Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương mùa lễ hội

Nếu bạn đang có dự định du lịch chùa Hương vãn cảnh và trẩy hội đầu năm, nhưng bạn đang băn khoăn không biết nên đi thế nào và đi những đâu, ăn gì khi du lịch chùa Hương? Hãy tham khảo một số kinh nghiệm du lịch chùa Hương dưới đây nhé.


Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong dịp đầu xuân. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến, từ những công trình mang dáng dấp độc đáo cho đến những hang động do thiên nhiên tạo ra.

Hàng năm lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch. Nếu đi lễ các bạn nên đi vào mùa lễ hội, nếu đi vãn cảnh chùa và chiêm ngưỡng những kì quan do tạo hóa thì các bạn có thể đi vào bất kì thời gian nào trong năm, trong đó nổi bật nhất là Động Hương Tích được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”.

Xem thêm:Thưởng ngoạn cảnh đẹp kết hợp ẩm thực Hạ Long

Đường đi đến chùa Hương gần và thuận tiện nhất


Phương tiện di chuyển từ Hà Nội tới chùa Hương rất phổ biến như ô tô, xe bus hoặc xe ôm, vì quãng đường không dài nên đa phần mọi người đều lựa chọn đi bằng xe máy, còn những bạn sinh viên thường đi bằng xe bus.

+ Du lịch chùa Hương bằng xe máy các bạn có thể đi theo cách sau:

Đi theo đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương. Hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. (Lưu ý, khi đi tới đường từ Bình Đà đến Kim Bài đoạn cánh đồng thường có cảnh sát giao thông, bắt cả những lỗi rất nhỏ do đó bạn nên mang theo giấy tờ và có gương nhé)

+ Nếu đi bằng ô tô riêng: Đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao thông Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

+ Nếu du lịch chùa Hương bằng xe bus: các bạn có thể đi tuyến bus 75 ở bến xe Yên Nghĩa – bến xe Hương Sơn, có giá 25.000 vnđ. Chuyến sớm nhất là từ 6h tại bến xe Yên Nghĩa. Khoảng thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng, tuy nhiên để tới bến Đục đi thuyền lên chùa mất 1km nữa, các bạn có thể đi xe ôm ra bến đò nhé. Hoặc tuyến 78 chạy tuyến bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu, giá vé 20.000 vnđ. Tuy nhiên, Tế Tiêu cách Chùa Hương hơn 12km nên để di chuyển vào rất xa.

(*) Đa phần mọi người thường du lịch chùa Hương 1 ngày, nên khách sạn, nhà nghỉ ở đây thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu các bạn có nhu cầu ở lại qua đêm có thể thuê nhà nghỉ tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ).

Giá vé tham quan chùa Hương và kinh nghiệm đi đò


Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách, trong đó giá vé tham quan là 50.000đ/vé/lượt và giá đò chất lượng cao là 40.000 đồng/vé/lượt – đò thường là 35.000đ/vé. (Lưu ý, đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên mức giá vé giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt. Nếu trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan, trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt), trẻ em cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.)

Ngoài ra, nếu có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách. Giá vé cáp treo chùa Hương dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.

Kinh nghiệm đi đò khi du lịch chùa Hương: Thường thì có cò đò bám mời chào khách ở khu vực, thậm chí cách xa chùa 20km. Các bạn không nên đi theo cò vì giá vé thường bị chặt chém, nên mua vé ở cổng hội hoặc trực tiếp vào khu vực suối Yến để liên hệ với nhà đò. Vào dịp lễ hội lượng khách thường rất đông, nhà đò thường chở nhiều khách, để tránh bị tăng tiền bạn nên thỏa thuận rõ ràng trước khi đi.

Địa điểm tham quan ở chùa Hương



Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương :

– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Ăn uống tại chùa Hương

Dọc đường từ bến đò tới chùa Thiên Trù hai bên đường có nhiều quán ăn, lưu ý nên hỏi giá trước khi ăn nhé. Đặc sản chùa Hương như dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…đặc biệt là món rau sắng nổi tiếng chùa Hương.

Xem thêm: Du lịch Vịnh Hạ Long phải thử cho bằng hết 7 trải nghiệm thú vị này

Kinh nghiệm mua sắm ở chùa Hương


Các bạn nên sắm lễ trước khi đi vì nế mua trên chùa thường rất đắt. Tại chùa Hương có nhiều món đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, rau sắng…trước khi mua nên kiểm tra chất lượng cũng như số lượng. Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng.

Một số lưu ý khác khi du lịch chùa Hương

Nên vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.
Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ.
Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa.
Nên đi theo nhóm, nhiều người để tiết kiệm chi phí đi đò…
Mang theo những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân.
Đặc biệt hãy cảnh giác với những trò đỏ đen bịp bợm mà mất tiền oan.

Theo Dulich9

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật Bản chính hiệu ở Hà Nội

Bên cạnh cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật thơm ngon nổi tiếng thế giới, lễ hội hoa anh đào 2016 sẽ đem tới cho du khách ở Hà Nội dịp thưởng trà, xem biểu diễn Yosakoi, múa kịch truyền thống...


