Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Đầu năm hành hương những ngôi chùa nổi tiếng Đông Nam Á

Các quốc gia Đông Nam Á sở hữu nhiều ngôi đền, chùa cổ có kiến trúc tinh xảo, gắn liền với di tích lịch sử và là điểm du lịch hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Du xuân đến các ngôi đền, chùa nổi tiếng nhất Đông Nam Á dưới đây sẽ khiến tâm hồn du khách thêm an nhiên trong những ngày đầu năm.

Chùa Shwedagon (Myanmar)


Shwedagon còn có tên gọi là chùa Vàng tọa lạc ở thủ đô Yangon. Đây là chốn linh thiêng bậc nhất và là niềm kiêu hãnh của người dân Myanmar. Khu quần thể chùa xây dựng cách đây hơn 2.500 năm, gồm 1.000 ngôi chùa nhỏ bao quanh tòa cao 99 m, phủ kín bởi 9.300 lá vàng dát mỏng, 5.450 viên kim cương và 2.320 viên đá quý khác. Trên đỉnh tháp có 1.065 chuông vàng và 421 chuông bạc. Dưới ánh mặt trời, ngôi chùa sáng lấp lánh tựa vầng thái dương.

Chùa Pha That Luang (Lào)


Chùa Pha That Luang theo tiếng bản ngữ có nghĩa là tháp vĩ đại hay tháp xá lợi. Đây là một trong những di tích nổi tiếng nhất tại thủ đô Viêng Chăn. Chùa xây dựng năm 1566 dưới triều đại vua Setthathirat, có hình dáng như một khối tháp khổng lồ đại diện cho sự giác ngộ Phật giáo. Pha That Luang bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của người Thái năm 1828 và được xây dựng lại vào năm 1931.

Chùa Wat Arun (Thái Lan)


Chùa Wat Arun nằm bên bờ tây sông Chao Phraya, là một trong những ngôi chùa lộng lẫy, thu hút nhiều khách du lịch nhất thủ đô Bangkok. Ngôi chùa có kiến trúc tinh xảo, mô phỏng kiến trúc “núi vũ trụ Meru” của người Ấn Độ. Trong chùa có tháp Phra Prang cao 79 m được khảm sành sứ Trung Hoa trên mái nhà và các bệ. Khi bình minh hay hoàng hôn buông xuống, cả ngôi chùa vàng rực lấp lánh.

Đền Angkor Wat, Borobudur, Ali Saifuddin


Du xuân hành hương, du khách đừng bỏ qua Angkor Wat - viên ngọc quý của đất nước chùa tháp nằm cách thị trấn Siem Reap (Campuchia) 5,5 km. Đền Angkor có diện tích rộng khoảng 200 ha xây dựng vào thế kỷ thứ XII để tưởng nhớ vị thần Vishnu. Sau này, ngôi đền được sử dụng làm nơi thờ Phật sau khi chế độ quân chủ của Campuchia chuyển sang theo đạo Phật. Năm 1992, quần thể Angkor Wat được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Đền Borobudur xây dựng vào thế kỷ thứ VIII và thứ IX của vương triều Sailendra, cách 40 km về phía tây bắc thành phố Yogyakarta, Indonesia. Kỳ quan Phật giáo tinh xảo được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1991. Toàn bộ công trình gồm có năm tầng thềm hình vuông, tiếp theo là ba tầng thềm hình tròn và trên cùng là một bảo tháp lớn được xây từ khoảng 2 triệu khối đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.

Còn Omar Ali Saifuddin lại mang nét đặc trưng của kiến trúc Hồi giáo, là biểu tượng cho sự giàu có và sung túc của vương quốc Brunei. Ngôi đền xây dựng năm 1958, cao 52 m, đỉnh mái vòm được mạ vàng, những bức tường, cột, vòm cung và tháp làm bằng đá cẩm thạch Italy. Ngôi đền được bao quanh bởi rất nhiều cây và hoa, theo quan niệm của đạo Hồi, đó là biểu tượng của thiên đàng.

Chùa Cebu Taoist (Philippines)


Tọa lạc ở Beverly Hills Subdivision, chùa Taoist cao hơn 300 m so với mực nước biển. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thành phố Cebu. Chùa được xây dựng vào năm 1972, lối vào của đền mô phỏng Vạn lý Trường thành của Trung Quốc. Đây là nơi thực hành đạo giáo (Lão giáo) và là điểm đến linh thiêng của cộng đồng người Hoa sống tại Cebu.

Chùa Kek Lok Si (Malaysia)


Kek Lok Si còn có tên gọi Cực Lạc tự, là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chùa xây dựng năm 1893, nổi bật với bảo tháp 7 tầng hình bát giác được thiết kế theo phong cách Trung Quốc kết hợp với kiến trúc Thái Lan, Miến Điện. Khuôn viên trung tâm chùa nổi bật có bức tượng tứ đại thiên vương được thờ trang trọng và mỗi vị cai quản một phương khác nhau. Đây là điểm đến tâm linh thu hút nhiều khách thập phương đến cúng bái nhất.

Chùa Phật Nha (Singapore)


Chùa tọa lạc ở trung tâm khu Chinatown và là niềm tự hào của những tín đồ Phật giáo ở Singapore. Ngôi xây dựng năm 2007 là nơi bảo tồn di tích răng Phật được tìm thấy trong một bảo tháp bị sập ở Myanmar. Chùa có kiến trúc tráng lệ, gồm năm tầng nổi và một tầng hầm, được bài trí theo kiểu Mandala, thể hiện quan niệm “vũ trụ vạn vật” của nhà Phật và mang nhiều nét kiến trúc của nhà Đường (Trung Quốc).

Nguồn Zing

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

6 điểm picnic dã ngoại cho hội "chiến binh cuối tuần" vi vu đổi gió

Bao nhiêu cái cuối tuần rồi bạn vẫn chỉ quẩn quanh với những hoạt động quen thuộc: cà phê, xem phim, chơi game, đọc sách. Cuối tuần này, thử đến 6 nơi “Vi vu đổi gió” ở Hà Nội, Sài Gòn để khám phá những điều mới lạ.


Người trẻ mê xê dịch chưa bao giờ được truyền cảm hứng nhiều như lúc này. Khi mà những nhiếp ảnh gia, “travel blogger” (chuyên viết blog về du lịch) thường xuyên chia sẻ bài viết, hình ảnh về những vùng đất mới. Giới trẻ vẫn đang vẽ ra câu chuyện “xê dịch” chính là vác balo lên và đi xa, những nơi hẻo lánh, ít người biết đến bằng những status đồng cảm, ao ước về những nơi họ muốn đến. Nhưng đó không phải là tất cả, chủ nghĩa xê dịch không gói gọn trong những ý nghĩ mà đơn giản là hành động đứng lên, khám phá những điều mới mẻ. Đó cũng chính là tinh thần của một #Weekendwarrior (Chiến binh cuối tuần).

Nếu bạn sở hữu một đôi chân thích đi đó đây và bạn cần “sạc” đầy năng lượng cho tuần mới, hãy thử chinh phục 6 điểm đến của hành trình “Độ tóc chuẩn ngầu” với chủ đề “Vi vu đổi gió”, những nơi gần gũi thiên nhiên, xanh mướt màu lá.

Công viên Yên Sở - Hà Nội


Nghe nói tới 60km, nhiều bạn còn hơi ngại đi; nhưng nếu có một công viên cũng cây xanh rợp bóng, những thảm cỏ xanh rì và hồ nước mát mẻ, các bạn có muốn một ngày thỏa sức vẫy vùng, chạy chơi ở đó không?


Nằm gần khu bán đảo Linh Đàm và cách trung tâm Hà Nội không xa, công viên Yên Sở thu hút rất nhiều các bạn trẻ tới cắm trại, picnic, tổ chức các hoạt động team building, hoạt động nhóm. Với diện tích cỏ lớn, cùng với hồ nước điều hòa mát mẻ và những trò chơi dựng sẵn, nhiều bạn trẻ đánh giá đây là nơi lý tưởng nhất để đi picnic vào cuối tuần.

Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội


Cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ hơn 60km, vườn quốc gia Ba Vì là một địa điểm mà mùa nào cũng thu hút khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ. Mùa "sống ảo" rải rác quanh năm: Những ngày hè thì các nam thanh nữ tú lại "đưa nhau đi trốn" trên Ba Vì, mùa thu khi sắc dã quỳ vàng rực, các cô nàng lại váy áo xinh xắn pose hình bên những khóm hoa hương đồng gió nội. Còn mùa đông, nếu may mắn bạn có thể thấy băng tuyết trên đỉnh Ba Vì hay chụp ảnh mờ ảo trong những khu rừng thông. Thêm nữa, nhà kính sương rồng ở đây chính là nơi để các chiến binh cuối tuần tha hồ chụp những tấm hình chất lừ cùng kiểu tóc đề “lộ” da đầu đầy cá tính


Đã đẹp, đường xá còn tiện, lại có những địa điểm cho các bạn vừa thích sống ảo, vừa thích cắm trại; chắc chắn vườn quốc gia Ba Vì phải có trong danh sách "điểm đến yêu thích" tại Hà Nội cho các chiến binh cuối tuần.

Hồ Quan Sơn – Hà Nội

Nếu vẫn chưa ưng ý với 2 địa điểm trên còn có thêm một lựa chọn khác cho bạn: Hồ Quan Sơn - một cảnh quan sơn thủy hữu tình cũng chỉ cách Hà Nội tầm 50km.


Nằm ở địa phận huyện Mỹ Đức, hồ Quan Sơn đẹp hùng vĩ với gần 20 ngọn núi lớn nhỏ kéo dài, lừng lững trên mặt hồ nước cùng với thảm thực vật xanh mướt vô cùng phong phú. Bạn có thể thưởng thức thiên nhiên tươi đẹp với cỏ cây hoa lá, hồ nước mênh mông, bầu không khí dịu mát.


Khí hậu mát mẻ sẽ khiến tâm hồn bạn thư thái hơn. Sau khi dạo một vòng thuyền tôn quanh hồ, hãy chọn một điểm để có thể cắm trại và ăn uống với bạn bè để chuyến đi thêm trọn vẹn.

Làng nổi Tân Lập – Long An

Tuy không nằm ở ngoại thành Sài Gòn, làng nổi Tân Lập vẫn được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho chuyến đi cuối tuần - 1 hay 2 ngày tùy vào mọi người.


Đây là nơi có "Con đường sống ảo" nức tiếng với giới phượt trong Sài Gòn. Trên thực chất, đó là một con đường quanh co, xuyên qua khu rừng ràm bạt ngàn tại Tân Lập. Hãy tưởng tượng cảnh bạn đứng giữa một khu rừng với con đường uốn cong mềm mại dẫn quanh, những tia nắng xuyên qua tầng lá cùng những đường rẽ ngôi tóc cực ngầu... nghĩ thôi mà đã thấy nó thần tiên và lên ảnh xuất sắc như nào rồi.

Đến mùa rụng lá, con đường được trải một lớp lá khô vô cùng ấn tượng. Ngoài ra, bạn có thể leo lên đài quan sát để nhìn ngắm toàn bộ khu rừng mênh mông tươi sắc.

Công viên bờ sông Panorama – TP. HCM


Nếu ngại đi xa mà vẫn có một buổi dã ngoại cuối tuần thú vị, các bạn trẻ Sài Thành có thể google ngay công viên bờ sông Panorama - một địa điểm nằm ngay Quận 7, ngay bờ sông Rạch Đĩa. Đây là một trong những công viên đẹp nhất khu Phú Mỹ Hưng với bãi cỏ xanh mượt, trải dài dọc bờ sông.

Cảnh sắc nơi đây thực sự mang đến một vẻ đẹp của đô thị hiện đại; nơi những tòa nhà cao tầng và thiên nhiên như hòa vào nhau.

Khu du lịch Thủy Châu - TP.HCM


Nếu là tín đồ mê cắm trại hay picnic, các thổ địa Sài thành đừng bỏ quên khu du lịch Thủy Châu - một địa điểm dã ngoại với giá "hạt dẻ" chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 20km. Nếu các chiến binh cuối tuần thực sự muốn "đi trốn" thì hãy cân nhắc khu du lịch với rừng cây, bờ cỏ, thác nước. Dù tất cả chỉ là nhân tạo nhưng bạn có cảm giác vô cùng "thật" và sống động.

Những kiểu tóc gọn gàng trong outfit cực cool với quần short – áo pool cực kì thích hợp để bạn trải nghiệm một cuối tuần đầy khỏe khoắn.


Chủ nghĩa xê dịch không là những điều to lớn như đi du lịch đến những nơi xa xôi, đi nước ngoài mà đơn giản đến từ chính tinh thần khám phá những điều mới lạ. Vài người trong chúng ta vẫn đang chỉ “xê dịch” trong đầu, nghĩ đến vùng đất ta đã qua, ngắm nhìn chúng bằng tấm ảnh đã cũ. Đừng mãi hoài niệm trong quá khứ, hãy biến điều đó bằng hành động với chiếc xe máy đến những nơi mới lạ cùng “Độ tóc chuẩn ngầu”. Chỉ cần như vậy, bạn đã là một “Chiến binh cuối tuần”, tự tin làm mới bản thân.

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

Món ăn mừng năm mới ở các quốc gia trên thế giới

Cá trích ngâm, 12 quả nho, hay xúc xích nướng và đậu lăng là những món ăn riêng, mang ý nghĩa tốt lành để chào đón năm mới ở các quốc gia trên thế giới.

Nam Mỹ 


Hoppin 'John là món ăn truyền thống trong năm mới ở Nam Mỹ. Món ăn này gồm các thành phần chính là cơm, thịt lợn và đậu Hà Lan. Món ăn được cho là mang lại may mắn trong năm mới, có nguồn gốc từ châu Phi và Tây Ấn và do những người nô lệ trước đây đưa đến Mỹ. Công thức của Hoppin 'John chính thức được ghi lại trong cuốn sách "The Carolina Housewife" của Sarah Rutledge, xuất bản năm 1847. 

Tây Ban Nha


Vào đêm giao thừa, người dân Tây Ban Nha tập trung trước tháp đồng hồ ở quảng trường Puerta del Sol ở Madrid hoặc ở nhà xem chương trình được truyền hình trực tiếp từ đây, và khi mỗi tiếng chuông đồng hồ vang lên, họ sẽ ăn một quả nho. Phong tục này bắt đầu từ cuối thế kỷ XX và sau đó đã lan rộng đến nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha. 

Mexico


Tamales là tên gọi của món ăn làm từ bột ngô có nhân gồm thịt, phô mai và một số nguyên liệu khác, được gói trong lá chuối hoặc vỏ ngô, thường xuất hiện vào mỗi dịp đặc biệt ở Mexico, trong đó có năm mới. Ở nhiều gia đình, những phụ nữ cùng nhau làm hàng trăm gói bánh nhỏ để tặng cho người thân, bạn bè và hàng xóm. Vào ngày đầu năm, Tamales thường được phục vụ cùng với súp menudo và súp hominy. 

Hà Lan


Tại Hà Lan, Oliebollen, thường được bán trên đường phố là món ăn truyền thống vào đêm giao thừa và tại các hội chợ đặc biệt chào mừng năm mới. Oliebollen là những chiếc bánh có nhân nho khô hoặc lý chua, được chiên qua dầu và phủ đường bột. 

Áo


Đêm giao thừa được gọi là Sylvesterabend, đêm của thánh Saint Sylvester. Người Áo thường uống rượu vang đỏ pha với quế và ăn thịt lợn sữa vào bữa tối và trang trí bàn với những con lợn làm từ bánh hạnh nhân, được gọi là marzipanschwein. 

Nhật Bản


Ở Nhật Bản, mọi người thường ăn toshikoshi soba vào đêm giao thừa để chào đón năm mới. Truyền thống này bắt đầu từ thế kỷ XVII và những sợi mì soba dài mang ý nghĩa tượng trưng cho tuổi thọ và sự thịnh vượng. Ngoài ra, trong năm mới, người Nhật còn có một truyền thống khác là mochitsuki, phong tục làm bánh mochi để sử dụng trong những ngày tết.

Italy


Lễ hội La Festa di San Silvestro mừng năm mới ở Italy thường có món xúc xích nướng ăn kèm đậu lăng, đại diện cho tiền bạc, tài sản, được cho là sẽ đem lại may mắn trong năm mới cho mọi người, và bữa ăn sẽ kết thúc với món bánh chiacchiere. 

Ba Lan và Scandinavia


Vào đêm giao thừa ở Ba Lan và các vùng thuộc Scandinavia, mọi người ăn món cá trích ngâm để mang lại một năm mới thịnh vượng và nhiều tiền bạc. Trong bữa tiệc đặc biệt ngày đầu năm mới, người Ba Lan thường ăn món Sledzie Marynowane, được làm bằng cách xếp cá trích đã được ngâm trong nước một ngày vào lọ với hành, gia vị, đường và giấm trắng. Trong khi đó, người Scandinavia thường ăn cá trích với thịt viên và pate. 

Đan MạchNa Uy


Kransekage, bánh vòng hoa, là một tháp gồm những chiếc bánh vòng xếp chồng lên nhau, thường được làm trong những nhịp đặc biệt và đêm giao thừa ở Đan Mạch và Na Uy. Bánh được làm từ hạnh nhân, thường có một chai rượu vang ở giữa, và được trang trí đẹp mắt.

Theo: CNN

Bài đăng phổ biến