Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Thưởng thức những món cháo ngon nức tiếng trên thế giới

Đến mỗi vùng đất khác nhau, bạn không chỉ khám phá cảnh đẹp mà còn thưởng thức những món ăn ngon nổi danh ở nơi đó. Sau đây là những món cháo siêu ngon của một số nước, nếu bạn có đến du lịch tại các nước này thì nhớ thưởng thức nhé.

Thưởng thức những món cháo ngon nức tiếng trên thế giới

1. Cháo gà hầm sâm, Hàn Quốc

Thưởng thức những món cháo ngon nức tiếng trên thế giới

Nếu đã đến với đất nước Hàn Quốc và thưởng thức ẩm thực của nơi đây thì bạn không nên bỏ quên một món ngon cực ngon và cực dinh dưỡng – cháo gà hầm sâm. Món cháo là sự kết hợp giữa gà, sâm và táo đỏ, hạt ngân hạnh, hạt dẻ,… tất cả đã tạo nên món cháo làm ấm lòng bao du khách.

2. Cháo ếch, Singapore

Thưởng thức những món cháo ngon nức tiếng trên thế giới

Khi thưởng thức món cháo ếch tại Singaporre bạn sẽ được bưng ra cho hai chiếc thố đất, một thố là cháo trắng điểm xuyết ít hành lá tươi và một bên chiếc thố đựng ếch kho tộ vàng ươm, bốc khói nghi ngút. Thố ếch kho trông đặc biệt hấp dẫn với từng miếng thịt ếch béo mẫm, nước tương sóng sánh, hành lá mỡ màng, lấm tấm từng mảnh ớt đỏ. Đưa miếng đùi ếch lên miệng cắn, nghe vị thân quen như cá kho tộ nhưng nhạt hơn. Thịt ếch tươi nên không hề tanh, quyện gia vị thơm ngọt, đằm đặm vừa phải rất dễ ăn. Bạn nhớ nhé, đến Singapore nhất định phải thưởng thức món cháo ếch.

3. Cháo trắng, Nhật Bản

Thưởng thức những món cháo ngon nức tiếng trên thế giới

Món cháo trắng giản dị thông thường và cháo bào ngư - món ăn không thể thiếu trong các nhà hàng Nhật Bản cao cấp. Cháo trắng Nhật Bản được chế biến rất đơn giản với thịt gà, rau chân vịt và được trang trí bên trên bằng một quả mận cơm.

4. Cháo lươn, Việt Nam

Thưởng thức những món cháo ngon nức tiếng trên thế giới

Cháo lươn nổi tiếng nhất là ở Nghệ An, không chỉ là món ăn ưa thích của người dân xứ Nghệ, mà của cả du khách trong và ngoài nước. Cháo được nấu từ nước ninh với xương sống lươn giã dập, có vị ngọt thanh. Khi ăn, cho thêm thịt lươn xào với nghệ, ớt và hành tăm thơm đậm, cay nồng tạo nên hương vị không thể tìm thấy ở đâu khác.

5. Cháo Kasha, Nga

Thưởng thức những món cháo ngon nức tiếng trên thế giới

Cháo Kasha – món ăn dẫn tộc làm từ hạt ngũ cốc luôn đồng hành với người Nga trong suốt cuộc đời, qua mỗi chặng đường quan trong của họ. Người dân Nga nấu cháo bằng lúa mì, yến mạch, gạo hoặc những loại đậu, kết hợp cùng các loại ngũ cốc khác. Món ăn ngày càng trở nên gần gũi, quen thuộc với người nơi đây cũng như khách du lịch. Vậy nên bạn hãy thử thưởng thức và cảm nhận theo cách riêng của mình nhé.

Tổng hợp


Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Kim chi được xem là một trong những món ăn dân tộc của đất nước Hàn Quốc, là món ăn mà bất cứ ai cũng không nên bỏ lỡ mỗi khi đến với đất nước này. Tuy nhiên món kim chi không chỉ ngon mà còn chứa nhiều điều thú vị phía sau mà có thể bạn còn chưa biết đấy.

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

1. Kim chi là một trong những món cay nhất tại Hàn Quốc

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Với đặc điểm khí hậu có tiết trời luôn se lạnh của Hàn Quốc mà người dân nơi đây rất giỏi trong việc thưởng thức những món ăn cay. Và món kim chi được xếp vào loại một trong những món ăn cay nhất vì nó được ướp với ớt bột siêu cay.

