Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Hành trình trên đất Phù Sa với 5 miệt vườn nức tiếng

Mảnh đất Phương Nam màu mỡ, trù phú với thiên nhiên tươi đẹp luôn là điểm du lịch hấp dẫn của du khách trongngoài nước. Cùng trải nghiệm hành trình trên đất Phù Sa với 5 miệt vườn nức tiếng.

Hành trình trên đất Phù Sa với 5 miệt vườn nức tiếng

Vườn trái cây Mỹ Khánh, Cần Thơ

Vườn trái cây Mỹ Khánh, Cần Thơ

Từ thành phố Cần Thơ bạn đi theo quốc lộ 1 về hướng Sóc Trăng, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải đi thêm khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh – một miệt vườn nổi tiếng ở Nam Bộ. Với hơn 20 loại cây được trồng đan xen dọc lối đi như: mận, xoài, chôm chôm, mít, dâu, sầu riêng… lúc nào cũng tươi tốt, trĩu quả, cùng hương vị thơm ngon độc đáo sẽ mang đến cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn. Đặc biệt, nơi đây còn được tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: đua heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu… dành cho du khách.

Địa chỉ: 335, Lộ Vòng Cung, Xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

Vườn trái cây Cù lao An Bình, Vĩnh Long

Vườn trái cây Cù lao An Bình, Vĩnh Long

Vườn chôm chôm ở Bình Hòa Phước là một trong những đặc sản nổi tiếng ở cù lao An Bình. Tới đây, du khách sẽ choáng ngợp trước những vườn cây chôm chôm trái chín đỏ bừng trên cành, nặng trĩu cả tán. Bạn có thể đến tham quan miệt vườn này vào mùa thu hoạch khoảng từ cuối tháng 5 đến tháng 7.  

Ngoài ra, khi tới Cù lao An Bình bạn cũng có thể tới các khu vườn trái cây rộng lớn để trực tiếp tham gia “tát mương bắt cá” trong trang phục áo bà ba truyền thống, chế biến và thưởng thức “chiến lợi phẩm” vừa thu được ngay tại vườn.

Địa chỉ: Cù lao An Bình nằm giữa dòng sông Tiền, gồm 4 xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Vườn trái cây Vĩnh Kim, Tiền Giang

Vườn trái cây Vĩnh Kim, Tiền Giang

Nhắc đến địa danh Vĩnh Kim của tỉnh Tiền Giang, người ta lại nghĩ ngay đến vú sữa Lò Rèn với những trái vú sữa căng tròn, vỏ mọng, vị thơm ngon ngọt ngào. Ngoài thương hiệu vú sữa Lò Rèn, đến Vĩnh Kim du khách còn có cơ hội thưởng thức nhiều loại trái cây ngon khác như sầu riêng, chôm chôm, bưởi…

Địa chỉ: Xã Vĩnh Kim, Huyện Châu Thành, Tiền Giang.

Vườn trái cây Cái Mơn, Bến Tre

Vườn trái cây Cái Mơn, Bến Tre

Vườn cây ăn trái Cái Mơn thuộc tỉnh Bến Tre là vựa trái cây lớn nhất nhì miền Nam và được Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là nơi sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất cả nước. Các vườn trái cây Cái Mơn được bao bọc giữa bốn bề sông nước của dòng Cổ Chiên và Hàm Luông nên quanh năm khí hậu ôn hòa, cây lá sum suê, tươi tốt. Đến với miệt vườn Cái Mơn không thể không nhắc đến sầu riêng Cái Mơn, bưởi da xanh Hai Hoa, sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa… là những đặc sản ngon có tiếng ở vùng này.

Địa chỉ: Xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Vườn trái cây Cái Bè, Tiền Giang

Vườn trái cây Cái Bè, Tiền Giang

Nhắc đến miệt vườn Tiền Giang không thể không nói đến vườn trái cây Cái Bè. Nằm cách Sài Gòn chừng 70 km, miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ Bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè. Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn vào bậc nhất Đồng bằng sông Cửu Long mà còn là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách nhờ sở hữu những giống trái cây ngon nổi tiếng như xoài cát, bưởi, nhãn, cam sành, cam mật, ổi, táo, quýt, mít, mận…

Đến với miệt vườn Cái Bè, ngoài việc thăm những vườn trái cây sum suê, trĩu quả, du khách còn có dịp thưởng thức no say các loại trái cây đặc sản được trồng ở đây. So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon.

Địa chỉ: Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Hình ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Điểm danh 5 khu du lịch vui chơi đặc sắc ở Bến Tre

Cách Thành Phố Hồ Chí Minh gần 3 tiếng di chuyển bằng xe khách, Bến Tre là điểm đến được ưu thích hàng đầu Miền Tây. Dưới đây là 5 khu du lịch vui chơi đặc sắc ở Bến Tre, nếu có cơ hội bạn nên ghé đến một lần. 

Điểm danh 5 khu du lịch vui chơi đặc sắc ở Bến Tre

Khu du lịch Lan Vương

Khu du lịch Lan Vương

Khu du lịch Lan Vương nằm ở thành phố Bến Tre, mặt tiền tỉnh lộ 887 thuộc Ấp 2, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre, chỉ cách Sài Gòn khoảng hơn 90km. Từ những mảnh ruộng hoang sơ, nơi này đã được thiết kế tạo thành khu du lịch sông nước miệt vườn, trong đó dòng sông nhỏ trải dài cả khu. Du lịch Bến Tre, đến với Lan Vương, bạn không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, mà còn thích thú với không gian mở vô cùng mát mẻ với vườn cây, trái ngọt, hoa kiểng, xuồng chèo rất quyến rũ, nên thơ.

Khu du lịch Lan Vương

Điều đặc biệt làm cho khu du lịch thu hút nhiều du khách chính là hai trò chơi “cười không nhặt được mồm”: đi xe đạp qua cầu khỉ và đi dây tập thể qua sông.

Khi đến với Lan Vương, bạn sẽ được khám phá môi trường sinh thái tự nhiên để sinh hoạt dã ngoại, du thuyền trên sông, câu cá giải trí, thưởng thức các đặc sản như bưởi da xanh, mận An Phước, xoài cát Hòa Lộc, dừa xiêm xanh, dừa dứa… Hay có cơ hội tham gia các hoạt động giao lưu đàn ca tài tử, hát karaoke… Ngoài ra, bạn còn được mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, được thưởng thức các món ăn đặc trưng Nam Bộ độc đáo.

Khu du lịch Làng Bè

Khu du lịch Làng Bè

Thêm một điểm đến vui chơi “cực đã” ở Bến Tre nữa mà các bạn nên note lại ngay chính là khu du lịch Làng Bè nằm ở địa chỉ 81B/6B An Khánh – Châu Thành, Bến Tre. Khu du lịch này toạ lạc gần cầu Rạch Miễu với khung cảnh sông nước hữu tình miền Tây Nam Bộ và gắn liền với nghề nuôi cá bè của dân địa phương.

Khu du lịch Làng Bè

Để đi đến khu du lịch Làng Bè, các bạn có thể rẽ phải dưới chân cầu Rạch Miễu hướng KDL Cồn Phụng. Các bạn nên đi vào buổi sáng vào ăn uống, chụp hình, nghỉ ngơi, rồi trưa thì chơi các trò chơi vận động, tới chiều về lại thành phố.

Đến đây, bạn không chỉ được tha hồ thưởng thức ẩm thực đặc sắc của miền sông nước mà còn khám phá nhiều trò chơi thú vị như: đu tàu dừa, đi cầu khỉ, đạp xe thăng bằng qua cầu, đi dây qua sông, tát mương bắt cá,..

Khu du lịch Làng Bè

Hiện tại Khu du lịch Làng Bè đưa ra combo cho 1 vé trọn gói là 200.000 đồng/người, với giá vé này đã bao gồm ăn uống, chơi trò chơi, thuê quần áo bà ba, tắm giặt. Lưu ý, combo áp dụng cho nhóm từ 5 người trở lên nha.

Miệt vườn Cái Mơn, Chợ Lách

Được mệnh danh là xứ dừa với khí hậu quanh năm ôn hòa, Bến Tre còn là vựa trái cây lớn của miền Tây Nam Bộ với đủ loại trái cây ngon nổi tiếng như sầu riêng, chôm chôm, bưởi, xoài, nhãn, mận… Một trong những địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi đến huyện Chợ Lách là vườn cây ăn trái Cái Mơn (xã Vĩnh Thành). 

Miệt vườn Cái Mơn, Chợ Lách

Đến đây, du khách sẽ bị cuốn hút trước những vườn chôm chôm chín đỏ, vườn dâu xanh ngắt, vườn măng cụt, bòn bon với những buồng trái trĩu quả từ gốc đến ngọn hay những liếp cam, quýt, bưởi, nhãn che khuất cả lối đi.

Miệt vườn Cái Mơn, Chợ Lách

Chợ Lách nằm cách thành phố Bến Tre khoảng 40 km, để đến đây du khách có thể đi từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, hướng theo quốc lộ 60, đi khoảng 4 cây số đến ngã tư Tân Thành Bình – Mỏ Cày Bắc. Sau đó tiếp tục rẽ phải, đi theo đường tỉnh 882 nối với quốc lộ 57 khoảng 10 cây số nữa là đến.

Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ

Vườn chim Vàm Hồ thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, đây là địa chỉ xanh với một hệ sinh thái đặc sắc, có đến 84 loài chim. Tại vườn chim Vàm Hồ có đến 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ, trong đó có cò quắm, cò ruồi, cò trắng, vạc chiếm đông hơn cả.

Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ

Dọc hai bên bờ sông, đường dẫn đến Vàm Hồ có nhiều chủng loại thực vật phong phú với các loại cây trồng như ổi, so đũa, khoai mì, đậu ván, mía, lúa, mãng cầu xiêm… Thực vật chiếm đa số là cây dừa nước. Ngoài điểm nhấn là chim, trong khuôn viên nơi đây còn có trang trại khép kín, với nhiều loại cây ăn quả được trồng tự nhiên và hoàn toàn sạch.

Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ

Tới đây, du khách không chỉ được tham gia nhiều trò chơi dân gian thú vị mà còn có thể tự tay làm bánh xèo, món bánh đặc trưng của miền Tây. Ngoài ra, điểm độc đáo là tất cả các món ăn ở đây đều được chế biến từ các nguyên vật liệu được nuôi trồng khép kín trong khuôn viên trang trại.

Khu du lịch Cồn Phụng

Nếu yêu thích khung cảnh mát mẻ của miền Tây sông nước thì Cồn Phụng là một trong những điểm tham quan lý tưởng mà các bạn không thể bỏ qua khi đến du lịch Bến Tre. Cồn Phụng hay còn gọi là Cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc ấp 10 xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Khu du lịch Cồn Phụng

Đây được xem là điểm du lịch sinh thái và du lịch miệt vườn hấp dẫn nhất Bến Tre mà các trẻ nên một lần đặt chân đến khám phá. Đến với Cồn Phụng, bạn sẽ được ngồi trên thuyền ngắm cảnh sông nước thưởng thức nước dừa ngọt lịm hay rong ruổi trên những chiếc xuồng nhỏ len lỏi qua những con rạch đầy dừa xanh, đi xe ngựa hoặc chạy xe đạp khám phá khung cảnh thôn quê.

Khu du lịch Cồn Phụng

Điểm hấp dẫn mà Cồn Phụng khiến nhiều du khách tìm đến chính là không gian mát mẻ, những vườn trái cây thay đổi quanh năm như sầu riêng, mít, xoài, chuối, chôm chôm, mận, sơ ri,… Ngoài thưởng thức các loại trái cây, các bạn còn được tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa để tận mắt chứng kiến quy trình làm kẹo khá thú vị của người dân địa phương như: cán kẹo, cắt, gói, đóng hộp,…

Khu du lịch Cồn Phụng

Bên cạnh đó, bạn còn được tham quan cơ sở nuôi ong lấy mật và chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm trái dừa và cây dừa qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

Tổng hợp:
Hình ảnh: Internet

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Món ngon Quảng Bình níu chân người lữ khách

Quảng Bình không chỉ có bờ biển Nhật Lệ tuyệt đẹp, những hang động có một không hai mà còn có những món ăn níu chân người lữ khách. 

Món ngon Quảng Bình níu chân người lữ khách


Bánh xèo Quảng Hòa

Bánh xèo Quảng Hòa làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm.

Đĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đỗ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ, chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng rồi đem xay, dùng muôi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Xay được hai lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo. Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa (vùng nam Quảng Trạch) làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một chút, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5 cm, đáy bằng phẳng.

Bánh xèo Quảng Hòa

Món cá chuối mới là lạ mắt nhất. Nguyên liệu chính là những quả chuối sứ (loại chuối có hạt) chưa già nhưng cũng không non quá. Người ta hái xuống, gọt vỏ, ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ. Sau đó luộc, uốn thành hình thù con tôm, con cá rồi lấy từng con cá chuối nhúng qua vào bát gia vị. Lúc sắp cá lên đĩa, có thể rưới thêm một ít gia vị có ớt, tỏi. Như vậy trong mỗi lát cá đều thấm gia vị. Khi ăn, lấy bánh xèo cuốn rau sống, nộm, cá chuối lại rồi kẹp vào bánh đa.

Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.

Khoai deo

Khoai deo

Với cái nắng chói chang cùng với hơi nước từ biển thổi vào trên đất Quảng Bình đã cho ra khá nhiều loại khoai ngon tuyệt vời mà một trong những đặc sản được chế biến từ khoai chính là khoai deo. Khoai deo ngon thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Vì hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên “sâm đất”.

Cháo canh

Có lẽ cũng như phở với người Hà Nội, cháo canh gắn bó với người Quảng Bình như thức ăn không thể thiếu vào buổi sáng. Chỉ có điều nếu phở thưởng thức cả ngày lẫn đêm thì cháo canh chỉ bán một buổi. Món này cũng không bày bán nhan nhản như phở Hà Nội bây giờ (từ Bắc vào Nam, từ vỉa hè đến cửa hiệu) mà được chọn lọc bởi những cửa hiệu uy tín hay những thực khách sành sỏi.

Cháo canh

Trong tô cháo canh có sự kết hợp của cá, tôm, thịt nạc… Trong đó, cá lóc là nguyên liệu không thể thiếu. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy thịt, xào, nêm vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức.

Cháo canh Quảng Bình còn lạ bởi được ăn kèm với rau cải xanh thái nhỏ. Tô cháo canh nóng hổi được trộn thêm những lát rau cải xanh sẽ điểm thêm màu sắc và hương vị tươi ngon. Vị cải xanh vừa ngọt vừa cay tạo cảm giác bùi bùi nơi sống mũi khi thưởng thức.

Lẩu cá khoai

Các quán ở Đồng Hới chuyên món lẩu cá khoai (có nơi gọi cá cháo). Chỉ cần nhìn tô cá đã ướp gia vị mang ra để trên bàn thôi thì nước miếng cũng đã chảy. Từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm như thách thức, khêu gợi. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi. Ướp cá khoai chỉ cần các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén (thuộc họ hành tỏi) được cắt mịn cả lá và củ nhỏ.
Lẩu cá khoai

Còn nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Kể ra đơn giản nhưng không phải vị chỗ nào cũng ngon mà còn phụ thuộc vào bàn tay người chế biến. Một yếu tố quyết định nữa là cá phải thật tươi.

Vừa nói năm ba câu chuyện, nồi nước đã sôi sùng sục trên ngọn lửa mạnh, lúc này mới gắp cá cho vào. Không nên cho hết cá vào nồi cùng lúc; một người ăn hai khúc một lượt, cứ cộng lại rồi cho vào, hết lượt này đến lượt khác. Không để cá quá chín vì sẽ nát ra và mất hết chất; chỉ cần sôi lên một chút là vớt ra chén. Ăn ngay sau khi bớt nóng, đừng để nguội cá sẽ tanh.

Bánh lọc bột sắn, tôm sông

Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.

Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.

Bánh lọc bột sắn, tôm sông

Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc.

Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới, được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.

Bánh khoái

Bánh khoái

Thoạt nhìn bánh khoái có nhiều nét giống với bánh xèo miền nam. Chỉ khác là bánh to hơn, giòn hơn, chế biến cầu kỳ hơn và đặc biệt bát nước chấm (người dân địa phương thường gọi là nước lèo) mang nhiều hương vị.

Bột để làm bánh phải chọn được loại gạo ngon, xay nhuyễn, hòa với nước thành hỗn hợp lỏng. Để bánh khi chiên được giòn, người ta hòa thêm một ít bột ngô, thêm trứng gà hoặc vịt, ít bột nghệ để bánh có màu sắc đẹp và nhiều dinh dưỡng hơn.

Nhân bánh bao gồm thịt nạc heo băm nhỏ đã ướp gia vị, tôm bóc vỏ sơ chế qua, “khuyến mãi” chút giá sống. Khi chiên bánh khoái phải chú ý đến độ nóng của lửa để bánh được giòn và vàng. Nước chấm phải có hương vị đặc trưng, mùi thơm béo ngậy. Để làm được bát nước chấm như thế cần phải có thịt nạc, cà chua, dứa, bánh quy, lạc rang…



Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Nhớ thương ẩm thực cố đô Ninh Bình

Nếu có dịp về với cố đô Ninh Bình, hãy thưởng thức tất cả đặc sản để bạn có một cuộc hành trình ấn tượng và trọn vẹn.

Nhớ thương ẩm thực cố đô Ninh Bình

1. Cơm cháy ruốc

Cơm cháy ruốc

Đây là đặc sản nổi tiếng nhất, luôn luôn được nhắc tới đầu tiên của ẩm thực Ninh Bình. Cơm cháy là phần cơm dính thành tảng ở đáy nồi, sau khi được phơi thật khô dưới ánh nắng sẽ được chiên ngập trong chảo dầu. Khi ăn, bạn sẽ thấy được vị giòn và hương thơm của gạo, vị mặn của ruốc và vị ngậy của nước sốt kèm theo.

Cơm cháy được bày bán ở khắp mọi nẻo đường của vùng đất Ninh Bình. Bạn có thể mua trên các tuyến quốc lộ cho đến những khu du lịch nổi tiếng như chùa Bái Đính, Tam Cốc, Tràng An…

2. Tái dê 

Tái dê

Không chỉ dành cho những người thích nhậu, tái dê là món ăn đặc sản mà bất cứ ai được thưởng thức cũng sẽ nhớ mãi. Dê núi Ninh Bình săn chắc, ngọt thịt và có thể được chế biến thành nhiều món, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tái dê.

Thịt dê được chọn lựa kỹ càng, chần qua nước sôi rồi thái mỏng, trộn cùng lá chanh, rau thơm, sả ớt, vừng rang, nước cốt chanh. Khi ăn, chấm kèm nước tương cùng với lá mơ, lá sung, chuối xanh, khế chua sẽ cho bạn một cảm giác rất ngon miệng.

Tái dê

3. Mắm tép

Loại mắm này được làm từ loại tép riu còn tươi, trộn với thính gạo và muối, đổ nước đun sôi để nguội và ủ trong chum. Để có được một bát mắm tép thơm ngon chấm rau luộc hay thịt luộc, các bạn phải chờ ít nhất một tháng sau khi ủ.

Mắm tép

Mắm tép ngon là mắm mặn vừa phải, màu nâu đỏ hấp dẫn và thơm mùi tép. Mắm tép Gia Viễn là mắm tép nổi tiếng nhất Ninh Bình, nên nếu có dịp ghé huyện Gia Viễn, bạn nhớ mua loại mắm tép này về thưởng thức.

4. Xôi trứng kiến 

Xôi trứng kiến

Không phải chỉ những vùng núi cao phía Bắc mới có các món ăn được làm từ trứng kiến. Vùng núi đá vôi lởm chởm Nho Quan cũng là nơi cư ngụ của loài kiến nâu số lượng lớn, nên người dân đã dùng trứng non để chế biến ra món xôi trứng kiến rất đặc biệt.

Trứng kiến sau khi được rửa sạch, tẩm ướp gia vị rồi xào chín sẽ được ăn với xôi, kèm hành khô, hương vị rất độc đáo.

5. Rượu cần Nho Quan

Rượu cần Nho Quan

Rượu cần Nho Quan là đặc sản của người dân tộc Mường, nấu từ gạo nếp rồi trộn đều với men ủ trong vại lớn, sau ít nhất 3 tháng mới đem ra dùng. Đồ uống này có vị cay ngọt, thơm nồng.

6. Cá kho gáo

Cá kho gáo

Gáo là tên một loại quả đặc trưng của vùng đất Ninh Bình, mọc rất nhiều ở ven chân đồi hoặc khe suối. Người ta dùng quả gáo để nấu canh chua hay kho cá và thịt. Quả gáo có vị chua, hơi ngọt mát, nên khi được kho với cá không những át hết được mùi tanh mà còn giúp thịt cá ngọt hơn, mềm hơn và thơm hơn.

7. Gỏi cá nhệch Kim Sơn

Ninh Bình có rất nhiều vùng có gỏi cá ngon, nhưng Kim Sơn là nơi sinh ra món gỏi cá nhệch ngon và nổi tiếng nhất.

Gỏi cá nhệch Kim Sơn

Được chế biến rất cầu kỳ qua nhiều công đoạn, món ăn không còn mùi tanh, chỉ có vị ngọt của thịt xen lẫn vị thơm của thính nếp quyện với bát nước chấm cay nồng của ớt, sả, gừng và tiêu.

8. Nem Yên Mạc

Nem Yên Mạc

Nem Yên Mạc là nem nổi tiếng được tương truyền từ lâu đời nay. Nem Yên Mạc được chế biến công phu tỉ mỉ, sợi nem thái chỉ đều và nhỏ, màu đỏ hồng tươi được ướp với gia vị và lá ổi.

Khi ăn kèm thêm chút lá sung, cùng rau thơm và lá ổi cuộn lại, chấm với nước mắm chanh tỏi ớt thực sự rất tuyệt vời.


Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Bí quyết để có những bức ảnh đẹp khi đi du lịch

Chụp ảnh du lịch ngày nay không đơn giản chỉ là lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ, nó còn là một lời tuyên ngôn về phong cách và cá tính của bạn. Vậy làm thế nào để sở hữu những bức ảnh đẹp sau mỗi chuyến đi. Hãy cùng tham khảo vài mẹo nhỏ dưới đây nhé !


1. Nâng cấp thiết bị chụp ảnh


Nhiều người dùng vẫn hài lòng với chiếc smartphone, tuy nhiên, nếu có điều kiện bạn hãy thử sắm cho mình 1 chiếc máy ảnh nhỏ gọn để "tác nghiệp". Với nhiều ống kính đa dạng, khả năng chỉnh khẩu độ, tốc độ tùy biến, chắc chắn bức ảnh của bạn sẽ "đỉnh" hơn trông thấy thay vì chỉ sử dụng chế độ auto như đa phần người dùng điện thoại hiện nay.

2. Không post ảnh gốc


Bạn đừng bao giờ post ảnh nguyên ảnh gốc nếu không tự tin mình chụp quá đẹp rồi. Việc chỉnh sửa ảnh không hẳn phải thành thạo các phần mềm chuyên nghiệp như Photoshop, Lightroom bởi ngay trên điện thoại hiện nay cũng có quá nhiều ứng dụng đơn giản hơn cho những người dùng thông thường. Chỉ mất khoảng 3-5 phút mày mò, chắc chắn tấm ảnh của bạn sẽ lung linh hơn trước khi chính thức "ra lò".

3. Chú ý những khung giờ vàng


Ánh sáng là sức mạnh của nhiếp ảnh. Vậy nên, bạn hãy tận dụng ánh sáng vào tùy thời điểm để sáng tạo những khung hình lung linh nhất. Thực tế, khó chỉ chính xác giờ vàng là giờ nào bởi nó còn tùy thuộc vào địa lý nơi bạn định chụp hình, nhưng dễ hiểu thì việc chụp ảnh lúc hoàng hôn, bình minh 99% là đẹp hơn giữa trưa nắng.

4. Nắm vững quy tắc 1/3


Đây là nguyên tắc cơ bản trong nhiếp ảnh mà bất cứ ai cầm máy cũng phải nhớ kỹ. Dĩ nhiên, 1/3 không đẹp trong mọi trường hợp nhưng ít nhất nó sẽ giúp bức ảnh của bạn không xấu. Khi đã nắm vững nguyên tắc này, bạn có thể thử sức bằng việc phá vỡ bố cục để giúp bức ảnh sáng tạo hơn. 

5. Lên kế hoạch chụp ảnh


Trước khi đi du lịch, hãy dành chút thời gian để tìm xem nơi bạn sắp đến có gì đẹp, có gì đáng chụp, đừng đến nơi rồi mới cuống cuồng chụp bừa vài tấm check-in cho có để rồi về nhà mới thấy tiếc hùi hụi vì bỏ lỡ quá nhiều chỗ hay ho.

6. Tìm những người truyền cảm hứng xê dịch


Bạn hãy tham khảo những bức ảnh của các hot Instagram về du lịch để tìm cảm hứng trước chuyến đi, nhưng đừng cố bắt chước y hệt hình của họ. Mỗi chúng ta đều có những cảm nhận riêng về cái đẹp, về từng câu chuyện muốn truyền tải thông qua bức ảnh. Vì thế, bạn hãy cứ tham khảo nhưng phải nhớ, con mắt của bạn 

7. Xuất hiện trong bức ảnh


Nhiều người ngại phải lộ mặt trong ảnh nhưng rõ ràng cảnh đẹp đến đâu mà không có người trông cũng thật buồn chán. Nếu ngại thể hiện mình, bạn có thể chụp kiểu #followme hay kiểu chụp từ sau lưng như đang lặng người trước khung cảnh tuyệt mỹ.

8. Đi lạc


Nghe thật ngớ ngẩn nhưng nó lại là cách hay nhất để bạn có những tấm hình để đời. Thay vì các địa điểm mà từng có cả ngàn người check-in trước đó, biết đâu bạn sẽ trở thành người đầu tiên khai phá cho một địa điểm mới mà chưa ai biết tới. Nó có thể không đẹp, không lung linh, nhưng lại mang một câu chuyện mà chỉ riêng bạn mới cảm nhận hết. Một bức ảnh biết kể chuyện chẳng phải rất tuyệt vời sao? 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Sức hút từ vẻ đẹp hoang sơ của Hoàng Su Phì

Ai từng ghé thăm huyện Hoàng Su Phì đều ví vẻ đẹp nơi đây như một thiên đường hoang sơ, nhất là với những người theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh, mảnh đất này có sức hút thật khó cưỡng. Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao nằm ở biên giới tỉnh Hà Giang, từ lâu đã nổi tiếng bởi những ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Những ruộng bậc thang ở đây có thể xem là công trình kỳ vĩ, là kiệt tác tuyệt vời của thiên nhiên qua bàn tay sáng tạo của con người.

Sức hút từ vẻ đẹp hoang sơ của Hoàng Su Phì

1. Hoàng Su Phì mùa nước đổ


Khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm là thời điểm Hoàng Su Phì bước vào mùa lúa mới. Dưới những cơn mưa mùa hạ tháng 5, người dân nơi đây sẽ tranh thủ đưa nước vào ruộng để canh tác. Nước tràn về khắp lối, bao phủ trên khắp thung lũng, đổ từ ruộng cao xuống ruộng thấp hơn. Vào mùa nước đổ ải này, Hoàng Su Phì tựa như một tấm gương khổng lồ nằm giữa đất trời bao la, phản chiếu bầu trời và những tia nắng rựa rỡ, tạo ra một khung cảnh vô cùng đẹp đẽ và long lanh.

2. Hoàng Su Phì mùa lúa chín


Mùa lúa Hoàng Su Phì mỗi năm chỉ có duy nhất một vụ vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch. Đây là thời điểm Hoàng Su Phì đẹp nhất với những cánh đồng lúa ngả màu vàng óng ánh, đung đua trong gió. Đứng trên cao nhìn xuống, nơi đây tựa như một tấm thảm dát vàng, phảng phất hương thơm của lúa mới. Bạn có thể tận hưởng cảm giác được đi dạo quanh những cánh đồng lúa chín vàng, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, hít hà những hương thơm dịu nhẹ của lúa mới hòa quyện vào sự bình yên của núi rừng.

3. Hoàng Su Phì đẹp dung dị trong mắt các nhiếp ảnh gia


Hoàng Su Phì hiện lên huyền ảo, hoang sơ nhưng cũng mộc mạc, gần gũi và đầy cảm xúc qua những bức ảnh của họ. Các tác phẩm của hai nhiếp ảnh gia đem đến cho người xem cảm nhận về sự hùng vĩ và trữ tình của những thửa ruộng bậc thang chảy tràn từ ngọn núi này đến ngọn núi khác, tựa như chiếc thang nối từ mặt đất đến bầu trời.

4. Những cánh đồng miên man ánh nước


Mỗi mùa, họ đều ghi lại được nét đẹp riêng của ruộng bậc thang - một hình thức canh tác đặc thù từ lâu đời của người dân bản địa và cũng là “đặc sản” của Hoàng Su Phì. Mùa nước đổ, người ta phải ngỡ ngàng trước các cánh đồng miên man ánh nước bàng bạc như những tấm gương tự nhiên nối tiếp nhau trải dài dưới mặt đất. Đến mùa lúa chín, cả một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt người xem. Các bậc thang vàng óng như những lớp sóng đổ từ đỉnh núi, gắn với niềm vui lao động của đồng bào vùng cao, thấp thoáng đây đó là những nếp nhà ẩn hiện trong làn khói rơm rạ.

5. Địa điểm ngắm ruộng bậc thang tuyệt đẹp


Nếu bạn không ngại vất vả và mạo hiểm một chút thì bạn có thể chinh phục ngọn núi Tây Côn Lĩnh để ngắm toàn cảnh ruộng bâc thang từ trên cao nhìn xuống cũng như tận hưởng không khí trong lành của núi rừng. Hành trình có thể dài và khó khăn hơn nhưng một khi đã đứng trên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh ngắm nhìn những ruộng bậc thang, bạn sẽ thấy điều đó thật xứng đáng.


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến