Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Xôi măng, món ăn lạ miệng ở vùng núi rừng Kon Tum ai cũng muốn thử

Món ăn được chế biến từ những vị rất quen thuộc như xôi, măng, cá... nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến một hương vị lạ, gây sự tò mò cho người thưởng thức.

Xôi măng, món ăn lạ miệng ở vùng núi rừng Kon Tum ai cũng muốn thử

Đặc sản núi rừng Kon Tum


Nhiều du khách đến với vùng núi rừng Kon Tum thường được người dân bản địa giới thiệu cho món xôi măng. Đây là món ăn vừa lạ vừa quen với du khách.

Từ những nguyên liệu quen thuộc


Quen bởi món ăn này gồm những nguyên liệu hết sức quen thuộc như xôi, măng, cá, hay đậu hũ...Lạ bởi sự kết hợp giữa những nguyên liệu này mang đến một hương vị lạ: cá, măng, đậu hũ được kho chung cùng với nhiều ớt bột, ăn kèm với xôi nếp dẻo thơm. Vì vậy, du khách đến đây đều muốn thưởng thức món ăn này. 

Tuy đơn giản nhưng lại được chế biến rất kỳ công


Để chế biến xôi măng, hai nguyên liệu không thể thiếu được đó là xôi và măng. Nghe thì đơn giản như vậy nhưng để chế biến món ăn này rất kỳ công.

Măng rừng


Ở vùng núi rừng Kon Tum, măng nhiều vô kể. Măng rừng sau khi mang về sẽ được chế biến, luộc sơ qua cho bớt hăng và đắng, dư lại vị ngọt, sau đó người chế biến sẽ xắt từng lát nhỏ, vừa ăn. Măng được xào sơ qua cùng một chút gia vị cho đậm đà.

Gạo nếp nấu xôi được ngâm với bột nghệ


Gạo nếp để nấu xôi phải là loại hạt tròn, ngâm với bột nghệ để có màu vàng ươm đẹp mắt. Gạo sau khi ngâm nước qua đêm được thêm chút bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt. Cá ăn kèm thường là cá nục, được kho đậm. Khi chế biến, đầu bếp cũng nấu bằng bếp củi nên món ăn phảng phất một chút hương vị của làng quê. Người Kon Tum hay ăn cay nên măng lúc nào cũng phải có vị chua cay vừa đủ. Có khi còn cho thêm cả ớt vào món xôi măng nữa.

Sự kết hợp kỳ lạ mà hấp dẫn


Nhiều người lần đầu tiên thưởng thức đều vô cùng ngạc nhiên vì thường xôi không ăn với măng. Nhưng đến khi đã thưởng thức món ăn này rồi, thì lại muốn ăn mãi không thôi. 

Thức quà núi rừng mộc mạc vạn người mê


Mỗi phần xôi măng khi mang ra cho khách được gói trong lá chuối, bao gồm xôi, măng le rừng tươi và cá, có nơi còn có thêm một miếng đậu hũ, tất cả kho chung cùng với nhiều ớt bột. Cái thức quà giản dị, mộc mạc nhìn đơn giản thế thôi nhưng lại khiến "vạn người mê".


Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Gỏi ngon Sài Gòn mùa nào cũng có

Người ta thường bảo, ở Sài Gòn cái gì cũng có và ẩm thực thì hội tụ đủ cả 3 miền. Ẩm thực Sài Gòn luôn có sức cuốn hút kì lạ, nức tiếng gần xa. Trong đó phải kể đến những món gỏi đậm vị Sài Gòn mà mùa nào cũng có.

Gỏi ngon Sài Gòn mùa nào cũng có

Gỏi khô bò


Đây là một trong những món ăn vặt đặc trưng ở Sài Gòn với đủ vị chua, cay, ngọt, mặn. Một đĩa gỏi gồm có đu đủ bào sợi, phía trên là khô bò, rau thơm, ớt, lạc rang… và chan thứ nước chua ngọt theo công thức riêng. Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám là nơi nổi tiếng nhất, ngoài ra bạn có thể ghé các cổng trường học, chợ Xóm Chiếu, chợ Tân Định… để thưởng thức món này.

Gỏi vịt


Vịt luộc chặt nhỏ, trộn gỏi cùng với bắp cải cắt sợi, hoa chuối, đu đủ, rau răm, lạc rang… tạo thành món ăn bớt ngán hơn so với thịt vịt thông thường. Vị ngon của gỏi vịt còn tùy thuộc vào thứ nước chua ngọt trộn vào gỏi, sao cho ngấm đều vào rau, nhưng không làm mất đi vị ngọt của thịt vịt. Ở Sài Gòn, gỏi vịt thường được bán chung với cháo, miến… thành món ăn đắt khách. 

Gỏi cá chẽm


Đây đúng là món ăn đậm chất gỏi, bởi nguyên liệu không được nấu, mà làm chín bằng cách tái chanh. Nước cốt chanh làm những lát cá chẽm chín vừa tới, giữ được độ ngọt của cá, thêm gừng cắt lát và dầu mè để dậy mùi. Gỏi cá chẽm không ăn bằng cách cuốn bánh tráng mà ăn kèm hành lá và hành tây thái mỏng, tạo hương vị hơi nồng để át mùi tanh. Bạn có thể thưởng thức món này ở đường Vườn Chuối (quận 3).

Gỏi xoài ốc giác


Món ăn có sự kỳ công trong việc chế biến ốc giác. Ốc phải cọ rửa sạch vỏ và cho vào nồi luộc chín. Vớt ốc ra để nguội, lấy phần thịt ốc ra, rửa lại bằng nước sạch, để ráo và thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Ốc được trộn chung với xoài bào sợi, thêm đủ rau thơm, trộn đều với nước gỏi pha sẵn, rắc chút hành phi lên trên. Gỏi ốc giác được bán ở các quán ốc quận 4, quán ăn dọc bờ kè Trường Sa.

Gỏi ngó sen


Ngó sen sau khi sơ chế trở nên trắng và giòn, trộn cùng tôm thịt tạo nên món gỏi hấp dẫn. Nước trộn có đủ vị từ dấm, chanh, ớt, tỏi tạo đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Tôm tươi bóc vỏ và thịt luộc phải ngon thì món gỏi mới trọn vị. Món này ít bán ở vỉa hè, chủ yếu bán trong các quán ăn gia đình, nhà hàng.

Gỏi củ hũ dừa


Củ hũ dừa là phần thân non màu trắng trên cùng của cây dừa. Củ hũ dừa sau khi được trộn chua ngọt cùng với các nguyên liệu tôm tươi, thịt ba chỉ, được cho vào đĩa, rắc ít rau răm, hành phi và lạc rang lên trên. Món này được bán ở các quán ăn trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Kiệm…

Gỏi cuốn


Gỏi cuốn là món ăn vặt quen thuộc cho buổi chiều ở Sài Gòn. Vỏ cuốn là bánh tráng gạo, nhân bên trong có có tôm luộc, thịt luộc, rau cuốn kèm là rau thơm và rau sống: hẹ, húng, dấp cá, xà lách, tía tô... Có thể tìm thấy món này ở hầu hết chợ, cổng trường học với giá 7.000 đồng một cuốn. Ngoài ra món còn bán ở các tiệm nổi tiếng trên đường Ngô Đức Kế, Nguyễn Đình Chiểu, 3/2, Nguyễn Tri Phương…


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Khám phá những lễ hội truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Lễ hội cầu Trăng của dân tộc Tày

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.    Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.

Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Lễ hội cấp Sắc của người Dao

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

7 điểm tham quan không nên bỏ lỡ khi du lịch Quảng Bình

Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, Quảng Bình từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch hút khách của miền Trung. Với bề dày văn hóa từ ngàn đời nay, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hữu tình cùng quần thể danh lam thắng cảnh được thế giới công nhận, Quảng Bình thật sự là thiên đường du lịch đối với những du khách trong và ngoài nước.

7 điểm tham quan không nên bỏ lỡ khi du lịch Quảng Bình

1. Suối nước Moọc


Là một địa điểm du lịch mới nổi ở Quảng Bình nhưng vô cùng hấp dẫn du khách thập phương. Suối nước Moọc có phong cảnh non nước hữu tình và thơ mộng rất thích hợp cho những ai muốn tìm một nơi yên bình để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Khi tới đây bạn sẽ được dạo chơi qua dòng suối mát rượi, băng qua những cây cầy và tảng đá men theo dòng suối như một hành trình đi tìm kho báu.

2. Biển Nhật Lệ


Biển Nhật Lệ có thể nói là một nơi thu hút khách du lịch hàng đầu Quảng Bình hiện nay bởi nước biển xanh, bờ cát trắng mịn rất thích hợp cho bơi lội, tắm biển.

Nằm ở khu trung tâm của thành phố Đồng Hới nên các hoạt động du lịch, vui chơi, ăn uống hiện tại cũng khá phát triển. Bãi biển Nhật Lệ có sóng biển êm ả nên trẻ em tắm biển ở đây cũng được an toàn.

Điều thú vị nhất khi tới biển Nhật Lệ chính là được ngắm mặt trời mọc và đi dạo trên bờ biển khi chiều tà. Các bạn nhớ mang theo mình những chiếc máy ảnh chất lượng để lưu lại khoảnh khắc lãng mạn này nhé!

3. Vũng ChùaĐảo Yến


Vũng Chùa Đảo Yến được biết tới là nơi an nghỉ của đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài ba của dân tộc đã lãnh đạo những người chiến sỹ yêu nước Việt Nam chống lại áp bức của giặc ngoại sâm và giải phóng dân tộc ta khỏi ách đô hộ. Đây là nơi con dân Việt Nam tới để tỏ lòng thành kính và biết ơn tới vị đại tướng mến yêu của đất nước. Mọi người chú ý khi tới dâng hương nên ăn mặc lịch sự và không nên gây mất trật tự hay đùa nghịch ồn ào làm ảnh hưởng tới sự an nghỉ của đại tướng.

4. Bãi đá nhảy


Bãi đá nhảy cũng là một bãi biển đẹp và độc đáo của Quảng Bình mà các bạn nên tới khi đi du lịch. Tên là bãi đá nhảy bởi vì ở bãi tắm này có rất nhiều hòn đá từ kích cỡ lớn tới nhỏ vươn mình ra biển cả.

Nước biển ở bãi đá nhảy cũng khá trong, lại thêm những hòn đá chắn ngang làm cho cảm giác bãi tắm không được rộng rãi như ở biển Nhật Lệ nhưng khá an toàn. Các bạn đi tới bãi đá nhảy ngoài tắm biển thì chủ yếu vẫn là chụp ảnh.

5. Suối khoáng nóng Bang


Từ lâu suối khoáng nóng Bang đã trờ thành một điểm đến hấp dẫn của Quảng Bình và thu hút rất nhiều lượt khách tới mỗi năm.

Suối nước khoáng nóng Bang có nguồn nước được cung cấp hoàn toàn từ thiên nhiên nên nếu ngâm mình trong suối khoáng nóng lâu sẽ giúp các bạn cải thiện được nhiều căn bệnh lẫn đề phòng được bệnh tật xâm nhập.

6. Sông Chày - Hang Tối


Cách thành phố Đồng Hới khoảng 70km, Sông Chày là điểm đến lý tưởng với những du khách muốn tận hưởng kỳ nghỉ hòa mình với thiên nhiên. Bạn sẽ yêu say đắm bầu không khí trong lành, cảnh đẹp thanh bình nơi đây.

Cách sông Chày khoảng 5km, bạn sẽ đến với Hang Tối. Những dòng thạch nhũ chảy tràn hai bên thành động khiến Hang Tối chinh phục du khách hoàn toàn. Nơi đây có màu xanh huyền ảo, bóng tối bao trùm khắp các ngõ ngách khiến việc di chuyển tựa như hành trình khám phá lý thú.

7. Cồn cát Quang Phú


Cồn cát Quang Phú hiện đang nổi lên như điểm đến mới, hấp dẫn tại Quảng Bình. Nơi đây thu hút bởi những triền cát trắng trải dài, lung linh dưới nắng, điểm xuyết sắc xanh của những bụi cây dại, màu nâu trầm của những cành cây khô.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Hội chùa Hương đã chính thức khai mạc từ ngày mồng 6 Tết âm lịch. Những chia sẻ dưới đây sẽ góp phần nào giúp bạn có được chuyến hành hương an toàn và ý nghĩa.

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội du xuân, một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam được tổ chức hàng năm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. 

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Theo thường lệ, lễ hội Chùa Hương được chính thức khai hội vào ngày mùng 6 âm lịch và kéo dài cho đến gần hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ Hội chùa Hương không chỉ là hành trình đến với nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của đạo Phật mà còn là dịp để người dân, du khách khám phá và thưởng thức nét đẹp trù phú của thiên nhiên, danh lam thắng cảnh nơi đây. 

Chùa Hương được biết đến là một danh lam thắng cảnh với sự hiền hòa của núi non sông nước. khi hội tụ những hang động gắn liền với núi rừng rộng lớn. Vẻ đẹp hài hòa, sinh động, nhiều màu sắc làm cho non nước nơi đây trở nên lung linh, huyền diệu, lôi cuốn.

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Đi theo nhóm chừng 5-7 người sẽ tốt hơn đi theo đơn lẻ 1-2 người. Trước khi lên đường, bạn nên chủ động đổi tiền lẻ. Trang phục đi chùa nên đứng đắn, trang nhã. Để đảm bảo sức khỏe, du khách có thể cân nhắc lịch trình hợp lý cho chuyến đi: lên chùa bằng cáp treo và đi bộ xuống để vãn cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng non nước. Giá cáp treo một lượt là 90.000 đồng với người lớn và 60.000 đồng với trẻ em.

Chủ động đồ cúng lễ

Chủ động đồ cúng lễ

Nếu có điều kiện, du khách nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ ở nhà, vừa chủ động thời gian, vừa tiết kiệm hầu bao. Nên mang theo các lễ ngọt như vàng, hương, rượu cúng, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Không nên dâng các lễ mặn như gà, giò, xôi… Trong trường hợp chưa chuẩn bị lễ, du khách có thể mua tại khu vực suối Yến. Càng đi sâu vào trong, đồ cúng lễ được bày bán nhiều nhưng giá thành có thể đắt gấp đôi.

Không theo lời “cò” mời chào

Không theo lời “cò” mời chào

Đến chùa Hương có rất nhiều “cò mồi” lôi kéo. Để tránh bị chặt chém, du khách nên mua trực tiếp vé tại điểm bán của Ban tổ chức đặt ở cổng khu di tích với giá niêm yết 50.000 đồng/người. Với những người đi lẻ 1-2 người nên đi thẳng tới suối Yến chủ động tìm đò ghép. Trước khi xuống đò, bạn cần thỏa thuận giá cả rõ ràng và số khách cùng ngồi đò, tránh trường hợp bị tăng tiền và nhồi nhét thêm người. Với tuyến Hương Tích, giá vé đò là 35.000 đồng/người.

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp 

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp

Dù lực lượng chức năng đã dẹp bỏ nhưng tình trạng những sới bạc đỏ đen vẫn tiếp diễn. Bằng nhiều thủ đoạn lôi kéo, không ít du khách bị hấp dẫn và mất tiền oan với những trò bịp bợm. Tại khu vực chùa, suối Giải oan xuất hiện nhiều người xem bói dạo. Du khách không nên tin tưởng nhiều vào các bài bói may rủi mà ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ. Tại khu vực trước động Hương Tích, nhiều đối tượng lợi dụng sự lộn xộn, đông đúc để tranh thủ móc ví, điện thoại.

Mặc cả trước khi mua đồ

Tránh trường hợp giá cả hàng hóa bị “đội” lên gấp nhiều lần, trước khi dừng chân tại các hàng quán ven đường, du khách nên hỏi rõ giá cả. Một số mặt hàng đặc sản chùa Hương như mơ rừng, rau sắng… mua ở khu vực gần suối Yến sẽ có giá hợp lý hơn so với nơi khác.

Mặc cả trước khi mua đồ

Gọi vào đường dây nóng nếu gặp sự cố

Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã công khai số điện thoại đường dây nóng để du khách tiện liên lạc nếu gặp phải trường hợp “chặt chém” về giá cả dịch vụ khi tham gia lễ hội. Trước khi hội chùa Hương chính thức khai mạc, Ban tổ chức đã tóm hàng loạt cò mồi để tạo sức răn đe. Tại nhiều điểm tham quan còn có các chốt công an để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Hà Giang không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ mà còn sở hữu rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cùng ghé thăm Hà Giang để hòa cùng không khí lễ hội trong những ngày đầu năm. 

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Xem thêm: Lịch trình du ngoạn Hà Giang cho từng phương tiện

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Đến với Hà Giang, quý khách có cơ hội tham gia Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày. Đây là 1 trong số những lễ hội truyền thống lâu đời ở Hà Giang. Lễ hội này được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Phần lễ

Là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín, được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… Những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng.

Phần hội 

Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi của các chàng trai, cô gái đến từ các thôn trong xã. Sau đó, nội dung tung còn được diễn ra nhộn nhịp trên mảnh ruộng lớn. Đây là trung tâm của lễ hội.

Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi khác như: thi cày ruộng, kéo co, đẩy gậy, ném còn được đông đảo bà con tham gia, tiết mục kéo co được đông đảo người dân tham gia, tiết mục đẩy gậy để chọn ra những người khỏe nhất, thi cày ruộng là nét văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Gầu Tào là một trong những lễ hội mùa xuân ở Hà Giang và là lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.

Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn…Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân…

Phần lễ

Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hóa của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu…

Ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Phần hội

Phần hội là thời gian vui hơn cả. Gia chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường, chúc tụng mọi người nhân dịp năm mới.

Lẫn trong màu xanh của núi rừng là màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ của váy áo các cô gái. Họ thổi khèn, múa khèn, mời nhau chén rượu ngô thịnh tình, thưởng thức các món ăn đặc sản ở Hà Giang và cùng say trong tiếng khèn tha thiết, mời gọi không dứt…

Đây cũng là lúc những chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống như: đánh yến, leo cột lấy bầu rượu… tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết vùng cao. Và bạn cũng có thể hòa mình vào những trò chơi này cùng với những người dân nơi đây.

Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn Nêu tưới khắp các hướng của đồi núi.

Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh thần, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Đi phượt Hà Giang trong những ngày Rằm tháng Tám âm lịch, du khách sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê.

Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Lễ hội cầu Trăng có hai phần lễ và hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức “cúng thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.

Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trình báo mẹ Trăng và 12 nàng tiên, già làng tiến hành các nghi lễ cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; mời mẹ Trăng và các nàng tiên về ban mùa màng và phước lành cho dân bản.

Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Khi đến với lễ hội cầu Trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.

Đêm hội cầu Trăng kết thúc khi mẹ Trăng lên giữa đỉnh đầu, cả bản lưu luyến làm lễ tiễn mẹ Trăng về trời, sau đó họ lại tiếp tục ngân nga trong câu hát then, hát cọi đầy sức lôi cuốn lòng người.

Kết thúc buổi lễ, già làng sẽ phát các hạt giống cho con cháu, cầu cho tất cả bà con trong bản một vụ mùa gieo trồng thuận lợi, mùa màng bội thu, dân bản no ấm.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Trong các nghi lễ truyền thống của người Dao có một nghi lễ đặc biệt được gọi là lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh chỉ có ở nam giới, cho đến nay vẫn được bảo tồn và duy trì.

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng cúng bái.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Lễ hội Cấp Sắc Hà Giang thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi.

Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.

Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung… Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng…

Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.

Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ.

Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Đi phượt Hà Giang vào dịp cuối xuân, bạn sẽ được hòa mình vào Lễ hội chợ tình Khau Vai mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch).Từ thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc du khách có thể đi bằng xe gắn máy hoặc ô tô ngược qua Cán Chu Phìn, Lũng Pù đến với Khâu Vai.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Từ lâu đời cái xóm nhỏ heo hút ở vùng cao núi đá huyện Mèo Vạc mang tên Khâu Vai đã trở thành nơi hội tụ của những đôi trai gái tìm bạn tình, của đôi lứa yêu nhau, của cả những người đã từng yêu nhau mà không lấy được nhau. Nơi đây còn được gọi bằng cái tên thật đẹp “Chợ Phong lưu” một hiện tượng văn hoá đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và có lẽ cả trên thế giới.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa 

Lễ hội nhảy lửa ở Hà Giang thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Để bắt đầu Lễ hội nhảy lửa Hà Giang phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh, thời gian làm lễ kéo dài 1–2 giờ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu.

Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng trai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc


Văn hóa Hàn Quốc đã quá quen thuộc đối với rất nhiều du khách Việt Nam, thế nhưng chắc hẳn còn rất nhiều điều mà có thể bạn chưa biết về đất nước xinh đẹp này. Cùng khám phá đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc nhé. 

Đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc


Xe buýt Hàn Quốc

Xe buýt tại Hàn Quốc hoạt động suốt ngày đêm với giá vé khoảng 2.000 won (hơn 40.000 đồng). Mỗi trạm dừng đều có bảng thông tin với lịch trình thực tế. Nếu đi nhóm 4 người trên chặng ngắn (tương đương 2-3 trạm dừng xe buýt), du khách có thể lựa chọn taxi với giá cước khởi điểm từ 3.000 won (hơn 60.000 đồng). 

Xe buýt Hàn Quốc

Hệ thống xe buýt đêm của Seoul hoạt động từ năm 2013, chạy từ nửa đêm đến 5h sáng với giá vé 2.000 won (hơn 40.000 đồng).

Trong khi đó, vào ban ngày, ba loại xe buýt chạy khắp thành phố là Ilban, Jwaseok và Maeul. Mỗi chuyến cách nhau 5-15 phút tùy điều kiện giao thông, hầu hết các tuyến chạy từ 4h30 tới 1h sáng hôm sau. Giá vé dao động từ 850 tới 1.950 won (17.000 - 40.000 đồng), có giảm cho trẻ em. 

Thức ăn không giới hạn tại siêu thị

Thức ăn không giới hạn tại siêu thị

Ở hầu hết siêu thị, mọi người có thể nếm thức ăn không giới hạn. Không ai kiểm soát lượng đồ khách hàng thử, dù họ mua hay không.

Quà tặng thiết thực

Thực tế, người xứ kim chi luôn thích những món quà thiết thực, có thể sử dụng được. Ví dụ, quản lý công ty thường tặng nhân viên giỏ đồ, thứ có thể tìm thấy trong bất kỳ siêu thị nào.

Một món quà truyền thống trong tiệc tân gia ở nước này là những cuộn giấy vệ sinh. Họ tin rằng chiều dài của những cuộn giấy tượng trưng cho sự lâu bền. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa may mắn, như lời chúc bạn sẽ đạt mục tiêu dễ dàng. Ca sĩ Kim Jaejoong của nhóm DBSK khi anh nhập ngũ đã được bạn bè tặng cho giấy vệ sinh.

Đồng phục học sinh đặc trưng

Đồng phục học sinh đặc trưng

Khác với mẫu đồng phục có phần nghiêm túc như người lớn của học sinh phương Tây, đồng phục của các trường mầm non Hàn Quốc có màu đặc trưng. Nhờ vậy, các thầy cô dàng nhận diện và trông coi các em nhỏ, đặc biệt khi đi tham quan.

Mặc đồ đôi khi yêu nhau

Mặc đồ đôi khi yêu nhau

Nhiều đôi trẻ Hàn Quốc thường muốn mọi người xung quanh nhận ra họ đang yêu nhau bằng cách mặc đồ giống nhau. Du khách có thể dễ dàng tìm được quần áo, giày dép theo cặp trong các cửa hàng thời trang của xứ sở kim chi.                                                                

Không tặng quà giá trị cao cho giáo viên 

Tặng những món quà có giá trị lớn cho giáo viên hay quan chức nhà nước bị coi là hối lộ tại Hàn Quốc. Do đó, phụ huynh và học sinh muốn bày tỏ lòng biết ơn tới giáo viên sẽ tặng kẹo hoặc tách cà phê.

Tàu điện ngầm "siêu nhân"

Tàu điện ngầm "siêu nhân"

Du khách có thể thấy những toa tàu điện ngầm được trang trí theo chủ đề hoạt hình tại Hàn Quốc. Người ta sử dụng giọng nói của các nhân vật này để thông báo các trạm dừng hay cho mô hình siêu nhân ngồi ghế.

Thịt chó Hàn Quốc 

Thịt chó Hàn Quốc

Du khách vẫn có thể tìm thấy nơi bán thịt chó ở xứ kim chi, song hầu hết thanh niên không ăn thịt chó và cố gắng thay đổi quan điểm của người Hàn Quốc về loài vật này.

Cảnh sát du lịch

Cảnh sát du lịch luôn túc trực tại các điểm đến nổi tiếng, họ không chỉ ngăn chặn tội phạm, mà còn cung cấp thông tin và giải quyết bất kỳ vấn đề nào cho du khách.

Cảnh sát du lịch

Nếu thấy bất kỳ hành vi sai trái hoặc bị phân biệt đối xử khi đến Seoul hay Busan, bạn hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ các sĩ quan mặc áo màu xanh hải quân và mũ nồi đen. Bạn có thể tìm thấy đồn cảnh sát du lịch trên phố Myeongdong, Hongdae, Dongdaemun, sân bay quốc tế Incheon... tại Seoul; hoặc bãi biển Haeundae, Gwangalli, và quảng trường BIFF tại Busan.

Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Bài đăng phổ biến