Hiển thị các bài đăng có nhãn Sài Gòn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sài Gòn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

" Phát nghiện " với 6 quán trà sữa có view sống ảo tuyệt vời ở Sài Gòn

Với những tín đồ trà sữa và mê sống ảo thì không nên bỏ lỡ 6 địa điểm sau đây nhé. Chắc chắn bạn sẽ bị mê mệt bởi những background cute ngây ngất chỉ muốn chụp, chụp và chụp thôi.


" Phát nghiện " với 6 quán trà sữa có view sống ảo tuyệt vời ở Sài Gòn

Royaltea 

Royaltea

Royaltea một cái tên quá hot trong cộng đồng trà sữa rồi nhưng có ai biết chi nhánh Royaltea Flagship nằm ngoài Nguyễn Huệ đẹp lồng lộng này không? View đẹp và thoáng nên ngồi trà sữa chém gió rất thoải mái, chỗ đẹp nhất phải kể đến đám mây bằng bông mà bất cứ ai vô quán cũng phải xí 1 tấm hình chất lừ. 

Mato House

Mato House

Riêng Mato House dành cho những bạn đam mê sống ảo có những tấm hình check-in thật đẹp theo chuẩn “style tiểu thơ” bên cạnh đó bạn còn là “con nghiện” trà sữa thì còn chần chờ gì, hãy đến lưu ngay địa chỉ nhé! 

Mọi thứ ở Mato House từ trên xuống dưới và rất hợp đều chuẩn tông "tiểu thơ công chúa", do quán có chú trọng đầu tư về decor nên yên chí sống ảo banh chành nhé. Ngoài không gian màu hồng được nhiều người yêu thích ra, khu phố ẩm thực thu nhỏ, gương để chụp "seo phì", đặc biệt nhất vẫn là căn phòng “siêu hường” và dãy kính treo tường được gắn đèn lung linh chụp hình bao ảo dịu.

Hebes

Hebes

Nếu các "chế" muốn tổ chức đại tiệc bánh bèo hồng toàn tập thì Hebes nhất định là địa điểm lý tưởng rồi. Không gian quán theo kiểu cute, ai thích màu hồng chắc chắn sẽ thích mê còn ai không có bánh bèo thì cũng có những góc sống ảo thiêng về màu đen đầy ma mị nữa.

Sharetea

Sharetea

Đây là quán trà sữa dễ dàng sống ảo ngay từ cửa vào, đi đến đâu trong quán cũng có thể trở thành bối cảnh hoàn hảo để cho ra đời những bức ảnh ngàn like. Cảm nhận quán decor sáng sủa nhìn rất hài hoà, đẹp mắt và hơi bị sang luôn. Chịu khó đi lên trên lầu bạn sẽ tìm thấy cho riêng mình một "rooftop" để trốn cực dễ thương ở Sài Gòn, ngồi ngắm những chậu cây xanh xanh, nhìn ra đường siêu thích.

Chamichi

Chamichi

Ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện, Chamichi gây rần rần với Background “ăn khách” nhất ở đây là em gấu Michi to đùng. Nhiều bạn trẻ đến quán check in đặt cho em ấy cái tên khá dễ thương là "Đít Bự" vì ngoại hình em ấy khá mũm mĩm cộng với vẻ mặt giả nai siêu đáng yêu. 

Boo Coffee

Boo Coffee

Gọi là quán cafe nhưng thật chất Boo Coffee thu hút giới trẻ bởi các loại trà sữa từng “gây sóng gió” ở Sài Gòn, điển hình như: trà sữa bông gòn, trà sữa bóng đèn,....Sở hữu vị trí tuyệt đẹp ngay trung tâm Sài Gòn, không gian hướng ngay ra phố đi bộ Nguyễn Huệ, quán được xem là điểm tập kết lý tưởng được khá nhiều bạn trẻ yêu thích.

Tổng hợp

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

5 món ăn vặt ngon ngất ngây cho ngày mưa Sài Gòn

Lập hội đi ăn vặt cho qua những ngày mưa buồn tẻ nào. 5 món ăn vặt ngon ngất ngây sau đây sẽ khiến cho mùa mưa trở nên thú vị và vui vẻ hơn. 

Chuối nếp nướng


Là món ăn khoái khẩu của nhiều người Sài Gòn, chuối nếp nướng hấp dẫn người ăn bởi vị ngọt ngào của chuối sứ, vị bùi, dẻo của lớp nếp bọc ngoài, vị béo béo, mằn mặn của nước cốt dừa rưới lên trên. Một phần chuối nếp gói lá chuối, nướng lên nóng hổi, thơm lừng sẽ làm những ngày mưa dầm bớt buồn tẻ.

Phá lấu bò


Thuộc top những món ăn vặt rất "được lòng" giới trẻ Sài Gòn, nên thời đi học, ai lại chưa từng lê la các hàng phá lấu bò cơ chứ? Một phần phá lấu ngon phải có nước súp beo béo, sệt sệt, thơm mùi ngũ vị hương. Lòng bò làm sạch sẽ, cắt miếng vừa ăn, nhai giòn sựt trong miệng. Còn phải có nước chấm me hoặc tắc chua chua, thêm ớt cay cay ăn kèm mới đúng chuẩn.

Súp cua


Chẳng ai chọn một chén súp cua nguội lạnh cả. Ngày mưa mà có món ăn âm ấm, bốc khói lãng đãng này còn gì tuyệt hơn. Chén súp chất lượng phải có độ đặc sánh vừa đủ, không quá loãng, vị thanh ngọt, và nhất là phải có các nguyên liệu xé/xắt nhỏ tươi ngon như thịt cua, thịt gà, nấm hương, bắp Mỹ, trứng cút...

Bắp nướng mỡ hành


Từng trái bắp vàng mọng trở qua trở lại trên bếp than hồng tuy có lâu chín thật, nhưng thật đáng để bạn "bõ công" chờ đợi. Những hạt bắp cháy xém thơm nức mũi sẽ hấp dẫn hơn khi quét lên một lớp mỡ hành trắng trắng xanh xanh rất đẹp mắt, lẫn vào đó là những con tép mặn mặn ngọt ngọt kích thích vị giác.

Bánh tráng nướng Đà Lạt


Đâu cần phải lên thành phố thơ mộng này để thưởng thức món bánh tráng nướng trứng ngon lành? Ngay tại Sài Gòn, nhất là trong những ngày mưa dầm, cắn một miếng bánh tráng nướng giòn rụm với đủ loại nhân như trứng, mỡ hành, chà bông, xúc xích, phô mai, tép rang... bạn đã có ngay cảm giác lang thang giữa cao nguyên phố núi rồi còn gì.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

5 con hẻm ăn vặt đình đám ở Sài Gòn

Những con hẻm đình đám này không chỉ là nơi tụ tập của đông đảo các bạn trẻ thành phố mà còn là địa chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài đến thưởng thức món ăn vặt đường phố Việt Nam. 

Xem thêm: Báo Anh gợi ý 5 cách độc đáo khám phá Sài Gòn

Hẻm 76 Hai Bà Trưng - Quận 1


Là một trong những con hẻm ăn vặt “đình đám” của khu vực quận 1, trước đây các gánh hàng tại hẻm chủ yếu phục vụ cho các nhân viên văn phòng làm việc gần đó, sau này có nhiều du khách tìm hiểu khám phá. Hẻm 76 Hai Bà Trưng thường bắt đầu bán hàng từ 3h chiều với rất nhiều món ăn hấp dẫn. 

Có rất nhiều món như bánh mì, cơm chiên, chân gà sả ớt, bún thái, súp cua, gỏi cuốn đến chè, bánh flan. Giá cả các món từ 20.000 đồng trở lên, với mức giá này được xem là rẻ so với khu vực quận 1 nên rất đông khách.

Hẻm 51 Cao Thắng - Quận 3


Nằm gần khu chợ Bàn Cờ nên hẻm 51 Cao Thắng luôn tấp nập thực khách vào mỗi chiều tan ca. Hẻm quy tụ nhiều hàng quán như bánh bèo, súp cua, phá lấu, há cảo… với giá cả được đánh giá là bình dân, chỉ từ 20.000 đồng một phần. 

Tại hẻm đặc biệt nổi tiếng khắp nơi với quán cháo Tiều hơn 70 năm. Ngoài ra các món hải sản như ốc, cua, sò cũng được thực khách yêu thích tại hẻm.

Hẻm 200 Xóm Chiếu - Quận 4


Con hẻm 200 đường Xóm Chiếu được xem là “thiên đường” ẩm thực của quận 4 với nhiều món ăn nóng hổi. Hẻm luôn tấp nập thực khách mỗi buổi chiều với nhiều quán ăn san sát nhau, bày bán đủ các món hấp hẫn. 

Bò cuốn lá lốt, phá lấu 20k, nui gà xé, bánh chuối chiên… và các quán hải sản hấp dẫn. Điểm cộng lớn nhất của hẻm chính là việc các món ăn luôn nóng hổi, thơm phức vì khi có khách gọi mới chế biến.

Hẻm 14 Trần Bình Trọng - Quận 5


Đối với những ai “hảo ngọt” thì chắc chắn không thể không biết đến hẻm 14 Trần Bình Trọng trứ danh. Đây là con con dẫn vào khu chung cư cũ vốn nổi tiếng với nhiều món tráng miệng hấp dẫn như bánh flan nước cốt dừa , rau câu dừa, rau câu phô mai, chè khúc bạch... 

Giá các loại bánh flan ở đây 2.500 đồng/cái được ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy cùng chút cà phê thơm quyến rũ. Rau câu ở đây được nấu không quá ngọt nên cũng làm món hút khách không kém cạnh gì bánh flan. 

Ngoài những món tráng miệng thì bạn có thể gọi thêm những phần ăn vặt như bột chiên, cá viên chiên với giá rất bình dân.  

Hẻm ăn vặt Hồ Bá Kiện – Quận 10


Con hẻm này mới nổi lên vài năm trở lại đây nhưng đã được các bạn trẻ ủng hộ rất nhiệt tình. Hẻm có bán rất nhiều món như gỏi cuốn, bánh hẹ, hột vịt lộn xào me,… với giá khá mềm khoảng 15.000 – 20.000 đồng. 

Đặc biệt tại đây có món bún riêu cực ngon mà giá lại cực yêu chỉ có 16.000 đồng. Trong hẻm có luôn một quán ốc cực đông khách, có xe bán các món như bánh nậm, bánh bột lọc… Vì thế một khi đã lạc bước vào hẻm này rồi thì bạn chỉ có no nê căng bụng khi ra về thôi.

Xem thêm: Khác biệt văn hóa uống cà phê Hà Nội và Sài Gòn

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

5 quán bún bò Huế nức tiếng tại Sài Gòn


Sài Gòn không phải là nơi "khai sinh" ra món bún bò Huế nổi tiếng, nhưng vùng đất này lại tồn tại những quán bán bún bò Huế nức tiếng, luôn tấp nập khách du lịch trong và ngoài nước ghé đến thưởng thức.

Xem thêm: Du lịch Huế nên đi đâu?

Quán Đông Ba


Toạ lạc ở trung tâm thành phố, trên đường Nguyễn Du (quận 1), quán bún bò Huế này đã có gần 20 năm thâm niên. Từ lúc mở cửa vào năm 2001, quán chưa một lần dời chỗ và chủ luôn giữ công thức nấu nướng giống ngày đầu. Quán có không gian thoáng và sạch. Đây là địa chỉ thu hút đông du khách nước ngoài tới ăn vào mỗi bữa trưa.

