Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Dạo một vòng các món bánh truyền thống của châu Á

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Tuy nền ẩm thực các quốc gia Á châu mang những nét đặc trưng riêng, nhưng đâu đó vẫn còn hiện hữu cái giao điểm đầy thú vị giữa các nền văn hóa thông qua các món bánh truyền thống. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều những món bánh truyền thống châu Á đều có vỏ bánh làm từ gạo nếp và nhân được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ.

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.    Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.

Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Việt Nam

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng.

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng. 


Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Nhật Bản

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình.

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình. 

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….).     Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….). 

Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.     Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. 

Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Trung Quốc

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

4 loại gia vị làm nên hương vị ẩm thực của Hàn Quốc

Cho dù là kim chi, bánh gạo, mì ramyeon hay bất kì những món ăn nổi tiếng nào của Hàn Quốc thì hầu như đều "thấp thoáng" bóng dáng của các loại gia vị sau đây.

Cho dù là kim chi, bánh gạo, mì ramyeon hay bất kì những món ăn nổi tiếng nào của Hàn Quốc thì hầu như đều "thấp thoáng" bóng dáng của các loại gia vị sau đây.

Mỗi nền ẩm thực của một quốc gia đều có một đặc trưng riêng có thể tìm thấy trong đại đa số món ăn của nước đó, và hương vị này của Hàn Quốc thường được tạo nên bởi những loại gia vị truyền thống mà không phải ai cũng biết. Những vị cay, vị đậm đà đến chua nhẹ và béo ngậy đầy phức tạp làm nên các món ăn Hàn Quốc sẽ không bao giờ hoàn chỉnh nếu thiếu những yếu tố sau đây. Hãy cùng chúng mình điểm qua 4 loại gia vị Hàn Quốc được sử dụng phổ biến trong ẩm thực xứ Kim chi nhé!

Bột ớt (gochugaru)

Nếu bạn đã từng ăn kim chi thì chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với loại gia vị này. Bột ớt gochugaru là một loại bột ớt đặc biệt của Hàn, là ớt khô được xay nhuyễn thành bột mịn hoặc bột nghiền thành miếng nhỏ.

Nếu bạn đã từng ăn kim chi thì chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với loại gia vị này. Bột ớt gochugaru là một loại bột ớt đặc biệt của Hàn, là ớt khô được xay nhuyễn thành bột mịn hoặc bột nghiền thành miếng nhỏ. 

Ớt Hàn Quốc ngoài vị cay thì còn có vị ngọt nhẹ, thường hay được dùng để muối các loại kim chi và là nguyên liệu cho một số loại sốt. Đôi khi, những người thích ăn cay còn thích cho bột ớt này vào nhiều món ăn khác như mì ăn liền, miến, bánh gạo...

Ớt Hàn Quốc ngoài vị cay thì còn có vị ngọt nhẹ, thường hay được dùng để muối các loại kim chi và là nguyên liệu cho một số loại sốt. Đôi khi, những người thích ăn cay còn thích cho bột ớt này vào nhiều món ăn khác như mì ăn liền, miến, bánh gạo...

Hạt mè xào (bokkeun-kkae)

Mè không đóng nhiều vai trò trong quá trình nấu nướng một món ăn, tuy nhiên nếu bạn hay đi ăn đồ Hàn thì hẳn phải nhận ra nó xuất hiện thường xuyên trong các món ăn. Có thể nói hạt mè góp phần tạo nên một trong những đặc điểm nhận dạng món ăn Hàn Quốc.

Mè không đóng nhiều vai trò trong quá trình nấu nướng một món ăn, tuy nhiên nếu bạn hay đi ăn đồ Hàn thì hẳn phải nhận ra nó xuất hiện thường xuyên trong các món ăn. Có thể nói hạt mè góp phần tạo nên một trong những đặc điểm nhận dạng món ăn Hàn Quốc. 

Ta đã từng thấy những món ăn Hàn Quốc có rắc mè nhiều đến thức trở thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy món nào mà rắc ít mè lên là lại vô thức nghĩ đến món Hàn. Hạt mè trên mỗi món ăn giúp làm dậy mùi món ăn, tăng khẩu vị và thêm một chút vị béo nhẹ, trung hoà các món quá cay hoặc quá mặn.

Ta đã từng thấy những món ăn Hàn Quốc có rắc mè nhiều đến thức trở thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy món nào mà rắc ít mè lên là lại vô thức nghĩ đến món Hàn. Hạt mè trên mỗi món ăn giúp làm dậy mùi món ăn, tăng khẩu vị và thêm một chút vị béo nhẹ, trung hoà các món quá cay hoặc quá mặn.

Tương ớt (gochujang)

Đây là thứ mang lại vị cay đặc trưng trong hầu hết các món ăn Hàn Quốc, từ cơm chiên, kim chi, bánh gạo, miến xào đến gà rán. Gochujang được làm từ ớt xay nhuyễn, đường, gạo nếp và một ít meju (đậu nành lên men) nên có hương vị đậm đà.

Đây là thứ mang lại vị cay đặc trưng trong hầu hết các món ăn Hàn Quốc, từ cơm chiên, kim chi, bánh gạo, miến xào đến gà rán. Gochujang được làm từ ớt xay nhuyễn, đường, gạo nếp và một ít meju (đậu nành lên men) nên có hương vị đậm đà. 

Hơn cả bột ớt gochugaru, tương ớt gochujjang ít cay hơn, ngọt hơn và có vị thơm hơn, thích hợp để ướp thịt, sốt cơm, sốt mì, bánh các loại. Gochujjang thường được dùng trong các món súp như canh kim chi, pha với nước để sốt bánh gạo, sốt cơm bibimbap, ướp kimchi... Gochujang còn được dùng để pha chế ssamjang, một loại nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn Quốc.

Hơn cả bột ớt gochugaru, tương ớt gochujjang ít cay hơn, ngọt hơn và có vị thơm hơn, thích hợp để ướp thịt, sốt cơm, sốt mì, bánh các loại. Gochujjang thường được dùng trong các món súp như canh kim chi, pha với nước để sốt bánh gạo, sốt cơm bibimbap, ướp kimchi... Gochujang còn được dùng để pha chế ssamjang, một loại nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn Quốc.

Tương đen (Doenjang)

Tương đen Hàn Quốc là một loại gia vị lên men truyền thống, có vị mặn đậm đà, beo béo và hơi chua nhẹ được làm từ đậu nành lên men. Tương đậu nành lên men của Hàn cũng tương tự với các loại tương của Trung, Nhật và Việt Nam, tuy nhiên tương doenjang của Hàn lại mặn hơn, đặc hơn nên nếu muốn sử dụng thì phải hoà với ít nước.

Tương đen Hàn Quốc là một loại gia vị lên men truyền thống, có vị mặn đậm đà, beo béo và hơi chua nhẹ được làm từ đậu nành lên men. Tương đậu nành lên men của Hàn cũng tương tự với các loại tương của Trung, Nhật và Việt Nam, tuy nhiên tương doenjang của Hàn lại mặn hơn, đặc hơn nên nếu muốn sử dụng thì phải hoà với ít nước. 

Món tương này được dùng trong các loại nước chấm, nước ướp thịt, các loại canh, hầm như canh hầm tương đen, thịt xào tương đen... Món nổi tiếng nhất với tương đen có lẽ là món mì tương đen được ăn trong ngày lễ độc thân của người Hàn Quốc mà ai cũng biết - jajangmyeon. Ngoài ra, doenjang (cũng như gochujang) là thành phần của ssamjang - nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn rất đặc trưng.

Món tương này được dùng trong các loại nước chấm, nước ướp thịt, các loại canh, hầm như canh hầm tương đen, thịt xào tương đen... Món nổi tiếng nhất với tương đen có lẽ là món mì tương đen được ăn trong ngày lễ độc thân của người Hàn Quốc mà ai cũng biết - jajangmyeon. Ngoài ra, doenjang (cũng như gochujang) là thành phần của ssamjang - nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn rất đặc trưng.



Theo Kenh14.vn

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc


Văn hóa Hàn Quốc đã quá quen thuộc đối với rất nhiều du khách Việt Nam, thế nhưng chắc hẳn còn rất nhiều điều mà có thể bạn chưa biết về đất nước xinh đẹp này. Cùng khám phá đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc nhé. 

Đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc


Xe buýt Hàn Quốc

Xe buýt tại Hàn Quốc hoạt động suốt ngày đêm với giá vé khoảng 2.000 won (hơn 40.000 đồng). Mỗi trạm dừng đều có bảng thông tin với lịch trình thực tế. Nếu đi nhóm 4 người trên chặng ngắn (tương đương 2-3 trạm dừng xe buýt), du khách có thể lựa chọn taxi với giá cước khởi điểm từ 3.000 won (hơn 60.000 đồng). 

Xe buýt Hàn Quốc

Hệ thống xe buýt đêm của Seoul hoạt động từ năm 2013, chạy từ nửa đêm đến 5h sáng với giá vé 2.000 won (hơn 40.000 đồng).

Trong khi đó, vào ban ngày, ba loại xe buýt chạy khắp thành phố là Ilban, Jwaseok và Maeul. Mỗi chuyến cách nhau 5-15 phút tùy điều kiện giao thông, hầu hết các tuyến chạy từ 4h30 tới 1h sáng hôm sau. Giá vé dao động từ 850 tới 1.950 won (17.000 - 40.000 đồng), có giảm cho trẻ em. 

Thức ăn không giới hạn tại siêu thị

Thức ăn không giới hạn tại siêu thị

Ở hầu hết siêu thị, mọi người có thể nếm thức ăn không giới hạn. Không ai kiểm soát lượng đồ khách hàng thử, dù họ mua hay không.

Quà tặng thiết thực

Thực tế, người xứ kim chi luôn thích những món quà thiết thực, có thể sử dụng được. Ví dụ, quản lý công ty thường tặng nhân viên giỏ đồ, thứ có thể tìm thấy trong bất kỳ siêu thị nào.

Một món quà truyền thống trong tiệc tân gia ở nước này là những cuộn giấy vệ sinh. Họ tin rằng chiều dài của những cuộn giấy tượng trưng cho sự lâu bền. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa may mắn, như lời chúc bạn sẽ đạt mục tiêu dễ dàng. Ca sĩ Kim Jaejoong của nhóm DBSK khi anh nhập ngũ đã được bạn bè tặng cho giấy vệ sinh.

Đồng phục học sinh đặc trưng

Đồng phục học sinh đặc trưng

Khác với mẫu đồng phục có phần nghiêm túc như người lớn của học sinh phương Tây, đồng phục của các trường mầm non Hàn Quốc có màu đặc trưng. Nhờ vậy, các thầy cô dàng nhận diện và trông coi các em nhỏ, đặc biệt khi đi tham quan.

Mặc đồ đôi khi yêu nhau

Mặc đồ đôi khi yêu nhau

Nhiều đôi trẻ Hàn Quốc thường muốn mọi người xung quanh nhận ra họ đang yêu nhau bằng cách mặc đồ giống nhau. Du khách có thể dễ dàng tìm được quần áo, giày dép theo cặp trong các cửa hàng thời trang của xứ sở kim chi.                                                                

Không tặng quà giá trị cao cho giáo viên 

Tặng những món quà có giá trị lớn cho giáo viên hay quan chức nhà nước bị coi là hối lộ tại Hàn Quốc. Do đó, phụ huynh và học sinh muốn bày tỏ lòng biết ơn tới giáo viên sẽ tặng kẹo hoặc tách cà phê.

Tàu điện ngầm "siêu nhân"

Tàu điện ngầm "siêu nhân"

Du khách có thể thấy những toa tàu điện ngầm được trang trí theo chủ đề hoạt hình tại Hàn Quốc. Người ta sử dụng giọng nói của các nhân vật này để thông báo các trạm dừng hay cho mô hình siêu nhân ngồi ghế.

Thịt chó Hàn Quốc 

Thịt chó Hàn Quốc

Du khách vẫn có thể tìm thấy nơi bán thịt chó ở xứ kim chi, song hầu hết thanh niên không ăn thịt chó và cố gắng thay đổi quan điểm của người Hàn Quốc về loài vật này.

Cảnh sát du lịch

Cảnh sát du lịch luôn túc trực tại các điểm đến nổi tiếng, họ không chỉ ngăn chặn tội phạm, mà còn cung cấp thông tin và giải quyết bất kỳ vấn đề nào cho du khách.

Cảnh sát du lịch

Nếu thấy bất kỳ hành vi sai trái hoặc bị phân biệt đối xử khi đến Seoul hay Busan, bạn hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ các sĩ quan mặc áo màu xanh hải quân và mũ nồi đen. Bạn có thể tìm thấy đồn cảnh sát du lịch trên phố Myeongdong, Hongdae, Dongdaemun, sân bay quốc tế Incheon... tại Seoul; hoặc bãi biển Haeundae, Gwangalli, và quảng trường BIFF tại Busan.

Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng một năm tốt đẹp, rực rỡ.

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Nhật Bản


Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.

Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.

Hàn Quốc


Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.

Trung Quốc


Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu” với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp…

Malaysia


Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.

Indonesia


Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.


Ấn Độ


Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng – Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.

Thái Lan


Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn” của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.


Lào


Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá… Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.

Campuchia


Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Những địa điểm ngắm hoa đào đẹp nhất thế giới

Bên cạnh Nhật Bản vẫn còn nhiều thành phố khác cũng sở hữu hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp dành cho những ai yêu quý loài hoa của mùa xuân này.

Bên cạnh Nhật Bản vẫn còn nhiều thành phố khác cũng sở hữu hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp dành cho những ai yêu quý loài hoa của mùa xuân này.

Vancouver, British Columbia, Canada

 Sở hữu hơn 130.000 cây anh đào, không có gì ngạc nhiên khi Vancouver mỗi năm đều tổ chức lễ hội cho loài hoa tuyệt đẹp này. Bắt đầu từ năm 2005, sự kiện này bao gồm một loạt các hoạt động vui nhộn như cuộc thi haiku, các buổi biểu diễn nhạc sống và một cuộc dã ngoại quy mô lớn ở Công viên Nữ hoàng Elizabeth.

Sở hữu hơn 130.000 cây anh đào, không có gì ngạc nhiên khi Vancouver mỗi năm đều tổ chức lễ hội cho loài hoa tuyệt đẹp này. Bắt đầu từ năm 2005, sự kiện này bao gồm một loạt các hoạt động vui nhộn như cuộc thi haiku, các buổi biểu diễn nhạc sống và một cuộc dã ngoại quy mô lớn ở Công viên Nữ hoàng Elizabeth. 

St. Louis, bang Missouri, Mỹ

Biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố St. Louis – Cổng vòm (Gateway Arch) – được bao bọc bởi những hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4. Hãy đến đây để khám phá Khu vườn Nhật Bản rộng 5,6 ha tại Vườn Bách thảo Missouri, nơi trồng một số nhiều loài hoa anh đào khác nhau như Higan, Yoshino, và Centennial.

Biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố St. Louis – Cổng vòm (Gateway Arch) – được bao bọc bởi những hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4. Hãy đến đây để khám phá Khu vườn Nhật Bản rộng 5,6 ha tại Vườn Bách thảo Missouri, nơi trồng một số nhiều loài hoa anh đào khác nhau như Higan, Yoshino, và Centennial.

Xã Sceaux, tỉnh Hauts-de-Seine, Pháp

Từ Paris, hướng về phía Nam khoảng 10km là tới Sceaux – vùng ngoại ô đem đến một phong cảnh tuyệt đẹp vào mùa Xuân, nơi những cánh hoa anh đào nở rộ sẽ khiến bạn cảm thấy thanh lọc tâm hồn.

Từ Paris, hướng về phía Nam khoảng 10km là tới Sceaux – vùng ngoại ô đem đến một phong cảnh tuyệt đẹp vào mùa Xuân, nơi những cánh hoa anh đào nở rộ sẽ khiến bạn cảm thấy thanh lọc tâm hồn.

Quận Jinhae, thành phố Changwon, tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc

Lễ hội hoa anh đào lớn nhất tại Hàn Quốc có tên Jinhae Gunhangje nằm tại Quận Jinhae, tỉnh Gyeongsang, chỉ cách Seoul 4 giờ đi bằng xe buýt. Cầu Yeojwacheon đẹp như tranh vẽ, nơi có những tán hoa anh đào rủ xuống dòng suối Yeojwacheon là một trong những địa điểm đẹp nhất tại Hàn Quốc vào mùa xuân.     Bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ăn đường phố, từ các món ăn truyền thống như mực nhồi và các loại bánh Hàn Quốc đến các món ăn theo mùa như bánh mì hoa anh đào, bánh đào có hình hoa anh đào.

Lễ hội hoa anh đào lớn nhất tại Hàn Quốc có tên Jinhae Gunhangje nằm tại Quận Jinhae, tỉnh Gyeongsang, chỉ cách Seoul 4 giờ đi bằng xe buýt. Cầu Yeojwacheon đẹp như tranh vẽ, nơi có những tán hoa anh đào rủ xuống dòng suối Yeojwacheon là một trong những địa điểm đẹp nhất tại Hàn Quốc vào mùa xuân. 

Bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ăn đường phố, từ các món ăn truyền thống như mực nhồi và các loại bánh Hàn Quốc đến các món ăn theo mùa như bánh mì hoa anh đào, bánh đào có hình hoa anh đào. 

Edinburgh, Scotland

Mùa Xuân cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để ghé thăm Edinburgh. Ở thủ đô Scotland, bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào ở những địa điểm như công viên lớn The Meadows hay công viên Princes Street Gardens gần Lâu đài Edinburgh.

Mùa Xuân cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để ghé thăm Edinburgh. Ở thủ đô Scotland, bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào ở những địa điểm như công viên lớn The Meadows hay công viên Princes Street Gardens gần Lâu đài Edinburgh.

Seattle, Washington, Mỹ

Tại trường Đại học Washington, mùa Xuân là thời gian khuôn viên của trường bừng sáng lên nhờ những hàng cây anh đào. Những cây anh đào này là món quà từ Nhật Bản gửi đến Seattle vào năm 1912. Sau đó, trường đã nhận thêm 31 cây được cấy ghép từ Vườn ươm Washington Park vào những năm 60. Các cây hoa của trường giờ đây nổi tiếng đến mức chúng thậm chí còn có cả tài khoản Twitter riêng.

Tại trường Đại học Washington, mùa Xuân là thời gian khuôn viên của trường bừng sáng lên nhờ những hàng cây anh đào. Những cây anh đào này là món quà từ Nhật Bản gửi đến Seattle vào năm 1912. Sau đó, trường đã nhận thêm 31 cây được cấy ghép từ Vườn ươm Washington Park vào những năm 60. Các cây hoa của trường giờ đây nổi tiếng đến mức chúng thậm chí còn có cả tài khoản Twitter riêng.

Thượng Hải, Trung Quốc

Vào mùa Xuân, các sinh viên và cư dân xung quanh Đại học Đồng Tế sẽ đến xem khuôn viên Thượng Hải với nhưng hàng cây hoa anh đào rực rỡ .

Vào mùa Xuân, các sinh viên và cư dân xung quanh Đại học Đồng Tế sẽ đến xem khuôn viên Thượng Hải với nhưng hàng cây hoa anh đào rực rỡ .

Đài Bắc, Đài Loan

Ở Đài Bắc, Vườn Quốc gia Dương Minh Sơn là một điểm tham quan ngoạn mục để ngắm những cây anh đào nở rộ. Vườn Quốc gia vùng núi này có các suối nước nóng, hồ chứa lưu huỳnh, các đường mòn đi bộ đường dài và ngọn núi lửa ngưng hoạt động Thất Tinh.

Ở Đài Bắc, Vườn Quốc gia Dương Minh Sơn là một điểm tham quan ngoạn mục để ngắm những cây anh đào nở rộ. Vườn Quốc gia vùng núi này có các suối nước nóng, hồ chứa lưu huỳnh, các đường mòn đi bộ đường dài và ngọn núi lửa ngưng hoạt động Thất Tinh.

Stockholm, Thụy Điển

Tại Stockholm, Kungsträdgården (Vườn Hoàng đế) nổi tiếng với vị trí trung tâm đắc địa cùng nhiều quán cà phê lý tưởng để ngồi nhâm nhi thư giãn. Khi mùa Xuân đến, 63 cây anh đào của công viên sẽ làm cho không gian trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

Tại Stockholm, Kungsträdgården (Vườn Hoàng đế) nổi tiếng với vị trí trung tâm đắc địa cùng nhiều quán cà phê lý tưởng để ngồi nhâm nhi thư giãn. Khi mùa Xuân đến, 63 cây anh đào của công viên sẽ làm cho không gian trở nên đẹp hơn bao giờ hết. 

Kyoto, Nhật Bản

Cuối cùng, không thể không nhắc đến quê hương của hoa anh đào, đất nước nổi tiếng với phong tục hanami (phong tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tao của hoa anh đào). Mặc dù bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào trên khắp đất nước này nhưng Kyoto là một trong những thành phố đáng để đặt chân đến nếu là một fan của loài hoa mùa Xuân.     Cố đô của Nhật Bản có những địa điểm ngắm hoa không thể bỏ qua như Con đường triết gia – nơi men theo một con kênh với hàng trăm cây anh đào đua nở và công viên Maruyama nổi tiếng với những cây anh đào cực kỳ hoành tráng.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến quê hương của hoa anh đào, đất nước nổi tiếng với phong tục hanami (phong tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tao của hoa anh đào). Mặc dù bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào trên khắp đất nước này nhưng Kyoto là một trong những thành phố đáng để đặt chân đến vào mùa xuân.

Cố đô của Nhật Bản có những địa điểm ngắm hoa không thể bỏ qua như Con đường triết gia – nơi men theo một con kênh với hàng trăm cây anh đào đua nở và công viên Maruyama nổi tiếng với những cây anh đào cực kỳ hoành tráng.


Nguồn: Internet

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Du lịch tại nhà qua những thước phim ẩm thực tuyệt vời

Ẩm thực là đề tài lớn để các nhà làm phim khai thác, từ câu chuyện về tình yêu của những người đam mê ẩm thực đến sự đa dạng của các món ăn từ Đông sang Tây và sự kết hợp của những tài năng thiên bẩm trong nghề đầu bếp. Chúng ta cùng du lịch tại nhà những bộ phim "đẹp" về ẩm thực nhé!

Du lịch tại nhà qua những thước phim ẩm thực tuyệt vời

1. Little Forest - Cánh rừng nhỏ

Little Forest - Cánh rừng nhỏ

Bốn mùa xuân - hạ - thu - đông luân phiên trong bộ phim mang sắc thái "slice of life", Little Fores đã mang đến một dòng chảy ẩm thực theo mùa của Nhật Bản.

Little Forest - Cánh rừng nhỏ

Từ cánh đồng nhỏ, cô gái tự tay trồng lúa, làm vườn, tự mình thu lượm các nguyên liệu trong tự nhiên và chế biến các món ăn theo ký ức tuổi thơ. Món Komesana (nước từ cơm rượu) là thức uống giải khát cho mùa hè. Trước hết phải chuẩn bị cơm rượu, cho koji vào và để trong phòng lên men vào mùa hè qua một đêm. Sáng hôm sau, để đẩy nhanh quá trình lên men, cho men làm bánh mỳ vào trộn đều. Bọt nổi lên uống vô cùng sảng khoái, thanh nhẹ. Dùng vải lọc nước cho vào lọ thủy tinh rồi để vào ngăn mát tủ lạnh thì không thức uống nào sánh bằng giữa mùa hè oi bức.

Little Forest - Cánh rừng nhỏ

Món cơm hạt dẻ cũng được nấu cầu kỳ, hạt dẻ lượm vào mùa thu tách vỏ lấy phần thịt trong hạt rồi giã nhỏ. Cho sake, nước tương vào nấu chung với gạo. Cứ mười phần gạo thì cho 2 phần quả, một phần nước tương và sake. Cơm ăn bùi bùi, thơm mùi gạo mới, mùi hạt dẻ.

Little Forest - Cánh rừng nhỏ

Bộ phim truyền cảm hứng cho những bạn trẻ đang bức bối với cuộc sống cơm áo gạo tiền, mong muốn có sự tươi mới trong quãng đường tuổi trẻ. Những thước phim ẩm thực tôn vinh vẻ đẹp ẩm thực Nhật Bản, thứ ẩm thực chỉn chu, tỉ mỉ bậc nhất. 

2. Let’s eat - Thực thần

Let’s eat - Thực thần


Series phim của đài TVN Hàn Quốc đã đi đến mùa thứ ba và được khán giả ví von là giống như một show ẩm thực hơn là một bộ phim truyền hình. Thực thần cho người xem cảm giác chân thực, kích thích tột độ vị giác của khán giả bằng những món ăn ngon không cưỡng nổi.

Có thể kể đến là món cua Gegukji. Cua đầy ắp thịt trong nồi lẩu kimchi đang sôi sùng sục tỏa hơi nghi ngút. Vị cay của kim chi quện vào với vị thanh của cua biển và các loại rau củ ăn kèm có thể khiến bất cứ vị thực khách nào cũng phải suýt xoa khen ngon.


Xem đến đây thôi đã đủ lý do để quyết tâm đến Hàn Quốc một lần ăn thỏa thích rồi phải không?

3. Eat Drink Man Woman - Ẩm thực nam nữ

Bộ phim của Lý An có thể xem là một trong những thước phim kinh điển về ẩm thực Trung Hoa. Các món ăn trong phim là sự hòa quện hài hòa của gia vị, văn hóa, lối sống của người Trung Quốc, gợi lên cảm giác ấm áp, gần gũi của bữa cơm gia đình trong văn hóa Á Đông.

Eat Drink Man Woman - Ẩm thực nam nữ

Bữa cơm gia đình đông đủ với đủ mỹ thực: Món lẩu được nấu từ nước hầm xương gà, ninh đến khi nước béo ngậy và ngọt; món rau cải chưng thịt được dưới nước sốt đậm đà; món vịt quay Bắc Kinh vàng ươm óng ánh;…

4. This Is Not What I Expected - Hướng dẫn sử dụng đàn ông

This Is Not What I Expected - Hướng dẫn sử dụng đàn ông

Cô nàng Châu Đông Vũ trong phim hóa thân thành một nữ đầu bếp đầy tài năng bên cạnh Lộ Tấn - một kẻ khó hầu hạ trong chuyện ăn uống và ám ảnh với độ chính xác về thời gian trong nấu ăn.

This Is Not What I Expected - Hướng dẫn sử dụng đàn ông

Món mỳ gói cũng trở thành một món ăn đủ độ tinh tế khi căn chỉnh thời gian mỳ mở trong nước sôi và độ chín của trứng gà! Nhưng với tay nghề nấu nướng tuyệt đỉnh của mình, Cô nàng Châu Đông Vũ đã trổ tài làm những món ăn Đông Tây kết hợp ngon đến nỗi khiến chàng mê mẩn, ăn một lần nhớ mãi không quên!

5. The Hundred-Foot Journey – Hành trình 100 bước chân

Quả không ngoa khi nói rằng The Hundred-Foot Journey là một sự kết hợp tinh tế giữa Đông và Tây. Đầu bếp Ấn Độ ... mê mẩn ẩm thực châu Âu và đi trên một con đường gian nan để chinh phục các món Pháp trứ danh.

The Hundred-Foot Journey – Hành trình 100 bước chân

Phim nói lên sự cầu mỳ trong ẩm thực của người Pháp. Mọi điểm bắt đầu đều từ căn bản. Chỉ với năm loại nước sốt gồm Tomate, veloate, hollandaise, espagnole và bechamel để ăn kèm thịt, phim cũng cho thấy sự tinh tế trong hương vị của mỹ thực nước Pháp.

Nếu đối với Hassan đậu lên men tẩm bột nướng giòn là hương vị của mẹ thì với Marguerite đùi lợn nhúng giấm là hương vị của cha cô. Bên cạnh những ký ức đẹp đẽ ẩn trong món ăn về những người dấu yêu thân thiết, phim còn là sự giao thoa cho ẩm thực phương Đông và phương Tây trong ký ức của những người đầu bếp.

The Hundred-Foot Journey – Hành trình 100 bước chân

Các món ăn vừa là sự tỷ mỉ trong chế biến vừa là sự sáng tạo không ngừng nghỉ với các nguyên liệu, lại thật gần gũi, giản đơn khi ngồi xuống bên những người yêu quý ăn một bữa cơm.

Xem thêm: Những trải nghiệm đáng nhớ ở đất nước sông Hằng

6. The Chef – Siêu đầu bếp

Bộ phim giàu tình cảm này mang đến một màu sắc hạnh phúc trên chiếc xe bán đồ ăn bên lề đường của một đầu bếp siêu đẳng. Các món ăn ngon chuẩn vị Michelin lại xuất hiện bên đường khiến mọi người không khỏi mơ ước một lần được ghé qua thưởng thức. Đó là còn chưa kể đến những món ăn khác dưới bàn tay của đầu bếp Carl Casper!

 The Chef – Siêu đầu bếp

Có thể nói rằng nếu một ngày bạn chán tất cả mọi thứ, chỉ cần một chiếc xe bán đồ ăn và bạn bè, những người thân bên cạnh, cùng nhau làm món ăn ngon mỗi ngày bán cho những người gặp trên khắp chặng đường đi qua, như vậy thôi cũng đã đủ để hạnh phúc và vui sống mỗi ngày.

7. Ẩm thực Việt qua phim: Mùi đu đủ xanh và Mùa hè chiều thẳng đứng

Ẩm thực Việt qua phim: Mùi đu đủ xanh và Mùa hè chiều thẳng đứng

" Mùa hè chiều thẳng đứng" và "Mùi đu đủ xanh" là những thước phim hiếm hoi nói về ẩm thực Việt trong một nhịp chảy chân thật của những người dân Việt. Cây đu đủ sai quả trong vườn, món nộm đu đủ với nước mắm ớt, mỡ lợn để xào rau, giò lụa, thịt gà ngày tết làm sống dậy một vẻ đẹp thuần khiết rất Việt Nam trong ẩm thực.

Ẩm thực Việt qua phim: Mùi đu đủ xanh và Mùa hè chiều thẳng đứng

Bất cứ món ăn dân dã nào cũng được quay một cách tỉ mỉ và chỉn chu, kích thích vị giác của những khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ. Những thước phim tuyệt vời khiến cho bất kì ai cũng muốn một lần thong dong khắp Việt Nam để có thể tận hưởng không khí, cảnh quan và thưởng thức ẩm thực đậm chất Việt. 


Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

Điểm danh 12 loại mì nổi tiếng thế giới

Nếu bạn chỉ biết tới những cốc mì ăn liền được đổ đầy nước nóng hay những đĩa mì spaghetti với các loại sốt khác nhau thì sẽ thật thiếu sót bởi trên thế giới có vô số loại mì với những hương vị "không đụng hàng" mà biết đâu nếu được thử, bạn lại sớm nghiện không chừng. 


Sorrentinos - Món pasta nhồi của Argentina



Nếu là fan của loại pasta nhồi thì chắc chắn bạn cũng sẽ yêu phiên bản Argentina này. Mì hình tròn nhồi phô mai này có thể ăn kèm với sốt cà chua hoặc sốt kem. Có khá nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của món ăn này nhưng độ ngon của chúng là không thể bàn cãi.

Mỳ vằn thắn phổ biến ở Trung Quốc



Món mì có xuất xứ từ Quảng Đông này rất phổ biến tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều biến thể của món ăn này nhưng nhìn chung nó là một món mì nước với rất nhiều sủi cảo và rau xanh.

Spätzle - món ăn cổ điển của người Đức



Spätzle là một loại mì trứng nhỏ, được biết tới như là một món mì đặc sắc của ẩm thực miền nam nước Đức. Món ăn này có thể dùng kèm với nước sốt thịt nấm hoặc một loại sốt đặc biệt khác vào mùa đông lạnh.


Pastitsio của Hy Lạp



Món ăn này gồm những lớp mì ống, thịt cừu và nước sốt béchamel (nước sốt trắng từ bột mì và sữa, phổ biến trong các món ăn Pháp), sau đó được nướng cho tới khi chúng chuyển thành màu nâu vàng. Món này thường được dùng kèm với salad.

Ptitim là món ăn cổ điển của Israel



Món ăn này thực chất là những viên mỳ tròn, nhỏ. Một công ty thực phẩm ở Israel tự tin cho rằng họ tạo ra món ăn này như là một thứ để thay thế gạo. Tại Israel, mì Ptitim rất được trẻ nhỏ ưa thích.

Đa dạng các loại pasta tại Italy 



Nói tới Italy, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới pasta, vì vậy sự đa dạng của món ăn này tại đây là không phải bàn cãi. Tại Italy, các loại pasta có thể phục vụ gần như tất cả nhu cầu của bạn. Pasta dùng với súp, pasta ăn kèm nước sốt hay pasta nướng. Trong mỗi loại món ăn đều có nhiều lựa chọn đến nỗi bạn có thể thử hằng ngày mà không hết. 


Ramen - Món mì đặc sắc của Nhật Bản



Đến Nhật Bản mà chưa ăn mì ramen thì là một thiếu sót lớn. Ramen được coi là "quốc hồn quốc túy" của Nhật. Vị của mì ramen hơi mặn một chút, gồm đầy đủ các gia vị, xì dầu, hành lá, thịt heo và rong biển...

Bibim Guksu - Mì ăn lạnh ở Hàn Quốc



Tại Hàn Quốc, Bibim Guksu là một món mì lạnh được làm từ somyeon (một loại mì sợi nhỏ) trộn với các loại gia vị. Món ăn truyền thống mát lạnh này đặc biệt phổ biến trong những tháng hè nóng nực.

Fideos - Món mỳ phổ biến tại Tây Ban Nha



Món ăn dùng những sợi mì ngắn và mỏng, thường dễ dàng tìm thấy trong ẩm thực Tây Ban Nha. Từ súp cho đến cơm, Fideos đều dễ dàng kết hợp để có thể tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh.


Pad Thai - Món mì cổ điển ở Thái Lan



Pad Thai là một món ăn đường phố nổi bật của Thái Lan. Pad Thai là một món xào bao gồm mỳ, bột me, trứng, đậu phụ, đường, tỏi, hẹ cùng với thịt gà hoặc tôm. Món ăn có thể thêm chút đậu phộng, chanh hoặc ớt băm để tăng thêm hương vị. 

Mì với thịt viên - Món ăn cổ điển của Mỹ



Nhiều người cho rằng đây là một món ăn truyền thống của Italy, nhưng thực tế đây là một món ăn do một người Italy nhập cư tạo ra phù hợp với phong cách Mỹ, đó cũng chính là lý do tại sao món ăn này rất được người Mỹ ưa thích.


Noquis - Món mì của Uruguay



Ñoquis có nghĩa là mì gnocchi trong tiếng Tây Ban Nha. Tại Uruguay, món ăn này rất được trân trọng. Theo phong tục, vào ngày 29 mỗi tháng người ta sẽ tổ chức lễ hội Día de Ñoquis. Mọi người sẽ được thưởng thức Ñoquis với giá rất rẻ, còn khách hàng thường đặt tiền ở dưới đĩa như một lời cầu chúc ấm no, thịnh vượng.


Nguồn: Tổng hợp

Bài đăng phổ biến