

Kem mayonnaise, Scotland

Ai nghe đến đây hẳn cũng phải kinh ngạc, rằng ý các bạn là cái loại sốt mayonnaise dùng để trộn salad, chấm khoai chiên, chấm đồ rán các kiểu ấy à? Có loại kem như thế sao? Đúng là có đấy, món kem mayonnaise cực kì phổ biến ở Falkirk, Scotland. 

Nếu bạn đang băn khoăn thì điều này có thể thay đổi suy nghĩ của bạn: mayonnaise thực ra chỉ là trứng, dầu và một ít giấm mà thôi. Từ lâu, nhiều quốc gia phương Tây đã dùng mayonnaise trong một số công thức món ngọt như cookies, cake để tăng độ ẩm và hương vị béo. Kem mayonnaise thực ra là một vị khá... bình thường đấy. Đừng ngại thử món kem béo ngậy, hấp dẫn này nếu có cơ hội nhé.

Kem Éclair, Anh

Kem Éclair, Anh

Dù vẫn trong lãnh thổ Anh Quốc nhưng biến tấu của món kem cùng món bánh ngọt nổi tiếng nước Pháp đã đưa mọi người chu du đến Paris xa xôi chỉ bằng hương vị của nó. Món kem Éclair là sự kết hợp giữa vỏ bánh éclair và kem lạnh. Thay vì nhân kem custard bên trong, người ta đã cho kem lạnh vào rồi phủ thêm một lớp socola đen hoặc trắng bên ngoài. 

Tuy nhiên điểm đặc biệt của món này có lẽ nằm nhiều ở phần topping, là các viên kẹo nhỏ vị socola dát vàng, vị cánh hoa cùng các loại hạt khô. Những chiếc kem này luôn trông rất đẹp mắt, khiến hội "sống ảo" ở Anh Quốc phải mê mẩn.


Nguồn: tổng hợp

Ngon mắt, đã miệng với các loại "bánh bao" từ phương Tây

Nhìn những món này dễ khiến người ta liên tưởng đến các món bánh bao hay dimsum đậm chất Á Đông, tuy nhiên chúng lại có nguồn gốc châu Âu đấy.

Dumpling là từ tiếng Anh dùng để chỉ các món có da làm bằng bột mì bọc nhân bên trong mà ta thường dịch là "bánh bao". Song, chữ dumpling hay bánh bao này lại dễ khiến chúng ta liên tưởng đến món ăn đậm chất Á Đông, bởi vì bánh bao cùng các món dimsum như bánh bao xá xíu, tiểu long bao, há cảo, hoành thánh... đều là các món quá nổi tiếng.

Dumpling là từ tiếng Anh dùng để chỉ các món có da làm bằng bột mì bọc nhân bên trong mà ta thường dịch là "bánh bao". Song, chữ dumpling hay bánh bao này lại dễ khiến chúng ta liên tưởng đến món ăn đậm chất Á Đông, bởi vì bánh bao cùng các món dimsum như bánh bao xá xíu, tiểu long bao, há cảo, hoành thánh... đều là các món quá nổi tiếng.

Tuy vậy, ở các nước châu Âu cũng có một số phiên bản dumpling giống các món châu Á kể trên đến mức khiến người ta phải bất ngờ:

Tuy vậy, ở các nước châu Âu cũng có một số phiên bản dumpling giống các món châu Á kể trên đến mức khiến người ta phải bất ngờ:

Pelmeni

Nếu có biết về ẩm thực Nga thì ít nhiều bạn cũng từng nghe nói đến pelmeni - món bánh nhồi thịt nổi tiếng có ngoại hình cực giống với... hoành thánh. Hiện tại, người ta làm nhân bằng thịt bò và thịt heo, tuy nhiên vào thời xưa, nhân thường được làm từ thịt nai sống, thịt lửng hay thậm chí là... thịt gấu. Pelmeni có vỏ làm từ bột mì, khá mỏng và mềm, thường được tạo hình từ một chiếc khuôn có tên là pelmenitsa. Ở vùng Siberia xưa, những thợ săn thường mang theo những chiếc pelmeni nhân thịt nai đông lạnh để làm lương thực.       Người Nga thường ăn pelmeni cùng bơ tan chảy, mù tạt hay ăn với súp có nước dùng thịt.

Nếu có biết về ẩm thực Nga thì ít nhiều bạn cũng từng nghe nói đến pelmeni - món bánh nhồi thịt nổi tiếng có ngoại hình cực giống với... hoành thánh. Hiện tại, người ta làm nhân bằng thịt bò và thịt heo, tuy nhiên vào thời xưa, nhân thường được làm từ thịt nai sống, thịt lửng hay thậm chí là... thịt gấu. Pelmeni có vỏ làm từ bột mì, khá mỏng và mềm, thường được tạo hình từ một chiếc khuôn có tên là pelmenitsa. Ở vùng Siberia xưa, những thợ săn thường mang theo những chiếc pelmeni nhân thịt nai đông lạnh để làm lương thực. 


Người Nga thường ăn pelmeni cùng bơ tan chảy, mù tạt hay ăn với súp có nước dùng thịt.

Pierogi

Pierogi là một món ăn quan trọng ở Phần Lan, là loại bánh bao luộc hoặc chiên có nhân khoai tây, hành tây chiên và phô mai ngọt, ăn kèm với da lợn giòn trên cùng. Bánh có ngoại hình trông gần giống như bánh xếp châu Á, nhưng thực ra lại khác rất nhiều. Nhân pierogi đa dạng theo từng vùng miền, ví dụ như ở phía Tây phần lan thường nhồi thiết đậu, vùng Baltic Gdynia nhồi cá hồi và một số nơi thì dùng thịt ngỗng.

Pierogi là một món ăn quan trọng ở Phần Lan, là loại bánh bao luộc hoặc chiên có nhân khoai tây, hành tây chiên và phô mai ngọt, ăn kèm với da lợn giòn trên cùng. Bánh có ngoại hình trông gần giống như bánh xếp châu Á, nhưng thực ra lại khác rất nhiều. Nhân pierogi đa dạng theo từng vùng miền, ví dụ như ở phía Tây phần lan thường nhồi thiết đậu, vùng Baltic Gdynia nhồi cá hồi và một số nơi thì dùng thịt ngỗng.

Có đôi khi, vỏ bánh pierogi được làm từ bột lúa mạch (buckwheat) và cho thêm bạc hà vào làm hương. Vào lễ Giáng sinh, ở Phần Lan thường không ăn thịt nên người ta thay nhân bằng các nguyên liệu chay như nấm và dưa cải. Vào mùa hè, pierogi lại có thể khoác lên mình một "nhân dạng" ngọt ngào với nhân mousse dâu tây hoặc phúc bồn tử.

Có đôi khi, vỏ bánh pierogi được làm từ bột lúa mạch (buckwheat) và cho thêm bạc hà vào làm hương. Vào lễ Giáng sinh, ở Phần Lan thường không ăn thịt nên người ta thay nhân bằng các nguyên liệu chay như nấm và dưa cải. Vào mùa hè, pierogi lại có thể khoác lên mình một "nhân dạng" ngọt ngào với nhân mousse dâu tây hoặc phúc bồn tử.

Vareniki

Vareniki là món bánh truyền thống của Ukraina, nhưng đôi khi bị nhầm lẫn thành pierogi do có nhân khoai tây và trái cây. Tuy nhiên điều này là không đúng, bởi vì dù rất giống nhau, nhưng chúng vẫn mang những nét riêng biệt từ vùng đất mẹ nơi sinh ra chúng. Vareniki có da bánh bên ngoài mỏng hơn, dùng bột mì nghiền mịn nhất có thể. Ở nhiều vùng, Vareniki có thể mang các loại nhân cực kì béo như mỡ lợn, khoai tây, phô mai, trứng và sữa.

Vareniki là món bánh truyền thống của Ukraina, nhưng đôi khi bị nhầm lẫn thành pierogi do có nhân khoai tây và trái cây. Tuy nhiên điều này là không đúng, bởi vì dù rất giống nhau, nhưng chúng vẫn mang những nét riêng biệt từ vùng đất mẹ nơi sinh ra chúng. Vareniki có da bánh bên ngoài mỏng hơn, dùng bột mì nghiền mịn nhất có thể. Ở nhiều vùng, Vareniki có thể mang các loại nhân cực kì béo như mỡ lợn, khoai tây, phô mai, trứng và sữa. 


Klepe

Klepe là món bánh dumpling trông khá giống với món pasta ravioli của nước Ý, song hương vị của chúng lại rất khác biệt. Khác với ravioli, klepe mang hương vị đậm đà của ẩm thực vùng trung tâm Châu Á. Bên trong klepe có nhân thịt bằm, trộn với hành tây xắt nhỏ và được nêm nếm bằng muối, tiêu. Những chiếc bánh này thường được ăn kèm với sốt kem chua, kem sữa chua hoặc sốt tỏi bột ớt cay xé khiến bạn phải hít hà.

Klepe là món bánh dumpling trông khá giống với món pasta ravioli của nước Ý, song hương vị của chúng lại rất khác biệt. Khác với ravioli, klepe mang hương vị đậm đà của ẩm thực vùng trung tâm Châu Á. Bên trong klepe có nhân thịt bằm, trộn với hành tây xắt nhỏ và được nêm nếm bằng muối, tiêu. Những chiếc bánh này thường được ăn kèm với sốt kem chua, kem sữa chua hoặc sốt tỏi bột ớt cay xé khiến bạn phải hít hà.


Nguồn: Internet

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

9 sự thật ấn tượng về đất nước Thụy Điển

Du khách sẽ không bao giờ hết ngạc nhiên về đất nước này, có những điều ở nước khác là bình thường thì ở Thụy Điển lại trở nên khác biệt.

9 sự thật ấn tượng về đất nước Thụy Điển

1. Một đất nước cực kỳ thân thiện với môi trường


Nếu du khách muốn đến một quốc gia xanh, thân thiện với môi trường thì cần phải đặt một chuyến bay đến Thụy Điển càng sớm càng tốt. Đây là quốc gia đầu tiên sử dụng nhiên liệu sinh học thay vì là xăng. Hệ thống sản xuất và tái chế chất thải của Thụy Điển là một ví dụ tuyệt vời.

2. Một khách sạn được xây dựng lại hằng năm


Khách sạn băng đầu tiên trên thế giới nằm ở Thụy Điển và nó được xây dựng lại hằng năm từ tháng 12 đến tháng 4. Các bức tường dày, đồ nội thất, quầy bar, thậm chí cả kính đều được làm bằng băng. Các phòng trong khách sạn Ice Ice không bao giờ giống nhau, vì các nghệ sĩ và kiến trúc sư khác nhau từ khắp nơi trên thế giới được mời về thiết kế khách sạn mỗi năm.

3. Sống theo luật của Jante


Luật Jante là một bộ quy tắc ứng xử được biết đến rộng rãi ở các nước Scandinavi.

- Bạn không nghĩ bạn là người đặc biệt.

- Bạn không nghĩ rằng bạn tốt như chúng tôi.

- Bạn không nghĩ rằng bạn thông minh hơn chúng tôi.

- Bạn không thể tưởng tượng mình tốt hơn chúng tôi.

- Bạn không nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn chúng tôi.

- Bạn không nghĩ rằng bạn quan trọng hơn chúng tôi.

- Bạn không nghĩ rằng bạn giỏi mọi thứ.

- Bạn không thể cười nhạo chúng tôi.

- Bạn không nghĩ rằng tất cả mọi người đều quan tâm đến bạn.

- Bạn không nghĩ rằng bạn có thể dạy chúng tôi bất cứ điều gì.

4. Samboende, särbo, iblandbo


Ở Thụy Điển, có một số mối quan hệ gia đình rất kỳ lạ, một số cặp vợ chồng có thể sống với nhau tới 10 năm, có con nhưng vẫn chưa kết hôn. Họ có thể lựa chọn 1 trong những mối quan hệ.

- Samboende: một cặp vợ chồng sống chung và có một gia đình chung.

- Särbo: một cặp vợ chồng không sống chung với nhau, nhưng có mối quan hệ lâu dài và thích dành kỳ nghỉ, cuối tuần cùng nhau.

- Iblandbo: Đối tác sống cùng nhau theo thời gian.

5. Fika


Fika là một tách cà phê trong ngày. Nó là một phần cực kỳ quan trọng trong lối sống của người Thụy Điển. Đừng bao giờ nói với người Thụy Điển rằng uống nhiều cà phê là xấu.  

6. Tình yêu bánh pizza


Có rất nhiều nhà hàng Ý ở Thụy Điển. Tuy nhiên, thực đơn hơi khác so với bình thường. Ví dụ, món ăn phổ biến nhất ở Thụy Điển là pizza kebab được phủ thịt xiên và nước sốt đặc biệt. Du khách cũng có thể thử pizza với chuối bên trên tại pizzerias trên khắp Thụy Điển.

7. Không gian cá nhân


Người Thụy Điển rất chú ý đến không gian cá nhân của người khác và họ sẽ không bao giờ làm phiền trừ khi đó là tình huống khẩn cấp. Ngay cả tại các điểm dừng xe buýt, mọi người cũng đứng ở một khoảng cách nhất định với nhau.

8. Khu giải trí


Nếu muốn kiểm tra kỹ năng bắn súng của mình, du khách nên tham gia vào trò chơi lễ hội Thụy Điển ném cá ngựa vào thùng. Người chiến thắng trong trò chơi được một con cá thật.

9. Thanh toán không dùng tiền mặt


Trong những năm gần đây, lượng tiền mặt trong lưu thông đã nhanh chóng giảm ở Thụy Điển. Ngay cả nhà vệ sinh công cộng cũng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đèn LED được lắp đặt trên tay nắm cửa của nhà vệ sinh công cộng, màu đỏ báo hiệu rằng có người đang sử dụng, trong khi màu xanh lá cây là đang trống.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Những điều cần biết khi mua sắm ở Châu Âu

Không chỉ hấp dẫn bởi nền văn hóa lâu đời, cảnh đẹp và những công trình kiến trúc độc đáo, Châu Âu còn là thiên đường mua sắm mà nhiều người ước ao được đặt chân tới. Nếu có cơ hội đến Châu Âu thì những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến shopping đầy thú vị và như ý.

Những điều cần biết khi mua sắm ở Châu Âu

Người dân Châu Âu được biết đến là những con người lịch thiệp, văn minh. Cũng giống như các khu vực khác trên thế giới, họ có những chuẩn mực ứng xử trong giao tiếp, ngay cả việc mua sắm hàng ngày cũng vậy. Ở Châu Âu, nếu bạn muốn biết thói quen ăn uống, món ăn đặc trưng của người bản địa, hãy đến với khu chợ dân sinh sầm uất nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa địa phương, hãy thăm quan một khu chợ trời, nơi những món đồ cổ, các tác phẩm nghệ thuật cũ, các hộc đồ chứa đầy những thứ nhỏ nhắn không tên được bày bán la liệt. Mỗi món đồ lại mang trong mình một câu chuyện riêng.

Những điều cần biết khi mua sắm ở Châu Âu

Nếu bạn muốn mua sắm một cách thuần thục như người bản xứ, được phục vụ tốt nhất và mua được những món quà lưu niệm độc lạ, tốt hơn hết hãy quên khái niệm “khách hàng là thượng đế” đi mà thay vào đó hãy tìm hiểu và tôn trọng văn hóa mua bán của người châu Âu.

NÊN

Chào hỏi lịch sự


Nếu bạn từng làm việc trong ngành dịch vụ hoặc bán lẻ, chắc hẳn bạn đã được đào tạo phải luôn chào hỏi, mỉm cười với khách hàng. Thế nhưng ở Châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Ban Nha, PhápÝ thì nhiệm vụ đó lại thuộc về người mua. Bạn nên chào chủ quán khi đến và cả lúc rời đi, ngay cả khi bạn chỉ xem hàng mà không mua gì cả. Nếu có thể hãy chào bằng ngôn ngữ địa phương.

Hỏi trước có chấp nhận thanh toán thẻ không


Hỏi trước có chấp nhận thanh toán thẻ không

Có thể bạn hơi bất ngờ nhưng tại nền kinh tế phát triển như Châu Âu, một số nơi vẫn không chấp nhận thanh toán thẻ, đặc biệt là các hội chợ tổ chức theo mùa, theo tuần. Vì vậy tốt hơn bạn nên hỏi về các phương thức thanh toán được chấp nhận tại cửa hàng trước khi bạn chọn mua món đồ nào đó để tránh mất thời gian cho cả người bán và người mua.

Mặc cả một cách cẩn trọng


Bạn đừng hy vọng mặc cả được giá thấp ở hầu hết các cửa hàng ở Châu Âu, đặc biệt là tại các chợ, nhà hàng bán đồ ăn, đồ uống. Tuy nhiên, một số khu chợ trời như Barcelona’s Els Encants, nơi bày bán vô vàn món đồ lưu niệm cổ, đồ thủ công, bạn có thể tìm thấy một vài gian hàng cho phép mặc cả, nhưng đừng cố mặc cả thấp hơn 10 đến 15% giá gốc sản phẩm. Nếu bạn mua nhiều, bạn cũng có cơ hội thương lượng để giảm giá, hãy nhớ mặc cả một cách lịch sự.