Lễ hội hoa anh đào 2016 tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào hai ngày 16, 17/4. Đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm lễ hội hoa anh đào được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Ước tính sự kiện này thu hút hơn 150.000 lượt khách tham quan do diễn ra vào cuối tuần và dịp lễ giỗ tổ vua Hùng. 

300 cành hoa anh đào tươi sẽ được đem từ Nhật sang Hà Nội để phục vụ lễ hội. Ảnh: Hương Chi

Lễ hội không chỉ có hoa anh đào tươi mang từ Nhật mà còn có thêm một góc giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của loài cây này trên toàn Nhật Bản. Hoạt động nhằm khơi dậy đam mê du lịch, khám phá đất nước và con người xứ Phù Tang trong lòng các du khách ghé thăm lễ hội.

Đến lễ hội, du khách có cơ hội ngắm 300 cành hoa anh đào tươi, chơi cờ cá chép, tham quan gian hàng du học, thưởng thức trà đạo, các màn múa kịch truyền thống và đặc biệt là thưởng thức thịt bò Nhật. Thịt bò Nhật vốn nổi tiếng thế giới vì thơm ngon khác lạ, không phải ai cũng có dịp thưởng thức. Lễ hội hoa năm nay sẽ mang tới cho du khách Hà Nội cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật chính hiệu để cùng so sánh và bình giá.

Thị bò Kobe là một trong những loại thịt nổi tiếng của Nhật Bản

Tại sân khấu chính của chương trình sẽ có thi biểu diễn Yosakoi, trống hội Nhật và trình diễn nhạc pop đến từ nhóm Parallel Dream. Lễ hội hứa hẹn sẽ đem tới không khí tràn đầy âm nhạc Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại.

Bà Suzuki Mari, giám đốc điều hành lễ hội, cho biết sẽ có khoảng 80 người Nhật Bản tham gia vào các hoạt động của lễ hội, trong đó có các giảng viên về trà đạo, thư pháp và các nghệ sĩ.

(Theo VnExpress)

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

10 phong tục, lễ nghi bạn cần biết trước khi du lịch Thái Lan

Thái Lan nổi tiếng là đất nước Phật Giáo lâu đời với hàng nghìn lễ nghi, phong tục. Trước khi đi du lịch đến xứ sở chùa Vàng, bạn cần biết 10 phong tục, lễ nghi sau đây để tránh gặp phải những rắc rối và phiền phức khi bạn ở đất nước xinh đẹp này.
Xem thêm: 10 hòn đảo Thái Lan đẹp, đồ ăn ngon và đi lại dễ

1. Phong tục chào hỏi


Thái Lan là một đất nước xinh đẹp có nền văn hóa giàu có với rất nhiều truyền thống lâu đời, thú vị và một xã hội luôn đặt sự tôn trọng Phật giáo lên hàng đầu. Chào, cảm ơn hay tạm biệt ai đó đã đi vào truyền thống Thái với cái gọi là Wai. Đây là một động tác chắp tay lại, giống như khi cầu nguyện, đưa lên ngực hoặc đầu và cúi đầu chào. Phong tục, cử chỉ Wai được áp dụng ở mọi nơi trên Thái Lan và là dấu hiệu bày tỏ lòng kính trọng cũng như chào đón hoặc cảm ơn.

2. Lòng tôn kính đối với Hoàng gia


Hoàng gia là nền tảng trong văn hóa Thái Lan, những người trong hoàng gia luôn được người dân Thái Lan kính trọng nhất. Sẽ là một sai lần lớn nếu bạn có những nhận xét xấu về đức Vua hay bất kì ai trong hoàng tộc, dù chỉ là đùa. Hình ảnh của nhà Vua được dùng để tô điểm cho rất nhiều nơi. Một trong những phong tục khác của Thái là phải đứng khi hát bài “hoàng ca” ở các sự kiện thể thao, phim ảnh hay các sự kiện công khai khác.

Nếu bạn đi du lịch Thái Lan, khi họ hát bài hát “Hoàng ca” bạn nên dừng lại giữ trật tự để tỏ lòng tôn kính.

3. Bài hát quốc ca


Thái Lan là đất nước tôn kính Phật giáo và Hoàng gia, nên tất cả những gì liên quan đến đất nước họ đều được tôn trọng. Bài hát quốc ca của họ được phát hai lần mỗi ngày. Bài hát quốc ca Thái Lan mỗi khi được phát lên thì mọi người dân dù đang ở đâu cũng phải ngừng lại, đứng thẳng với niềm tự hào dân tộc.

4. Cẩn thận với cái đầu và chân bạn


Mọi bộ phận trên cơ thể người đều có ý nghĩa riêng trong nền văn hóa Thái. Người Thái rất coi trọng cái đầu, đây là nơi linh thiêng nhất của một người, tùy tiện chạm vào đầu ai đó là sự vô lễ và sỉ nhục to lớn. Chân là nơi “kém giá trị” nhất, và họ coi là bất lịch sự nếu bạn để chân cao hơn đầu một ai đó, đặc biệt là khi người đó có địa vị xã hội cao hơn. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng nhiều đến cách người Thái ngồi, chân của họ không bao giờ chĩa vào người đối diện. Chĩa hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều là mất lịch sự.

Một trong những phong tục nhạy cảm khác mà khách du lịch cần phải biết là cởi giày trước khi vào các công trình tôn giáo hay nhà của bất cứ ai. Hay là giẫm chân lên trên đồng bath Thái có hình quốc vương sẽ bị khiển trách tại quốc gia này.

5. Chú ý cách ăn mặc


Vì là một đất nước Phật giáo lâu đời nên người Thái hay đánh giá thông qua diện mạo và bề ngoài của con người. Bạn nên ăn mặc gọn gàng để thể hiện lòng kính trọng đối với tôn giáo của họ, việc bạn ăn vận luộm thuộm được xem như không tôn trọng họ và sẽ khiến họ phật ý. Các khu vực tôn giáo rất nhạy cảm về việc ăn mặc. Đến đây bạn phải kín đáo, những người mặc quần ngắn, váy ngắn, áo dây, áo ba lổ có thể bị từ chối vào các đền chùa đến khi nào có sự thay đổi phù hợp.

6. Kiềm chế cảm xúc

Trong cuộc sống hàng ngày, người dân Thái Lan thường chú ý giữ cho cuộc sống luôn được vui vẻ. Do vậy tại “đất nước của những nụ cười” thể hiện cảm xúc tích cực trong các giao tiếp xã hội cũng rất quan trọng trong văn hóa Thái. Giận dữ là điều không thể tha thứ ở Thái Lan, nếu ai đó bắt đầu nóng giận, họ thường bỏ đi để bình tĩnh lại. Trong phong tục Thái Lan, nếu không cho đối tác thấy được sự nóng tính thay vì sự đàng hoàng có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ và nhận được cái nhìn xa lánh từ các đồng nghiệp.


Vậy nên rèn luyện tính kiên nhẫn là cách tốt nhất áp chế cơn nóng giận. Thậm chí khi thông báo một tin xấu hay rơi vào một tình huống khó khăn, nụ cười vẫn có thể nở trên môi của những người liên quan. Khi gười Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ họ sẽ nói “Mai pen rai” (Không có gì đâu mà); khi một người nói “mai pen rai” thì có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, có thể coi là không có va chạm nào và sẽ không làm ai đổi nét mặt cả. Ở Thái Lan, một nụ cười với những người nghèo khó được xem như đang thể hiện sự tử tế với những ai trong cuộc.

Một điều mà bạn cũng cần lưu ý là không nên thể hiện tỉnh cảm quá thân mật trước mặt người khác, như thế là không tôn trọng nền văn hóa tôn kính của đất nước họ. Ở Thái Lan, người ta chỉ thường thấy bạn bè nắm tay nhau, còn các cặp đôi rất ít khi làm thế trừ khi họ đang ở những nơi Tây hóa.

7. Màu sắc trang phục của người dân Thái Lan trong tuần


Một trong những phong tục rất hay của đất nước Thái Lan, bắt nguồn từ truyền thuyết mỗi ngày trong tuần đều đại diện cho một màu cụ thể bắt. Không phải tất cả đều tuân theo phong tục này nhưng bạn dễ thấy nhiều người mặc màu vàng vào thứ Hai để chào mừng sự ra đời của nhà vua hay màu xanh dương vào thứ Sáu để chào mừng ngày hoàng hậu ra đời.

8. Ăn uống lịch sự

Trong mỗi bữa ăn của người Thái đều có đầy đủ các dụng cụ và có công dụng riêng nhưng bạn nên thử tìm ra cái nào phù hợp với món mình đang ăn. Ví dụ, khi ăn bún có thể dùng đũa và khi ăn cơm có thể dùng muỗn và nĩa. Thức ăn trong nhà hàng thường được phục vụ trong dĩa lớn, từ đây mọi người mới lấy về chén của mình. Họ xem những người lấy nhiều thức ăn và ăn nhanh là những người thô lỗ. Một trong những truyền thống khác của Thái là chừa lại một ít thức ăn trên dĩa ở cuối bữa ăn để nói rằng đã ăn đủ và không cần dọn thêm thức ăn nữa.

9. Mặc cả

Người Việt ta thường có thói quen mặc cả mỗi khi mua hàng hóa gì đó, người Thái cũng có thói quen như vậy. Những nơi có giá niêm yết thường là nhà hàng và siêu thị, nhưng ở những nơi không có nhãn giá, như chợ, hay lúc thuê xe đạp, nên mặc cả để có giá tốt nhất. Cũng nên nhớ rằng, tip không phải là hành động phổ biến, không ai mong chờ điều này cả, vì thế bạn đừng lạm dụng quá khi đi du lịch.

10. Quà tặng


Khi tặng quà ở Thái Lan, món quà không bao giờ được gói trong giấy màu xanh lá, đen và xanh dương vì những màu này liên quan đến đám tang. Tương tự như vậy, không bao giờ chọn hoa vạn thọ hay cẩm chướng vì hai loại hoa này cũng gợi nhớ đến đám tang. Theo văn hóa Thái, những món quà tốt nhất là chocolate, các loại hoa phù hợp hoặc là trái cây.
Sưu tầm

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

7 lễ hội Việt Nam được giới thiệu trên báo Anh

“Lấp lánh ánh đèn, rộn ràng những con đường tấp nập người qua lại vô cùng náo nhiệt - hãy cùng chúng tôi điểm lại những dịp lễ tết thú vị của Việt Nam”, đó là lời mở đầu trong bài viết của tạp chíWanderlust nổi tiếng, Anh.

