Hiển thị các bài đăng có nhãn Malaysia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Malaysia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng một năm tốt đẹp, rực rỡ.

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Nhật Bản


Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.

Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.

Hàn Quốc


Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.

Trung Quốc


Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu” với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp…

Malaysia


Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.

Indonesia


Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.


Ấn Độ


Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng – Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.

Thái Lan


Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn” của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.


Lào


Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá… Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.

Campuchia


Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Điểm danh 10 công trình cao nhất trên thế giới

Không chỉ nổi bật về độ dài, những công trình này còn có những nét độc đáo về thiết kế vô cùng nồi bật, ai đã từng du lịch và ghé thăm những công trình này chắc hẳn sẽ không thể nào quên được.


Burj Khalifa (Dubai, UAE)


Được xây dựng vào cuối năm 2008, tính đến hiện tại Burj Khalifa là tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 829,8m. Thiết kế của tòa nhà này lấy ý tưởng từ kiến trúc Hồi giáo, có nguồn gốc từ Tower Palace III. Burj Khalifa có tổng cộng 57 thang máy và 8 thang cuốn. Bên ngoài tòa nhà, du khách còn có thể thưởng thức Đài phun nước Dubai, hệ thống đài phun nước lớn thứ 2 thế giới.

Xem thêm: Vui chơi thỏa thích ở Dubai

Tháp Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc)


Với thiết kế thông minh với dang thân xoắn, tòa tháp trung tâm Thượng Hải với chiều cao 632m có thể làm giảm tối đa sức đẩy của gió. Tháp Thượng Hải là một trong những kế hoạch tham vọng của chinh phủ Trung Quốc để đưa Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính thế giới.

Tòa tháp Lotte World (Seoul, Hàn Quốc)


Tòa nhà Lotte World cao 555 mét, gồm 123 tầng. Lấy cảm hứng từ nghệ thuật gốm sứ và ngòi bút lông từ Hàn Quốc, tòa nhà này có thiết kế hình nón thon nhẹ với chóp lồi và các bên uốn cong nhẹ nhàng. Đây là trung tâm mua sắm hàng đầu Seoul với sự góp mặt của hàng loạt thương hiệu trong và ngoài nước. Tòa nhà này cũng là địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn toàn cảnh về đêm của một Seoul lấp lánh ánh đèn.

Trung tâm Thương mại Thế giới (New York, Mỹ)


Trung tâm Thương mại Thế giới đã mở cửa trở lại tại thành phố New York sau nhiều năm kể từ vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đây là tòa nhà chọc trời cao 541 mét với 104 tầng, được xây dựng lại với chi phí 3,9 tỷ USD (tương đương 90 ngàn tỉ đồng). Trung tâm thương mại thế giới là tòa nhà cao thứ 6 trên thế giới tính tới thời điểm hiện tại.

Trung tâm Tài chính CTF (Quảng Châu, Trung Quốc)


Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu (còn gọi là Tháp Tây Quảng Châu) là một tòa nhà chọc trời với 103 tầng, cao 440,2 mét). Tòa nhà tọa lạc ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc và là một phần của tháp đôi Quảng Châu. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010. Hiện Trung tâm Tài Chính Quốc tế Quảng Châu đang xếp vị trí thứ 7 trong danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới.

Đài Bắc 101 (Đài Bắc, Đài Loan)


Được xây dựng từ năm 1999, Đài Bắc 101 tọa lạc tại trung tâm của thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Công trình được hoàn thành vào năm 2004 với tổng kinh phí là 1,76 t USD (tương đương 39 nghỉn tỉ đồng). Tòa tháp Đài Bắc 101 trước đây còn được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc. Công trình có chiều cao tính đến mái là 449,2m, nếu tính cả phần cột ăng ten trên mái tòa nhà sẽ đạt chiều cao 509,2m.

Trung tâm Thương mại Quốc tế Hồng Kông (Hồng Kông)


Trung tâm thương mại quốc tế Hồng Kông là tòa nhà cao nhất Hồng Kông. Tòa nhà bao gồm 118 tầng với chiều cao lên đến 484 mét. Không gian của tòa nhà chủ yếu dành cho môi trường văn phòng. Đây không chỉ là tòa nhà nằm trong top 15 tòa nhà cao nhất thế giới mà còn nằm trong top 5 tòa nhà có số tầng nhiều nhất thế giới.

Tháp đôi Petronas (Kuala Lumpur, Malaysia)


Tòa tháo này được xây dựng vào năm 1998 do kiến trúc sư người Argentina thiết kế. Tòa tháp cao 403m, có tổng cộng 88 tầng và được xây dựng trên khu đất từng là trường đua xe. Do tôn giáo chính của Malaysia là đạo Hồi nên lối kiến trúc của tòa được xây dựng dựa theo tôn giáo chính. Mặt ngoài của tòa tháp được làm hoàn toàn bằng vật liệu là kính và thép để đảm bảo được vẻ ngoài của công trình

Landmark 81 (Hồ Chí Minh, Việt Nam)


Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup. Tòa nhà này hiện đang tọa lạc tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.Tòa nhà có tổng chiều cao là 461 mét với 81 tầng nổi và 3 tầng hầm. Tổng diện tích lên đến 141.200 mét vuông. Landmark 81 là một tòa nhà đa năng với đầy đủ tiện nghi. Hiện nay tòa nhà đã bắt đầu đi vào hoạt động sau hơn 1.000 ngày thi công.

Xem thêm: Chia sẻ 8 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam

Tòa nhà Empire State (New York, Mỹ)


Tên tòa nhà được đặt theo biệt danh của tiểu bang New York. Nó gồm 102 tầng tại giao điểm của Đại lộ 5 và phố 34 Wall Street. Tổng chiều cao của nó là 380m và  được xem là một biểu tượng văn hóa của Mỹ. Nó được thiết kế theo phong cách Art Deco và được mệnh danh là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại.

Nguồn Tổng hợp

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Đánh dấu 10 nơi phải đến ở Melaka - Malaysia

Melaka nằm trên tuyến đường biển giao thương giữa nhiều nước nên văn hóa và kiến trúc rất đa dạng, mang đến nhiều trải nghiệm lạ cho du khách.
Xem thêm: Những điểm đến không thể bỏ qua ở Malaysia

Nằm cách thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) khoảng 160 km về hướng Nam, Melaka (Malacca) là điểm du lịch nổi tiếng của Malaysia trong những năm gần dây. Là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan nên Melaka sở hữu một nền kiến trúc và văn hóa đa dạng, mang lại những trải nghiệm ấn tượng về vùng đất này.

1. Pháo đài A Famosa

Pháo đài Bồ Đào Nha này là một trong những công trình kiến trúc châu Âu lâu đời nhất còn sót lại tại châu Á. A Famosa hay Porta de Santiago được xây dựng vào đầu những năm 1500 trên một đỉnh đồi ven biển nhằm mục đích bảo vệ Melaka sau khi bị vương quốc Hồi giáo hay có thể là từ một quốc gia châu Âu khác chinh phục.

Không lâu sau khi trở thành thuộc địa của Hà Lan, pháo đài đã được bàn giao cho người Anh để ngăn cho Melaka không rơi vào tay Napoleon. Sợ rằng Melaka sẽ bị chiếm đóng, người Anh đã phá hủy pháo đài. Nhờ vào sự thuyết phục của Sir Raffles - người sáng lập Singapore, một cổng của pháo đài đã được giữ lại cho tới ngày nay.

2. Nhà thờ Hồi giáo Masjid Selat


Masjid Selat được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 với lối kiến trúc kết hợp giữa Trung Đông và Malaysia. Nằm trên một hòn đảo nhân tạo tại Malaka, nhà thờ được thiết kế có thể nổi khi mực nước dâng lên cao.

Phía bên ngoài nhà thờ được sơn trắng với điểm nhấn là nhiều đường viền màu sắc rực rỡ. Lớp kính của cổng tò vò có màu vàng và xanh là điểm đặc trưng của các nhà thờ Hồi giáo. Vào ban đêm, với một loạt các ánh đèn lung linh, Masjid Selat trở thành một trong những thắng cảnh đẹp nhất nơi đây.

3. Bảo tàng cung điện vương quốc Malaka


Là bản sao của cung điện dưới triều vua Mansur Shah (1456 - 1477), công trình này được xây dựng lại vào năm 1984 nhằm mục đích bảo tồn lịch sử của vùng. Cung điện có rất nhiều bức tranh mô tả cuộc sống thời bấy giờ như hình ảnh những quan lại, thương nhân… chờ bên ngoài sảnh chính để cống nạp và gửi tấu sớ tới nhà vua. Mặt trước của cung điện được xây dựng với hơn 1300 chi tiết là điểm nhấn của tòa kiến trúc này.

4. Tòa thị chính


Tòa thị chính cũng như hầu hết các kiến trúc cổ khác ở Melaka được sơn màu đỏ. Trước đây, tòa nhà này từng là văn phòng của Thống đốc và Phó thống đốc Hà Lan, sau đó được dùng làm trường học để dạy tiếng Anh miễn phí dưới thời đô hộ của Anh. Ngày nay, nơi đây là bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học, nơi lưu giữ những trang phục truyền thống và đồ tạo tác qua nhiều thời kỳ lịch sử của Melaka.

5. Tháp xoay Taming Sari

Tháp xoay Taming Sari là một lựa chọn tuyệt vời để ngắm toàn cảnh Melaka. Mỗi lượt tham quan kéo dài bảy phút và tháp có thể phục vụ 80 người cùng một lúc. Ngoài ra, dưới chân tháp là một số các hoạt động khác mà du khách cũng có thể thử như cưỡi ngựa và thuê xe hơi điện để dạo quanh thành phố. Những tour trọn gói cũng bao gồm vé tham quan tháp kết hợp với một số địa điểm thú vị khác ở Melaka.

6. Đền Cheng Hoon Teng


Được xây dựng từ năm 1646, Cheng Hoon Teng là ngôi đền đa tôn giáo lâu đời nhất ở Malaysia với Đạo giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Ngôi đền này nằm trên đường Harmony, là nơi tọa lạc của nhiều đền và nhà thờ Hồi giáo khác. Sảnh chính của đền thờ thần Kuan Yin, nữ thần của lòng nhân từ, sảnh phụ là nơi thờ các vị thần giàu có, sinh sôi và thịnh vượng.