Chuẩn bị sẵn túi đựng đồ


Chuẩn bị sẵn túi đựng đồ

Ở một số thành phố lớn tại Châu Âu như Barcelona, London, RomeParis, các cửa hàng bị cấm phát miễn phí túi đựng đồ cho khách hàng. Thay vào đó, khách hàng sẽ phải trả một khoản tiền nhỏ để mua túi đựng đồ. Điều này nhằm mục đích hạn chế sử dụng túi nilon, bảo vệ môi trường.

Không mang túi lớn vào siêu thị


Hãy lưu ý, balo, ví kích thước lớn không được phép đem vào trong các cửa hiệu. Tại các siêu thị, cửa hàng lớn, bạn sẽ được cung cấp tủ cá nhân có khóa riêng để bảo quản đồ. Còn tại các tiệm nhỏ, túi xách của bạn sẽ được cất giữ sau quầy thu ngân trong lúc bạn lựa đồ. Một vài nơi nhân viên sẽ yêu cầu kiểm tra túi xách của bạn ngay khi đến cửa hàng và trước khi rời đi. Đừng khó chịu về điều này bởi đó là điều cần thiết.

Cầm theo hóa đơn và tiền lẻ


Cầm theo hóa đơn và tiền lẻ

Người Châu Âu rất chú trọng sự chính xác trong giá cả và thanh toán, họ không khuyến khích làm tròn hay thêm bớt. Từ những cửa tiệm nhỏ đến các trung tâm thương mại, mỗi cửa hàng đều tích trữ rất nhiều tiền lẻ để trả lại cho khách. Bạn cũng nên chuẩn bị một chút tiền lẻ để có thể thanh toán chính xác nhất số tiền phải trả.

Hạn chế dùng điện thoại


Trừ khi bạn cần sử dụng điện thoại nhờ Google Translate phiên dịch để trao đổi với người bán, tốt hơn hết hãy bỏ nó vào trong túi. Tuy nhiên, nếu bạn đặc biệt thích thú với món đồ độc lạ nào đó mà không có ý định mua chúng, bạn vẫn có thể xin phép chủ quán chụp một vài bức ảnh và đừng quên cảm ơn họ. Không phải chủ tiệm hay nghệ nhân nào cũng muốn được quảng cáo trên Instagram, Facebook của bạn đâu!

KHÔNG NÊN

Trông đợi một nụ cười


Một nụ cười xã giao bị cho là không đáng tin cậy trong văn hóa mua sắm của người Châu Âu. Điều này đặc biệt đúng đối với người dân vùng Đông Âu như RomaniaNga. Bất kể bạn chi bao nhiêu tiền cho cuộc mua sắm thì cũng đừng mong đợi một nụ cười từ người bán.

Chạm vào hàng hóa


Chạm vào hàng hóa

Nếu không phải là khách quen được chủ cửa hàng tin tưởng thì tốt nhất đừng chạm tay, cầm lên xem xét hàng hóa, nhất là ở các cửa tiệm nhỏ hay trong khu chợ trời.

Khi đến với chợ ẩm thực, bạn nên dạo quanh một lượt rồi gặp người bán, yêu cầu họ lấy những thứ bạn muốn một cách lịch sự. Hãy dùng tay để chỉ và nói “làm ơn” bằng tiếng địa phương. Nếu bạn có khả năng giao tiếp với họ, hãy cho họ biết bạn định chế biến món gì với nguyên liệu đó, người bán sẽ chọn cho bạn những thứ tươi ngon và phù hợp nhất.

Nếu bạn mua sắm ở chợ trời, bạn cũng nên nhớ chỉ quan sát bằng mắt chứ đừng động tay. Chỉ cầm một món đồ lên một cách nhẹ nhàng khi bạn thực sự có hứng thú với nó rồi trả giá. Nếu bạn và người bán không đạt được thương lượng, hãy đặt trả nó về đúng vị trí ban đầu.

Mua hàng rong không rõ nguồn gốc


Mua hàng rong không rõ nguồn gốc

Tại Châu Âu, tất cả các cửa hàng và sạp hàng trong chợ đều được cấp phép, nhưng những quầy bán rong trên lối đi bộ, trong các ga tàu điện ngầm thì không. Cho dù giá cả có vẻ hấp dẫn hơn rất nhiều nhưng tốt hơn hết bạn không nên mua sắm ở đó bởi có thể bạn sẽ đối mặt với những rắc rối pháp lý khi mua bán, tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.

Hút thuốc lá, ăn uống trong cửa hàng


Hút thuốc lá trong cửa hàng không bị cấm chặt chẽ nhưng ăn uống thì lại bị cấm tuyệt đối, ngay cả trong siêu thị. Nói chung, người Châu Âu, đặc biệt là người Pháp, Ý không chấp nhận việc vừa di chuyển vừa ăn uống, nhất là ăn uống khi đi mua sắm.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp


Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Những điều nên làm khi du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa đông

Sẽ là một chuyến đi đáng nhớ cho bạn khi đặt chân đến đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và trải nghiệm những điều tuyệt vời sau đây:

Sẽ là một chuyến đi đáng nhớ cho bạn khi đặt chân đến đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và trải nghiệm những điều tuyệt vời sau đây:

Đi du thuyền trên sông hoặc tham gia tour du lịch trên đất liền

Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một địa điểm du lịch nóng - ngay cả trong mùa đông. Khi trời chuyển lạnh, bạn hãy lên du thuyền đi quanh eo biển Bosphorus nổi tiếng, hoặc tham gia một cuộc phiêu lưu trên đất liền. Bạn có thể dừng chân tại Istanbul, Cappadocia, Erzurum, Kars (nơi có hồ Cildir đóng băng trông giống như một xứ sở mùa đông).

Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một địa điểm du lịch nóng - ngay cả trong mùa đông. Khi trời chuyển lạnh, bạn hãy lên du thuyền đi quanh eo biển Bosphorus nổi tiếng, hoặc tham gia một cuộc phiêu lưu trên đất liền. Bạn có thể dừng chân tại IstanbulCappadocia , Erzurum, Kars (nơi có hồ Cildir đóng băng trông giống như một xứ sở mùa đông).

Trượt tuyết

Quanh năm, những ngọn núi cao của Thổ Nhĩ Kỳ thường bao phủ tuyết. Mùa đông là thời điểm tốt nhất để bạn trượt tuyết. Bạn có thể trượt bằng ván trượt tuyết, ghé thăm Dãy núi Kackar - nơi có công viên quốc gia, Cao nguyên Ayder hoặc Ikizdere. Nơi đây còn có nhiều khu nghỉ mát trượt tuyết phù hợp với gia đình.

Quanh năm, những ngọn núi cao của Thổ Nhĩ Kỳ thường bao phủ tuyết. Mùa đông là thời điểm tốt nhất để bạn trượt tuyết. Bạn có thể trượt bằng ván trượt tuyết, ghé thăm Dãy núi Kackar - nơi có công viên quốc gia, Cao nguyên Ayder hoặc Ikizdere. Nơi đây còn có nhiều khu nghỉ mát trượt tuyết phù hợp với gia đình.

Thư giãn trong bồn tắm Thổ Nhĩ Kỳ

Sau một ngày lạnh lẽo đi trên sườn núi, bạn hãy thư giãn trong bồn tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Bạn có thể tẩy tế bào chết, ngâm người hay massage trong những phòng tắm ấm áp này. Hoặc bạn hãy đến Kilic Ali Pasa Hamami - nhà tắm thanh lịch, được xây dựng từ năm 1578-1583 có kiến ​​trúc nổi bật và khu vực phòng chờ thoải mái.

Sau một ngày lạnh lẽo đi trên sườn núi, bạn hãy thư giãn trong bồn tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Bạn có thể tẩy tế bào chết, ngâm người hay massage trong những phòng tắm ấm áp này. Hoặc bạn hãy đến Kilic Ali Pasa Hamami - nhà tắm thanh lịch, được xây dựng từ năm 1578-1583 có kiến ​​trúc nổi bật và khu vực phòng chờ thoải mái.

Khám phá ống khói cổ tích

Bạn đừng quên trải nghiệm phong cảnh huyền diệu của Thổ Nhĩ Kỳ tại Cappadocia – “ống khói cổ tích” được hình thành từ hàng triệu năm trước bởi các vụ phun trào núi lửa. Những người dân đầu tiên đã sử dụng nó làm nhà và nhà thờ, thậm chí là chạm khắc các hang động và thành phố dưới lòng đất.     Ở các thị trấn như Goreme, khách du lịch có thể ở trong các hang động. Bạn có thể tham gia tour du lịch có người địa phương hướng dẫn. Họ sẽ giải thích những bí ẩn và truyền thuyết xung quanh các thành tựu khác thường này.

Bạn đừng quên trải nghiệm phong cảnh huyền diệu của Thổ Nhĩ Kỳ tại Cappadocia  – “ống khói cổ tích” được hình thành từ hàng triệu năm trước bởi các vụ phun trào núi lửa. Những người dân đầu tiên đã sử dụng nó làm nhà và nhà thờ, thậm chí là chạm khắc các hang động và thành phố dưới lòng đất. 

Ở các thị trấn như Goreme, khách du lịch có thể ở trong các hang động. Bạn có thể tham gia tour du lịch  có người địa phương hướng dẫn. Họ sẽ giải thích những bí ẩn và truyền thuyết xung quanh các thành tựu khác thường này.

Đi khinh khí cầu lúc bình minh

Bạn cũng có thể nhìn thấy những lâu đài cổ tích, đầm lầy và nhiều cảnh quan tuyệt vời khác của Thổ Nhĩ Kỳ bằng đường hàng không. Cappadocia là một trong những nơi phổ biến nhất trên thế giới để đi khinh khí cầu. Tháng 4 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10 thường là những tháng tốt nhất để đi khinh khí cầu.

Bạn cũng có thể nhìn thấy những lâu đài cổ tích, đầm lầy và nhiều cảnh quan tuyệt vời khác của Thổ Nhĩ Kỳ bằng đường hàng không. Cappadocia là một trong những nơi phổ biến nhất trên thế giới để đi khinh khí cầu. Tháng 4 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10 thường là những tháng tốt nhất để đi khinh khí cầu.

Tham quan Sừng Vàng

Sừng Vàng là một bến cảng tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Các cặp đôi có thể lên những chiếc thuyền nhỏ để ngắm nhìn những khu vườn hoa tulip tuyệt đẹp được trồng dọc theo bờ biển. Du khách hãy đi phà đến xem các giáo đường cổ, nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo, nhà cửa, công viên và các điểm tham quan khác. Bạn hãy dành thời gian để đi cáp treo lên đỉnh đồi Pierre Lotti và chụp ảnh tự sướng với bán đảo phía sau lưng.

Sừng Vàng là một bến cảng tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Các cặp đôi có thể lên những chiếc thuyền nhỏ để ngắm nhìn những khu vườn hoa tulip tuyệt đẹp được trồng dọc theo bờ biển. Du khách hãy đi phà đến xem các giáo đường cổ, nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo, nhà cửa, công viên và các điểm tham quan khác. Bạn hãy dành thời gian để đi cáp treo lên đỉnh đồi Pierre Lotti và chụp ảnh tự sướng với bán đảo phía sau lưng.


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Khám phá những điểm du lịch tuyệt đẹp trong bom tấn Aquaman

Những ngày cuối năm 2018, bom tấn Aquaman thu hút đông đảo fan DC bởi cốt truyện kể về hành trình trở thành vua biển cả của nhân vật "người cá" Arthur Curry. 

Khám phá những điểm du lịch tuyệt đẹp trong bom tấn Aquaman

Để thể hiện được chủ đề của bộ phim, đem đến cho khán giả cảm giác mãn nhãn khi thưởng thức tác phẩm, đạo diễn James Wan đã kỳ công lựa chọn nhiều địa điểm quay có bãi biển tuyệt đẹp, còn mang vẻ hoang sơ khiến khán giả không thể rời mắt, ao ước một lần được đặt chân tới những vùng này. Phần lớn những cảnh quay trong bom tấn này được thực hiện tại vùng Bờ biển Vàng, Queensland, Australia

1. Queensland


Một bang nằm phía đông bắc Australia, giáp biển San Hô với đường bờ biển dài 7.000 km. Địa điểm này là một trong những nơi lý tưởng cho môn thể thao lướt sóng vì có nhiều bãi biển đẹp cùng khí hậu trong lành. Ngoài ra, Queensland cũng là nơi có vịnh san hô ngầm lớn nhất thế giới.

Với đặc trưng nổi bật là đường bờ biển xanh biếc



Các bãi biển nổi tiếng nhất khu vực Bờ biển Vàng bao gồm bãi Main, bãi Currumbin, mũi đất Amity, mũi đất Hastings đã được chọn làm bối cảnh chính cho bộ phim Aquaman. Chia sẻ với truyền thông, đạo diễn James Wan cho biết đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng từng chi tiết trong quá trình chọn bối cảnh lên phim. "Nếu việc tuyển chọn diễn viên làm nên một nửa yếu tố diễn xuất, thì lựa chọn địa điểm sẽ quyết định một nửa vẻ đẹp của bộ phim"

Vịnh san hô ở Queensland



Vịnh san hô ở Queensland là một hệ sinh thái dài 2.300 km với hàng nghìn loại đá ngầm cùng hàng trăm hòn đảo được tạo nên từ hơn 600 loài san hô. Nơi đây được ví như nhà của vô vàn loại vật sống dưới biển.

2. Mũi đất Hastings


Mũi Hastings là địa điểm đoàn làm phim Aquaman chọn là nơi sinh ra và lớn lên của Arthur Curry. Ngọn hải đăng trong phim mới được dựng lên vì mục đích điện ảnh, nên thực chất, công trình này không có ở ngoài đời thật. Với vị trí đặc biệt, giao hòa giữa thiên nhiên, đất trời, khung cảnh bãi biển rộng bát ngát, ánh hoàng hôn rực rỡ của những phân đoạn trong phim hoàn toàn có thật, không cần nhờ tới kỹ xảo.

Đứng trên mũi đất Hastings, bạn có thể thấy toàn vẹn đường chân trời. Vì thế, nơi này còn được chọn là điểm ngắm Mặt Trời mọc và lặn lý tưởng, lãng mạn cho các cặp đôi. Ngoài ra, gần khu vực này còn có các công viên và khu bảo tồn thiên nhiên thu hút rất nhiều du khách.

3. Sa mạc Sahara (châu Phi)


Rời khỏi những bãi biển, Arthur và Mera (nữ chính) đến với miền đất sa mạc trên hành trình giành lại ngai vàng vương quốc Atlantis. Khung cảnh sa mạc rộng bát ngát khiến khán giả trầm trồ vì sự hùng vĩ được quay tại sa mạc Sahara, phần thuộc Morroco, đất nước nằm phía tây bắc châu Phi.

Merzouga



Một thị trấn nhỏ nằm bên trong sa mạc Sahara đã được chọn làm địa điểm cho một số cảnh quan trọng của bộ phim. Bãi cát ở đây có chiều dài 50 km và rộng khoảng 5 km. Những đồi cát có thể cao tới 350 m. Đây là nơi lý tưởng cho những du khách thích trải nghiệm cảm giác phiêu lưu mạo hiểm trên lưng của những chú lạc đà.

Erfoud



Một địa điểm khác được sử dụng để quay những cảnh phim trên sa mạc là Erfoud, một ốc đảo nhỏ của sa mạc Sahara. Ngoài Aquaman, nơi này còn xuất hiện trong nhiều bộ phim Hollywood nổi tiếng khác như Xác ướp (1999), Hoàng tử Ba Tư (2010), Spectre (2015)... 

4. Erice (Italy)


Trong kế hoạch quay phim, những cảnh đuổi bắt gay cấn đáng lẽ phải được quay ở thị trấn Erice, thuộc Silicy, Italy. Tuy nhiên, do không đủ kinh phí nên đạo diễn đã quyết định thực hiện những phân đoạn này với hình ảnh dựng bởi kỹ xảo hiện đại. Dù vậy, người xem vẫn thấy được phần nào vẻ đẹp cổ kính đặc trưng của thị trấn Erice trong lúc thưởng thức bộ phim.

Vị trí "mũi giày" của "đôi ủng" Italy



Erice là một thị trấn cổ nằm phía trên ngọn núi Erice, thuộc vùng Silicy, vị trí "mũi giày" của "đôi ủng" Italy. Bên trong thị trấn vẫn còn nguyên vẹn những bức tường từ thời La Mã cổ đại và các ngôi nhà cổ của thời kỳ cũ trong lịch sử Italy. Ngoài ra, nơi đây còn 2 tòa lâu đài Pepoli và Venus được xây dựng từ thời trung cổ. Đây là nơi du lịch lý tưởng cho những ai yêu thích lịch sử và sự cổ kính của châu Âu.

Silicy



Silicy cũng là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Italy. Hòn đảo này có diện tích lớn nhất Địa Trung Hải với lịch sử kéo dài từ 12.000 năm trước Công Nguyên. Nơi này bao gồm nhiều khu vực quan trọng đối với ngành khảo cổ học. Silicy có nền văn hóa rất lâu đời và độc đáo, nhất là trong các lĩnh vực ẩm thực, hội họa, văn học... 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Khám phá kỳ quan thiên nhiên trong bộ phim Game of Thrones

Nếu từng trót mê mẩn những tòa những tâu đài tráng lệ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ trong phim Game Of Thrones thì bộ ảnh này là để dành cho bạn.