2. Kim chi có hơn 300 loại khác nhau

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Đây có lẽ là một trong những điều thú vị về món kim chi của Hàn Quốc mà nhiều bạn chưa biết. Người xưa đã nghiên cứu làm ra hơn 300 loại khác nhau tuỳ theo từng vùng miền trong đất nước.

3. Những loại kim chi được yêu thích nhất tại Hàn Quốc

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Hầu hết những người dân Hàn Quốc và khách du lịch đều rất yêu thích món kim chi, tuy nhiên có 4 món kim chi mà được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn trong bữa ăn của mình đó chính là: Kim chi cải thảo, kim chi củ cải, kim chi dưa chuột, kim chi củ cải non.

4. Những công dụng tuyệt vời của kim chi

Bật mí những điều thú vị về món kim chi Hàn Quốc mà bạn còn chưa biết

Cải thảo, là thành phần chính sử dụng để chế biến kim chi Hàn Quốc, có công dụng ngăn ngừa ung thư đường ruột.

Ớt bột là nguyên liệu chính trong Kim chi, bao gồm nhiều vitamin A & C kích thích đối với cơ quan tiêu hoá bài tiết dịch dạ dày và có công dụng chống axít hoá. Skorizinin trong tỏi có công dụng gia tăng sức đề kháng, Allicin giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích sự hấp thu vitamin B1. Bên cạnh đó, gừng có công dụng giúp kích thích việc thèm ăn và tuần hoàn máu.

Tổng hợp

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Mùa hoa cải vàng đẹp nao lòng cho người mê du lịch Hàn Quốc

Thời điểm này là lúc Hàn Quốc bước vào mùa hoa cải tuyệt đẹp. Khi hoa nở, những cánh đồng xanh sẽ đồng loạt hóa thành một xứ sở vàng ươm, gây xao xuyến bất cứ ai từng chứng kiến.

Cứ vào tháng 5, nhiều cánh đồng trên khắp xứ sở Kim Chi sẽ hóa thành một vùng đất vàng ươm. Những bông hoa cải ở đây sẽ đồng loạt nở rộ, khiến Hàn Quốc trở thành một điểm du lịch hấp dẫn vào thời điểm này.

Cứ vào tháng 5, nhiều cánh đồng trên khắp xứ sở Kim Chi sẽ hóa thành một vùng đất vàng ươm. Những bông hoa cải ở đây sẽ đồng loạt nở rộ, khiến Hàn Quốc trở thành một điểm du lịch hấp dẫn vào thời điểm này.

Khi nhắc đến những mùa hoa thu hút khách du lịch, người ta thường nghĩ đến sắc hồng của hoa anh đào. Tuy nhiên, phải thật sự tận mắt thấy vẻ đẹp tươi tắn, thơ mộng của những cánh đồng hoa cải vàng, bạn mới nhận ra mùa hoa anh đào không phải là thời điểm duy nhất đáng trông đợi hàng năm.

Khi nhắc đến những mùa hoa thu hút khách du lịch, người ta thường nghĩ đến sắc hồng của hoa anh đào. Tuy nhiên, phải thật sự tận mắt thấy vẻ đẹp tươi tắn, thơ mộng của những cánh đồng hoa cải vàng, bạn mới nhận ra mùa hoa anh đào không phải là thời điểm duy nhất đáng trông đợi hàng năm.

Khi nhắc đến những mùa hoa thu hút khách du lịch, người ta thường nghĩ đến sắc hồng của hoa anh đào. Tuy nhiên, phải thật sự tận mắt thấy vẻ đẹp tươi tắn, thơ mộng của những cánh đồng hoa cải vàng, bạn mới nhận ra mùa hoa anh đào không phải là thời điểm duy nhất đáng trông đợi hàng năm.

Khắp Hàn Quốc có nhiều vườn hoa lớn cho bạn cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa này. Nếu không may đến đất nước này vào thời điểm trái mùa, bạn vẫn có thể chụp được nhiều ảnh đẹp với những cánh đồng cải xanh mướt đang chờ chút nắng hè để trổ hoa. Những cánh đồng lau xung quanh cũng là nơi lý tưởng để thả dáng, chụp những tấm ảnh đậm màu sắc cây cỏ.

Khắp Hàn Quốc có nhiều vườn hoa lớn cho bạn cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa này. Nếu không may đến đất nước này vào thời điểm trái mùa, bạn vẫn có thể chụp được nhiều ảnh đẹp với những cánh đồng cải xanh mướt đang chờ chút nắng hè để trổ hoa. Những cánh đồng lau xung quanh cũng là nơi lý tưởng để thả dáng, chụp những tấm ảnh đậm màu sắc cây cỏ.

Dù hoa cải nở rộ nhiều nhất vào tháng 5, các vùng khác nhau ở Hàn Quốc sẽ có mùa hoa cải chênh lệch nhau 1-2 tháng. Hoa cải thường nở ở đảo Jeju vào cuối tháng 3, ở Busan là tháng 4, Seoul, Gyeongju, Suncheon sẽ có mùa hoa rơi vào tháng 5.

Dù hoa cải nở rộ nhiều nhất vào tháng 5, các vùng khác nhau ở Hàn Quốc sẽ có mùa hoa cải chênh lệch nhau 1-2 tháng. Hoa cải thường nở ở đảo Jeju vào cuối tháng 3, ở Busan là tháng 4, Seoul, Gyeongju, Suncheon sẽ có mùa hoa rơi vào tháng 5.

Hoa cải cũng có ý nghĩa đặc biệt với người Hàn Quốc. Cứ đến mùa hè hàng năm, nhiều vùng ở Hàn Quốc sẽ diễn ra lễ hội hoa cải để bày tỏ sự trân trọng và yêu mến của người dân dành cho loài hoa này. Nhiều nơi như Samcheok Maengbang có cả hoa cải và hoa anh đào cùng nở trong một thời điểm.

Hoa cải cũng có ý nghĩa đặc biệt với người Hàn Quốc. Cứ đến mùa hè hàng năm, nhiều vùng ở Hàn Quốc sẽ diễn ra lễ hội hoa cải để bày tỏ sự trân trọng và yêu mến của người dân dành cho loài hoa này. Nhiều nơi như Samcheok Maengbang có cả hoa cải và hoa anh đào cùng nở trong một thời điểm.

Lễ hội hoa cải còn là một trong những điểm nhấn chính của mùa xuân Seoul. Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức sắc vàng tươi tắn của hoa bên cạnh dòng sông Hàn xinh đẹp. Ngoài ra, còn nhiều vườn hoa nổi tiếng khác của Hàn Quốc mà bạn nên ghé thăm như công viên sinh thái Daejeo (Busan), đài quan sát Cheomseongdae (Gyeongju), công viên Haesindang (Samcheok Maengbang)...

Lễ hội hoa cải còn là một trong những điểm nhấn chính của mùa xuân Seoul. Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức sắc vàng tươi tắn của hoa bên cạnh dòng sông Hàn xinh đẹp. Ngoài ra, còn nhiều vườn hoa nổi tiếng khác của Hàn Quốc mà bạn nên ghé thăm như công viên sinh thái Daejeo (Busan), đài quan sát Cheomseongdae (Gyeongju), công viên Haesindang (Samcheok Maengbang)...

Nếu bạn muốn tìm một điểm du lịch cho mùa hè, nhưng lại quá chán những bãi biển đông đúc, thì Hàn Quốc sẽ là nơi lý tưởng cho bạn. Những cánh đồng hoa cải bát ngát trải một màu vàng tươi đến tận chân trời sẽ cho bạn những tấm ảnh đẹp tựa một cảnh phim và khiến bạn càng thêm ngưỡng mộ vẻ đẹp của xứ Kim Chi.

Nếu bạn muốn tìm một điểm du lịch cho mùa hè, nhưng lại quá chán những bãi biển đông đúc, thì Hàn Quốc sẽ là nơi lý tưởng cho bạn. Những cánh đồng hoa cải bát ngát trải một màu vàng tươi đến tận chân trời sẽ cho bạn những tấm ảnh đẹp tựa một cảnh phim và khiến bạn càng thêm ngưỡng mộ vẻ đẹp của xứ Kim Chi.


Theo Zing.vn

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Dạo một vòng xem món ăn trên máy bay của các nước

Không ngờ những món ăn trên chuyến bay các nước lại đa dạng đến thế, ngoài món chính còn có biết bao món ăn nhẹ tráng miệng trông mà thèm!

Không ngờ những món ăn trên chuyến bay các nước lại đa dạng đến thế, ngoài món chính còn có biết bao món ăn nhẹ tráng miệng trông mà thèm!

Mới đây, trang Buzzfeed đã tổng hợp lại một số những món ăn được phục vụ trên các chuyến bay khắp thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Mặt khác, có một điều đặc biệt được nhận thấy là cơm không ngờ lại có mặt trên hãng hàng không của nhiều nước, thậm chí là những nước châu Âu vốn không thường ăn cơm như bữa chính. Hãy cùng chúng mình khám phá một số những món ăn trên máy bay của các nước nhé:

Pháp

Nổi tiếng với bánh mì và phô mai, chẳng ngạc nhiên khi hãng hàng không Pháp Air France lại phục vụ hai món này. Tuy nhiên bên cạnh đó, hãng cũng có món cơm thịt gà, với cơm có màu xanh lá trông khá lạ mắt.

Nổi tiếng với bánh mì và phô mai, chẳng ngạc nhiên khi hãng hàng không Pháp Air France lại phục vụ hai món này. Tuy nhiên bên cạnh đó, hãng cũng có món cơm thịt gà, với cơm có màu xanh lá trông khá lạ mắt.

Mỹ

Hãng hàng không Mỹ American Airlines khá đơn giản với món cơm rau củ xào cùng thịt sốt, kèm với một phần salad trộn nhỏ. Bên cạnh đó còn có bánh mì, và các món ăn nhẹ khác.

Hãng hàng không Mỹ American Airlines khá đơn giản với món cơm rau củ xào cùng thịt sốt, kèm với một phần salad trộn nhỏ. Bên cạnh đó còn có bánh mì, và các món ăn nhẹ khác.

Việt Nam

Thực đơn của hãng hàng không Việt Nam khá đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng với mì bò bằm là món chín, bánh mì croissaint, cùng sữa chua. Bên cạnh đó còn có cả trái cây tráng miệng bao gồm thanh long, dưa hấu và đu đủ. Bạn cũng có các lựa chọn nước uống như nước cam, cà phê hoặc nước lọc.

Thực đơn của hãng hàng không Việt Nam khá đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng với mì bò bằm là món chín, bánh mì croissaint, cùng sữa chua. Bên cạnh đó còn có cả trái cây tráng miệng bao gồm thanh long, dưa hấu và đu đủ. Bạn cũng có các lựa chọn nước uống như nước cam, cà phê hoặc nước lọc.

Anh Quốc

Hãng hàng không Anh Quốc cung cấp cho khách một thực đơn khá lành mạnh với rau củ, trái cây và các loại hạt chiếm đa số. Bên cạnh đó, ta lại thấy một phần cơm ăn cùng một loại thịt và rau củ khá quen thuộc. Có vẻ như các nước phương Tây cũng chuộng ăn cơm đấy nhỉ?

Hãng hàng không Anh Quốc cung cấp cho khách một thực đơn khá lành mạnh với rau củ, trái cây và các loại hạt chiếm đa số. Bên cạnh đó, ta lại thấy một phần cơm ăn cùng một loại thịt và rau củ khá quen thuộc. Có vẻ như các nước phương Tây cũng chuộng ăn cơm đấy nhỉ?

Trung Quốc

Hãng hàng không Trung Quốc Air China phục vụ hành khách cơm bò, salad ngũ cốc và một miếng bánh mì kèm với bơ để phết lên. Bên cạnh đó còn có món tráng miệng là một miếng bánh ngọt.

Hãng hàng không Trung Quốc Air China phục vụ hành khách cơm bò, salad ngũ cốc và một miếng bánh mì kèm với bơ để phết lên. Bên cạnh đó còn có món tráng miệng là một miếng bánh ngọt.

Ai Cập

Hãng hàng không Ai Cập phục vụ cơm gà, rau củ, salad kèm sốt, một phần bánh brownie socola và một miếng bánh mì cùng với một cốc nước cam.

Hãng hàng không Ai Cập phục vụ cơm gà, rau củ, salad kèm sốt, một phần bánh brownie socola và một miếng bánh mì cùng với một cốc nước cam.

Hawaii

Một lần nữa, món cơm lại xuất hiện và lần này là đi kèm với salad bao gồm các loại hạt và đậu. Chiếc hộp tròn giữa hình dù trông giống như một hộp đựng thạch nhưng thực ra là nước uống đấy. Đó là loại nước uống tinh khiết đặc biệt có nguồn gốc từ Hawaii 100%.

Một lần nữa, món cơm lại xuất hiện và lần này là đi kèm với salad bao gồm các loại hạt và đậu. Chiếc hộp tròn giữa hình dù trông giống như một hộp đựng thạch nhưng thực ra là nước uống đấy. Đó là loại nước uống tinh khiết đặc biệt có nguồn gốc từ Hawaii 100%.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc rất yêu quý mì ramyeon và một lần nữa điều này được thể hiện qua bữa ăn này với món chính là mì xào gà và tráng miệng bằng trái cây cũng như muffin. Ngoài ra, hành khách cũng được nếm thử món nước tinh khiết đến từ đảo Jeju (bên cạnh hộp trái cây).

Người Hàn Quốc rất yêu quý mì ramyeon và một lần nữa điều này được thể hiện qua bữa ăn này với món chính là mì xào gà và tráng miệng bằng trái cây cũng như muffin. Ngoài ra, hành khách cũng được nếm thử món nước tinh khiết đến từ đảo Jeju (bên cạnh hộp trái cây).

Malaysia

Hãng hàng không Malaysia có món chính là cơm, một miếng bánh mì, trái cây, một chiếc bánh thạch truyền thống cùng với ít đậu phông và thức ăn vặt.

Hãng hàng không Malaysia có món chính là cơm, một miếng bánh mì, trái cây, một chiếc bánh thạch truyền thống cùng với ít đậu phông và thức ăn vặt.

Singapore

Hãng hàng không của Singapore phục vụ món mutton biryani (làm từ thịt cừu, sữa chua và các loại gia vị đặc biệt) ăn cùng với cơm. Ngoài ra còn có bánh mì, salad ăn kèm với bơ, phô mai cheddar cùng một gói bánh cracker tráng miệng.

Hãng hàng không của Singapore phục vụ món mutton biryani (làm từ thịt cừu, sữa chua và các loại gia vị đặc biệt) ăn cùng với cơm. Ngoài ra còn có bánh mì, salad ăn kèm với bơ, phô mai cheddar cùng một gói bánh cracker tráng miệng.

Thái Lan

Hãng Thai Airways phục vụ hành khách những món ăn đậm chất Thái như cơm cà ri cá và một loại gỏi chua với tôm, một ít bánh socola phủ dừa nạo và bánh mì.

Hãng Thai Airways phục vụ hành khách những món ăn đậm chất Thái như cơm cà ri cá và một loại gỏi chua với tôm, một ít bánh socola phủ dừa nạo và bánh mì.

Tạm kết:

Bạn lưu ý rằng các món ăn này có thể thay đổi tuỳ theo menu và chặng bay của từng hãng nên không thể xem như món ăn đại diện cho cả một đất nước được đâu nhé. Tuy nhiên qua đây, ta cũng có thể thấy được rằng món ăn trên các hãng bay rất đa dạng và phong phú, tuy vẫn bao gồm một số đặc sản của từng vùng, nhưng các món ăn vẫn theo tiêu chí hoà nhập. 

Châu Âu không nhất thiết chỉ có các món Tây mà còn có các món châu Á và ngược lại, những nước châu Á cũng phục vụ các món ăn phương Tây. Nhìn chung thì phần nào cũng hấp dẫn nhỉ? Bạn thích nhất phần ăn của nước nào?


Nguồn: Kenh14.vn

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Dạo một vòng các món bánh truyền thống của châu Á

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Tuy nền ẩm thực các quốc gia Á châu mang những nét đặc trưng riêng, nhưng đâu đó vẫn còn hiện hữu cái giao điểm đầy thú vị giữa các nền văn hóa thông qua các món bánh truyền thống. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều những món bánh truyền thống châu Á đều có vỏ bánh làm từ gạo nếp và nhân được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ.

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.    Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.

Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Việt Nam

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng.

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng. 


Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Nhật Bản

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình.

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình. 

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….).     Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….). 

Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.     Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. 

Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Trung Quốc

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

4 loại gia vị làm nên hương vị ẩm thực của Hàn Quốc

Cho dù là kim chi, bánh gạo, mì ramyeon hay bất kì những món ăn nổi tiếng nào của Hàn Quốc thì hầu như đều "thấp thoáng" bóng dáng của các loại gia vị sau đây.

Cho dù là kim chi, bánh gạo, mì ramyeon hay bất kì những món ăn nổi tiếng nào của Hàn Quốc thì hầu như đều "thấp thoáng" bóng dáng của các loại gia vị sau đây.

Mỗi nền ẩm thực của một quốc gia đều có một đặc trưng riêng có thể tìm thấy trong đại đa số món ăn của nước đó, và hương vị này của Hàn Quốc thường được tạo nên bởi những loại gia vị truyền thống mà không phải ai cũng biết. Những vị cay, vị đậm đà đến chua nhẹ và béo ngậy đầy phức tạp làm nên các món ăn Hàn Quốc sẽ không bao giờ hoàn chỉnh nếu thiếu những yếu tố sau đây. Hãy cùng chúng mình điểm qua 4 loại gia vị Hàn Quốc được sử dụng phổ biến trong ẩm thực xứ Kim chi nhé!

Bột ớt (gochugaru)

Nếu bạn đã từng ăn kim chi thì chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với loại gia vị này. Bột ớt gochugaru là một loại bột ớt đặc biệt của Hàn, là ớt khô được xay nhuyễn thành bột mịn hoặc bột nghiền thành miếng nhỏ.

Nếu bạn đã từng ăn kim chi thì chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với loại gia vị này. Bột ớt gochugaru là một loại bột ớt đặc biệt của Hàn, là ớt khô được xay nhuyễn thành bột mịn hoặc bột nghiền thành miếng nhỏ. 

Ớt Hàn Quốc ngoài vị cay thì còn có vị ngọt nhẹ, thường hay được dùng để muối các loại kim chi và là nguyên liệu cho một số loại sốt. Đôi khi, những người thích ăn cay còn thích cho bột ớt này vào nhiều món ăn khác như mì ăn liền, miến, bánh gạo...

Ớt Hàn Quốc ngoài vị cay thì còn có vị ngọt nhẹ, thường hay được dùng để muối các loại kim chi và là nguyên liệu cho một số loại sốt. Đôi khi, những người thích ăn cay còn thích cho bột ớt này vào nhiều món ăn khác như mì ăn liền, miến, bánh gạo...

Hạt mè xào (bokkeun-kkae)

Mè không đóng nhiều vai trò trong quá trình nấu nướng một món ăn, tuy nhiên nếu bạn hay đi ăn đồ Hàn thì hẳn phải nhận ra nó xuất hiện thường xuyên trong các món ăn. Có thể nói hạt mè góp phần tạo nên một trong những đặc điểm nhận dạng món ăn Hàn Quốc.

Mè không đóng nhiều vai trò trong quá trình nấu nướng một món ăn, tuy nhiên nếu bạn hay đi ăn đồ Hàn thì hẳn phải nhận ra nó xuất hiện thường xuyên trong các món ăn. Có thể nói hạt mè góp phần tạo nên một trong những đặc điểm nhận dạng món ăn Hàn Quốc. 

Ta đã từng thấy những món ăn Hàn Quốc có rắc mè nhiều đến thức trở thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy món nào mà rắc ít mè lên là lại vô thức nghĩ đến món Hàn. Hạt mè trên mỗi món ăn giúp làm dậy mùi món ăn, tăng khẩu vị và thêm một chút vị béo nhẹ, trung hoà các món quá cay hoặc quá mặn.

Ta đã từng thấy những món ăn Hàn Quốc có rắc mè nhiều đến thức trở thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy món nào mà rắc ít mè lên là lại vô thức nghĩ đến món Hàn. Hạt mè trên mỗi món ăn giúp làm dậy mùi món ăn, tăng khẩu vị và thêm một chút vị béo nhẹ, trung hoà các món quá cay hoặc quá mặn.

Tương ớt (gochujang)

Đây là thứ mang lại vị cay đặc trưng trong hầu hết các món ăn Hàn Quốc, từ cơm chiên, kim chi, bánh gạo, miến xào đến gà rán. Gochujang được làm từ ớt xay nhuyễn, đường, gạo nếp và một ít meju (đậu nành lên men) nên có hương vị đậm đà.

Đây là thứ mang lại vị cay đặc trưng trong hầu hết các món ăn Hàn Quốc, từ cơm chiên, kim chi, bánh gạo, miến xào đến gà rán. Gochujang được làm từ ớt xay nhuyễn, đường, gạo nếp và một ít meju (đậu nành lên men) nên có hương vị đậm đà. 

Hơn cả bột ớt gochugaru, tương ớt gochujjang ít cay hơn, ngọt hơn và có vị thơm hơn, thích hợp để ướp thịt, sốt cơm, sốt mì, bánh các loại. Gochujjang thường được dùng trong các món súp như canh kim chi, pha với nước để sốt bánh gạo, sốt cơm bibimbap, ướp kimchi... Gochujang còn được dùng để pha chế ssamjang, một loại nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn Quốc.

Hơn cả bột ớt gochugaru, tương ớt gochujjang ít cay hơn, ngọt hơn và có vị thơm hơn, thích hợp để ướp thịt, sốt cơm, sốt mì, bánh các loại. Gochujjang thường được dùng trong các món súp như canh kim chi, pha với nước để sốt bánh gạo, sốt cơm bibimbap, ướp kimchi... Gochujang còn được dùng để pha chế ssamjang, một loại nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn Quốc.

Tương đen (Doenjang)

Tương đen Hàn Quốc là một loại gia vị lên men truyền thống, có vị mặn đậm đà, beo béo và hơi chua nhẹ được làm từ đậu nành lên men. Tương đậu nành lên men của Hàn cũng tương tự với các loại tương của Trung, Nhật và Việt Nam, tuy nhiên tương doenjang của Hàn lại mặn hơn, đặc hơn nên nếu muốn sử dụng thì phải hoà với ít nước.

Tương đen Hàn Quốc là một loại gia vị lên men truyền thống, có vị mặn đậm đà, beo béo và hơi chua nhẹ được làm từ đậu nành lên men. Tương đậu nành lên men của Hàn cũng tương tự với các loại tương của Trung, Nhật và Việt Nam, tuy nhiên tương doenjang của Hàn lại mặn hơn, đặc hơn nên nếu muốn sử dụng thì phải hoà với ít nước. 

Món tương này được dùng trong các loại nước chấm, nước ướp thịt, các loại canh, hầm như canh hầm tương đen, thịt xào tương đen... Món nổi tiếng nhất với tương đen có lẽ là món mì tương đen được ăn trong ngày lễ độc thân của người Hàn Quốc mà ai cũng biết - jajangmyeon. Ngoài ra, doenjang (cũng như gochujang) là thành phần của ssamjang - nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn rất đặc trưng.

Món tương này được dùng trong các loại nước chấm, nước ướp thịt, các loại canh, hầm như canh hầm tương đen, thịt xào tương đen... Món nổi tiếng nhất với tương đen có lẽ là món mì tương đen được ăn trong ngày lễ độc thân của người Hàn Quốc mà ai cũng biết - jajangmyeon. Ngoài ra, doenjang (cũng như gochujang) là thành phần của ssamjang - nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn rất đặc trưng.



Theo Kenh14.vn

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc


Văn hóa Hàn Quốc đã quá quen thuộc đối với rất nhiều du khách Việt Nam, thế nhưng chắc hẳn còn rất nhiều điều mà có thể bạn chưa biết về đất nước xinh đẹp này. Cùng khám phá đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc nhé. 

Đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc


Xe buýt Hàn Quốc

Xe buýt tại Hàn Quốc hoạt động suốt ngày đêm với giá vé khoảng 2.000 won (hơn 40.000 đồng). Mỗi trạm dừng đều có bảng thông tin với lịch trình thực tế. Nếu đi nhóm 4 người trên chặng ngắn (tương đương 2-3 trạm dừng xe buýt), du khách có thể lựa chọn taxi với giá cước khởi điểm từ 3.000 won (hơn 60.000 đồng). 

Xe buýt Hàn Quốc

Hệ thống xe buýt đêm của Seoul hoạt động từ năm 2013, chạy từ nửa đêm đến 5h sáng với giá vé 2.000 won (hơn 40.000 đồng).

Trong khi đó, vào ban ngày, ba loại xe buýt chạy khắp thành phố là Ilban, Jwaseok và Maeul. Mỗi chuyến cách nhau 5-15 phút tùy điều kiện giao thông, hầu hết các tuyến chạy từ 4h30 tới 1h sáng hôm sau. Giá vé dao động từ 850 tới 1.950 won (17.000 - 40.000 đồng), có giảm cho trẻ em. 

Thức ăn không giới hạn tại siêu thị

Thức ăn không giới hạn tại siêu thị

Ở hầu hết siêu thị, mọi người có thể nếm thức ăn không giới hạn. Không ai kiểm soát lượng đồ khách hàng thử, dù họ mua hay không.

Quà tặng thiết thực

Thực tế, người xứ kim chi luôn thích những món quà thiết thực, có thể sử dụng được. Ví dụ, quản lý công ty thường tặng nhân viên giỏ đồ, thứ có thể tìm thấy trong bất kỳ siêu thị nào.

Một món quà truyền thống trong tiệc tân gia ở nước này là những cuộn giấy vệ sinh. Họ tin rằng chiều dài của những cuộn giấy tượng trưng cho sự lâu bền. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa may mắn, như lời chúc bạn sẽ đạt mục tiêu dễ dàng. Ca sĩ Kim Jaejoong của nhóm DBSK khi anh nhập ngũ đã được bạn bè tặng cho giấy vệ sinh.

Đồng phục học sinh đặc trưng

Đồng phục học sinh đặc trưng

Khác với mẫu đồng phục có phần nghiêm túc như người lớn của học sinh phương Tây, đồng phục của các trường mầm non Hàn Quốc có màu đặc trưng. Nhờ vậy, các thầy cô dàng nhận diện và trông coi các em nhỏ, đặc biệt khi đi tham quan.

Mặc đồ đôi khi yêu nhau

Mặc đồ đôi khi yêu nhau

Nhiều đôi trẻ Hàn Quốc thường muốn mọi người xung quanh nhận ra họ đang yêu nhau bằng cách mặc đồ giống nhau. Du khách có thể dễ dàng tìm được quần áo, giày dép theo cặp trong các cửa hàng thời trang của xứ sở kim chi.                                                                

Không tặng quà giá trị cao cho giáo viên 

Tặng những món quà có giá trị lớn cho giáo viên hay quan chức nhà nước bị coi là hối lộ tại Hàn Quốc. Do đó, phụ huynh và học sinh muốn bày tỏ lòng biết ơn tới giáo viên sẽ tặng kẹo hoặc tách cà phê.

Tàu điện ngầm "siêu nhân"

Tàu điện ngầm "siêu nhân"

Du khách có thể thấy những toa tàu điện ngầm được trang trí theo chủ đề hoạt hình tại Hàn Quốc. Người ta sử dụng giọng nói của các nhân vật này để thông báo các trạm dừng hay cho mô hình siêu nhân ngồi ghế.

Thịt chó Hàn Quốc 

Thịt chó Hàn Quốc

Du khách vẫn có thể tìm thấy nơi bán thịt chó ở xứ kim chi, song hầu hết thanh niên không ăn thịt chó và cố gắng thay đổi quan điểm của người Hàn Quốc về loài vật này.

Cảnh sát du lịch

Cảnh sát du lịch luôn túc trực tại các điểm đến nổi tiếng, họ không chỉ ngăn chặn tội phạm, mà còn cung cấp thông tin và giải quyết bất kỳ vấn đề nào cho du khách.

Cảnh sát du lịch

Nếu thấy bất kỳ hành vi sai trái hoặc bị phân biệt đối xử khi đến Seoul hay Busan, bạn hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ các sĩ quan mặc áo màu xanh hải quân và mũ nồi đen. Bạn có thể tìm thấy đồn cảnh sát du lịch trên phố Myeongdong, Hongdae, Dongdaemun, sân bay quốc tế Incheon... tại Seoul; hoặc bãi biển Haeundae, Gwangalli, và quảng trường BIFF tại Busan.

Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng một năm tốt đẹp, rực rỡ.

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Nhật Bản


Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.

Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.

Hàn Quốc


Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.

Trung Quốc


Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu” với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp…

Malaysia


Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.

Indonesia


Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.


Ấn Độ


Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng – Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.

Thái Lan


Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn” của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.


Lào


Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá… Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.

Campuchia


Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.

Bài đăng phổ biến