7. Bảo tàng Baba và Nyonya


Bảo tàng được thành lập bởi ông Chan Kim Lay - triệu phú đời thứ tư của gia tộc từng sinh sống tại ngôi nhà này. Bảo tàng là nơi tái hiện văn hóa Trung Hoa và Malaysia, hay còn gọi là Baba Nyonya với một số lượng lớn các đồ thủ công được làm từ gỗ, gốm, sứ. Bảo tàng trưng bày nhiều tấm thảm lớn có khung trạm khắc cầu kỳ mô tả nền văn hóa Trung Hoa và Tây phương xen lẫn nền văn hóa bản địa.

8. Nhà thờ St. Paul


Nhà thờ St Paul được xây dựng trên đỉnh đồi cùng tên bởi một thuyền trưởng người Bồ Đào Nha vào năm 1521 nhằm tưởng nhớ St. Francis Xavier, nhà truyền giáo đầu tiên tại Malaysia. Trong chuyến đi năm 1552, ông mắc bệnh nặng và qua đời tại Trung Quốc. Thi hài của Xavier được an táng tạm thời tại nhà thờ này trước khi chuyển tới Goa. Du khách có thể tham quan ngôi mộ cũ của ông bên trong nhà thờ bên cạnh một bức tượng đá cẩm thạch mô tả cảnh St. Francis Xavier đang quan sát thành phố.

9. Phố Jonker


Jonker là khu phố tàu của Melaka. Lúc đầu, nơi này dành cho đầy tớ của các quý tộc người Hà Lan. Tuy nhiên, sau đó, nó trở thành nơi ở của chính các quý tộc. Khi người Trung Quốc chuyển đến đây, họ trang trí lại khu phố với những mái vòm đặc trưng. Vào mỗi tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật khu phố này cấm xe cộ qua lại và do đó, nơi đây trở thành khu chợ đêm cho khách du lịch thỏa sức mua sắm.

10. Nhà thờ Christ


Nhà thờ Christ được xây dựng vào thế kỷ 18 sau khi Hà Lan chiếm Melaka từ người Bồ Đào Nha, là một trong những biểu tượng của thời kỳ này. Ban đầu, nhà thờ có màu trắng nhưng đến năm 1900, nó được sơn lại màu đỏ như hầu hết các công trình khác. Một số bia đá bên trong nhà thờ được khắc với nhiều thứ tiếng như tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ắc-mô-ni. Ngày nay, những bia đá này cung cấp một cái nhìn thú vị về thời kỳ thuộc địa trước đây.
 
(Theo NgoiSao)

Ipoh - điểm du lịch mới nổi ở Malaysia

Các điểm tham quan cổ xưa pha chút hiện đại của Ipoh đang được chuyên gia du lịch gợi ý, có thể là điểm đến tiếp theo trong hành trình của bạn.
Xem thêm: Perhentian - thiên đường biển cả Malaysia

Đã từ rất lâu, thành phố Ipoh đã không còn giữ được vị thế là thủ phủ của tỉnh Perak thuộc Malaysia. Tuy nhiên, một làn gió mới đang tràn đến thành phố này, và dễ dàng nhận thấy nhất là trên đường phố thuộc Old Town. Bỏ qua những điểm đến đã trở nên quen thuộc, đến Malaysia lần này, bạn hãy thử khám phá những địa danh sau ở Ipoh thông qua gợi ý của Lonely Planet:

'Tam giác vàng' - 3 điểm đến ở trung tâm

Ga xe lửa của Ipoh vào đầu thế kỷ 20 được biết đến với tên gọi Tah Mahal nhờ những vòm mái nhà màu trắng tuyệt đẹp.

Bờ tây của sông Kinta chính là nơi tọa lạc của những công trình kiến trúc lịch sử nổi bật nhất của Ipoh. Dưới sự cai trị của thực dân Anh, kiến trúc hoàng gia đã được xây dựng rộng khắp vùng đất này. Ga xe lửa của Ipoh vào đầu thế kỷ 20 được biết đến với tên gọi Tah Mahal nhờ những vòm mái nhà màu trắng tuyệt đẹp. Tòa thị chính ở đây là một địa danh thích hợp để chụp hình. Cách tòa thị chính 5 phút đi bộ chính là Tòa án mang sắc trắng tuyệt đẹp và tháp đồng hồ tưởng niệm Birch.

Dãy phố Kong Heng và di sản của Ipoh

Sạp Bits & Bobs là nơi bán món ais kepa (kem tuyết) nổi tiếng.

Những biệt thự lâu đời ở đây đã được xây dựng để trở thành khách sạn, quán cà phê và nơi bán đồ thủ công. Sekeping Kong Heng chính là nơi tấp nập nhất tại trung tâm của Old Town. Dọc theo khách sạn ở đây chính là những sạp hàng thủ công mỹ nghệ và quán cà phê. Sạp Bits & Bobs bán món ais kepa (kem tuyết) rất nổi tiếng. Gần đó là Ipog Craftnerds, nơi bày bán các mặt hàng thủ công và trang sức, và Roquette - một khu tập trung đông đúc những người trẻ tuổi trong những quán cà phê bắt mắt.

Con đường lịch sử Concubine

Một góc con đường lịch sử Concubine.

Các du khách và người dân địa phương thường đến thăm Lorong Panglima - nơi còn được biết đến với tên gọi Concubine. Cư dân ở Ipoh thường kể những câu chuyện về vẻ đẹp của thành phố. Dù Lorong Panglima đã không được trùng tu trong nhiều năm, đây vẫn là một địa danh thuộc con đường di sản của Malaysia. Các nhà hàng được xây dựng tại đây và nhiều khách sạn nổi tiếng cũng có mặt, tiêu biểu là khách sạn số 27 Concubine.

Nghệ thuật hiện đại bằng tranh tường

Những bức tường nghệ thuật ở Ipoh.

Họa sĩ Ernest Zacharevic đã lấy cảm hứng từ quá khứ hào hùng của Ipoh để vẽ nên những bức họa trên tường ở khắp nơi trong thành phố. Anh bắt đầu công việc này từ năm 2014 với dự án mang tên Nghệ thuật của Old Town, đưa lịch sử của Ipoh lên các bức tường. Túi cà phê, người đàn ông thưởng thức cà phê… là một trong nhiều nội dung của các bức họa. Có khá nhiều tranh được vẽ theo phong cách 3D và bạn có thể thưởng thức chúng khi đi qua chợ Jahan, Jalan Tun Sambathan và Jalan Padang. Ngoài Zacharevic, nghệ thuật đường phố ở đây cũng khá thú vị với việc thay đổi theo từng thời điểm trong năm.

Văn hóa uống cà phê ở Ipoh

Café trắng – thức uống nổi tiếng của thành phố này.

Nghệ thuật cà phê ở Ipoh vốn đã nổi tiếng từ lâu. Kopi putih - loại cà phê trắng độc nhất của thành phố được pha chế theo một công thức đặc biệt. Công thức gốc của loại cà phê này được cho là ở Sin Yoon Loong - một nơi chuyên phục vụ cà phê trong nhiều năm. Để tận hưởng các loại thức uống mới mẻ hơn, hãy đến với Lim Ko Pi - một nhà hàng chuyên bán cà phê với sứ mệnh gìn giữ nghề truyền thống của Ipoh. Quán này nằm trong một tòa nhà cổ được xây dựng từ những năm 1920.

Các công trình kiến trúc tôn giáo lâu đời

Ling Sen Tong - một ngôi chùa mang tính chất hiện đại, mang dáng dấp một nơi vui chơi của các vị thần.

Ngoại ô Ipoh chính là nơi tập trung các công trình kiến trúc tôn giáo có tuổi đời lên đến hàng thế kỷ. Những công trình này chủ yếu được chạm khắc trên vách đá vôi và nổi tiếng nhất có lẽ là Sam Poh Tong - một hang động từng là nơi sinh sống của những vị cao tăng vào những năm 1890 và đã trở thành một quần thể đền chùa phức hợp.

Không khí trang nghiêm ở nơi linh thiêng này vẫn còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm với bức tượng các vị Phật canh giữ ở cửa hang và nến được thắp dọc theo hang. Ling Sen Tong là một ngôi chùa mang tính chất hiện đại, mang dáng dấp một nơi vui chơi của các vị thần. Những tín đồ có thể thoải mái chụp hình những bức tượng thần ở đây.
 
(Theo NgoiSao)

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Perhentian - thiên đường biển cả Malaysia

Bờ biển dài, làn nước biển xanh trong cùng không khí trong lành sẽ đưa bạn ra khỏi những xô bồ của cuộc sống thường nhật. Là nơi tuyệt vời để "trốn nóng" trong không khí ói bức của mùa hè
Xem thêm: Hành trình 4 ngày khám phá Malaysia

Perhentian là một nhóm đảo nhỏ tuyệt đẹp nằm ở vùng biển phía đông bắc của Malaysia (gần biên giới Thái Lan) thuộc tỉnh Terengganu. Trong tiếng Malaysia cái tên Perhentian có nghĩa là "stopping point" (nghĩa là điểm dừng lại).

Có hai hòn đảo chính ở Perhentian là Perhentian Besar (đảo lớn) và Perhentian Kecil (đảo nhỏ). Kecil thu hút nhiều dân du lịch bụi hơn vì có nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Chỗ ở cũng rẻ và đa dạng từ bình dân đến cao cấp, trong khi đó ở Besar đắt hơn, phù hợp với những gia đình đi du lịch, hoặc những người muốn được hưởng thụ sự yên tĩnh thư thái, tránh xa những bữa tiệc tùng của dân du lịch bụi bên bờ biển như trên đảo Kecil.

Giá một cặp vé khứ hồi từ bến cảng Kuala Besut ra đảo Perhentian là 70 RM.

Thời gian thích hợp để đi

Thời gian thích hợp nhất để đi du lịch đảo Perhentian là từ đầu tháng 3-4 đến cuối tháng 10. Từ tháng 11 đến cuối tháng 2 là thời điểm biển động, thời tiết xấu nên hầu hết các nhà hàng, khách sạn trên đảo đều đóng cửa không hoạt động.

Cách đi đến Perhentian từ Kuala Lumpur

Bạn có thể book vé máy bay của hãng hàng không Air Asia từ Kuala Lumpur đến sân bay Kota Brahu, đặt trước một tháng khoảng 20 USD khứ hồi còn vé thường chỉ vào khoảng 30-40 USD khứ hồi.