Nếu từng trót mê mẩn những tòa những tâu đài tráng lệ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ trong phim Game Of Thrones thì bộ ảnh này là để dành cho bạn.

Game Of Thrones là một series truyền hình ăn khách được sáng lập David Benioff và D.B Weiss cùa đài HBO. Bộ phim dựa trên bộ tiểu thuyết ăn khách của tác giả George R.R Martin A Song Of Ice And Fire. Phim không chỉ thu hút khán giả bởi cốt truyện kịch tính, các nhân vật phức tạp cùng những bài học giàu tính triết lý mà còn bởi những cảnh quay ngoại cảnh đẹp đến mê hồn.

1. Sant Pere De Galligants là một tu viện dòng Benedictine nằm ở Girona, Catalonia. Từ năm 1857, nơi đây trở thành Bảo tàng Khảo cổ học Catalonia. Trong phim, đây là bối cảnh cho Citadel, thủ phủ của các học giả trong Westeros.

Sant Pere De Galligants là một tu viện dòng Benedictine nằm ở Girona, Catalonia. Từ năm 1857, nơi đây trở thành Bảo tàng Khảo cổ học Catalonia. Trong phim, đây là bối cảnh cho Citadel, thủ phủ của các học giả trong Westeros.

2. Girona là một tỉnh ở đông bắc Tây Ban Nha ở phía bắc cộng đồng tự trị Catalonia với thủ phủ là thành phố Girona. Đây cũng là nơi quay Braavos, ngôi nhà của Arya Stark trong mùa 6.

Girona là một tỉnh ở đông bắc Tây Ban Nha, ở phía bắc cộng đồng tự trị Catalonia với thủ phủ là thành phố Girona. Đây cũng là nơi quay Braavos, ngôi nhà của Arya Stark trong mùa 6.

3. Hẳn ai cũng nhớ cảnh Mẹ Rồng trong đám cưới ở mùa một đúng không? Cảnh quay này được thực hiện ngay trên vòm đá Azure, Malta. Tọa lạc ở vịnh Dwejra trong khu vực San Lawrenz, gần vách đá biển Inland và Fungus Rock, đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn của Malta. Tiếc là vách đá này đã sụp đổ vào tháng 3 năm 2017.

Hẳn ai cũng nhớ cảnh Mẹ Rồng trong đám cưới ở mùa một đúng không? Cảnh quay này được thực hiện ngay trên vòm đá Azure, Malta. Tọa lạc ở vịnh Dwejra trong khu vực San Lawrenz, gần vách đá biển Inland và Fungus Rock, đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn của Malta. Tiếc là vách đá này đã sụp đổ vào tháng 3 năm 2017.

4. Larrybane, Bắc Ailen là một địa điểm đã chứng kiến rất nhiều sự kiện quan trọng trong GOT. Tại đây Brienne của Tarth xuất hiện lần đầu trong trận chiến với Loras Tyrell, Renly Baratheon cắm quân và Theon Greyjoy kêu gọi đồng minh để giành quyền thừa kế Đảo Sắt cho chị mình, Yara Greyjoy.

Larrybane, Bắc Ailen là một địa điểm đã chứng kiến rất nhiều sự kiện quan trọng trong GOT. Tại đây Brienne của Tarth xuất hiện lần đầu trong trận chiến với Loras Tyrell, Renly Baratheon cắm quân và Theon Greyjoy kêu gọi đồng minh để giành quyền thừa kế Đảo Sắt cho chị mình, Yara Greyjoy.

5. Lâm viên Tollymore, Bắc Ailen nằm ở Bryansford, gần thành phố Newcastle. Rộng 630 hecta với quang cảnh hùng vĩ, nơi này luôn nằm trong danh sách "Những nơi thích hợp để đi cắm trại nhất tại Anh" bởi tạp chí The Sunday Times.

Lâm viên Tollymore, Bắc Ailen nằm ở Bryansford, gần thành phố Newcastle. Rộng 630 hecta với quang cảnh hùng vĩ, nơi này luôn nằm trong danh sách "Những nơi thích hợp để đi cắm trại nhất tại Anh" bởi tạp chí The Sunday Times.

6. Cảng Balitony nằm ở thành phố Balitony, Bắc Ailen (trong tiếng Ailen "Baile an Tuaigh" có nghĩa là thành phố ở phía Bắc). Nơi đây nổi tiếng với những bãi biển đẹp, các di tích lịch sử có giá trị và là nơi quay thành phố Lordsport, đảo Pyke, quê nhà của Theon Greyjoy trong phim.

Cảng Balitony nằm ở thành phố Balitony, Bắc Ailen (trong tiếng Ailen "Baile an Tuaigh" có nghĩa là thành phố ở phía Bắc). Nơi đây nổi tiếng với những bãi biển đẹp, các di tích lịch sử có giá trị và là nơi quay thành phố Lordsport, đảo Pyke, quê nhà của Theon Greyjoy trong phim.

7. Dubrovnik là một thành phố của Croatia, nằm bên bờ biển Adriatic. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng, là hải cảng và trung tâm của hạt Dubrovnik-Neretva. Đây cũng là nơi quay King's Landing, thủ đô của Westeros trong phim.

Dubrovnik là một thành phố của Croatia, nằm bên bờ biển Adriatic. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng, là hải cảng và trung tâm của hạt Dubrovnik-Neretva. Đây cũng là nơi quay King's Landing, thủ đô của Westeros trong phim.

8. Trsteno Arboretum là vườn thực vật lâu đời nhất thế giới. Vườn này được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi gia đình quý tộc Gozze. Nơi đây không chỉ có những vườn cây đẹp đến mê hồn mà còn nhìn ra cảnh biển đẹp choáng ngợp.

Trsteno Arboretum là vườn thực vật lâu đời nhất thế giới. Vườn này được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi gia đình quý tộc Gozze. Nơi đây không chỉ có những vườn cây đẹp đến mê hồn mà còn nhìn ra cảnh biển đẹp choáng ngợp.

9. Khu vườn từng xuất hiện trong phim GOT, rộng 25 hecta, nằm cách Dubrovnik 24 kilomet về phía Tây Bắc. Nó được xây theo phong cách Gothic-Phục Hưng và có hơn 300 loài cây khác nhau.

Khu vườn từng xuất hiện trong phim GOT, rộng 25 hecta, nằm cách Dubrovnik 24 kilomet về phía Tây Bắc. Nó được xây theo phong cách Gothic-Phục Hưng và có hơn 300 loài cây khác nhau.

10. Pile Gate là cổng chính vào Dubrovnik's Old Town. Thiết kế phức tạp của nó được tạo bởi nhiều cổng khác nhau, chắn bên ngoài là pháo đài Bokar và hào nước.

 Pile Gate là cổng chính vào Dubrovnik's Old Town. Thiết kế phức tạp của nó được tạo bởi nhiều cổng khác nhau, chắn bên ngoài là pháo đài Bokar và hào nước.

11. Cảng West Dubrovnik là nơi quay trận thủy chiến Blackwater Bay vô cùng hoành tráng ở mùa 2 của bộ phim.

Cảng West Dubrovnik là nơi quay trận thủy chiến Blackwater Bay vô cùng hoành tráng ở mùa 2 của bộ phim.

12. Một trong những hình ảnh kinh điển nhất của GOT là khi Cersei Lannister bị bắt phải đi bộ trần truồng từ nhà thờ về đến lâu đài do tội gian dâm. Nó được thực hiện ở Bậc thang Jesuit, nằm ở phía Nam quảng trường Gundolic.

Một trong những hình ảnh kinh điển nhất của GOT là khi Cersei Lannister bị bắt phải đi bộ trần truồng từ nhà thờ về đến lâu đài do tội gian dâm. Nó được thực hiện ở Bậc thang Jesuit, nằm ở phía Nam quảng trường Gundolic.

13. Bậc thang Jesuit nối liền quảng trường Gundolic với một quảng trường khác đặt theo tên của nhà vật lý học nổi tiếng, Ruđer Bošković. Mang phong cách Baroque, nó trông khá giống với Bậc thang Tây Ban Nha ở Piazza di Spagna tại Roma, Italia. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư Pietro Passalacque vào năm 1738.

Bậc thang Jesuit nối liền quảng trường Gundolic với một quảng trường khác đặt theo tên của nhà vật lý học nổi tiếng, Ruđer Bošković. Mang phong cách Baroque, nó trông khá giống với Bậc thang Tây Ban Nha ở Piazza di Spagna tại Roma, Italia. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư Pietro Passalacque vào năm 1738.

14. Chiếc cầu thang này dẫn tới phố Uz Jezuite, nơi đặt nhà thờ St. Ignatius và hai trường đại học của Dubrovnik, Collegium Ragusinum và Jesuit College.

Chiếc cầu thang này dẫn tới phố Uz Jezuite, nơi đặt nhà thờ St. Ignatius và hai trường đại học của Dubrovnik, Collegium Ragusinum và Jesuit College.

15. Attard là một thành phố của Malta. Khẩu hiệu của thành phố là "Florigera rosis halo" ("Tỏa hương thơm vào không khí bằng đóa hoa của mình") do xung quanh nó có rất nhiều vườn hoa.

Attard là một thành phố của Malta. Khẩu hiệu của thành phố là "Florigera rosis halo" ("Tỏa hương thơm vào không khí bằng đóa hoa của mình") do xung quanh nó có rất nhiều vườn hoa.

16. Malta là một quốc đảo Nam Âu nằm giữa Sicily và bờ biển Bắc Phi. Nơi này nổi tiếng với các di tích cổ xưa, khí hậu dễ chịu và người dân thân thiện. Nơi này cũng được dùng làm bối cảnh cho phim GOT.

Malta là một quốc đảo Nam Âu nằm giữa Sicily và bờ biển Bắc Phi. Nơi này nổi tiếng với các di tích cổ xưa, khí hậu dễ chịu và người dân thân thiện. Nơi này cũng được dùng làm bối cảnh cho phim GOT.

17. Bảo tàng Dân tộc học Rupe được xây dụng từ thế kỷ 16. Chỗ này quay nhà thổ của Petyr Bealish, nơi Tyrion Lannister gặp Oberyn Martell.

Bảo tàng Dân tộc học Rupe được xây dụng từ thế kỷ 16. Chỗ này quay nhà thổ của Petyr Bealish, nơi Tyrion Lannister gặp Oberyn Martell.

18. Một trong những phần quan trọng nhất của Bức tường Dubrovnik là tháp Minčeta. Đây là điểm cao nhất của bức tường, cho phép người xem có thể ngắm toàn bộ thành phố từ trên cao. Tòa tháp được khởi xây vào năm 1319 và hoàn thành vào năm 1464.

Một trong những phần quan trọng nhất của Bức tường Dubrovnik là tháp Minčeta. Đây là điểm cao nhất của bức tường, cho phép người xem có thể ngắm toàn bộ thành phố từ trên cao. Tòa tháp được khởi xây vào năm 1319 và hoàn thành vào năm 1464.
19. Mývatnn là một cái hồ nằm ở phía Bắc Iceland. Hồ này nổi tiếng với thảm thực vật phong phú cùng với nhiều loài sinh vật đa dạng, đặc biệt là vịt.

Mývatnn là một cái hồ nằm ở phía Bắc Iceland. Hồ này nổi tiếng với thảm thực vật phong phú cùng với nhiều loài sinh vật đa dạng, đặc biệt là vịt.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến