Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Ý nghĩa 3 con sư tử trên áo đội tuyển Anh

3 chú sư tử cùng 10 bông hồng đỏ thắm được in trên ngực trái của tuyển Anh là một hình ảnh khá quen thuộc đối với những ai yêu mến đội bóng này, nó biểu trưng cho sự uy quyền, giàu sang và mạnh mẽ.
Xem thêm: Gà trống Gô-loa - biểu tượng quyền uy của nước Pháp

Đối với người hâm mộ bóng đá, không ai còn lạ lẫm với biểu tượng 3 chú sư tử (hay còn gọi là Tam sư) và 10 bông hồng đỏ thắm in trên áo của đội tuyển Anh. Hoa hồng Tudor và sư tử Barbary huyền thoại chính là biểu tượng nổi tiếng khi nhắc về Anh.

Trên thực tế, sư tử là biểu tượng của nước Anh từ thế kỷ 11 trong sự cai trị của người Norman. Hình ảnh 3 con sư tử lần đầu xuất hiện từ triều đại vua Richard đệ nhất vào khoảng thế kỷ 12. Lúc này, nó được xem là biểu tượng chính thức của hoàng gia Anh cùng với hình ảnh rồng trắng.

Tam sư của nước Anh thể hiện sự uy quyền, mạnh mẽ. Ảnh: Wiki.

Vua Richard đệ nhất có biệt hiệu là Richard tim sư tử (The Lionheart) và được nhắc đến là một vị vua dũng cảm, có tài quân sự kiệt xuất. Khi mới 16 tuổi, Richard đã nắm quyền chỉ huy đội quân của riêng mình, đàn áp cuộc nổi loạn ở Poitou chống lại cha ông, Vua Henry đệ nhị.

Vua Richard được coi như một sự trường tồn của Anh, bất chấp việc ông chỉ nói tiếng Pháp và ít khi sống ở Anh. Không những vậy, ông còn được dân chúng tôn thờ như một người anh hùng. Vua còn được biết đến là một trong những tổng tư lệnh trong cuộc thập tự chinh thứ 3 dù không tái chiếm được Jerusalem.

Tương truyền rằng mỗi con sư tử thể hiện quyền lực của vua Richard trên một vùng lãnh thổ, bao gồm Vua nước Anh, công tước xứ Normandy và xứ Aquitaine (trên thực tế ông có nhiều chức tước hơn con số 3). Do đó, nước Anh mới có biểu tượng 3 chú sư tử và biểu tượng này theo người Anh đi xuyên chiều dài lịch sử 1.000 năm sau đó, tồn tại cho đến tận ngày nay.

Loài sư tử trở thành biểu tượng của nước Anh và được coi là "quốc thú", cụ thể là sư tử Barbary. Loài vật này sống ở Bắc Phi và được xem là loài sư tử lớn nhất từng sinh sống trên trái đất.

Xuất hiện cùng tam sư trên logo đội tuyển Anh là 10 bông hồng đỏ thắm. Đây chính là hoa hồng Tudor, quốc hoa của nước Anh, tượng trưng cho hòa bình.

Và không phải tự nhiên người Anh chọn hoa hồng là quốc hoa. Nó là kết quả của cuộc nội chiến - hay còn gọi là cuộc chiến hoa hồng giữa phe quý tộc Lancaster (biểu tượng hoa hồng đỏ) và York (biểu tượng hoa hồng trắng). Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của Henry Tudor (phe Lancaster) trong trận Bosworth Field.


Trên quốc huy mới của nước Anh vẫn là hình ảnh hoa hồng. Tuy nhiên, hoa hồng đã có một sự thay đổi nhỏ, mang ý nghĩa hòa giải. Đó là chính phủ đã cho lồng kiểu dáng của hai loại hoa trắng và đỏ để tạo nên hình tượng hoa hồng Tudor. Ảnh: Clker.

Kể từ khi lên ngôi vua, vương triều Tudor thành công trong việc khôi phục lại sức mạnh và sự ổn định của chế độ quân chủ Anh sau biến động chính trị của cuộc chiến tranh hoa hồng. Và đây là vương triều cai trị nước Anh, xứ Wales trong suốt hơn 100 năm. Một số những người nổi tiếng của vương triều Tudor có vua Henry VII và nữ hoàng Elizabeth đệ nhất.

Vương quốc Anh là quốc gia có chủ quyền từng tồn tại từ năm 927 đến năm 1707 ở phía tây bắc lục địa châu Âu. Ở thời đỉnh cao, Vương quốc Anh từng kéo dài tới hai phần ba phía nam Đảo Anh (bao gồm cả Anh và xứ Wales ngày nay) và một vài hòn đảo nhỏ xa trung tâm; hiện nay thuộc thẩm quyền pháp lý của Anh và xứ Wales. Vương quốc này có biên giới đất liền với Vương quốc Scotland ở phía bắc.

Hoàng cung lúc đầu đặt ở Winchester, Hampshire, nhưng từ thế kỷ 12 trở đi, London trở thành thủ đô chính thức của nước Anh.

Mặc dù không có quốc hoa thống nhất cho cả vương quốc, nhưng mỗi vùng thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Irleand (gồm Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đều có một vị thánh bảo trợ và quốc hoa riêng.

Xứ Anh có vị thánh bảo trợ là thánh Geogre và quốc hoa là hoa hồng Tudor.

Xứ Scotland nhận Andrew là thánh bảo trợ, quốc hoa là Kế (một họ của hoa cúc gai). Hoa chuông xanh cũng được coi là quốc hoa.

Xứ Wales có thánh bảo trợ là David, quốc hoa là thủy tiên vàng và tỏi tây.Bắc Ireland có thánh bảo trợ là Patrick và quốc hoa là cây chua me đất, một loại cây có 3 lá giống như cỏ 3 lá.
 
(Theo VnExpresss)

Khác biệt của món bánh bèo ở các vùng miền Việt Nam

Cùng một tên gọi nhưng món bánh bèo ở Hải Phòng, Nghệ An, Huế… lại không giống nhau. Đặc trưng ẩm thực mỗi vùng miền thể hiện rõ trên món ăn này.

Bánh bèo Hải Phòng


Bánh bèo làm từ bột gạo, có nhân là thịt nạc, mộc nhĩ, hành khô nêm nếm vừa miệng. Nước chấm được chế biến từ nước hầm xương, đậm đà, cho thêm hành hoa, ớt tươi và rắc hạt tiêu thơm lừng. Đặc biệt hơn, người ta thả vào bát nước chấm hai miếng chả quế hoặc chả thịt băm để ăn kèm.

Đây không chỉ là món khoái khẩu của người dân đất cảng mà còn là lựa chọn yêu thích của khách du lịch. Khuôn bánh hình chữ nhật được thái nhỏ vừa miếng khi ăn, đặt trên lớp lá chuối tươi đầy hấp dẫn. Mỗi chiếc bánh bèo Hải Phòng có giá khoảng 12.000 – 20.000 đồng, rất hợp để ăn sáng hoặc các bữa lỡ.

Địa chỉ: Bánh bèo trong chợ Lương Văn Can, chợ Vạn Mỹ, chợ Đổng Quốc Bình, chợ An Đồng, 14 Lê Đại Hành, 134 Chùa Hàng – TP. Hải Phòng. Ảnh: Phiêu Linh
Xem thêm: 3 món ngon Hải Phòng không phải ai cũng biết

Bánh bèo Nghệ An


Nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên bởi bánh bèo Nghệ An không có nhiều khác biệt so với món bánh lọc của Huế. Đây là một điều thú vị trong cách gọi tên món ăn ở các vùng khác nhau. Bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc. Bột bánh được vắt thành hình tròn dẹt rồi gập đôi lại để giữ nhân bên trong. Bánh hình bán nguyệt, trong vắt, nhìn rõ nhân tôm và thịt nạc rất bắt mắt. Bánh được rắc hành khô và rưới nước mắm lên trên khi thưởng thức. Còn có cả bánh bèo rán và bánh bèo lá để du khách chọn lựa.

Địa chỉ: Bánh bèo Nhàn Huế (171 Nguyễn Văn Cừ), bánh bèo rán bà Châu (Trường Thi), bánh bèo lá Lê Hồng Phong - TP.Vinh. Ảnh: songlamplus
Xem thêm: 9 đặc sản không thể không thử khi đến Nghệ An

Bánh bèo Quảng Bình


Đĩa bánh bèo này khiến du khách dễ dàng hình dung nguồn gốc tên của món ăn. Những miếng bánh tròn mướt xếp sát nhau trên đĩa như những lá bèo trên mặt sông. Bột bánh là bột gạo được hòa với nước theo tỉ lệ chuẩn, cho vào khuôn tròn dẹt đều tăm tắp, chín trong lửa vừa, có màu trắng mướt mắt, thơm dịu.

Người ta quết một lớp mỡ lên mặt bánh rồi rắc phần tôm chấy lên trên. Tôm thơm bùi, đậm vị biển, được xào trên chảo cho đến khi có màu vàng ruộm đầy kích thích. Tóp mỡ giòn rụm cũng là một thành phần thường xuyên được khách xin thêm. Nước chấm mặn ngọt khi rưới lên đĩa bánh làm những miếng tóp mỡ kêu tanh tách. Thực khách nên ăn khi nước chấm còn nóng.

Bánh bèo Quảng Bình có giá 10.000 – 15.000 đồng/đĩa và chắc chắn bạn sẽ gọi thêm đĩa thứ hai cho đỡ thòm thèm.

Địa chỉ: Bánh bèo Cô Vân (82 Lê Thành Đồng), Dì Tiếp (27 Lê Thành Đồng), bánh bèo O Đào sát đường tránh – TP. Đồng Hới. Ảnh: Phiêu Linh

Bánh bèo Huế


Cố đô Huế nổi tiếng với các món quà bánh, trong số đó bánh bèo chén cũng được nhiều người ưa chuộng. Về thành phần và hương vị, bánh bèo Huế khá giống bánh bèo Quảng Bình, chỉ khác ở cách trình bày món ăn theo đúng phong cách “ăn hương ăn hoa” của người dân nơi đây.

Người ta đổ bột bánh vào những chén nhỏ xíu bằng đường kính trái bóng bàn, sau đó bỏ vào nồi hấp. Bánh chín có màu trắng đục, trên mỗi chén có tôm chấy, tóp mỡ và hành lá phi thơm. Khách hàng rưới nước mắm ớt xanh cay thơm lên từng chén và ăn lần lượt. Với kích cỡ chén bé như vậy, khách thường gọi bánh bèo theo đơn vị khay hoặc chục chén trở lên.

Địa chỉ: Bánh bèo nậm lọc Bà Đỏ (71 Nguyễn Bỉnh Khiêm), bánh bèo Bà Cư (47 Nguyễn Huệ), quán bánh Hàng Me Mẹ (16 Võ Thị Sáu) – TP. Huế. Ảnh: Ngọc Bích

Bánh bèo Quảng Nam


Người dân Quảng Nam lại sử dụng những chén dẹt có đường kính to bằng bát ăn cơm để hấp bánh, do đó bánh cũng dày hơn, dùng để ăn no chứ không ăn chơi như ở nơi khác. Bột bánh ở Quảng Nam thơm thoảng mùi lá dứa rất dễ chịu. Bánh chín khéo là bánh có xoáy ở giữa để đổ sốt tôm lên trên.

Phần tôm không được xào khô mà làm thành sốt đặc với bột năng, khá nồng mùi tỏi băm. Nhiều nơi còn rắc lạc rang bùi bùi lên trên. Khi ăn, thực khách chan thêm nước mắm nguyên chất dầm tỏi sống ớt xanh, vừa ăn vừa xuýt xoa vì vị cay đậm đà.

Bánh bèo Quảng Nam hiện trở thành món ngon ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn, nhưng đã được biến tấu đi khá nhiều. Nếu bạn có cơ hội thưởng thức bánh bèo do chính người dân địa phương chế biến thì mới biết vị chuẩn của nó. Ảnh: quangnamplus
 
(Theo VnExpress)

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

6 quán pizza ngon nhất ở Rome

Đến Rome, thực khách sẽ được thưởng thức các loại pizza từ hình tròn truyền thống, dạng oval, cắt lát vuông cho tới kiểu pizza hình tam giác như chiếc túi nhỏ.
Xem thêm: 10 trải nghiệm thú vị nên thử khi đến Rome

Mặc dù Naples mới là quê hương của pizza nhưng phiên bản ở Rome của loại đồ ăn này cũng hấp dẫn không kém. Dưới đây là những địa chỉ mà du khách nên ghé tới để thưởng thước pizza khi du lịch ở Rome.

Da Remo

Bếp làm pizza của Da Remo.

Đối với người thích ăn pizza trong một không gian đúng chất Rome - đông đúc và hỗn độn thì Da Remo là điểm đến của bạn. Bất kỳ bữa thưởng thức pizza ở đây đều bắt đầu với fritti (đồ chiên rán), supplì (cơm risotto viên tròn) và fiori di zucca (hoa bí xanh), trước khi ăn món chính.

Pizza ở nhà hàng có độ mỏng vừa phải và viền giòn ngon. Loại pizza margherita được đánh giá là "tuyệt hảo", hãy thưởng thức những miếng thịt kèm bông cải xanh bên trong bánh.

Dịch vụ có thể hơi chậm, và không gian có phần bận rộn, Da Remo không dành cho những người muốn ăn một bữa thư thả, nhẹ nhàng, nhưng pizza thì ngon khó cưỡng. Nhà hàng không nhận đặt trước nên thực khách phải chịu khó xếp hàng nếu đến lúc đông đúc. Nhà hàng mở cửa thứ 2 -7, từ 19h đến 1h sáng hôm sau.

Emma

Rome, Roscioli là một từ đồng nghĩa để nói về thức ăn ngon, và Emma nằm trong chuỗi nhà hàng sẽ cho bạn biết Roscioli là như thế nào. Từ lớp bột nhào làm đế bánh tới những phần topping đều sẽ được đầu bếp của nhà hàng 4 thế hệ làm nên chiếc pizza ngon nhất.

Bánh ngon không chỉ vì nguyên liệu mà còn bởi nhà hàng thoáng đãng và có phong cách tao nhã. Do đó thực khách ăn pizza tại đây có thể tạm tránh sự xô bồ bên ngoài. Nhiều nguyên liệu làm bánh ở đây được lựa chọn kỹ lưỡng, từ dầu olive Tuscan cho tới pho mát ở vùng Campania và được làm thủ công...

Loại pizza nổi bật nhất của nhà hàng là posh margherita, được phủ lên trên là pho mát, cà chua, dầu olive và húng quế. Giá cả phải chăng mà chất lượng bánh rất ổn. Nhà hàng mở cửa hàng ngày, trong khoảng thời gian 12h30 - 15h và 19h - 23h30.

La Pratolina

Focaccia là kiểu làm bánh lớn dài và cắt thành từng miếng nhỏ hình vuông.

Pizza không chỉ có loại hình tròn, La Pratolina là nơi làm ra pizza có hình oval bằng loại bột trộn mà mất 48h bột mới nở. Chiếc pizza ở đây dày hơn, làm theo phong cách focaccia mà người La Mã cổ đại yêu thích (focaccia được cho là một món quà để tặng các vị thánh).

La Pratolina cũng từng giành danh hiệu tiệm pizza thân thiện nhất Rome. Thực khách sẽ luôn được chào đón bằng những nụ cười của nhân viên, rượu trắng miễn phí và không bao giờ phải gấp gáp dù quán tối nào cũng đông. Quán mở từ 19h30 tới 1h sáng hôm sau.

Ai Marmi

Nhà hàng đặt tên Ai Marmi (nghĩa là "cẩm thạch") vì các bàn ăn đều làm bằng loại đá này. Nhà hàng mang phong cách retro này là nơi ăn pizza ngon nhất khu Trastevere. Với ánh đèn huỳnh quang và những ghế ngồi sát nhau, quán không hề kiểu cách mà chỉ trang trí nhẹ nhàng với những tấm bảng ký hiệu truyền thống.

Hương vị pizza ở đây cũng được đánh giá cao, dù bánh được nấu trong một lò nướng bằng gỗ lớn, pizza mỏng và giòn đúng kiểu. Loại pizza bạn nên chọn ăn thử khi tới đây là salsiccia e fior di zucca, phủ lên trên là xúc xích và hoa bí xanh. Thực khách sẽ phải xếp hàng đợi bánh từ ngoài cửa nếu đến lúc 20h, vì vậy hãy cố gắng tới sớm hơn. Nhà hàng mở cửa hàng ngày trừ thứ 4, từ 19h đến 2h sáng hôm sau.

Pizzarium

Pizzarium bán loại pizza cầm tay, pizza al taglio (loại bánh đã cắt lát). Và chỉ cách 10 phút đi bộ từ các bảo tàng Vatican nên quán là địa điểm thích hợp nhất cho bạn vừa thưởng thức vừa ngắm cảnh. Chủ quán là Gabriele Bonci, người có bằng sáng chế loại bột đặc biệt, làm đế bánh nhẹ mà vẫn cứng và giòn.

Ngoài loại bột chất lượng cao, các loại topping cũng làm pizza ở đây ngon khó cưỡng. Thành phần làm topping được thay đổi hàng ngày, từ bông cải xanh, cá trống, pho mát mascarpone cho tới thịt nướng, pho mát xanh. Nhà hàng mở cửa từ thứ 2 tới thứ 7, vào 11h - 22h và chủ nhật vào 13h - 22h.

Trapizzino

Pizza biến tấu với hình tam giác.

Stefano Callegari đã học kỹ năng làm bột nhào từ khi là một cậu bé giao hàng cho một tiệm bánh mỳ. Ông tự mở 2 hàng pizza là Sforno và Tonda, đều nằm ở ngoại ô. Tuy nhiên với Trapizzino, nơi mà pizza kiểu Rome là món chính, mới làm nên tên tuổi của ông.

Những chiếc pizza bianca có hình tam giác như túi nhỏ được nhồi nhân truyền thống. Thực khách có thể chọn coda alla vaccinara (đuôi bò hầm), polpette al sugo (thịt viên và sốt cà chua), hoặc trippa alla romana (lòng bò). Đến Trapizzino bạn luôn tìm thấy món ăn đường phố hấp dẫn này. Hàng mở từ thứ 3 đến chủ nhật, từ trưa đến 1h sáng hôm sau.

(Theo Roughguides)

Bài đăng phổ biến