Khách đến quán đa phần là người đi du lịch, thường gọi tô thập cẩm với đầy đủ nhân thịt bò, giò gân hoặc nạc, chả cua, chả quế... Giá suất ăn này là 75.000 đồng, còn tô bình thường rẻ hơn 10.000 đồng. Bạn có thể gọi tô nhỏ có giá 55.000 đồng.

Quán Nam Giao


Quán nằm ở phố Tây Bùi Viện, quận 1 nên thu hút đông khách nước ngoài. Quán mở từ những năm 1990, đến nay đã có gần 30 năm thâm niên. Địa chỉ ghi dấu bởi hương vị giống món ăn Huế nguyên bản. Mỗi tô bún bò ở đây có giá dao động trong khoảng 62.000 - 72.000 đồng. Ngoài bún bò, quán còn phục vụ các món ăn vặt như bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ram, chả bò chiên, bánh bèo chén... với giá từ 40.000 đồng.

Quán Hạnh


Quán do một người Huế gốc làm chủ, bán gần 30 năm nay. Bún bò Huế ở đây có vị đậm đà, nước dùng thanh và ngọt tự nhiên. Bạn có thể lựa chọn từ bò bắp, giò heo, bò tái, bò gân, cho đến các loại chả như chả cây, chả đòn, chả cua cho phần bún của mình. 

Sợi bún của quán Hạnh nhỏ vừa, mềm muốt. Khi ăn chỉ việc chần bún qua nước sôi rồi cho vào bát, tùy ý thích của người ăn mà người bán xếp đầy các nguyên liệu như: thịt bò, giò heo, chả... bên trên là các loại rau thơm như hành tây thái lát, rau răm, hành lá... Chan ngập nước dùng và ăn kèm với đĩa rau sống tươi ngon.

Xem thêm: Huế thương

Quán chú Há


Nhờ kết hợp công thức nấu nướng của người Hoa mà địa chỉ này thu hút thực khách suốt mấy chục năm. Quán ăn nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3. Năm 1979, quán do một người đàn ông gốc Hoa mở bán, hiện do người thân trong gia đình duy trì.

Nước lèo ở đây trong, béo và thơm mùi bò. Điểm nhấn là quán không sử dụng quế để nấu nước lèo theo như cách truyền thống. Chủ quán cho hay, mỗi ngày phải chuẩn bị các công đoạn từ tờ mờ sáng để kịp mở bán vào 6h sáng cho đến nửa đêm.

Bún bò gánh 


Nhìn từ bên ngoài, nhiều người cứ ngỡ đây là một nhà hàng hơn là một quán ăn. Đây là một trong những quán bún bò Huế có tiếng ở Sài Gòn nhiều năm qua. Bạn có thể chọn giò heo, bò nạm, bò bắp, bò gân, hay chả tôm, chả cua tùy theo ý thích. 

Bún Bò Gánh còn có những đặc sản khác của Huế như các loại bánh Huế, các loại chè Huế - từ chè lạnh đến chè nóng. Quán có không gian rộng rãi, thoáng mát, nằm trên đường một chiều nên cần chú ý để tránh bỏ lỡ. Mức giá trung bình: 40.000 đồng.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Văn hóa thưởng thức cà phê 3 miền Việt Nam

Có bao giờ bạn trải nghiệm văn hóa thưởng thức cà phê 3 miền ở Việt Nam chưa? Hà Nội uống cà phê thế nào, Sài Gòn uống cà phê ra sao nhỉ? Còn thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột thì sao, người dân ở đó họ có sành điệu với cà phê không? Hãy điểm qua vài nét trong cách "khám phá" cà phê của mỗi vùng miền nhé? 

Hà Nội  - Cà phê nâu “không vội được đâu” 

Hà Nội vẫn giữ những nét đẹp cổ kính từ phố phường cho đến cách thưởng thức cà phê. Dạo quanh Hà Nội vào những ngày sáng sớm, chủ yếu những người trung niên cho đến lớn tuổi cùng nhâm nhi ly cà phê, cốc trà nóng và làm hơi thuốc lào. Họ bình thản, nhẹ nhàng và từ tốn. Con người và nhịp sống ở Hà Nội chầm chậm mỗi ngày như thế.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội 


Người Hà Nội có cà phê đen và cà phê nâu, vị không quá ngọt như cà phê Sài Gòn. Thị dân thủ đô vẫn còn trung thành với những chiếc phin bằng thiếc, cách pha cà phê “cũ” và từ tốn. Phải chăng việc chờ từng giọt cà phê rơi xuống, tạo thành từng tiếng “tách tách” trong ly đã trở thành thú vui tao nhã? Không vội vàng, không hối hả là điểm nhấn đáng nhớ trong phong cách thưởng thức cà phê của người Hà Nội

Cà phê -  Thú vui người Sài Thành


Trái ngược hẳn với thủ đô xa xôi, Sài Gòn ai ai cũng hối hả trong từng nhịp sống, có phần vội vã và gấp rút. Vậy nên cà phê sữa đá “take away” được người Sài Gòn đặc biệt yêu thích vì hương vị thơm ngon và có phần tiện lợi hơn.

Hương cà phê người Sài Gòn thích có vị hơi ngọt hơn so với cà phê nâu của Hà Nội. Họ thường đem những ly cà phê “take away” đến nơi công sở để thưởng thức, và xem nó như một thức uống “đánh thức” tinh thần làm việc vào mỗi sáng thức dậy.


Ở thành phố này, ai cũng uống cà phê, từ công nhân cho đến dân công sở, sinh viên, người làm việc tự do…họ thưởng thức cà phê bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào trong ngày. Các quán cà phê dường như là một địa điểm lý tưởng để làm việc và tìm nguồn cảm hứng sáng tạo. Những người nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam cũng vô cùng yêu thích vị cà phê sữa đá ấy. Chút đắng chút thơm chút ngọt cùng hòa quyện với nhau. 

Nét riêng tại thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột 

 
Nhiều người hay nói rằng, người Buôn Mê chỉ trồng cà phê được chứ không biết uống cà phê. Nghĩ thế là nhầm rồi nhé! Người nơi đây uống cà phê rất kĩ càng, những quán cà phê rang xay tại chỗ sẽ được ưu ái hơn. Còn có những người khắt khe trong việc chọn Robusta hay Arabica và tỉ lệ được pha trộn giữa các loại với nhau. 
  

Địa điểm uống cà phê cũng là một yếu tố cực kì quan trọng, người Buôn Mê thích những nơi có phong cách hướng đến thiên nhiên, xung quanh nhiều cây cối hoặc uống cà phê ở những nhà sàn của người dân tộc Ê-Đê.

Xem thêm: 24 giờ không chán ở Buôn Mê Thuột 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: L'officiel

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Đâu cần check-in nước ngoài, ở Sài Gòn cũng có tận 5 quán cà phê phong cách không thua kém gì

Sài Gòn là nơi tụ hợp của nhiều văn hóa khác nhau, đó cũng là một nét đặc trưng giúp cho Sài Gòn luôn là điểm đến du lịch thu hút. Nói đến cà phê ở Sài Gòn, giới trẻ thường nhắc đến những quán cà phê nằm trên chung cư 42 Nguyễn Huệ hay 26 Lý Tự Trọng. Dạo gần đây có những quán cà phê luôn được giới trẻ check-in thường xuyên. Cùng điểm danh những quán "hot" và nhanh chóng lưu vào "list" sống ảo ngay thôi.


Cafe Luia


Với những ai yêu thích Hàn Quốc sẽ không thể nào bò qua quán cà phê này. Đây chắc chắn là quán cà phê Hàn Quốc nằm ngay giữa lòng Sài Gòn, bời vì chủ quán là người Hàn cho nên phong cách của quán đậm chất "make in Korea".

Xem thêm: Xuyên không đến 4 quốc gia của Châu Á ngay giữa lòng Sài Gòn

The Dome Kaffe


Gần đây, Instagram hay Facebook đều bị phủ sóng bởi một quán cà phê đẹp ở Sài Gòn theo gam màu trắng – đen. Đó chính là The Dome Kaffe. Quán theo phong cách sáng và sang nên toàn bộ tường, nội thất chỉ duy nhất 2 tông màu chủ đạo trắng và đen.

Dear Tea House


Một góc Đài Loan giữa lòng Sài Gòn, Dear Tea House tuy chủ quán là người Việt nhưng phong cánh cũng không kém cạnh gì những quán cà phê tại Đài Loan. Quán theo tông chủ đạo trắng nhẹ nhàng. Một điểm trừ là quán vừa khai trương nên menu sẽ không được đa dạng, tuy nhiên trong tương lai chắc chắn sẽ còn cập nhật nhiều hơn nữa.

Kamakura


Ngay cái tên quán cũng có thể dễ dàng nhận ra đây là quán cà phê theo phong cách Nhật Bản. Quán cafe Kamakura có không gian rộng rãi, thanh lịch, sang trọng, menu phong phú cùng các loại thức uống pha chế hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Đây cũng là một địa điểm thư giãn lý tưởng cho các dịp cuối tuần.

Xem thêm: Đặc sản Sài Gòn, bạn đã thử chưa

Lacof Coffee 



Một trong những quán rất hot mới khai trương gẩn đây. Lacof được trang trí theo phong cách vintage, sử dụng các nội thất làm từ gỗ. Lacof được đánh giá là có không gian yên tĩnh, gọn gàng tạo sự thoải mái cho thực khách đến thưởng thức. Một tuần bận rộn với công việc và cần sự thư giãn thì đây chính là sự lựa chọn thích hợp.

Nguồn Tổng hợp

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

4 món kem được ưa chuộng tại Sài Gòn

Kem là món luôn được người Sài Gòn ưu ái khi nghĩ đến món giải nhiệt. Cùng điểm qua các món kem được ưa thích nhất tại thành phố này.

1. Kem trái dừa


Đây là món kem có tiếng của Sài Gòn từ nhiều năm nay. Kem thay vì đựng trong ly, dĩa thì được đặt trong trái dừa. Sau khi ăn xong kem, bạn có thể ăn cả phần cơm dừa non, giòn ngọt. Phần kem bên trong trái dừa khá đa dạng, có nơi sử dụng kem dừa; cũng có những nơi dùng các loại kem vani, chocolate, dâu... tùy thích.

Kem trái dừa không chỉ ngon miệng mà còn ngon mắt, trái dừa trắng phau dọn ra, mát lạnh cả tay, lại giữ được lạnh nên kem lâu tan hơn, vị thơm hơn. Bên trên mỗi quả dừa còn được trang trí với mứt, đậu phộng hay một cây dù giấy nhỏ xinh, rất ra chất món ăn miền nhiệt đới. Món kem này được bán khá phổ biến, từ nhà hàng sang trọng cho đến lề đường bình dân.

Xem thêm: Thưởng ngoạn cảnh đẹp kết hợp ẩm thực Hạ Long

2. Kem nhãn


Mỗi ly kem nhãn thường có một ít thịt nhãn phủ lên trên, khi ăn sẽ thấy rõ vị ngọt lịm trong cổ họng. Phần kem của món kem này có nhiều vị như dừa, socola, dâu, sầu riêng...

Trên ly kem nhãn, bao giờ cũng có đậu phộng chiên béo ngậy. Một ly kem nhãn thường khá nhỏ nhưng khi dùng xong, ít ai thòm thèm, muốn ăn thêm ly nữa bởi vị ngọt đậm của nhãn và kem ăn nhiều dễ gắt cổ. Thương hiệu kem nhãn nổi tiếng nhất ở Sài Gòn chính là kem nhãn Chú Tám.

3. Kem xôi


Dù khá phổ biến ở Hà Nội nhưng kem xôi lại được xem như món lạ của Sài Gòn. Món này bắt đầu xuất hiện ở khu làng đại học - quận Thủ Đức. Sau nhiều năm, kem xôi giờ đã được nhiều người biết đến hơn, tuy nhiên, món ăn vặt mát lạnh này vẫn còn khá khó tìm ở Sài Gòn. Thành phần của kem xôi gồm kem và xôi.

Kem xôi Thanh Hằng và một số quán kem xôi không tên nữa có mặt tại đường D2 quận Bình Thạnh, đường Trường Sơn quận 1... đều có điểm chung là sử dụng xôi vò cho món này, còn kem có thể là kem dừa, kem socola. Phía trên ly kem xôi luôn được rắc dừa nạo hoặc đậu phộng rang. Kem xôi là món dễ ăn, khi ăn dễ nghiện. Vị ngọt và lạnh của kem, hòa với vị bùi của hạt xôi nếp, cái ngọt thanh sần sật của dừa sợi và đậu phộng rang mang đến hương vị rất tuyệt.

Xem thêm: Bánh mì Sài Gòn vào top 10 món ngon đường phố

4. Kem kí cắt cục


Kem kí từng là loại kem được cả người lớn và trẻ nhỏ tại Sài Gòn ưa chuộng để giải nhiệt ngày hè. Kem kí nhiều màu, nhiều vị nhưng thật ra chẳng có mùi vị gì rõ ràng trừ vị dừa, vị cà phê và vị lá dứa. Loại kem này không dẻo, không béo ngậy mà còn xốp và hơi cứng, đến mức có thể cắt ra thành cục và xếp lên đĩa ăn nhâm nhi từ từ không lo chúng chảy quá nhanh. Về chất lượng, nguồn gốc, người ăn biết thừa màu của kem là phẩm màu, hương vị của kem là hương vị nhân tạo.

Dù thế, nó vẫn có cái ngon riêng khiến không ít người ghiền. Kem kí bây giờ muốn ăn cho ngon và đúng vị xưa, thì phải tìm đến đường Hải Thượng Lãng Ông hay Nguyễn Trãi vào buổi tối. Đĩa kem kí dọn ra, miếng này chồng miếng kia, đủ màu sắc, bên trên rắc đậu phộng rang và dừa nạo, rưới sirô, thêm ít mứt chua chua ngọt ngọt. Người ăn cứ thế ngồi ghế đẩu, bàn nhựa, nhâm nhi từng thìa xem xốp ngọt, ngắm phố xá xe cộ trước mặt. Đây quả là thú vui khó tả những ngày trời hanh nóng khó ngủ.

Theo Trí thức trẻ

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Khách Tây mách những điểm du lịch hấp dẫn ở Việt Nam

Sôi động, đa dạng, đầy màu sắc với những con người thân thiện, mến khách là cảm nhận của nhà văn người Canada khi đến Việt Nam.
Christian Baines là nhà văn, nhà thám hiểm nổi tiếng người Canada, tác giả hai cuốn sách ăn khách The Beast Without và Puppet Boy. Anh đã có dịp đến Việt Nam hồi đầu năm 2016 và viết lại cảm xúc của mình trong thời gian nghỉ lại đây.

Không phải là một đất nước lớn, nhưng Việt Nam đang từng ngày khẳng định vị trí của mình như một điểm đến khiến du khách hài lòng nhất châu Á. Với chi phí rẻ, bãi biển đẹp, những thành phố đa dạng, đầy màu sắc, du khách sẽ có rất nhiều lựa chọn khi đến Việt Nam. Dù chỉ ghé chơi 3 ngày hay lang thang dọc đất nước trong hơn một tháng, Việt Nam vẫn có thể làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.

Hà Nội

Cảm nhận đầu tiên của Baines về Hà Nội là sự bận rộn và tập nập, nhưng không khiến anh cảm thấy quá xô bồ. Khu phố cổ luôn có những khách sạn nhỏ xinh, sạch sẽ và giá cả phải chăng. Từ đây, du khách có thể khám phá cuộc sống về đêm nhộn nhịp, đáp ứng cả sở thích mua sắm lẫn ẩm thực. Lời khuyên Baines dành cho du khách là hãy đi bộ, bởi chỉ có lang thang giữa những con phố mới khiến bạn cảm nhận được vẻ đẹp đã tồn tại qua hàng nghìn năm, nhưng không bị lu mờ bởi cuộc sống hiện đại.

Một số điểm ở Hà Nội nhất định phải ghé thăm là hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, chùa Trấn Quốc, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay Nhà hát múa rối nước Thăng Long. Theo Baines, du khách không nên tới những nhà hàng sang trọng, vì Hà Nội là thiên đường ăn uống với những món ăn vỉa hè ngon và rẻ. Nhâm nhi cốc bia hơi, thưởng thức cà phê ngắm người qua lại cũng là điểm thú vị riêng của thành phố này.

Dạo quanh những con phố nhỏ là nét đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Crossing Travel.

Sa Pa và Vịnh Hạ Long

Trong mắt Baines, Sapa là điểm đến lý tưởng khi đi bằng tàu hỏa, bởi bạn sẽ không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nếu chỉ đơn thuần nhìn qua cửa sổ ô tô. Vùng đất với thời tiết mát mẻ dễ chịu này nằm ở phía bắc Việt Nam. Tại đây, anh có cơ hội gặp gỡ người dân địa phương thân thiện, nhiệt tình và mến khách, để lại trong anh những cảm xúc khó quên.
Xem thêm: Thương hiệu Sapa qua những món ngon

Sau đó, Baines tới vịnh Hạ Long và nghỉ lại đây trong 3 hôm. Dự định ban đầu chỉ có một ngày nhưng Baines phải thừa nhận rằng Hạ Long quá đẹp và quá rộng để có thể đi hết trong ngày. Với 55-60 USD/ngày, Baines được ở lại khách sạn 3 sao, có những bữa ăn ngon lành, tham gia nhiều hoạt động giải trí, trong đó không thể không kể đến tour khám phá hang động.

Vịnh Hạ Long là sự kết hợp tuyệt hảo giữa đá, nước và bầu trời. Ảnh: Legendhalong.

Huế

Từng là kinh đô cũ của Việt Nam, Huế vẫn giữ được những di sản còn sót lại từ triều đại phong kiến. Baines ấn tượng với Huế ở nét lãng mạn, thơ mộng và người dân luôn nồng nhiệt chào đón dù bạn đến từ bất cứ đâu. Tại đây, Baines có dịp ghé thăm sông Hương, chùa Thiên Mụ, trường Quốc học… Ẩm thực Huế cũng làm anh ấn tượng nhờ những món ăn hấp dẫn, chế biến cầu kỳ và tinh tế.
 
 

TP HCM

Đây là trung tâm kinh tế của cả nước với cuộc sống về đêm sôi động nhất. Không có nét duyên dáng như Hà Nội, cũng không bình yên như Huế, Tp Hồ Chí Minh tràn đầy năng lượng với nhịp sống không ngừng nghỉ. Theo Baines, cách bạn cảm nhận về thành phố phụ thuộc vào cách bạn chịu “nhiệt” tới đâu. Những nơi Baines có dịp ghé thăm là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Dinh Độc lập, chợ Bến Thành, những món ăn vỉa hè độc đáo, phố Bùi Viện…

Sài Gòn với cuộc sống sôi động về đêm. Ảnh: Vitours.
 
(Theo VnExpress)

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Khác biệt văn hóa uống cà phê của Hà Nội và Sài Gòn

Bước vào quán, cùng một loại thức uống nhưng người Sài Gòn gọi cà phê sữa đá, còn người Hà Nội lại gọi là cà phê nâu.
Cả người Sài Gòn và Hà Nội đều xem cà phê là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày, tuy nhiên mỗi nơi lại có sự khác biệt không thể lẫn vào đâu được. Dưới đây là sự so sánh thú vị giữa cách thưởng thức cà phê của người Sài Gòn và người Hà Nội.

Người thưởng thức

Đối với người Sài Gòn, cà phê là loại thức uống phổ biến của mọi tầng lớp, lứa tuổi, từ người già đến người trẻ. Nó là câu cửa miệng để làm cái cớ rủ rê bạn bè: “Cà phê không?”. Chỉ với cái gật đầu, ly cà phê trở thành thứ nối kết giữa hai hoặc nhiều con người với nhau. Họ có thể uống cà phê vào bất cứ giờ nào trong ngày, có thể vào buổi sáng sớm với tờ báo còn thơm mùi mực in, trên chiếc ghế đẩu ngay tại lề đường. Có lúc, người Sài Gòn lại thức thật khuya nhấm nháp ly cà phê bên một người bạn thân, ngắm sự tĩnh lặng đến kỳ lạ của phố xá lúc lên đèn.
Xem thêm: Những góc ngồi quan sát nhịp sống người Sài Gòn

Người Hà Nội lại khác, chuộng cà phê nhất phải kể đến những bậc lão thành, dân kinh doanh đam mê công việc. Họ thường chỉ nhâm nhi ly cà phê vào buổi sáng trong không khí se lạnh và vài tia nắng len lỏi qua tán cây. Người Hà Nội không ngồi quá lâu, nhưng điềm nhiên chẳng vội vã. Đối với họ, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật, ẩn chứa câu chuyện dài cần kể.

Khi thưởng thức cà phê, người Hà Nội điềm nhiên chẳng vội vã

Địa điểm uống

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng. Các địa điểm phục vụ loại thức uống này ở Sài Gòn cũng rất đa dạng về thể loại, từ cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê bệt cho đến cà phê sân vườn…

Tại Hà Nội thì khác, do đất chật người đông nên các quán cũng đơn giản hơn. Đó có thể là quán theo phong cách phố cổ, hoặc ngồi tạm ngay vỉa hè. Đặc biệt nhiều khi các vị khách còn sẵn sàng ngồi chung một bàn san sát nhau vì hết chỗ.

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng

Cách gọi cũng khác…

Khi bước chân vào quán, người Sài Gòn muốn uống cà phê pha chút sữa, họ sẽ gọi cà phê sữa đá, bạc xỉu hoặc cà phê sữa tươi. Dĩ nhiên cả ba loại đều có mức độ đậm nhạt khác nhau. Cà phê sữa đá được xem như một nét khó quên trong lòng những ai yêu hương vị cà phê, đến nỗi khi đi xa cứ vương vấn mãi.

Riêng người Hà Nội, họ gọi món cà phê pha sữa là cà phê nâu. Đó là loại cà phê sữa đặc, không uống đá và nhiều cà phê nên có vị đắng hơn so với Sài Gòn. Hà Nội hầu như không có bạc xỉu, nếu lúc nào đó người Hà Nội muốn bắt chước người Sài Gòn gọi một ly như thế, chắc chắn người đó sẽ bị chủ quán ở Hà Nội xem là “người ngoại đạo”. Từ này hiện nay vẫn chưa phổ biến tại Hà Nội, dù một số quán cũng bắt đầu cập nhật vào thực đơn thức uống.

Nắm bắt được sự quen thuộc cũng như ý nghĩa của ly cà phê sữa đá tại Sài Gòn và cà phê nâu tại Hà Nội, VinaCafé Chất cho ra đời hai dòng sản phẩm riêng biệt là Hà Nội cà phê nâu và Sài Gòn cà phê sữa đá để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Đây là sản phẩm được áp dụng công nghệ đột phá với cà phê được làm hoàn toàn từ 100% nước cốt đầu tiên của cà phê rang xay nguyên chất, mang đến cho người dùng ly cà phê sữa đá uống liền đúng chất pha phin kiểu Việt.

Chỉ cần thưởng thức qua ly cà phê hòa tan, cả người Sài Gòn lẫn Hà Nội đều như tìm thấy lại được chính hương vị tại quê nhà của mình.

Hoàng Ngân (VnExpress)

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Báo Anh so sánh du lịch ở Hà Nội và TP HCM

Trang du lịch Roughguides nhận xét cả Hà Nội và TP HCM đều là "thiên đường ẩm thực" nhưng hương vị cà phê và cuộc sống về đêm mỗi nơi lại mang nét riêng.
Xem thêm: Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

Dưới đây là một số điểm khác biệt cũng như tương đồng giữa hai thành phố lớn của Việt Nam.

Văn hóa

Hà Nội và TP HCM đều có những công trình như bảo tàng, đền chùa và kiến trúc thuộc địa ấn tượng. Cả hai cùng có nhà thờ là di tích Pháp cổ và những điểm diễn múa rối nước truyền thống.

TP HCM có nhiều công viên chủ đề hơn, vì thế nếu bạn thích các trò chơi như đu quay, tàu lượn... hãy đến phương Nam. Nếu thích xem triển lãm, Hà Nội là lựa chọn tốt hơn với nhiều địa chỉ hấp dẫn trưng bày các tác phẩm mỹ thuật và nghệ thuật đương đại.

Người dân thủ đô có đôi chút khó gần và người TP HCM lại cởi mở hơn. TP HCM cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây nhiều hơn Hà Nội, đặc biệt là Hoa KỳPháp. Những xu hướng mới nhất của giới trẻ, sự bùng nổ trong kinh doanh và công nghệ cũng hội tụ ở thành phố này. 

Nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Roughguides

Cuộc sống về đêm

Theo quy định, hầu hết các hàng quán đều đóng cửa sau nửa đêm vì vậy khách quốc tế có thể thấy một số chỗ đóng cửa sớm hơn lệ thường.

TP HCM có thể "thức khuya" hơn so với Hà Nội mặc dù ở thủ đô cũng có rất nhiều quán bar phục vụ du khách đi tiệc muộn. Những con đường hẹp trên khu phố cổ Hà Nội khi đêm xuống thực sự sống động với hàng nghìn người dân và du khách cùng tìm chốn vui chơi, ăn uống. Các hàng quán đồ ăn vặt, thịt nướng, chân gà... la liệt hè phố.

Nhiều quán bar ở TP HCM biểu diễn nhạc sống cuối tuần và phục vụ những ly cocktail hấp dẫn. Nếu bạn tìm kiếm một tối vui chơi, một câu lạc bộ đêm có điều hòa nhiệt độ, nơi có thể tiệc tùng vài tiếng đồng hồ thì TP HCM là lựa chọn tốt nhất.

Ẩm thực

Du khách có thể tìm được các hàng ăn ngon, rẻ ở Hà Nội và TP HCM. Đặc biệt, ẩm thực đường phố đa dạng và xuất hiện khắp nơi khiến du khách "không thể cưỡng được" dù ở đâu đi nữa. Hà Nội nổi tiếng với phở, một trong các món ăn truyền thống của Việt Nam mà bạn có thể tìm thấy quán ăn ở bất kỳ con phố nào.
Xem thêm: Bữa sáng đậm chất người Hà Nội

Ẩm thực đường phố ở TP HCM cũng nhiều không kém ở Hà Nội nhưng khẩu vị có phần ngọt hơn. Cả hai nơi đều là "thiên đường ẩm thực" và có rất nhiều món ngon chờ bạn khám phá hơn là bánh mì và phở.

Văn hóa cà phê ảnh hưởng từ người Pháp đều có ở hai thành phố lớn. Cà phê ở TP HCM ngọt hơn nhưng không đậm đà. Mặc dù hai nơi cùng có nhiều món đồ ăn uống ngon hấp dẫn du khách quốc tế, TP HCM vẫn nhỉnh hơn Hà Nội về sự phóng khoáng và chất lượng khi chọn lựa. 

Bánh xèo - một trong những món đặc sản của Việt Nam bạn có thể tìm thấy cả ở Hà Nội và TP HCM. Ảnh: Roughguides

Mua sắm

Hà Nội là lựa chọn lý tưởng để mua đồ thủ công mỹ nghệ và các món hàng làm từ lụa. Những người thợ thủ công chuyên về chạm khắc gỗ, thêu thùa và làm hàng sơn mài, bạn dễ dàng tìm thấy trên các con phố cổ.

TP HCM cho bạn nhiều lựa chọn khi mua đồ lưu niệm, chợ Bến Thành, các cửa hàng đồ hiệu ở con đường sầm uất Đồng Khởi. Thành phố này là miền đất của những siêu thị gồm rất nhiều cửa hàng, nhãn hiệu nổi tiếng...

Thư giãn

Hà Nội phát triển nhanh chóng với những tòa nhà cao tầng đến mức bạn sẽ phải bước ra khỏi khu phố cổ mới có thể tìm được đường chân trời. Cả Hà Nội và TP HCM đều đông đúc với khoảng 8 triệu dân. Những con phố của Hà Nội tắc đường tới mức rất khó di chuyển vào giờ cao điểm và không ngừng ồn ào.

Giao thông ở cả hai thành phố luôn tấp nập với rất nhiều xe máy, ôtô. Những con phố mới rộng hơn của TP HCM hiện nay cũng cho phép mọi người di chuyển dễ hơn. Do đó, đi bộ trong thành phố vẫn chưa có vẻ yên bình.

Hà Nội vào tháng 1 có thời tiết khá lạnh, có khi chỉ khoảng 17 độ C, trong khi TP HCM hiếm khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C. Vì độ ẩm cao nên bạn sẽ luôn bị ra mồ hôi dù ở thành phố nào đi nữa.

Ở Tp. Hồ Chí Minh, để trốn nắng nóng bạn hãy tới công viên nơi có những cây lớn tỏa bóng xanh mát, hoặc vườn bách thảo...

Hồ Hoàn Kiếm được mệnh danh là "trái tim" của Hà Nội, một địa điểm hấp dẫn đối với tất cả người dân lẫn du khách. Đây là nơi bạn vừa có thể thoát khỏi sự xô bồ trên các con phố vừa được quan sát người già tập thể dục hoặc thư giãn bên những ván cờ...

Hồ Hoàn Kiếm trong khoảnh khắc thanh bình. Ảnh: Roughguides

Du lịch trong ngày

Vịnh Hạ Long đẹp như mơ với những núi đá vôi nổi trên giữa mặt nước phẳng lặng, là một trong các điểm đến thu hút du khách bậc nhất của Việt Nam. Du khách có thể dễ dàng đặt tour từ Hà Nội tới đây.

Địa đạo Củ Chi chỉ cách TP HCM khoảng 2 giờ đi xe, đồng thời là địa điểm du lịch trong ngày lý tưởng. Địa đạo được xây dựng trong chiến tranh, cho phép du khách tham quan các lối đi, hầm hào, bẫy bằng cách trực tiếp chui xuống tận nơi.

 Hương Chi (VnExpress)

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Con đường lá đỏ đẹp như Tây ở gần Sài Gòn

Ở miền Đông Nam Bộ, cứ khoảng cuối tháng 12 đến tháng 3 hằng năm là mùa rừng cao su đồng loạt thay lá, chuyển màu đỏ đẹp mơ màng.

Xem thêm: Những góc ngồi quan sát nhịp sống người Sài Gòn

Nơi lý tưởng để ghi lại những bức ảnh cưới đẹp lung linh. Ảnh: caocat

Những năm gần đây, cao su được trồng khá nhiều, từ miền Đông Nam Bộ cho tới Tây Nguyên, các vùng ven TP HCM như Củ Chi, Bình Chánh. Nhưng để có thể tham quan và chụp ảnh, nhất là chụp ảnh cưới, thì vẫn là ở miền Đông Nam Bộ.

Vào tầm cuối đông đầu xuân, trên mặt đất ở các rừng cao su là những lớp lá vàng rụng, còn trên cây thì lá vàng lá đỏ chen lẫn lá chút lá xanh còn sót lại. Mỗi khi có gió thổi, lá trên cây lại rụng lả tả xuống, còn lá dướt đất cũng bị những cơn gió cuốn bay đi tạo thành khung cảnh đẹp như tranh vẽ.


Các tay máy săn ảnh thường cuối tuần phóng xe máy cùng bạn bè xuống khu vực có rừng cao su đẹp và lớn ở huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát (Bình Dương). Hay xa hơn là ở các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Trảng Bom, Thống Nhất của Đồng Nai; rừng cao su Bù Đăng, Phú Riềng (Bình Phước).

Theo kinh nghiệm của những người từng đi thì đến Bình Phước thuận tiện nhất nếu không thì Bình Dương hay Đồng Nai. Còn muốn gần hơn nữa, qua phà Cát Lái đến Nhơn Trạch, Long Thành, nơi cũng có nhiều rừng cao su đẹp, đi và về chỉ hơn 70 km.

Vào mùa cao su thay lá, những công nhân nông trường, cũng như các nhân công của các vườn cao su sẽ ngưng thu hoạch mủ. Đây cũng là mùa vệ sinh và dưỡng cây để chuẩn bị cho mùa thu nhựa năm sau.

Rừng cao su một bên lá xanh, một bên lá đỏ chẳng khác nào tranh vẽ. Ảnh: caocat

Mùa này, nếu đi sớm và may mắn, bạn sẽ gặp những cảnh người công nhân dùng máy thổi, thổi những lớp lá dày sát gốc cây ra những khoảng trống an toàn để đốt. Khói từ lá xuyên qua nắng cùng các hàng cây sẽ tạo ra các vệt nắng lung linh.

Thông thường, đa số các vườn cao su đều không có rào, các chủ vườn, công nhân đều vui vẻ cho du khách vào tham quan, nghỉ chân, chụp ảnh với điều kiện bạn đừng phá cây, nghịch chén lấy mủ cũng như đốt lá lung tung dễ gây hỏa hoạn.

Còn nếu như muốn đi xa hơn, để có những bức ảnh lạ và đẹp hơn. Hãy tìm đến những cánh rừng cao su ở khu vực Tây Nguyên. Nơi có bầu trời xanh cao xen lẫn với với màu nâu đỏ đất, của cây, màu đỏ vàng của lá, và cả làn hơi giá lạnh se se.

Vào những hôm bầu trời trong xanh, cảnh sắc còn nổi bật và sắc nét hơn nữa, tha hồ chụp ảnh đẹp. Ảnh: caocat

Một số kinh nghiệm

- Những rừng cao su quá ẩm thấp, lá mục dầy, nước đọng... sẽ là nơi ẩn nấp của một số côn trùng gây hại, trong đó có kiến, muỗi cỏ và cả muỗi vằn Anophen (thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết). Vì thế, trước khi vào vườn, nên cẩn trọng mang theo bình xịt côn trùng loại nhỏ, và thuốc thoa chống muỗi.

- Tốt nhất không nên cắm trại trong rừng cao su.

- Để bảo đảm an ninh, tất cả những cung đường đi qua rừng cao su, dù đi đông hay theo nhóm cũng không nên đi sau 19h tối.

Mimi tổng hợp

Bài đăng phổ biến