Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Các công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

1. Dinh Độc Lập

Dinh độc lập. Ảnh: ditich.dinhdoclap
1-1542-1389841063.jpg
Dinh Độc Lập tên gọi trước đây là Dinh Norodom được khởi công ngày 23/2/1868 do kiến trúc sư Hermite phác thảo, đến năm 1871 thì hoàn thành. Công trình được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Năm 1962 sau cuộc đảo chính dinh mới được xây lại trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ngày nay, Dinh Độc Lập là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

2. Nhà hát lớn 

Nhà hát lớn TP HCM. Ảnh: edensaigonhotel.
2-3641-1389841063.jpg
Nhà hát lớn Thành phố nằm trên đường Đồng  Khởi, quận 1, được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Hoàn thành ngày 1/1/1900, nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố. 

3. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: tour-asia
3-7158-1389841064.jpg
Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, thuộc Tổng giáo phận TP HCM. Tháng 8/1876 nhà thờ được chính thức xây dựng do kiến trúc sư J. Bourard chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng, đến ngày 7/10/1877 thì hoàn thành. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và cả nước ngoài. 

4. Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: panoramio
4-7218-1389841064.jpg
Ngày 26/4/1964, Việt Nam Quốc Tự được khởi công dưới sự giám sát của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Chùa được xây dựng với một ngôi tháp 7 tầng mái cong, chạm trổ tinh vi trong không gian thiên nhiên rộng rãi, với các cảnh quan đặc sắc hài hòa mang đậm bản sắc phong cách kiến trúc Việt Nam. Đến nay, chùa Việt Nam Quốc Tự vẫn là điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo xa gần và đông đảo các du khách khi đến với TP HCM.

5. Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ảnh: panoramio
5-2876-1389841065.jpg
Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tạo nên sự tương tác sinh động, đẹp mắt và trở thành tâm điểm của Sài Gòn ngày nay.

6. Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành. Ảnh: tapchinhadep
6-4511-1389841065.jpg
Chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm xây dựng và tên gọi, đến năm 1912 chợ được khởi công xây dựng và hoàn thành tháng 3/1914 với tên Bến Thành đến ngày nay. Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng bắc, nam, đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang.

7. Đường hầm sông Sài Gòn

Đường hầm sông Sài Gòn về đêm. Ảnh: SGTT
7-5005-1389841066.jpg
Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á. Sau gần 7 năm xây dựng, ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Đường hầm hoàn thành giúp kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố.

8. Trụ sở UBND TP HCM

Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: didau.org
8-4431-1389841066.jpg
Trụ sở UBND TP HCM trên đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1 là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.Trước khi trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM, tòa nhà có tên là Dinh Xã Tây, sau đổi thành Tòa Đô Chánh Saigon. Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất TP HCM.

9. Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng. Ảnh: panoramio.
9-5093-1389841066.jpg
Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Cũng chính tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.

10. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: SGTT
10-9800-1389841066.jpg
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục nghìn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước. Ngày 28/11/1927 bảo tàng chính thức được xây dựng theo ban thiết kế của kiên trúc sư Delaval với lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”. Sau ngày 30/4/1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp quản nguyên vẹn. Ngày 26/8/1979, ngành chức năng đã đổi tên là Bảo tàng Lịch sử TP HCM, sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM cho đến nay.
Paka Jatrang (tổng hợp)

Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc

Du lịch Hàn Quốc là một điểm đến tuyệt vời, chúng ta đã khá quen thuộc về xứ sở Kim Chi qua những bộ phim nổi tiếng. Từ đó bạn cũng có thể hình dung ra một đất nước phát triển với những phong cảnh đẹp của xứ ôn đới. Thời điểm đẹp nhất và thuận lợi nhất để đi Hàn Quốc là vào mùa thu, khi những con đường, cánh rừng tràn ngập mầu Đỏ Vàng của cây lá. Thời điểm không nên đi là mùa hè, lúc khách du lịch Hàn đi du lịch nhiều dẫn tới sự xô bồ và dịch vụ bị đẩy lên cao.

Nên đi du lịch xứ Hàn theo tour hay tự đi

Du lịch Hàn Quốc nên tự đi hay theo tour, cái này cũng còn tùy thuộc vào mỗi yêu cầu của từng người. Đi theo tour du lịch, họ tổ chức tốt nhưng chương trình đi rất nhanh, kiểu như cưỡi ngựa xem hoa. Đồ ăn có thể có bữa tốt, bữa dở. Với hình thức đi tự túc thì cũng có ưu điểm là thời gian dừng lại các điểm du lịch tùy thích, tự do khám phá và giao lưu.

Visa Hàn Quốc

Đây có lẽ là mục quan tầm hàng đầu khi đi Hàn Quốc. Bởi đã số các bạn trên các diễn đàn đều hỏi về vấn đề này. Theo ý kiến của mình, nếu bạn có thời gian và có kinh nghiệm xin visa rồi thì có thể tự đi làm thủ tục Visa đi Hàn Quốc. Còn nếu bạn không có thời gian thì nên thuê dịch vụ, bạn cũng sẽ phải tự chuẩn bị một số giấy tờ, nhưng ít ra thì cũng đỡ mệt hơn là tự đi làm. Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ theo yêu cầu của đơn vị làm dịch vụ Visa thì bạn chuyển cho họ đi làm hộ. Các công ty du lịch họ có kinh nghiệm và quan hệ nên làm Visa rất nhanh.

Tự làm thủ tục xin Visa đi Hàn Quốc

Để tự làm thủ tục Visa bạn cần chuẩn bị một số thông tin cơ bản sau. Có thể tham khảo thêm về thông tin xin Visa tại trang web của đại sứ quán Hàn Quốc:

http://vnm-hanoi.mofa.go.kr/worldlanguage/asia/vnm-hanoi/visa/application/index.jsp

Hồ sơ Visa du lịch 3 tháng Hàn Quốc, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới: (phải xếp theo thứ tự nhé, không là bị trả về)

1. Đơn xin cấp visa có dán 1 ảnh 3.5 x 4.5 nền trắng (Đơn này download trong trang hanquocngaynay.com, nhưng hình như trang này bị lỗi thì phải. Tốt hơn là nên đến Phòng lãnh sự (Phụ trách việc cấp thị thực, xác nhận lãnh sự v..v), tại Tầng 7, Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2.

2. Hộ chiếu gốc vẫn còn thời hạn 1 năm trở lên (có thể hỏi lại, có thể là 6 tháng còn hạn).

3. Lịch trình du lịch viết bằng tiếng Anh (khuyến khích nên có).

4. Bản dịch và công chứng sổ hộ khẩu ra tiếng Anh (khuyến khích nên có).

5. Bản dịch và công chứng giấy khai sinh ra tiếng Anh.

6. Một bản Photo chứng minh thư.

7. Bản dịch và công chứng hợp đồng lao động ra tiếng Anh.

8. Dịch và công chứng sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất ra tiếng Anh.

9. Đơn xin nghỉ phép viết bằng tiếng Anh có chữ ký và con dấu của công ty. Cái này nên tự viết cho đỡ tốn 50k tiền dịch và công chứng.

10. Bản photo sổ tiết kiệm hoặc ra ngân hàng nơi mở sổ xin 1 giấy xác nhận đã gửi tiết kiệm từ ngày nào đến ngày nào với số tiền bao nhiêu bằng tiếng Anh. Lưu ý là sổ tiết kiệm phải từ 100 triệu trở lên và đã gửi được 3 tháng rồi. Nếu hồ sơ đẹp thì có thể họ du di vụ chưa gửi đủ 3 tháng. Nếu không có sổ tiết kiệm thì có thể thay thế bằng giấy tờ xe ô tô đứng tên bạn hoặc giấy tờ nhà đất đứng tên bạn.

11. Nếu có thì bạn đặt luôn vé máy bay và đặt khách sạn qua agoda. Sau đó in vé máy bay + giấy tờ chứng minh đặt phòng ở agoda. Cái này cũng không giám chắc, nếu tự tin sang được Hàn thì cứ làm và nộp theo.

Trường hợp bị gọi phỏng vấn, bạn cũng đừng lo lắng nhiều. Cứ tự tin và trả lời mọi câu hỏi theo sự thật.

Nếu đến Đại Sứ Quán Hàn Quốc ở toà nhà Charmvit (Grand Plaza) – Trần Duy Hưng (Hà Nội), bạn đừng lên thẳng Văn phòng ở tầng 7 mà qua Phòng tiếp dân của ĐSQ ở tầng hầm B1 (hỏi bảo vệ sẽ được chỉ đường), tại đây bạn lấy số (loại số xin Visa). Phải có số này thì khi lên tầng 7 em trai tiếp tân mới chịu lấy số nộp/nhận hồ sơ visa cho bạn.
Chú ý

Em trai ngồi quầy tiếp tân tầng 7 chả biết gì về visa đâu, mặt cau có ra vẻ khó khăn hỏi này nọ vậy thôi. Lấy số rồi bạn cứ đi thẳng vào trong chờ đến lượt hoặc cần hỏi gì thì hỏi nhân viên ngồi ở các quầy bên trong mới chính xác.
Một lưu ý nữa, là tin vui cho những bạn sắp đi Korea. Thông tin mới được ban hành hồi tháng 6. Nếu bạn đã có Visa của Mỹ, Nhật, Úc, Eu, New Zealand, Uk, Canada nếu quá cảnh tại hàn quốc sẽ được ở Hàn quốc từ 72h – 30 ngày. Cái này sẽ có lợi cho những bạn có chuyến bay quá cảnh ở đây. Các bạn có thể kết hợp 1 Korea và những nước khác lân cận như Nhật Bản, hoặc Mỹ.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan

Vé máy bay đi Hàn Quốc

Từ Hà Nội đi Incheon

Vấn đề vé máy bay bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng để có thể săn được vé giá rẻ đi Hàn Quốc. Vấn đề kiếm được vé giá rẻ cũng khá là quan trọng, giảm thiểu được nhiều chi phí.  Bạn nên thường xuyên cập nhật tình hình vé của Vietnam Airlines để có giá vé hợp lý.

Vé máy bay Seoul đi Jeju

Ngoài đường hàng không, bạn có thể đi Jeju bằng cách đi tàu hoả/ ô tô đến một trong các điểm Busan/ Mokpo/ Wando rồi chuyển ferry ra đảo.
Tất cả các hãng hàng không Hàn quốc đều khai thác đường bay này với tần suất dày đặc hàng ngày, giống như chặng bay Hà Nội đi tp Hồ Chí Minh vậy. Trong đó có ba hãng giá rẻ là T’way Airlines, Jeju Air and Eastar Jet.
Một số bạn Tây ba lô cũng chọn đi Jeju bằng ferry nhưng từ Busan, vừa trải nghiệm phương tiện vừa tiết kiệm luôn một đêm trên biển. Tuy nhiên, xin lưu ý là ferry không hề rẻ hơn máy bay và giá thành tỷ lệ thuận với chất lượng dịch vụ.

Từ sân bay Incheon về khách sạn

Ở sân bay Incheon có 2 loại taxi giống như Nội Bài, đó là: airport taxi và taxi thường (ở ngoài vào đón khách). Nếu chẳng may bạn bắt trúng airport taxi thì giá gấp đôi taxi thường đấy, ngoài ra bạn còn phải chịu phí đường bộ nếu đi taxi. Trên trang chủ của sân bay nó gọi 2 loại taxi là deluxe và standard thì phải. Vậy phải làm sao?

Khi tới sân bay, bạn kiếm quầy information desk, chìa địa chỉ khách sạn bạn muốn tới ra hỏi nhân viên, tôi phải bắt chiếc limousine bus có trạm dừng nào gần chổ này nhất. Họ sẽ tận tình hướng dẫn cho bạn, nếu họ có hơn 2 người trực thậm chí họ có thể dẫn bạn ra tận nơi đón bus (vì có hơn chục trạm). Xe tới bạn để hành lý có người xếp cho bạn và đưa cho bạn 1 phiếu nhận hành lý (nhớ giữ cẩn thận, kẻo thất lạc). Lên xe bạn nói lại 1 lần nữa nơi muốn đến cho tài xế (chìa địa chỉ cả tiếng Anh và tiếng Hàn ra). Tới trạm tài xế sẽ kêu bạn và lấy đồ ra cho bạn. Nếu khách sạn ở xa trạm thì bạn có thể bắt tiếp taxi về khách sạn. Tài xế ở Hàn khá là trung thực, nên bạn khỏi sợ ấm ớ bị chở đi lòng vòng.

Sim mobile điện thoại

Mình có đọc được 1 thông tin vui nữa là có dịch vụ nhận Sim miễn phí. Cái này đã có 1 bạn ở diễn đàn Phuot làm được rồi. Các bạn thực hiện theo nhé. Chỉ cần vào website này và làm theo hướng dẫn http://koreasimblog.blogspot.com/2013/04/how-to-get-free-sim-card-and-also-use.html . Sau khi đăng ký, họ gửi thông báo về mail mình và có gửi cả địa chỉ lấy Sim. Có hai loại sim: sim thường và sim Micro cho ip4. Khi nhận Sim bạn cầm theo tờ giấy đã in sẳn Order confirmation, mang đến quầy K-books để lấy sim. Có thể tìm quầy K-book store này ở sân bay hoặc những nơi công cộng.

Lưu ý khi đi du lịch Hàn Quốc

Do Hàn Quốc không phải ai cũng nói được English giống như đi Singapore hay Malaysia. Nên bạn nhớ lấy namecard của khách sạn và nhờ nhân viên ghi phiên âm tiếng Hàn tên cuả khách sạn và nếu được thì viết to ra. Khi đi ra ngoài nếu cần hỏi đường về khách sạn, hoặc đi taxi thì chỉ cần giơ ra là oke. Giúp các bạn không bị lạc đường

Khi đến Hàn Quốc, chúng ta nên mang theo một ít ruốc, gia vị hoặc nước mắm trong trường hợp không làm quen được với thức ăn địa phương. Đồ ăn ở Hàn Quốc cay và nhạt tương đối khó ăn đối với người Việt Nam. Đồ ăn để trong túi ni lông đóng gói cẩn thận cho vào hành lý gửi (chú ý là cất giấu càng kỹ càng tốt). Bởi Hải quan HQ nghiêm cấm mang rau củ trái cây và thịt ko rõ nguồn gốc, do đó bạn đừng mang những thứ đó. Bạn cũng không cần phải mang theo mì tôm vì mỳ Hàn Quốc ngon lắm.
Đổi tiền, nên đổi tiền trước ở nhà, có thể lên Hà Trung đổi sang tiền won luôn.

Nếu đi vào mùa Thu Đông bạn nên chuẩn bị quần áo ấm đầy đủ. Mặc đồ lót sát người hoặc những loại áo quần mỏng mặc lót bên trong. Áo khoác dày và dài (nên đến khoảng đầu gối). Trang bị găng tay đầy đủ, khăn quàng v.v.v.

Trên máy bay, nhân viên sẽ phát cho 3 cái phiếu để bạn điền làm thủ tục nhập cảnh. Bạn đọc cẩn thận trước khi điền thông tin.
Sân bay Incheon rất lớn, lớn hơn nhiều so với Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Khi đến đây bạn nên quan sát kỹ cửa lấy hành lý, và đi theo bảng chỉ dẫn, tránh tình trạng bị lạc.

Đọc bài: Kinh nghiệm du lịch Singapore

Chơi gì ở Seoul và Jeju

Vào đầu tháng 3 Hoa đào chưa kịp nở. Thời điểm đẹp nhất để ngắm hoa đào là từ 10-25/4.

Về các điểm vui chơi như Lotteworld và Everland thì mình thấy Everland hay hơn. Nhưng sẽ tốn thời gian hơn của bạn hơn. Everland ở ngoài trời, cảnh trí cũng đẹp, và rất rộng, trò chơi cũng nhiều hơn Lotte. Với Lotte world, cái này nhỏ hơn, và ở trong nhà, nhưng có ưu điểm là không mất thời gian tìm đường như Everland. Với những bạn thích trò chơi mạo hiểm thì sẽ muốn đi Lotte hơn. Bạn nên đi 2 điểm này vào ngày trong tuần, nếu đi vào ngày cuối tuần hoặc dịp lễ tết thì sẽ xếp hàng chờ dài cổ mới được chơi.

Mùa đông Seoul thì chán, không có gì, chỉ có một màu xám xịt. Nếu ở Seoul 4 ngày, thì bạn đi thăm được khoảng 8 địa điểm theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi vì Seoul rộng, di chuyển mất thời gian.
Sông Hàn và tháp 63 tầng: đi trong một buổi chiều tối. Bạn có thể ra bờ sông mà hưởng gió đông, tháng 1 thì mặt sông đóng băng vùng gần bờ, có thể vui đùa cùng với Tuyết. Nên lên tháp 63 tầng vào buổi hoàng hôn sau đó ăn tối trên đó ngắm Seoul ban đêm, chụp ảnh, viết lưu niệm trên đó cũng hay. Ở trong tháp 63 đó có cả công viên thủy sinh vào xem cá các loại, phải mua vé.

Chơng-kyê-chơn, cổng thành Dongdeamun, chợ Dondeamun và mấy khu mua sắm quanh đó: mất một buổi chiều, tối nếu chịu được lạnh thì bạn có thể ra suối Chơng kyê đi dạo cũng được. Suối này vào mùa xuân, hè thì rất đẹp và mát (nhưng không có Hoa Anh Đào đâu), vào dịp năm mới và Noel thì đèn hoa rực rỡ rất đẹp. Bạn cũng có thể ra cổng thành Dondeamun chụp vài kiểu ảnh. Đồ ở chợ Dong thì cũng nhiều hàng Tàu, dành cho người lớn và người già, giới bình dân. Mấy khu mua sắm (một dãy các tòa nhà dọc trên 1 đường phố), bạn đi dạo và chọn hoa mắt thì thôi. Đồ đẹp và có thể mặc cả, tuy nhiên người bán hàng hay nhìn khách để hô giá. Cứ vào mấy hàng tự chọn, thử chán rồi mua.
Cityhall, Tháp Namsan, cổng thành Namdeamun, chợ Namdeamun, Myeongdong, mấy cái cung gần đó: thời gian đi trong 1 ngày, bạn di chuyển bằng tàu điện đến khu vực Seoul Station hoặc City Hall station vào khoảng 6 đến 8h sáng và quan sát giới công chức Hàn chen nhau đi làm. Sau đó lên mặt đất, dạo qua khu City Hall và thăm mấy cung ngay cạnh Cityhall, vào cung phải mua vé ( hình như là 1000 won). Cung này nhỏ, dạo khoảng 1 tiếng là xong. Ra gọi taxi sang chợ Namdeamun, bạn thích mua gì thì mua. Chú ý là bạn không nên mua sâm – linh chi và quần áo ở đây, dạo cho biết thôi. Ghé qua một loạt các cửa hàng bán máy ảnh và ống kính. Ăn trưa, sau đó gọi taxi đi tháp Namsan. Chơi ở tháp Namsan đến 3 giờ chiều thì di chuyển sang Myeongdong. Theo mình thì bạn có thể mua sắm đồ ở Myeongdong, phố mua sắm nổi tiếng của giới trẻ. Hàng hiệu có hết ở đó từ quần áo giày dép đến túi xách. Nên đến đó vào chiều thứ 7, đông vui lắm.
Đi Lotte World hoặc Everland: thời gian 1 ngày. Bạn nên vào website của nó tìm thông tin rồi chọn. Lotte World thì nằm ngay rìa thành phố, đi thẳng tàu điện ngầm đến được. Quy mô của Lotte thì nhỏ hơn Everland nhưng mà bạn chơi một ngày chưa chắc đã hết trò. Everland thì xa, ở đây có khu trượt tuyết 2 nguời ngồi trên cái máng rồi trượt xuống.

Phong cảnh Mùa Thu Vàng Hàn Quốc

Ngoài ra bạn cũng có thể tranh thủ sáng sớm thì đi tàu điện ra khu Kangnam xem khu ở của giới nhà giàu, ra Blue house. Buổi tối đi siêu thị, cứ tìm homever hoặc Emart thì có thể mua được. Đi Hyundai hoặc Lotte Department Store thì hàng cao cấp, window shopping cũng được.

Seoul Metropolitan Library: đây là 1 thư viện rộng lớn đẹp từ ngoài lẫn trong, sách nhiều lắm và trưng bày rất đẹp. Có 1 tầng bảo đảm phuoter nào cũng thích là tập hợp sách các nước, bản đồ du lịch các nước cứ lấy thoải mái, internet tra cứu nhanh, thủ thư thân thiện và tiếng anh tốt, mấy chỗ ngồi đọc sách cũng đẹp,

Seoul Museum of Art: một thế giới thú vị của âm thanh, ánh sáng, màu sắc, hình ảnh đánh thức giác quan bạn, đi trúng ngày còn được vào phòng lớn tham gia vài giờ của lớp học để có thể tự tạo những mô hình nghệ thuật hay hay.

Tắm hơi tập thể: bạn đừng nên bỏ qua trải nghiệm này. Thường thì các nơi đều có 2 loại giá, đi buổi tối đắt hơn ban ngày 1 chút nhé. Bạn thích giao lưu thì cứ đi Silloam, chỗ này các chị biết tiếng Anh, chỉ quấn khăn có 2 cục trên đầu chả khác film Hàn, du khách đủ nơi luôn cứ thể quây quần, cười nói rộn rã.

Đi Nami xem mùa thu thay lá.

Đi lại trong thành phố thì có taxi, xe buýt và tàu điện ngầm. Đi tàu điện ngầm thì bạn phải ra ga tàu điện ngầm, mua thẻ khoảng 10.000 won, trừ đi phí phát hành thẻ thì trong thẻ còn 7500 won. Có thể nạp thêm tiền ở máy nạp tiền tự động tại ga. Mỗi lần quẹt thẻ mất hơn 1000 won thì phải. Xe buýt cũng có thể dùng thẻ này để quẹt. Đây là 2 phương tiện rẻ, nên sử dụng. Taxi thì giá mở cửa là 2400 won vào ban ngày và 2800 won vào buổi tối (hình như thế). Taxi đi cũng đắt đấy, nên hạn chế thôi. Tất nhiên nếu bạn giàu thì xõa đi Mà cộng đồng Việt ở HQ khuyên không nên đi taxi màu đen, kiểu như taxi dù bên mình hay sao í. Tài xế taxi hầu như ko nói được tiếng Anh, nên bạn muốn đi đâu thì ghi rõ địa chỉ tiếng Hàn vào giấy, viết to vào để họ nhìn.

Khách sạn tại Hàn Quốc

Về đặt phòng khách sạn thì bạn nên đặt qua agoda hoặc trang web đặt phòng nào đó cho rẻ, đặt trực tiếp đắt lắm. Các bạn chủ yếu là đi cả ngày, tối về chỉ ngủ thôi. Nếu bạn không ngại thì có thể ra nhà tắm hơi, tìm một góc rồi khò. Gửi đồ, tắm hơi rồi ngủ ở đó luôn. Mỗi lần tắm hơi khoảng 15.000 won. Dân Hàn Quốc vẫn tắm hơi rồi ngủ qua đêm ở đó.

Banana Backpackers
30-1, Ikssun-dong, Jongno-gu, Seoul. Tel: +82-2-3672-1973.
Giá: Double/ Twin (no bunk-bed) room: 55.000won/night/2 persons.
Nhận xét:
Dễ tìm, đi lại cực kỳ thuận tiện: gần ga Anguk (subway Line 3, Exit 4), Jongno-3(sam)ga (Line 1, 3, 5); gần bus-stop Limo Airport bus No.6011 – trong vòng 150~400m.
Nằm trong khu Jongno-gu, trung tâm phố cổ của Seoul: phố cổ Insadong, các di tích chính – Changdeokgung, Gyeongbokgung, Changgyeonggung đều trong bán kính 10 phút du lịch bằng chân; Jongmyo Shrine, Tapgol park, làng cổ Bukchon Hanok village, phố ca-fe Samcheong-dong ~15 phút; Bosingak, suối Cheonggyecheon, trụ sở KTO, City Hall, Deoksugung, đều trong bán kính 20-30 phút. Unhyeongung Royal Residence thì sát đầu ngõ (thành tên Exit subway luôn mừ)
“Khách điếm” nhỏ xinh nhưng rất sạch sẽ, ấm cúng; staff thân thiện và giao tiếp tiếng Anh tốt.
Phòng sinh hoạt chung có 3 máy tính nối mạng; nhiều ổ cắm điện; điện thoại nội hạt free (nhờ staff quay số tại quầy).
Bếp + phòng ăn rộng rãi và sạch sẽ; bếp có đủ đồ dùng, gia vị; free trà gói và café hoà tan; tủ lạnh chung rộng, sạch, ngăn nắp.
Phòng giặt free (có 3 máy giặt + xà phòng, nước xả thơm), chỗ phơi đồ ngoài trời; dịch vụ sấy đồ giá 2.000won/lố.
Khăn tắm hơi nhỏ nhưng có thể xin thêm thoải mái.
Có nhiều loại bản đồ, tờ rơi và bản đồ thành phố riêng
Có nhiều ô cho khách mượn khi trời mưa.
Gửi đồ qua ngày free và được cất cẩn thận (Mình gửi lại hai túi to trong ba ngày đi Jeju, trong đó có một túi không có khoá -> nhận lại đồ nguyên trạng)
Để đặt phòng Banana Backpackers bạn có thể đặt tại trực tiếp tại Agoda. Tham khảo giá theo từng thời điểm tại đây.

Hotel Little France (đảo jeju)
Địa chỉ: 486-1, Seogwidong,Seogwipo-si, Seogwipo, Jeju-do, South Korea.
Tel: +82-64-732-4552.
Giá tham khảo: Modern room: VND 3,107,960.00 (USD 147.29)/3 nights/2 persons
Nhận xét:
Dễ tìm, đi lại thuận thiện: cách Bus-stop “New Gyeongnam Hotel” của Airport-bus No.600 khoảng 10 phút đi bộ kéo đồ, cách Seogwipo Local bus Terminal 15 phút đi bộ (đi chơi nên không kéo đồ).
Rất gần các điểm tham quan chính ở Seogwipo-si (đi bộ xung quanh dưới 30 phút, xem bản đồ khách sạn tại đây).
Có một máy tính nối mạng trong phòng.
Nhược điểm: Staff nói tiếng Anh không được tốt nên không tư vấn được nhiều.
Kiểm tra tình trạng phòng khách sạn Hotel Little France : tại đây

Goodstay December Hotel
Địa chỉ: 260-58, Yeon-dong, Jeju-si, Jeju International Airport / Jeju City, Jeju-do
Tel: +82-64-745-7800
Giá phòng tham khảo: Standard Double: VND 1,065,744.00 (USD 49.51)/1 night/2 persons
Nhận xét:
Dễ tìm, cách Bus-stop “T.H.E Hotel” của Airport-bus No.600 cũng 10 phút đi bộ kéo đồ.
Cách sân bay 5 phút và ~ 3.700 won bằng taxi.
Yongdam Rock, Jeju bus Terminal: ~ 7 phút & 5.000won taxi.
Staff nói tiếng Anh rất tốt.
Xung quanh phố xá đông đúc, ngỡ như đã về đến Seoul.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo qua các khách sạn sau:

Nếu bạn muốn ở Hostel thì mình recommend bạn cái Hostel này.
http://www.guesthouseinkorea.com/Jong-No/?M=Rate&L=1
Giá 1 phòng private single là Krw 30.000, rộng rãi, sạch sẽ, tiện nghi, ăn sáng free, internet free, ví trí gần trung tâm, cách quảng trường Gwang-hwa-mun & cung điện Gyongbokgung khoảng 1km thôi. Gần chợ Insa-dong, nhân viên nói tiếng Anh khá tốt, và rất nice, biết chơi guitar, piano & hát cũng hay nữa. Ở đó rất đầm ấm như ở nhà, mọi người thân thiện với nhau, buối tối các bạn từ nhiều nơi trên thế giới ngồi quây quần bên nhau, chia xẻ hình ảnh rồi cùng hát & chơi trò chơi tập thể.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Kinh nghiệm du lịch Malaysia

Du lịch Malaysia giờ đây đã khá thuận tiện cho mọi người dân Việt Nam. Mọi người thường kết hợp đi Malaysia với du lịch Singapore. Vì 2 đất nước này gần nhau và có thể di chuyển qua lại bằng xe Bus. Về Singapore mình đã có một bài viết cũng rất chi tiết về đi lại và các điểm must see rồi. Bài viết này mình sẽ viết tập trung về Malaysia, chủ yếu là cách đi lại, khách sạn và một số điểm du lịch.

Đi và đến tại Malaysia

Từ sân bay về trung tâm Kuala Lumpur

Nếu bạn bay VN airlines thì sẽ hạ cánh ở KLIA là sân bay quốc tế Kul, từ đây có thể đi tàu điện về thẳng KL sentral, còn bay Airasia thì sẽ hạ cánh ở LCCT là sân bay giá rẻ, từ đây có thể đi bus về thẳng KL Sentral hoặc đi free shuttle bus qua KLIA (cách đó khoảng 5km) để đi tàu điện về KL Sentral. Đi bus từ LCCT – KL Sentral thì mất khoảng 70ph, giá khoảng 9RM. Còn đi tàu điện thì mất 28ph, giá 35RM.

Đi và về từ LCCT đến KL Sentral có 3 loại phương tiện chính:

KLia Ekpress (35RM) chạy 160km/h và chỉ mất 28 phút, có việc gấp thì đi cái này cho nhanh để tiết kiệm thời gian
Bus các loại như Skybus, Aerobus,… (8-10RM) chạy cũng mất tầm hơn 1 tiếng 15 phút, thong thả thì đi cái này cho rẻ, và Skybus thì chạy từ 3h sáng
Taxi (~80RM tuỳ khu) bạn mua phiếu ở quầy và tiếp tân sẽ tính tiền tuỳ khu vực bạn đến xa hay gần và loại xe muốn đi, thời gian thì cũng tương đương đi bus nhưng được cái đưa về tận nơi, còn lúc đi ra LCCT thì bạn cứ ước lượng giá tầm đấy thôi để khỏi bị chém.

Chỗ gửi đồ ở sân bay LCCT

Ở sân bay LCCT có chổ gửi hành lý, tuy nhiên giá rất mắc, túi nhỏ giá 18RM/24h, túi lớn hình như còn mắc hơn.

Singapore đi Malaysia

Bạn nên xem thêm: Hành trình Singapore - Malaysia dịp tết Giáp Ngọ
Bạn có thể đặt vé xe bus qua các website sau. Đây là 2 site nổi tiếng mà các bạn đi du lịch Bụi Sing Mã hay đặt.
http://www.busonlineticket.com/
http://www.journeymalaysia.com/ptajb.htm#15

Từ sân bay Changi đi Melaka

Đi bằng MRT (tàu điện ngầm) từ sân bay Changi tới trạm MRT Marsling, sau đó đón bus đi Johor Bahru Sentral (#950 hoặc #107, hoặc bus nào đi Johor Bahru thì nhảy lên). Có thể dùng Ez-link – thẻ đi MRT của Sing.
Hành trình:
- Changi -> Marsling: MRT, chừng 15p, chắc thế thôi vì nhanh lắm.
- Từ Marsling -> trạm xuất cảnh Sing: đón bus (950, 107), làm thủ tục xuất cảnh Sing (cầm sẵn hộ chiếu, nếu không có gì phát sinh thì cộp phát là xong). Xong thì lại nhảy lên bus tới trạm nhập cảnh Malaixia, xuống làm thủ tục (cầm sẵn hộ chiếu, cộp cộp cộp 3 phát là xong).
- Từ Johor Bahru Sentral (viết tắt là JB sentral), muốn đi Melaka phải đi tiếp tới bến Lakin, không có đi thẳng đâu. Có bus đi Lakin hoặc đi taxi, mất có 8.6RM thôi (tầm 7-8km gì đó ko nhớ lắm). Từ bến xe Lakin mua vé bus đi Melaka (19RM). Có rất nhiều quầy bán vé, lúc tới Lakin là gần trưa và mua vé đi chuyến 11h30, đi mất 3h là tới Melaka Sentral. Đường đi rất đẹp, tài xế toàn phóng trên 100km/h. Ghế to, êm, ngủ tốt
- Từ Melaka Sentral có bus về trong phố cổ đi taxi hết 20RM (hỏi luôn ở quầy thông tin taxi, đồng giá hết, không mặc cả được), đi bus thì 1Rm/người.

Từ  Melaka đi Putrajaya

Đi ra bến xe (Melaka sentral), đón bus đi Putrajaya. Mình đi 1 vòng các quầy vé thì chỉ có mỗi Delima có xe đi Putrajaya. Đi chuyến 12h thì 2h hơn mấy phút tới nơi (trên đường đi có ghé TBS – bến xe mới của Malay). Giá vé 16RM/người.
Xuống tới nơi thì kịp đi “The cheapest tour in the world” – tour vòng quanh Putrajaya trong 3h, giá vé 1RM/người, có tour guide. Các bạn nên đi tour này, còn thời gian thì lang thang sau. Mỗi ngày có 2 tour, khởi hành từ Putrajaya Sentral lúc 10h30 và 2h30 (tới quảng trường Putrajaya square là 11h và 3h). Nếu định đi tour này các bạn cần căn thời gian kẻo lỡ.

Từ Putrajaya đi Kuala Lumpur

Đi bằng tàu điện trên cao (KL Rapid), 9RM/người. Đi cái này nhanh nhất, chỉ chừng 15 -20p. Trong khi đi bus/taxi thì thời gian gần như nhau, tầm 1h-1h30p trở ra, và dễ bị tắc đường.
Tàu sẽ tới KL Sentral, từ đây đi tàu về KLCC (dưới chân tháp đôi). Mua vé tàu ở máy bán tự động, rất rẻ. Nó là đồng xu nhựa, ko phải thẻ như ở Sing.

Từ Kuala Lumpur đi Singapore

Từ tháp đôi đi tàu điện ngầm tới Masjid Jamek rồi chuyển line đi tới trạm Bandar Tasik, đi bộ sang TBS – bến xe mới cực kỳ hoành tráng của Malay.
Vé của Transnational từ đây đi Sing là 46RM/người bao gồm 31RM tiền vé và 15RM tiền phí nhập cảnh Sing, chuyến muộn nhất là 23:59. Có thể mua online hoặc mua luôn từ Melaka Sentral. Bọn Transnational này ở bến xe nào cũng có quầy vé.
Vé xuất dạng giấy bóng, cứng. Khi tới giờ xe chạy sẽ có thông báo. Trên vé ghi rõ cổng ra xe (gate), bạn tìm đúng cổng và phải trình vé cho nhân viên kiểm soát vé rồi mới ra và lên xe được.
Trên đường về Sing sẽ có một lần xuống làm thủ tục xuất cảnh Malay, 1 lần xuống nhập cảnh Sing (sẽ được nhà xe phát tờ khai nhập cảnh Singapore – các bạn có thể lấy luôn trên máy bay lúc đi Sing mà khai sẵn, chứ trên xe, mắt nhắm mắt mở, xe rung khó viết lắm).

Đi lại ở Kuala Lumpur

Ở KL thì có hệ thống tàu điện Monorail và LRT với nhiều line khác nhau. Nếu đi từng trạm chỉ cần mua vé ở quầy bán vé hoặc máy bán tự động. Thường 1 chặng là 1.2 RM, xa hơn khoảng 1.5 đến 1.8 RM. Ở mỗi trạm đều có chỉ dẫn rõ ràng, hướng đi của các line, chỉ cần có bản đồ của hệ thống tàu điện thì sẽ rất dễ dàng đi lại bằng tàu điện. Khi mua vé lẻ, bạn sẽ nhận được những đồng xu nhựa màu xanh da trời, khi qua cổng chị đặt mặt đồng xu để máy quét mở cổng, khi nào xuống bến bạn nhét lại xu vào cổng trả lại máy.
Thẻ TouchnGo ở KL dùng như thẻ EZlink ở Sing, quẹt thẻ ở đầu vào & quẹt ra ở trạm ra. Tuy nhiên, thẻ này ko phải ở trạm LRT nào cũng có bán như ở Sing mà chỉ bán ở 1 số trạm nhất định.
Bạn vào đây để tìm những trạm có bán thẻ: http://www.touchngo.com.my/index.php…swhere2reloadt
Trạm thông dụng nhất có bán thẻ TouchnGo là KL Sentral.
Đi Genting Highland có 2 cách đi, tốt nhất là mua vé tại KL Sentral

Bus + Skyway: đi nhanh hơn nhưng có thể phải rồng rắn xếp hàng đợi skyway từ 30 phút đến 1 tiếng.
Bus lên thẳng Genting: không phải đợi nhưng đường đi thì dễ bị say xe vì đường đi loằn ngoằn.
Chiều về thì đi bằng bus về thẳng luôn, đừng đi skyway vào ngày cuối tuần vì phải xếp hàng rất đông. Bến xe là First World Bus Terminal, chuyến cuối là lúc 20h, thời gian chạy là 2h, giá vé 35RM.
Từ Kuala Lumpur Sentral đi Putrajaya

Tàu điện: 20 phút với giá 9,5RM, 30 phút có 1 chuyến.

Bus: 45 phút với giá 4RM, nhưng xuất phát tại ga Pasar Seni, phải đi từ ga KL Sentral bằng tàu điện LRT.

Xem thêm: Những lưu ý khi đi du lịch Malaysia

Khách sạn tại Malaysia

Với khách sạn ở Kuala Lumpur mình khuyên bạn nên tìm các khách sạn gần KL Sentral để tiết kiệm được thời gian và tiền bạc di chuyển.

Một kênh đặt phòng dễ dàng và giá hợp lý mà dân du lịch hay đặt là agoda.vn. Để đặt phòng qua Agoda bạn click vào đây để xem giá phòng tại Malaysia: click here.

Một số khách sạn nên tham khảo qua, được comments tốt từ các bạn đã đi về:

Khách Sạn One stop Residence & Hotel. Giá 41usd/ đêm trên Agoda, phòng đôi rất rộng, có cả phòng khách và phòng ngủ riêng biệt. Đánh giá khách sạn tốt với số tiền bỏ ra, có bể bơi và wife free, lễ tân dễ thương và tốt tính, gần trạm tàu điện, mỗi tội hơi xa trung tâm nên hơi vắng vẻ và không có ăn sáng. Ngoài ra khách sạn có 3-4 chuyến xe bus miễn phí trong ngày đi Twins tower (lượt về tự túc), phải đăng ký với lễ tân trước ít nhất 30p trước giờ xe chạy. Tham khảo giá phòng chi tiết ở đây.
Khách sạn MyHotel@Brickfields tại 68 Jalan Padang Belia. Giá hữu nghị khoảng 90RM/ đêm. Từ khách sạn nếu đi ra đầu phố rẽ trái 400m là station của Monorail, rẽ phải 500m là KUL sentral. Ngay đầu phố là cửa hàng ăn trưa khá rẻ, chỉ với 7, 8 RM một bữa là đã no nê.
PODs The Backpackers Home giá 35RM-45RM/nguoi, cái này cũng gần KL Sentral. Địa chỉ ở FB: https://www.facebook.com/pages/PODs-…91463930893594
Khách sạn The Nest. Check trên các forum thì thấy review và feedback khá tốt, giá cả hợp lý, lại ở trung tâm nữa. Địa chỉ website: http://www.thenest.com.my
Khách sạn ở Melaka

Ở Malacca bạn có thể chọn những khách sạn sau:

Courtyard @ Heeren Boutique Hotel http://courtyardatheeren.com/
Jonker Boutique Hotel http://www.jonkerboutiquehotel.com/
Guli Residence. Khách sạn 1 sao đầy đủ tiện nghi. Bạn xem phòng và giá tại đây
Fenix Inn http://www.fenixinn.com/. Thông tin về giá phòng và check Phòng tại Agoda
Những khách sạn này đều đẹp và vị trí ngay khu tham quan. Còn nếu bạn muốn giá thấp hơn có thể thử Hong Hotel, hơi xa 1 tí nhưng cũng ok lắm.
Thông giá phòng của các khách sạn trên, bạn xem tại Agoda.vn
Khách sạn ở Penang

Campbell House, 106 Lebuh Campbell
[email protected]
http://www.campbellhousepenang.com

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Campuchia

Điểm thăm quan

Những điểm thăm quan ở Mã lai bạn không nên bỏ qua đó là: thành phố Malacca, Kuala Lumpur (nơi có tháp đôi Petronas). Đảo Penang một thành phố di sản của Mã Lai giống như Hội An của mình. Hòn đảo Langkawi xinh đẹp, Cao nguyên Cameron tựa như Cao Nguyên Mộc Châu của mình vậy, lên đây để hòa mình vào thiên nhiên và tránh cái nóng của các thành phố. Ngoài ra còn có cao nguyên Genting, các khu Chùa chiền mang phong cách Ấn Độ và Trung Hoa ở các thành phố.

Đảo Penang

Thủ phủ của Penang là thành phố Georgetown với bề dày truyền thống lịch sử sáng chói và phát triển hiện đại. Nhiều khu vực ở Penang còn phảng phất nét cổ kính của quá khứ. Từ những con phố nhỏ, xe xích lô, những ngôi đền, những người bán hàng, tất cả  dường như thuộc về một quá khứ xa xưa.

Để đến Penang bạn có thể chọn hàng không giá rẻ AirAsia hoặc đi tàu hỏa giường nằm từ Kuala Lumpur đến ButterWorth rồi sau đi phà sang đảo. Dự định là sẽ tiết kiệm được tiền ngủ, thay vì ngủ trong khách sạn thì ngủ trên tàu từ 23h00 hôm trước đến 6h30 hôm sau là đến nơi. Phương tiện di chuyển quanh Peang là xe bus, rất thuận tiện. Từ bến phà về tòa nhà KOMTAR (là một hub bus) còn có hẳn một tuyến bus miễn phí. Sơ đồ các tuyến xe có thể lấy tại Information Counter ngay tại bến phà.

Putrajaya nằm cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 20 km. Để tới đây, tiện lợi nhất là đi theo xe tour hoặc taxi tham quan. Thành phố Putrajaya được xây dựng dựa trên ý tưởng một thành phố mới hiện đại thay thế cho thủ đô Kuala Lumpur. Và ý tưởng này đã được đệ trình lên bàn Chính phủ Malaysia vào cuối những năm 1980. Đến nay, nhiều công trình ở Putrajaya đã được hoàn thiện, diện mạo của thành phố đã hình thành.

Putrajaya cũng có thể coi là một thành phố hành chính, đến đây bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn những ngôi nhà đồ sộ với những nét kiến trúc Hồi Giáo và Trung Hoa. Nên đi thăm quan 1 ngày ở đây.

Thăm quan thành phố

Có thể thăm quan thành phố trong 2h bằng taxi với giá 40RM. Hỏi dịch vụ ngay tại Putrajaya Sentral.
Cách rẻ hơn là đi bus + đi bộ: ở Putrajaya Sentral có bảng thông tin các tuyến bus đến các địa điểm thăm quan rất đầy đủ. Bạn soi ở đấy mà đi thôi. Nếu mỏi chân quá thì bắt taxi, đi từ địa điểm này đến địa điểm khác mất khoảng ~10RM.
Các điểm thăm quan bạn có thểm tham khảo các địa điểm đến của Cheapest Tour. Hoặc đơn giản hơn là mua luôn tour này. Các điểm Must See tại đây: nhà thờ hồi giáo (Putra Mosque – Masjid Putra) và phủ thủ tướng (Perdana Putra). Từ chỗ này ngắm thành phố là đẹp nhất, chụp ảnh cũng chuẩn.

Thành phố Melaka

Một thành phố cổ của Malaysia với những khu phố của người Hoa – Chinatown được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Đến đây bạn nên dành nhiều thời gian để đi bộ ven bờ sông Melaka và con đường xương sống của Chinatown là Jonker St. Màu sắc dễ thấy nhất ở Melaka chính là màu đỏ, màu đỏ là màu may mắn của người Hoa nên khu Chinatown ngập tràn sắc đỏ của hình ảnh trang trí lẫn những chiếc đèn lồng.

Ngoài những nét cổ của người Hoa bạn cũng không thể bỏ qua. Nhà thờ Thánh Paul được xây dựng năm 1521. Nhà thờ không còn nóc, nhưng vẫn còn sàn và những bức tường vững chắc làm từ những khối đá vuông lớn màu đỏ.

Mua Sim ở Malaysia

Ở Malaysia có nhiều hãng mobile nhưng mình khuyên bạn dùng DIGI. Đây là hãng có giá gọi và hỗ trợ 3G tốt và rộng nhất. Bạn có thể đi bộ ra KL sentral mua SIM card gói DIGI EASY PREPAID 8,5 RM đã có 5RM trong tài khoản, đề nghị chủ cửa hàng kích hoạt SIM và tự thiết lập APN với APN name là DIGI và APN là diginet, các thông số khác dể mặc định. Giá gọi trung bình một cuộc về Việt nam chỉ khoảng 1RM (7 nghìn đồng Việt Nam, Nếu gọi ngoài 12 g đêm (11 g đêm ở VN) thì không mất tiền.
Để gọi về VN bấm số 008498xxx / 0084439xxxx . Để kiểm tra tài khoản bấm *126# bấm CALL sẽ nhận được tin nhăn thông báo tiền còn lại trong tài khoản. Khi cần nạp thêm tiền bấm *123*xxxxxxxxxxxx# xxxxxxxxxxxxx là số reload card mà bạn mua để nạp tiền thêm.

Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan

Chỉ nên gửi hành lý ở KS 4 sao trở lên. KS 3 sao cũng tạm được nhưng hình như họ không có dịch vụ này.
Bạn có thể gửi hành lý ở KL Sentral, giá gửi tùy kích cỡ của hành lý: 5RM, 10RM, 15RM, 20RM. Chú ý đọc kỹ số ngày được gửi. Chỗ gửi nhiều hơn 1 ngày là chỗ đối diện với chỗ bán vé tàu KTM Intercity.

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia

Địa chỉ: 4, Persiaran Stonor 50450, Kualar Lumpur.
Ðiện thoại: (60-3) 2148 4534.
Fax: (60-3) 2148 3270.
Email: [email protected].
Lãnh sự: Điện thoại: (60-3) 2148 4036

Bài đăng phổ biến