Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Du Xuân săn ảnh Tết

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về người người, nhà nhà lại nô nức đến các địa điểm chụp ảnh Tết đẹp để sắm cho mình những bộ ảnh lung linh nhất.

Du Xuân săn ảnh Tết

Vườn đào Nhật Tân

Vườn đào Nhật Tân, Tây Hồ

Hoa đào là một loại hoa đẹp, sinh trưởng tại khu vực phía Bắc, chỉ nở vào dịp cuối năm khi không khí bắt đầu lạnh dần và nó cũng là loài hoa tượng trưng cho ngày Tết tại Hà Nội. Chính vì vậy mà khi đến Hà Nội chụp hình Tết, bạn đừng nên bỏ lỡ hình ảnh những cánh hoa đào xinh đẹp này nhé. Và một địa chỉ có nhiều hoa đào nhất đáng để bạn đến chụp hình đó là vườn đào Nhật Tân. Sau khi chụp ảnh, bạn có thể mua một vài cành đào về trưng cho không khí xuân thêm ấm áp.

Phố Ông Đồ

Phố Ông Đồ

Hàng năm vào những ngày Tết Nguyên Đán, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những ông Đồ Già đang say sưa viết chữ thư pháp bên một góc đường tại Nhà văn hóa Thanh Niên hay những công viên lớn tại Sài Gòn. Phố Ông Đồ không chỉ là địa điểm vui chơi, chụp ảnh mà còn là nơi để du khách, nhất là giới trẻ tìm hiểu và quý trọng hơn giá trị của ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Và quan trọng nhất đó là các bạn đừng quên ghé lại để nhờ ông Đồ viết tặng mình những câu chúc Tết Nguyên Đán hay và ý nghĩa nhất tặng bạn bè, gia đình và những người thân thiết nhất của mình.

Bãi lau chân cầu Rào 2

Bãi lau chân cầu Rào 2

Tết đâu chỉ có đào với mai, giới trẻ bây giờ còn thích chụp ảnh với những khung cảnh lạ lẫm hơn và bãi lau là một trong số đó. Ở Hải Phòng có bãi lâu rộng nằm ở chân cầu Rào 2 rất được yêu thích.  Lau ở đây cao và cũng rộng nữa, vì thế sẽ cho bạn những bức ảnh tựa như phương trời Tây vậy. Tết này, hãy rủ bạn bè đến đây và chụp lại những bức ảnh kỷ niệm cực đẹp nhé!

Thung lũng hoa hồ Tây

Thung lũng hoa Hồ Tây

Thung lũng hoa Hồ Tây nằm ở ngã ba Nhật Chiêu – Công viên nước với diện tích hàng ngàn mét vuông trồng đủ các loài hoa rực rỡ sắc màu. Nơi đây được ví như thiên đường của những loài hoa. Nhất là khi mùa Xuân đến, trăm hoa đua nở, khoe sắc lung linh tạo nên địa điểm chụp ảnh Tết đẹp lung linh. Tại Thung lũng hoa Hồ Tây trồng rất nhiều loại hoa đặc biệt như cúc vạn thọ, hoa hướng dương, hoa cải, hoa tuýp điệp, cúc hoạ mi, hoa cánh bướm, hoa xác pháo, dạ yến thảo…

Làng hoa Sa Đéc

Làng hoa Sa Đéc

Làng hoa Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp là nơi thu hút khá nhiều du khách thập phương vào mỗi độ Tết đến. Với hơn 100 loài hoa cùng nhau khoe sắc, nơi đây đã làm say lòng bao nhiếp ảnh gia và nhiều bạn trẻ. Cho ra đời những bộ sưu tập xuân đầy màu sắc. Phía bên này là hoa những khóm hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa dâm bụt vàng đỏ tím… Bên kia là thược dược, tú cầu, lan, mai thủy chiếu. Xa xa là ớt kiểng, mãn đình hồng, kim cúc…đang đua nhau khoe sắc, tất cả cùng hội tụ tạo nên một bức tranh quyến rũ say đắm lòng người. Sau khi chụp ảnh bạn có thể chọn mua vài chậu hoa xinh xắn về trưng Tết cho không khí xuân thêm rộn ràng.
Xem thêm: Làng hoa Sa Đéc rộn ràng khoe sắc dịp Tết đến xuân về

Hồ Gươm và Phố cổ

Phố cổ

Hồ Gươm và Phố cổ cũng là những địa điểm chụp ảnh Tết đẹp được nhiều người lựa chọn. Nếu bạn muốn có bộ ảnh cổ điển và gần gũi thì đây là điểm đến lý tưởng. Vào dịp Tết, khu vực này được trang trí với nhiều khung cảnh đón xuân độc đáo.

Đi quanh hồ, bạn sẽ cảm nhận được không khí se lạnh rất thơ mộng. Nào các hàng cây xanh vên hồ, nào cầu Thê Húc son đỏ cổ kính, rồi phía xa xa là tháp rùa. Mùa này, các vườn hoa nhỏ cũng bắt đầu nở rộ cho bạn những shoot hình tuyệt vời!

Phố hàng mã Hải Thượng Lãn Ông

Đường Hải Thượng Lãn Ông

Khu phố hàng mã tọa lạc tại quận 5, Tp HCM này là nơi nổi tiếng buôn bán các món đồ trang trí được nhiều người ghé thăm vào các dịp Trung thu, Tết. Tại đây vào dịp Tết thường có bán các loại lồng đèn, đồng tiền trang trí, câu đối nhiều màu sắc nên lên hình sẽ rất đẹp.

Lăng Ông

Lăng Ông

Đây là không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam mà còn là niềm tự hào của người dân Nam bộ nên được nhiều người lựa chọn làm nơi chụp ảnh Tết.  Đặc biệt là với kiến trúc cổ xưa mang màu đỏ son tạo nên những bức ảnh chụp vừa nét hoài niệm vừa rộn ràng.
Xem thêm: Làm thế nào để "Trốn Tết" một cách tiết kiệm?

Tổng hợp

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Hà Nội ngày đầu đông, ngẩn ngơ mùa cúc họa mi

Hà Nội  những ngày chớm đông, tiết trời lành lạnh nhưng bỗng trở nên dịu dàng đến lạ nhờ sắc trắng tinh khôi của những gánh cúc họa mi trên phố. Cúc họa mi là nét chấm phá cho những con phố Hà thành rất bình dị, thân thương - mùa để lại trong lòng mỗi người xa quê hương nỗi nhớ day dứt không quên. 


Tháng 11, khắp phố phường Hà Nội lại ngập tràn màu trắng tinh khiết của những bông cúc họa mi trên từng gánh hàng rong. Người ta thường chờ đợi mùa cúc họa mi, như chờ đợi cả khúc giao mùa với chút lãng đãng, yên bình trên từng gánh hàng rong chở hoa trắng muốt.


Và không biết tự bao giờ, cúc họa mi đã trở thành nét chấm phá làm nên một Hà Nội rất riêng, bình dị và đẹp đến nao lòng. 


Những bông hoa cúc cùng các loài hoa khác nằm chễm chệ trên những gánh xe mang mùa đông dịu dàng về trên từng con phố. Giữa chốn đô thị ồn ào, náo nhiệt, người ta chỉ còn cảm nhận được nét đẹp tinh khôi, mộc mạc và bình yên đến lạ.


Loài hoa ấy chỉ nở trong khoảng 2-3 tuần, chính bởi sự vội đến vội đi của cúc họa mi mà người bán tranh thủ bán, người mua cũng tranh thủ mua để kịp thưởng ngoạn cái mong manh, cái thuần khiết mang tên loài hoa này.


Cúc họa mi được bày bán rất nhiều trên những con phố ở Hà Nội như phố Phan Đình Phùng, Bà Triệu, Nguyễn Thái Học... Những bông cúc họa mi có nhụy vàng xanh với những cánh trắng muốt, nhỏ nhắn xòe đều và đẹp đến nao lòng.


Bạn có thể bắt gặp những khu vườn đầy cúc họa mi ở khu bãi đá sông Hồng, thuộc phường Nhật Tân, đoạn sau chợ hoa Quảng An, quận Tây Hồ. Trong vườn, cúc họa mi được trồng xen với các luống đào và cúc đại đóa, trăm ngàn bông cúc nhỏ xinh như đan vào nhau tạo thành một khu vườn cổ tích.


Nếu bạn là người yêu hoa và đặc biệt là yêu vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy mạnh mẽ của cúc họa mi, chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng hoa vào thời gian này. 


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Hà Nội, 12 mùa hoa đẹp đến say lòng

Mỗi tháng của Hà Nội ứng với một mùa hoa đặc trưng. Sự góp mặt của chúng khiến những con phố chật chội, đông đúc như thơ hơn, tình hơn và Hà Nội vì thế cũng "Hà Nội" hơn bao giờ hết.


Tháng giêng: Hoa đào 



Hà Nội sẽ chẳng còn là Hà Nội nếu tháng giêng lại thiếu đi sắc thắm của hoa đào. Nhìn những cành đào rung rinh cánh mỏng trong Tết trời mưa phùn đặc trưng của ngày sát Tết, lòng người bỗng thấy xuyến xao bởi mùa xuân đã bắt đầu gõ cửa mọi nhà.


Vườn đào nổi tiếng nhất Hà Nội là Nhật Tân, ven sông Hồng. Cứ đến gần Tết, khoảng tháng 1, 2 dương lịch, các nhà vườn không chỉ tấp nập khách đến mua hoa mà cả người chụp ảnh để lưu giữ khoảnh khắc đầu xuân.

Tháng hai: Hoa ban tím



Nhắc đến hoa ban, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất Điện Biên. Nhưng bạn chẳng cần đi xa đến thế bởi ngay tại Hà Nội cũng có một mùa hoa ban thật đẹp. Phố Bắc Sơn những ngày tháng 2, hoa ban đã nở như mang một góc Tây Bắc về đặt giữa lòng Hà Nội, Sắc tím phơn phớt, mỏng manh của hoa ban khiến mang đến cho Thủ đô sự mộng mơ hiếm thấy.

Tháng ba: Hoa sưa, hoa gạo



Khi những cơn mưa phùn giăng ngập trời, thả mình vào đất ấy là lúc hoa sưa bắt đầu tung những cánh nhỏ xinh, khoe sắc trắng tinh khiết trên khắp phố phường Hà Nội. Mùa hoa sưa ngắn lắm nên hoa vừa nở bung, người nọ đã mách người kia đến ngắm nghía, chụp ảnh. Tháng ba Hà Nội ẩm ướt, thật may còn có hoa sưa để mà trông, mà đợi.


Cuối tháng ba, khi hoa sưa vừa kịp thưa thớt thì là lúc hoa gạo thắp lửa phố. Hoa gạo Hà Nội không nhiều, chỉ rải rác vài cây ở khu Viện bảo tàng lịch sử. Hình ảnh những bông gạo đỏ rực không chỉ thanh bình mà còn là đốm lửa trong những ngày tháng ba mưa ẩm đến khó chịu của miền Bắc.


Tháng tư: Hoa loa kèn



Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4, Hà Nội bỗng đẹp dịu dàng bởi sắc trắng tinh khôi của những bông loa kèn được những cô hàng mang vào phố trên những chuyến xe hoa tuyệt đẹp. Loa kèn không rực rỡ, thơm ngát như nhiều loài hoa khác nhưng chính sắc trắng xanh giản dị của hoa loa kèn đã khiến rất nhiều người say đắm. 

Tháng năm: Phượng đỏ, bằng lăng tím



Hoa phượng được xem là loài hoa đặc trưng của tuổi học trò, cái tuổi trẻ dại, sôi nổi, của ước mơ tung bay diệu vợi. Tháng 5, đi trên những con đường đỏ rực hoa phượng, không ít người lại bồi hồi nhờ về quãng thời gian đẹp nhất của đời người.


Tháng 5, song song với sắc đỏ của hoa phượng là sắc tím đặc trưng của bằng lăng. Từng chùm bằng lăng tím ngắt khi có ánh ắng chiếu vào càng thêm lấp lánh và đẹp say mê hơn bao giờ hết.

Tháng sáu: Mùa sen 



Cái nắng của tháng 6 chẳng dễ chịu gì, nhưng may thay lại có hoa sen để mà chờ đợi. Sen thanh tao giữa đất trời, sen bình dị trên những gánh hàng hoa tỏa đi khắp phố, sen e ấp tinh khôi trong vòng tay người thiếu nữ. Mùa sen đến, dù hờ hững đến đâu, bạn cũng nên mua một bó sen về nhà cắm rồi đợi chúng nở bung rồi cảm nhận mùi thơm thanh tao và rất Hà Nội.


Tháng bảy: Hoa xà cừ



Tháng bảy của Hà Nội có một loại hoa vô cùng đặc biệt, đó là hoa xà cừ. Những bông hoa màu trắng vàng li ti có mùi thơm dịu nhẹ khiến nắng, gió tháng 7 như tình hơn. Khi có gió to, những bông hoa nương theo gió, trải thảm xuống mặt đường, tuy nhiên nếu không để ý, bạn sẽ rất khó phát hiện ra.

Tháng tám: Hoa xoan



Hoa xoan ở đây chính là dâu da xoan - loại quả cực đặc trưng, gắn với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Hoa kết thành từng chùm li ti, mỗi khi có cơn gió thổi qua, từng vạt hoa rơi xuống trắng cả con đường. Và nếu có việc ra đường vào buổi sáng sớm chưa có nhiều xe cộ chạy trên phố, bạn sẽ được hít hà mùi thơm ngọt lịm của hoa dâu da xoan. 

Tháng chín: Hoa sữa



Tháng 9 Hà Nội không thể trọn vẹn nếu thiếu cốm non và hoa sữa. Hoa sữa mọc thành chùm, có mùi thơm nồng đặc trưng đến nỗi nếu ở gần cây hoa, có khi bạn phải nhức mũi. Ấy thế nhưng nếu trong một chiều thu bảng lảng, tự nhiên ngửi được làn gió thơm mùi hoa, hẳn đó lại là một món quà tuyệt vời, chỉ riêng có trong ngày thu Hà Nội.


Tháng mười: Cúc họa mi



Cúc họa mi được coi là loài hoa báo đông, nở rộ từ cuối tháng 10. Bởi hoa nở cũng là lúc những cơn gió se lạnh bắt đầu tràn về Hà Nội. Cúc họa mi trồng để cho hoa mất khoảng 3 tháng nhưng mùa hoa này chỉ kéo dài 2-3 tuần.

Tháng mười một: Hoa lưu ly



Người ta thường thấy sắc tím lưu ly đi qua phố trong những ngày đầu đông. Sắc tím của lưu ly  mang vẻ thâm trầm, kín đáo và đặc biệt quyến rũ. Mùa hoa lưu ly chỉ nở rộ trong vài ba tuần nên ngay khi thấy lưu ly về phố, đừng quên mua ngay một bó về để tô điểm cho ngày đông nhé.

Tháng mười hai: Mùa hoa cải vàng



Những ngày đông xám xịt của Hà Nội, thật may có cải vàng để trông đợi. Khu vực đê làng Phù Đổng, Gia Lâm hay hai ven bờ sông Đuống (Thuận Thành, Bắc Ninh) nhiều cánh đồng hoa cải đã trổ vàng, trải dài, ươm màu rực rỡ khiến tiết trời đông trở nên ấm áp, tinh khôi lạ thường. 


Màu vàng hoa cải thường đánh dấu những tháng ngày cuối năm. Vùng ven Hà Nội có rất nhiều vườn trồng cải, chủ yếu để lấy giống nhưng vẫn cho khách vào tham quan, chụp ảnh. Những địa chỉ cho du khách tham khảo bao gồm vườn cải Trâu Quỳ, Gia Lâm, làng hoa Tây Tựu, làng hoa Quảng Bá, các vườn hoa cho chụp dịch vụ ở Nhật Tân...


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Những món ăn được coi là kinh dị khi du lịch Việt Nam

Người nước ngoài khi du lịch đến Việt Nam bên cạnh những ngạc nhiên về văn hóa đặc sắc, thiên nhiên nguyên sơ tươi đẹp mà còn sốc nặng trước những món ăn độc đáo trong ẩm thực của người Việt khiến nhiều du khách can đảm nhất, dễ ăn nhất cũng phải rùng mình kinh hãi.

Tiết canh


Tiết canh là món ăn độc đáo của người Việt Nam. Từ xưa, ông cha ta đã biết ăn tiết canh vịt, tiết canh lợn, tiết canh dê... Bởi vì người xưa quan niệm “huyết tươi là một vị thuốc bổ màu nhiệm”. Tiết canh được chế biến từ nguyên liệu chính là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết.

Tuy là món ăn phổ biến của người Việt nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới. Cho dù "dễ tính" đến đâu, hầu như không có mấy thực khách quốc tế nào dám động đũa vào món ăn này. Thậm chí họ còn liệt kê món này vào danh sách siêu kinh dị ở Việt Nam.

Thịt chuột


Tại một số địa phương ở miền Bắc như Từ Sơn (Bắc Ninh), Thạnh Thất, Hoài Đức (Hà Nội), thịt chuột là một đặc sản không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết quan trọng.

Thậm chí, thịt chuột cũng là một món ăn khá xa xỉ. Có đến hơn 30 món ăn được chế biến công phu từ thịt chuột như: chả chuột, thịt chuột hấp lá chanh, thịt chuột xào hành tỏi, thịt chuột áp chảo, chuột đồng rang muối... Thế nhưng trên thực tế thì hầu hết khách nước ngoài cho rằng chuột là những con vật hôi hám, bẩn thiểu, mang bệnh tật và cần phải tránh xa.

Trứng vịt lộn


Trứng vịt lộn là món ăn bình dân bổ dưỡng phổ biến của người Việt Nam. Sau khi vịt đẻ trứng, cho ấp 19 đến 21 ngày rồi đem luộc sôi khoảng 5 - 10 phút, đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng với một số gia vị như rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu vắt chanh dầm ớt... 

Thế nhưng, trong con mắt của khách nước ngoài, trứng vịt lộn là món ăn món ăn kinh dị nhất thế giới. Thậm chí, nhiều du khách còn coi đó như một thử thách lớn để chinh phục. 

Thịt chó


Thịt chó là một món ăn khoái khẩu ở Việt Nam, từ Bắc chí Nam. Người dân quan niệm rằng ăn thịt chó sẽ có tác dụng “giải xui”. Còn theo Đông y, thịt chó vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. 

Trong khi đó, tại nhiều nước phương Tây và Hồi giáo, việc ăn thịt chó thậm chí còn bị cấm. Và với người phương Tây, họ không chỉ coi chó là vật nuôi mà còn là những người bạn, vì vậy, khi đến Việt Nam họ rất thắc mắc vì sao người Việt Nam có thể ăn thịt chó khi mà vẫn nuôi chúng.

Sầu riêng


Là loại hoa quả gây ra nhiều ý kiến trái chiều, được chia thành 2 "phe" rõ rệt khi người ăn được sẽ khen thơm, cảm nhận được vị béo ngậy đến khó dứt của sầu riêng. Tuy nhiên, với người không ăn được thì sầu riêng lại có một mùi vô cùng khó chịu, khó ngửi, khó ăn.

Tổng hợp

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Văn hóa thưởng thức cà phê 3 miền Việt Nam

Có bao giờ bạn trải nghiệm văn hóa thưởng thức cà phê 3 miền ở Việt Nam chưa? Hà Nội uống cà phê thế nào, Sài Gòn uống cà phê ra sao nhỉ? Còn thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột thì sao, người dân ở đó họ có sành điệu với cà phê không? Hãy điểm qua vài nét trong cách "khám phá" cà phê của mỗi vùng miền nhé? 

Hà Nội  - Cà phê nâu “không vội được đâu” 

Hà Nội vẫn giữ những nét đẹp cổ kính từ phố phường cho đến cách thưởng thức cà phê. Dạo quanh Hà Nội vào những ngày sáng sớm, chủ yếu những người trung niên cho đến lớn tuổi cùng nhâm nhi ly cà phê, cốc trà nóng và làm hơi thuốc lào. Họ bình thản, nhẹ nhàng và từ tốn. Con người và nhịp sống ở Hà Nội chầm chậm mỗi ngày như thế.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội 


Người Hà Nội có cà phê đen và cà phê nâu, vị không quá ngọt như cà phê Sài Gòn. Thị dân thủ đô vẫn còn trung thành với những chiếc phin bằng thiếc, cách pha cà phê “cũ” và từ tốn. Phải chăng việc chờ từng giọt cà phê rơi xuống, tạo thành từng tiếng “tách tách” trong ly đã trở thành thú vui tao nhã? Không vội vàng, không hối hả là điểm nhấn đáng nhớ trong phong cách thưởng thức cà phê của người Hà Nội

Cà phê -  Thú vui người Sài Thành


Trái ngược hẳn với thủ đô xa xôi, Sài Gòn ai ai cũng hối hả trong từng nhịp sống, có phần vội vã và gấp rút. Vậy nên cà phê sữa đá “take away” được người Sài Gòn đặc biệt yêu thích vì hương vị thơm ngon và có phần tiện lợi hơn.

Hương cà phê người Sài Gòn thích có vị hơi ngọt hơn so với cà phê nâu của Hà Nội. Họ thường đem những ly cà phê “take away” đến nơi công sở để thưởng thức, và xem nó như một thức uống “đánh thức” tinh thần làm việc vào mỗi sáng thức dậy.


Ở thành phố này, ai cũng uống cà phê, từ công nhân cho đến dân công sở, sinh viên, người làm việc tự do…họ thưởng thức cà phê bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào trong ngày. Các quán cà phê dường như là một địa điểm lý tưởng để làm việc và tìm nguồn cảm hứng sáng tạo. Những người nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam cũng vô cùng yêu thích vị cà phê sữa đá ấy. Chút đắng chút thơm chút ngọt cùng hòa quyện với nhau. 

Nét riêng tại thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột 

 
Nhiều người hay nói rằng, người Buôn Mê chỉ trồng cà phê được chứ không biết uống cà phê. Nghĩ thế là nhầm rồi nhé! Người nơi đây uống cà phê rất kĩ càng, những quán cà phê rang xay tại chỗ sẽ được ưu ái hơn. Còn có những người khắt khe trong việc chọn Robusta hay Arabica và tỉ lệ được pha trộn giữa các loại với nhau. 
  

Địa điểm uống cà phê cũng là một yếu tố cực kì quan trọng, người Buôn Mê thích những nơi có phong cách hướng đến thiên nhiên, xung quanh nhiều cây cối hoặc uống cà phê ở những nhà sàn của người dân tộc Ê-Đê.

Xem thêm: 24 giờ không chán ở Buôn Mê Thuột 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: L'officiel

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Văn Miếu đẹp rực rỡ trong đêm 'Thu vọng nguyệt'

Hàng nghìn chiếc đèn lồng được trang trí kết hợp với ánh sáng, âm nhạc đã tạo nên một Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) khác biệt dịp Tết Trung thu 2017.


Tối 29/9, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đẹp lạ thường khi được trang trí đèn lồng, hoa đăng màu sắc.


Đây là sự kiện văn hóa mang tên "Thu vọng nguyệt". Trên mặt hồ các dải hoa đăng hồng rực cuốn hút du khách.


"Thu vọng nguyệt” là bản hòa tấu chào đón Tết trung thu năm nay. Sự kiện đánh thức mọi giác quan bằng sự giao thoa của các chất liệu xưa - nay, cũ - mới, truyền thống và hiện đại trong một không gian mang tính biểu trưng văn hóa của Thủ đô. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.


Màn trình diễn mang tên “Dòng sông ánh sáng” bằng hàng nghìn chiếc đèn lồng đủ kích cỡ và màu sắc khác nhau treo từ ngoài cổng chạy dọc vào trong tạo nên không gian thú vị.


Ngoài ra còn có nhiều biểu tượng khác mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam.


Những gian hàng đồ chơi Trung thu truyền thống được bày biện giúp cho người trẻ hiểu hơn về giá trị văn hóa bản sắc Việt, qua đó tuyên truyền việc lưu giữ và bảo tồn.


Các trò chơi truyền thống sinh động, hấp dẫn được tổ chức biểu diễn như múa lân, nu na nu nống, ô ăn quan, bắn bi, rồng rắn lên mây, nhảy dây... cùng những hoạt động văn hóa dân gian làm đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, nặn tò he.


Tái hiện lại cảnh chú cuội ngồi gốc cây đa tại khu vực Đại Trung Môn của Văn Miếu.


Mâm cỗ Trung thu tại sân nhà Tiền đường được sắp đặt công phu.


Hình ảnh chiếc đèn ông sao không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung thu.


Những gian hàng để các nghệ nhân có thể tương tác với thế hệ trẻ để họ hiểu hơn về các giá trị truyền thống.


Hai du khách đến từ Nga được một nghệ nhân hướng dẫn làm đèn kéo quân.













Bài đăng phổ biến