Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới

Trung thu là một trong những lễ hội lớn được chờ đón trong năm, khắp các nơi trên thế giới từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đến Việt Nam..., người dân hiện đang nô nức chuẩn bị cho tết Trung thu. Nhưng ở mỗi nước, ngày tết đặc biệt này có một bản sắc riêng biệt mang đậm văn hóa của từng dân tộc.

Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới

Việt Nam - Tết Trung thu là của thiếu nhi

Việt Nam - Tết Trung thu là của thiếu nhi

Trung thu ở Việt Nam là ngày Tết của thiếu nhi, gắn với truyền thuyết về Hằng Nga, Chú Cuội trông trăng. Các em nhỏ thường rước đèn ông sao, đeo mặt nạ và lập thành đoàn múa sư tử, đánh trống rất rôm rả.

Trong dịp này, người Việt thường bày bánh trái ra sân để cúng mặt trăng. Riêng trẻ em rất háo hức chờ đón dịp Trung thu bởi đây là thời điểm các em được người thân mua cho nhiều đồ chơi, bánh kẹo. Có những loại bánh đặc trưng mà thường chỉ dịp Trung thu mới có như: bánh dẻo, bánh nướng… Đồ chơi truyền thống của trẻ em ngày xưa gồm đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn con giống… và không đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã như hiện nay.

Ở nhiều nơi, Trung thu là dịp mở cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em sẽ tham dự các cuộc rước đèn, thi hát trống quân. Khi trăng đã lên cao, các bé ngồi quây quần quanh mâm cỗ gồm nhiều loại bánh trái, hoa quả , cùng tham dự cỗ trông trăng và phá cỗ cho tới đêm khuya. Mâm cỗ trông trăng tuyền thống của trẻ em Việt Nam thường có bánh nướng, bánh dẻo, chú chó làm bằng tép bưởi và một số loại quả đặc trưng của mùa thu như chuối, hồng ngâm, thị, na, mía…

Trung Quốc - Trung thu là Tết đoàn viên

Trung Quốc - Trung thu là Tết đoàn viên

Trong phong tục của người Hoa, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Sau bữa cơm sum họp, các thành viên trong gia đình lại cùng nhau thưởng nguyệt (ngắm trăng) và ăn bánh trung thu dưới ánh đèn lồng lung linh. Một trong những hoạt động không thể thiếu được trong dịp Trung thu của người Hoa đó là rước đèn lồng và múa rồng lửa. Người dân tin rằng rồng lửa sẽ mang lại nhiều may mắn và an lành tới mỗi gia đình.

Nhật Bản - Lễ hội ngắm trăng

Nhật Bản - Lễ hội ngắm trăng

Lễ hội Trung thu được du nhập vào Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Nhưng khác với người dân Trung Quốc ăn bánh ngắm trăng thì người Nhật Bản lại ăn xôi nắm trong ngày tết Trung thu. Lễ hội Trung thu ngày Rằm tháng 8 Âm lịch được gọi là “thập ngũ dạ” (đêm mười lăm) hoặc “Trung thu danh nguyệt” (Trung thu trăng sáng).

Mặc dù, sau thời Minh Trị Duy Tân (khoảng cuối thế kỷ 19), Nhật Bản đã hủy bỏ nông lịch, đổi thành dương lịch, nhưng cho đến nay khắp nơi trên đất nước Nhật Bản vẫn còn gìn giữ tập tục ngắm trăng vào đêm Trung thu, một vài tự viện và đền thờ vẫn tổ chức hội ngắm trăng đặc biệt vào dịp lễ này.

Hàn Quốc - Lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên

Hàn Quốc - Lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên

Đối với người Hàn Quốc thì đây là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm (còn được gọi là Chuseok hay Hangawi), cũng được diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch, đây là lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên của người Hàn Quốc…

Đây là một dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ và cùng nhau thưởng trăng và ăn tiệc, các gia đình bày bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm được phủ rong biển, đỗ, lạc… bên ngoài và các loại thức ăn khác lên bàn thờ. Đây cũng là dịp mọi người tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Họ thường tới thăm mộ tổ, dọn cây dại và làm sạch khu vực quanh mộ, truyền thống này giống với nghi thức tảo mộ ngày tết Thanh minh.

Myanmar – Trung Thu rực rỡ ánh sáng khắp nơi

Myanmar – Trung Thu rực rỡ ánh sáng khắp nơi

Ngày rằm trung thu ở Myanmar được gọi là “Lễ trăng tròn” hay “Tiết quang minh”. Đêm rằm, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.


Thái Lan – Trung thu là “Tết cầu trăng”

Thái Lan – Trung thu là “Tết cầu trăng”

Tết Trung thu ở Thái Lan với nhiều hoạt động hấp dẫn. Người Thái gọi tết Trung thu là “tết cầu trăng”. Mọi người đều tham gia lễ cúng trăng rằm. Mọi người ngồi quanh mâm cỗ với những món đồ đặc trưng của mùa thu như đào, sầu riêng, bánh Trung thu và chúc nhau mọi điều tốt lành. Đặc biệt bưởi là loại trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống. Người Thái tin rằng bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy.

Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Đi trọn thế gian ngắm các kiến trúc đền, chùa đẹp nhất thế giới

Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng truyền thuyết lịch sử ly kỳ, những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng dưới đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu thế giới.

Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng truyền thuyết lịch sử ly kỳ, những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng dưới đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu thế giới.

Thiên Đàn, Bắc Kinh, Trung Quốc

Được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Vĩnh Lạc Đế, Thiên Đàn - hay còn gọi là Đàn tế trời, nằm yên bình trong khuôn viên rộng 267 ha ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình của các hoàng đế Trung Quốc.    Thiên Đàn là một trong những công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, nay trở thành điểm đến yêu thích của người dân địa phương để thiền định và tập Thái cực quyền.

Được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Vĩnh Lạc Đế, Thiên Đàn - hay còn gọi là Đàn tế trời, nằm yên bình trong khuôn viên rộng 267 ha ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình của các hoàng đế Trung Quốc.

Thiên Đàn là một trong những công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, nay trở thành điểm đến yêu thích của người dân địa phương để thiền định và tập Thái cực quyền.

Wat Rong Khun, Chiang Mai, Thái Lan

Được biết đến tại địa phương với tên gọi "Đền Trắng", Wat Rong Khun trước đây từng là một ngôi đền bị hư hỏng nặng cho đến khi được nghệ sĩ Chalermchai Kositpipat xây dựng lại bằng tiền riêng của mình.

Được biết đến tại địa phương với tên gọi "Đền Trắng", Wat Rong Khun trước đây từng là một ngôi đền bị hư hỏng nặng cho đến khi được nghệ sĩ Chalermchai Kositpipat xây dựng lại bằng tiền riêng của mình.

Sở hữu nhiều nét độc đáo và huyền bí, kiến trúc của Wat Rong Khun còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa về sự luân hồi. Biểu trưng cho "cõi cực lạc", gian chính của ngôi đền được nối bởi một cây cầu bắc qua hồ nước nhỏ với hàng trăm bàn tay vươn ra. Những bàn tay đại diện cho quan niệm "tham sân si" luôn níu kéo con người đến với bến bờ hạnh phúc.

Sở hữu nhiều nét độc đáo và huyền bí, kiến trúc của Wat Rong Khun còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa về sự luân hồi. Biểu trưng cho "cõi cực lạc", gian chính của ngôi đền được nối bởi một cây cầu bắc qua hồ nước nhỏ với hàng trăm bàn tay vươn ra. Những bàn tay đại diện cho quan niệm "tham sân si" luôn níu kéo con người đến với bến bờ hạnh phúc. 

Chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar

Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat.    Tương truyền, Shwedagon được xây dựng để lưu trữ các sợi tóc của Phật. Khuôn viên chùa bao gồm hàng trăm ngôi đền, bảo tháp và tượng đầy màu sắc, phản ánh phong cách kiến trúc kéo dài gần 2.500 năm. Ngày nay, Shwedagon trở thành trung tâm của các hoạt động Phật giáo và cộng đồng tại Myanmar.

Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat.

Tương truyền, Shwedagon được xây dựng để lưu trữ các sợi tóc của Phật. Khuôn viên chùa bao gồm hàng trăm ngôi đền, bảo tháp và tượng đầy màu sắc, phản ánh phong cách kiến trúc kéo dài gần 2.500 năm. Ngày nay, Shwedagon trở thành trung tâm của các hoạt động Phật giáo và cộng đồng tại Myanmar.

Borobudur, Java, Indonesia

Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.    Nổi tiếng với những chiếc chuông bằng đá và tượng Phật chạm khắc nhìn thẳng ra thung lũng, thật khó tin rằng kiến trúc đồ sộ này lại nằm ẩn mình trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và rừng rậm. Giờ đây, Borobudur là một địa điểm hành hương phổ biến của các Phật tử, khách du lịch và là niềm tự hào của người Indonesia.

Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.

Nổi tiếng với những chiếc chuông bằng đá và tượng Phật chạm khắc nhìn thẳng ra thung lũng, thật khó tin rằng kiến trúc đồ sộ này lại nằm ẩn mình trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và rừng rậm. Giờ đây, Borobudur là một địa điểm hành hương phổ biến của các Phật tử, khách du lịch và là niềm tự hào của người Indonesia.

Đền Harmandir Sahib, Amritsar, Ấn Độ

Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là "Đền Vàng", được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.    Ngôi đền là sự pha trộn tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo với điểm nhấn là mái vòm được bao phủ trong 750 kg vàng. Nét ấn tượng của ngôi đền chính là hồ nước được cho có khả năng chữa bệnh, thu hút rất đông người hành hương khắp nơi trên thế giới đến để tắm trong vùng nước linh thiêng.

Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là "Đền Vàng", được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.

Ngôi đền là sự pha trộn tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo với điểm nhấn là mái vòm được bao phủ trong 750 kg vàng. Nét ấn tượng của ngôi đền chính là hồ nước được cho có khả năng chữa bệnh, thu hút rất đông người hành hương khắp nơi trên thế giới đến để tắm trong vùng nước linh thiêng. 

Angkor Wat, Campuchia

Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn.    Angkor Wat nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và hài hòa trong kiến trúc với các bức phù điêu tinh tế và vô số họa tiết trang trí trên tường. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992.

Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn.

Angkor Wat nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và hài hòa trong kiến trúc với các bức phù điêu tinh tế và vô số họa tiết trang trí trên tường. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992.

Tu viện Taktsang Palphug, Bhutan

Được biết đến rộng rãi với tên gọi Tiger Nest, quần thể Taktsang Palphug tọa lạc cheo leo bên vách đá cao 3.120 m so với mực nước biển ở thung lũng Paro, Bhutan.    Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở.

Được biết đến rộng rãi với tên gọi Tiger Nest, quần thể Taktsang Palphug tọa lạc cheo leo bên vách đá cao 3.120 m so với mực nước biển ở thung lũng Paro, Bhutan.

Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở. 