Và đây là bảy lễ hội Việt Nam được Wanderlust mô tả gửi tới bạn đọc.

1. Lễ hội đèn lồng Hội An

Phố cổ Hội An nổi danh với các kiến trúc cổ kính, đôi bờ sông náo nhiệt là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Hằng tháng vào những ngày trăng tròn, ánh đèn điện sẽ được tắt đi, xe cộ không được phép qua lại trên nhiều đoạn đường, nhường chỗ cho hàng nghìn ánh đèn lồng lung linh tỏa sáng.

Hòa cùng bầu không khí lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian, ẩm thực phong phú và âm nhạc du dương. Tuyệt vời nhất là lễ hội này tổ chức suốt cả năm.
Xem thêm: 7 đặc điểm của Hội An mê hoặc du khách Tây

2. Hội Chử Đồng Tử


Được đặt tên theo một trong bốn vị “tứ bất tử” của Việt Nam, lễ hội diễn ra tại đền thờ Chử Đồng Tử ở xã Dạ Hoa và Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Trong lễ hội có tổ chức múa rồng múa lân, biểu diễn võ thuật, hát chèo để tưởng nhớ đến thánh Chử Đồng Tử, người đã có công phát triển nền nông nghiệp Việt Nam.

Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12-3.

3. Lễ hội chùa Thầy


Lễ hội chùa Thầy tổ chức từ ngày 11 đến 13-4 là lễ hội để tưởng nhớ về nhà sư Từ Đạo Hạnh ở huyện Quốc Oai, Hà Nội với những màn múa rối nước độc đáo và những đoàn tăng lữ tuần hành của các nhà sư chùa Thầy.

Trong suốt cuộc đời mình, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã hết mình hành y, tích đức giúp nhân dân trong vùng. Ông còn là người đã phát minh nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Xem thêm: Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

4. Festival Huế


Festival Huế là sự kiện diễn ra hai năm một lần nhằm tưởng nhớ về những giá trị truyền thống tại cố đô Huế. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, các buổi trưng bày đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử.

Festival Huế tổ chức từ ngày 20-4 đến 3-5.
Xem thêm: Núm đuôi xào nghệ và cá ngạnh um măng ở Huế

5. Ngày đất nước thống nhất

Đây là dịp kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, hai miền Nam Bắc thống nhất, 30-4-1975.

Vào ngày này, có rất nhiều lễ hội được tổ chức khắp Việt Nam, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM được trang hoàng với các biểu ngữ, cờ quạt, đèn đường sặc sỡ.

Vì đây là ngày nghỉ lễ chung, rất nhiều người cũng tranh thủ về thăm gia đình.

6. Lễ Vu lan


Là lễ hội phố biến khắp cả nước, đây là dịp để gia đình, người thân kề cận bên nhau, tưởng nhớ về người đã khuất, cúng mâm cơm và dâng hoa. Một trong những địa điểm tập trung nhiều nhất vào thời điểm này là chùa Vĩnh Nghiêm.

Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hằng năm.

7. Tết Trung thu


Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng nhất để thể hiện tình cảm gia đình tại Việt Nam. Đây là lúc các bậc cha mẹ bù đắp cho con cái sau những ngày mùa bận bịu. Ngày nay vào dịp này, trẻ em sẽ được nhận quà, còn người nông dân mừng một mùa vụ bội thu.

Được tổ chức vào dịp trăng tròn - thể hiện sự viên mãn, giàu có - người dân thường ăn bánh trung thu (loại bánh nướng tròn có thịt, trứng muối, trái cây khô, các loại hạt khô).

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Những con búp bê mang đi vận rủi ở Nhật Bản

Dịp lễ hội, các gia đình có bé gái sẽ trưng bày những con búp bê lộng lẫy trong trang phục truyền thống với mong muốn con gái được khỏe mạnh, xinh đẹp và hạnh phúc.
Xem thêm: 50 trải nghiệm cho du khách lần đầu đến Nhật Bản


Lễ hội búp bê Hina Matsuri hay còn gọi là ngày hội dành cho bé gái diễn ra vào ngày 3/3 hàng năm. Đây là một trong năm lễ hội theo mùa ở Nhật Bản. Vào lễ hội này, các gia đình có bé gái sẽ trưng bày những con búp bê trong trang phục truyền thống lộng lẫy và được trang trí rất đẹp với mong muốn con gái của mình được khỏe mạnh, xinh đẹp và hạnh phúc. Ảnh: Pinterest


Từ cuối tháng 2 trước khi lễ hội diễn ra, người Nhật đã bắt đầu bày búp bê cùng với hoa anh đào nở trong nhà. Bộ búp bê này được đặt trên một tấm thảm đỏ với nhiều tầng phân chia rõ ràng. Tầng cao nhất là vị trí của Vua và Hoàng hậu (Dairimina), tầng thứ hai đặt 3 cung nữ hầu rượu (San-nin kanjo), tầng thứ 3 là 5 nhạc công nam (Go-nin bayashi), tầng thứ 4 là 2 búp bê Đại thần (Zuijin), tầng thứ 5 gồm 3 búp bê hộ vệ (Sannin-jichou), tầng thứ 6 và tầng dưới cùng dùng để trang trí nhiều vật dụng khác nhau. Tuy nhiên, đối với những gia đình không cầu kỳ thì bàn búp bê Hina cũng có thể chỉ sắp xếp các tầng cơ bản ở trên cùng như tầng Vua và Hoàng hậu, tầng cung nữ và tầng đại thần. Ảnh: Aboutmauinui.com


Lễ hội Hina Matsuri bắt nguồn từ phong tục cách đây khoảng 1000 năm. Người ta đặt những vận xui vào sau lưng con búp bê bằng giấy và thả xuống sông. Đây cũng là thời điểm chuyển giao từ mùa đông sang mùa hè, vì thế người Nhật tin rằng làm như vậy thì tất cả điềm xấu sẽ được mang đi và giúp họ may mắn, khỏe mạnh. Qua thời gian, phong tục cổ này được kết hợp với thú chơi búp bê gỗ của các bé gái trong những gia đình giàu có và dần dần biến tấu thành phong tục như ngày nay. Ảnh: Redraig


Vào ngày lễ truyền thống này, các gia đình Nhật Bản thường ăn Hina-arare - một loại bánh gạo viên đủ màu sắc được phủ đường bên ngoài và chirashi-zushi - loại sushi ăn cùng rất nhiều nguyên liệu khác nhau, thường được bày cá sống lên trên. Ngoài ra, thức uống truyền thống của ngày lễ này là rượu sake làm từ gạo lên men gọi là shirozake. Ảnh: Pinterest


Ngay sau khi lễ hội Hina Matsuri kết thúc, người ta sẽ nhanh chóng cất những con búp bê này đi. Vì người dân Nhật Bản tin rằng nếu họ trưng bày búp bê Hina sang tới ngày 4/3 thì những bé gái trong gia đình mình sẽ khó lấy chồng hoặc kết hôn rất muộn. Ảnh: Goldenjipangu

Ngọc Mai (VnExpress)

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Đầu năm xuất ngoại xem khỏa thân, ném cá, băng đăng

Nhiều lễ hội kỳ lạ trên thế giới diễn ra vào dịp đầu năm mới, như lễ hội ném cam ở Italy, khỏa thân giành vật may mắn ở Nhật hay thi xén lông cừu ở New Zealand....
Xem thêm: Những lễ hội xuân rộn ràng sau Tết

Lễ hội đấu vật lạc đà (Thổ Nhĩ Kỳ)


Mỗi năm ở Thổ Nhĩ Kỳ, có khoảng 1.200 con lạc đà được lai giống và huấn luyện đặc biệt cho việc đấu vật. Lễ hội của những chú lạc đà được tổ chức vào tháng 1 hàng năm. Thỉnh thoảng những chú lạc đà thua cuộc bị hoảng loạn, chạy vào đám đông, gây thương tích cho khán giả.

Lễ hội Busó (Hungary)


Lễ hội này được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Trong lễ hội, những người đàn ông mặc trang phục ma quỷ, trên đầu có sừng, với mục đích xua đuổi mùa đông và đón mùa hè sắp tới.

Lễ hội ném cam ở Ivrea (Italy)


Vào tháng 2 hàng năm, người dân Italy lại tổ chức lễ hội để tái hiện lại cuộc bạo động chống lại đức vua vào năm 1194. Thay vì dùng vũ khí, họ ném cam. Người ta sẽ chia thành các đội và ném cam trong suốt 3 ngày.

Lễ hội lửa Up-Helly Aa (Scotland)


Đây là lễ hội lửa lớn nhất ở châu Âu. Vào tháng 1 hàng năm, người dân địa phương ở St.Ninian sẽ mặc trang phục Viking và nhảy múa quanh những đám lửa lớn. Khi kết thúc lễ hội, người dân sẽ đi diễu hành khắp các con phố, với những ngọn đuốc trên tay.

Lễ hội băng đăng (Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc)


Vào tháng đầu năm, người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) lại cùng nhau xây dựng một thành phố với những ngôi nhà bằng băng. Công nghệ laze hiện đại và kỹ thuật điêu khắc truyền thống được phối kết hợp, tạo nên những tác phẩm đầy tính nghệ thuật.

Lễ hội Tunarama (Australia)


Vào ngày 26/1 hàng năm, tại cảng Lincoln, miền nam Australia, người dân địa phương tổ chức cuộc thi ném cá tại bờ biển. Trong ngày này, những chú cá sẽ trở thành “ngôi sao”. Gần đây, cuộc thi này còn đưa vào cả tôm lột và cá hồi.

Lễ hội khỏa thân ở Nhật Bản


Nhật Bản, vào ngày thứ 7 thứ ba của tháng 2, hơn 9.000 nam giới sẽ cùng nhau tham gia lễ hội khỏa thân. Thực tế, những người tham gia lễ hội vẫn mặc những chiếc khố để che đi phần nhạy cảm. Mục đích của lễ hội là để bắt những tấm bùa may mắn từ các vị đạo sĩ.

Lễ hội cây kéo vàng (New Zealand)


Không phải là cuộc thi cắt tóc như nhiều người tưởng, lễ hội cây kéo vàng được tổ chức vào tháng 2 hàng năm này là nhằm tìm ra người xén lông cừu nhanh nhất..

Lễ hội câu cá (Nigeria)


Đây là một phần của lễ hội đánh bắt cá Argungu được tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại Nigeria. Sau khi nghe hiệu lệnh, hàng nghìn người sẽ nhảy xuống sông Matan Fada và chỉ có một giờ để bắt được con cá lớn nhất. Người chiến thắng sẽ giành được một số tiền lớn.

Lễ hội Songkran (Thái Lan)


Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày 13-15 tháng 4 hàng năm ở Thái Lan. Đây là lễ hội được mong chờ nhất sau dịp năm mới. Người dân sẽ đứng im để những chú voi phun nước vào người mình. Khoảng thời gian này cũng là lúc khá nóng nực.

Theo Vietnamnet

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Những lễ hội xuân rộn ràng sau Tết

Đắm mình trong không gian tràn ngập sắc xuân hay không khí tưng bừng náo nhiệt của các lễ hội là những trải nghiệm thú vị vào những ngày sau Tết.
Xem thêm: Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Bắc

Lễ hội Chùa Hương


Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội diễn ra trong vòng 3 tháng, đây là lễ hội kéo dài nhất trong cả nước, thông thường ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức về trên dòng suối Yến trẩy hội chùa Hương cầu sức khỏe, bình an, cầu tài, cầu lộc,... hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.


Lễ hội Yên Tử

Được coi là một trong những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam, hàng năm vào những ngày đầu xuân, du khách thập phương lại háo hức trảy hội. Lễ hội Yên Tử được tổ chức ngày 9 Giêng đến hết tháng ba âm lịch tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí , tỉnh Quảng Ninh).


Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm và thưởng thức văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính. Ngoài ra, lễ khai ấn "Dấu thiêng chùa Đồng" đầu năm và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian… tưng bừng, nhộn nhịp cũng luôn hấp dẫn du khách.

Hội Lim

Cứ đến ngày 12-13 tháng Giêng hàng năm, không hẹn mà gặp, những người say mê những câu hát quan họ lại nô nức kéo về vùng Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) trảy hội. Đây được coi là một lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh và thu hút rất nhiều du khách thập phương tham dự.

Các liền anh, liền chị hát giao duyên.

Với những nghi lễ đặc sắc như rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, hàng năm nơi đây đón hàng triệu lượt khách tham quan, nhất là mùa trảy hội.

Du khách được tham gia nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm... và không thể bỏ qua phần hát hội, linh hồn của Hội Lim. Các liền anh, liền chị hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng, những câu hát làm say lòng khiến du khách chẳng muốn về.

Hội rước ông lợn

Cứ vào ngày 13/1 âm lịch hàng năm, lễ hội rước ông lợn lại diễn ra tưng bừng náo nhiệt tại làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Lễ hội là dịp tưởng nhớ vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc.


Lễ vật của mỗi xóm là một “ông” lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con sau đó trang trí thật đẹp mắt, được đưa vào đình cúng tế và dự thi, đi theo là các đội múa rồng, múa sư tử, đội nhạc lễ, và nhiều các đội múa khác tháp tùng lễ vật.

Ngay từ trưa, toàn bộ các gia đình có lợn tế lễ bắt đầu rục rịch mổ xẻ, làm thịt và trang trí. Đến 18h thì rước lợn. Tất cả các gia đình nô nức, chìm trong không khí tưng bừng của lễ hội.

Lễ hội khai ấn Đền Trần

Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14, ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, thành phố Nam Định. Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công.


Lễ khai ấn được lưu giữ đến ngày nay. Đúng giờ tý (12 giờ đêm) buổi lễ bắt đầu một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng làm lễ. Tiếp đó người rước hòm ấn đi theo nhịp trống, chiêng cùng ánh đèn, nến, tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ, cuối cùng là tổ chức đóng dấu son đỏ trên các tờ giấy vàng chia phát cho những người tham gia dự buổi lễ, chia về treo tại nhà để cầu phúc, cầu may, tránh mọi hoạn nạn rủi ro trong năm.

Lễ hội bà chúa Kho

Lễ hội Bà Chúa Kho cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, và đặc biệt thu hút những người làm trong giới làm ăn, kinh doanh buôn bán. Đền Bà Chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".

Tương truyền, bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các "lẫm thóc, lẫm tiền" của Nhà nước.

Song An (Tổng hợp)

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Sắc màu kỳ ảo của những lễ hội tháng hai

Không chỉ có Tết Nguyên đán ở các nước châu Á, tháng 2 hằng năm luôn là dịp bùng nổ sắc màu cùng những màn hóa trang kỳ ảo tràn ngập đường phố tại các lễ hội đường phố ở châu Mỹ và châu Âu.
Được xem là một cách để xua đuổi tà ma, những lễ hội này còn là một hình thức nói lời tạm biệt với mùa đông để chào đón mùa xuân. Đây cũng là dịp để du khách hòa nhịp cùng sự phấn khích của dân sở tại.

Bên cạnh những bản sắc riêng, điểm chung của các lễ hội này là các cuộc diễu hành trong làn sóng âm thanh từ các ban nhạc, các đoàn xe trang trí đủ mọi sắc thái của văn hóa địa phương và những đoàn người giả trang vừa khiêu vũ vừa hát khiến du khách không thể nào rời mắt.

Giới du khách chuyên nghiệp cho rằng trong số lễ hội đường phố thuộc hàng top trong tháng 2-2016 khiến bạn dễ dàng vứt bỏ mọi muộn phiền trong lòng sẽ là:

Lễ hội Rio de Janeiro

Đây là lễ hội quốc gia cực kỳ quan trọng của Brazil và là lễ hội đường phố nổi tiếng nhất thế giới, diễn ra từ ngày 5 đến 9-2.

Phổ biến từ cuối thế kỷ 19, xuất phát từ sự giao thoa của các nền văn hóa châu Âuchâu Phi và được người Bồ Đào Nha du nhập vào Nam Mỹ, đến nay số người tham gia lễ hội tăng đều mỗi năm và là sự kiện du lịch lớn nhất ở Rio De Janeiro.

Theo chương trình, khai hội là nghi lễ đăng quan của vì vua Mono và cuộc diễu hành của các trường dạy samba. Kết thúc lễ hội là cuộc biểu diễu không lồ đậm dấu ấn bản sắc Brazil ở sân vận động Sambadrome.
 

Một xe giả trang kỳ quái ở lễ hội Rio - Ảnh: wp

Lễ hội Rio de Janeiro - Ảnh: wp


Đoàn diễu hành của trường samba GRES Mocidade tại lễ hội Rio - Ảnh: wiki


Những vũ công gợi cảm ở Lễ hội Rio - Ảnh: figaro

Lễ hội Barranquilla

Diễn ra tại thành phố phía bắc Barranquilla của Colombia nổi lên từ thế kỷ 19 mới là một trong những lễ hội đặc trưng nhất của khu vực Mỹ Latin và được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại" vào năm 2003.

Từ ngày 14 đến 17-2 Barranquilla mang lại một bức tranh toàn cảnh tuyệt sắc về các nền văn hóa khác nhau của Colombia qua chương trình biểu diễn kết hợp giữa truyền thống văn hóa châu Âu, châu Phi và thổ dân bản địa ở hơn 50 thị trấn và làng mạc ở ven sông Magdalena.

Ngay từ tiết mục khai mạc "Cuộc chiến của các loài hoa" với những điệu nhảy của thổ dân đã khiến du khách ngất ngây... 


Lễ hội Barranquilla ở Colombia - Ảnh: wp


Phong cách châu Âu ở Lễ hội Barranquilla - Ảnh: wp

Lễ hội Mardi Gras

Lễ hội Mardi Gras ở New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ diễn ra từ ngày 4-1 đến 17-2 là lễ hội lớn nhất nước Mỹ có từ thế kỷ 18. Các sắc màu chủ đạo của lễ hội là tím, xanh lá cây và vàng tượng trưng cho công lý, đức tin và quyền lực.

Trong ngày 9-2, đỉnh điểm của Mardi Gras, diễn ra các cuộc diễu hành khổng lồ với những đoàn người và xe hóa trang ấn tượng từ 8g sáng đến tận nửa đêm, thời gian bắt đầu mùa Chay.

Mỗi năm có hơn 4 triệu người đổ về lễ hội Mardi Gras.


Lễ hội Mardi Gras ở New Orleans - Ảnh: wp


Đoàn diễu hành thảy những chiếc cốc vào đám đông tại lễ hội Mardi Gras ở New Orleans - Ảnh: wp

Lễ hội hóa trang

Diễn ra tại Venice ở Ý nổi tiếng thanh lịch nhất thế giới, xuất phát từ thế kỷ 17, khi giới quý tộc cùng người dân mừng lễ trên đường phố. Vì vậy, người tham gia lễ hội thường dùng mặt nạ màu trắng, bạc, vàng hay hóa trang bằng những trang phục lộng lẫy.

Ngày nay, hình ảnh người mặc trang phục đặc trưng của những năm 1700 tràn ngập trong suốt 10 ngày diễn ra lễ hội, từ 23-1 đến 9-2-2016. Từ dân địa phương đến du khách và người bán hàng như hòa lẫn vào nhau, bởi gần như tất cả đều mang mặt nạ.

Đây là sự kiện du lịch lớn nhất và ấn tượng nhất ở Venice. Kết thúc lễ hội sẽ là cuộc thi bình chọn mặt nạ đẹp nhất...


Lễ hội hóa trang ở Venise - Ảnh:ceetiz


Mỗi chiếc mặt nạ và mỗi bộ trang phục là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo - Ảnh: wp


Diễu hành trên kênh Lớn trong mùa lễ hội ở Venise - Ảnh:ceetiz

Lễ hội đường phố

Lễ hội đường phố lớn nhất nước Đức diễn ra tại thành phố Cologne với nhiều sự kiện đáng xem diễn ra khắp 86 khu phố. Cuộc diễu hành lớn chính thức của lễ hội luôn diễn ra trước ngày lễ Tro.

Trong năm nay, lễ Hoa hồng 8-2 sẽ là ngày diễu hành đầy sắc màu và các đoàn xe hoa trang trí lộng lẫy. Những người trong đoàn diễu hành ném kẹo vào đám đông cổ vũ hai bên đường.

Lễ hội kết thúc vào ngày 9-2 bằng buổi dạ vũ truyền thống dành cho người vui chơi lễ.

Do sự kiện tấn công tình dục đầy tai tiếng trong lễ giao thừa vừa qua, vấn đề giữ an ninh cho lễ hội Cologne năm nay đang là cơn ác mộng của chính quyền thành phố khi dự kiến có đến 1 triệu người đến với lễ hội, trong đó không ít người mặc trang phục hóa trang nên khó nhận diện và bia rượu thì đổ như suối.

Theo cảnh sát thành phố, lực lượng cảnh sát đồng phục và thường phục sẽ trộn lẫn cùng đám đông, camera di động và hệ thống chiếu sáng được tăng cường tối đa...
Xem thêm: Lễ hội bia Đức - Oktoberfest


Lễ hội đường phố lớn nhất nước Đức - Ảnh: carnifest

Một chiếc xe diễu hành trên đường phố - Ảnh: hellotravel


Đoàn diễu hành nam phụ lão ấu ở lễ hội Cologne - Ảnh: event-carnival

Lễ hội Tenerife

Diễn ra tại thành phố Santa Cruz thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha từ ngày 29-1 đến 21-2 nổi tiếng không kém lễ hội Rio hay Venice.

Trong suốt thời gian này, các khu phố luôn náo nhiệt với những cuộc khiêu vũ trong dàn âm thanh của các nhóm nhạc đường phố và diễu hành bất tận trong khi chờ dự các sự kiện chính của lễ hội (từ ngày 3 đến 14-2).

Một trong những tiết mục đinh của lễ hội là gala bầu chọn Nữ hoàng lễ hội với những thí sinh trong trang phục đầy ngẫu hứng...


Diễu hành trên đường phố ở lễ hội Tenerife - Ảnh: wp


Một thí sinh của cuộc thi tìm kiếm nữ hoàng lễ hội Tenerife - Ảnh: wp


Cuộc thi tìm kiếm nữ hoàng của lễ hội Tenerife - Ảnh: telegraph - wp

Lễ hội Nice

Nếu đến Pháp, lễ hội Nice từ 12 đến 28-2-2016 sẽ đón bạn. Trong hai tuần lễ hội lớn nhất nước Pháp này là những cuộc diễu hành thuộc mọi thể loại diễn ra suốt ngày đêm bên cạnh cuộc thi chạy giả trang dài 10km.

Hơn 1.000 nhạc công và vũ công từ mọi nơi trên thế giới sẽ khuấy động lễ hội. Hơn 80% lượng hoa địa phương được trưng dụng và màn đốt hình nộm vị vua lễ hội cùng bắn pháo hoa sẽ kết thúc Nice.


Lễ hội Nice - Ảnh: wp


Lễ hội Nice trong đêm - Ảnh: wp

Lễ hội Basel

Từ ngày 15 đến 17-2, tại Thụy Sĩ diễn ra lễ hội Basel lớn nhất nước này và là một trong những truyền thống mang tính biểu tượng của thành phố với màn khởi đầu là diễu hành đèn lồng Morgestraich từ sáng sớm cho đến khi thành phố tắt hết đèn về đêm.

Sau đó là những giai điệu từ các đội kèn trống vang lừng khắp thành phố và đám rước ở trung tâm thành phố với 466 đội trong trang phục sặc sỡ.

Nhưng trước khi vào những ngày lễ chính, Basel đã rộn ràng với những đoàn người giả trang với nhạc cụ trên tay lượn lờ mọi nẻo phố... 


Lễ rước đèn lồng ở lễ hội Basel - Ảnh: flickr


Lễ rước đèn lồng ở lễ hội Basel - Ảnh: flickr


Một đoàn diễu hành ở lễ hội Basel - Ảnh: wp

Lễ hội mùa đông

Từ ngày 30-1 đến 15-2, hàng trăm ngàn người đổ về thành phố Quebec để tham dự một trong những lễ hội lớn nhất Canada với linh vật người Tuyết và là lễ hội mùa đông lớn nhất thế giới. Người Tuyết là hiện thân niềm vui sống của người dân Quebec.

Trong suốt hai tuần lễ hội là hàng loạt hoạt động vui chơi giải trí thâu đêm suốt sáng đủ làm hài lòng du khách mọi lứa tuổi, từ tắm tuyết, diễu hành ban đêm, điêu khắc trên tuyết, thi tài đua xuồng trên băng đến các chương trình kịch nghệ hoành tráng...

Ngày 6-2 diễn ra cuộc diễu hành Charlesbourg với những âm thanh cuồng nhiệt và các đoàn xe ấn tượng. Dịp này, du khách còn có cơ hội mua được hàng hóa giảm giá sốc.


Diễu hành ở lễ hội Quebec, Canada - Ảnh: shawconnect


Biểu tượng người Tuyết ở lễ hội Quebec - Ảnh: quebecregion


Một cuộc tranh tài ở lễ hội Quebec - Ảnh: shawconnect

Bình An (Theo Lefigaro, Linter)

Bài đăng phổ biến