Hiển thị các bài đăng có nhãn Đam mê du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đam mê du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Những tình huống xử lý phổ biến cho hướng dẫn viên

Trên hành trình đi tour chắc chắn bạn sẽ gặp những tình huống nằm ngoài dự đoán cũng như sự sắp xếp của mình, và trong những tình huống đó hầu hết đều sẽ mang lại sự lúng túng cho các bạn hướng dẫn viên, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc xử lý tình huống một cách khôn khéo và hiệu quả. Sau đây là một số gợi ý về cách xử lý các bạn cùng tham khảo nhé!


Những tình huống xử lý phổ biến cho hướng dẫn viên

1. Khi đoàn khách đến sân bay ( nhà ga, bến tàu ) không đúng với thời gian đã xác định, bạn phải làm gì?

Do nhiều nguyên nhân, đoàn khách đến sân bay (nhà ga, bến tàu…) không đúng thời gian quy định (không đúng theo lịch trình của bạn), bạn nhận được thông báo về lý do chậm trễ của chuyến bay, gặp tình huống này bạn phải nhanh chóng xử lý một số trường hợp sau:

– Đoàn khách đến muộn khoảng 1 -2 giờ so với thời gian đã định, nhưng việc đó không ảnh hưởng đáng kể đến chương trình hoạt động của đoàn thì bạn nên điện về cho công ty và khách sạn mà khách sẽ ở biết để họ thông báo cho các bộ phận phục vụ có liên quan đến đoàn khách (bộ phận bàn, buồng…) nắm được tình hình chậm trễ của khách và chuẩn bị sẵn sàng đón nhận khách theo chương trình đã định. Nếu đoàn khách là những khách quan trọng chẳng hạn như chủ hãng, khách VIP…ngoài việc phải làm như trên, bạn cần phải gọi điện báo cho công ty.

– Đoàn khách đến muộn 3 -4 giờ hoặc lâu hơn nữa. Trường hợp này bạn phải điện ngay từ sân bay về cho khách sạn để có thể kịp thời hủy bữa ăn hoặc chuyển bữa ăn đó của khách từ bữa trưa sang bữa tối. Nếu giải quyết được việc này bạn sẽ góp phần tiết kiệm được một số tiền không nhỏ cho công ty (nếu đoàn khách với số lượng đông) – Đoàn khách đến muộn phải chuyển vào ngày hôm sau. Từ sân bay bạn hãy nhanh chóng điện về khách sạn hủy bỏ ngay việc ăn, nghĩ của đoàn khách càng sớm càng tốt, sau đó điện về công ty của bạn báo về việc đoàn khách đến chậm lại ngày hôm sau.

– Khi đoàn khách đến sân bay với số lượng, thành phần, giới tính, tên tuổi không đúng so với danh sách mà bạn có trong tay, bạn cần điện ngay về khách sạn đặt lại việc ăn, nghỉ của đoàn cho phù hợp với số khách thực tế, đồng thời điện về công ty báo cho phòng thị trường quốc tế về sự việc trên để cùng nhau giải quyết.

2. Bạn được phân công đi tiễn hộ đoàn khách vào sáng ngày hôm sau nhưng lại không biết mặt khách, bạn sẽ làm gì?

Trường hợp nhận nhiệm vụ nên đoàn khách mà lại không biết mặt khách (vì đi tiễn thay hướng dẫn viên khác), bạn phải hết sức thận trọng. Cụ thể, đối với đoàn khách thực hiện chuyến bay vào sáng sớm, thì hướng dẫn viên nhất thiết phải liên hệ với đoàn chậm nhất vào chiều tối hôm trước, nắm chắc lại tên tuổi của khách, số phòng, hẹn giờ giấc đón và nắm một số thông tin cần thiết khác để sáng sớm hôm sau có thể đón khách ra sân bay được dễ dàng. Đã xảy ra một số trường hợp do không liên hệ trước, hướng dẫn viên nhân viên đi tiễn hộ không biết mặt khách ở phòng nào, chỉ mới nắm được tên khách, kế hoạch đón khách tại khách sạn một cách chung chung. Tôi giờ không thấy khách xuất hiện tại cửa khách sạn, hướng dẫn viên lúng túng có khi đón nhầm khách của đoàn khác, rút cục là không hoàn thành được nhiệm vụ.

3. Khi tiễn đoàn khách tại sân bay do điều kiện thời tiết hoặc sự cố kỹ thuật chuyến bay phải lùi chậm 1-2h hoặc hủy bỏ, hoặc máy bay hạ cánh không đúng với lịch trình. Là HDV bạn nên làm gì trong tình huống này?

Nếu vì lý do thời tiết hoặc sự cố kỹ thuật, chuyến bay phải lùi chậm lại 1 -2 giờ thì người hướng dẫn nhất thiết phải điện về công ty báo cho bộ phận điều hành biết. Sau khi nắm được thông tin này, bộ phận điều hành phải báo cho các nơi mà đoàn sẽ đến theo chương trình tour du lịch để họ sắp xếp lại kế hoạch đón tiếp đoàn.

Nếu chuyến bay phải hủy (chuyển vào ngày hôm sau chẳng hạn) thì đây là lỗi của hàng không, vì vậy đoàn khách của bạn thường sẽ được bên hàng không bố trí cho ăn nghỉ tại khách sạn ở sân bay. Mọi chi phí ăn nghỉ của đoàn và những hậu quả do chuyến bay hoãn (hủy thì phía hàng không phải chịu trách nhiệm. Trường hợp này, ngoài việc phối hợp với bên hàng không bố trí ăn nghỉ chu đáo cho đoàn, bạn nên thường xuyên trao đổi với khách, biểu lộ sự cảm thông với họ do sự chậm trễ của chuyến bay).

Trường hợp máy bay hạ cánh tới sân bay không đúng lịch trình, thí dụ khi tiễn đoàn khách thực hiện chuyến bay Hà Nội – Đà Nẵng (theo lịch trình đoàn sẽ hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng), nay do điều kiện thời tiết đoàn sẽ phải hạ cánh xuống sân bay ở Huế (không theo đúng lịch trình) hướng dẫn viên nhất định phải báo gấp cho phòng điều hành (bộ phận trực) của công ty để bố trí xe đón khách ở sân bay Huế. Tránh tình trạng nhiều hướng dẫn viên , nhất là hướng dẫn viên ngại tìm phương tiện liên lạc ngay từ sân bay để mãi đến khi về đến thành phố rồi mới báo cho người điều hành của công ty biết sự thay đổi trên. Lúc đó người điều hành mới điện báo đi các nơi mà đoàn sẽ đến. Do quá chậm, không báo kịp nên gây thiệt hại không đáng có cho công ty.

4. Khi làm thủ tục check out cho đoàn, người trực tầng khách đề nghị đoàn khách xếp tất cả hành lý ra ngoài hành lang để tiện cho nhân viên khuân vác chuyển ra xe. Bạn có thực hiện điều này không? Tốt nhất nên làm thế nào?

Thường thường người trực tầng yêu cầu khách để hành lý ra hành lang để cho nhân viên khuân vác của khách sạn dễ dàng chuyển ra xe. Nhưng hướng dẫn viên và khách lại không muốn làm như vậy bởi vì không thể nào quan sát được toàn bộ hành lang trong khi làm thủ tục trả phòng, dễ mất đồ của khách. Hướng dẫn viên nên yêu cầu khách hãy để hành lý trong phòng, mặc dù như vậy sẽ mất thời gian hơn, nhưng an tâm hơn. Trộm cắp khó có thể lẻn vào lấy cấp đồ của khách. Sau khi nhân viên phục vụ chuyển hết hành lý ra xe, người phụ trách sẽ báo cho hướng dẫn viên biết số lượng hành lý đã được chuyển đủ ra xe. Nói chung, người phụ trách thường cho rằng nếu có lượng hành lý khớp với số lượng hành lý ban đầu – ví dụ 45 kiện vào và 45 kiện được chuyển ra – thì mọi việc coi như ổn, nhưng đối với một hướng dẫn viên có kinh nghiệm như thế vẫn chưa đủ. Bạn phải kiểm tra kỹ lại tên, số phòng và hành lý của khách vì có thể một du khách đó đã mua thêm đồ và chưa được chuyển ra xe và kiểm tất cả số hành lý đã đưa lên xe. Khi khách ngồi yên vị trên xe, người hướng dẫn nhất thiết phải kiểm tra số thành viên trong đoàn, nhắc khách kiểm tra lần cuối tư trang, hành lý, đặc biệt là hộ chiếu và vé máy bay của khách. Khi khẳng định mọi thứ trên đã đầy đủ, hướng dẫn viên mới bảo cho lai xe nổ máy đưa đoàn khách rời khách sạn.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Lợi ích nghề sale mang lại

Khi làm nghề sale bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kỹ năng và một trong những kỹ năng sau đây giúp bạn trở thành sale giỏi & thành công hơn.


Lợi ích nghề sale mang lại

1. Rèn luyện được sự dạn dĩ trước người khác

Khi làm sale bạn sẽ được huấn luyện bài học cơ bản đó là nếu bạn chào 1000 người đi qua thì sẽ có khoảng 100 người nán lại và có khoảng 20 người nghe bạn nói đến câu thứ 3 và may mắn thì 2 vị khách sẽ mua hàng của bạn. Chính vì vậy, chỉ cần làm sale một thời gian, bạn sẽ trở nên cởi mở và dễ dàng bắt chuyện hơn, không còn cảm giác sợ hãi hay ngại ngùng với người xa lạ. 

2. Khả năng thuyết trình được nâng cao

Khi gặp khách hàng bạn không có quá 2 phút để thuyết phục họ, đó là nguyên lý của sale kiss. Chính vì vậy, bạn sẽ được trau dồi dàn ý một cách mạch lạc, logic và có kỹ năng truyền tải thông tin một cách chính xác và hấp dẫn nhất. Khi bạn nói ra câu đầu tiên, khách hàng đã có cảm giác hứng thú muốn nghe câu thứ hai và suốt cuộc trò chuyện họ cảm thấy vui vẻ, hứng khởi thì lúc đó bạn mới có khả năng bán hàng.

3. Xây dựng được mạng lưới quan hệ lâu dài

Nhân viên bán hàng chính là người hiểu rõ sản phẩm, chiến lược cũng như tình trạng kinh doanh của công ty nhất. Không chỉ vậy, làm nghề này bạn sẽ hiểu được nguyên tắc cơ bản “có làm thì mới có ăn”, doanh số gắn liền với lương của bạn, chính vì vậy bạn có tư duy và biết cách tự đem ra chiến lược riêng cho mình để nâng cao thu nhập. 
Bạn luôn hiểu rằng, nguồn thu nhập là không giới hạn, tất cả chỉ phụ thuộc vào năng lực của bạn mà thôi.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Sales là gì? Bỏ túi những kinh nghiệm để trở thành sale giỏi

Sales là gì? Làm thế nào để thành công trong lĩnh vực này và đưa về mức lương khủng khiến nhiều người mơ ước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật tất cả những thông tin để bạn có thể trở thành một chuyên gia về sales.


Sale là gì? Bỏ túi những kinh nghiệm để trở thành sale giỏi

Sales là gì?

Sales là vị trí bán hàng cho doanh nghiệp, tiếp xúc với khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về dịch vụ rồi dùng các kỹ năng chuyên môn của mình để khiến khách hàng tin tưởng và tin dùng sản phẩm bên mình. Chính vì vậy sale là một vị trí cực kỳ quan trọng của công ty, là người nắm bắt kỹ về sản phẩm, nhu cầu khách hàng để có thể tư vấn và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với khách từ đó thúc đẩy doanh số của công ty.

Công việc của nhân viên sales

Tùy vào vị trí mà sales có các công việc đặc thù khác nhau. Tuy nhiên hầu hết một sale cơ bản sẽ có công việc chung sau đây:

- Nắm vững thông tin về sản phẩm để tư vấn cho khách hàng như: Mã sản phẩm, đặc điểm sản phẩm, điểm mạnh và yếu của sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, hình dáng, cách sử dụng…

- Tư vấn, nắm rõ nhu cầu khách hàng: Với những nhân viên sales tiếp xúc trực tiếp với khách ở cửa hàng có nhiệm vụ tư vấn, nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng từ đấy khiến họ tin tưởng và mua sản phẩm bên mình. Ngoài ra nhân viên sales làm việc ở đây còn phải nắm rõ tốc độ tiêu thụ hàng hóa để báo cáo với cấp trên.

- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Những nhân viên này sẽ gặp trực tiếp hoặc liên hệ với khách qua điện thoại nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, nắm bắt được tâm lý cũng như như cầu của khách từ đó khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm giúp họ tiếp cận gần hơn với sản phẩm cần mua.

- Báo giá và đàm phán giá sản phẩm với khách hàng. Thương thảo hợp động và thoả thuận thời gian mua bán, thanh toán đối với khách hàng.

- Kiểm kê hàng hóa: Nắm được mặt hàng nào thiếu để bổ sung kịp, đồng thời kiểm tra các dụng cụ hỗ trợ kinh doanh và làm báo cáo, nộp hóa đơn bán hàng ngày.

- Gửi báo cáo kinh doanh cho cấp trên.

*Làm thế nào để trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

1. Biết cách lắng nghe khách hàng


Kỹ năng quan trọng nhất của một người bán hàng đó là lắng nghe một cách nhanh nhạy và cẩn thận. Hãy luôn nhớ rằng, mình có hai cái tai nhưng chỉ duy nhất một cái miệng, chính vì vậy hãy biết cách nghe sao cho người đối diện cảm thấy được tôn trọng và muốn chia sẻ với bạn nhiều hơn nữa. Khi lắng nghe khách hàng bạn cũng cần phải nghe một cách chủ động và có chọn lọc, hiểu tất cả những gì mà người đối diện đang nói, phân tích vấn đề nhanh nhạy từ đó nắm được tâm lý của họ. 

2. Có khả năng kết nối với mọi người


Kết nối là mấu chốt quyết định xem bạn có bán được hàng hay không. Một nhân viên sales tài ba phải là người dù nói chuyện với bất kỳ ai cũng nhanh nhạy quan sát được cách họ nói chuyện, khi người ta nói nhanh mình sẽ bắt kịp, khi người ta giảm tốc độ mình cũng phải nói chậm theo, đây chính là cách bạn đang tạo sự kết nối với họ. Khi tạo được sự kết nối này rồi, hai người sẽ thấy hòa hợp hơn từ đó dễ dàng trò chuyện và tin tưởng thì khả năng mua hàng sẽ cao hơn. Ngoài ra, khi nói chuyện hãy cố gắng tinh tế nắm được sở thích, đặc điểm của họ từ đó nói những câu chuyện về sở trường khách hàng, như thế bạn sẽ nhanh chóng chiếm được cảm tình và sự tin tưởng từ khách.

3. Nắm bắt tâm lý khách hàng


Nắm bắt được tâm lý khách hàng là bạn đã nắm chắc được một phần thắng trong công cuộc bán hàng rồi. Khi nắm bắt được tâm lý khách bạn sẽ hiểu được người ta đang vướng mắc ở đâu từ đó dần dần gỡ bỏ nút thắt đó, tiếp tục biết khách của mình mong muốn gì để cung cấp thứ mà họ đang cần. Khi bạn giúp người ta giải quyết được vấn đề và cung cấp cho họ lợi ích thì không có lý do gì mà họ không mua sản phẩm bên bạn cả.

4. Giao tiếp và đàm phán tốt


Đây là tố chất quan trọng của một sales giỏi. Nó quyết định mức độ thành công của cuộc đám phám mua hàng giữa hai bên. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt giúp nhân viên nhanh chóng tạo dựng được mối quan hệ, dễ dàng tiếp cận, trao đổi với khách từ đó thiết lập được sự tin tưởng giữa mình và khách hàng khiến họ an tâm và muốn mua hàng bên mình hơn.

5. Làm chủ trong mọi tình huống giao tiếp với khách hàng


Là một người bán hàng nếu bạn muốn khách thấy được sự chuyên nghiệp thì phải biết cách làm chủ cuộc giao tiếp. Nếu ngay cả tình huống giao tiếp mà bạn còn không làm chủ được thì lấy cớ gì để bạn đưa được khách hàng đến niềm tin và ham muốn mua hàng của mình. Chính vì vậy hãy có bản lĩnh, khéo léo để từng bước một làm chủ tình huống rồi khiến khách hàng có cảm tình đến tin tưởng và cuối cùng là mua hàng.

6. Hiểu sâu về sản phẩm mình đang bán


Nếu ngay cả bạn mà không hiểu về sản phẩm đang bán thì làm sao khách hàng dám tin tưởng mà mua và sử dụng được. Càng hiểu sâu về sản phẩm, bạn sẽ biết được nó có đặc điểm gì tốt, xấu, mặt nào phù hợp với nhu cầu khách từ đó có hướng giải quyết phù hợp và tinh tế để khách nhận ra rằng món hàng này rất cần thiết và phải bỏ tiền ra ngay lập tức. Khi nắm rõ sản phẩm bạn cũng sẽ không bị khách quay hay bí trong các trường hợp khách hàng vặn hỏi, từ đó khiến họ thêm tin tưởng và muốn sử dụng sản phẩm bên bạn.

7. Đừng cố bán được hàng


Nếu bạn muốn bán hàng thì "đừng cố bán hàng”, nghe có vẻ vô lý đúng không nhưng đây là một kỹ năng quan trọng mà không phải sale nào cũng nắm bắt được. Nếu bạn muốn bán được hàng thì hãy khiến họ cảm thấy có lợi ích từ mặt hàng đó, khi thấy có lợi cho mình thì khách sẵn sàng mua sản phẩm không chút đắn đo. Khách hàng rất ghét những ai cố bán hàng và họ sẽ cảm thấy bị làm phiền trong khi mình chẳng được lợi ích nào cả. Chính vì vậy, hãy tinh tế, tìm được lợi ích mà sản phẩm mang lại được cho khách hàng của mình, từ đó bám vào mấu chốt này chắc chắn bạn sẽ thành công. Hãy luôn bán hàng bằng chính cái tâm của mình

8. Không sợ bị từ chối


Không sợ bị từ chối là kỹ năng khó nhất mà dân sales phải đối mặt. Bạn hãy luôn nhớ rằng, mọi khó khăn thử thách chính là bắt đầu của sự thành công, khi 100 cánh cửa đóng lại thì hãy mạnh dạn bước về phía trước và gõ cánh cửa thứ 101, hãy tin tôi đi, bạn chắc chắn sẽ thành công. Khi họ nói không với bạn lần đầu có nghĩa là họ đang phân vân, hãy kiên trì khéo léo lần thứ 2, thứ 3… thành công là người làm được điều mà kẻ thất bại đã từ bỏ trước đó.

9. Khéo léo trong cách thuyết phục


Thuyết phục là một kỹ năng cực kỳ cần thiết khi bán hàng. Không phải lúc nào thuyết phục cũng thành công mà mọi việc bạn cần phải có đầu óc suy nghĩ và phân tích thật thông minh. Một chai nước nếu bạn bán ở siêu thị thì chưa chắc đã thành công nhưng khi mang đến sa mạc thì chắc rằng nó sẽ hết trong tích tắc. Chính vì vậy hãy biết nắm lấy cơ hội, phải nhớ rằng, bán thứ người ta cần chứ đừng bán thứ bạn có.

10. Biết bán mình trước


Nhiều bạn nhầm tưởng rằng, bán hàng chỉ việc đưa sản phẩm đi và rao, nhưng đó chỉ là cách một sales tầm thường sử dụng mà thôi. Hãy bán mình trước, khiến khách hàng tin tưởng, quý mến rồi mới sẵn sàng rút tiền mua sản phẩm của bạn. Chính vì vậy hãy luôn học hỏi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện để phát triển bản thân. Có như vậy bạn mới trở thành được người bán hàng tài ba mang về lợi nhuận lớn cho công ty.

11. Luôn cười trong mọi trường hợp và có bề ngoài chỉnh chu


Không một khách hàng nào muốn tiếp xúc với một nhân viên luôn cau có, ăn mặc luộm thuộm, không hợp thời. Chính vì vậy hãy luôn mỉm cười trong mọi tình huống để tạo cảm tình với người khác, biết cách ăn mặc lịch sự, chuẩn chỉnh. Khi bạn đầu tư vào ăn mặc chính là bạn đang cho khách hàng thấy được sự nghiệm túc và vẻ bề ngoài phần nào phản ánh được con người bạn có chuyên nghiệp hay đáng tin không.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

TỐ CHẤT CỦA MỘT HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Bạn muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch? Có bao giờ bạn tự hỏi tố chất cần thiết cho một hướng dẫn viên du lịch là gì?
Làm công việc gì cũng vậy, chúng ta cũng cần những tố chất nhất định cho nghề nghiệp. Hơn nữa, hướng dẫn viên du lịch là một công việc đặc thù. Nếu ai đã chọn hướng dẫn là cái nghề, cái nghiệp của mình rồi thì đều thấm thía những nỗi nhọc nhằn, gian truân của người dẫn đường.


TỐ CHẤT CỦA MỘT HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Bạn đã đi du lịch theo tour, đã từng tiếp xúc với nhiều hướng dẫn viên khác nhau. Và, chắc hẳn cũng đã từng thấy yêu mến cũng như “chán” một anh hay một cô hướng dẫn viên nào đó…Điều gì làm lên sự khác biệt giữa một người hướng dẫn viên giỏi và người hướng dẫn viên chưa giỏi?

Bước vào nghề này điều kiện tiên quyết bạn phải có là:

1. Sự yêu thích, lòng say mê

Không chỉ làm hướng dẫn viên đâu, mà trong bất cứ công việc gì bạn làm nếu không có sự yêu thích và lòng say mê thì có thể cho đó là “địa ngục”. Tôi sẽ không phân tích sâu vào vấn đề thế nào là yêu thích, thế nào mà say mê. Thay vào đó, tôi sẽ nói về khía cạnh thực tế khi bạn có ý định dấn thân và nghề này:

Thứ nhất, hướng dẫn viên du lịch là một công việc rất vất vả, có khi còn là nguy hiểm nữa.

Thứ hai, hướng dẫn viên du lịch không phải là công việc có tính chất ổn định và hốt bạc như bạn nghĩ.

Thứ ba, hướng dẫn viên du lịch không phải bạn thích là làm được.

Không phải là dọa các bạn, nhưng thật sự công việc này đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực thì mới theo được nghề, và để sống với nó như một cái nghiệp thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

2. Sức khỏe

Sức khỏe được xếp ở hàng thứ hai sau sự yêu thích và say mê nhưng là điều kiện không thể thiếu. Có thể nói điều kiện cần là sự yêu thích và lòng say mê và điều kiện đủ là sức khỏe để có thể trở thành hướng dẫn viên.

3. Kiến thức và kỹ năng

Như bạn biết đấy, hướng dẫn viên là công việc tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với lịch sử, giữa con người với văn hóa. Chính vì vậy kiến thức về văn hóa, xã hội, lịch sử là không thể thiếu. Ngoài ra, làm thế nào đem những người bạn nước ngoài đến gần với Việt Nam, hiểu và yêu đất nước ta hơn thì còn phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ của người hướng dẫn (nghe và nói là 2 kĩ năng quan trọng nhất). Đem đến sự hứng thú, vui vẻ cho khách du lịch hay không là nhờ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng quan sát của người hướng dẫn viên.

Đó là những điều kiện tiên quyết để bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Còn trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi thì bạn còn cần

* Nhiều tố chất khác và một trong những tố chất đó là:

4. Lòng yêu nghề, cái tâm cho nghề

Nếu bạn không thể vượt qua những khó khăn ban đầu khi bước vào nghề thì làm sao bạn có thể trở nên chuyên nghiệp? Phải yêu nghề lắm, phải đam mê lắm một người mới gắn bó được với nghề vài năm, rồi duy trì lòng yêu nghề đó tới cả chục năm, và gắn bó chọn đời với nghề.

Giới trẻ giờ thích trải nghiệm những cái mới, thích thay đổi và làm nhiều công việc khác nhau. Có lẽ, hướng dẫn viên chỉ được chọn làm nghề tay trái???

5. Luôn học hỏi và tìm tòi

Kiến thức là vô cùng quan trọng để bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Kiến thức sâu rộng về xã hội, văn hóa giờ đây không chỉ dừng ở địa phương nữa mà mang tính quốc tế, có nghĩa là bạn phải biết được về tình hình xã hội, nền văn hóa đất nước của cả những người khách của mình. Không ngừng nâng cao vốn ngoại ngữ. Đừng dừng lại ở một ngôn ngữ, hãy học tất cả những gì bạn có thể…

Có tới 1001 những điều hướng dẫn viên cần quan tâm học hỏi và trau dồi. Nếu bạn ngại học hỏi, không thích sự thay đổi thì bạn chọn nhầm nghề rồi đó.

Làm hướng dẫn viên mỗi chuyến đi, mỗi nơi đến, mỗi người khách là những điều mới mẻ khác nhau…

6. Xây dựng hình ảnh

– Phong thái : tự tin.
– Tâm thế : nhiệt tình, cởi mở, thân thiện, nồng ấm…
– Tác phong : nhanh nhẹn, hoạt bát…
– Ngoại hình : gọn gang, ưa nhìn…
– Phong cách: mỗi người hướng dẫn viên có một phong cách riêng để du khách có những ấn tượng tốt đẹp.

Bạn không chỉ là hướng dẫn viên mà bạn còn là đại diện cho nước nhà với bạn bè quốc tế khi giới thiệu đến họ thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Thông qua bạn, du khách sẽ có đánh giá riêng của họ…Chính vì vậy bạn phải tạo cho mình hình ảnh chuyên nghiệp theo tiêu chí trên được.

Hãy suy nghĩ kĩ, xây dựng cho mình niềm tin và những tố chất cần thiết khi bước vào bất cứ ngành nghề nào, không chỉ là hướng dẫn viên du lịch ( một công việc thú vị nhưng cũng đầy chông gai).

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

8 điều cần có của nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp

Muốn để khách hàng thành “thượng đế”, người quản lý phải luôn ghi nhớ 8 điều sau đây khi đào tạo nhân viên nhà hàng vì chính họ sẽ là nhân tố tạo ra sự khác biệt cho nhà hàng hay tóm gọn lại đó là thái độ nhân viên phục vụ nhà hàng.


8 điều cần có của nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp

1 – Hiểu về sản phẩm

Việc nắm rõ về về những món ăn/đồ uống mà bạn giới thiệu cho khách hàng là một điều cần thiết. Hãy hướng dẫn thật kĩ càng để nhân viên nắm rõ các món ăn được nấu từ những nguyên liệu gì, vị của nó ra sao và giá trị dinh dưỡng của mỗi món ăn như thế nào. Sự tỉ mỉ và chi tiết trong cách tư vấn sẽ tăng mức độ hiếu kì của khách hàng và giúp họ lựa chọn dễ dàng hơn.

2 – Ân cần, chu đáo

Đừng bao giờ đánh giá thấp khách hàng cho dù họ không sang trọng hay lịch sự. Hãy đối xử với khách hàng bằng một thái độ ân cần như với những người thân. Một nhân viên giỏi là người biết tinh tế quan sát những gì đang xảy ra trong nhà hàng và xử lý mọi chuyện một cách khéo léo nhất. Ví dụ, chủ động rót thêm nước cho khách khi cốc của họ đã hết hay chuẩn bị bàn ăn dành cho trẻ em khi thấy khách có em bé. Mọi chi tiết nhỏ sẽ tạo nên một ấn tượng tốt trong tâm trí thực khách.

3 – Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn qua cử chỉ-ngôn ngữ cơ thể. Đó là cách đưa đồ cho khách bằng hai tay, luôn mỉm cười và nhìn vào mắt họ và hay cúi chào khi ra về đều là những điều tối thiểu phải biết khi làm trong ngành dịch vụ.

4 – Kiên nhẫn

Tìm ra nhu cầu thực sự của khách hàng, những điều ẩn giấu mà họ không thể bộc lộ ra bên ngoài chính là nhiệm vụ của người chủ nhà hàng. Để làm được điều này đòi hỏi một sự kiên nhẫn quan sát và lắng nghe những phản hồi từ khách hàng. Nhà quản trị nên chăm chỉ đọc các phản hồi trên các trang cộng đồng như Facebook, Foodbook để biết được khách hàng đang không hài lòng điều gì về nhà hàng/quán café để có biện pháp cải thiện.

5 – Trung thực

Trung thực và rõ ràng của nhân viên trong các mọi hành vi sẽ giúp bảo vệ hình ảnh của nhà hàng/quán café. Chỉ cần một hành động nhỏ như không trả lại đúng tiền thừa cho khách hay tính thêm món ăn vào hóa đơn sẽ làm cho khách hàng của bạn một đi không trở lại.

6 – Linh hoạt

Có rất nhiều kiểu khách hàng mà bạn không thể lường trước được. Với những người dễ tính, thoải mái, nhân viên không cần mất quá nhiều công sức để phục vụ. Tuy nhiên cũng có những người khó tính, đòi hỏi cao thì nhân viên cần phải để ý hơn từng chi tiết nhỏ để làm hài lòng khách hàng. Sự ứng biến linh hoạt, dễ dàng thích nghi trong môi trường phục vụ, nơi có rất nhiều tình huống phức tạp xảy ra chính là một yếu tố quan trọng bạn cần phải đào tạo nhân viên.

7 – Tự kiểm soát

Là một nhân viên chuyên nghiệp, tuyệt đối không bao giờ được đánh mất bình tĩnh, tự chủ ngay cả khi khách hàng có những phản ứng thô lỗ hay xúc phạm, hãy nhớ “khách hàng luôn đúng” – đó chính là điều mà mọi nhà quản lý cần đào tạo nhân viên.

Phải luôn kiểm soát được hành vi của mình, không nên đáp trả lại bất lịch sự vì xung quanh bạn cũng có rất nhiều khách hàng khác đang chứng kiến. Bình tĩnh, nhanh chóng tìm ra vấn đề và giải quyết để kết thúc những ồn ào không đáng có.

8 – Trách nhiệm

Khách hàng sẽ đánh giá thấp nhà hàng/quán café nếu như không có ai đứng ra chịu trách nhiệm cho những bất tiện, phiền toái mà họ gặp phải. Với tất cả những gì xảy ra trong nhà hàng/quán cafe, trách nhiệm đều thuộc về tất cả mọi người chứ không riêng gì ai. Dù là nhân viên đảm nhiệm bộ phận nào đi chăng nữa, hãy hướng dẫn họ đề cao tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn sẵn sàng thay mặt nhà hàng/quán café để đưa ra các hướng giải quyết tình huống ngoài ý muốn.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Khóa học dạy pha chế đồ uống không cồn

Cùng với sự phát triển nở rộ của ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quầy bar.., nghề pha chế đang tạo nên làn sóng ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ Việt Nam. Sau một thời gian du nhập và phát triển, công việc này mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn mà những ai đang chọn nghề không thể bỏ qua.


Khóa học dạy pha chế đồ uống không cồn

Khóa học dạy pha chế đồ uống không cồn cơ bản giúp bạn có những kiến thức pha chế cơ bản phục vụ mục đích kinh doanh quán đồ uống hoặc pha chế gia đình với chủ đề các loại đồ uống được quan tâm nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại đồ uống mới và hiện đại được giới trẻ ưa thích như dòng pha chế cà phê, trà, các loại đồ uống đá xay, sinh tố và Soda, sữa chua lắc…

Một số mô hình kinh doanh đồ ăn, thức uống hiện đại khá chú trọng menu đồ uống và sáng tạo các loại đồ uống riêng để tạo dấu ấn cho thực khách. Cùng lúc đó thị trường tuyển dụng nghề pha chế nhận được nhiều sự quan tâm và nhu cầu học pha chế để tự kinh doanh, mở quán cà phê khá nhiều.

Đặc điểm chương trình pha chế cơ bản

Khóa học pha chế tổng hợp cơ bản nhằm đào tạo học viên có những kiến thức cơ bản và cách pha chế các dòng đồ uống đang hot trên thị trường dưới sự giảng dạy của giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành pha chế.

Chương trình pha chế cơ bản với các chủ đề đồ uống đang hot nhất hiện nay: cà phê, trà, đồ uống đá xay, sinh tố, soda và sữa chua lắc… Trong mỗi buổi học, học viên được hướng dẫn lý thuyết theo chủ đề đồ uống, giúp học viên có các kiến thức căn bản và thực hành pha chế ngay tại lớp các loại đồ uống trong menu khóa học.

Cũng như khóa học làm bánh chuyên nghiệp, mỗi loại đồ uống đều có công thức chuẩn riêng biệt và được xây dựng dựa trên sự cân bằng các mùi vị khi phối trộn mix các loại thực phẩm, nguyên tắc pha chế giữ được hương vị cốt lõi truyền thống của các loại đồ uống nổi tiếng cũng như nguyên tắc tạo ra các loại đồ uống mới dựa trên công thức pha chế chuẩn quốc tế.

Đội ngũ giáo viên đào tạo lớp pha chế được đào tạo bài bản, có tay nghề cao và đang làm việc tại các nhà hàng, khách sạn lớn với không gian học tập tốt, đầy đủ tiện nghi. Học viên được thực hành 100% pha chế mỗi loại đồ uống ngay tại lớp và sau khóa học pha chế cơ bản, học viên có nhu cầu học chuyên sâu có thể lựa chọn đăng ký khóa học pha chế chuyên nghiệp với các chủ đề chuyên sâu được xây dựng dựa trên giáo trình thực tế theo nhu cầu đang hot của thị trường

Kỹ năng đạt được sau khóa học

Về kiến thức pha chế:


- Nắm được phương pháp và kĩ thuật  pha chế các dòng pha chế đồ uống nói chung: Kĩ thuật cắt, vắt, ép các loại hoa quả, cách pha các loại trà, cà phê…
- Nắm được quy trình làm ra một sản phẩm pha chế đồ uống đúng chất lượng tiêu chuẩn
- Cách lựa chọn và bảo quản, lưu trữ nguyên liệu để hạn chế tối đa hư hỏng, hao hụt thực phẩm
- Kĩ thuật trang trí sản phẩm sao cho bắt mắt (cài hoa, bơm kem…)

Kỹ năng vận hành quán kinh doanh:


- Tư vấn trang thiết bị máy móc công cụ dụng cụ cần có trong quầy bar
- Hướng dẫn sắp xếp và sử dụng các công cụ dụng cụ máy móc trong pha chế.
- Tư vấn lựa chọn các loại ly, cốc phù hợp với đồ uống
- Hướng dẫn lên menu phù hợp với đặc thù từng vùng miền và từng địa điểm kinh doanh.
- Tư vấn các địa chỉ mua hàng nhập hàng giá rẻ

Về kiến thức phục vụ:


- Nghiệp vụ nhà hàng: Đón khách, chăm sóc khách, tiếp nhận yêu cầu, ….

Cam kết

- Học + thực hành 100%: giáo viên dạy mẫu, học viên thực hành lại trên từng sản phẩm
- Sử dụng miễn phí trang thiết bị máy móc của trung tâm trong quá trình học
- Có thể hỏi bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pha chế trong quá trình học.
- Được cấp phát chứng chỉ theo yêu cầu.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Ngành nghiệp vụ nhà hàng là gì và những điều cần lưu ý

Một trong những ngành dịch vụ đang phát triển mạnh ở những năm gần đây đó chính là ngành nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn. Do nhu cầu du lịch phát triển dẫn đến hàng loạt các nhà hàng khách sạn mọc lên, nên rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho ngành quản lý khách sạn. Vậy ngành nghiệp vụ nhà hàng là gì? và những vấn đề cần lưu ý là gì? Hãy cùng Vietravel Training Center tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.


Ngành nghiệp vụ nhà hàng là gì và những điều cần lưu ý

Ngành nghiệp vụ nhà hàng là gì?

Nghiệp vụ nhà hàng là kỹ năng và kiến thức cơ bản, cần thiết và cấp bách của mỗi nhân viên thuộc từng cấp bậc, bộ phận phải nắm rõ và thực hiện chuẩn xác nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho nhà hàng – khách sạn. Nghiệp vụ của nhân viên quyết định đến 90% sự thành công của địa điểm kinh doanh (nhà hàng – khách sạn) trong việc phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Những kỹ năng cơ bản trong ngành

Kỹ năng chuyên ngành


– Trang trí được bàn ăn và phục vụ theo kiểu Âu – Á cho các loại hình phục vụ ẩm thực;
– Pha chế được các loại thức uống có cồn và không cồn;
– Chế biến được một số món ăn Việt Nam, Âu và Á, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Thực hiện được các thao tác phục vụ khách khi khách quyết định lưu trú tại khách sạn như: đặt phòng, đăng ký phòng, thủ tục thanh toán, dịch vụ khách hàng; dọn dẹp phòng khách, khu vực công cộng theo quy trình phục vụ của cơ sở lưu trú và khu vui chơi giải trí.

Kỹ năng mềm


– Kỹ năng giao tiếp với khách hàng đa dạng trong các môi trường làm việc khác nhau;
– Làm việc độc lập, phối hợp nhóm hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi thường xuyên của công việc;
– Xử lý được các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ khách đảm bảo hài lòng khách hàng và cân đối quyền lợi của doanh nghiệp;
– Giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống thông thường với khách nước ngoài.

Mục tiêu đạt được khi hoàn thành chương trình đào tạo

Về kiến thức


– Trình bày được những kiến thức tổng quan về ngành du lịch, khách sạn nhà hàng
– Mô tả được hệ thống các loại sản phẩm ăn uống và dịch vụ, các hình thức phục vụ.
– Giải thích được tầm quan trọng và nguyên tắc của vệ sinh an toàn trong nhà hàng và các cơ sở kinh doanh, phục vụ ăn uống khác.
– Trình bày được kiến thức cơ bản về hình thức, quy trình, quy phạm trong quá trình phục vụ ăn uống.

Về kỹ năng


– Thực hiện được các quy trình nghiệp vụ trong nhà hàng từ công việc chuẩn bị, đón tiếp, tổ chức phục vụ và kết thúc phục vụ.
– Giao tiếp có hiệu quả và giải quyết được các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ ăn uống.
– Giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu của công việc.
– Thực hiện đúng các quy định về an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

Về thái độ


Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp và khách hàng, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao tại các nhà hàng và các cơ sở kinh doanh, phục vụ ăn uống.

Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được

Học sinh tốt nghiệp ra trường có thể làm việc trong các Nhà hàng, Khách sạn và khu du lịch, vui chơi giải trí với các vị trí, chức danh cụ thể:
–  Nhân viên đón tiếp khách, phục vụ nhà hàng, trung tâm hội nghị, tiệc cưới cao cấp;
–  Nhân viên pha chế và phục vụ quầy bar;
–  Nhân viên phụ bếp và chế biến món ăn;
–  Nhân viên tiếp tân, thu ngân, đặt phòng, trực tổng đài;
–  Nhân viên phục vụ phòng;
–  Nhân viên kinh doanh tiếp thị các sản phẩm dịch vụ cho khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, vui chơi giải trí.

Đạo đức nghề nghiệp cần có trong ngành

Tính trung thực: ngay thẳng với cấp trên, đồng nghiệp và khách; không có hành vi gian lận, trục lợi cá nhân, không kể xấu, kể sai sự thật, không đáp ứng những yêu cầu quá đáng, vi phạm quy định của khách,…

Tính lịch sự, tế nhị: thể hiện tinh thần hiếu khách, thái độ thân thiện, niềm nở, giao tiếp có văn hóa với đồng nghiệp và khách; không “ăn to nói lớn”, không để chuyện cá nhân ảnh hưởng đến công việc chung,…

Tính hòa đồng, hợp tác trong làm việc nhóm: đảm bảo phục vụ khách kịp thời, chuyên nghiệp

Tinh thần phục vụ khách: luôn coi việc làm hài lòng khách là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vui của bản thân, quan tâm, chăm sóc khách chu đáo, kịp thời, nhanh chóng.

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Vất vả nhưng đầy triển vọng với ngành hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là ngành nghề mà có khá nhiều bạn trẻ yêu thích vì được đi du lịch khắp nơi lại có nguồn thu nhập cao. Vì vậy điểm chuẩn của ngành này ngày càng tăng lên. Đừng lo lắng Vietravel Training Center luôn mở rộng cánh cửa cho những bạn trẻ nhiệt huyết với nghề này.

Khi được trở thành một hướng dẫn viên du lịch bạn sẽ được đi đến nhiều nơi nhưng lại không tốn tiền, có mức lương cực kì hấp dẫn và đặc biệt được tiếp xúc với nhiều người. Điều đó khiến cho ngành hướng dẫn viên du lịch không bao giờ hạ nhiệt.

Gian nan nhưng đầy hấp dẫn

Để trở thành một hướng dẫn viên thực thụ bạn thực sự phải yêu thích và tâm huyết với nghề. Đây là ngành không cần áp dụng quá nhiều kiến thức chuyên ngành sâu xa nhưng đòi hỏi người học phải thực hành và tiếp xúc nhiều với công việc. Bạn sẽ được rong ruổi trên những chuyến đi từ Nam chí Bắc. người làm hướng dẫn viên du lịch đôi khi nửa năm không thể về nhà vì tour du lịch liên tục. Thế nhưng sau ánh hào quang được mọi người chú ý là những nỗi gian nan mà một khi chọn ngành này bạn mới hiểu được. Vừa ngắm các danh thắng bạn phải cố gắng truyền đạt những thông tin mình biết về địa danh cho khách du lịch một cách thú vị và sinh động nhất. 

Tuy nhiên có cực khổ và gian nan là thế nhưng ngành hướng dẫn viên du lịch vẫn trong top 10 ngành nghề thú vị nhất hiện nay. Làm hướng dẫn viên du lịch bạn được tiếp xúc với nhiều kiến thức văn hóa xã hội thú vị ở nhiều vùng miền khác nhau, những trải nghiệm mà những người bình thường có thể chẳng bao giờ đi hết được. Mỗi lần đến với những địa điểm dù có đã từng đi qua nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ cảm nhận nó một cách sâu sắc hơn qua nhiều góc nhìn. Hướng dẫn viên du lịch rèn luyện được khả năng ăn nói, hoạt náo của mình, là tâm điểm của rất nhiều sự chú ý của mọi người. Vietravel Training Center là một trong những nơi có đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch trong suốt nhiều năm liền với nhiều lứa sinh viên ra trường luôn thành công trong lĩnh vực du lịch.

Ngành hướng dẫn viên du lịch cần học những gì?

Với độ hot của ngành này thì điểm chuẩn của các top trên ngày càng tăng vì vậy các bạn đam mê ngành này có khiếu nhưng có điểm học tập không quá cao rất khó theo đuổi. Đừng lo Vietravel Training Center sẽ giúp bạn có con đường nhanh chóng đến với đam mê của mình. Tại đây bạn sẽ học trực tiếp những môn học có liên quan đến ngành mà không phải học những môn đại cương với kiến thức dày và mệt mỏi. Và quan trọng hơn hết khối kiến thức chuyên sâu bao gồm: thiết kế, bán và điều hành tour, hướng dẫn du lịch sẽ giúp bạn hoàn thành kĩ năng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch một cách nhanh chóng nhất với thời gian đào tạo chỉ từ 2 - 3 tháng.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Tìm hiểu chi tiết nghề hướng dẫn viên du lịch, nghề được đi nhiều nơi nhất

Hướng dẫn viên du lịch là người quyết định sự thành bại của chuyến đi, hình ảnh, kiến thức và kỹ năng của họ sẽ có ảnh hưởng đến thương hiệu của đơn vị. Do đó, để trở thành HDVDL bạn không chỉ có đam mê mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng, đồng thời phải luôn tự học hỏi, nâng cao kiến thức của mình.


Tìm hiểu chi tiết nghề hướng dẫn viên du lịch, nghề được đi nhiều nơi nhất

Hướng dẫn viên Du lịch là gì?

HDVDL hay còn gọi là Tour Guide là người hoạt động trong lĩnh vực Du lịch, sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu và giải thích những thông tin chính xác nhất về danh lam thắng cảnh, điển tích, di sản văn hóa, thiên nhiên của một khu vực nào đó liên quan đến mục đích du lịch của khách.

Về mặt lữ hành, HDVDL là người thực hiện điều khoản nội dung được thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch lữ hành với mục đích mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, HDVDL cũng cung cấp những thông tin liên quan đến các điểm tham quan trong suốt chuyến hành trình.

Vai trò, nhiệm vụ của Hướng dẫn viên Du lịch

– Xây dựng mối quan hệ và tiếp xúc với khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, thu hút thêm khách hàng mới sử dụng tour của doanh nghiệp.

HDVDL luôn trong vai trò là người bạn đồng hành với du khách trong suốt hành trình khám phá địa điểm tham quan, từ ăn uống, mua sắm cho đến nghỉ ngơi…

– Hướng dẫn viên là người đại diện công ty du lịch đứng ra thu xếp, giải quyết các vấn đề, tình huống xảy ra trong chuyến đi để du khách yên lòng tận hưởng hành trình.

– Ngoài ra, HDVDL còn có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty. Thậm chí, họ còn là người đại diện cho Chính phủ giới thiệu với du khách về những nét đẹp lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của dân tộc.

– Không chỉ vậy, một HDVDL còn có vai trò khảo sát, nắm bắt thị hiếu của khách hàng cũng như những ý kiến phản hồi để giúp doanh nghiệp xây dựng các tour du lịch hoặc chiến lược kinh doanh tốt nhất.

Kỹ năng cần có của HDV Du lịch

Ngoài kỹ năng chuyên môn, HDVDL phải được trang bị kiến thức về văn hóa, lịch sử, chính trị vững vàng cũng như có trình độ giao tiếp linh hoạt. Và đương nhiên chính là sự tự tin, niềm đam mê và dám đương đầu với mọi thử thách, có thể giải quyết bất kỳ tình huống nào trong suốt quá trình dẫn tour. Bên cạnh đó, HDVDL phải rèn luyện một số kỹ năng sau: Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, kỹ năng thuyết trình – thuyết phục, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông…

Mức lương của HDV Du lịch

Mức lương của HDVDL phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với HDV nội địa mức lương cứng thường dao động từ 4 – 6,5 triệu/tháng và HDVDL quốc tế có mức lương từ 5,5 – 10 triệu/tháng, chưa tính các khoản hoa hồng, thưởng và tip từ khách. Nếu tính tổng tất cả, mức lương của HDVDL có thể lên đến từ 10 – 30 triệu/tháng. Nhìn chung, mức lương của HDVDL có phần cao hơn so với các ngành nghề khác.

Tổng kết

Với những thông tin trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc nghề Hướng dẫn viên Du lịch là gì phải không nào? Dù là ngành nghề nào cũng sẽ luôn có nỗi khổ và niềm vui. Mặc dù bạn phải chăm sóc từng “milimet” cho nhiều người, thường xuyên đi xa, chịu nhiều áp lực nhưng bù lại bạn được đi nhiều nơi, làm quen được nhiều người mới và đặc biệt có mức thu nhập khá dẫn dẫn. Do đó, nếu yêu thích, thì ngại gì mà không dấn thân bạn nhé!

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Sức hút cực kỳ hấp dẫn từ kinh doanh vé máy bay

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp việc kinh doanh phòng vé máy bay sinh lời cao nhất. Các bạn hãy cùng Vietravel Training Center tham khảo nhé.


Sức hút cực kỳ hấp dẫn từ kinh doanh vé máy bay

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng. Vé máy bay cũng có thể kinh doanh được không. Tất nhiên là có, và khả năng sinh lời rất cao mà lại ít rủi ro.

Đầu tiên, bạn nên lập một đại lý bán vé máy bay cho riêng mình. Bạn có thể kinh doanh tất cả các hãng máy bay hiện nay. Việc thành lập đại lý bán ve máy bay tạo thương hiệu cho phòng vé của bạn. Mặt khác, được nhiều người biết đến và dễ dàng mua vé bất cứ lúc nào.

Thứ hai, bạn thường xuyên săn vé giá rẻ từ các đợt khuyến mại của các hãng. Lợi nhuận từ các đợt khuyến mại này là nguồn thu nhập lớn cho các phòng vé.

Thứ ba, tạo một website dành riêng cho phòng vé của mình. Kết hợp kinh doanh bán vé qua mạng. Chia sẻ trang website của mình trên các trang mạng vừa tạo thương hiệu cho phòng vé vừa được mọi người biết đến một các dễ dàng.

Thứ tư, đưa ra các chiến lược giảm giá từng tuần từng tháng. Các chiến lược đẩy mạnh doanh thu bán hàng cho phòng vé.

Tại sao kinh doanh vé máy bay lại có sức hấp dẫn như vậy?

Người xưa có câu “ phi thương bất phú”. Quả không sai, có kinh doanh thì mới có thể giàu được. Kinh doanh vé máy bay cực kỳ đơn giản mà lại nhàn hạ. Mặt hàng vô cùng đang dạ. Có nhiều hãng máy bay cho bạn lựa chọn. Chỉ việc trao vé đến người cần thì bạn đã có tiền. Giống như một nhân viên văn phòng việc khỏe thu nhập thì hấp dẫn. Bạn nghĩ như thế nào ? .Còn tôi sẽ bắt tay ngay vào việc này!

Bất cứ ai đều cũng có thể kinh doanh vé máy bay được. Bạn không có đủ vốn để mở cho mình một phòng vé. Nhưng bạn có thẻ làm cộng tác viên cho phòng vé đó. Thu nhập từ phần tram hoa hồng rất hậu hĩnh.

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Có nên tách đoàn khi đi du lịch theo tour?

Hầu như ai cũng đã từng đi du lịch theo tour ít nhất 1 lần trong đời và có suy nghĩ muốn “bỏ đoàn” để tự do lịch trình. Nhưng không phải ai cũng biết cách tách đoàn sao cho lịch sự, an toàn nhất đâu.


Có nên tách đoàn khi đi du lịch theo tour?

Đi theo tour từ trước đến nay luôn là hình thức du lịch phổ biến nhất vì giá thành hợp lý, lựa chọn đa dạng và giúp cho những du khách “lười nghĩ” không phải động tay động chân quá nhiều trong 1 chuyến đi, nhưng vẫn đảm bảo dịch vụ và tinh thần du lịch. Tuy vậy, dần dà hình thức đi tour không còn đáp ứng được nhu cầu khám phá của nhiều người, nhất là với giới trẻ (khi phải đi du lịch cùng đoàn gia đình hoặc công ty). Vì thế mà một số du khách có ý định tách đoàn khi đi theo tour, chỉ di chuyển đến điểm du lịch, còn lại sẽ chủ động lịch trình.

Tuy vậy, không phải chuyến du lịch nào hay bất kỳ thời điểm nào trong tour khách du lịch cũng có thể tự ý tách đoàn đâu nhé. Việc tự ý đi 1 mình ở địa điểm du lịch có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt người, ảnh hưởng đến các hoạt động của cả đoàn, tổn hao chi phí, chưa kể những nguy hiểm có thể diễn ra ở nơi “đất khách quê người”. Tất cả phải “đúng người, đúng thời điểm”.

Vậy, có nên tách đoàn khi đi du lịch theo tour không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, đầu tiên, du khách cần nắm rõ lịch trình tour đăng ký để xem tour đến những địa điểm nào và có khoảng thời gian cho du khách tự do khám phá hay không? 

Nếu tour chỉ có lịch trình ngắn, khoảng nửa ngày theo đoàn, nửa ngày còn lại để cho du khách tự do khám phá thì bạn không nên tách đoàn đi riêng, nên đi cùng mọi người và hướng dẫn viên. Vì sau đó đằng nào bạn cũng sẽ có nửa ngày để đi khám phá, dạo chơi theo ý muốn mà.

Nếu lịch trình tour dày đặc, phải di chuyển cả ngày, bạn hãy tham khảo ý kiến của hướng dẫn viên du lịch. Thông thường, các đơn vị lữ hành sẽ không khuyến khích việc tách đoàn vì dễ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn như du khách bị lạc hoặc gặp những rủi ro khác về sức khoẻ... 

Chính vì thế, không ít công ty lữ hành đã phải áp dụng phụ thu cho việc khách tách đoàn và viết giấy đảm bảo miễn trừ trách nhiệm trong thời gian du khách không tuân theo lịch trình đoàn. 

Thế nếu muốn tách đoàn du lịch tour nhưng vẫn tế nhị và an toàn thì cần làm những gì?

Có 2 trường hợp du khách tách đoàn thường gặp nhất: một là những vấn đề bất khả kháng (sức khoẻ có vấn đề, có việc đột xuất phải giải quyết...), hai là khách không muốn tiếp tục theo lịch trình của đoàn. Dù là lý do nào, việc đầu tiên du khách cần làm là cẩn trọng nói chuyến với hướng dẫn viên/ trưởng đoàn, xin số điện thoại của người đó. Đồng thời, khách tách đoàn cũng phải cung cấp đầy đủ mọi thông tin cho hướng dẫn viên, bao gồm số điện thoại cá nhân, số điện thoại của người thân, thậm chí cả địa chỉ nhà để và cả địa điểm mà du khách định lui tới trong thời gian tách đoàn để hướng dẫn viên có thể chủ động liên hệ nếu có rủi ro hay việc đột xuất.

Tiếp theo, du khách cần nắm được địa chỉ, thông tin liên hệ của khách sạn/ resort lưu trú của đoàn tour. Một số mẹo có thể áp dụng là chụp ảnh cổng khách sạn, xin card visit, báo với lễ tân…

Tuy nhiên, khách du lịch không nên tách đoàn trong ngày cuối chuyến đi, đặc biệt sát giờ kết thúc tour, nhất là khi đi nước ngoài. Đặc biệt, bạn tuyệt đối đừng tách đoàn khi du lịch theo tour tại một số quốc gia như Ấn Độ, Triều Tiên… trừ trường hợp sức khoẻ và cần ở lại trong khách sạn.

Thường thường, nếu du khách liên lạc và trao đổi rõ ràng với hướng dẫn viên, sẽ không ai “làm khó” mong muốn tách đoàn của bạn, trừ khi đã có hợp đồng hoặc quy định gắt gao của bên tour. Tốt nhất, khi đi tour, du khách nên lựa chọn những tour có thời gian trống dành cho du khách tự khám phá, dạo chơi, không nên chọn những tour lịch trình quá dày đặc. Như vậy là thuận lợi cho cả hai bên.

Theo Kenh14.vn

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

Lời khuyên hữu ích của Hướng dẫn viên đối với khách du lịch theo tour

Nhiều người chọn đi du lịch theo tour bởi không phải lên lịch trình, được công ty du lịch lo trước chỗ ăn, ngủ. Ngoài ra, nếu đi tour ghép bạn sẽ an toàn hơn, quen thêm nhiều bạn mới, giảm bớt chi phí so với đi tự túc. Sau khi chọn được tour du lịch cho mình, bạn nên lưu ý đến lời khuyên của Hướng dẫn viên đối với du khách khi đi du lịch theo tour dưới đây để có hành trình như ý.


Lời khuyên hữu ích của Hướng dẫn viên đối với khách du lịch theo tour

Vai trò của Hướng dẫn viên khi đi du lịch theo tour

Trong các chương trình tour du lịch, hướng dẫn viên thường được ví là “ba đầu sáu tay” khi phải cùng lúc giải quyết rất nhiều công việc: Khi lên xe, hướng dẫn viên du lịch là người thuyết minh, giới thiệu, cung cấp thông tin về các địa danh nổi tiếng, các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử của từng vùng miền đoàn đi qua. Bước xuống xe, hướng dẫn viên du lịch là người phục vụ, lo cho khách từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Trong giờ ăn, họ chạy đôn chạy đáo như nhân viên của quán, để mắt những món ăn còn thiếu, lo lắng khách ăn có ngon miệng không. Ban đêm nếu khách kêu đau bụng, nhức đầu phải ngay lập tức chạy tới thăm nom – nhẹ thì lo thuốc, nghiêm trọng hơn phải mời bác sĩ hoặc thậm chí đưa khách đi cấp cứu.

Họ là người “chạy trước” tất cả các loại giấy thông hành, vé tham quan, visa… là người sau cùng ở lại thanh toán, kiểm soát các loại hóa đơn. Trong quá trình dẫn tour phải giúp khách hàng có được những lời khuyên du lịch, mua sắm chân thành nhất. Suốt chuyến đi, hướng dẫn viên du lịch phải lắng nghe, ghi nhận ý kiến phản ánh để vừa rút kinh nghiệm cho bản thân mình trong công tác hướng dẫn và vừa phản ánh với lãnh đạo các vấn đề phát sinh liên quan đến tour tuyến của công ty.

Chính vì vậy, khi tham gia bất kỳ một tour du lịch nào, bạn nên để ý đến những gì mà Hướng dẫn viên dặn dò.

Lời khuyên hữu ích của Hướng dẫn viên dành cho khách đi du lịch theo tour

Trước khi đi tham quan


-Nhập gia tùy tục, lắng nghe những lưu ý của hướng dẫn viên để phù hợp với văn hóa nơi mình sắp tham quan.

-Lưu số điện thoại của Hướng dẫn viên. Điều này rất quan trọng vì lỡ có xẩy ra việc đi lạc, bệnh tật hay bất kỳ trục trặc nào cũng có thể chủ động gọi liền cho hướng dẫn viên giải quyết. Trường hợp đi sang nước ngoài phải mua sim mới, du khách nên mua sim của Hướng dẫn viên bán, họ luôn có sẵn để phục vụ bạn.

– Khi các thành viên muốn đi ra khỏi khách sạn một mình nhớ cầm theo card của khách sạn để phòng trường hợp bị lạc còn có thông tin về khách sạn mình đang ở.

– Các khách sạn không chịu trách nhiệm về những vật dụng, đồ đạc quý giá, tiền bạc để trong phòng khách sạn mà không gửi tại lễ tân.

– Ðối với hộ chiếu, giấy tờ quan trọng, tiền mặt và các tài sản cá nhân có giá trị lớn đề nghị các thành viên luôn mang theo bên mình, không để trong phòng khách sạn đề phòng trường hợp mất cắp. Thông báo cho hướng dẫn viên khi xảy ra sự việc.

Trong các ngày tham quan


– Chương trình tham quan có thể thay đổi thứ tự lịch trình phù hợp với thời tiết và sức khoẻ cả Đoàn, điều này sẽ được Hướng dẫn viên thông báo đến các thành viên trong đoàn vào cuối buổi mỗi ngày.

– Trong suốt quá trình du lịch ở nước ngoài sẽ không có thời gian nghỉ trưa ở khách sạn. Hành trình diễn ra từ sáng, ăn trưa tại các điểm du lịch, tối mới về khách sạn. Mặt khác hành trình du lịch đã được sắp xếp hợp lý vì vậy du khách nên thu xếp việc riêng để không làm ảnh hưởng đến cả đoàn.

– Các thành viên trong đoàn nên thực hiện đúng yêu cầu của Hướng dẫn viên về thời gian tập trung theo như thông báo. Ðoàn không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của khách.

– Khi đến bất cứ một điểm tham quan nào phải đi theo sự hướng dẫn của hướng dẫn viên. Nếu cần tách đoàn vì việc riêng, du khách buộc phải báo cho hướng dẫn viên biết.

– Trong hành trình tham quan, khi du khách mệt và không thể đi theo đoàn được thì nhất thiết phải thông báo cho hướng dẫn viên hoặc trưởng đoàn. Du khách không nên tự ý ngồi nghỉ lại để chờ Đoàn quay ra vì phần lớn các điểm tham quan đều vào một cửa và khi quay ra là cửa khác.

– Khi du khách nào bị lạc Đoàn nên đứng tại chỗ, hướng dẫn viên sẽ chủ động quay lại tìm bạn tại vị trí tham quan cuối cùng của bạn. Không nên đi tìm Đoàn vì các điểm tham quan rất rộng nên càng dễ lạc.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Những kỹ năng cơ bản của một Sale giỏi

Hầu hết khách hàng khi mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ nào đó, thường rất quan tâm và tập trung đánh giá về người bán hàng, người cung cấp dịch vụ để đưa ra kết luận cuối cùng về việc có quay trở lại lần sau hay không.Vậy để trở thành một sale giỏi, bạn cần phải ghi nhớ những điều sau đây.


Những kỹ năng cơ bản của một Sale giỏi

1. Hãy lắng nghe thái độ của khách hàng trước tiên

Những giây phút đầu của cuộc trò chuyện nếu bạn nói luôn về hàng hóa/dịch vụ mà không quan tâm khách hàng quan tâm điều gì, sở thích thế nào thì coi như bạn đã sai ngay từ bước đầu. Hãy dành chút thời gian để hiểu tâm lý khách hàng trước khi mời chào sản phẩm để tránh làm khách sợ hãi quay ngoắt khỏi bạn.

Điều này bạn nên học hỏi kinh nghiệm ở những người đi trước. Những người giỏi trong việc nắm bắt tâm lý khác hàng sẽ giúp họ thuyết phục các vị thượng đế của mình một cách dễ dàng.

2. Hãy chủ động hỏi khách hàng chứ đừng chờ đợi câu hỏi và trả lời như robot

Vốn dĩ tâm lý khách hàng luôn biết mục tiêu tiếp cận khách hàng của bạn là để bán hàng. Thế nhưng nếu bạn tạo được sự chân thành thì mục đích kia sẽ được che đi hoặc xếp lại phía sau.

Bằng cách chủ động đặt câu hỏi cho khách hàng với tâm thái thoải mái nhất là cách rất hay để tạo thiện cảm. Tuy nhiên ở những lĩnh vực khác nhau, bạn hãy chuẩn bị cho mình những câu hỏi khiến khách hàng không phải suy nghĩ nhiều và hướng đến sản phẩm của mình.

3. Hãy luôn giữ phong thái tự tin

Sẽ chẳng ai muốn mua hàng từ một người bán hàng rụt rè, ánh mắt không tự tin. Có thể khách hàng sẽ cho rằng những lời bạn nói, bạn giới thiệu là sáo rỗng nhưng với phong thái tự tin và cách phản ứng nhanh sẽ khiến khách hàng của bạn bị thuyết phục.

Khách hàng sẽ đổ gục và sử dụng dịch vụ của bạn khi bạn thể hiện được phong thái tự tin với chuyên môn và kinh nghiệm vốn có.

Vì vậy khi bán hàng hãy thật thoải mái và nói chuyện với khách hàng một cách thân mật như bạn bề, người thân, xóa nhòa khoảng cách và sự đề phòng.

4. Hãy theo sát thái độ của khách hàng

Bạn không thể cứ chăm chăm bán hàng mà không để ý xem khách hàng vừa lòng lúc nào, cười lúc nào hay nhăn nhó lúc nào. Khi bạn nói chuyện hãy để ý xem khách hàng có muốn nghe bạn nói không bằng cách nhìn nét mặt, ngôn ngữ hình thể. Nếu khách tỏ sự khó chịu hãy khéo léo hẹn khách vào một dịp khác khi họ thoải mái hơn.

5. Đừng cố đề nghị những điều mà khách hàng không quan tâm

Khách hàng cần gì, có nhu cầu thế nào thì bạn chỉ nên đưa ra những gì đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ. Đừng cố chèo kéo thêm sản phẩm hay dịch vụ nào khi họ đã đồng ý mua sản phẩm thứ nhất. Lần này họ mua một sản phẩm nhưng với sự vừa lòng từ sản phẩm cũng như thái độ phục vụ của bạn, chắc chắn họ sẽ quay trở lại vào lần sau.

6. Xác định rõ mục tiêu của cuộc đàm phán

Mục đích của người bán hàng là bán được hàng và hướng khách hàng quay trở lại vào lần sau. Như vậy khi chắc chắn khách hàng sẽ mua sản phẩm của mình rồi, bạn hãy mạnh dạn đưa cuộc nói chuyện đến hồi kết để tránh lãng phí thời gian.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Làm gì khi bị lạc đường ở nước ngoài?

Hiện nay, mọi người đều có xu hướng lựa chọn chuyến du lịch nước ngoài trong dịp nghỉ ngơi của mình. Dù là đi một mình hay đi theo đoàn cũng khó có thể tránh khỏi tình trạng lạc đường giữa nơi “đất khách quê người”. Vậy làm thế nào nếu du khách bị lạc đường trong chuyến du lịch nước ngoài?


Làm gì khi bị lạc đường ở nước ngoài?

Mang theo bản đồ hay điện thoại thông minh khi ra đường

Khi đi du lịch ở nước ngoài, dù là đi theo tour hay đi một mình, bạn cũng có thể dễ dàng bị lạc vì không thông thạo đường phố, ngõ hẻm của nơi đây như quê hương của mình. Chính vì thế, khi ra đường, bạn nên mang theo bản đồ có đánh dấu những “mốc” quan trọng như nhà thờ, quảng trường, ga tàu, bến xe buýt… Khi hỏi dùng bản đồ và chỉ tay vào các biểu tượng đó và bạn sẽ rất dễ dàng nhờ taxi hay phương tiện công cộng đưa trở về.

Hiện nay, những chiếc điện thoại thông minh, có tích hợp những tính năng 3G và GPS rất phổ biến, bạn có thể download các phầm mềm hỗ trợ để xác định vị trí của mình cũng như tìm lối ra trên bản đồ có sẵn để dễ dàng tìm được đường trở về.

Ghi nhớ

Trước khi ra khỏi nhà nghỉ hay khách sạn nơi bạn đang ở, bạn nên viết lại tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc mang theo namecard của khách sạn để trong túi quần áo và balô. Mỗi nơi đi qua, bạn nên ghi nhớ những "mốc" quan trọng, dễ nhớ như nhà thờ, quảng trường, ga tàu hay bến xe buýt. Nếu khó nhớ thì bạn nên chụp ảnh những địa điểm đó lại, vừa lưu giữ những tấm ảnh đẹp, vừa thuận tiện khi bạn bị lạc.

Còn nếu đang đi tour, nên ghi lại số điện thoại của trưởng đoànhướng dẫn địa phương để có thể dễ dàng liên lạc với họ khi bạn bị lạc. Và nếu có thể bạn hãy ghi nhớ địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam ở nơi bạn đến trước chuyến đi.

Hỏi thăm người dân bản địa

Bạn hãy tìm một người dân bản địa thân thiện để xin sự giúp đỡ, đó có thể là những người phụ nữ, học sinh hay những người lớn tuổi. Trước khi đi du lịch, bạn có thể chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay về những câu hỏi đường hay những lời chỉ dẫn đường đi bằng tiếng Anh thông dụng. Hoặc nếu không biết tiếng Anh, bạn có thể diễn tả bằng hành động, cử chỉ, người dân bản địa sẽ rất sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Bình tĩnh, đừng tỏ vẻ lo sợ

Nếu bạn bị lạc đường, bạn cần phải bình tĩnh, tránh tỏ ra vẻ hoảng sợ vì đôi khi kẻ xấu sẽ nhận thấy được “điểm yếu” của bạn và dựa vào đó sẽ gây hại cho bạn. Tránh đi vào những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, trở ngược lại đường cũ khi cảm thấy đã đi quá xa, giữ thái độ điềm tĩnh nếu có bị kẻ lạ quấy rầy.

Đặc biệt, nếu bạn đang đi du lịch ở những đất nước có tình trạng an ninh, chính trị kém ổn định, bạn càng cần phải chú ý đến an toàn của mình. Bạn nên mang theo cuốn sổ nhỏ để ghi lại những số điện thoại khẩn cấp mà bạn có thể cần: cảnh sát, cứu hỏa, cứu thương để phòng những trường hợp cần thiết.

Đến khách sạn, cửa hàng gần nhất 

Nếu quên mang theo điện thoại hoặc điện thoại của bạn gặp khó khăn lúc bạn đang bị lạc, bạn nên ghé vào một khách sạn hay cửa hàng gần nhất, mua một món đồ nhỏ và xin sử dụng nhờ điện thoại hay máy tính công cộng. Và bạn sẽ dễ dàng tìm được đường về hay gọi một chiếc taxi.

Tìm nhóm khách khác

Bạn có thể tìm một nhóm khách du lịch khác, đặc biệt là những nhóm khách có hướng dẫn viên du lịch đi kèm theo vì họ rất thông thạo đường phố tại nơi bạn du lịch để hỏi đường về.

“Cách hay nhất để đừng bị lạc là hãy cứ bị lạc trước đi”, ý của câu nói này là dù muốn hay không, khi đi du lịch ở nước ngoài bạn cũng sẽ một lần bị lạc và nếu bị lạc, bạn cứ bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn, chia sẻ trên đây, đường về nhà sẽ rất gần!

Theo mytour.vn

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Giải pháp dành cho website bán vé máy bay online hiệu quả nhất

Săn vé máy bay là đam mê của không ít người đam mê du lịch, giá vé máy bay rẻ là các yếu tố tạo nên cuộc cách mạng bán vé máy bay online trực tuyến.


Giải pháp dành cho website bán vé máy bay online hiệu quả nhất

Thiết kế web đặt vé máy bay online chính là công cụ hữu ích cho các công ty, phòng vé, đại lý. Một website bán vé máy bay online hiệu quả khi có thể tích hợp được các yếu tố như: 

+ Tìm vé máy bay
+ Hệ thống đặt giữ chỗ vé máy bay
+ Kiểm tra thông tin vé
+ Thông tin chuyến bay
+ Tra cứu giá vé
+ Quản lý xuất vé & mã giữ chỗ (PNG)
+ Quản lý đơn hàng & Khách hàng (in hóa đơn vé máy bay)

Website bán vé máy bay online khi đảm bảo tìm kiếm, so sánh và tra cứu giá vé máy bay thông minh

Cũng như các hệ thống đặt vé máy bay trực tuyến hiện tại, Giải pháp tìm kiếm và tra cứu giá vé bay của tất cả các hãng nội địa như Vietnam Airline, Vietjet Air, Jetstar và các hãng hàng không quốc tế.

Điều đặc biệt là áp dụng những thuật toán thông mình và công nghệ tiên tiến giúp giảm thời gian tìm kiếm vé xuống mức thấp nhất. Kết hợp với bộ lọc (Filter) đầy đủ và thông minh giống người dùng nhanh chóng tìm được vé máy bay giá rẻ cũng nhưng phù hợp nhu cầu.

+ Kết quả theo thời gian thực
+ Không quá 20 giây
+ Chính xác về giá vé máy bay
+ Thông tin đầy đủ về hãng máy bay
+ Hạng ghế, chuyến bay, giờ bay
+ Chọn ra vé máy bay rẻ nhất

Hệ thống đặt giữ chỗ vé máy bay tích hợp ngay trên website bán vé máy bay online

Tối đa hiệu quả và lợi nhuận từ việc kinh doanh vé máy bay online trực tuyến của đại lý vé máy bay. Giải pháp này cho phép khách đặt vé máy bay trực tuyến hoàn toàn tự động, giống như đặt vé trên các website đặt vé máy bay online của các hãng hàng không.

Tích hợp thanh toán trực tuyến cho giải pháp web bán vé máy bay

Website cũng được tích hợp tất cả các cổng thanh toán online (123Pay, Visa, Master, Smartlink,….) nhằm mang tiện ích tốt nhất đến cho người dùng. Bên cạnh còn thể hiện sự uy tín, chuyên nghiệp, sự an tâm đến với khách hàng.

Hệ thống thông báo và tra cứu toàn diện của website bán vé máy bay online

Website cung cấp nhiều kênh thống báo đa dạng và tự động hóa đến với người: Email, SMS, Call Center. Ngoài ra, Sau khi đặt vé máy bay trực tuyến tại hệ thống khách hàng có thể tra cứu tình trạng đặt vé máy bay thông qua website.

Điều chỉnh chính sách giá linh hoạt trên website bán vé máy bay online

Điều chỉnh giá vé một cách linh hoạt theo ý muốn là điều mà hầu như chưa có hệ thống nào mang lại cho các đại lý. Giải pháp cung cấp giải pháp cho phép các đại lý có thể điểu chỉnh giá vé của mình sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh theo nhiều tiêu chí:

+ Theo hãng hàng không
+ Theo từng lớp vé
+ Theo thời gian
+ Tăng/giảm theo số tiền hay theo %
+ Vé nội địa hay vé quốc tế

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Đam mê và công việc, cân bằng như thế nào?

Làm thế nào để cân bằng những gì chúng ta đang làm với những điều thích làm. Dưới đây là một số bí quyết cần thiết để giúp bạn cân bằng giữa đam mê và  công việc của mình.


Đam mê và công việc, cân bằng như thế nào?

Thực hiện một thay đổi nghề nghiệp một cách thông minh

Khi không được làm công việc yêu thích, bạn sẽ làm gì? Tìm cách nghỉ việc hay tiếp tục trong thất vọng. Có một cách để bạn cân bằng lại điều này. Ví dụ: Bạn đang làm trong một công ty kế toán chuyên nghiệp, nhưng lại đam mê âm nhạc? Hãy suy nghĩ về chuyển đến các bộ phận tài chính của một công ty âm nhạc xem sao. Ở đó, bạn hoàn toàn có thể thỏa mãn ước mơ của mình mà lại có được nguồn tài chính để nuôi dưỡng ước mơ đó.

Thay đổi công việc

Công việc nào cũng đến lúc giảm sự yêu thích, khi bạn đã quá thành thạo một công việc, không còn nhiều điều để học hỏi nữa thì sự thay đổi lúc này là cần thiết để không bị đi vào lối mòn.  Nếu bạn không cảm thấy yêu công việc mình đang làm, hãy mạnh dạn thay đổi. Hãy cân nhắc một số vấn đề khi thay đôi công việc như thế mạnh của bạn là gì, bạn yêu thích điều gì, vấn đề tài chính của bạn có đảm bảo hay không?

Tìm kiếm điều mà bạn yêu thích ở chỗ làm

Bạn có thể không thích công việc của mình nhưng ít nhất hãy tìm kiếm một điều gì đó khiến bạn yêu thích tại công ty. Đó có thể là một dự án liên quan đến lĩnh vực bạn  có hứng thú, một đồng nghiệp có chung chí hướng… Nếu bạn có thể đan xen điều bạn thích vào công việc thì bạn sẽ thấy mỗi ngày qua đi dễ dàng và dễ chịu hơn nhiều.’

Tiến gần hơn tới điều bạn yêu thích

Nếu bạn thực sự muốn nghỉ việc và tìm kiếm điều bạn yêu thích thì ngay từ bây giờ hãy tiến từng bước một tới với công việc bạn muốn làm.

Nếu bạn muốn tự mình kinh doanh thì hãy kiếm một vài quyển sách viết về đề tài này và đọc mỗi ngày. Nếu bạn yêu thích thời trang, hãy nghĩ xem bạn cần có điều gì để theo đuổi đam mê của mình. Làm vậy sẽ khiến bạn xác nhận rõ rằng tình trạng hiện tại của mình và phương hướng trong tương lai.

Coi những gì bạn đam mê như một sở thích

Bạn không cần nhất thiết phải vứt bỏ công việc hiện tại để làm những gì bạn yêu thích. Bạn hoàn toàn có thể theo đuổi niềm đam mê đó như một sở thích trong thời gian rảnh rỗi. Nếu bạn yêu thích chụp ảnh thì bạn có thể tận dụng ngày nghỉ để du lịch đến những địa điểm khác nhau, tận hưởng những khoảnh khắc của riêng mình. Điều này có thể giúp bạn lấy lại năng lượng và nhiệt huyết để làm việc tốt hơn. Đó cũng là kết quả của một nghiên cứu cho thấy những người có ít nhất một sở thích sẽ có chỉ số sang tạo công việc tốt hơn nhiều so với những người chỉ thích ở nhà.

Phát triển bản thân

Tự phát triển bản thân là điều quan trọng nhất và cũng giúp bạn giữ thế chủ động và tìm được những giá trị mà công việc mình yêu thích mang lại. Không ưa thích công việc hiện tại không có nghĩa là bạn không thể học tập các kỹ năng mới, những điều hay từ công việc đó. Hãy dùng khoảng thời gian này hoàn thiện chính bạn. Bạn sẽ tìm thấy các cơ hội mới cho chính mình.

Thắp lại niềm đam mê của bạn

Bạn đã có một công việc trong nhiều năm bởi vì bạn đã từng đam mê nó, nhưng hiện tại thì mọi nhiệt huyết bị dập tắt bởi sự nhàm chán lặp đi lặp lại hoặc không còn cảm hứng làm việc. Nếu điều này đúng với trường hợp của bạn thì đây chính là thời gian để thắp lại niềm đam mê trong công việc. Bạn có thể nói chuyện với lãnh đạo của mình và đề nghị thay đổi công việc hoặc chuyển sang những dự án mới đòi hỏi thử thách hơn. Hãy nghĩ rằng bạn thật may mắn vì đang sống và làm việc trong môi trường ưa thích, giờ là lúc để bạn thắp lại ngọn lửa nhiệt huyết bạn đx từng có trước đây mà thôi.

Theo careerlink.vn

Bài đăng phổ biến