Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương tự túc giá rẻ

Chùa Hương là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc. Quần thể bao gồm nhiều ngôi chùa lớn nhỏ trải dài từ chân lên đến đỉnh núi Hương Tích. Là một điểm tham quan du lịch linh thiêng nên du khách đến cần phải chuẩn bị trang phục phù hợp và giữ trật tự cũng như thể hiện được sự tôn kính đối với thần linh, Phật giáo.


Chùa Hương thường xuyên diễn ra các ngày lễ hội. Du khách có thể khéo léo chọn ngay những ngày này để vừa được tham quan du lịch, vừa được mở rộng thêm sự hiểu biết về các nền văn hóa truyền thống dân tộc miền Bắc.

1. Nên du lịch chùa Hương vào thời gian nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm. Du khách phương xa đến đây rất nhiều vào dịp lễ này. Lễ hội kéo dài nên có rất nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa diễn ra sôi động, những ngày lễ chính có cúng tế rất hoành tráng. Tuy nhiên, đối với du khách không thích sự ồn ào, đông đúc, chen chút thì nên tránh khoảng thời gian này. Đến chùa Hương vào các thời gian khác thì thoải mái hơn, dễ dàng đi lại hơn. Mọi người muốn đến chùa để cúng kiếng, thắp hương và cầu nguyện thì có lẽ vào ngày nào cũng có thể đến và thể hiện lòng thành của mình, không nhất thiết phải chọn đúng vào ngày lễ, rằm,…

2. Phương tiện du lịch chùa Hương.

Từ Hà Nội, du khách muốn đến chùa Hương có thể bắt xe buýt đi là tiện lợi nhất. Có hai con đường đến chùa Hương, mỗi ngày có nhiều tuyến xe buýt chở khách đến chùa Hương.

Đi xe máy tới chùa Hương. Đoạn đường qua thị trấn Vân Đình có nhiều cảnh sát giao thông đứng canh nên du khách đi xe máy nên lưu ý về tốc độ cho phép và tuân thủ đúng luật gian thông đường bộ để không gặp phải rắc rối khi bị giao thông thăm hỏi nhé! Đối với du khách không rành đường thì nên mang theo bảng đồ du lịch hoặc điện thoại có chức phần mềm chỉ đường để tránh đi lạc, mất thời gian.

3. Khách sạn, nhà nghỉ tại chùa Hương.

Đa số du khách tham quan chùa Hương và về trong ngày. Ít ai ở lại qua đêm tại đây, hoặc du khách thường trở về trung tâm thành phố, thị trấn để nghỉ ngơi. Nhà nghỉ tại khu vực chùa Hương rất ít và cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu qua đêm của phật tư hành hương là chủ yếu. Mọi nhu cầu sinh hoạt đều được phục vụ ở mức bình thường, giá rất rẻ.

4. Địa điểm du lịch tại chùa hương.

Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới vớichùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Các tuyến tham quan tại chùa hương:

- Tuyến Hương Tích: đền Trình, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa giải oan, đền Trần Song, động Hương Tích.
- Tuyến Thanh Sơn: chùa Thanh Sơn, động Hương Đài.
- Tuyến Long Vân : chùa Long Vân, động Long Vân, hang Sũng Sàm.
- Tuyến Tuyết Sơn: chùa Bảo Đài, động chùa Cá, động Tuyết Sơn.

Lưu ý khi du lịch chùa Hương :

Du khách nên chuẩn bị trước những lễ vật để cúng như hương, trầu cau, rượu, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền cúng,… Những món đồ tuy nhỏ nhoi, đơn giản nhưng vào mùa lễ hội du khách phải mua với giá rất cao tại đây đấy.
Đến nơi trang nghiêm lễ Phật, một lưu ý đặc biệt là mọi du khách phải chọn trang phục phù hợp, kín đáo, lịch sự. Hoàn toàn không được mặc áo quần ngắn và quá mỏng.

5. Ăn gì khi du lịch chùa Hương?

Chùa Hương nổi tiếng với nhiều đặc sản như: rau sắng, mơ, chè củ mài, rượu mơ, chè lam …

chùa Hương được trồng ở sườn núi, vào mùa lễ hội cũng là mùa mơ chín. Khách du lịch đến đây sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng mơ chín rộ rất đẹp. Qủa mơ chùa Hương nổi tiếng thơm ngon và chế biến ra nhiều món ngon, đặc sản giải nhiệt tốt nhất.

Chè củ mài có thành phần chính là củ mài và mật ông. Còn vấn đề củ mài là củ gì thì du khách hãy đến chùa Hương để tìm câu trả lời chính xác cho riêng mình nhé. Một loại củ đặc biệt có thể dùng để nấu chè, nấu canh, làm bánh.

Chè Lam có thành phần chính là nếp cái, bột quế, lạc tươi và củ gừng tươi. Món ăn nhẹ thanh mát cũng rất được lòng du khách phương xa. Đây cũng là món ngọt truyền thống mà người người, nhà nhà tại chùa Hương đều biết làm và ăn thường xuyên.

Rau sắng là một loại rau rừng có hương vị ngon ngọt đậm chất hoang dã của núi rừng. Rau sắng luộc ăn kèm với tôm, thịt hoặc xào với thịt bò thì hết sảy.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Đi đâu để ngắm tuyết rơi ở Việt Nam?

Không cần phải qua tận trời Tây hoặc sang Hàn Quốc, Nhật Bản,… để hiện thức hóa giấc mơ được một lần chạm tay vào những bông tuyết trắng xóa, bởi ngay trên đất nước mình bạn cũng sẽ có cơ hội được làm điều tương tự.
Xem thêm: Cầu Mây Sapa điểm du lịch lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia

Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Với độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, vùng núi Mẫu Sơn được mệnh danh là xứ sở của gió và sương mù. Đây là điểm dừng chân hấp dẫn dành cho những ai thích cái rét, giá lạnh khi đông đến, hay đơn giản chỉ là tò mò, muốn khám phá về hiện tượng băng tuyết.

Tuyết rơi ở Mẫu Sơn. Ảnh: ditichlangson.vn

Đến với Mẫu Sơn vào mùa đông, bạn có thể được tận mắt chiêm ngưỡng những bông tuyết trắng xóa, điểm xuyến trên những ngôi biệt thự cổ thời Pháp, kết thành chùm trên cành cây, ngọn cỏ, phủ khắp nhà cửa, lối đi…

Băng tuyết kết thành chùm trên cành cây ở Mẫu Sơn. Ảnh: diendanbactrungnam

Không chỉ có tuyết rơi, Lạng Sơn còn hấp dẫn khách du lịch với những địa danh nổi tiếng khác như động Tam Thanh, núi Tô Thị, Ải Chi Lăng, đền Kỳ Cùng…. Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức những những món ăn đặc sản như bánh cuốn trứng nóng, vịt quay mắc mật, ếch hương, bò khai.

Sapa, Lào Cai

Nằm ở độ cao 1.600m so với mặt nước biển, với nền nhiệt trung bình 15 độ C, Sapa mát mẻ quanh năm. Vào mùa đông, thành phố thường xuyên bị bao phủ bởi mây mù và lạnh, nhiệt độ thường xuống thấp từ 0-5 độ C. Nhiều năm liền, Sapa là một trong những địa danh hiếm hoi ở Việt Nam mà du khách có thể được tận hưởng trọn vẹn một mùa đông hàn đới với băng giá phủ trắng rặng cây, núi đồi, và tuyết trắng lãng đãng rơi như trong những câu chuyện cổ tích.

Nhiều con đường ở Sapa ngập trong tuyết trắng vào mùa đông. Ảnh: Zing

Khung cảnh Sapa tuyệt đẹp tựa như một thành phố ở châu Âu nào đó. Ảnh: wikipedia.org

Du khách lên Sapa mùa này có thể bắt gặp băng tuyết ở nhiều khu vực xung quanh như Cổng Trời, Thác Bạc, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ… Đi sâu hơn nữa vào đến địa phận xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn cảnh băng tuyết mê hồn người nơi đây.

Ảnh: Tri thức
 
Nhiều năm liền, Sapa là một trong những địa danh hiếm hoi ở Việt Nam mà du khách có thể được tận hưởng trọn vẹn một mùa đông hàn đới với tuyết phủ trắng núi đồi. Ảnh:baotinnhanh.vn

Tây Côn Lĩnh, Hà Giang

“Nếu qua được Tây Côn Lĩnh, khi về bạn sẽ là người có số má trong giới phượt” là câu nói mà các “phượt tử”, những con người đam mê chinh phục thử thách vẫn truyền tai nhau về một “huyền thoại” bậc nhất ở Tây Bắc. Gọi là “huyền thoại” vì nó là cung đường hội tụ đủ những cung bậc cảm xúc cao trào, từ ấm áp, rét mướt, hồi hộp, thăng hoa đến mệt mỏi, chán nản, hy vọng, sợ hãi và cả nhưng cơn đói, cơn khát thường trực.

Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh mù sương. Ảnh:bestprice.vn

Không những phải “cứng” tay trên những quãng đường trường đầy hiểm nguy với một bên là vách núi, một bên là vực sâu, trong điều kiện thời tiết nhiều khi xấu đến không tưởng, mà những ai đến Tây Côn Lĩnh còn phải đi bộ qua những quãng đường rừng không lấy gì làm dễ dàng để chinh phục điểm Bốt Đen huyền thoại. Thế nhưng nếu đã một lần đến Tây Côn Lĩnh vào mùa đông, ắt hẳn bạn sẽ không thể nào quên được cảnh rừng băng trải dài ngút ngàn trước tầm mắt. Băng phủ kín từng nhành cây, ngọn cỏ, bám chặt trên từng thân gỗ, cây tre ven đường tạo nên khung cảnh ấn tượng có một không hai.

Tuyết rơi tại Tây Côn Lĩnh. Ảnh: Thanh Phong

Phia Oắc – Cao Bằng

Phia Oắc là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người. Ở độ cao 1.930 m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Ở trên đỉnh núi Phia Oắc nhìn xuống chẳng khác nào đang đứng trên chín tầng mây. Mây bồng bềnh ôm lấy đại ngàn Phia Oắc quanh năm suốt tháng.

Tuy không thường xuyên có tuyết rơi như Sapa nhưng nếu may mắn, bạn có thể trông thấy những bông tuyết trải dài trên những mái nhà và cành cây khô khốc, có khi trắng cả cánh rừng.

Những cành cây khẳng khiu phủ đầy băng tuyết trắng xóa ở Phia Oắc. Ảnh: Hoàng Dung

Phia Oắc cũng là nơi người Pháp chọn xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho binh lính và sĩ quan. Hiện một số biệt thự cổ của người Pháp vẫn còn được lưu giữ và là điểm đến không thể bỏ qua khi khách du lịch đến tham quan.

Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)

Nhiệt độ thường xuyên xuống thấp vào mùa đông cũng khiến băng giá cũng xuất hiện nhiều tại các vùng núi cao của Hà Giang, trong đó có Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngoài trung tâm thị trấn Đồng Văn, du khách có thể đến nhiều đỉnh núi cao của các xã Lũng Táo, Phó Bảng, Lũng Cú, Tả Lủng, Thài Phìn Tủng… (huyện Đồng Văn), hay Cán Chứ Phìn, Giàng Chứ Phìn, Thương Phùng, Xín Cái… (huyện Mèo Vạc) để ngắm nhìn tuyết rơi và băng giá.

Tuyết rơi trắng xóa tại Phó Bảng. Ảnh: Haiauphoto
 
Thời tiết giá lạnh khắc nghiệt không cản được bước tiến của nhiều người yêu du lịch hướng về những đỉnh núi tuyết. Ảnh: Tri thức
 
Rất nhiều bạn trẻ muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp cùng tuyết. Ảnh: Tri thức
 
Theo Ivivu

Sapa không chỉ là thị trấn sương mù

Được du khách mệnh danh là thị trấn sương mù, nhưng Sapa còn nhiều điều thú vị hơn.

Xem thêm: Sapa mùa xuân đến sớm

Đến Sapa, bạn sẽ không chỉ cảm nhận được không khí lành lạnh giống Đà Lạt, mà còn có thể hòa vào những khung cảnh, con người nơi này.
Quang cảnh Sapa trong lành.

Nằm ở vùng núi cao phía Bắc của Tổ quốc, Sapa được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều về khí hậu, cây cỏ, địa hình… Người H’mông sống ở đây có khuôn mặt trắng hồng vì khí hậu lạnh của vùng núi cao. Họ đã biết làm du lịch từ việc bán các món hàng thủ công, thổ cẩm tự làm, đồng thời giới thiệu cho du khách biết được văn hóa của dân tộc mình.

Bạn không nên bỏ qua một số điểm du lịch tiêu biểu với cảnh sắc thơ mộng, hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Đó chính là bản Cát Cát, núi Hàm Rồng hay Thác Bạc

Đường xuống bản Cát Cát.

Không chỉ có phong cảnh, Sapa hiện nay cũng được đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng. Rất nhiều từ các nhà nghỉ, khách sạn hay nhà hàng, quán xá đầy đủ tiện nghi và chất lượng phục vụ rất tốt đã xuất hiện.

Ẩm thực nơi này cũng rất hấp dẫn du khách như lợn cắp nách, cơm lam, các món nướng và đặc biệt là món thắng cố của người dân tộc H’mông được làm từ nội tạng ngựa.

Một góc phố giống phương Tây thu nhỏ.

Hãy đến với Sapa một lần để cảm nhận sự khác biệt mà hiếm thấy nơi nào ở Việt Nam. Còn chần chờ gì nữa hãy xách balo lên và đi thôi.

Theo Ivivu

Bài đăng phổ biến