Khi tới sân bay Kota Brahu, bạn phải bắt Airport Taxi để đến bến cảng Kuala Besut (cách Kota Brahu 60 - 70km về phía nam). Giá vé của một taxi chở được tối đa 4 người đến Kuala Besut là 78 RM. Thời gian di chuyển khoảng một tiếng đồng hồ.

Ở sân bay chỉ có taxi 4 chỗ và không có loại 7 chỗ, vì thế để tiết kiệm chi phí nếu các bạn nên đi theo nhóm 4 người. Nếu chẳng may nhóm bạn bị lẻ người thì hãy đứng ở quầy bán vé taxi sau khi đáp chuyến bay xuống Kota Brahu để tìm những người cùng đi xuống Kuala Besut, thương lượng với họ cho đi cùng xe và chia sẻ chi phí taxi. Rất dễ kiếm những người như vậy vì nhiều người bay từ Kula Lumpur đến Kota Brahu là để đi Perhentian. Với chiều về từ Kuala Besut đến sân bay Kota Brahu bạn cũng áp dụng tương tự để giảm chi phí taxi.

Hàng ngày, có 3 chuyến đi từ Perhentian về Kuala Besut xuất phát lúc 8 giờ, 12 giờ và 16 giờ.

Từ bến cảng Kuala Besut, các bạn vào văn phòng bán vé cano cao tốc để mua vé đi ra đảo Perhentian. Một cặp vé khứ hồi ra đảo là 70 RM. Vé này không có ngày giờ, bạn đi lúc nào thì người bán vé sẽ tự dẫn bạn đi. Chuyến tàu đi ra đảo sẽ có rất nhiều tuỳ thuộc vào lượng khách ra đảo là bao nhiêu người ta sẽ sắp xếp tàu. Khoảng cách di chuyển từ đất liền đến Perhentian khoảng 19km và mất từ 30 đến 45 phút đi cano.

Nếu bạn dừng ở Long beach - Perhentian Kecil thì bạn phải mất thêm 2 RM mỗi người để đi lên một thuyền nhỏ từ vị trí cano đỗ để vào bờ, lý do là biển ở Long Beach nông và cũng không có cầu cảng nên cano không thể tiến sâu vào được bờ. Nếu bạn không muốn mất chi phí 2 RM này thì bạn có thể bảo người lái cano cho dừng lại ở Coral Bay, sau đó đi bộ xuyên rừng theo đường mòn đến Long Beach. Bạn mất khoảng 10 phút đi bộ và đường không quá khó khăn.

Chiều về từ Perhentian về Kuala Besut có 3 thời điểm xuất phát là 8h, 12h và 16h. Các bạn chú ý giờ của chuyến bay để sắp xếp thời gian quay lại đất liền. Quy trình quay về cũng tương tự như lúc đi ra tuỳ vào vị trí bạn xuống. Bạn nên chuẩn bị trước 20 phút thời điểm xuất phát trên để có thể bắt đầu hành trình.

Chỗ ở tại Perhentian

Dân du lịch bụi thường chọn Long Beach tại Perhentian Kecil để ở vì bãi biển này đẹp, sôi động với nhiều quán bar bên bờ biển và chỗ ở cũng rất phong phú. Sunrise Guest house ngay chính giữa và sát mặt biển Long Beach có giá thuộc loại rẻ nhất, với giá 100 RM mỗi đêm, có thể ở 5 người. Thời gian có điện từ 6h tối hôm trước đến 9h sáng hôm sau, phòng tắm dùng chung. Phòng không sạch sẽ lắm nhưng vị trí tuyệt vời, ở trung tâm, ban công nhìn thẳng ra biển. Tuy là guest house nhưng bạn hoàn toàn có thể thanh toán bằng credit card với 5% phụ phí.

Ngoài chỗ ở bình dân thì các bạn có thể chọn chỗ tốt hơn như Tropical Inn Resort, Bubu Resort ở Long Beach hay Shangrila Resort ở Coral Bay.

Đừng quên bôi thật nhiều kem chống nắng ở vùng lưng và cổ trước để không bị đau rát khi kết thúc tour bởi ánh nắng ở đây rất khắc nghiệt.

Hoạt động vui chơi giải trí

Nước biển ở Perhentian rất trong, xanh và sạch. Thêm vào đó, vùng biển này được bảo tồn bởi lệnh cấm đánh bắt cá cũng như các loài sinh vật biển nên hệ sinh thái ở đây hết sức phong phú và sinh động, rất thích hợp cho các trò chơi lặn biển (ping) hay snokerling (lặn với ống thở trên mặt nước).

Tour ping cho người mới chơi chưa có chứng chỉ hay chưa từng lặn có giá từ 120 đến 200 RM một người tùy số lượng người. Tốt nhất là bạn nên đi theo nhóm 4 người thì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê người hướng dẫn, người thứ 5 sẽ phải thêm một giáo viên với giá khá đắt.

Tour snokerling quanh đảo có 2 lựa chọn, giá khoảng 40 RM một cho tour ngắn 2-3h và 50 RM một người cho tour dài 5-6h. Với tour này, bạn có thể ngắm san hô, các loài cá nhiều màu sắc, ngắm rùa biển và thậm chí là cá mập loại nhỏ dưới làn nước trong xanh.

Khi đi tour này, bạn nên chuẩn bị máy ảnh chống nước để không phải tiếc nuối những khoảnh khắc tuyệt vời dưới đáy biển. Và đừng quên bôi thật nhiều kem chống nắng ở vùng lưng và cổ để không bị đau rát khi kết thúc tour bởi ánh nắng ở đây rất khắc nghiệt.

Ăn uống

Ăn uống tại Long beach tại nhà hàng bình dân cho món cơm rang rơi vào khoảng 79-120 RM một người. Rẻ nhất là ăn tại Mama shop, thuộc Fishing Village trên đảo nhỏ. Đồ ăn chỉ 6-10 RM một món nhưng rất ngon. Đặc biệt bạn nên thử món Pataya Fire Rice (trứng tráng cuộn cơm rang ở bên trong) được nhiều thực khách ưa chuộng.

Một RM hiện quy đổi khoảng 6.800 đồng.
 
(Theo NgoiSao)

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Những điểm đến không thể bỏ qua ở Malaysia

Đất nước Malaysia rộng lớn chưa đựng vô vàn những trải nghiệm du lịch hấp dẫn cuốn hút cả những vị khách du lịch khó tính nhất. Mỗi điểm đến lại ghi dấu ấn với du khách theo một cách riêng khó lẫn. Dưới đây là những điểm đến du lịch tuyệt vời nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Xem thêm: Những lưu ý khi du lịch Malaysia

1. Kuala Lumpur

Kuala Lumpur chắc chắn là điểm đến hàng đầu tại Malaysia mà không du khách nào có thể bỏ lỡ. Trong lòng thủ đô của Malaysia là hàng chục trung tâm thương mại lớn nhỏ với bầu không khí mua sắm nhộn nhịp diễn ra quanh năm. Đặc biệt Bukit Bintang là con đường mua sắm sầm uất nhất Kuala Lumpur nơi tập trung hàng loạt shopping mall lớn san sát nhau, với đủ loại mặt hàng và đủ mức giá, nhiều nhất là quần áo, kính mũ, giày, dép… Nếu bạn muốn tìm những món quà lưu niệm theo kiểu thủ công tinh tế, Central Market là điểm đến không thể bỏ qua. Khu chợ cũng là điểm đến thú vị để trải nghiệm sự pha trộn đặc sắc giữa văn hóa mua sắm của người Hoa và người Malay vẫn tồn tại đến ngày hôm nay.


Để nhìn ngắm toàn bộ Kuala Lumpur, tháp Menara Kuala Lumpur (KL Tower) cao 421 mét là nơi tốt nhất để có thể quan sát toàn thành phố từ trên cao 360 độ. Không chỉ mang đến cơ hội được chiêm ngưỡng toàn bộ thành phố, du khách có thể trải nghiệm những bộ phim 4D đặc sắc hay thử thách lái xe trên “đường đua” F1. Một địa điểm nổi tiếng không kém để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố tại cây cầu nối tháp đôi Petronas ở tầng thứ 41 của 2 toà tháp, nếu đi vào buổi tối, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh của Kuala Lumpur khi trời tắt nắng.


Nếu muốn tìm hiểu về một góc đặc biệt của Malaysia, bạn nên ghé thăm bảo tàng ngân hàng tiền tệ Negara. Bảo tàng lưu giữ lịch sử hình thành và phát triển của đồng Ringit cũng như đánh dấu những cột mốc quan trọng của nền kinh tế tài chính Malaysia. Ngoài ra, bên cạnh những kiến thức về lịch sử tiền tệ của Malaysia, khách tham quan cũng được tìm hiểu thêm về lịch sử tài chính của toàn thế giới, về những quy luật cơ bản như cung – cầu, tiền – hàng…

2. Putrajaya

Putrajaya là điểm đến khá mới với du khách, đây là thủ đô hành chính của Malaysia và nằm cách thủ đô Kuala Lumpur 25 km. Putrajaya được xây dựng theo mô hình thành phố vườn với các công trình nhà cửa chỉ chiếm 25% diện tích, còn lại là không gian cho công viên, khu thể thao và vườn thiên nhiên.

Putrajaya thể hiện tham vọng của Malaysia khi muốn xây dựng một thành phố in đậm dấu ấn văn hóa nghệ thuật của Malaysia và chỉ do người Malaysia thiết kế. Điểm nhấn làm Putrajaya trở nên “là một, là riêng, là thứ nhất” chính là những giá trị truyền thống đang hiện hữu trong mọi ngõ ngách của thành phố. Những ngọn đèn đường cách điệu như những bó đuốc vĩnh cửu soi sáng cho toàn thành phố.

 
Du khách ghé thăm đền thờ Hồi giáo Masjid Putra sẽ được chiêm ngưỡng một công trình tôn giáo tuyệt đẹp với mái vòm màu hồng soi bóng xuống mặt hồ trong veo, tạo nên cảnh sắc vô cùng kỳ ảo. Những cây cầu bắc qua hồ Putrajaya là một nét quyến rũ khác của thành phố, đó là cây cầu Putra – cầu hai tâng đầu tiên của Malaysia, cầu Seri Gemilang với những tháo được trang trí bằng vàng và đá cẩm thạch.


Trung tâm hội nghị Putrajaya nằm trên một quả đồi mà từ đó du khách có thể phóng tầm mắt ra khắp thành phố. Vở nhạc kịch “Rain Forrest” được tổ chức tại trung tâm hội nghị Putrajaya là chương trình bạn không thể bỏ qua. Sự kết hợp của âm nhạc, nội dung hấp dẫn cũng với những màn trình diễn mang tính thử thách cao, vở nhạc kịch thể hiện quan điểm yêu thương và gần gũi thiên nhiên của người dân Malaysia.

3. Genting – Thành phố trong mây

Cao nguyên Genting được mệnh danh là “thành phố trong mây” nằm cách thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 50 km. Đây còn là thành phố giải trí đúng nghĩa với sòng bạc, trung tâm mua sắm, khu vui chơi, phòng hòa nhạc… được xem là Las Vegas giữa lưng chừng trời của Malaysia. Các sòng bạc ở Genting được trang bị một số lượng máy đánh bạc khổng lồ, hiện đại bậc nhất thế giới, với đủ mọi trò và mở cửa 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần. Những sòng bài này hầu như chỉ dành cho du khách ngoại quốc vì phần lớn người Malaysia theo đạo Hồi, không được phép đánh bạc.

Một trong các điểm tham quan thu hút nhất trên cao nguyên Genting chính là công viên chủ đề Theme Park. Có rất nhiều trò chơi hấp dẫn khác nhau, phù hợp với mọi lứa tuổi. Vào ngày cuối tuần công viên sẽ có những màn trình diễn vui nhộn của những chú hề cùng các con linh vật đáng yêu.


Trước khi lên đỉnh núi thì du khách sẽ thấy miếu Thanh Thủy Nham. Chủ của Genting là người xây ngôi miếu này với mục đích thờ phụng nền Phật giáo Chin Swee. Kiến trúc miếu mang phong cách truyền thống của người Trung Hoa, tạo nên sự thanh tịnh và cổ xưa.

4. Malacca – Nơi giao thoa văn hóa Đông Tây

Với những du khách muốn trải nghiệm nét đẹp cổ điển, rất nên chọn thành phố Malacca xinh đẹp.


Đây là thành phố cổ nhất của Malaysia. Sắc màu đời sống, kiến trúc và tôn giáo ở Malacca đậm chất lịch sử, pha trộn các nét văn hóa Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Anh, và Hà Lan.

Những dãy phố cổ, pháo đài, nhà thờ, quán cà phê ven sông ở Malacca toát lên vẻ cổ kính, đẹp và bình yên đến ngỡ ngàng. Malacca lãng mạn, nên thơ, êm đềm, rất được lòng những ai yêu thích nhiếp ảnh.

Chụp ảnh ở Quảng trường Hà Lan, tản bộ ở dãy phố Jonker street hay dọc theo bờ sông tìm mua các món quà lưu niệm, thăm thú pháo đài Famosa, pháo đài St.John, Bảo tàng Hàng Hải, sẽ là những kỷ niệm đẹp khó phai mờ trong lòng du khách.

5. Johor Bahru thiên đường vui chơi và mua sắm

Một điểm đến nổi tiếng khác, được coi như một thiên đường du lịch mới nổi, là thành phố Johor Bahru. Du khách Việt Nam mới biết Johor Bahru từ 1-2 năm trở lại đây. Johor Bahru có cả núi, rừng và biển đảo, nổi tiếng với nông trại Desaru và những phố ẩm thực lâu đời.

Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến là những công viên giải trí theo chủ đề đang thu hút nhiều “fan” trên toàn thế giới: công viên Legoland, công viên Hello Kitty, công viên Angry Bird, công viên Khủng Long…


Các gia đình đã “lạc” đến Johor Bahru thì không muốn về nữa. Thế giới giải trí ở Legoland hay Hello Kitty là nơi thỏa sức vui đùa, chụp ảnh không biết chán. Johor Bahru cũng có những trung tâm mua sắm “hoành tráng” như Johor Premium Outlet là nơi lý tưởng để săn lùng hàng hiệu giảm giá.


(Theo DanTri)

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Tioman - hòn đảo du lịch thám hiểm của Malaysia

Với hình dáng tựa một con rồng đang cuộn mình bảo vệ cho vùng biển, đảo Pulau Tioman mang đến cho du khách trải nghiệm thiên đường giữa đời thường.

Xem thêm: Những lưu ý khi du lịch Malaysia

Những bãi tắm thiên đường

Dòng nước xanh ngăn ngắt bao bọc lấy Pulau Tioman là điều khó ai có thể chối từ. Khách du lịch có thể lặn ngụp giữa biển khơi ở khu vực Juara. Nằm ở phía Đông của hòn đảo, ngôi làng bé nhỏ này sở hữu bãi tắm tuyệt trần và những phòng nghỉ gỗ nhìn thẳng ra mặt biển.


Những bãi biển cát trắng phau, nước xanh ngắt sẽ quyến rũ bất kỳ du khách nào đến tham quan


Khi đặt chân tới đây, đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu rùa biển bằng một buổi chiều ở Dự án Rùa biển Juara. Bạn cũng sẽ tìm thấy bãi cát vàng ươm tại bờ biển Tây Bắc đảo, Salang. Hòn đất thân thiện này nổi tiếng bởi những con kì đà tò mò và những bữa tiệc muộn lúc đêm khuya.

Đêm về, du khách có thể đi thăm Nipay, một vịnh biển xa xôi phía Tây Bắc với những đoạn rong biển tỏa ánh sáng như lân quan trong đêm tối. Vào ban ngày, bạn có thể bơi lội ở các đoạn sông đổ ra biển tại Nipah, nơi nước mặn và nước ngọt hòa làm một tạo ra những hàng bọt biển xanh xinh đẹp.

Lặn biển

Ở Tioman, có nhiều địa điểm thích hợp đi lặn ở bờ phía Tây, đặc biệt là khu vực phía bắc Air Batang. Nhưng địa điểm đẹp nhất phải là ở gần Pulau Tuai, hay còn gọi là Đảo san Hô. Du khách có thể dễ dàng tìm thuê dụng cụ lặn tại rất nhiều điểm trên đảo, phí cho một ngày đi lặn, có tàu đưa đón giá vào từ 200.000 đến 300.000 đồng.


Lặn biển để khám bức tranh muôn màu muôn vẻ dưới đáy đại dương

Top 5 địa điểm lặn tốt nhất bao gồm khu vực 30m sâu gần Renggis, đảo San Hô và Labas, cộng rất nhiều xác tàu chìm khác. Nếu không biết lặn, đừng lo, vì có rất nhiều trung tâm dạy lặn với các khóa học kéo dài khoảng 4 ngày ở Tioman. Bạn sẽ phải trả khoảng 5.500.000 - 6.000.000 đồng tiền học. Trong khi đó các khóa học vỡ lòng (không yêu cầu có chứng chỉ trước và chỉ gồm các chỉ dẫn cơ bản) sẽ mất khoảng nửa ngày học với giá là từ 1 đến 1,2 triệu đồng.

Tản bộ


Hầu hết Tioman chưa được mở đường mà chỉ có các lối mòn nối các ngôi làng với nhau. Những lối mòn này chính là cơ hội ngắm đời sống hoang dã lý tưởng. Hãy cẩn thận rắn treo mình trên cây, kỳ đà dưới sông, thậm chí là những con khỉ xuất hiện đột ngột từ đâu đó. Chuyến đi đến thác nước Asah ở mũi Nam đảo hoặc một chuyến đi cả ngày ngoài rìa đảo, từ Tekek đến Juara sẽ làm hài lòng những người yêu thám hiểm.


Trên đường tản bộ, leo lên đỉnh Gunung Kajang, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những con kỳ đà, rắn, khỉ,…


Bạn muốn khám phá nhiều hơn, theo dân gian lưu truyền, hòn đảo này là nơi yên nghỉ cuối cùng của công chúa rồng, người đã ban nơi ở cho những cư dân ở đây. Hành trình 3 ngày sẽ đưa bạn đến vương miện của công chúa nằm trên đỉnh Gunung Kajang (cao hơn 1.000 m), một ngọn núi lửa đã tắt. Trên đường đi, bạn sẽ băng qua nhiều thác nước, có thể bắt gặp khỉ, vượn cáo colugo, những con nai chuột hiếm thấy đang lẩn trốn dưới tảng cây.

Leo núi


Những dòng thác mềm mại trong rừng ở đảo Tioman


Bạn thích chinh phục đỉnh cao? Hãy gia nhập đoàn leo núi vượt ra ngoài Juara, nơi leo núi lửa Tioman, những hành trình dài ngày leo lên đỉnh núi và các môn thể thao leo trèo quanh mỏm đá cao vót. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký tham gia các tour du lịch thể thao mạo hiểm đầy kích thích với hướng dẫn viên của mình.

Ăn uống


Malaysia khá nổi tiếng với nền ẩm thực là sự kết hợp đa chiều giữa Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và nhiều vùng miền khác. Có rất nhiều địa điểm để bạn tha hồ thưởng thức ẩm thực trên đảo Tioman – BBQ cá biển, tôm, mực ở nhà hàng Air Batang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Trong khi đó, nhà hàng Santai Bistro chuyên phục vụ những món ăn như tôm xào cay, canh tom yum của Thái và salad rau trộn.

Nơi ở


Dân phượt đặc biệt yêu thích những túp lều đơn giản ở khu ABC yên tĩnh. Trong khi đó, khu Mokhtar có giá dưới 500.000 đồng một đêm cho những căn phòng gỗ rộng khoảng 16m vuông, sạch sẽ và chỉ cách biển vài bước chân.

Ở Juara có khá nhiều phòng bình dân. Hầu hết đều rất gần bãi biển cát trắng phau. Ban đêm, chỉ cần mở cửa sổ bạn sẽ được thưởng thức từng cơn gió biển ùa vào ru giấc nồng. Trong số những địa điểm tốt nhất ở Juara có Rainbow Chalets và phòng theo phong cách dân dã Coconut Grove.


Đến đây, bạn không cần phải lo lắng về chỗ nghỉ ngơi, vì dịch vụ lưu trú khá phát triển


Cao cấp hơn, du khách có thể chọn resort Tunamaya gần Genting (Tây Nam đảo) để hưởng thụ dịch vụ spa và mọi tiện nghi. Resort Swiss Cottage ở Tekek nằm giữa Genting và Salang là một mini resort chất lượng cao với giường gỗ, trang trí theo kiểu thiền và góc nhìn ra biển kéo dài mãi không dứt.

(theo Lonelyplanet)

Bài đăng phổ biến