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Liêu xiêu với ẩm thực đường phố của Thượng Hải

Thượng Hải không chỉ có cảnh đẹp mà còn có nền ẩm thực vô cùng nổi tiếng. Ẩm thực đường phố của Thượng Hải luôn luôn chinh phục được hết các thực khách đã từng ghé qua nơi đây.

Liêu xiêu với ẩm thực đường phố của Thượng Hải

1. Bánh bao

Bánh bao

Nói đến những món ăn đường phố nổi tiếng của Thượng Hải mà bạn không nhắc đến bánh bao thì quả là điều thiếu sót. Bánh bao ở đây có nhiều loại khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn để phù hợp với khẩu vị của mình: Bánh bao Xiao long bao, Bánh bao Sheng jian, Bánh bao nước.

2. Mỳ sợi

Mỳ sợi

Nếu bạn đi du lịch Trung Quốc và ghé thăm Thượng Hải thì đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món mỳ ngon tuyệt mà hợp túi tiền ngon trứ danh. Nhiều vị lạ miệng từ mỳ hành đậm đà tới mỳ cua thanh ngọt, mỳ cá đù vàng, mỳ cua lông, tất cả sẽ làm bạn say mê ẩm thực của nơi này thôi đấy.

3. Há cảo chiên

Há cảo chiên

Đây được xem là món ăn buổi sáng rất được ưa chuộng bên cạnh sủi cảo truyền thống. Há cảo được xếp vòng tròn đầy trong một chiếc chảo dẹt lớn, chiên phần đáy sao cho vàng giòn và thơm, sau đó mới thêm chút nước và đem hấp trong chõ để làm mềm phần bột bánh cũng như làm chín thịt. Chiếc há cảo nhỏ xinh với phần vỏ bên trên mỏng mướt, đế bánh lại dai dai với nhân tôm thịt đậm đà sẽ khiến bạn thổn thức mãi không thôi.

4. Tôm càng

Tôm càng

Là thành phố biển nên bạn không phải bất ngờ khi thấy những món ăn được làm từ hải sản cực ngon tại đây. Một món ăn nổi tiếng và ngày càng trở nên phổ biến là xiao long xia, hay còn được gọi là tôm càng. Xiao long xia, khách du lịch có thể mua được gần như ở bất cứ nơi nào, đặc biệt là vào cuối mùa hè.

5. Bánh kẹp hành chiên

Bánh kẹp hành chiên

Đây là một trong những loại bánh nướng đường phố ngon và nổi tiếng nhất định phải ăn khi du lịch Thượng Hải. Món bánh này có vỏ ngoài là bột mì, nhân gồm mỡ heo và hành lá. Sau khi được chiên giòn, bánh sẽ được giữ ấm trong lò nướng để róc mỡ và còn nguyên độ giòn xốp. Chẳng còn gì bằng vừa dạo chơi vừa nhâm nhi chiếc bánh.

Tổng hợp

Xem thêm: Món trứng gây nghiện đến mức được gọi là trứng thuốc phiện ở Hàn Quốc

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Đi trọn châu Á, khám phá những bữa ăn sáng của các nước

Các nước châu Á có những lựa chọn riêng trong cách bắt đầu ngày mới. Nếu người Việt Nam thích tô phở cùng cốc cà phê, người Trung Quốc lại chọn các món nhẹ như cháo, dim sum.

Các nước châu Á có những lựa chọn riêng trong cách bắt đầu ngày mới. Nếu người Việt Nam thích tô phở cùng cốc cà phê, người Trung Quốc lại chọn các món nhẹ như cháo, dim sum.

Việt Nam

Phở là món ăn có thể bắt gặp ở cả 3 miền của Việt Nam. Vị ngọt của nước dùng bò (hoặc gà) kết hợp với các loại thảo mộc như quế, hồi, hành, gừng khiến nhiều người mê mệt món ăn này ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phở phổ biển nhất vẫn ở miền Bắc. Ở khu vực miền Trung, bún bò Huế hay bánh mì Hội An thường được bắt gặp hơn cả. Trong khi đó, người miền Nam ngoài phở còn thích ăn hủ tiếu, cơm tấm hoặc bánh mì rồi nhâm nhi cà phê trước khi đi làm.

Phở là món ăn có thể bắt gặp ở cả 3 miền của Việt Nam. Vị ngọt của nước dùng bò (hoặc gà) kết hợp với các loại thảo mộc như quế, hồi, hành, gừng khiến nhiều người mê mệt món ăn này ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phở phổ biển nhất vẫn ở miền Bắc. 

Ở khu vực miền Trung, bún bò Huế hay bánh mì Hội An thường được bắt gặp hơn cả. Trong khi đó, người miền Nam ngoài phở còn thích ăn hủ tiếu, cơm tấm hoặc bánh mì rồi nhâm nhi cà phê trước khi đi làm. 

Campuchia

Nom banh chok (bún Khmer) đặc biệt được ưa chuộng ở các thành phố lớn tại Campuchia như Phnom Penh, Siem Reap. Thoạt nhìn, nom banh chok trông khá giống bún của Việt Nam nhưng thành phần ăn kèm lại có đôi chút khác biệt. Nước dùng trong món ăn này thơm mùi cà ri và các loại rau củ đi kèm chủ yếu là hoa chuối, đu đủ, ngó sen, cần ta, rau thơm, bạc hà, chanh, ớt...

Nom banh chok (bún Khmer) đặc biệt được ưa chuộng ở các thành phố lớn tại Campuchia như Phnom Penh, Siem Reap. Thoạt nhìn, nom banh chok trông khá giống bún của Việt Nam nhưng thành phần ăn kèm lại có đôi chút khác biệt. Nước dùng trong món ăn này thơm mùi cà ri và các loại rau củ đi kèm chủ yếu là hoa chuối, đu đủ, ngó sen, cần ta, rau thơm, bạc hà, chanh, ớt... 

Thái Lan

Nếu có dịp đến thăm xứ chùa vàng, bạn không nên bỏ qua cơ hội dùng thử món cháo ở đây. Người Thái rất thích ăn cháo và họ có thể dùng món này trong cả bữa trưa lẫn bữa tối. Cháo Thái Lan được nấu bằng loại gạo hạt ngắn, ninh nhừ, ăn kèm cùng trứng gà, thịt lợn (hoặc bò) băm và rau mùi. Biến thể của món này, khao tom cũng là một lựa chọn thú vị cho bữa sáng. Khao tom sử dụng loại gạo hạt dài và thành phần ăn kèm chủ yếu có hải sản, rau mùi, trứng...

Nếu có dịp đến thăm xứ chùa vàng, bạn không nên bỏ qua cơ hội dùng thử món cháo ở đây. Người Thái rất thích ăn cháo và họ có thể dùng món này trong cả bữa trưa lẫn bữa tối. Cháo Thái Lan được nấu bằng loại gạo hạt ngắn, ninh nhừ, ăn kèm cùng trứng gà, thịt lợn (hoặc bò) băm và rau mùi. Biến thể của món này, khao tom cũng là một lựa chọn thú vị cho bữa sáng. Khao tom sử dụng loại gạo hạt dài và thành phần ăn kèm chủ yếu có hải sản, rau mùi, trứng... 

Trung Quốc

Theo Exotic Voyage, dù Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực phong phú, không món ăn nào được ưa chuộng trong bữa sáng hơn dim sum. Cái tên dim sum có nghĩa là "chạm đến trái tim". Qua thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Dim sum là loại bánh có lớp vỏ bột còn phần nhân bên trong được làm bằng thịt, tôm, đậu, rau... Trong trường hợp không đủ thời gian làm dim sum, người Trung Quốc sẽ chọn một bát cháo để khởi đầu ngày mới.

Theo Exotic Voyage, dù Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực phong phú, không món ăn nào được ưa chuộng trong bữa sáng hơn dim sum. Cái tên dim sum có nghĩa là "chạm đến trái tim". Qua thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. 

Dim sum là loại bánh có lớp vỏ bột còn phần nhân bên trong được làm bằng thịt, tôm, đậu, rau... Trong trường hợp không đủ thời gian làm dim sum, người Trung Quốc sẽ chọn một bát cháo để khởi đầu ngày mới. 

Myanmar

Người Myanmar thích bắt đầu ngày mới bằng bát bún cá mohinga. Trên các con phố, du khách có thể tìm thấy nhiều nơi để thưởng thức mohinga, từ nhà hàng cho đến các quầy bán rong. Món bún này có nguyên liệu chính là cá da trơn, nước mắm, bột đậu, tỏi, hành tím, sả, bắp chuối... Tại một vài nơi, người bán còn có thêm các lựa chọn khác như đậu xanh, hạt bí, trứng luộc, bánh chiên cá.

Người Myanmar thích bắt đầu ngày mới bằng bát bún cá mohinga. Trên các con phố, du khách có thể tìm thấy nhiều nơi để thưởng thức mohinga, từ nhà hàng cho đến các quầy bán rong. Món bún này có nguyên liệu chính là cá da trơn, nước mắm, bột đậu, tỏi, hành tím, sả, bắp chuối... Tại một vài nơi, người bán còn có thêm các lựa chọn khác như đậu xanh, hạt bí, trứng luộc, bánh chiên cá. 

Malaysia

Nasi lemak được xem như "quốc thực" ở Malaysia và có thể dùng vào mọi buổi trong ngày. Trong các bữa sáng, người dân nước này rất thích ăn món cơm cốt dừa thơm ngậy để nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Nasi lemak có công thức đơn giản khi được làm từ gạo nấu nước dừa ăn kèm hải sản hoặc thịt bò, thịt gà rồi rắc thêm đậu phộng rang, cá khô.

Nasi lemak được xem như "quốc thực" ở Malaysia và có thể dùng vào mọi buổi trong ngày. Trong các bữa sáng, người dân nước này rất thích ăn món cơm cốt dừa thơm ngậy để nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Nasi lemak có công thức đơn giản khi được làm từ gạo nấu nước dừa ăn kèm hải sản hoặc thịt bò, thịt gà rồi rắc thêm đậu phộng rang, cá khô.

Hàn Quốc

Bữa sáng trong các gia đình Hàn Quốc thường đầy đặn với cơm trắng, thịt và rau. Họ khai vị bằng món súp hoặc món hầm như haejangguk hoặc galbitang. Sau đó, người Hàn Quốc có thể ăn thịt nướng bulgogi hoặc thịt lợn bọc lá rau diếp (samgyeopsal). Những món rau cũng được chú trọng và dĩ nhiên phổ biến nhất vẫn là kim chi. Trong trường hợp gấp gáp, người Hàn Quốc có xu hướng chọn bánh sandwich làm bữa sáng.

Bữa sáng trong các gia đình Hàn Quốc thường đầy đặn với cơm trắng, thịt và rau. Họ khai vị bằng món súp hoặc món hầm như haejangguk hoặc galbitang. Sau đó, người Hàn Quốc có thể ăn thịt nướng bulgogi hoặc thịt lợn bọc lá rau diếp (samgyeopsal). 

Những món rau cũng được chú trọng và dĩ nhiên phổ biến nhất vẫn là kim chi. Trong trường hợp gấp gáp, người Hàn Quốc có xu hướng chọn bánh sandwich làm bữa sáng.


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Độc đáo thiết kế nhà kiểu kim tự tháp ở Trung Quốc

Với thiết kế độc nhất vô nhị, tòa nhà cao 100 m ở Côn Sơn (Trung Quốc) đã thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Nhiều ý kiến cho rằng nhìn lâu vào tòa nhà, bạn sẽ thấy chóng mặt.

Tòa chung cư 18 tầng ở Côn Sơn (Trung Quốc) thu hút sự chú ý của nhiều người bởi kiến trúc kỳ lạ, giống kim tự tháp. Nhìn từ trên cao, công trình giống như một khối lego xếp chồng lên nhau một góc 45 độ.

Tòa chung cư 18 tầng ở Côn Sơn (Trung Quốc) thu hút sự chú ý của nhiều người bởi kiến trúc kỳ lạ, giống kim tự tháp. Nhìn từ trên cao, công trình giống như một khối lego xếp chồng lên nhau một góc 45 độ. 

 Tòa nhà cao 100 m được hoàn thành vào năm 2013. Kiến trúc sư của công trình này cho biết ông đã lấy cảm hứng từ ruộng bậc thang truyền thống ở Trung Quốc.

 Tòa nhà cao 100 m được hoàn thành vào năm 2013. Kiến trúc sư của công trình này cho biết ông đã lấy cảm hứng từ ruộng bậc thang truyền thống ở Trung Quốc.

Tòa nhà cao 100 m được hoàn thành vào năm 2013. Kiến trúc sư của công trình này cho biết ông đã lấy cảm hứng từ ruộng bậc thang truyền thống ở Trung Quốc. 

Kể từ khi được xây dựng xong, tòa nhà giống kim tự tháp này trở thành điểm tham quan nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước. Nhiều người đến đây để tận mắt chứng kiến công trình có 1-0-2. Tuy nhiên, hầu hết du khách đều cho rằng nhìn lâu vào tòa nhà sẽ thấy chóng mặt.

Kể từ khi được xây dựng xong, tòa nhà giống kim tự tháp này trở thành điểm tham quan nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước. Nhiều người đến đây để tận mắt chứng kiến công trình có 1-0-2. Tuy nhiên, hầu hết du khách đều cho rằng nhìn lâu vào tòa nhà sẽ thấy chóng mặt.

Kể từ khi được xây dựng xong, tòa nhà giống kim tự tháp này trở thành điểm tham quan nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước. Nhiều người đến đây để tận mắt chứng kiến công trình có 1-0-2. Tuy nhiên, hầu hết du khách đều cho rằng nhìn lâu vào tòa nhà sẽ thấy chóng mặt. 

"Parkour, một hoạt động mạo hiểm được giới trẻ Trung Quốc yêu thích cũng là niềm cảm hứng hình thành nên tòa nhà", vị kiến trúc sư thiết kế công trình cho biết thêm.

"Parkour, một hoạt động mạo hiểm được giới trẻ Trung Quốc yêu thích cũng là niềm cảm hứng hình thành nên tòa nhà", vị kiến trúc sư thiết kế công trình cho biết thêm.

"Parkour, một hoạt động mạo hiểm được giới trẻ Trung Quốc yêu thích cũng là niềm cảm hứng hình thành nên tòa nhà", vị kiến trúc sư thiết kế công trình cho biết thêm.

"Parkour, một hoạt động mạo hiểm được giới trẻ Trung Quốc yêu thích cũng là niềm cảm hứng hình thành nên tòa nhà", vị kiến trúc sư thiết kế công trình cho biết thêm. 

Với địa hình lạ mắt, các bạn trẻ ham mê bộ môn parkour có thể thỏa sức chạy nhảy trên những bức tường gồ ghề, nằm sát nhau. Sau vài năm, nơi đây trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội và thu hút thêm nhiều bạn trẻ khắp thế giới đến chinh phục.

Với địa hình lạ mắt, các bạn trẻ ham mê bộ môn parkour có thể thỏa sức chạy nhảy trên những bức tường gồ ghề, nằm sát nhau. Sau vài năm, nơi đây trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội và thu hút thêm nhiều bạn trẻ khắp thế giới đến chinh phục.

Với địa hình lạ mắt, các bạn trẻ ham mê bộ môn parkour có thể thỏa sức chạy nhảy trên những bức tường gồ ghề, nằm sát nhau. Sau vài năm, nơi đây trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội và thu hút thêm nhiều bạn trẻ khắp thế giới đến chinh phục. 

Ông Hoàng, cư dân sống tại tòa nhà độc nhất vô nhị, nói: "Mỗi căn hộ đều có sân thượng lớn và tôi đặc biệt thích điều đó. Bạn bè tôi thường đến nhà và ngồi chơi trên sân thượng. Chúng tôi sẽ uống trà và thư giãn". Nhiều người còn nói rằng đây sẽ là địa điểm hấp dẫn cho một bộ phim viễn tưởng.

Ông Hoàng, cư dân sống tại tòa nhà độc nhất vô nhị, nói: "Mỗi căn hộ đều có sân thượng lớn và tôi đặc biệt thích điều đó. Bạn bè tôi thường đến nhà và ngồi chơi trên sân thượng. Chúng tôi sẽ uống trà và thư giãn". Nhiều người còn nói rằng đây sẽ là địa điểm hấp dẫn cho một bộ phim viễn tưởng.

Ông Hoàng, cư dân sống tại tòa nhà độc nhất vô nhị, nói: "Mỗi căn hộ đều có sân thượng lớn và tôi đặc biệt thích điều đó. Bạn bè tôi thường đến nhà và ngồi chơi trên sân thượng. Chúng tôi sẽ uống trà và thư giãn". Nhiều người còn nói rằng đây sẽ là địa điểm hấp dẫn cho một bộ phim viễn tưởng. 


Theo Zing.vn
(Ảnh: Baidu.com)

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hồ muối Chaka, gương của bầu trời Trung Quốc

Hồ muối Chaka nằm ở huyện Ô Lang, tỉnh Thanh Hải, Tây Tạng, với tổng diện tích chỉ có 105 km2 nhưng lại là hồ muối kết tinh tự nhiên nổi tiếng không người Trung Quốc nào không biết. Được biết, tinh thể muối ở đây rất tinh khiết, có vị mặn đặc biệt hơn các loại khác và có lịch sử khai thác 3.000 năm.

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hồ muối Chaka, gương của bầu trời Trung Quốc

Hồ muối được kết tinh tự nhiên

Hồ muối được kết tinh tự nhiên

Hồ muối kết tinh tự nhiên này được xem là cánh cổng phía đông dẫn vào Bồn địa Qaidam (từ tiếng Mông Cổ: mang nghĩa dầm muối hay thung lũng rộng). Hồ rất cạn, nước chỉ đến mắt cá chân, vì vậy du khách có thể thỏa thích đi bộ qua.

Chiếc gương của bầu trời

Chiếc gương của bầu trời

Vào thời điểm khi trời quang đãng, mặt nước trong xanh của hồ phản chiếu bầu trời xanh ngắt như một chiếc gương khổng lồ dưới mặt đất. Điều này khiến hồ Chaka được đặt cho biệt danh “Gương của bầu trời”. Mực nước trong hồ rất nông, với chỗ sâu nhất chỉ đến mắt cá chân, nên du khách có thể đi trên hồ.

Phong cảnh đẹp như tranh vẽ

Phong cảnh đẹp như tranh vẽ

Khả năng lưu trữ muối của hồ này lên tới 448 triệu tấn, hàm lượng natri clorua cao tới 94%. Bên cạnh là mỏ muối lớn nhất Trung Quốc, nơi này còn được nhiều người biết đến vì có phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Khi thời tiết đẹp, nhìn từ xa trông hồ muối như một tấm gương phản chiếu bầu trời khổng lồ. Rất nhiều du khách không ngại đường xá xa xôi để được đến đây ngắm khuôn cảnh tuyệt đẹp này.

Hồ muối Chaka nằm ở độ cao 3.059m so với mực nước biển

Hồ muối Chaka nằm ở độ cao 3.059m so với mực nước biển

Cạnh hồ muối được phân bố rộng rãi bởi các con sông như sông Chaka, sông Mohe. Không giống như các hồ muối khác, hồ muối Chaka là một hồ muối với nước đặc, rất dễ khai thác. Chỉ cần đào sâu khoảng 10cm là có thể thấy được những tinh thể muối tự nhiên rất to bên dưới. Nếu nhìn kỹ, trông nó giống như pha lê, mùi vị hơi khác so với muối.

Tận mắt chứng kiến cảnh các vũng nước hình thành muối

Tận mắt chứng kiến cảnh các vũng nước hình thành muối

Nếu may mắn, du khách có thể nhìn thấy các vũng nước hình thành muối vào ban ngày. Cảnh tượng này rất đặc biệt, sự khúc xạ ánh sáng mặt trời qua hơi nước đem lại cảnh quan đẹp đến mức nghẹt thở.

Nhiệt độ vô cùng lý tưởng

Nhiệt độ vô cùng lý tưởng

Sở dĩ nói vùng muối trắng này như chốn thần tiên, bởi không chỉ cảnh quan thoáng đãng, êm dịu mà khí hậu quanh hồ cũng vô cùng khô ráo, mát mẻ. Ngay cả giữa mùa hè nóng bức, nhiệt độ trung bình ban ngày ở đây cũng chỉ khoảng 19,6 độ C.

Trải nghiệm bơi lội tại hồ muối

Trải nghiệm bơi lội tại hồ muối

Du khách đến hồ Chaka có thể trải nghiệm bơi lội hoặc nằm trên mặt hồ mà không cần đến áo phao, bởi muối và khoáng chất trong hồ cao hơn 8 lần so với mực nước biển nên khiến chúng ta có thể nổi trên bề mặt dễ dàng.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Uy nghiêm những tường thành cổ sừng sững theo tháng năm

Được dựng lên với mục đích ban đầu là phòng thủ trong chiến tranh, những từng thành này vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính và hùng vĩ qua sự bào mòn của hàng thế kỷ, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng và trầm trồ.

Uy nghiêm những tường thành cổ sừng sững theo tháng năm

Bình Dao, Trung Quốc

Bình Dao, Trung Quốc

Nằm ở địa phận tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, thành cổ Bình Dao được đặt viên gạch đầu tiên dưới thời Tây Chu, đến thời Minh Thái Tổ, khoảng năm 1370 thì được trùng tu lại và tới thời Khang Hy thì được xây thêm các lầu thành khiến nó có hình dạng như ngày hôm nay. Và được công nhận là di sản thế giới vào năm 1997.

Tòa thành là một công trình vĩ đại với chiều cao tới 12m, tổng chu vi là 6km với 6 cổng chính, 72 tháp canh và có hào sâu bao quanh. Hình dáng bên ngoài Bình Dao nhìn như hình con rùa, mỗi phía đông - nam - tây - bắc có một cửa. Cửa thành phía tây là đuôi rùa, đây cũng là chỗ thấp nhất của thành cổ, tất cả nước đọng của thành đếu chảy ra từ đây khiến cho thành cổ Bình Dao rất kiên cố, mang ngụ ý sâu sắc mãi mãi trường tồn. 

Carcassonne, Pháp

Carcassonne, Pháp

Trước khi hiệp định Pyrenees được ký kết để chấm dứt cuộc chiến giữa PhápTây Ban Nha, Carcassonne mang ý nghĩa là phòng thủ chiến lược. Sau đó những bức tường của nó dần xuống cấp và từng bị người dân yêu cầu phá bỏ chúng đi. Tuy nhiên, người ta đã nhận ra giá trị di sản và lịch sử của nó nên vào năm 1849, kiến trúc sư Eugene Viollet-le-Duc đã được giao nhiệm vụ khôi phục tòa thành này và nó vẫn sừng sững đến hôm nay.

York, Anh 

York, Anh

York là một trong những thành phố cổ nhất ở Anh với tuổi đời gần 2.000 năm tính từ thời Đế chế La Mã. Du khách có thể khám phá được dấu ấn của người La Mã, Viking hay người Anh cổ dưới những bức tường rêu phong này. Bên cạnh những chiếc cổng là các bảo tàng nhỏ lưu trữ hiện vật của hàng thế kỷ.

Dubrovnik, Croatia

Dubrovnik, Croatia

Những bức tường và pháo đài cổ bao quanh thành phố cảng Dubronvik được xây từ khoảng thế kỷ XIV, XV và được gia cố thêm vào thế kỷ XVII. Công trình này đã sinh tồn qua tất cả các cuộc tấn công suốt thời trung cổ và kể cả một trận động đất vào năm 1667. Đi dọc 2km chiều dài của pháo đài, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bên là thành phố cổ có lịch sử hàng thế kỷ, một bên là biển Adriatic xanh thăm thẳm với những con thuyền đang chầm chậm tiến vào bến cảng.

Tây An, Trung Quốc

Tây An, Trung Quốc

Tây An trực thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Có lịch sử hơn 3.000 năm, đây chính là kinh đô Trường An của 13 triều đại, từ Chu, Tần đến Hán, Tùy, Đường.

Cùng với bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ, thành cổ Tây An cũng là một kỳ quan với chiều cao lên tới 12m, dày 12 đến 18m và dài 14km. Tường thành bao quanh Tây An được tái xây dựng vào thế kỷ 14 thời kỳ đầu Nhà Minh. Đây là một trong những bức tường thành lớn nhất của thế giới với bề rộng đủ cho 5 chiếc xe đạp đi qua.

Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc

Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công xâm phạm lãnh thổ. Việc xây dựng bức tường đầu tiên bắt đầu từ thời nhà Tần (221-206 TCN) và tiếp tục trong nhiều thế kỷ sau đó. Bức tường dài 13.171 dặm (21.196km), như ngày nay, phần lớn là công của triều đại nhà Minh (1368-1664 SCN), người không chỉ xây thêm về chiều dài và chiều rộng của bức tường, mà còn cho làm thêm các tháp canh trên tường. Bức tường được xây dựng để bảo vệ Trung Quốc khỏi sự xâm chiếm của quân Mông Cổ và bảo vệ con đường tơ lụa.

Taroudant, Morocco

Taroudant, Morocco

Nằm ở thung lũng Sous phía nam đất nước, thành phố là một trung tâm buôn bán, mậu dịch của Morocco từ thời trung cổ. Từ năm 1509, Taroudant trở thành kinh đô của nhà Saadi và vua Mohammed ash-Sheikh là người đã cho xây dựng bức tường cùng những pháo đài và tháp canh.

Taroudant còn được gọi là "Grandmother of Marrakech" bởi đây là một thành phố thu nhỏ tương tự như Marrakech với những bức tường bao bọc xung quanh. Ngày nay, thành phố là nơi buôn bán sầm uất và có một khu chợ ở gần hai quảng trường chính.

Avila, Tây Ban Nha

Avila, Tây Ban Nha

Trước khi được tái xây dựng bởi Raymond của Burgundy vào thế kỷ XI, Avila từng là một lãnh thổ bị tranh chấp giữa người Ả Rập và người Công giáo. Bức tường thành dài tổng cộng 2.5km với 88 tòa tháp, 6 cổng (1 trong số đó dẫn thẳng tới nhà thờ cơ đốc giáo của thành phố). Thành phố cũng là quê hương của thánh Teresa Sanchez de Cepeda y Ahumada, một nhà thần học và nữ tu nổi tiếng.

Erbil, Iraq

Erbil, Iraq

Dù chưa được nhiều người biết đến, nhưng thành cổ Erbil được giới nghiên cứu lịch sử đặc biệt quan tâm vì đây là khu dân cư mà con người cư trú liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Tòa thành này gây ấn tượng đầu tiên với địa thế rất đặc biệt: nằm trên một khu đất hình trong có chiều cao khoảng 30m. 

Trong thế kỷ 20, trải qua những xáo trộn chính trị khốc liệt, thành cổ Erbil trở thành nơi định cư của khoảng 1.000 gia đình người Kurd, với những khu nhà lụp xụp tạm bợ nằm xen lẫn những di tích cổ xưa bề thế. Với những giá trị lịch sử to lớn, UNESCO đã công nhận thành cổ Erbil là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2007.


Tổng hợp

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Thả hồn trên những đồng cỏ đẹp nhất Trung Hoa

Trung Quốc, một quốc gia có dân số đứng đầu trên thế giới, có diện tích lãnh thổ nhất nhì trên trái đất là nơi có nhiều đồng cỏ đẹp nổi tiếng. Cùng ngắm nhìn những thảo nguyên đẹp nhất Trung Quốc và mơ về những đồng cỏ ngập nắng, đầy gió.

Thả hồn trên những đồng cỏ đẹp nhất Trung Hoa

Thảo nguyên Yili

Thảo nguyên Yili

Thảo nguyên Yili nằm ở khu tự trị Tân Cương, mang một vẻ đẹp tao nhã và được mệnh danh giống như đường lên tiên cảnh. Đây là nơi nhìn thấy mặt trời đầu tiên quanh năm ở phía Nam mảnh đất này.
Đồng cỏ nơi đây luôn tươi tốt, nhất là vào mùa hè nhờ nguồn nước từ các con sông lớn xung quanh đã cung cấp. Đến thảo nguyên Yili vào tháng 6 đến tháng 9, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh rực rỡ sắc màu của các loại hoa dại, đặc biệt nổi tiếng có mùa mơ nở thành rừng, tạo nên cảnh quan làm mê đắm lòng người. 

Thảo nguyên Sangke

Thảo nguyên Sangke

Sangke thuộc địa phận tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc, là thảo nguyên nổi tiếng nhất vùng ngự trị Tây Tạng Gannan nằm ở độ cao 3000m so với mặt nước biển. 

Thảo nguyên này được đặt theo tên của một loài hoa gọi là Sangke - một loài hoa mọc trải dài đến tận chân trời như tấm thảm khổng lồ trên nền cỏ xanh. Ở đây du khách có thể cưỡi ngựa hoặc đạp xe trên cỏ, dựng lều cũng như tận hưởng những món ăn địa phương chính hiệu. 

Thảo nguyên Narat

Thảo nguyên Narat

Narat được ví như là tấm chăn vàng khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống. Đây là một phần của thảo nguyên Yili. Narat có chiều dài 180km dọc lòng sông, và được bao quanh 3 phía bởi núi Tianshan. Phong cảnh rực rỡ, khí hậu trong lành, vạn vật sinh sôi cùng nhau đua nở, nhưng khá hoang vu một chút vì nó nằm ở gần khu vực biên giới, Narat là điểm đến lý tưởng với những ai ưa mạo hiểm.

Thảo nguyên núi Qilian

Thảo nguyên núi Qilian

Núi Qilian là nơi giao nhau của hai tỉnh Gansu và Thanh Hải của Trung Quốc với độ cao 4.000 - 5.000m so với mực nước biển. Vùng thảo nguyên núi Qilian còn nổi tiếng với nhiều loài hoa dại, vào mùa hè chúng nở rộ tạo thành một thảm hoa màu vàng tuyệt đẹp.

Với các mùa trong năm khá đặc biệt “là mùa Hè nhưng không giống mùa hè, đến mùa Xuân cũng không có nhiều vẻ đẹp đặc trưng của mùa Xuân”, người ta chỉ thấy rằng cứ đến những tháng ngày rét mướt thì khắp khu vực được bao quanh bởi tuyết trắng. Thế nhưng màu sắc của cánh đồng vẫn điển hình cùng nhiều màu rõ rệt “xanh từ các thảm cỏ, chuyển nâu khi chúng úa dần”. Thời gian lý tưởng để du lịch đến nơi này nên vào tháng 7 hoặc tháng 8 trong năm.

Thảo nguyên Ordos

Thảo nguyên Ordos

Ordos là sự kết hợp giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời và văn hóa các dân tộc thiểu số vô cùng đặc sắc. Thảo nguyên này được chia thành rất nhiều khu khác nhau: khu biểu diễn nghệ thuật, khu cung cấp dịch vụ ăn uống, khu nghỉ dưỡng và một số khu khác nữa. 

Ngoài ra, lều của người Mông Cổ nằm rải rác trên thảm cỏ nhìn như những ngôi sao trên bầu trời xanh thẳm. Lều còn dùng làm nơi ăn uống cho những du khách đến tham quan nơi đây.

Thảo nguyên Hulun Buir

Thảo nguyên Hulun Buir

Tên gọi của thảo nguyên Hulun Buir được ghép bằng tên của hai hồ nước lớn là Hulun và Buir. Người dân sống ở quanh khu vực này tự hào khi Hulun Buir là một trong ba thảo nguyên đẹp nhất thế giới. Với hơn 3.000 con sông, 500 hồ nước lớn nhỏ và những cánh đồng cỏ, Hulun Buir giống như một tấm thảm cỏ xanh trải dài đến bất tận. Vào mùa hè, cảnh quan nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc với màu xanh của bầu trời, hồ nước, cây cỏ và màu đỏ của đất và cả những dãy núi nhấp nhô ở phía xa.

Thảo nguyên Xilin Gol

Thảo nguyên Xilin Gol

Xilin Gol theo ngôn ngữ của người Mông Cổ thì đó là “Con sông giữa những ngọn đồi”. Nằm ở khu vực ngoại thành của thành phố Xilin Gol - khu nội tự trị của Mông Cổ, thảo nguyên này là một khoảng không rộng lớn được trải dài ra xa, địa hình bằng phẳng, xung quanh có nhiều sông hồ, cỏ cây xanh tốt. Nó được đưa vào danh sách các khu sinh thái quốc gia cần được bảo tồn từ năm 1985.

Nơi đây có rất nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có sếu đầu đỏ, thiên nga... Ngoài việc là địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách vào mùa hè thì Xilin Gol còn là nơi các nhà nghiên cứu của Trung Quốc thường xuyên ghé thăm.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến