Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Thích thú với "văn hóa" phơi quần áo cực độc đáo ở Hồng Kông

Tại nơi tấc đất tấc vàng như Hồng Kông, từng vị trí dù là nhỏ nhất cũng được tận dụng để phơi quần áo, vô tình tạo nên một nét văn hóa độc đáo mang đậm dấu ấn Hương Cảng.

Bạn sẽ làm gì để phơi khô quần áo vừa giặt xong? Treo lên sào trong nhà để chúng tự khô? Sử dụng máy sấy để hong nóng quần áo? Hay đơn giản là sưởi chúng dưới ánh nắng Mặt Trời cả ngày rồi cứ ung dung mang về nhà vào buổi chiều.

Bạn sẽ làm gì để phơi khô quần áo vừa giặt xong? Treo lên sào trong nhà để chúng tự khô? Sử dụng máy sấy để hong nóng quần áo? Hay đơn giản là sưởi chúng dưới ánh nắng Mặt Trời cả ngày rồi cứ ung dung mang về nhà vào buổi chiều.

Ở Hồng Kông, thành phố của sự sầm uất và chen chúc, mọi không gian đều bị hạn chế. Nhiếp ảnh gia Jimmi Ho đã thực hiện một bộ ảnh ghi lại nghệ thuật phơi quần áo ở nơi đất chật người đông này, thông qua nó anh muốn cho thấy sự sáng tạo của người dân nơi đây trong cuộc sống đời thường.

Ở Hồng Kông, thành phố của sự sầm uất và chen chúc, mọi không gian đều bị hạn chế. Nhiếp ảnh gia Jimmi Ho đã thực hiện một bộ ảnh ghi lại nghệ thuật phơi quần áo ở nơi đất chật người đông này, thông qua nó anh muốn cho thấy sự sáng tạo của người dân nơi đây trong cuộc sống đời thường.

“Không phải nơi nào trên thế giới cũng phơi quần áo ở nơi công cộng như tại Hồng Kông, tôi thấy đây là một nét văn hóa độc đáo và muốn ghi lại, cũng như tôi muốn cho mọi người thấy óc sáng tạo của việc tận dụng từng mét vuông nhỏ giữa thành phố chật chội trong cuộc sống thường ngày,” Jimmi Ho chia sẻ.

“Không phải nơi nào trên thế giới cũng phơi quần áo ở nơi công cộng như tại Hồng Kông, tôi thấy đây là một nét văn hóa độc đáo và muốn ghi lại, cũng như tôi muốn cho mọi người thấy óc sáng tạo của việc tận dụng từng mét vuông nhỏ giữa thành phố chật chội trong cuộc sống thường ngày,” Jimmi Ho chia sẻ.

“Không phải nơi nào trên thế giới cũng phơi quần áo ở nơi công cộng như tại Hồng Kông, tôi thấy đây là một nét văn hóa độc đáo và muốn ghi lại, cũng như tôi muốn cho mọi người thấy óc sáng tạo của việc tận dụng từng mét vuông nhỏ giữa thành phố chật chội trong cuộc sống thường ngày,” Jimmi Ho chia sẻ.

Bộ ảnh này được chụp một cách bình thường nhất, không hề có sự dàn dựng hay thay đổi bố cục, nhằm giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu của nghệ thuật phơi quần áo. Jimmi Ho đi bộ lang thang trên phố, không hề có điểm đến và ngẫu nhiên bắt gặp những sào quần áo lộ thiên rồi chụp chúng.

Bộ ảnh này được chụp một cách bình thường nhất, không hề có sự dàn dựng hay thay đổi bố cục, nhằm giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu của nghệ thuật phơi quần áo. Jimmi Ho đi bộ lang thang trên phố, không hề có điểm đến và ngẫu nhiên bắt gặp những sào quần áo lộ thiên rồi chụp chúng.

“Tôi thường đi ngẫu hứng và không có đích cuối, nhưng thỉnh thoảng tôi bắt gặp hình ảnh những dây phơi ken kín quần áo trên Google Maps khi vô tình tìm kiếm địa danh nào đó, thế là tôi đến ngay nơi đó để quan sát xem các bà các mẹ phơi đồ ra sao, sử dụng ‘đồ nghề’ gì,” nhiếp ảnh gia cho biết thêm.

“Tôi thường đi ngẫu hứng và không có đích cuối, nhưng thỉnh thoảng tôi bắt gặp hình ảnh những dây phơi ken kín quần áo trên Google Maps khi vô tình tìm kiếm địa danh nào đó, thế là tôi đến ngay nơi đó để quan sát xem các bà các mẹ phơi đồ ra sao, sử dụng ‘đồ nghề’ gì,” nhiếp ảnh gia cho biết thêm.

Hóa ra, chị em nội trợ khéo léo sử dụng những thứ của công như biển hiệu, dải phân cách,... và buộc dây vào để làm nên những chiếc sào phơi đồ ‘dã chiến’. “Tôi chỉ đơn giản là canh góc để tạo nên những bức ảnh ấn tượng chứ không hề sắp đặt. Tuy vậy, một số bức ảnh vẫn mang vẻ siêu thực, đó là do sự sắp xếp tài ba của người phơi đồ,” Jimmi Ho kể lại.

Hóa ra, chị em nội trợ khéo léo sử dụng những thứ của công như biển hiệu, dải phân cách,... và buộc dây vào để làm nên những chiếc sào phơi đồ ‘dã chiến’. “Tôi chỉ đơn giản là canh góc để tạo nên những bức ảnh ấn tượng chứ không hề sắp đặt. Tuy vậy, một số bức ảnh vẫn mang vẻ siêu thực, đó là do sự sắp xếp tài ba của người phơi đồ,” Jimmi Ho kể lại.

Một trong những địa điểm dùng để phơi đồ mà Jimmi Ho thấy lạ lẫm nhất, đó là móc quần áo lên tay vịn của cầu bộ hành.

Một trong những địa điểm dùng để phơi đồ mà Jimmi Ho thấy lạ lẫm nhất, đó là móc quần áo lên tay vịn của cầu bộ hành.

“Bằng cách nào đó tôi rất ngưỡng mộ sự thích ứng linh hoạt của người Hồng Kông, tôi cứ mải mê theo đuổi những sào đồ công cộng như thế này,” anh thích thú chia sẻ.

“Bằng cách nào đó tôi rất ngưỡng mộ sự thích ứng linh hoạt của người Hồng Kông, tôi cứ mải mê theo đuổi những sào đồ công cộng như thế này,” anh thích thú chia sẻ.

Phơi quần áo nơi công cộng là một việc không được cho phép tại Hồng Kông, nhưng pháp luật cũng không cấm đoán vì trên thực tế đây là một việc cần thiết trong cuộc sống. Thế là với một chút khéo léo, người dân Hương Cảng đã khám phá và tận dụng những tiềm năng xung quanh mình nhằm đánh bay mùi ẩm mốc sau khi giặt của quần áo.

Phơi quần áo nơi công cộng là một việc không được cho phép tại Hồng Kông, nhưng pháp luật cũng không cấm đoán vì trên thực tế đây là một việc cần thiết trong cuộc sống. Thế là với một chút khéo léo, người dân Hương Cảng đã khám phá và tận dụng những tiềm năng xung quanh mình nhằm đánh bay mùi ẩm mốc sau khi giặt của quần áo.

Trước sự đô thị hóa nhanh chóng của đặc khu này, không gian phơi phóng áo quần cũng dần bị thu hẹp. Nhưng ở bất cứ nơi nào còn sót lại chút khoảng không, những dây phơi đồ vẫn sẽ xuất hiện và điểm tô thêm những mảng màu rực rỡ cho phố phường Hồng Kông bằng những họa tiết bắt mắt trên những chiếc áo bay trong gió.

Trước sự đô thị hóa nhanh chóng của đặc khu này, không gian phơi phóng áo quần cũng dần bị thu hẹp. Nhưng ở bất cứ nơi nào còn sót lại chút khoảng không, những dây phơi đồ vẫn sẽ xuất hiện và điểm tô thêm những mảng màu rực rỡ cho phố phường Hồng Kông bằng những họa tiết bắt mắt trên những chiếc áo bay trong gió.

Xem thêm: 10 khu chợ đường phố nổi tiếng ở Hong Kong

Theo Lostbird

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Tìm hiểu về tháp cổ nghìn năm ở miền 'đất Võ, trời Văn"

Từ lâu, Bình Định không chỉ nổi tiếng là miền "đất Võ, trời Văn" mà còn mang vẻ đẹp bí ẩn với hàng loạt đền tháp nghìn năm tuổi trên kinh đô vương quốc Chămpa vàng son rực rỡ.

Cụm tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) được xây vào vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa. Trong số hơn 60 công trình kiến trúc tháp còn lại trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định là địa phương thứ hai có nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam, chỉ sau Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Cụm tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) được xây vào vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa. Trong số hơn 60 công trình kiến trúc tháp còn lại trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định là địa phương thứ hai có nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam, chỉ sau Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Du khách chụp ảnh lưu niệm giữa khung cảnh thơ mộng ở tháp Dương Long. Đây là ngôi tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với chiều cao tháp Giữa 42 m, tháp Nam 36 m, tháp Bắc 34 m... Xuất phát từ trung tâm TP Quy Nhơn, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy trong vòng bán kính 40 km có thể khám phá các tháp Chăm cổ ở miền "đất Võ, trời Văn".

Du khách chụp ảnh lưu niệm giữa khung cảnh thơ mộng ở tháp Dương Long. Đây là ngôi tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với chiều cao tháp Giữa 42 m, tháp Nam 36 m, tháp Bắc 34 m... Xuất phát từ trung tâm TP Quy Nhơn, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy trong vòng bán kính 40 km có thể khám phá các tháp Chăm cổ ở miền "đất Võ, trời Văn". 

Không chỉ có quy mô cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, cụm tháp Dương Long còn có kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế trên những phiến đá. Hiện Bình Định còn 8 cụm với 14 tháp Chăm nổi tiếng gồm tháp Bánh Ít, Dương Long, tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông (còn là chân đế).

Không chỉ có quy mô cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, cụm tháp Dương Long còn có kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế trên những phiến đá. Hiện Bình Định còn 8 cụm với 14 tháp Chăm nổi tiếng gồm tháp Bánh Ít, Dương Long, tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông (còn là chân đế).

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá gồm những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loại hoa lá, các loài thú như voi, khỉ, rắn, chim thần Garuda, Kala, thủy quái Makara... Các cụm đền tháp nằm xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn.

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá gồm những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loại hoa lá, các loài thú như voi, khỉ, rắn, chim thần Garuda, Kala, thủy quái Makara... Các cụm đền tháp nằm xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn.

Tháp Cánh Tiên ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Chămpa (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Tháp Cánh Tiên ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Chămpa (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Phần phía ngoài của góc tường tháp Cánh Tiên được ốp bằng những phiến đá sa thạch có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa. Tháp cao gần 20 m được xây vào thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.

Phần phía ngoài của góc tường tháp Cánh Tiên được ốp bằng những phiến đá sa thạch có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa. Tháp cao gần 20 m được xây vào thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.

Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) được xây vào cuối thế kỷ 12, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Về phố biển thăm di tích tháp Đôi, du khách thích thú khi nghe câu ca dao ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng…

Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) được xây vào cuối thế kỷ 12, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Về phố biển thăm di tích tháp Đôi, du khách thích thú khi nghe câu ca dao ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng…

Những thân dừa cổ thụ tạo không gian xanh, thơ mộng bên di tích lịch sử văn hóa tháp Đôi. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam.

Những thân dừa cổ thụ tạo không gian xanh, thơ mộng bên di tích lịch sử văn hóa tháp Đôi. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam.

Tượng Linga-Yoni được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch trong lòng di tích tháp Đôi (Quy Nhơn). Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Tượng Linga-Yoni được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch trong lòng di tích tháp Đôi (Quy Nhơn). Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi.

Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi.

Di tích tháp Đôi hàng ngày hút nhiều du khách tham quan. Các nhà khảo cổ ví các cụm tháp Chăm ở Bình Định như bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Hệ thống các công trình tôn giáo bằng gạch của nền văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại trên đất Bình Định.

Di tích tháp Đôi hàng ngày hút nhiều khách du lịch tham quan. Các nhà khảo cổ ví các cụm tháp Chăm ở Bình Định như bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Hệ thống các công trình tôn giáo bằng gạch của nền văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại trên đất Bình Định.

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Mái vòm độc đáo ở cụm tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm.    Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Mái vòm độc đáo ở cụm tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm.

Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít. Quần thể tháp Chăm còn được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm chủ biên.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít. Quần thể tháp Chăm còn được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm chủ biên.


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Đến thăm Ananda Phaya - Ngôi đền tuyệt mỹ nhất Bagan

Ananda được xem là một trong những ngôi đền nổi tiếng và đẹp nhất ở Bagan. Đây là một trong những ngôi đền lớn đầu tiên được xây dựng tại đây với các tên gọi khác nhau như Ananda Pahto hay Ananda Phaya. Ngôi đền bị phá hủy một phần trong trận động đất vào năm 1975 nhưng sau đó được khôi phục lại gần như nguyên bản.

Đặc điểm nổi bật nhất của ngôi đền là ngọn tháp chính được mạ vàng giúp sự phản chiếu ánh sáng có thể được nhìn thấy từ cách đó rất xa, giữa vùng đồng bằng của Bagan. Đặc biệt, vào buổi tối những ánh đèn được thắp lên tạo nên một bầu không gian huyền bí bao quanh ngôi đền.

Đặc điểm nổi bật nhất của ngôi đền là ngọn tháp chính được mạ vàng giúp sự phản chiếu ánh sáng có thể được nhìn thấy từ cách đó rất xa, giữa vùng đồng bằng của Bagan. Đặc biệt, vào buổi tối những ánh đèn được thắp lên tạo nên một bầu không gian huyền bí bao quanh ngôi đền.

Truyền thuyết về sự hình thành ngôi đền Ananda gắn liền với 8 nhà sư từ Ấn Độ tới Bagan vào cuối thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên. Họ đã gặp vị vua Kyanzittha và nói về ngôi đền “huyền thoại” ở dãy núi Himalaya mà họ đang tu. Vua Kyanzittha đã bị thuyết phục và quyết định xây dựng một ngôi đền có kiến trúc tương tự như thế ở Bagan. Ananda chính thức được khởi công và mất hơn 15 năm mới hoàn thành (từ năm 1090 tới năm 1105). Sau khi hoàn thiện, các nhà sư đã bị vua giết để đảm bảo ngôi đền Ananda là duy nhất.

Truyền thuyết về sự hình thành ngôi đền Ananda gắn liền với 8 nhà sư từ Ấn Độ tới Bagan vào cuối thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên. Họ đã gặp vị vua Kyanzittha và nói về ngôi đền “huyền thoại” ở dãy núi Himalaya mà họ đang tu. 

Vua Kyanzittha đã bị thuyết phục và quyết định xây dựng một ngôi đền có kiến trúc tương tự như thế ở Bagan. Ananda chính thức được khởi công và mất hơn 15 năm mới hoàn thành (từ năm 1090 tới năm 1105). Sau khi hoàn thiện, các nhà sư đã bị vua giết để đảm bảo ngôi đền Ananda là duy nhất.

Ananda là một cấu trúc cân xứng đến hoàn hảo theo kiểu chữ thập Hy Lạp (Greek cross), được xem là ngôi đền tuyệt mĩ nhất ở Bagan. Điểm nhấn ấn tượng nhất chính là “Sikhara” (nghĩa đen theo tiếng Phạn là đỉnh núi) được mạ vàng đặt ở trung tâm của ngôi đền.

Ananda là một cấu trúc cân xứng đến hoàn hảo theo kiểu chữ thập Hy Lạp (Greek cross), được xem là ngôi đền tuyệt mĩ nhất ở Bagan. Điểm nhấn ấn tượng nhất chính là “Sikhara” (nghĩa đen theo tiếng Phạn là đỉnh núi) được mạ vàng đặt ở trung tâm của ngôi đền. 

Cấu trúc này giống như ở các tòa tháp miền Bắc Ấn Độ cho thấy ảnh hưởng của lối kiến trúc này tới Ananda. Có tới 5 bậc khác nhau tương ứng với 5 sikhara và kết thúc ở một đỉnh tháp to lớn nhất gọi là hti cao khoảng 51m, trên đó là các viên đá quý, kim cương, hồng ngọc như hầu hết các chùa khác ở Myanmar (Shwedagon, Shwezigon…).

Cấu trúc này giống như ở các tòa tháp miền Bắc Ấn Độ cho thấy ảnh hưởng của lối kiến trúc này tới Ananda. Có tới 5 bậc khác nhau tương ứng với 5 sikhara và kết thúc ở một đỉnh tháp to lớn nhất gọi là hti cao khoảng 51m, trên đó là các viên đá quý, kim cương, hồng ngọc như hầu hết các chùa khác ở Myanmar (Shwedagon, Shwezigon…).

Phần lõi của ngôi đền Ananda là khối lập phương có 4 tượng Phật lớn mạ vàng quay về 4 mặt khác nhau tương ứng 4 lối vào đền, trong đó lối chính có dãy hành lang dài. Cảnh câu chuyện cuộc đời của Đức Phật được dập nổi trên hàng trăm viên gạch đất nung ở trong ngôi đền. Trên mỗi bậc tháp của Ananda đều có các Chinthes – những thụy thú giống như sư tử để bảo vệ các ngôi chùa trên khắp đất nước Miến Điện.

Phần lõi của ngôi đền Ananda là khối lập phương có 4 tượng Phật lớn mạ vàng quay về 4 mặt khác nhau tương ứng 4 lối vào đền, trong đó lối chính có dãy hành lang dài. Cảnh câu chuyện cuộc đời của Đức Phật được dập nổi trên hàng trăm viên gạch đất nung ở trong ngôi đền. Trên mỗi bậc tháp của Ananda đều có các Chinthes – những thụy thú giống như sư tử để bảo vệ các ngôi chùa trên khắp đất nước Miến Điện.

Khuôn viên của Ananda chừng 90m cho mỗi chiều, có hàng rào bao quanh, ngoài khu đền chính, trong sân còn có các đền nhỏ, cây bồ đề và đặc biệt là tu viện có tên là Ananda Oak Kyaung hoặc tu viện gạch Ananda. Tu viện được xây dựng vào khoảng năm 1137 bằng gạch đỏ, bức tường có hình vẽ mô tả cuộc đời của Đức Phật.     Một điều khá thú vị là ngôi đền Ananda nằm rất gần với cổng Tharabha là cổng duy nhất còn sót lại của thành phố cổ Bagan (trước đây gọi là Pagan). Tharabha là một trong 12 cổng vào Bagan được xây dựng bởi vua Pyinbya, vào năm 849 sau Công nguyên, nhiều hình khắc vẫn còn trên cánh cổng này mà bạn có thể nhìn thấy ngay khi bước ra khỏi ngôi đền Ananda.

Khuôn viên của Ananda chừng 90m cho mỗi chiều, có hàng rào bao quanh, ngoài khu đền chính, trong sân còn có các đền nhỏ, cây bồ đề và đặc biệt là tu viện có tên là Ananda Oak Kyaung hoặc tu viện gạch Ananda. Tu viện được xây dựng vào khoảng năm 1137 bằng gạch đỏ, bức tường có hình vẽ mô tả cuộc đời của Đức Phật. 

Một điều khá thú vị là ngôi đền Ananda nằm rất gần với cổng Tharabha là cổng duy nhất còn sót lại của thành phố cổ Bagan (trước đây gọi là Pagan). Tharabha là một trong 12 cổng vào Bagan được xây dựng bởi vua Pyinbya, vào năm 849 sau Công nguyên, nhiều hình khắc vẫn còn trên cánh cổng này mà bạn có thể nhìn thấy ngay khi bước ra khỏi ngôi đền Ananda.

Ananda cũng là ngôi đền không có bậc thang lên đỉnh tháp, tại căn phòng trung tâm có 4 bức tượng Phật cao hơn 9m mạ vàng đại diện cho 4 vị Phật đã đạt tới niết bàn, cụ thể Phật Kassapa ở phía Nam, Phật Kakusandha ở phía Bắc, Phật Konagamana ở phía Đông và Phật Gautama ở phía Tây. Phía trước hình ảnh của Phật Gautama là hai bức tượng sơn mài. Một là của vua Kyanzittha – người đã cho xây dựng Ananda và một là Shin Arahan – nhà sư từ vương quốc Thaton đã biến vua Anawrahta thành Phật giáo Theravada.

Ananda cũng là ngôi đền không có bậc thang lên đỉnh tháp, tại căn phòng trung tâm có 4 bức tượng Phật cao hơn 9m mạ vàng đại diện cho 4 vị Phật đã đạt tới niết bàn, cụ thể Phật Kassapa ở phía Nam, Phật Kakusandha ở phía Bắc, Phật Konagamana ở phía Đông và Phật Gautama ở phía Tây. 

Phía trước hình ảnh của Phật Gautama là hai bức tượng sơn mài. Một là của vua Kyanzittha – người đã cho xây dựng Ananda và một là Shin Arahan – nhà sư từ vương quốc Thaton đã biến vua Anawrahta thành Phật giáo Theravada.

Cũng như các ngôi đền/chùa khác ở Bagan, bạn phải để toàn bộ giày dép ở ngoài và chỉ được đi chân trần vào bên trong (không được mang tất/vớ). Bạn nên mặc quần áo kín đáo, không nên quần cộc áo ba lỗ hoặc váy đối với nữ giới vì có thể bị từ chối không cho vào đền tham quan.     Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Bagan nói chung là khoảng từ tháng 10 – 2 hàng năm vì không khí mát mẻ, ít mưa, có thể bay khinh khí cầu. Ananda được xem là một trong 4 ngôi đền bắt buộc phải tới thăm khi bạn đến Bagan cùng với đền Shwezigon, Dhammayangyi và Shwesandaw.

Cũng như các ngôi đền/chùa khác ở Bagan, bạn phải để toàn bộ giày dép ở ngoài và chỉ được đi chân trần vào bên trong (không được mang tất/vớ). Bạn nên mặc quần áo kín đáo, không nên quần cộc áo ba lỗ hoặc váy đối với nữ giới vì có thể bị từ chối không cho vào đền tham quan. 

Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Bagan nói chung là khoảng từ tháng 10 – 2 hàng năm vì không khí mát mẻ, ít mưa, có thể bay khinh khí cầu. Ananda được xem là một trong 4 ngôi đền bắt buộc phải tới thăm khi bạn đến Bagan cùng với đền Shwezigon, Dhammayangyi và Shwesandaw.


Nguồn: Internet

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Những món ngon nổi tiếng của ẩm thực Lào

Ngoài món xôi nổi tiếng của Lào với hạt gạo to, dài và dẻo thơm, Lào còn có rất nhiều các món ăn khác thú vị. Dưới đây 5 món ngon đặc sắc mà bất kỳ một vị khách nào cũng không thể bỏ lỡ khi đến với Lào – đất nước của triệu voi. 

Ngoài món xôi nổi tiếng của Lào với hạt gạo to, dài và dẻo thơm, Lào còn có rất nhiều các món ăn khác thú vị. Dưới đây 5 món ngon đặc sắc mà bất kỳ một vị khách nào cũng không thể bỏ lỡ khi đến với Lào – đất nước của triệu voi.

Và bạn cũng hoàn toàn có thể nấu các món ăn này tại Việt Nam bởi nguyên liệu vô cùng dễ tìm kiếm.

Naem dip – Gỏi cuốn

Món gỏi cuốn của Lào đặc biệt bởi nó được làm hoàn toàn từ rau củ tươi và đậu phộng mà không thêm vào tôm hay thịt như món gỏi cuốn Việt Nam. Bánh tráng dẻo bao trọn những thứ rau tươi ngon kết hợp với nước chấm chua ngọt, thật tuyệt vời để làm món khai vị.

Món gỏi cuốn của Lào đặc biệt bởi nó được làm hoàn toàn từ rau củ tươi và đậu phộng mà không thêm vào tôm hay thịt như món gỏi cuốn Việt Nam. Bánh tráng dẻo bao trọn những thứ rau tươi ngon kết hợp với nước chấm chua ngọt, thật tuyệt vời để làm món khai vị.

Bằng những nguyên liệu: bún, cà rốt thái sợi, đậu phộng giã nhỏ, bánh tráng, rau xà lách, rau thơm, bắp cải, nước mắm, dấm tỏi, đường dễ tìm kiếm, bạn có thể trổ tài kết hợp theo kiểu của Lào để mang lại vị mới cho món gỏi cuốn thường ngày của gia đình.

Bằng những nguyên liệu: bún, cà rốt thái sợi, đậu phộng giã nhỏ, bánh tráng, rau xà lách, rau thơm, bắp cải, nước mắm, dấm tỏi, đường dễ tìm kiếm, bạn có thể trổ tài kết hợp theo kiểu của Lào để mang lại vị mới cho món gỏi cuốn thường ngày của gia đình.

Mok Pa - Cá hấp lá chuối 

Đây là một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của người Lào và cũng là một món ăn đặc sắc mà người Lào sử dụng lá chuối để chế biến các món ăn của mình.

Đây là một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của người Lào và cũng là một món ăn đặc sắc mà người Lào sử dụng lá chuối để chế biến các món ăn của mình.

Cá hấp tẩm ướp với nhiều loại gia vị như lá chanh Thái, húng quế, hành, ớt, nước nắm và muối sau đó đem gói lá chuối rồi hấp trong lồng tre. Khi dùng cá hấp, thực khách sẽ ăn kèm gạo nếp/cơm trắng. Miếng thịt cá chín mềm mại, mọng nước, không những đậm đà hương vị mà còn thơm mùi lá chuối, xứng đáng để bạn thưởng thức thêm nhiều lần nữa.

Cá hấp tẩm ướp với nhiều loại gia vị như lá chanh Thái, húng quế, hành, ớt, nước nắm và muối sau đó đem gói lá chuối rồi hấp trong lồng tre. Khi dùng cá hấp, thực khách sẽ ăn kèm gạo nếp/cơm trắng. Miếng thịt cá chín mềm mại, mọng nước, không những đậm đà hương vị mà còn thơm mùi lá chuối, xứng đáng để bạn thưởng thức thêm nhiều lần nữa. 

Oua si Khai – Gả bọc sả chiên

Ức gà được băm nhỏ rồi trộn đều với các nguyên liệu: sả thái nhuyễn, miến cắt nhỏ, hành tím băm, thì là thái nhỏ, trứng, ớt băm nhỏ, bột nêm gà, đường. Sau đó bao các nguyên liệu quanh cây sả, nắm chặt để khi hấp không bị bung.    Sau khi hấp khoảng 20 phút cho thịt chín, đem ra chiên trong chảo ngập dầu là bạn đã có một món ăn hấp dẫn và vô cùng lạ mắt.

Ức gà được băm nhỏ rồi trộn đều với các nguyên liệu: sả thái nhuyễn, miến cắt nhỏ, hành tím băm, thì là thái nhỏ, trứng, ớt băm nhỏ, bột nêm gà, đường. Sau đó bao các nguyên liệu quanh cây sả, nắm chặt để khi hấp không bị bung.

Sau khi hấp khoảng 20 phút cho thịt chín, đem ra chiên trong chảo ngập dầu là bạn đã có một món ăn hấp dẫn và vô cùng lạ mắt.

Phanaeng kai – Cà ri gà

Ẩm thực của Lào có nhiều nét tương đồng với ẩm thực Thái. Lào cũng có món Lạp, cũng như người Thái cũng có món cà ri gà. Nhưng cà ri gà của người Lào ít ngọt hơn, vị mặn cũng ít hơn và mùi thơm của nước cốt dừa cũng đặc trưng hơn.

Ẩm thực của Lào có nhiều nét tương đồng với ẩm thực Thái. Lào cũng có món Lạp, cũng như người Thái cũng có món cà ri gà. Nhưng cà ri gà của người Lào ít ngọt hơn, vị mặn cũng ít hơn và mùi thơm của nước cốt dừa cũng đặc trưng hơn.

Thịt ức gà được cắt nhỏ, ướp với hành tỏi bằm nhỏ, thêm ớt xắt nhỏ và bột nêm gà. Nấm sò được xé nhỏ sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào xào với dầu hào cho thật săn. Đổ nước cốt dừa vào sâm sấp mặt thịt, đun khoảng 5 phút, cho sả cắt khúc, lá chanh vào nêm nếm đủ vị ngọt, mặn, chua nhẹ nhàng và dùng với cơm trắng hoặc xôi nếp cẩm.

Thịt ức gà được cắt nhỏ, ướp với hành tỏi bằm nhỏ, thêm ớt xắt nhỏ và bột nêm gà. Nấm sò được xé nhỏ sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào xào với dầu hào cho thật săn. Đổ nước cốt dừa vào sâm sấp mặt thịt, đun khoảng 5 phút, cho sả cắt khúc, lá chanh vào nêm nếm đủ vị ngọt, mặn, chua nhẹ nhàng và dùng với cơm trắng hoặc xôi nếp cẩm.

Nam Vahn – Chè nước cốt dừa 

Vị ngọt mát, thơm đậm đà của nước cốt dừa quyện đều với những viên trân châu sần sật, thêm trái cây nhiệt đới và ít đá bào sẽ là món ăn vô cùng thú vị cho mùa hè. Nấu món này cũng không hề phức tạp.    Bạn chỉ cần chuẩn bị: hạt trân châu, bột vani, đường, nước cốt dừa và một số loại trái cây bạn ưa thích. Cho hạt trân châu, sữa, nước cốt dừa, một ít muối đun nhỏ lửa cho chín, tiếp đó thêm đường, đun cho chè sánh lại. Trước khi bắc ra khỏi bếp thì cho các loại trái cây cắt hạt lựu vào. Người Lào thường nấu món chè này rất ngọt, nên tùy theo khẩu vị bạn có thể giảm bớt lượng đường đi. Món chè này có thể ăn nóng hoặc để nguội thêm đá.

Vị ngọt mát, thơm đậm đà của nước cốt dừa quyện đều với những viên trân châu sần sật, thêm trái cây nhiệt đới và ít đá bào sẽ là món ăn vô cùng thú vị cho mùa hè. Nấu món này cũng không hề phức tạp.

Bạn chỉ cần chuẩn bị: hạt trân châu, bột vani, đường, nước cốt dừa và một số loại trái cây bạn ưa thích. Cho hạt trân châu, sữa, nước cốt dừa, một ít muối đun nhỏ lửa cho chín, tiếp đó thêm đường, đun cho chè sánh lại. Trước khi bắc ra khỏi bếp thì cho các loại trái cây cắt hạt lựu vào. Người Lào thường nấu món chè này rất ngọt, nên tùy theo khẩu vị bạn có thể giảm bớt lượng đường đi. Món chè này có thể ăn nóng hoặc để nguội thêm đá.


Nguồn: Internet

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Muôn màu, muôn sắc trong phong cách ẩm thực Thái Lan

Có lẽ sẽ không ngoa khi nói rằng, chưa thấy món ăn nước nào sở hữu màu sắc sặc sỡ và đa dạng như các món ăn Thái Lan.

Người Thái yêu màu sắc. Họ yêu những màu sắc tươi sáng, rực rỡ và dường như tin rằng chúng là một phần không thể thiếu cho một cuộc sống vui vẻ, phồn thịnh. Người Thái không ngại sử dụng màu sắc, hiếm khi sợ khái niệm màu sắc "chối" hay không hợp nhau. Điểm này thể hiện qua những bộ trang phục truyền thống cũng như kiến trúc rực rỡ, đa dạng.

Người Thái yêu màu sắc. Họ yêu những màu sắc tươi sáng, rực rỡ và dường như tin rằng chúng là một phần không thể thiếu cho một cuộc sống vui vẻ, phồn thịnh. Người Thái không ngại sử dụng màu sắc, hiếm khi sợ khái niệm màu sắc "chối" hay không hợp nhau. Điểm này thể hiện qua những bộ trang phục truyền thống cũng như kiến trúc rực rỡ, đa dạng.

Mặt khác, sự yêu màu sắc cũng như yêu cái đẹp của người dân xứ sở Chùa Vàng được thể hiện nhiều trong phương diện ẩm thực. Nếu như Việt Nam ta có các món ăn được nhuộm màu vàng (nghệ), màu xanh lá (lá dứa) hay màu đỏ (quả gấc)... cho đẹp thì cái việc nhuộm màu thức ăn trong ẩm thực Thái lại càng đặc biệt hơn nữa. Người Thái không chỉ dùng một màu nhất định cho một món ăn duy nhất, mà thường dùng nhiều màu khác nhau trong cùng một món ăn, nhất là các món bánh ngọt.

Mặt khác, sự yêu màu sắc cũng như yêu cái đẹp của người dân xứ sở Chùa Vàng được thể hiện nhiều trong phương diện ẩm thực. Nếu như Việt Nam ta có các món ăn được nhuộm màu vàng (nghệ), màu xanh lá (lá dứa) hay màu đỏ (quả gấc)... cho đẹp thì cái việc nhuộm màu thức ăn trong ẩm thực Thái lại càng đặc biệt hơn nữa. Người Thái không chỉ dùng một màu nhất định cho một món ăn duy nhất, mà thường dùng nhiều màu khác nhau trong cùng một món ăn, nhất là các món bánh ngọt.

Cụ thể, dạo một vòng quanh vài khu chợ, bạn sẽ thấy hầu hết các bánh ngọt đều có khoảng 5 - 6 màu sắc khác nhau, bao gồm hồng, xanh lá, vàng, tím, xanh dương... Trong đó xanh dương là một điểm độc đáo mà gần như không ẩm thực nơi đâu có.

Cụ thể, dạo một vòng quanh vài khu chợ, bạn sẽ thấy hầu hết các bánh ngọt đều có khoảng 5 - 6 màu sắc khác nhau, bao gồm hồng, xanh lá, vàng, tím, xanh dương... Trong đó xanh dương là một điểm độc đáo mà gần như không ẩm thực nơi đâu có.

Được biết, màu xanh dương trong các món ăn thường đến từ cây đậu Biếc. Thái Lan nổi tiếng có loài cây hoa đậu biếc bướm, thường được người dân Thái dùng làm màu thực phẩm. Và hiển nhiên, Thái Lan không phải đất nước duy nhất có loài cây này, càng không phải đất nước duy nhất dùng cây này làm màu trong ẩm thực.

Được biết, màu xanh dương trong các món ăn thường đến từ cây đậu Biếc. Thái Lan nổi tiếng có loài cây hoa đậu biếc bướm, thường được người dân Thái dùng làm màu thực phẩm. Và hiển nhiên, Thái Lan không phải đất nước duy nhất có loài cây này, càng không phải đất nước duy nhất dùng cây này làm màu trong ẩm thực. 

Chúng ta không xa lạ với các món như trà hoa đậu biếc, trà sữa đậu biết hay một số món bánh ngọt đậu biếc. Tuy nhiên ở Thái, hoa đậu biêc lại phổ biến không tưởng. Người ta sử dụng hoa đậu biết cho nhiều loại thức ăn khác nhau, từ cơm, xôi, bánh ngọt cho đến bánh mặn.

Chúng ta không xa lạ với các món như trà hoa đậu biếc, trà sữa đậu biết hay một số món bánh ngọt đậu biếc. Tuy nhiên ở Thái, hoa đậu biêc lại phổ biến không tưởng. Người ta sử dụng hoa đậu biết cho nhiều loại thức ăn khác nhau, từ cơm, xôi, bánh ngọt cho đến bánh mặn.

Nhiều nhiên cứu khoa học cho thấy màu xanh dương thường ít khi xuất hiện trong thiên nhiên nên được não bộ con người nhìn nhận là "không tự nhiên", "không ăn được". Do vậy nên hầu như không có hãng thức ăn nào chọn màu xanh làm màu chủ đạo, mà thay vào đó là các lĩnh vực liên quan khoa học như thuốc, bệnh viện, trạm nghiêm cứu... Mặc dù vậy, với người Thái thì họ không phân biệt điều này. Người Thái đưa màu xanh dương vào gần như mọi món ăn có thể, đủ thấy tình yêu không phân biệt màu sắc của họ.

Nhiều nhiên cứu khoa học cho thấy màu xanh dương thường ít khi xuất hiện trong thiên nhiên nên được não bộ con người nhìn nhận là "không tự nhiên", "không ăn được". Do vậy nên hầu như không có hãng thức ăn nào chọn màu xanh làm màu chủ đạo, mà thay vào đó là các lĩnh vực liên quan khoa học như thuốc, bệnh viện, trạm nghiêm cứu... Mặc dù vậy, với người Thái thì họ không phân biệt điều này. Người Thái đưa màu xanh dương vào gần như mọi món ăn có thể, đủ thấy tình yêu không phân biệt màu sắc của họ.

Bên cạnh đó, bạn sẽ gần như không bao giờ thấy một món ăn Thái nào mà "ít màu", nhất là trong các dịp đặc biệt như lễ hội, kỷ niệm... Khác với Việt Nam và nhiều nước khác chỉ dùng một màu cho một vài món ăn nhất định, như xôi gấc có màu đỏ, xôi lá cẩm có màu tím, hay thậm chí là một màu xanh lá mà dùng cho nhiều món khác nhau như bánh đúc ngọt, bánh da lợn, bánh ống... Thái Lan dùng nhiều màu cho nhiều món. Cho dù là hai món khác nhau xa cả cây số như xôi xoài và bánh dừa nướng Khanom Krok.

Bên cạnh đó, bạn sẽ gần như không bao giờ thấy một món ăn Thái nào mà "ít màu", nhất là trong các dịp đặc biệt như lễ hội, kỷ niệm... Khác với Việt Nam và nhiều nước khác chỉ dùng một màu cho một vài món ăn nhất định, như xôi gấc có màu đỏ, xôi lá cẩm có màu tím, hay thậm chí là một màu xanh lá mà dùng cho nhiều món khác nhau như bánh đúc ngọt, bánh da lợn, bánh ống... Thái Lan dùng nhiều màu cho nhiều món. Cho dù là hai món khác nhau xa cả cây số như xôi xoài và bánh dừa nướng Khanom Krok.

Phàm là chỉ cần cái gì có thể nhuộm màu được mà không làm mất kết cấu và trông vẫn đẹp, thì người Thái gần như chắc chắn sẽ nhuộm nó. Những món mà người Thái không đụng vào chỉ bao gồm các món thịt, cá, rau củ vốn có màu sắc sẵn rồi. Còn những món làm từ bột gạo, bột mì vốn chỉ có sắc tráng đơn điệu sẽ được người dân xứ Chùa Vàng tân trang lại cho rực rỡ muôn phần.

Phàm là chỉ cần cái gì có thể nhuộm màu được mà không làm mất kết cấu và trông vẫn đẹp, thì người Thái gần như chắc chắn sẽ nhuộm nó. Những món mà người Thái không đụng vào chỉ bao gồm các món thịt, cá, rau củ vốn có màu sắc sẵn rồi. Còn những món làm từ bột gạo, bột mì vốn chỉ có sắc tráng đơn điệu sẽ được người dân xứ Chùa Vàng tân trang lại cho rực rỡ muôn phần.

Đây có thể xem là một điểm rất đặc trưng trong ẩm thực Thái, bởi vì trong khi việc nhuộm màu thức ăn là việc của toàn thế giới, thì người dân Thái Lan lại nằm trong số ít những dân tộc có đam mê với màu sắc như thế.

Đây có thể xem là một điểm rất đặc trưng trong ẩm thực Thái, bởi vì trong khi việc nhuộm màu thức ăn là việc của toàn thế giới, thì người dân Thái Lan lại nằm trong số ít những dân tộc có đam mê với màu sắc như thế. 

Các món ăn của Thái, nhất là các món bánh ngọt truyền thống hầu như luôn khoác lên mình những màu sắc rực rỡ, đa dạng, vừa là bữa tiệc phong cảnh cho đôi mắt, cũng vừa là trải nghiệm hương vị độc đáo, tuyệt vời cho du khách.

Các món ăn của Thái, nhất là các món bánh ngọt truyền thống hầu như luôn khoác lên mình những màu sắc rực rỡ, đa dạng, vừa là bữa tiệc phong cảnh cho đôi mắt, cũng vừa là trải nghiệm hương vị độc đáo, tuyệt vời cho du khách.


(Nguồn: Internet)

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Món xôi trong ẩm thực của người Việt

Cho dù là bữa sáng vội ủ trong cặp sách nhỏ trên đường đến trường hay đĩa xôi cúng trong dịp cưới hỏi quan trọng nhất đời người, dường như xôi Việt Nam này vẫn luôn đồng hành với chúng ta.

Cho dù là bữa sáng vội ủ trong cặp sách nhỏ trên đường đến trường hay đĩa xôi cúng trong dịp cưới hỏi quan trọng nhất đời người, dường như xôi Việt Nam này vẫn luôn đồng hành với chúng ta.

Đối với một quốc gia có bề dày văn hoá lúa nước như Việt Nam, thì những chế phẩm làm từ gạo vẫn luôn nắm giữ vị trí quan trọng trong làng ẩm thực. Gạo có mặt trong hầu hết tất thảy những món ăn Việt Nam hằng ngày, từ mâm cơm gia đình lấy cơm làm trung tâm, cho đến các món phở, bún, bánh hỏi, bánh cuốn, các món bánh truyền thống như bánh chưng, bánh dày, bánh tét, bánh ú... Bên cạnh đó, còn có một món ăn khác cực kì phổ biến ấy chính là: Xôi.

Là gói xôi sớm ăn trên đường đi học

Hình ảnh quen thuộc nhất về xôi đối với phần lớn chúng ta có lẽ là những gói xôi bọc lá chuối dung dị và chân phương. Ta nhớ những gói xôi thường nhỏ, nằm vừa khít trong lòng bàn tay, lúc mua còn ấm sực, phảng phất mùi nếp và mùi đậu thơm nức cả lòng. Những gói xôi như một thức quà ăn vặt khoái khẩu, có thời từng chỉ tốn từ hai đến ba nghìn của bọn trẻ con.

Hình ảnh quen thuộc nhất về xôi đối với phần lớn chúng ta có lẽ là những gói xôi bọc lá chuối dung dị và chân phương. Ta nhớ những gói xôi thường nhỏ, nằm vừa khít trong lòng bàn tay, lúc mua còn ấm sực, phảng phất mùi nếp và mùi đậu thơm nức cả lòng. Những gói xôi như một thức quà ăn vặt khoái khẩu, có thời từng chỉ tốn từ hai đến ba nghìn của bọn trẻ con.

Xôi xuất hiện trong đời những đứa trẻ Việt Nam từ rất sớm, có thể là từ lúc bắt đầu biết ăn, biết nhai sẽ được người lớn đút cho ít xôi nếp mềm, có khi là từ gói xôi sớm mẹ mua vội đầu ngõ, rồi nhét vào cặp sách để con ăn trên đường đến trường. Lắm hôm đi trễ, xôi bị đè trong cặp cả buổi, tới lúc lấy ra thì dù đã "bẹp" nhưng ăn vẫn ngon như thường. Những gói xôi cũng gắn liền với những giờ chơi khi mà bọn trẻ con dán người vào cổng trường, vung vẩy những tờ tiền nhỏ trên tay đưa ra ngoài cổng, hòng mua nhanh một phần xôi ngọt.

Xôi xuất hiện trong đời những đứa trẻ Việt Nam từ rất sớm, có thể là từ lúc bắt đầu biết ăn, biết nhai sẽ được người lớn đút cho ít xôi nếp mềm, có khi là từ gói xôi sớm mẹ mua vội đầu ngõ, rồi nhét vào cặp sách để con ăn trên đường đến trường. Lắm hôm đi trễ, xôi bị đè trong cặp cả buổi, tới lúc lấy ra thì dù đã "bẹp" nhưng ăn vẫn ngon như thường. Những gói xôi cũng gắn liền với những giờ chơi khi mà bọn trẻ con dán người vào cổng trường, vung vẩy những tờ tiền nhỏ trên tay đưa ra ngoài cổng, hòng mua nhanh một phần xôi ngọt.

Lớn hơn một chút, ta ăn xôi để no, để lót dạ. Xôi đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với nhiều món ăn khác nhau giúp bổ sung năng lượng nhanh khi đói. Chỉ là thức ăn hằng ngày, nhưng xôi cũng đến với ta trong nhiều hình dáng khác nhau: từ xôi vò (trộn đậu xanh giã, ăn tơi và bùi), xôi xéo (xôi đậu xanh giã mịn được nắm lại, ăn kèm hành phi), hay xôi đậu phộng, đậu trắng, đậu đen. Ngoài ra còn có cả xôi mặn, ăn kèm lạp xưởng, chả lụa, pate và trứng cút. Nói không ngoa, ta có thể ăn xôi liên tục trong cả bảy ngày trong một tuần mà chẳng thấy ngán nổi, bởi không món xôi nào giống món xôi nào.

Lớn hơn một chút, ta ăn xôi để no, để lót dạ. Xôi đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với nhiều món ăn khác nhau giúp bổ sung năng lượng nhanh khi đói. Chỉ là thức ăn hằng ngày, nhưng xôi cũng đến với ta trong nhiều hình dáng khác nhau: từ xôi vò (trộn đậu xanh giã, ăn tơi và bùi), xôi xéo (xôi đậu xanh giã mịn được nắm lại, ăn kèm hành phi), hay xôi đậu phộng, đậu trắng, đậu đen. Ngoài ra còn có cả xôi mặn, ăn kèm lạp xưởng, chả lụa, pate và trứng cút. Nói không ngoa, ta có thể ăn xôi liên tục trong cả bảy ngày trong một tuần mà chẳng thấy ngán nổi, bởi không món xôi nào giống món xôi nào.

Là thức trang trọng luôn phải có trong các cột mốc đáng nhớ cả đời người

Được làm từ gạo nếp, xôi có không biết có bao nhiêu phiên bản, bao nhiêu biến tấu, biến thể từ hương vị, hình dáng cho đến màu sắc. Gạo nếp của Việt Nam là loại gạo dinh dưỡng, thơm và bùi. Khi nấu xôi sẽ đem ngâm rồi làm chính bằng cách hấp cách thuỷ, hay còn gọi là "đồ xôi". Hẳn là nhà nào cũng có một chiếc chõ (hay cái xửng hấp) dùng để đồ xôi dù là nhỏ hay lớn, bởi mỗi khi nhà có dịp gì quan trọng thì cũng không được thiếu món này.

Được làm từ gạo nếp, xôi có không biết có bao nhiêu phiên bản, bao nhiêu biến tấu, biến thể từ hương vị, hình dáng cho đến màu sắc. Gạo nếp của Việt Nam là loại gạo dinh dưỡng, thơm và bùi. Khi nấu xôi sẽ đem ngâm rồi làm chính bằng cách hấp cách thuỷ, hay còn gọi là "đồ xôi". Hẳn là nhà nào cũng có một chiếc chõ (hay cái xửng hấp) dùng để đồ xôi dù là nhỏ hay lớn, bởi mỗi khi nhà có dịp gì quan trọng thì cũng không được thiếu món này.

Đã đồng hàng từng ngày, từng giờ từ lúc biết cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành, đi làm, xôi còn là món ăn không thể thiếu trong các dịp quan trọng. Xôi đã xuất hiện như một vật phẩm cúng không thể thiếu trong tiệc thôi nôi (khi trẻ em tròn một tuổi), cũng phải có trong lễ Cúng Mụ (tập tục cúng khi trẻ em tròn 12 tuổi âm lịch, nhân dịp đủ một vòng 12 con giáp).

Đã đồng hàng từng ngày, từng giờ từ lúc biết cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành, đi làm, xôi còn là món ăn không thể thiếu trong các dịp quan trọng. Xôi đã xuất hiện như một vật phẩm cúng không thể thiếu trong tiệc thôi nôi (khi trẻ em tròn một tuổi), cũng phải có trong lễ Cúng Mụ (tập tục cúng khi trẻ em tròn 12 tuổi âm lịch, nhân dịp đủ một vòng 12 con giáp).

Xôi trong dịp này thường đi kèm chè trôi nước, chè đậu các loại... nên mới hay có chuyện các hàng xôi chè hay từ hai gộp thành một, chuyên bán cả xôi, cả chè. Xôi trong dịp này khác với xôi thường, được làm với số lượng lớn hơn và được tạo hình đẹp đẽ, tươi sáng với mong muốn mang lại điều lành. Trong đó có món xôi gấc rất phổ biến nhất do mang màu đỏ rực rỡ, bắt mắt. Ngoài ra thì xôi đậu xanh có màu vàng cũng được ưa chuộng không kém.

Xôi trong dịp này thường đi kèm chè trôi nước, chè đậu các loại... nên mới hay có chuyện các hàng xôi chè hay từ hai gộp thành một, chuyên bán cả xôi, cả chè. Xôi trong dịp này khác với xôi thường, được làm với số lượng lớn hơn và được tạo hình đẹp đẽ, tươi sáng với mong muốn mang lại điều lành. Trong đó có món xôi gấc rất phổ biến nhất do mang màu đỏ rực rỡ, bắt mắt. Ngoài ra thì xôi đậu xanh có màu vàng cũng được ưa chuộng không kém.

Hơn thế, xôi cũng không thể thiếu trong cả đám cưới, đám hỏi. Xôi dịp này cũng phải mang màu tươi tắn, ai khéo tay có thể tạo hình xôi thành chữ "hỉ", hình hoa mai, hình cá chép... Thậm chí, các mâm cỗ cúng giỗ ông bà, cúng Tết nhất cũng phải có một đĩa xôi mới được. Có thể thấy, hơn cả một món ăn đơn giản, xôi gắn liền với rất nhiều tập tục quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Hơn thế, xôi cũng không thể thiếu trong cả đám cưới, đám hỏi. Xôi dịp này cũng phải mang màu tươi tắn, ai khéo tay có thể tạo hình xôi thành chữ "hỉ", hình hoa mai, hình cá chép... Thậm chí, các mâm cỗ cúng giỗ ông bà, cúng Tết nhất cũng phải có một đĩa xôi mới được. Có thể thấy, hơn cả một món ăn đơn giản, xôi gắn liền với rất nhiều tập tục quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Là món ăn gắn bó sâu sắc với văn hoá tinh thần người Việt

Chỉ cần nhắc đến câu chuyện phú ông và thằng bờm nổi tiếng, khi mà Bờm chẳng thiết tha gì hơn một nắm xôi: "Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười". Câu chuyện này nói về sự khác biệt trong quan điểm về giá trị của trẻ con và người lớn, trong khi người lớn nghĩ rằng những thứ khác mới là quý giá thì đối với con trẻ, chỉ một nắm xôi ngon cũng đủ để vui vẻ cả ngày rồi. Chuyện này đồng thời cũng nói lên sự gắn bó với xôi trong tư duy của người Việt Nam, bởi vì, vì sao không phải là món khác mà phải là xôi?

Chỉ cần nhắc đến câu chuyện phú ông và thằng bờm nổi tiếng, khi mà Bờm chẳng thiết tha gì hơn một nắm xôi: "Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười". Câu chuyện này nói về sự khác biệt trong quan điểm về giá trị của trẻ con và người lớn, trong khi người lớn nghĩ rằng những thứ khác mới là quý giá thì đối với con trẻ, chỉ một nắm xôi ngon cũng đủ để vui vẻ cả ngày rồi. Chuyện này đồng thời cũng nói lên sự gắn bó với xôi trong tư duy của người Việt Nam, bởi vì, vì sao không phải là món khác mà phải là xôi?

Nhà văn Thạch Lam còn từng mô tả về xôi nghe rất thương như sau: "Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ồ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu! Aên một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ."

Nhà văn Thạch Lam còn từng mô tả về xôi nghe rất thương như sau: "Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ồ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu! Aên một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ."

Có thể thấy, xôi trong ẩm thực Việt là thức quà gắn bó sâu sắc với tinh thần người Việt Nam. Xôi đồng hành cùng thế hệ người Việt từ lúc còn bé loắt choắt cho đến khi trưởng thành và già đi. Đây là món ăn mà mọi thế hệ, mọi tầng lớp con người Việt Nam đều yêu quý.

Có thể thấy, xôi trong ẩm thực Việt là thức quà gắn bó sâu sắc với tinh thần người Việt Nam. Xôi đồng hành cùng thế hệ người Việt từ lúc còn bé loắt choắt cho đến khi trưởng thành và già đi. Đây là món ăn mà mọi thế hệ, mọi tầng lớp con người Việt Nam đều yêu quý.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến