Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Ăn chay - Nét ẩm thực độc đáo ở cố đô Huế

Cố đô Huế nổi tiếng với những lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, miếu mạo, di tích lịch sử và phong cách ẩm thực cung đình thanh tao… Nếu một lần đến đất cố đô, du khách sẽ nhận ra nhiều đặc trưng thú vị, trong đó có thói quen ăn chay của người Huế

Cố đô Huế nổi tiếng với những lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, miếu mạo, di tích lịch sử và phong cách ẩm thực cung đình thanh tao… Nếu một lần đến đất cố đô, du khách sẽ nhận ra nhiều đặc trưng thú vị, trong đó có thói quen ăn chay của người Huế.

“Truyền thống” ăn chay

Bên cạnh phong cách ẩm thực cung đình độc đáo – đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, Huế còn được biết đến là thành phố có “truyền thống” ăn chay. Nhắc đến ăn chay, không thể không nhắc đến thành phố Huế.

Dường như không nơi nào có nhiều món chay phong phú, đa dạng, bắt mắt như ở Huế. Ăn chay gần như trở thành nét văn hóa ẩm thực thú vị, độc đáo tại đây.    Thói quen ăn chay ở Huế đã có từ lâu và nhận được sự ủng hộ của cả tầng lớp bình dân đến quý tộc. Việc ăn chay đã thịnh hành từ thời Lý – Trần cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, hoàng tộc đều ăn chay, các hoàng thân đều xây chùa riêng làm công đức. Còn có cả một khu nhà đồ sộ tên “Trai cung” tại đàn Nam Giao - Huế, là nơi vua ở, ăn chay trước khi tế trời. Những đầu bếp ở Trai cung đều là những người tài ba, có thể nấu ra các món ăn chay siêu hạng.

Dường như không nơi nào có nhiều món chay phong phú, đa dạng, bắt mắt như ở Huế. Ăn chay gần như trở thành nét văn hóa ẩm thực thú vị, độc đáo tại đây.

Thói quen ăn chay ở Huế đã có từ lâu và nhận được sự ủng hộ của cả tầng lớp bình dân đến quý tộc. Việc ăn chay đã thịnh hành từ thời Lý – Trần cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, hoàng tộc đều ăn chay, các hoàng thân đều xây chùa riêng làm công đức. Còn có cả một khu nhà đồ sộ tên “Trai cung” tại đàn Nam Giao - Huế, là nơi vua ở, ăn chay trước khi tế trời. Những đầu bếp ở Trai cung đều là những người tài ba, có thể nấu ra các món ăn chay siêu hạng.

Với hơn 400 ngôi chùa và 230 niệm phật đường, Huế hiện là thành phố có nhiều chùa chiền bậc nhất nước ta. Mỗi làng ở Huế đều có chùa, được gọi là “chùa làng”.    Có người từng nói rằng, núi Huế không cao, sông Huế không sâu nhưng lòng người Huế luôn tĩnh lặng bởi họ biết cách tu tâm, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh. Ở Huế, có những người không theo đạo Phật, không hay đi chùa nhưng vẫn có thói quen này.

Với hơn 400 ngôi chùa và 230 niệm phật đường, Huế hiện là thành phố có nhiều chùa chiền bậc nhất nước ta. Mỗi làng ở Huế đều có chùa, được gọi là “chùa làng”.

Có người từng nói rằng, núi Huế không cao, sông Huế không sâu nhưng lòng người Huế luôn tĩnh lặng bởi họ biết cách tu tâm, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh. Ở Huế, có những người không theo đạo Phật, không hay đi chùa nhưng vẫn có thói quen này.

Hầu hết phụ nữ Huế đều biết nấu món chay và những món chay giả mặn. Mâm cỗ chay thanh đạm cũng là cách để người Huế bày tỏ sự chân tình, quý mến với bạn bè đến chơi nhà. Dường như, Huế là nơi duy nhất có nét văn hóa độc đáo này. Thậm chí, trước đây, ngày Tết ở xứ Huế không thể thiếu mâm cỗ chay. Ngày nay, truyền thống ấy có phần mai một nhưng trong mâm cỗ Tết cũng phải có vài ba món chay để dâng lên tổ tiên.

Hầu hết phụ nữ Huế đều biết nấu món chay và những món chay giả mặn. Mâm cỗ chay thanh đạm cũng là cách để người Huế bày tỏ sự chân tình, quý mến với bạn bè đến chơi nhà. Dường như, Huế là nơi duy nhất có nét văn hóa độc đáo này. Thậm chí, trước đây, ngày Tết ở xứ Huế không thể thiếu mâm cỗ chay. Ngày nay, truyền thống ấy có phần mai một nhưng trong mâm cỗ Tết cũng phải có vài ba món chay để dâng lên tổ tiên.

Những “phố chay” ở Huế

Ghé thăm bất cứ ngôi chùa nào ở Huế trong ngày rằm, mùng một, du khách sẽ được nhà chùa mời cỗ chay. Các hàng quán cũng đồng loạt đổi sang bán món chay để phục vụ người dân và du khách thập phương bởi họ không sát sinh trong ngày này. Thậm chí cả trong những ngày thường, du khách cũng dễ dàng tìm được các món ăn chay tại nhiều quán hàng ở Huế.

Ghé thăm bất cứ ngôi chùa nào ở Huế trong ngày rằm, mùng một, du khách sẽ được nhà chùa mời cỗ chay. Các hàng quán cũng đồng loạt đổi sang bán món chay để phục vụ người dân và du khách thập phương bởi họ không sát sinh trong ngày này. Thậm chí cả trong những ngày thường, du khách cũng dễ dàng tìm được các món ăn chay tại nhiều quán hàng ở Huế.

Ngay cả một khu chợ quê hay một sạp hàng nho nhỏ cũng có ít nhất 30 – 50 món chay làm từ rau, củ, quả, đậu phụ, mì căng… phục vụ thực khách. Đặc biệt còn có những món chay giả mặn như thịt luộc, gà bóp, gà rán, nộm, bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở…

Ngay cả một khu chợ quê hay một sạp hàng nho nhỏ cũng có ít nhất 30 – 50 món chay làm từ rau, củ, quả, đậu phụ, mì căng… phục vụ thực khách. Đặc biệt còn có những món chay giả mặn như thịt luộc, gà bóp, gà rán, nộm, bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở…

Huế có một số “phố chay” nổi tiếng như ở chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu (chỉ bán món chay ngày mùng 1, ngày rằm). Nếu thích ăn kiểu buffet, du khách hãy tới vùng phụ cận phía tây Huế - khu phố “chùa chiền”, dọc theo các phố cổ Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thuỷ Xuân. Món chay ở đây phong phú, giá cả phải chăng, trung bình 20.000 – 30.000 đồng một món.      Tại bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ, du khách cũng sẽ dễ dàng thấy các hàng ăn chay với những cái tên thanh nhã như: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Tất nhiên, cũng có những quán chay sang trọng giá đắt hơn vì sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapor để phục vụ du khách nước ngoài.

Huế có một số “phố chay” nổi tiếng như ở chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu (chỉ bán món chay ngày mùng 1, ngày rằm). Nếu thích ăn kiểu buffet, du khách hãy tới vùng phụ cận phía tây Huế - khu phố “chùa chiền”, dọc theo các phố cổ Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thuỷ Xuân. Món chay ở đây phong phú, giá cả phải chăng, trung bình 20.000 – 30.000 đồng một món.  

Tại bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ, du khách cũng sẽ dễ dàng thấy các hàng ăn chay với những cái tên thanh nhã như: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Tất nhiên, cũng có những quán chay sang trọng giá đắt hơn vì sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapor để phục vụ du khách nước ngoài.

Thực đơn món chay của người bình dân chỉ cần xì dầu, muối mè lạc, muối sả, rau củ quả là đủ, vừa đơn giản vừa rẻ, giá chỉ khoảng 10.000 – 15.000 đồng/suất. Sang hơn thì có món canh, món mặn, món xào như chả phù chúc, mì căn giả thịt bò, thịt gà, món xào, bún, xúp, phở, mì xào giòn…    Ở Huế, nấu món chay là cả một quá trình làm nghệ thuật. Trong đó có sự kết hợp, đan xen giữa nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật tạo hình để mang lại những món ăn rực rỡ sắc màu. Món chay ở Huế không những thanh đạm, ngon, rẻ, tốt cho sức khỏe mà còn có hình thức hấp dẫn, được bày biện đẹp mắt.

Thực đơn món chay của người bình dân chỉ cần xì dầu, muối mè lạc, muối sả, rau củ quả là đủ, vừa đơn giản vừa rẻ, giá chỉ khoảng 10.000 – 15.000 đồng/suất. Sang hơn thì có món canh, món mặn, món xào như chả phù chúc, mì căn giả thịt bò, thịt gà, món xào, bún, xúp, phở, mì xào giòn…

Ở Huế, nấu món chay là cả một quá trình làm nghệ thuật. Trong đó có sự kết hợp, đan xen giữa nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật tạo hình để mang lại những món ăn rực rỡ sắc màu. Món chay ở Huế không những thanh đạm, ngon, rẻ, tốt cho sức khỏe mà còn có hình thức hấp dẫn, được bày biện đẹp mắt.

Để làm nên một mâm cỗ chay, người ta phải mất gấp đôi thời gian so với nấu cỗ mặn. Đầu bếp cũng phải bỏ ra nhiều công phu, sự tỉ mỉ và chu đáo hơn thì mới có mâm cơm chay hoàn hảo.    Chỉ từ những nguyên liệu giản đơn, người dân Huế đã khéo léo tạo nên những món ăn chay, món chay giả mặn y như thật, phong phú và hấp dẫn về màu sắc, hương vị nhưng tuyệt nhiên không có mùi cá, thịt. Có những mâm cỗ chay thơm ngon, đẹp mắt không kém ẩm thực cung đình là mấy.

Để làm nên một mâm cỗ chay, người ta phải mất gấp đôi thời gian so với nấu cỗ mặn. Đầu bếp cũng phải bỏ ra nhiều công phu, sự tỉ mỉ và chu đáo hơn thì mới có mâm cơm chay hoàn hảo.

Chỉ từ những nguyên liệu giản đơn, người dân Huế đã khéo léo tạo nên những món ăn chay, món chay giả mặn y như thật, phong phú và hấp dẫn về màu sắc, hương vị nhưng tuyệt nhiên không có mùi cá, thịt. Có những mâm cỗ chay thơm ngon, đẹp mắt không kém ẩm thực cung đình là mấy.

Chẳng hạn như món gà được làm từ gốc sả nhồi tàu hủ non, lăn bột chiên giòn thơm phức. Chả quế làm từ khuôn đậu, phết phẩm màu thực phẩm rồi đem hấp. Chả ram là nấm, miến tàu và gói bánh đa nem. Chả lụa làm từ chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhuyễn trộn với gia vị, bột thính, bí đao thái hột lựu, gói trong lá chuố đen hấp. Sườn rán làm từ khoai lang bọc đậu xanh chiên vàng. Cá lóc làm từ chuối xanh tẩm gia vị… Ngay cả quả mít non, đầu bếp cũng khéo léo nấu thành món thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật.

Chẳng hạn như món gà được làm từ gốc sả nhồi tàu hủ non, lăn bột chiên giòn thơm phức. Chả quế làm từ khuôn đậu, phết phẩm màu thực phẩm rồi đem hấp. Chả ram là nấm, miến tàu và gói bánh đa nem. Chả lụa làm từ chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhuyễn trộn với gia vị, bột thính, bí đao thái hột lựu, gói trong lá chuố đen hấp. Sườn rán làm từ khoai lang bọc đậu xanh chiên vàng. Cá lóc làm từ chuối xanh tẩm gia vị… Ngay cả quả mít non, đầu bếp cũng khéo léo nấu thành món thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật.

Bên cạnh ẩm thực cung đình, khám phá ẩm thực chay tại các phố ở kinh thành Huế xưa là trải nghiệm được yêu thích của nhiều du khách. Đặc biệt trong thời đại đầy những cao lương mỹ vị thì món chay sẽ cho bạn thấy sức hút và ưu điểm của nó: Ăn no nhưng không đầy bụng, lạ miệng, rẻ và giúp con người hướng thiện hơn.

Bên cạnh ẩm thực cung đình, khám phá ẩm thực chay tại các phố ở kinh thành Huế xưa là trải nghiệm được yêu thích của nhiều du khách. Đặc biệt trong thời đại đầy những cao lương mỹ vị thì món chay sẽ cho bạn thấy sức hút và ưu điểm của nó: Ăn no nhưng không đầy bụng, lạ miệng, rẻ và giúp con người hướng thiện hơn.


Nguồn: Internet

Trải nghiệm nghỉ dưỡng mùa hè lãng mạn ở Mỹ

Hầu hết, vào kỳ nghỉ hè mọi người đều có xu hướng đi giải nhiệt ở các vùng biển. Nhưng sao bạn không thử làm khác đi kỳ nghỉ hè của mình bằng cách đến những nơi lãng mạn này.

Trải nghiệm nghỉ dưỡng mùa hè lãng mạn ở Mỹ

Ogunquit, Maine

Ogunquit, Maine

Pha trộn hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ xưa và hiện đại, Ogunquit không chỉ là địa điểm nghỉ ngơi của những người bình thường, mà đặc biệt được khách du lịch là người đồng tính yêu thích. Khám phá các tàu thuyền, tòa nhà thời thuộc địa, hoặc đắm mình trong làn nước trong xanh, ngắm hải âu lượn vòng là những trải nghiệm đáng nhớ cho các đôi uyên ương.

Scottsdale, Arizona

Scottsdale, Arizona

Được mệnh danh là “Một phiên bản sa mạc của South Beach Miami” – Scottsdale là địa điểm vừa có thể hẹn hò vừa thư giãn, thăm thú hết sức tuyệt vời. Một trong những khung cảnh đẹp nhất ở đây là hoàng hôn rực rỡ sắc màu. Ở đây, du khách còn có cơ hội tham quan trên bầu trời sa mạc Sonoran với khinh khí cầu, quả thực là một hoạt động đặc sắc. 

Midway, Utah

Midway, Utah

Nằm trong thung lũng Heber, Midway là một địa điểm lý tưởng để lánh xa những phiền lụy của cuộc sống hiện đại. Các khu nghỉ dưỡng ở đây cung cấp các tiện ích thư giãn hoàn hảo và ấm cúng. Đó là chuyến câu cá, cưỡi ngựa, ngắm cảnh quan trên một đầu máy hơi nước những năm 1900 trong một khung cảnh hết sức yên tĩnh.

Savannah, Georgia

Savannah, Georgia

Nếu bạn thích những điều cổ xưa, cảm xúc nhẹ nhàng xen lẫn sự hoài cổ thì hãy chọn Savannah. Đây là một trong những thành phố “già” thuộc bang Georgia Mỹ. Nơi này thu hút khách du lịch bởi những thành phố cổ xưa, các đài phun nước, những cây sồi già, bạn có thể ngồi trên xe ngựa và du ngoạn qua những con đường rải sỏi. Savannah còn nổi tiếng với việc ngắm hoàng hôn và ngắm cá heo, thích hợp cho những gia đình có con nhỏ.

Naples, Florida

Naples, Florida

Naples Florida được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan rừng núi tươi tốt và trong lành. Vẻ đẹp thơ mộng và khí hậu trong lành nơi này thích hợp cho những cặp đôi. Cảnh đẹp ở đây nhẹ nhàng, nên thơ nên rất được nhiều người yêu thích và tận hưởng một mùa hè lãng mạn.


Tổng hợp  

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Không chỉ có trên Disney, 10 kiến trúc này còn xuất hiện ngoài đời thật

10 kiến trúc tuyệt đẹp từng xuất hiện trong phim hoạt hình Disney này chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi trầm trồ.

10 kiến trúc tuyệt đẹp từng xuất hiện trong phim hoạt hình Disney này chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi trầm trồ.

Những bộ phim hoạt hình của hãng Walt Disney từ lâu đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ không thể thiếu của chúng ta. Nếu ai là fan lâu năm của hãng phim hoạt hình nổi tiếng thế giới này thì hẳn sẽ phải rất hứng thú với những kiến trúc tuyệt đẹp và kỳ ảo xuất hiện ở nhiều phân cảnh trong phim. Những tưởng đó chỉ là sự tô vẽ từ trí tưởng tượng phong phú của những người nghệ sĩ tài ba, nhưng hóa ra 10 tọa độ dưới đây chính là nguồn cảm hứng 100% từ ngoài đời thực.

1. Lâu đài Segovia (Tây Ban Nha)

Lâu đài Segovia, còn được gọi với tên đầy đủ là Alcázar of Segovia, là một pháo đài bằng đá được liệt vào danh sách một trong những tòa lâu đài cổ nổi tiếng nhất ở Tây Ban Nha. Năm 1985, toà lâu đài được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Lâu đài Segovia, còn được gọi với tên đầy đủ là Alcázar of Segovia, là một pháo đài bằng đá được liệt vào danh sách một trong những tòa lâu đài cổ nổi tiếng nhất ở Tây Ban Nha. Năm 1985, toà lâu đài được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Lâu đài nằm trên một ngọn đồi và mang lại cho du khách ấn tượng giống như một con tàu đang chèo về phía mình. Đây cũng là nguồn cảm hứng kiến trúc lớn cho Disney trong nhiều bộ phim, kể ra thì có tòa lâu đài Cinderella của nàng Lọ lem, hay lâu đài của nàng Bạch Tuyết trong phim hoạt hình "Bạch Tuyết và 7 chú lùn" mà hầu như ai trong chúng ta đều biết tới.

Lâu đài nằm trên một ngọn đồi và mang lại cho du khách ấn tượng giống như một con tàu đang chèo về phía mình. Đây cũng là nguồn cảm hứng kiến trúc lớn cho Disney trong nhiều bộ phim, kể ra thì có tòa lâu đài Cinderella của nàng Lọ lem, hay lâu đài của nàng Bạch Tuyết trong phim hoạt hình "Bạch Tuyết và 7 chú lùn" mà hầu như ai trong chúng ta đều biết tới.

2. Lâu đài Neuschwanstein (Đức)

Lâu đài Neuschwanstein nằm trong địa phận của làng Schwangau ở miền nam nước Đức, nhìn ra dãy núi Bavarian Alps. Tòa lâu đài này do Vua Ludwig II của Bayern cho xây dựng từ thế kỷ 19, được mệnh danh là lâu đài nổi tiếng nhất trong số các lâu đài của Ludwig II và là một trong những điểm du lịch hút khách nhất của nước Đức.

Lâu đài Neuschwanstein nằm trong địa phận của làng Schwangau ở miền nam nước Đức, nhìn ra dãy núi Bavarian Alps. Tòa lâu đài này do Vua Ludwig II của Bayern cho xây dựng từ thế kỷ 19, được mệnh danh là lâu đài nổi tiếng nhất trong số các lâu đài của Ludwig II và là một trong những điểm du lịch hút khách nhất của nước Đức.

Nổi bật với những tòa tháp nhọn được xây dựng theo kiến trúc Tân Lãng mạn, Neuschwanstein được xem là nguồn cảm hứng chính để các nhà làm phim Disney tạo nên tòa lâu đài quen thuộc trong hai bộ phim hoạt hình Cinderella (nàng Lọ Lem) và Sleeping Beauty (công chúa ngủ trong rừng).

Nổi bật với những tòa tháp nhọn được xây dựng theo kiến trúc Tân Lãng mạn, Neuschwanstein được xem là nguồn cảm hứng chính để các nhà làm phim Disney tạo nên tòa lâu đài quen thuộc trong hai bộ phim hoạt hình Cinderella (nàng Lọ Lem) và Sleeping Beauty (công chúa ngủ trong rừng).

3. Khách sạn Hotel de Glace (Canada)

Khách sạn Hotel de Glace là một địa điểm tham quan cực kỳ phổ biến ở Quebec, Canada. Điều đặc biệt nhất ở đây chính là lối kiến trúc được xây dựng hoàn toàn bằng băng đá có một không hai trên thế giới.

Khách sạn Hotel de Glace là một địa điểm tham quan cực kỳ phổ biến ở Quebec, Canada. Điều đặc biệt nhất ở đây chính là lối kiến trúc được xây dựng hoàn toàn bằng băng đá có một không hai trên thế giới. 

Khách sạn này chính là nơi đạo diễn của bộ phim hoạt hình siêu nổi tiếng Frozen (Nữ hoàng băng giá) là Chris Buck và Jennifer Lee đã ghé thăm để lấy ý tưởng trước khi bộ phim được phát hành. Bên cạnh đó, khi Frozen được công chiếu, khách sạn này còn hợp tác với hãng Walt Disney để tổ chức một buổi họp báo vào năm 2013.

Khách sạn này chính là nơi đạo diễn của bộ phim hoạt hình siêu nổi tiếng Frozen (Nữ hoàng băng giá) là Chris Buck và Jennifer Lee đã ghé thăm để lấy ý tưởng trước khi bộ phim được phát hành. Bên cạnh đó, khi Frozen được công chiếu, khách sạn này còn hợp tác với hãng Walt Disney để tổ chức một buổi họp báo vào năm 2013.

4. Thị trấn nhỏ vùng Alsace (Pháp)

Các thị trấn nhỏ ở vùng Alsace nằm ở phía Tây Bắc của đất nước Pháp xinh đẹp được biết đến với lối kiến trúc độc đáo và màu sắc rực rỡ, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là Ribeauville. Đây là một trong những thị trấn lâu đời nhất thời trung cổ ở Alsace, có khung cảnh tuyệt đẹp chẳng thua kém gì trong chuyện cổ tích.

Các thị trấn nhỏ ở vùng Alsace nằm ở phía Tây Bắc của đất nước Pháp xinh đẹp được biết đến với lối kiến trúc độc đáo và màu sắc rực rỡ, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là Ribeauville. Đây là một trong những thị trấn lâu đời nhất thời trung cổ ở Alsace, có khung cảnh tuyệt đẹp chẳng thua kém gì trong chuyện cổ tích. 

Nơi đây được xem là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim Disney xây dựng thị trấn nhỏ trong phim hoạt hình Beauty and the Beast (Người đẹp và Quái vật), nơi nàng Bella sinh sống.

Nơi đây được xem là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim Disney xây dựng thị trấn nhỏ trong phim hoạt hình Beauty and the Beast (Người đẹp và Quái vật), nơi nàng Bella sinh sống.

5. Lâu đài Chillon (Thụy Sĩ)

Lâu đài Chateau De Chillon là một pháo đài thời trung cổ nằm bên bờ hồ Geneva của Thụy Sĩ. Đây là một trong những thắng cảnh đẹp ở châu Âu khiến ai đặt chân đến đất nước Thụy Sĩ cũng phải một lần ghé thăm. Lâu đài này được xây dựng vào năm 1150, khá lâu đời và cổ xưa. Đặc biệt nơi đây là bối cảnh chính trong bộ phim The Little Mermaid (Nàng Tiên Cá) cực kỳ nổi tiếng của hãng Disney. Tòa lâu đài nằm sừng sững dưới ánh mặt trời, là nơi hàng ngày nàng tiên cá thường trông ngóng nhìn vào để mong thấy được chàng hoàng tử của mình.

Lâu đài Chateau De Chillon là một pháo đài thời trung cổ nằm bên bờ hồ Geneva của Thụy Sĩ. Đây là một trong những thắng cảnh đẹp ở châu Âu khiến ai đặt chân đến đất nước Thụy Sĩ cũng phải một lần ghé thăm. Lâu đài này được xây dựng vào năm 1150, khá lâu đời và cổ xưa. Đặc biệt nơi đây là bối cảnh chính trong bộ phim The Little Mermaid (Nàng Tiên Cá) cực kỳ nổi tiếng của hãng Disney. Tòa lâu đài nằm sừng sững dưới ánh mặt trời, là nơi hàng ngày nàng tiên cá thường trông ngóng nhìn vào để mong thấy được chàng hoàng tử của mình.

6. Nhà thờ Đức bà Paris (Pháp)

Nhà thờ Đức bà Paris có tên gọi chính xác là Cathédrale Notre-Dame de Paris, là một trong những địa danh cực kỳ nổi tiếng ở nước Pháp. Đây được coi là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu trên một hòn đảo nằm giữa dòng sông Seine của thủ đô Paris. Nhà thờ cao gần 70m với 2 tòa tháp lớn được xây dựng theo phong cách kiến trúc gothic lừng danh.    Mặc dù hiện tại đã bị tro tàn vùi lấp trong vụ cháy chấn động thế giới vào ngày 15/4 vừa qua, nhà thờ Đức bà Paris vẫn mãi là biểu tượng rất đẹp và cũng đã từng xuất hiện trong bộ phim The Hunchback of Notre Dame vào năm 1966., cũng là nơi người gù Quasimodo sinh sống.

Nhà thờ Đức bà Paris có tên gọi chính xác là Cathédrale Notre-Dame de Paris, là một trong những địa danh cực kỳ nổi tiếng ở nước Pháp. Đây được coi là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu trên một hòn đảo nằm giữa dòng sông Seine của thủ đô Paris. Nhà thờ cao gần 70m với 2 tòa tháp lớn được xây dựng theo phong cách kiến trúc gothic lừng danh.

Mặc dù hiện tại đã bị tro tàn vùi lấp trong vụ cháy chấn động thế giới vào ngày 15/4 vừa qua, nhà thờ Đức bà Paris vẫn mãi là biểu tượng rất đẹp và cũng đã từng xuất hiện trong bộ phim The Hunchback of Notre Dame vào năm 1966., cũng là nơi người gù Quasimodo sinh sống.

7. Đền Taj Mahal (Ấn Độ)

Taj Mahal là một lăng mộ nằm tại vùng Agra của Ấn Độ. Nơi đây được vua Shah Jahan xây dựng vào thế kỷ 17 dành cho người vợ quá cố của ông và hiện nay được UNESCO liệt vào danh sách 1 trong 7 kỳ quan mới của thế giới.

Taj Mahal là một lăng mộ nằm tại vùng Agra của Ấn Độ. Nơi đây được vua Shah Jahan xây dựng vào thế kỷ 17 dành cho người vợ quá cố của ông và hiện nay được UNESCO liệt vào danh sách 1 trong 7 kỳ quan mới của thế giới. 

Kiến trúc ở đền Taj Mahal rất hoành tráng và độc đáo, tuy nhiên nổi bật nhất ở đây có lẽ là phần mái vòm được lát bằng đá cẩm thạch trắng trông cực kỳ sang chảnh và uy nghi. Cung điện trong bộ phim Aladdin (Thần đèn) của Disney được các nhà làm phim tạo ra dựa trên thiết kế của chính ngôi đền nổi tiếng này đấy!

Kiến trúc ở đền Taj Mahal rất hoành tráng và độc đáo, tuy nhiên nổi bật nhất ở đây có lẽ là phần mái vòm được lát bằng đá cẩm thạch trắng trông cực kỳ sang chảnh và uy nghi. Cung điện trong bộ phim Aladdin (Thần đèn) của Disney được các nhà làm phim tạo ra dựa trên thiết kế của chính ngôi đền nổi tiếng này đấy!

8. Lâu đài Mont Sait – Michel (Pháp)

Le Mont Saint-Michel là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim Disney tạo nên vương quốc trong bộ phim Tangled (Công chúa tóc mây). Bối cảnh chính trong phim là Cung điện hoàng gia, nơi nàng công tóc mây sinh ra nhưng bị bắt cóc và trải qua cuộc phiêu lưu dài. Tòa lâu đài nguy nga nằm giữa hòn đảo Mont Sait – Michel ngoài đời thực với nhiều tòa tháp, tu viện lộng lẫy được xây dựng từ thế kỷ 16 và là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch hàng năm khi đến Pháp vì độ nổi tiếng của nó. Nơi đây cũng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Le Mont Saint-Michel là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim Disney tạo nên vương quốc trong bộ phim Tangled (Công chúa tóc mây). Bối cảnh chính trong phim là Cung điện hoàng gia, nơi nàng công tóc mây sinh ra nhưng bị bắt cóc và trải qua cuộc phiêu lưu dài. Tòa lâu đài nguy nga nằm giữa hòn đảo Mont Sait – Michel ngoài đời thực với nhiều tòa tháp, tu viện lộng lẫy được xây dựng từ thế kỷ 16 và là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch hàng năm khi đến Pháp vì độ nổi tiếng của nó. Nơi đây cũng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

9. Tử Cấm Thành (Trung Quốc)

Tử Cấm Thành (Cố Cung) là một tổ hợp cung điện được xây dựng từ thế kỷ 15, nơi sinh sống trước kia của 24 vị hoàng đế thuộc 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Khu Tử Cấm thành tọa lạc tại phía chính nam của Quảng trường Thiên An Môn, được mệnh danh là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tử Cấm Thành (Cố Cung) là một tổ hợp cung điện được xây dựng từ thế kỷ 15, nơi sinh sống trước kia của 24 vị hoàng đế thuộc 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Khu Tử Cấm thành tọa lạc tại phía chính nam của Quảng trường Thiên An Môn, được mệnh danh là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nơi đây có tổng diện tích lên đến hơn 70ha bao gồm 980 tòa nhà và được bao bọc bởi bức tường cao 7,9m, dày 6m xung quanh. UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987. Trong phim hoạt hình Mulan (Hoa Mộc Lan) của Disney, cung điện của hoàng đế sinh sống chính là khung cảnh ngoài đời thực của Tử Cấm Thành.

Nơi đây có tổng diện tích lên đến hơn 70ha bao gồm 980 tòa nhà và được bao bọc bởi bức tường cao 7,9m, dày 6m xung quanh. UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987. Trong phim hoạt hình Mulan (Hoa Mộc Lan) của Disney, cung điện của hoàng đế sinh sống chính là khung cảnh ngoài đời thực của Tử Cấm Thành.

10. Lâu đài Chateau de Chambord (Pháp)

Lâu đài Chambord nằm ở vùng thung lũng sông Loire của, là một trong những tòa lâu đài dễ nhận diện nhất trên thế giới vì phong cách kiến trúc Phục hưng rất riêng biệt. Nơi này được xây dựng vào thế kỷ 16, bao quanh đây là khu vườn rộng lớn có diện tích hơn 2.200ha và nhà máy rượu vang.

Lâu đài Chambord nằm ở vùng thung lũng sông Loire của, là một trong những tòa lâu đài dễ nhận diện nhất trên thế giới vì phong cách kiến trúc Phục hưng rất riêng biệt. Nơi này được xây dựng vào thế kỷ 16, bao quanh đây là khu vườn rộng lớn có diện tích hơn 2.200ha và nhà máy rượu vang. 

Ngày nay, lâu đài này được xem là một địa điểm tổ chức tiệc cưới xa hoa ở Pháp. Nếu để ý thì các bạn sẽ biết lâu đài của quái thú trong cả 2 phiên bản năm 1991 và 2017 trong phim hoạt hình Beauty and the Beast (Người đẹp và Quái vật) đều được lấy ý tưởng từ kiến trúc của Chateau de Chambord.

Ngày nay, lâu đài này được xem là một địa điểm tổ chức tiệc cưới xa hoa ở Pháp. Nếu để ý thì các bạn sẽ biết lâu đài của quái thú trong cả 2 phiên bản năm 1991 và 2017 trong phim hoạt hình Beauty and the Beast (Người đẹp và Quái vật) đều được lấy ý tưởng từ kiến trúc của Chateau de Chambord.


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Đến thăm Ananda Phaya - Ngôi đền tuyệt mỹ nhất Bagan

Ananda được xem là một trong những ngôi đền nổi tiếng và đẹp nhất ở Bagan. Đây là một trong những ngôi đền lớn đầu tiên được xây dựng tại đây với các tên gọi khác nhau như Ananda Pahto hay Ananda Phaya. Ngôi đền bị phá hủy một phần trong trận động đất vào năm 1975 nhưng sau đó được khôi phục lại gần như nguyên bản.

Đặc điểm nổi bật nhất của ngôi đền là ngọn tháp chính được mạ vàng giúp sự phản chiếu ánh sáng có thể được nhìn thấy từ cách đó rất xa, giữa vùng đồng bằng của Bagan. Đặc biệt, vào buổi tối những ánh đèn được thắp lên tạo nên một bầu không gian huyền bí bao quanh ngôi đền.

Đặc điểm nổi bật nhất của ngôi đền là ngọn tháp chính được mạ vàng giúp sự phản chiếu ánh sáng có thể được nhìn thấy từ cách đó rất xa, giữa vùng đồng bằng của Bagan. Đặc biệt, vào buổi tối những ánh đèn được thắp lên tạo nên một bầu không gian huyền bí bao quanh ngôi đền.

Truyền thuyết về sự hình thành ngôi đền Ananda gắn liền với 8 nhà sư từ Ấn Độ tới Bagan vào cuối thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên. Họ đã gặp vị vua Kyanzittha và nói về ngôi đền “huyền thoại” ở dãy núi Himalaya mà họ đang tu. Vua Kyanzittha đã bị thuyết phục và quyết định xây dựng một ngôi đền có kiến trúc tương tự như thế ở Bagan. Ananda chính thức được khởi công và mất hơn 15 năm mới hoàn thành (từ năm 1090 tới năm 1105). Sau khi hoàn thiện, các nhà sư đã bị vua giết để đảm bảo ngôi đền Ananda là duy nhất.

Truyền thuyết về sự hình thành ngôi đền Ananda gắn liền với 8 nhà sư từ Ấn Độ tới Bagan vào cuối thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên. Họ đã gặp vị vua Kyanzittha và nói về ngôi đền “huyền thoại” ở dãy núi Himalaya mà họ đang tu. 

Vua Kyanzittha đã bị thuyết phục và quyết định xây dựng một ngôi đền có kiến trúc tương tự như thế ở Bagan. Ananda chính thức được khởi công và mất hơn 15 năm mới hoàn thành (từ năm 1090 tới năm 1105). Sau khi hoàn thiện, các nhà sư đã bị vua giết để đảm bảo ngôi đền Ananda là duy nhất.

Ananda là một cấu trúc cân xứng đến hoàn hảo theo kiểu chữ thập Hy Lạp (Greek cross), được xem là ngôi đền tuyệt mĩ nhất ở Bagan. Điểm nhấn ấn tượng nhất chính là “Sikhara” (nghĩa đen theo tiếng Phạn là đỉnh núi) được mạ vàng đặt ở trung tâm của ngôi đền.

Ananda là một cấu trúc cân xứng đến hoàn hảo theo kiểu chữ thập Hy Lạp (Greek cross), được xem là ngôi đền tuyệt mĩ nhất ở Bagan. Điểm nhấn ấn tượng nhất chính là “Sikhara” (nghĩa đen theo tiếng Phạn là đỉnh núi) được mạ vàng đặt ở trung tâm của ngôi đền. 

Cấu trúc này giống như ở các tòa tháp miền Bắc Ấn Độ cho thấy ảnh hưởng của lối kiến trúc này tới Ananda. Có tới 5 bậc khác nhau tương ứng với 5 sikhara và kết thúc ở một đỉnh tháp to lớn nhất gọi là hti cao khoảng 51m, trên đó là các viên đá quý, kim cương, hồng ngọc như hầu hết các chùa khác ở Myanmar (Shwedagon, Shwezigon…).

Cấu trúc này giống như ở các tòa tháp miền Bắc Ấn Độ cho thấy ảnh hưởng của lối kiến trúc này tới Ananda. Có tới 5 bậc khác nhau tương ứng với 5 sikhara và kết thúc ở một đỉnh tháp to lớn nhất gọi là hti cao khoảng 51m, trên đó là các viên đá quý, kim cương, hồng ngọc như hầu hết các chùa khác ở Myanmar (Shwedagon, Shwezigon…).

Phần lõi của ngôi đền Ananda là khối lập phương có 4 tượng Phật lớn mạ vàng quay về 4 mặt khác nhau tương ứng 4 lối vào đền, trong đó lối chính có dãy hành lang dài. Cảnh câu chuyện cuộc đời của Đức Phật được dập nổi trên hàng trăm viên gạch đất nung ở trong ngôi đền. Trên mỗi bậc tháp của Ananda đều có các Chinthes – những thụy thú giống như sư tử để bảo vệ các ngôi chùa trên khắp đất nước Miến Điện.

Phần lõi của ngôi đền Ananda là khối lập phương có 4 tượng Phật lớn mạ vàng quay về 4 mặt khác nhau tương ứng 4 lối vào đền, trong đó lối chính có dãy hành lang dài. Cảnh câu chuyện cuộc đời của Đức Phật được dập nổi trên hàng trăm viên gạch đất nung ở trong ngôi đền. Trên mỗi bậc tháp của Ananda đều có các Chinthes – những thụy thú giống như sư tử để bảo vệ các ngôi chùa trên khắp đất nước Miến Điện.

Khuôn viên của Ananda chừng 90m cho mỗi chiều, có hàng rào bao quanh, ngoài khu đền chính, trong sân còn có các đền nhỏ, cây bồ đề và đặc biệt là tu viện có tên là Ananda Oak Kyaung hoặc tu viện gạch Ananda. Tu viện được xây dựng vào khoảng năm 1137 bằng gạch đỏ, bức tường có hình vẽ mô tả cuộc đời của Đức Phật.     Một điều khá thú vị là ngôi đền Ananda nằm rất gần với cổng Tharabha là cổng duy nhất còn sót lại của thành phố cổ Bagan (trước đây gọi là Pagan). Tharabha là một trong 12 cổng vào Bagan được xây dựng bởi vua Pyinbya, vào năm 849 sau Công nguyên, nhiều hình khắc vẫn còn trên cánh cổng này mà bạn có thể nhìn thấy ngay khi bước ra khỏi ngôi đền Ananda.

Khuôn viên của Ananda chừng 90m cho mỗi chiều, có hàng rào bao quanh, ngoài khu đền chính, trong sân còn có các đền nhỏ, cây bồ đề và đặc biệt là tu viện có tên là Ananda Oak Kyaung hoặc tu viện gạch Ananda. Tu viện được xây dựng vào khoảng năm 1137 bằng gạch đỏ, bức tường có hình vẽ mô tả cuộc đời của Đức Phật. 

Một điều khá thú vị là ngôi đền Ananda nằm rất gần với cổng Tharabha là cổng duy nhất còn sót lại của thành phố cổ Bagan (trước đây gọi là Pagan). Tharabha là một trong 12 cổng vào Bagan được xây dựng bởi vua Pyinbya, vào năm 849 sau Công nguyên, nhiều hình khắc vẫn còn trên cánh cổng này mà bạn có thể nhìn thấy ngay khi bước ra khỏi ngôi đền Ananda.

Ananda cũng là ngôi đền không có bậc thang lên đỉnh tháp, tại căn phòng trung tâm có 4 bức tượng Phật cao hơn 9m mạ vàng đại diện cho 4 vị Phật đã đạt tới niết bàn, cụ thể Phật Kassapa ở phía Nam, Phật Kakusandha ở phía Bắc, Phật Konagamana ở phía Đông và Phật Gautama ở phía Tây. Phía trước hình ảnh của Phật Gautama là hai bức tượng sơn mài. Một là của vua Kyanzittha – người đã cho xây dựng Ananda và một là Shin Arahan – nhà sư từ vương quốc Thaton đã biến vua Anawrahta thành Phật giáo Theravada.

Ananda cũng là ngôi đền không có bậc thang lên đỉnh tháp, tại căn phòng trung tâm có 4 bức tượng Phật cao hơn 9m mạ vàng đại diện cho 4 vị Phật đã đạt tới niết bàn, cụ thể Phật Kassapa ở phía Nam, Phật Kakusandha ở phía Bắc, Phật Konagamana ở phía Đông và Phật Gautama ở phía Tây. 

Phía trước hình ảnh của Phật Gautama là hai bức tượng sơn mài. Một là của vua Kyanzittha – người đã cho xây dựng Ananda và một là Shin Arahan – nhà sư từ vương quốc Thaton đã biến vua Anawrahta thành Phật giáo Theravada.

Cũng như các ngôi đền/chùa khác ở Bagan, bạn phải để toàn bộ giày dép ở ngoài và chỉ được đi chân trần vào bên trong (không được mang tất/vớ). Bạn nên mặc quần áo kín đáo, không nên quần cộc áo ba lỗ hoặc váy đối với nữ giới vì có thể bị từ chối không cho vào đền tham quan.     Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Bagan nói chung là khoảng từ tháng 10 – 2 hàng năm vì không khí mát mẻ, ít mưa, có thể bay khinh khí cầu. Ananda được xem là một trong 4 ngôi đền bắt buộc phải tới thăm khi bạn đến Bagan cùng với đền Shwezigon, Dhammayangyi và Shwesandaw.

Cũng như các ngôi đền/chùa khác ở Bagan, bạn phải để toàn bộ giày dép ở ngoài và chỉ được đi chân trần vào bên trong (không được mang tất/vớ). Bạn nên mặc quần áo kín đáo, không nên quần cộc áo ba lỗ hoặc váy đối với nữ giới vì có thể bị từ chối không cho vào đền tham quan. 

Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Bagan nói chung là khoảng từ tháng 10 – 2 hàng năm vì không khí mát mẻ, ít mưa, có thể bay khinh khí cầu. Ananda được xem là một trong 4 ngôi đền bắt buộc phải tới thăm khi bạn đến Bagan cùng với đền Shwezigon, Dhammayangyi và Shwesandaw.


Nguồn: Internet

Những món ăn đường phố tại Hong Kong nghe thôi đã thèm

Là địa điểm du lịch được ưa chuộng ở Châu Á, Hong Kong (Trung Quốc) có rất nhiều món ăn đường phố ngon tuyệt như nghe thôi đã thèm.

Những món ăn đường phố tại Hong Kong nghe thôi đã thèm

Bánh quế trứng

Bánh quế trứng

Đây là món bánh có độ phủ sóng cực rộng ở xứ cảng thơm. Cách làm món bánh quế trứng (waffle egg) này siêu dễ, chỉ gồm bột trộn trứng được cho lên chảo nướng và lật sau vài giây là đã có ngay chiếc bánh hấp dẫn.Những chiếc bánh giòn thơm phức này ngon nhất là khi ăn nóng. Bạn có thể tìm thấy món này ở gần như mọi con phố tại Hong Kong.

Cá viên cà ri

Cá viên cà ri

Là thức ăn được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong thành phố Hong Kong với giá rất rẻ. Những xiên cá sẽ được chiên giòn trong dầu nóng và sau đó nhúng ngập trong nước sốt cà ri hấp dẫn. Bạn có thể vừa đi dạo nhàn nhã, vừa thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn rất được ưa chuộng này. Một cốc nước dừa tươi mát lạnh sẽ là gợi ý tuyệt vời để dùng kèm khi thưởng thức cá viên cà ri.

Boh Loh Baau – Bánh dứa

Boh Loh Baau – Bánh dứa

Boh Loh Baau còn có tên “bánh dứa” do hình dạng mặt bánh có những đường khứa như thể vỏ trái dứa. Theo truyền thống, người dân Hong Kong thường dùng bánh khi còn ấm, kèm với lát bơ mỏng kẹp ở giữa vào bữa sáng hay bữa trà chiều. Bánh dứa vừa ra lò còn nóng hổi, dùng dao rạch ngang rồi để vào một miếng bơ vàng tươi béo ngậy, chỉ nhìn thôi đã thấy thèm.

Lòng heo chiên

Lòng heo chiên

Du khách không thể tự nhận mình là tín đồ ẩm thực đường phố thực sự nếu chưa thử qua món lòng heo chiên. Lòng heo được nhồi thịt chiên, ăn kèm tương, giấm siêu ngon. Những miếng lòng giòn, thơm được xiên vào chiếc que để du khách tiện thưởng thức. Các món ăn làm từ nội tạng ở Hong Kong vốn vô cùng đặc sắc vì thế đừng bỏ qua món này nhé!

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối

Một món vặt nữa du khách cũng nhất định phải thử khi du lịch Hong Kong chính là đậu phụ thối. Đúng như cái tên, mùi đậu phụ thối rất khó chịu, một số người không thể ngửi được mùi của đậu hũ thối, họ cho rằng nó giống mùi phô mai xanh hay thậm chí là mùi ống cống... Nhưng với những người biết ăn thì đậu hũ càng nặng mùi, càng ngon. Khi ăn, du khách sẽ cảm thấy nó thơm một mùi rất lạ lẫm, lại béo béo và thêm một ít tương ớt nữa thì tuyệt vời.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

La cà quán xá Hội An

Không chỉ những ngôi nhà cổ phủ đầy rêu xanh, ngói đỏ tường vàng hay Show diễn "Ký ức Hội An" mà những quán café cũng chính là địa điểm được nhiều du khách check in nhất khi du lịch Hội An.

La cà quán xá Hội An

Mót 

Mót

Địa chỉ: Vỉa hè 150 Trần Phú.

Gọi là quán cà phê thế thôi, chứ thật ra, Mót lại nổi tiếng với những món trà thảo mộc và sả chanh trang trí thêm hoa sen gợi một cảm giác rất Hội An. Không gian quán cũng y hệt như cái tên, hay có thể gọi là… vỉa hè nơi quán tọa lạc, phong cách bình dị, đôi lúc chỉ là chiếc ghế con kê để ngồi, nhưng đó cũng chính là điểm khiến du khách mê mẩn. 

Cocobox

Cocobox

Nằm giữa những con đường đầy màu sắc của Hội An cổ, Cocobox không chỉ là quán cà phê yêu thích của du khách Việt, mà còn là địa chỉ hay lui tới của các du khách nước ngoài. Được xây dựng trên concept quán cà phê kết hợp với bán nông sản hữu cơ, Cocobox có dáng vẻ một tiệm cà phê châu Âu cổ điển, nhưng vẫn có những nét để đồng điệu với không gian và hơi thở Á Đông đặc trưng của Hội An.

Địa chỉ:
• 94 Lê Lợi.
• 03 Châu Thượng Văn.
• 42 Bạch Đằng.
• 95 Nguyễn Thái Học.

The Chef

The Chef

Địa chỉ: 166 Trần Phú.

Điểm thu hút nhất của The Chef là Góc sân thượng được trang trí với đèn lồng, cây nêu lấp lánh cực nghệ sĩ và “so deep” luôn. Đứng từ đây bạn sẽ nhìn thấy toàn cảnh Hội An với những mái ngói bằng bằng, vàng ươm trong nắng sáng hoặc nhuộm đỏ trong ánh chiều tà.

Tầng 2, nơi phục vụ cà phê, được bài trí khá bắt mắt với những vách tường bằng gỗ sậm màu, bạn có thể vừa uống cà phê vừa trò chuyện cùng bạn bè, hoặc thậm chí là ngồi nghiền ngẫm những trang sách yêu thích.

Faifo Coffee

Faifo Coffee

Địa chỉ: 130 Trần Phú

Faifo Coffee nằm trong một ngôi nhà cổ 2 tầng, khá yên tĩnh, được bài trí đơn giản với gam màu vàng nâu chủ đạo, vừa ấm áp vừa đại biểu cho màu trà và cà phê – những loại thức uống quen thuôc của quán. Quán cà phê đẹp ở Hội An này cũng là điểm dừng chân lý tưởng cho “dân nghiện cà phê” và những ai mê săn ảnh đẹp.

Đến với Faifo bạn sẽ cảm thấy một nhịp sống chậm rãi, không xô bồ ồn ã, một chút hiện đại lắng quyện vào những nét cổ kính, với mái ngói lô xô nằm san sát nhau, với những con đường quanh co phố cổ và hương cà phê lảng vảng ngây ngất lòng.

Hoi An Roastery


Hoi An Roastery

Hoi An Roastery là xưởng cà phê rang xay của Hội An với 7 quán cà phê khác nhau trong lòng phố cổ. Dù là chung một cái tên Hoi An Roastery, nhưng nhiều người cho rằng Roastery Center tại 47 Lê Lợi có phong cách bài trí đẹp nhất với không gian rộng rãi và mang một hơi thở truyền thống. 

Điểm nhấn ở nơi được cho là quán cà phê đẹp ở Hội An này chính là cột kèo bằng gỗ, kết hợp với dàn đèn trần độc đáo được cách điệu từ lồng chim bằng tre. 

Địa chỉ:
• Roastery Center – 47 Lê Lợi.
• Market – 31 Trần Phú.
• Hoi An Roastery Riverside / Hoi An Roastery Bistro – 95 Bạch Đằng.
• Roastery Japanese Brigde – 135 Trần Phú.
• Roastery Temple – 685 Hai Bà Trưng.
• Roastery Lantern Street – 117 Nguyễn Thái Học.

Cocobana

Cocobana

Địa chỉ: 16 Nguyễn Thái Học.

Cocoban dành riêng cho những ai yêu thích những vật dụng trang trí từ thiên nhiên. Nơi đây dành hẳn một góc để trưng bày và cũng như tạo điểm nhấn với rất nhiều nón lá, các vật dụng quen thuộc làm từ thang tre, mây và nứa. Chúng được kết hợp và đặt để một cách tùy hứng nhưng đầy sự sáng tạo và lớp lang, tạo nên một tổng thể rực rỡ nhưng vẫn rất hài hòa, nhẹ nhàng và đầy những bất ngờ khiến bạn không thể rời mắt.

Đặc biệt, ở Cocobana còn có một khu làm giấy, một chiếc vườn nhỏ có bể cá; không gian đủ để bạn khám phá và mộng mơ một chút. Với những bạn thích chơi với nghệ thuật nhiếp ảnh sắp đặt, hoặc muốn có một góc ảnh check-in là lạ nhưng chất nghệ sĩ.

U Café

U Café

Địa chỉ: 120 Huyền Trân Công Chúa.

Mặc dù mang một nét u huyền, tĩnh lặng, hơi cổ điển nhưng U Café không tận dụng những nét quen thuộc của Hội An như tường rêu phong, mái ngói, đèn lồng… Bù lại, U Café có không gian được bao phủ bởi một hồ hoa súng cùng dàn dây leo xanh ngắt vô cùng thích mắt, nhìn thẳng ra sông Hoài. 

Reaching Out 

Reaching Out

Địa chỉ: 131 Trần Phú.

Ngay từ khi thành lập Reaching Out đã trở thành một quán cà phê đẹp ở Hội An được nhiều người yêu thích với lối kiến trúc sân vườn và những món đồ nội thất đậm chất Việt Nam. Không gian thanh nhã, giản dị và lúc nào cũng thoảng mùi trà thơm thoang thoảng, chắc chắn sẽ khiến ngay cả những ai khó tính nhất cũng cảm thấy hài lòng.


Tổng hợp

Những lầm tưởng của du khách nước ngoài về tên các món ăn Việt Nam

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Người ta nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", và có lẽ điều này cũng áp dụng cho phương diện ẩm thực, bởi vì đôi khi chỉ một cái tên nhưng lại được ông bà ta dùng để gọi nhiều món thoạt nghe có vẻ "không được liên quan" cho lắm. Hãy cùng điểm qua một số những cái tên trong ẩm thực Việt dễ khiến người ta hoang mang sau đây:

Bánh đa

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.    Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.

Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Chè

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp... Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt...

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp... Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt...

 Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà - được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi.

Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà - được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi. 

Nem

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men.

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men. 

Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ "nem" với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng... bối rối.

Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ "nem" với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng... bối rối.

Gỏi

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi "bất di bất dịch", đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me...).

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi "bất di bất dịch", đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me...).

Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ "gỏi" có lẽ vẫn sẽ mãi "mông lung" như thế.

Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ "gỏi" có lẽ vẫn sẽ mãi "mông lung" như thế.

Xem thêm: Vận dụng khoa học vào ăn uống như cách của ông bà ta


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến