Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Ecuador, kho báu vô giá vùng Nam Mỹ

Nép mình ở phía Đông của Nam Mỹ, đất nước Ecudador xinh đẹp với nền văn hóa đặc sắc và các kỳ quan thiên nhiên tuyệt diệu thách thức những nhà thám hiểm gan dạ nhất trên thế giới. Khác với các người láng giềng như Colombia hay Peru, xứ sở hoa hồng này lại may mắn khi mang một vẻ đẹp kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa vẻ hoang sơ, huyền bí của thế giới hoang dã cùng sự sôi nổi nơi thành thị.

Ecuador, kho báu vô giá vùng Nam Mỹ

Cotopaxi, nơi tuyết ôm lấy núi lửa

Cotopaxi, nơi tuyết ôm lấy núi lửa

Nếu ở Nhật Bản có đỉnh núi Phú Sĩ huyền thoại thì ở Ecuador cũng có một kỳ quan tương tự, một ngọn núi lửa âm ỉ bao bọc bên ngoài bởi lớp tuyết trắng xóa – Cotopaxi. Những vị thần nơi này dường như muốn dùng sự băng giá để ngăn dòng nham thạch kia phun trào. Nằm cách phía nam thủ đô Quito 45 km, Cotopaxi là ngọn núi cao thứ 2 đất nước với độ cao gần 6000m. Đứng từ xa ngắm ngọn núi này bạn sẽ không khỏi sững sờ bởi tuyệt tác thiên nhiên quá đỗi kỳ vĩ này. Khu vực đỉnh núi chỉ mới mở cửa trở lại để đón du khách sau một vụ phun trào lớn vào năm 2015. 
Vào một ngày thời tiết đẹp, có thể cùng bạn bè đặt một chuyến treking chinh phục một trong những ngọn núi cao nhất thế giới này, từ đỉnh Cotopaxi , ngắm nhìn Quito thu nhỏ trong tầm mắt, tận hưởng bầu không khí trong lành, thả mình nằm trên nền tuyết trắng tinh khôi sẽ là một kỉ niệm đẹp không thể quên. 

Quito, thành phố di sản đầu tiên của UNESCO

Quito, thành phố di sản đầu tiên của UNESCO

Quito, thủ đô của Ecuador, được xây dựng trên bốn thung lũng nối liền nhau, xung quanh là các ngọn núi lửa bao bọc. Thành phố được chia thành ba vùng rõ rệt: phố cổ nằm giữa trung tâm, phía bắc là khu tập trung nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, còn phía nam là “Đại lộ núi lửa” với 9 trong số 10 đỉnh núi cao nhất của Ecuador chạy dài song song. Ðược xây dựng trên đống tro tàn của thành cổ Inca, Quito còn lưu giữ được nhiều nét đặc sắc của văn hóa bản địa với khoảng 40 nhà thờ và tu viện, 17 quảng trường và hàng chục viện bảo tàng được xây dựng theo cá lối kiến trúc đa dạng. Nổi bật trong đó có nhà thờ dát vàng Iglesia Companĩa de Jesus, Vow- nhà thờ theo kiến trúc Gothic lớn nhất ở Tây bán cầu, Tòa nhà giáo hội Compania - kiệt tác kiến trúc Baroque,… 

Mang niềm tự hào là nơi đường xích đạo chạy qua, Chính phủ Ecuador đã xây dựng một tượng đài trong một công viên có tên là La Mitad del Mundo (Tâm của thế giới) để đánh dấu vị trí này. Tuy nhiên, vì cơ sở vật chất khi xưa chưa đủ tiên tiến nên vị trí này không được chính xác và sau này người ta đã phát hiện ra bảo tàng Mặt trời Intinan mới là nơi đường xích đạo thật sự đi qua. Tại đây du khác sẽ được xem màn biểu diễn độc đáo như cân bằng những quả trứng, hay làm nước chảy ngược chiều kim đồng hồ.

Quilotoa, giọt nước mắt thần Des

Quilotoa, giọt nước mắt thần Des

Quilotoa là một hồ núi lửa nằm ở cực Tây cảu dãy Andes, hình thành sau khi một ngọn núi lửa nổ tung cách đây 800 năm. Hồ có độ sâu 250m và đặc biệt là màu nước trong hồ có thể thay đổi từ màu xanh lá sang màu sang dương nếu thay đổi góc nhìn. Chính vì vậy, từ ngày xưa người dân bản địa đã xem đây là một hồ nước linh thiêng như giọt nước mắt tinh khiết, thần thánh của thần Des rơi xuống. Được những ngọn núi cao sừng sững bao bọc, đường vào hồ phủ kín màu xanh của rừng cây bên cạnh những bậc đá cheo leo rêu phong huyền ảo.

Nariz del Diablo, mũi của quỷ 

Nariz del Diablo, mũi của quỷ

Đây là tên gọi của tuyến đường xe lửa đầy bí hiểm nối giữa các thị trấn Alausi và Sibambe và cũng là một trong những đường ray với nhiều dốc đứng dài nhất thế giới. Con tàu di chuyển chậm rãi với những âm thanh xình xịch, đưa hành khách về miền ký ức của những con tàu hỏa thô sơ; đồng thời có dịp thưởng thức cảnh vật hoang dại, hùng vĩ tại “Đại lộ núi lửa” của Ecuador. Ngoài ra, đây cũng là một trải nghiệm đứng tim khi bạn biết mình đang chênh vênh trên một con đường zic zac leo núi cao đến hơn 2,000m hay kề bên một vực sâu thăm thẳm. Khi được xây dựng có rất nhiều lời đồn thổi xung quanh tuyến đường này, mọi người quan niệm Nariz del Diablo bị nguyền rủa bởi quỷ Satan vì hắn không muốn bất cứ một tuyến tàu hỏa nào đi qua đây. Đến khi hoàn thành khúc chuyển lên dốc đầu tiên vào năm 1902, Nariz del Diablo đã trở thành tuyến đường sắt ngoạn mục nhất thế giới mà các kỹ sư xây dựng có thể tạo nên thời bấy giờ.

Đảo thiên đường Galapagos 

Đảo thiên đường Galapagos

Nằm phía nam của Thái Bình Dương, cách trung tâm Ecuador 1.000 km về phía Tây, quần đảo Galapagos được mệnh danh là “quần đảo đẹp nhất hành tinh" với vẻ đẹp hoang sơ và có hệ động thực vật phong phú, độc đáo không nơi nào có, tiêu biểu là loài rùa Galapagos – một loài rùa cạn quý hiếm có tuổi thọ trung bình gần 150 năm.

Đến đây, du khách sẽ có cơ hội khám phá những bờ biển tuyệt vời với bãi cát trắng xóa chạy dài và nhiều khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là nơi sinh sống của 600 loài thực vật, 400 loài cá, 58 loài chim, 22 loài bò sát và 6 loài động vật có vú, trong đó có rất nhiều loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như loài rùa cạn, cự đà hồng, cự đà vàng... 

Thành phố Tena, điểm hẹn của khách du lịch

Thành phố Tena, điểm hẹn của khách du lịch

Được biết đến như là vương quốc cây quế của Ecuador, Tena được thành lập bởi những nhà thám hiểm truyền giáo và hiện nay là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất đất nước. Ngoài ra, đây cũng được du khách đanh giá là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho các chuyến phiêu lưu rừng rậm đầy thách thức và nguy hiểm. Bạn sẽ được khám phá khu rừng nhiệt đới bí ẩn Amazon bằng bè hoặc thuyền kayak và tìm hiểu cuộc sống của người đân bản địa nơi đây. 

Ngoài ra, vẫn còn một số nơi hấp dẫn khác như: núi lửa Sumaco hùng vĩ, thuộc vườn quốc gia Sumaco Napo cao 3732 m , được bao quanh bởi các khe núi và rừng mưa rậm rạp. 

Trạm sinh học Jatun Sacha , nơi tiến hành những nghiên cứu về rừng nhiệt đới và là tổ chức bảo tồn lớn thứ hai ở Ecuador và la nơi lý tưởng cho những người yêu thích các loài chim. Misahualli, khu cảng nhộn nhịp, ngôi làng cổ ở đây thường được chọn là nơi bắt đầu cho các chuyến thám hiểm rừng rậm và du lịch bằng ca-nô.


Nguồn: tổng hợp

Món ngon Bắc Kạn, một lần ăn nhiều ngày luyến

Ngoài cảnh đẹp non nước hữu tình của hồ Ba Bể thu hút khách du lịch, Bắc Kạn còn có những đặc sản khiến bước chân lữ khách phải lưu luyến.

Món ngon Bắc Kạn, một lần ăn nhiều ngày luyến

Bánh pẻng phạ

Bánh pẻng phạ

Bánh pẻng phạ thường xuất hiện trong dịp người Tày vùng Ba Bể đón mừng năm mới hay lễ hội xuống đồng. Hình dáng chiếc bánh không có gì đặc biệt, viên bánh tròn tròn cỡ trái nhãn lồng.

Bên ngoài có lớp bột trắng che lớp bột nâu bên trong. Bánh pẻng phạ là một trong những món ăn truyền thống của dân tộc Tày để dâng trời đất.

Bánh pẻng phạ chế biến không cầu kỳ nhưng mùi vị thơm ngon. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo nếp được nhào với nước chè mạn pha đặc để lấy màu nâu và vị chát, một chút rượu trắng cho dậy mùi.

Măng vầu

Măng vầu

Rừng Bắc Kạn có rất nhiều loại măng như: măng tre, măng trúc, măng nứa, măng mai… nhưng nếu nói là đặc sản phải kể đến thứ “măng vầu” hay còn gọi là “măng đắng”. Theo kinh nghiệm của những người đi hái măng, vào đầu vụ những mầm măng vầu mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị hơi hơi hơi đắng, còn từ sau tháng 2 Âm lịch, măng lại chuyển sang vị đắng gắt hơn.

Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món ngon nhưng hấp dẫn hơn cả có lẽ là măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt. Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng luộc thật đắng vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này. Cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần khi nhai kỹ, thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ.

Bánh ngải

Bánh ngải

Mỗi dân tộc đều sáng tạo ra những loại bánh có hương vị khác nhau, có một loại bánh mà chỉ người Tày mới có đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng.

Phở chua

Phở chua

Nhắc đến phở chua Bắc Kạn, rất nhiều người tò mò về nguyên liệu cũng như hương vị của món ăn. Nguyên liệu và cách chế biến của món phở chua rất đơn giản gồm có bánh phở được phơi nắng cho se lại, miến dong chao qua mỡ, thịt ba chỉ, hành phi, đậu phộng rang, các loại rau thơm, dưa chuột, giấm, đường…

Cách chế biến cũng cực kỳ đơn giản. Sau khi chuẩn bị xong hết những nguyên liệu khô, người dân sẽ chuẩn bị phần nước sốt với tỏi băm, giấm, đường, nước mỡ. Nước sốt nấu cho sệt lại và đem trộn với những nguyên liệu đã chuẩn bị trước. Món phở chau vừa ngon, vừ mát, giải ngấy, đây chính là nét riêng trong văn hóa ẩm thực của người dân Bắc Kạn và cũng là điều khiến thực khách mê mẩn.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến, một loại đặc sản quý của ẩm thực dân tộc Tày. Người Tày truyền miệng rằng, bánh ra đời từ câu chuyện kén rể của một gia đình Tày xa xưa, có cô con gái rất xinh đẹp và kén rể bằng một loại bánh ngon, lạ. Rất nhiều chàng trai mang các loại bánh ngon, làm từ sơn hào hải vị đến ra mắt, nhưng không vừa lòng gia đình. Còn chàng trai nghèo không có tiền mua cao lương, mỹ vị để làm bánh thì lại nghĩ ra món bánh làm từ trứng của kiến và bột gạo. Món bánh hết sức bình dân đó lại được lòng mọi người, chàng trai đã lấy được cô gái. Từ đó, người Tày làm bánh trứng kiến trong những dịp lễ quan trọng. Vì vậy, không phải lúc nào cũng có thể được ăn bánh trứng kiến mà phải tin dịp lễ hoặc nhà có khách quý.

Để làm ra những chiếc bánh, đòi hỏi rất nhiều công phu. Bà con người Tày phải lên nương, lên núi để lượm trứng kiến, có khi cả mất cả ngày trời chỉ lượm được một, hai bát nhỏ, vì giờ kiến không nhiều nữa. Trứng kiến là trứng của kiến lành, làm tổ trên thân cây rừng. Trứng to bằng hạt gạo tẻ, có màu trắng sữa, căng mọng. Sau khi rửa qua, trứng kiến được rang chín, trộn gia vị, thịt băm, lạc rang và vừng để làm nhân bánh. Bột bánh làm từ gạo nếp pha thêm chút gạo tẻ, xay nhuyễn, nhào dẻo, dát mỏng, nhồi nhân, rồi nặn thành hình vuông, bọc vào lá vả, đem hấp chín. Lá bọc bánh chỉ dùng lá vả, lấy lá bánh tẻ, bỏ phần gân và cuống lá đi, gói bên ngoài bánh.

Khi ăn bánh, người ta ăn cả phần lá vả kèm với bánh. Bánh có vị rất lạ, dẻo mềm, thơm của gạo nếp nương hòa với vị thanh mát, hơi ngái của lá vả, vị béo ngậy đậm đà của trứng kiến, tạo nên hương vị tuyệt vời.


Tổng hợp

6 vùng đất dành cho các tín đồ yêu động vật

Nhật Bản có hòn đảo dành riêng cho mèo hay thỏ, Bahamas hấp dẫn khách du lịch bởi số lượng lợn hoang lớn. Đó là những vùng đất có nhiều động vật hơn người sinh sống.

Nhật Bản có hòn đảo dành riêng cho mèo hay thỏ, Bahamas hấp dẫn khách du lịch bởi số lượng lợn hoang lớn. Đó là những vùng đất có nhiều động vật hơn người sinh sống.

Đảo Big Major Cay, Bahamas

Big Major Cay hay còn gọi đảo lợn, là vùng đất xưa kia không có người ở, tọa lạc tại Exuma, Bahamas. Sở dĩ địa điểm du lịch nổi tiếng này có tên gọi độc đáo như vậy bởi đây là nơi cư trú và sinh sống của đàn lợn hoang. Đặt chân đến đây, bạn sẽ thấy khoảng 20 con lợn đi lại tự do bên bãi biển. Hiện nay, người dân từ nơi khác cũng đã di chuyển đến hòn đảo để sinh sống và phát triển các dịch vụ du lịch.

Big Major Cay hay còn gọi đảo lợn, là vùng đất xưa kia không có người ở, tọa lạc tại Exuma, Bahamas. Sở dĩ địa điểm du lịch nổi tiếng này có tên gọi độc đáo như vậy bởi đây là nơi cư trú và sinh sống của đàn lợn hoang. Đặt chân đến đây, bạn sẽ thấy khoảng 20 con lợn đi lại tự do bên bãi biển. Hiện nay, người dân từ nơi khác cũng đã di chuyển đến hòn đảo để sinh sống và phát triển các dịch vụ du lịch.

Đảo Tashirojima, Nhật Bản

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Làng Zao, Nhật Bản

Làng Zao, tỉnh Miyagi, thuộc vùng cao nguyên dãy núi Zao (Nhật Bản), nổi tiếng là nơi sinh sống của 6 loài cáo hoang dã với hàng trăm cá thể. Ngôi làng được thành lập từ năm 1990, đến nay là điểm du lịch hút khách của tỉnh Miyagi.

Làng Zao, tỉnh Miyagi, thuộc vùng cao nguyên dãy núi Zao (Nhật Bản), nổi tiếng là nơi sinh sống của 6 loài cáo hoang dã với hàng trăm cá thể. Ngôi làng được thành lập từ năm 1990, đến nay là điểm du lịch hút khách của tỉnh Miyagi. 

Cáo tại làng Zao được bảo tồn trong môi trường hoang dã, sống tự do theo bản năng, tập quán. Đây là nơi có khí hậu phù hợp cho loài cáo sinh sản và phát triển. Ngôi làng bắt đầu mở cửa cho du khách tham quan từ 9-16h, giá vé vào cửa là 700 yen/người (khoảng 155.000 đồng). Cáo trong làng đi lại tự do và thân thiện với con người.

Cáo tại làng Zao được bảo tồn trong môi trường hoang dã, sống tự do theo bản năng, tập quán. Đây là nơi có khí hậu phù hợp cho loài cáo sinh sản và phát triển. Ngôi làng bắt đầu mở cửa cho du khách tham quan từ 9-16h, giá vé vào cửa là 700 yen/người (khoảng 155.000 đồng). Cáo trong làng đi lại tự do và thân thiện với con người.

Okunoshima, Nhật Bản

Okunoshima (Nhật Bản) là thiên đường thỏ ở Nhật với số lượng lên tới hàng trăm con. Nhiều giả thuyết được đưa ra về sự tồn tại của thỏ trên đảo. Có người cho rằng, thỏ được đưa đến đảo Okunoshima từ Thế chiến thứ 2 làm vật thử nghiệm vũ khí hóa học của quân đội. Luồng ý kiến khác cho rằng, kể từ khi hòn đảo phát triển du lịch, người dân đã nuôi thỏ nhằm thu hút du khách và ngày nay chúng sinh sôi với số lượng lớn.

Okunoshima (Nhật Bản) là thiên đường thỏ ở Nhật với số lượng lên tới hàng trăm con. Nhiều giả thuyết được đưa ra về sự tồn tại của thỏ trên đảo. Có người cho rằng, thỏ được đưa đến đảo Okunoshima từ Thế chiến thứ 2 làm vật thử nghiệm vũ khí hóa học của quân đội. Luồng ý kiến khác cho rằng, kể từ khi hòn đảo phát triển du lịch, người dân đã nuôi thỏ nhằm thu hút du khách và ngày nay chúng sinh sôi với số lượng lớn.

Đảo hải cẩu, Nam Phi

Đảo hải cẩu là một hòn đảo nhỏ trên vịnh False, gần thủ đô Cape Town, Nam Phi. Không giống những hòn đảo khác, nơi này không có cây cối hay thảm thực vật xanh mượt, thay vào đó là những đàn hải cẩu và các tảng đá trơ trọi. Mỗi ngày, hàng trăm con hải cẩu chen chúc phơi mình tắm nắng trên những phiến đá.

Đảo hải cẩu là một hòn đảo nhỏ trên vịnh False, gần thủ đô Cape Town, Nam Phi. Không giống những hòn đảo khác, nơi này không có cây cối hay thảm thực vật xanh mượt, thay vào đó là những đàn hải cẩu và các tảng đá trơ trọi. Mỗi ngày, hàng trăm con hải cẩu chen chúc phơi mình tắm nắng trên những phiến đá.

Đảo Cayo Santiago, Puerto Rico

Đảo Cayo Santiago (Puerto Rico) là nơi trú ngụ của gần 1.000 con khỉ rhesus. Chúng là hậu duệ của hơn 400 con khỉ được nhập từ Ấn Độ vào năm 1938 để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Hiện tại, hòn đảo là cơ sở nghiên cứu loài linh trưởng của một số tổ chức khoa học. Các chuyên gia thường chỉ làm việc tại đây vào ban ngày và sẽ trả lại không gian biệt lập dành cho loài khỉ khi màn đêm buông xuống.

Đảo Cayo Santiago (Puerto Rico) là nơi trú ngụ của gần 1.000 con khỉ rhesus. Chúng là hậu duệ của hơn 400 con khỉ được nhập từ Ấn Độ vào năm 1938 để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Hiện tại, hòn đảo là cơ sở nghiên cứu loài linh trưởng của một số tổ chức khoa học. Các chuyên gia thường chỉ làm việc tại đây vào ban ngày và sẽ trả lại không gian biệt lập dành cho loài khỉ khi màn đêm buông xuống. 


(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến