Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

15 món ngon đậm đà hương vị miền Tây

Du lịch miền Tây luôn khiến các du khách phải ấn tượng với một nền ẩm thực phong phú, đặc trưng của vùng sông nước. Đến đây và thưởng thức dù chỉ một lần nhưng hương vị chắc chắn sẽ còn nhớ mãi.
Xem thêm: Món ngon miền Tây no căng mà vẫn thèm

Cá linh kho tiêu


Cá linh là loại cá nước ngọt có nhiều ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt tại những vùng An Giang, Long An, Đồng Tháp là những nơi có cá linh ngon nổi tiếng. Đầu mùa nước nổi là thời điểm cá linh ngon nhất, xương chưa cứng, thịt mềm non và bụng cá vẫn nhiều mỡ nên ăn rất béo.

Cá linh kho tiêu ăn với cơm nóng sẽ rất ngon. Khi ăn kèm thêm bông súng, bắp chuối bào, hoa điên điển ngâm chua, rau muống ngâm chua ngọt… khiến hương vị thêm đậm đà.

Canh chua cá lóc


Đây là món ăn quen thuộc đối với tất cả người miền Tây, đã về nơi đây, bát canh chua cá lóc ở đâu cũng ngon, ở đâu cũng nhớ.

Tô canh chua cá lóc ngon thì thịt cá có màu trắng, màu vàng của thơm, màu đỏ của cà và màu xanh của ngò gai, hành lá. Vị canh chua chua ngọt ngọt là hương vị đặc trưng của mỗi bữa cơm vùng sông nước nơi đây.

Gỏi củ hũ dừa Bến Tre


Củ hũ dừa là phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa. Gỏi củ hũ dừa đúng điệu thường có đủ tôm sú nõn bóc, thịt ba chỉ, tai heo luộc thái mỏng, củ hũ dừa bào mỏng, rau răm, hành tây, đậu phộng rang giòn… Tất cả trộn đều lên cùng các loại gia vị chua cay ngọt tạo thành một đĩa gỏi đầy màu sắc, đậm đà hương vị miền Tây.

Từ xưa đến nay, Bến Tre nổi tiếng được người ta gọi bằng cái tên thiên đường của dừa. Chính vì vậy những món ăn từ dừa của nơi đây luôn để lại một ấn tượng trong lòng người thưởng thức.

Bánh xèo ốc gạo


Nếu có dịp ghé thăm Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, các bạn đừng quên một lần thử nếm món bánh xèo nhân ốc gạo nổi tiếng.

Không giống với các món bánh xèo khác, bánh xèo ở đây có nhân được làm từ ốc gạo. Sau khi ốc gạo được luộc chín, người ta lấy thịt bên trong ra rồi xào thơm với hành tây và hẹ thái mỏng, vì vậy nhân bánh ở đây có mùi vị rất lạ miệng và hấp dẫn.

Lẩu cháo cua đồng


Lẩu cháo cua đồng được biết đến là một món ăn bồi bổ tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt và hạ đường huyết. Đây là món ăn phổ biến tại các tỉnh miền Tây nhưng phổ biến nhất vẫn là hai vùng An Giang và Bến Tre.

Hủ tiếu Mỹ Tho – đặc sản Tiền Giang


Hủ tiếu Mỹ Tho chính gốc có vị khác hẳn hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu của người Hoa. Hủ tiếu Mỹ Tho không ăn với xà lách mà dùng giá sống, chanh ớt, nước tương. Đặc biệt sợi hủ tiếu ở đây phải được làm từ gạo đất Tiền Giang chính gốc. Nước lèo truyền thống được pha có vị ngọt thanh, hầm chung với nước xương heo, mực sống và những loại rau củ như củ cải, cà rốt cho đậm đà và sắc màu.

Cá lóc kho tộ


Các lóc kho tộ là món ăn dân dã của người miền Tây. Cũng giống như các loại cá kho khác nhưng nếu nếm thử bạn vẫn sẽ thấy cá lóc có hương vị khác biệt.

Muốn kho khô thì cho tiêu thật nhiều, còn kho nước có thể cho thêm vào đó vài trái ớt sừng trâu. Ăn kèm với các loại rau, dưa leo, chuối chát hay xoài xanh băm vào nước mắm chấm vị càng ngon.

Nem nướng Cái Răng – Cần Thơ


Nem nướng Cái Răng được làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Ăn kèm với rau thơm, chuối chát, dưa leo và khế. Đặc biệt nem nướng thường chấm với nước tương, loại tương xay mịn, ngọt, thơm, rắc thêm chút đậu phộng rang và ớt băm nhỏ.

Bánh tầm bì – Cần Thơ


Những sợi bánh tầm bì được làm từ bột gạo và bột nếp có độ dai vừa đủ, luôn được hấp trong những cái xững trên bếp than. Một đĩa bánh ngon sẽ có những sợi bánh tằm trắng đều, được phủ lên trên một lớp bì heo xắt nhuyễn, thêm chút màu xanh của rau thơm, giá sống, dưa chua và mỡ hành.

Bún bò cay Bạc Liêu

Bún bò cay là một trong những đặc sản Bạc Liêu nổi tiếng. Đúng như tên gọi của món ăn, bún được được nấu với rất nhiều ớt sừng trâu tươi chín làm cho nước bún có màu đỏ tự nhiên, rất kích thích vị giác và bắt mắt.

Được chế biến khá cầu kì bởi công đoạn nấu nước phải qua một vài lần nêm cho chuẩn tỷ lệ gia vị mới có được tô bún ngon như ý.

Bánh pía Sóc Trăng


Là loại bánh hương thơm của trứng muối, đậu xanh và sầu riêng, được bao bọc bởi rất nhiều lớp vỏ mỏng bên ngoài. Bánh pía nổi tiếng ở rất nhiều vùng của miền Tây nhưng riêng hương vị ở Sóc Trăng thì không có nơi nào sánh được.

Bún kèn Hà Tiên – Kiên Giang


Bún kèn là món ăn rất riêng của ẩm thực Hà Tiên với cách chế biến cầu kì nhiều công đoạn. Tô bún kèn hấp dẫn thường rất bắt mắt với một lớp tép khô giã nhuyễn rắc lên trên cùng nhiều loại rau thơm.

Nem Lai Vung – Đồng Tháp


Lai Vung là làng nghề làm nem nổi tiếng của Đồng Tháp. Nem được làm từ thịt và bì heo, các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt.

Cháo tống – Cà Mau


Đây là món ăn đậm chất vùng quên được chế biến từ gạo, cá lóc và rau đắng đất – loại rau không thể thiếu trong những món ăn Nam Bộ như lẩu mắm, lẩu cá.

Khi mới ăn sẽ cảm thấy vị đắng trong cháo từ rau đắng, nhưng khi càng nhai, rồi nuốt qua cổ họng bạn sẽ càng cảm nhận được một vị ngọt thanh mát từ từ.
Xem thêm: Cháo tống nổi danh ở vùng đất Mũi

Bánh hỏi – heo quay Phong Điền, Cần Thơ


Bánh hỏi được là từ bột gạo, ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm, chấm với nước mắm hay nước tương cay chua ngọt.

Đến với xứ Tây Đô, nếu ghé qua Phong Điền đừng quên ghé nhà vườn Minh Cảnh để thưởng thức món bánh hỏi heo quay do chính nhà vườn chế biến.
Xem thêm: 7 đặc sản miền Tây mùa nào cũng có
(Theo Lao động)

Sydney tháng 3, mùa thu tím màu tím hoa mua

Tháng 3, xứ sở chuột túi bắt đầu chuyển từ hạ sang thu. Trong khi đi tìm nàng thu với tà áo vàng óng đỏ chưa kịp xuất hiện, tôi lại lạc bước giữa màu hoa mua tím đến xao lòng.
Xem thêm: Sydney mùa phượng tím
Những cây hoa mua bung nở trong công viên Centennial Park - Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn

Giã từ mùa hạ nóng bức nhưng ngọt ngào hoa trái, Sydney đang chuẩn bị đón mùa thu. Nhưng tháng 3 đã qua mà nàng thu với tà áo vàng óng đỏ vẫn chưa chịu xuất hiện. Thậm chí dư âm của chị hạ cháy vẫn mang nắng nóng trải khắp mọi nơi.

Nhưng nhờ vậy mà trời mây vẫn xanh trong và những chiếc lá vẫn chưa có dấu hiệu rời xa cành...

Trong một ngày cuối tuần đi tìm nàng thu, tôi lại gặp sắc tím biếc của những cây hoa mua ở công viên Centennial Park. Giữa màu hoa mua xứ Úc tím sẫm ấy, tôi lại nhớ cành hoa tím nhỏ bé trong sân vườn nhà, loài hoa mua xứ Việt.

Những bông hoa mua tím đậm, cánh dày, thân cao to, khác hẳn loài hoa mua tím dân dã Việt Nam với màu tím phớt, mọc thành bụi ven đường và được xếp vào hàng hoa dại nhưng lại xuất hiện trong rất nhiều lời ca gần gũi với người dân quê Việt: "Hoa mua ai bán mà mua"...

Thật ra, mùa thu Úc không có nhiều hoa cho lắm. Vì các loài hoa như đào, mơ, hồng, tulip, cúc, mimosa... đều đã nở vào mùa xuân. Còn một số hoa đặc trưng khác như phượng tím, trắng, đỏ thì đã nở vào mùa hè.

Còn lại, mùa thu là mùa lá đỏ và là mùa của nho chín, dâu và cherry đỏ mọng tại các khu vườn trái cây như Bacchus Marsh, Sunny Ridge... nơi khách du lịch hay lui tới.

Tại các khu vườn này, khách sẽ được phát cho một cái giỏ, tạp dề, kéo để đi thu hoạch. Và tại khu vực nhà hàng, bạn sẽ được cung cấp mọi dụng cụ cần thiết để nấu mứt dâu, làm bánh nhân cherry.

Tuy nhiên, giá vào cửa các khu vườn để làm người thu hoạch khá cao so với thu nhập của người Úc trung bình vì đây là những khu được trồng riêng, dành riêng cho du khách.

Còn không, cứ đi tham quan rồi vào nhà mát ngồi nhấm nháp ly rượu nho thơm ngon hay gọi món là những món ngọt mùa thu đầy dinh dưỡng được làm từ quả chín là đã quá tuyệt rồi.

Vì thế, trong khi nàng thu chưa tới, chưa chịu thay tà áo đỏ rực rỡ, còn chị hạ vẫn cứ rải nắng vàng nóng khô, thì những bụi cây hoa mua tím ngát nở bung như những chiếc dù tím đầy sắc lãng mạn trong công viên Centennial Park luôn làm những lữ khách như tôi cảm thấy đất trời như dịu lại.

Xem thêm: Những điều cần biết trước khi đến Sydney

Chờ thêm vài tuần nữa, chờ chút nữa để có thể rạo rực bước trên lá vàng khô...


Những cây hoa mua được chăm sóc rất tốt trong công viên Centennial Park - Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn


Màu hoa tím sẫm như lấn át các vườn hoa - Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn


Những cành hoa mua trong vườn nhà - Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn



Cây hoa mua ở những ngôi nhà ven đường - Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn


Một góc mùa thu xứ sở chuột túi - Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn


Cầu vồng mùa thu - Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn
Mùa thu Sydney, những chiếc lá thu hiếm hoi bắt đầu rơi - Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn

Loài hoa mùa thu của Úc

Hoa mua tím thuộc chi Mua hay chi Muôi (danh pháp khoa học Melastoma) là một chi thực vật trong họ Mua (Melastomataceae). Chi này có khoảng 50 loài phân bổ khắp Đông Nam Á, Ấn Độ và Úc, và đang có sự xem xét về danh pháp.

Do có hoa đẹp nên được đem trồng khắp nơi, nhưng do có những vùng trồng tràn lan nên các cây hoa mua mọc hoang vẫn "bị" chính quyền địa phương coi là cỏ dại, như tại Hawaii và một số nơi ở Mỹ.

Hoa mua tím thường bị lầm tưởng là hoa sim, một loài hoa còn nổi tiếng hơn nhờ bài thơ và bản phổ nhạc Màu tím hoa sim, nhưng thực tế hai loài này khác nhau rõ rệt.

Các loài hoa mua nhìn rất giống nhau, chỉ phân biệt ở lá, trái và lông. Màu thì từ đậm đến nhạt. Riêng hoa mua Việt Nam (có tên khoa học là Melastoma candidum) là loại cây bụi sống khỏe trên đất cát, đất đồi bạc màu.

Có thể thấy chúng mọc hoang hay được trồng làm hàng rào trên khắp vùng đất Việt từ Bắc chí Nam.


Tuấn Nguyên (Theo TuoiTreOnline)

Tiệm bánh mì nổi tiếng thế giới ở Hội An

Được giới thiệu rất nhiều trên Foursquare hay TripAdvisor, bánh mì Phượng dường như không còn xa lạ với bất kỳ du khách nào từng đặt chân đến Hội An.
Xem thêm: Những món ngon được lòng du khách ở Hội An

Ngoài cao lầu, mì quảng, bánh tráng đập, cơm gà..., bánh mì cũng được coi như một đặc sản ở Hội An. Với những chiếc bánh luôn nóng, thịt và pate thơm ngon, nước sốt pha chế theo công thức riêng và cách sắp xếp, phối hợp rau củ riêng, bánh mì Phượng là địa chỉ bạn không nên bỏ lỡ khi ghé thăm thành phố này.

Tiệm bánh mì Phượng lúc nào cũng đông khách từ sáng sớm đến tối mịt, đông nhất vẫn là những vị khách ngoại quốc. Ảnh: hoian24h

Nằm trên đường Phan Chu Trinh, tiệm bánh không bao giờ vắng bóng người. Vào đêm muộn, bạn có khi phải xếp hàng đứng đợi để mua ổ bánh mì vì có rất nhiều người cũng tìm đến thưởng thức. Một điều thú vị, khách chủ yếu của quán là người nước ngoài. Họ say sưa và thích thú với những chiếc bánh mì có hương vị khác lạ khó mà tìm được ở nơi nào khác trên Việt Nam.

Đầu tiên phải kể đến là thực đơn đa dạng của tiệm bánh mì ngon nổi tiếng này. Với hàng chục loại nhân khác nhau như: phô mai, thịt xông khói, chả thịt, xúc xích,... thực khách sẽ không khó để chọn cho mình một loại ưa thích. Điều đặc biệt khiến ổ bánh mì nơi đây níu chân du khách là các loại nước sốt được pha chế theo công thức chỉ có riêng ở tiệm Phượng.

Các loại rau ăn kèm trong ổ bánh mì cũng không kém phần đa dạng so với các loại nhân. Có rất nhiều thứ được cho vào ổ bánh mì như: dưa leo, dưa muối, rau quế, ngò, hành,... Chính sự cầu kỳ và phong phú này đã khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn và không hề thấy ngán.

Miếng thịt quyện hòa cùng nước sốt có vị mặn vừa phải, độ tươi giòn từ các loại rau đã tạo nên cái ngon đặc sắc cho ổ bánh mì mang tên Phượng. Có lẽ bởi vậy, nơi đây luôn nhận được những lời khen ngợi của du khách khắp nơi và xuất hiện nhiều trên các trang báo du lịch nước ngoài.
Ổ bánh mì được hoàn thành chỉ trong vòng vài phút, luôn bắt mắt với màu xanh của rau, màu hồng, đỏ, ngà của các loại thịt, chả, thêm chút nước sốt. Ảnh: Google

Bên cạnh đó, đứng xếp hàng trước tiệm, bạn sẽ được dịp quan sát đôi tay thoăn thoắt của chị Phượng và những người nhân viên trong khi miệng liên hồi hỏi thực khách dùng gì. Trong không gian êm đềm của phố cổ, cái không khí sôi động, giọng nói ngọt ngào cũng góp phần tạo nên sự thu hút đối với du khách.

Cắn miếng bánh, bạn sẽ khó quên khi cảm nhận được độ giòn rụm của vỏ bánh mì vẫn còn ấm, các loại nhân đậm đà và vị nước sốt được chế biến riêng. Giá của một ổ bánh mì ở đây dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng tùy thuộc vào loại bánh bạn yêu cầu.

(Theo VnExpress)

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Phở khô ngon trứ danh ở phố núi Pleiku

Du khách không thể bỏ qua món phở khô Gia Lai giống tìm phở bò, bún thang Hà Nội, đến Huế phải ăn bún bò giò heo và ở miền Nam phải thưởng thức hủ tiếu.
Xem thêm: 12 điều bạn sẽ nhớ sau chuyến du lịch Buôn Ma Thuột

Có lẽ với người Pleiku (Gia Lai) phở khô không chỉ là món ăn nổi tiếng mà còn là niềm tự hào. Đến Pleiku, bạn dễ dàng tìm thấy các cửa hàng phở khô trên khắp phố phường.

Phở khô có phần bánh phở cùng nước dùng tách riêng để tùy vào khẩu vị của thực khách mà lựa chọn ăn khô hay ướt. Một phần phở khô bao gồm phở, nước dùng và nhiều loại rau ăn kèm. Về cơ bản, những nguyên liệu chính sẽ giống nhau, chỉ tùy vào các vùng mà có thể thay đổi loại rau và hương vị nước dùng. Món ăn này cũng phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên khác như Kon Tum, Đắk Lắk.

Gọi là phở nhưng sợi của phở khô không giống các món phở Bắc mà thiên về sợi mì hủ tiếu. Tuy nhiên, điều đặc biệt là sợi phở săn và dai hơn vì khi để trong bát, sợi không bị nát. Khi thực khách gọi món, người đầu bếp sẽ chần phở qua để món ăn không bị dai hay vón cục. Chọn được phở ngon và chần đúng cách đã quyết định một phần thành công của món ăn.

Phở khô gà là lựa chọn được nhiều thực khách yêu thích

Phở khô thường ăn với hai nguyên liệu chính là thịt gà và thịt bò. Bên cạnh đó, món ăn sẽ không trọn vẹn nếu thiếu hành khô, rau sống và lạc. Khi ăn, bánh phở và các nguyên liệu sẽ được trộn đều lên với tương đen, xì dầu, tương ớt tùy thuộc vào khẩu vị của thực khách. Tương đen là gia vị không thể bỏ qua khi ăn phở khô, tuy có chút ngọt nhưng vẫn giữ được vị mặn của nước tương. Mùi thơm của tương, vị cay của tương ớt hòa trong những hương vị riêng biệt của xà lách, ngò gai, giá đỗ tươi, húng quế tạo nên một bát phở khô kích thích cả vị giác, khứu giác và thị giác người ăn.

Quan trọng không kém bánh phở là nước dùng phải đảm bảo trong và có vị ngọt nhẹ từ nước hầm xương hay nước luộc thịt gà. Để bát nước dùng trong, người chế biến phải vớt bọt liên tục khi nấu. Nêm gia vị cho nước dùng cũng quyết định độ thành công của món ăn. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng có những bí quyết riêng khiến cho nước dùng ngon đúng kiểu, không nhạt nhưng không mặn hay ngọt sắc. Người ăn có thể chan vào bánh phở hoặc để nguyên, vừa ăn phở vừa xì xụp nước dùng và tấm tắc khen.

Chính vì để riêng phở và nước nên phở khô ở Pleiku còn được biết đến với tên "phở khô hai tô". Dù món ăn đã được phổ biến rộng rãi và có thể tìm thấy ở nhiều tỉnh thành nhưng chỉ có ở Pleiku, Gia Lai thì bạn mới được ăn tô phở khô vừa đúng hương vị, vừa hợp không gian nhất. Một tô phở thường có giá 35.000 đồng.

(Theo VnExpress)

Tạc tượng gỗ dân gian - nghệ thuật độc đáo của Tây Nguyên

Tạc tượng gỗ dân gian là một loại hình nghệ thuật độc đáo, lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này đang đứng trước nguy cơ mai một.
Xem thêm: Về nơi trái tim Tây Nguyên kiêu hùng
 
Tỉnh Kon Tum có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54%. Trong kho tàng văn hóa của người dân nơi đây, ngoài cồng chiêng, không thể không nhắc đến tạc tượng gỗ dân gian.

Tượng gỗ dân gian ở Kon Tum là nghệ thuật tạo hình mang sắc thái riêng và độc đáo, nhưng cũng rất dung dị. Hầu hết các bức tượng gắn với những hình ảnh sinh hoạt đời thường: phụ nữ giã gạo, dệt vải, đàn ông săn bắn, cả gia đình đi rẫy, già làng, chơi nhạc cụ, uống rượu cần…

Các nghệ nhân tạc tượng theo cảm nhận và sự sáng tạo của riêng mình, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu. Chính sự sáng tạo của nghệ nhân, cùng với ảnh hưởng của văn hóa và nếp sống, nên mỗi bức tượng gỗ đều rất độc đáo và mang đậm phong cách của mỗi dân tộc.


Nếu các nghệ nhân ở huyện Đăk Tô thường tạc những bức tượng về chủ đề muông thú, về đời sống thiên nhiên… thì các nghệ nhân ở huyện Sa Thầy lại thiên về chủ đề hôn nhân gia đình, tình cha con, vợ chồng; trong khi đó, các nghệ nhân ở huyện Đắk Glei lại ưa thích tạc tượng về chủ đề mang tính kế thừa, giữa người già và người trẻ, thế hệ trước và thế hệ sau.

Nghệ nhân A Đếch, tổ trưởng tổ nghệ thuật dân gian huyện Đắk Glei chia sẻ, ông học hỏi từ cha mình nghề tạc tượng gỗ. Hình mẫu ông hướng đến là phụ nữ, bởi theo ông, phụ nữ luôn đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, là người kết nối tình yêu thiêng liêng gia đình từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Cũng theo nghệ nhân A Đếch, tạc tượng gỗ không chỉ nhằm lưu lại nét sinh hoạt, văn hóa độc đáo của dân tộc mình, mà còn giúp đồng bào có những niềm vui sau những ngày lên nương làm việc mệt nhọc.

Nghệ nhân A Nếp, sinh sống tại huyện Đắk Glei, cho biết, tạc tượng gỗ được duy trì theo hình thức cha truyền con nối, chính vì thế, theo thời gian, loại hình nghệ thuật này đang dần mai một. Nguyên nhân chính là do ngày nay lớp trẻ bận rộn làm kinh tế, cộng với ảnh hưởng của lối sống hiện đại, nên rất ít người theo đuổi loại hình nghệ thuật độc đáo này.

 
Trước thực trạng này, những năm qua, tỉnh Kon Tum thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển giá trị của nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian như: tổ chức vinh danh các nghệ nhân tạc tượng; thường niên tổ chức cho các nghệ nhân tham gia các hoạt động tại Làng Văn hóa dân tộc Việt Nam tại Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam…

Trong các hoạt động đó thì liên hoan tạc tượng gỗ dân gian là một hoạt động nổi bật, thu hút được sự quan tâm, tham gia của các nghệ nhân cũng như của người dân.

Đây cũng là dịp để các nghệ nhân của tỉnh Kon Tum trao đổi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong nghệ thuật và cuộc sống với nghệ nhân các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, qua đó góp phần làm cho nhân dân, du khách nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị tinh thần, văn hóa của người Tây Nguyên nói chung, của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum nói riêng cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tô mì một sợi độc đáo ở Nhật Bản



Nhà hàng rất đông khách và luôn trong tình trạng cháy hàng nên nếu muốn thưởng thức tô mì một sợi chỉ có ở Tawaraya, bạn phải đặt chỗ trước khá lâu.

Xem thêm: Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc


Udon là một trong những món mì được yêu thích nhất ở xứ sở hoa anh đào, cùng với soba và ramen, tất cả làm nên thương hiệu mì Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới. Khi thưởng thức, mỗi thực khách đều có một cảm nhận khác nhau về từng loại nhưng đối với những người thích ăn sợi mì to được cán theo kiểu truyền thống thì udon chính là lựa chọn số một.

Udon được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng một cm, cỡ bằng cây đũa. Tuy nhiên, khi đến với nhà hàng Tawaraya ở Kyoto, thực khách sẽ được trải nghiệm mì udon hoàn toàn khác bởi mỗi bát mì ở đây chỉ có một sợi và kích thước "khổng lồ" của nó cũng sẽ khiến bạn phải kinh ngạc. Nhiều thực khách còn chia sẻ họ chưa từng thấy sợi mì nào to và dài như vậy.


Sợi mì "khổng lồ" đến nỗi chỉ cần duy nhất một sợi là đã đầy cả bát


Tuy có kích thước đặc biệt nhưng sợi mì không hề nhũn nát mà rất mềm và dai do được đun sôi một cách đặc biệt. Cũng giống như các cửa hàng mì khác ở Nhật, đầu bếp ở Tawaraya làm mì tươi vào mỗi buổi sáng và sử dụng hết trong ngày. Tuy nhiên kể từ khi cho ra mắt loại mì mới độc đáo này, nhà hàng luôn trong tình trạng cháy hàng từ rất sớm. Vì vậy, nếu không muốn tới đây và phải ra về với dạ dày trống rỗng thì bạn nên đặt chỗ từ trước.

Ngoài sự mới lạ về kích thước sợi, món mì udon ở nhà hàng Tawaraya vẫn giữ nguyên được hương vị truyền thống với phần nước súp được nêm nếm đơn giản bằng một chút vị mặn. Khi ăn, hương thơm cùng sự thanh khiến cho thực khách luôn muốn ăn mãi không thôi.


Từ khi cho ra mắt loại mì một sợi mới lạ, nhà hàng luôn trong tình trạng "cháy hàng", vì vậy khách khi đến đây phải đặt chỗ từ sớm. Ảnh: Kyoto.com


Nhà hàng Tawaraya nằm gần bến xe buýt Tengu-mae. Nếu muốn đến đây, thực khách có thể bắt tuyến xe buýt số 50 hoặc 101 từ Kyoto, rất thuận tiện. Ở đây cũng có thêm thực đơn bằng tiếng Anh để khách nước ngoài có thể dễ dàng chọn món nếu không biết tiếng Nhật. Nhà hàng mở cửa từ 11h đến 16h hàng ngày, trừ thứ ba.

(Theo VnExpress)

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

Nhum nướng mỡ hành và cháo nhum là những món ăn không còn xa lạ với dân du lịch biển nhưng ở mỗi vùng, nhum lại có sức hấp dẫn và hương vị riêng.
Xem thêm: Kinh nghiệm 3 ngày khám phá đảo ngọc Phú Quốc

Dưới đây là hai món ăn làm từ nhum biển (cầu gai) mà du khách không nên bỏ qua ở Nam Du.

Nhum nướng mỡ hành

Nhum thường sinh sản vào tháng 3 - 6 âm lịch nên nếu đi vào thời điểm này, du khách có thể thưởng thức nhum đầu mùa rất thơm ngon. Tại Nam Du, những người đi biển lành nghề thường biết những hộc, gành đá mà nhum cư trú để bắt. Bắt nhum phải đúng cách, nếu không sẽ bị nguy hiểm vì gai đâm.

Người đầu bếp sẽ cắt hết gai, rửa sạch, cắt đôi nhum ra và đặt lên bếp nướng. Nhum có phần thịt màu trắng hồng nhạt, ăn bùi bùi. Tuy mỗi con nhum có kích thước khá to nhưng phần thịt lại không nhiều.

Khi chín phần thịt nhum có màu vàng bắt mắt, đi kèm với màu xanh của hành lá và ánh lửa hồng. Ảnh: Minh Đức

Để món ăn đúng vị, người ta không quên bỏ hai thành phần cơ bản nhất là hành lá và mỡ, kèm theo một chút lạc vào trong con nhum để nướng cùng. Khi mỡ xèo xèo và phần thịt nhum ngả vàng, kèm với mùi thơm đặc trưng của hành thì món ăn đã hoàn thành. Tùy vào khẩu vị mà bạn để nguyên hoặc cho thêm chút muối chanh. Món nhum nướng mỡ hành vừa có vị bùi của nhum, vừa kết hợp được vị ngậy của mỡ hành, vị thơm của lạc. Hành trình khám phá Nam Du sẽ thiếu trọn vẹn nếu bạn không thưởng thức món ngon này.

Cháo nhum

Bạn sẽ được thưởng thức món cháo nhum trong mọi tour du lịch đến Nam Du. Những con thuyền vừa rời đảo lớn thì những ghe chở nhum đã sẵn sàng để phục vụ du khách.

Sau khi làm sạch, người đầu bếp nạo phần thịt nhum ra. Đó là phần thường bám vào thân, tạo thành các múi. Để làm được món cháo ngon, người ta phải sử dụng nhum tươi mới bắt. Vì vậy, thưởng thức bát cháo nhum ngay trên thuyền sẽ là một trải nghiệm ẩm thực thú vị và đúng điệu cho du khách ghé tới Nam Du.

Một bát cháo nhum trên thuyền sau buổi tham quan quần đảo Nam Du là sự lựa chọn hợp lý và món ăn đầy bổ dưỡng cho bạn. Ảnh: Minh Đức


Để hương vị thêm đậm đà, người đầu bếp sẽ ướp chung phần thịt nhum với các loại gia vị như tiêu, hành. Sau đó, các nguyên liệu sẽ được chiên qua để tăng thêm mùi vị và hòa quyện với nhau rồi đổ vào nồi cháo đang sôi, khuấy đều và múc nhanh ra bát ăn khi còn nóng. Đây được coi là món ăn giàu chất dinh dưỡng và thơm ngon lạ miệng.

Sau vài giờ khám phá và bơi lội trên bãi biển, một bát cháo nhum nóng hổi, thơm dậy mùi với nhiều hương vị sẽ khiến bạn quên đi mệt mỏi, vừa thưởng thức và tận hưởng khung cảnh biển Nam Du.

(Theo VnExpress)

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

9 món ngon vang danh đất Nam Định

Ngoài phở bò, Nam Định còn nổi tiếng với món bún đũa, xôi xíu, bánh nhãn và kẹo sìu châu...

Xem thêm: Những món ăn ngon chỉ có ở Hà Tây xưa

Nam Định tuy có diện tích không lớn nhưng văn hóa ẩm thực rất phong phú, với những món ăn đơn giản, mộc mạc như chính con người.

Phở bò


Nhiều du khách khi du lịch Nam Định nhớ đến món phở bò gia truyền ngon nổi tiếng, đặc biệt là phở bò áp chảo. Ngày nay món ăn được phổ biến rộng rãi ra toàn quốc nhưng ở Nam Định phở bò vẫn có nét đặc trưng không thể lẫn. Bánh phở Nam Định sợi nhỏ mềm, nước dùng ngọt thơm với bí kíp riêng của từng gia đình. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng rồi vớt ra ngay để giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng của thịt. Phở Đán phố Hai Bà Trưng, phở Tại đường Điện Biên, phở bò xốt vang quán Xuyến ngõ Văn Nhân, phở bò cụ Tặng phố Hàng Tiện... đều là những quán phở gia truyền ngon nổi tiếng Nam Định.

Bánh xíu páo

Bánh xíu páo là một trong những thức quà ngon, rất dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách, nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong

Xíu páo có vỏ như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra từng lớp mỏng. Nguyên liệu làm bánh chủ yếu gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng tùy theo cách làm gia truyền của mỗi gia đình. Để bánh ngon, người ta thường ướp thịt lợn thăn với tỏi băm, ngũ vị hương, dầu hào, mật ong rồi đem rán cho đến khi chuyển sang màu cánh gián và thơm nức. Đã từ lâu bánh xíu páo luôn là món quà sáng quen thuộc của rất nhiều thế hệ học sinh Thành Nam.

Xôi xíu

Món xôi xíu Nam Định là món ăn gồm xôi trắng dùng kèm với thịt xá xíu, lạp xưởng và nước sốt sệt sệt thơm đặc biệt. Một bát xôi được dọn ra vẫn còn nghi ngút khói. Trộn đều xôi lên, thưởng thức một miếng bạn sẽ cảm nhận ngay được nhiều hương vị hòa quyện, dẻo thơm của nếp, lạp xưởng ngậy bùi, xá xíu mềm ngọt, sốt thịt thơm mùi tiêu. Những phố nổi tiếng với món xôi xíu nằm trên đường Hoàng Văn Thụ, Hàng Sắt… là gợi ý cho bạn.

Nem nắm Giao Thủy

Đặc sản này được nhiều du khách mua về làm quà

Nem nắm Giao Thủy cầu kỳ ở khâu chế biến. Ngay sau khi mổ, miếng thịt còn nóng hổi được chế biến ngay, tuyệt đối không được đặt xuống đất hay rửa bằng nước lạnh thịt mất độ dẻo, ngon. Sau khi lọc bì và nạc riêng rẽ, phần thịt nạc được luộc chín tới hoặc còn hơi tái, rồi thái to bản, dọc thớ những phải thật mỏng, rồi dùng sống dao dần cho mềm. Còn phần bì, được làm lông bằng nước nóng, luộc rồi lạng mỏng, thái nhỏ sao cho dài, trắng và đều. Nem được vo nắm tròn và gói lại nên khi ăn phải làm tơi ra và cuốn vào lá sung hoặc chấm mắm trực tiếp.

Bún đũa

Bún đũa Nam Định trông gần giống bánh canh ở miền Nam, với sợi to như đầu đũa, trắng muốt, là món ăn thường được bày bán ở vỉa hè. Nước dùng dành cho bún đũa là vị riêu cua, hơi chua, béo ngậy và ngọt đậm. Nồi riêu cua bao giờ cũng đượm màu vàng của mỡ phi hành, chút gạch cua óng ánh, một ít ớt khô chưng. Mặt nồi riêu bao giờ cũng nổi chìm lập lờ từng mảng gạch cua, mới trông đã thấy xôm xốp, ngọt ngào. Bún đũa ăn kèm rau mùa nào thức nấy, có thể là rau muống, rau cải hay rau rút... hoặc thêm một ít giá sống. Những địa chỉ quen thuộc cho món ăn này là ở chợ Ngõ Ngang, chợ Rồng hay phố Hàng Đồng.

Bánh nhãn

Tên gọi bánh nhãn không phải do làm từ nhãn tươi, mà xuất phát từ hình thù của bánh, vàng và tròn như quả nhãn, được làm từ những nguyên liệu truyền thống như gạo nếp Hải Hậu, trứng gà, đường kính, mỡ lợn... Gạo nếp xay hoặc giã thành bột, trộn với trứng gà tươi, nặn thành từng viên nhỏ và chiên vừa lửa, với đường trắng tạo thành "lớp áo" bên ngoài. Bánh có vị thơm của trứng, vị ngọt dẻo của nếp, vỏ ngoài hơi giòn giòn, là món ăn chơi rất thú vị khi thưởng thức cùng trà.

Bánh cuốn làng Kênh

Bánh cuốn làng Kênh được làm từ gạo dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì pha một lượng nhỏ bột dong. Trước đây khi tráng bánh người ta thường xếp bánh trên lá sen hoặc lá chuối trông rất ngon mắt và chấm không với nước mắm. Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm để đậm vị. Món ăn qua bao đời vẫn được người làng Kênh gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.

Kẹo sìu châu

Kẹo sìu châu gần giống kẹo lạc nhưng thơm ngon hơn

Theo người dân Nam Định, tên kẹo Sìu Châu đã có từ lâu đời và gắn liền với một cửa hàng làm kẹo có tiếng ở bến sông Vị Hoàng. Nguyên liệu làm kẹo rất đơn giản gồm lạc, vừng, đường, mạch nha. Vừng và lạc được rang chín sẽ tách vỏ, sẩy cho thật sạch. Nấu đường với mạch nha trên bếp to lửa, khi hỗn hợp đường sôi lên thì cho lạc và vừng vào đảo đều tay sao cho tất cả quyện lấy nhau. Đổ hỗn hợp kẹo còn nóng lên khay có bột nếp để chống dính và cán mỏng, cắt thành từng miếng nhỏ cho vừa miệng. Để nấu được kẹo, người thợ cần phải có đôi tay tinh tế, biết điều chỉnh nhiệt độ của bếp và đong đếm đủ vị.

Cá nướng úp chậu

Những ngày đầu xuân năm mới, nếu vào bất cứ gia đình nào tại Nam Định, bên cạnh những món ăn truyền thống, bạn sẽ được gia chủ mời một món ăn rất đặc biệt, đó là món cá nướng úp chậu. Cá sẽ được nướng qua sức nóng từ chiếc chậu úp lên, không phải nướng trực tiếp trên lửa như bình thường. Khi chín phần da cá vàng ươm, giòn dai như mực nướng, phần thịt rất chắc và ngọt.

10 món ngon Trà Vinh hút hồn du khách

Cháo ám, bún suông, bánh canh Bến Có hay chù ụ rang me... là những món ăn làm say lòng du khách khi đến với "xứ dừa" Trà Vinh.
Xem thêm: Trải nghiệm ăn trái cây và đờn ca tài tử ở Cù Lao Dài

Ẩm thực Trà Vinh mang hương vị đặc trưng của 3 dân tộc Kinh, Khơ me và Hoa.

Cháo ám: Cá lớn, mập, cắt ra từng khứa, đem luộc. Thịt được thái từng miếng cỡ bằng ngón tay rồi đem xào với mỡ hành. Sau đó, nước luộc cá được dùng để nấu cháo sao cho thật nhừ trong nồi đất lớn. Cháo phải thêm một củ hành nướng, tôm khô và khô mực nướng để nước ngọt và thơm. Cháo chín có thể cho cá vào. Trứng cá để riêng, được làm nhuyễn rồi mới đổ vào nồi. Bát cháo ám ăn đúng điệu không thể thiếu được các loại rau sống xắt nhuyễn, hành ngò, giá trụng và bánh tráng mè nướng giòn bóp vụn phủ lên trên. Giá một tô cháo ám từ 20.000 đến 25.000 đồng.

Bún suông: Món ăn này làm từ bún, chả tôm tươi. Nước lèo dùng để nấu bún suông được hầm từ xương heo, thêm mắm muối phù hợp để tạo vị ngon đậm đà. Một số người còn cho thêm tôm khô hay mực khô để tăng thêm hương vị cho nồi nước lèo. Ăn kèm với món bún này là bắp cải trắng bào xợi, hành, ngò, nước chấm tương xay, chanh, ớt,…Mỗi tô bún suông có giá từ 15.000 đến 25.000 đồng.

Bún suông Trà Vinh đậm đà hương vị của tôm. Ảnh: Xembao.

Bánh canh Bến Có: Giống như những món bánh canh khác, thành phần sợi bánh và nước súp quyết định mùi vị, độ ngon của món ăn. Sợi bánh được làm từ bột gạo để làm bánh trong, dai và hạn chế bị nở khi ngâm trong nước. Nước súp cũng không quá cầu kỳ khi được nấu từ xương heo. Người dùng có thể kết hợp bánh canh với giò heo, thịt nạc, thịt bắp, móng hay lòng... Ăn kèm là chén nước mắm chanh ớt. Chính vị đậm đà của nước chấm nguyên chất như cộng hưởng với các nguyên liệu làm cho món ăn dân dã này trở nên thơm ngon, đậm đà hơn.

Bún nước lèo: Món ăn gồm cá lóc, thịt heo quay, tôm và đặc biệt là mắm bò hóc cho vị mặn nồng và hương thơm nức mũi. Bún được làm từ lúa mùa nên rất dai và ngọt. Để tô bún đạt yêu cầu thì phải có rau ghép gồm giá sống, hẹ, bắp chuối. Một tô có mức giá phải chăng từ 20.000 đến 25.000 đồng.
Xem thêm: Đặc sản không thể bỏ qua ở miền đất mũi Cà Mau

Chù ụ rang me: Chù ụ được bắt về làm sạch, bỏ lên chảo dầu, hành, tỏi đập dập, cho nước cốt me vào và nêm nếm sao cho có vị chua ngọt vừa ăn. Thịt chù ụ rất chắc, vỏ giòn ngon chứa nhiều canxi, nếu du khách "mê" mùi vị của biển thì đây là món ăn lý tưởng và thú vị. Ngoài ra, chù ụ còn được chế biến bằng nhiều cách khác như hấp, luộc,…Một đĩa chù ụ rang me dành cho 2 người ăn khoảng 6, 7 con với giá từ 60.000 đến 70.000 đồng.

Chù ụ rang me có vị chua ngọt vừa ăn là món khoái khẩu của nhiều người

Tôm khô Vinh Kim: Món này được làm từ con tôm bạc đất vùng ven biển, nên chất lượng vượt trội hơn tôm khô vùng khác, nổi bật nhất là có màu đỏ hồng, thịt chắc có vị ngọt đậm. Tôm khô được chọn, luộc vừa lửa, phơi đúng cách và vừa nắng. Để có được một kg tôm khô thành phẩm cần đến 10 kg tôm tươi; giá hiện tại trên thị trường giao động 600.000 đến 1,2 triệu đồng một kg tùy loại.

Dừa sáp Cầu Kè: Đây là loại dừa đặc ruột, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường, nước dừa trong veo như sương sa. Mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp, những trái còn lại là dừa thường. Dừa sáp được dùng để chế biến: nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, cơm dừa, thạch, mứt, kem, rượu vang, cơm dừa sấy khô,….Mỗi trái dừa sáp có giá từ 130.000 đến 240.000 đồng tùy chất lượng và cỡ lớn, nhỏ.

 Dừa sáp Cầu Kè cùi dày, nước trong veo.

Rượu Xuân Thạnh: Cùng với bí quyết gia truyền hàng trăm, rượu được sản xuất cầu kỳ từ gạo nếp và lên men bởi 36 vị thuốc Bắc. Nếp được nấu chín, để nguội và trộn với men, ủ kín trong 3 ngày. Tiếp theo cho nước với hàm lượng vừa đủ vào hũ cơm rượu đã ủ men và để tiếp 3 ngày nữa, sau đó đem chưng cất. Rượu Xuân Thạnh khoảng 60 độ, hương vị nồng nàn, hấp dẫn, không gây khó chịu cho người vui quá chén. Giá mỗi chai rượu 500 ml từ 38.000 đến 47.000 đồng.

Bánh tét Trà Cuôn: Món ăn này được làm từ gạo nếp, thịt, mỡ bao quanh bằng lá chuối. Gạo nếp phải vo sạch và để ráo, sau đó trộn đều với nước ép rau ngót để tạo màu và tạo mùi. Bánh được buộc vừa đủ chặt, đun lửa phải đều trong nhiều giờ liền…Giá của mỗi đòn bánh Tét Trà Cuôn từ 40.000 đến 50.000 đồng loại 900gr.

Bánh tét Trà Cuôn mỗi đòn có giá từ 40.000 đến 50.000 đồng. Ảnh:Dacsanmientay.

Nước mắm rươi: Loại mắm này chỉ cần rươi, muối và nước sạch với tỉ lệ 5:1:4, sau đó đem ủ từ 10 đến 15 ngày. Nước mắm rươi thường dùng để chấm các loại như rau, tôm, thịt luộc, cháo trắng…Mắm có màu vàng xanh, không thơm mạnh bằng mắm của Phú Yên hay Phú Quốc nhưng lại vượt trội về độ ngọt dịu. Giá cho một lít dao động từ 20.000 đến 32.000 đồng tùy vào độ đạm.

(Theo VnExpress)

Món bún suông - đặc sản đất Trà Vinh

Từng miếng chả tôm thon dài, suông đuột trông lạ mắt như quấn lấy sợi bún trắng tinh, ngập trong nước dùng chua ngọt khiến thực khách hài lòng khi thưởng thức.
Xem thêm: Món ngon miền Tây no căng mà vẫn thèm

Trà Vinh là một tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Ngoài bún nước lèo, bánh canh Bến Có hay mắm bò hóc, du khách ghé qua vùng đất này còn dễ bị say lòng bởi món bún suông.

Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt phần hồn cốt của món ăn nằm trong những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ.
Mỗi tô bún suông có giá từ 15.000 đến 25.000 đồng

Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt.

Món chả muốn dai nhuyễn đòi hỏi người nấu phải kỳ công quết lại nhiều lần, cuối cùng cho tất cả vào túi nilon sạch, cắt đầu bao. Phần nước dùng được ninh bởi xương heo trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, bột nêm.... thì cứ thế mà nắn từ từ hỗn hợp tôm vào.

Vị nước dùng của bún suông cũng khá đặc biệt, nó không trong như các loại bún khác mà có màu ngả hơi nâu do có cho thêm me và tương hột tạo nên vị chua thanh, lại thoang thoảng mùi thơm.

Phần chả tôm dài hay ngắn là tùy theo sở thích của người nấu. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 – 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.

Để tô bún thêm hài hòa, người dân Trà Vinh còn có thể cho thêm vài lát thịt ba chỉ luộc, giá trụng, rau xà lách và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi. Chén nước chấm là hỗn hợp của tương xay và ớt xay.

Du lịch Trà Vinh bạn có thể tìm gặp quán bún suông chỉ chuyên bán vào các buổi chiều tối trên đường Điện Biên Phủ hoặc quán trên đường Hùng Vương.

(Theo VnExpress)

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Những quán phở Việt nổi danh ở nước ngoài

Khi du lịch thế giới và thèm tô phở nóng của quê nhà, bạn có thể thưởng thức món này tại nhiều nhà hàng Việt ở các nước như Thụy Sĩ, Australia, Hàn Quốc...
Các quán phở ở nước ngoài đều giữ hương vị cũng như phong cách truyền thống của món phở Việt Nam.

Phở Bằng ở Mỹ

Cộng đồng người Việt sinh sống ở Mỹ rất lớn, vì vậy ở đây có rất nhiều quán ăn Việt, đặc biệt là phở. Ngoài Phở Hoài, Phở Pasteur..., ở New York còn có Phở Bằng.
 
Món phở Việt ở Mỹ
 
Đây là một trong những quán phở được trang Thrillist.com bình chọn ngon nhất thành phố New York với nước dùng đậm đà, thơm hương thảo mộc, sợi mềm dai, và thịt bò mềm. Giá từ 7 - 10 USD một bát.

Ngoài ra, quán còn nhiều món ăn Việt hấp dẫn thực khách như bún thịt nướng, cơm niêu, chả giò đậu phộng... Quán nằm trên con đường náo nhiệt ở khu phố Tàu.
Xem thêm: Mua gì khi đi du lịch Mỹ?

Maison d'Asie tại Thụy Sĩ

Ngôi nhà châu Á (Maison d'Asie) mở cửa tại thành phố Geneva cách đây hơn 10 năm và thu hút nhiều khách quốc tế và Việt kiều đang sinh sống, làm việc ở Thụy Sĩ.

Ông chủ quán phở Việt tại Genava. Ảnh: TTXVN

Quán được trang trí với nhiều nhạc cụ dân tộc mang đậm không khí Việt Nam và nằm gần nhà ga Cornavin nên rất đông khách.

Đây không phải là quán ăn Việt duy nhất ở thành phố này nhưng phở ở đây hấp dẫn bởi nước dùng truyền thống, với các loại gia vị như hành, ớt, quế, gừng, thảo quả... Giá một bát là 17 francs Thụy Sĩ (gần 400.000 đồng).
Xem thêm: Mùa thu Thụy Sĩ - nơi đẹp nhất châu Âu

Little Saigon ở Hàn Quốc

Khách du lịch Việt Nam khi đến Hàn Quốc không khó để tìm được một quán phở. Món ăn này có mặt trên các con phố lớn, khu vực trường học. Tuy nhiên, hương vị phở đã được biến tấu cho phù hợp với khẩu vị của người dân xứ kim chi. Các thương hiệu phở Việt có tiếng ở Hàn là Little Saigon, Little Papa Phở, Phở Mein...

Trong đó, Little Saigon là quán nổi tiếng nhất tại khu phố sầm uất Apgujeong, Seoul. Món quen thuộc nhất ở đây là phở bò, giá từ 8.000 đến 12.000 won (khoảng 150.000 - 230.000 đồng). Ngoài ra, quán cũng phục vụ các món khác như phở cuốn, gỏi...
Xem thêm: Bản đồ ẩm thực các món ngon trải dọc Hàn Quốc

Phở An ở Australia

Quán phở được trang trí với hình ảnh tà áo dài, nón lá mang đậm nét quê hương Việt Nam, trở thành địa điểm quen thuộc của thực khách là Việt kiều và người nước ngoài thích ăn món phở.

Quán phở An với nhiều vật trang trí mang đậm nét Việt Nam. Ảnh: Vũ Lê

Một bát phở An được bán ở Bankstown, New South Wales, Úc với giá khoảng 18 AUD (khoảng 300.000 đồng). Mỗi tô phở mang hương vị truyền thống, nước dùng được ninh từ xương, sợi bánh phở mềm, dai, thịt bò tươi, kèm thêm đĩa giá cùng rau húng quế, tương ớt, sa tế... nhưng đặc biệt không có rau mùi.
Xem thêm: Nên mua gì khi đi du lịch Úc?

(Theo VnExpress)

Những điểm đến đẹp khó cưỡng ở Bình Thuận

Với nhiều bãi biển hoang sơ, những đồi cát vàng rực dưới nắng hay bãi đá cổ nhiều màu sắc lấp lánh dưới nắng vàng, Bình Thuận luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Xem thêm: Bình Thuận mát mẻ, vắng vẻ và lý thú

Thiên nhiên ưu ái cho miền đất Bình Thuận nhiều thắng cảnh đẹp đến mê hồn.

1. Bãi Rạng

Nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 15 km về phía Bắc, bãi Rạng được coi là bãi tắm đẹp nhất của Phan Thiết với những rặng dừa xanh mát uốn lượn bên bờ biển nước trong xanh. Nơi đây còn hấp dẫn với những khối đá ổ ong lộ thiên khiến khung cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh. Vào mùa hè, nước biển trong xanh đến lạ. Thú vị nhất là được ngắm cảnh biển nơi đây vào lúc sáng sớm, phóng tầm mắt ra xa để ngắm những con tàu đang tấp nập vào ra.

Chiều về, sau khi thỏa thuê nô đùa với sóng nước mênh mang, ngắm cánh hoàng hôn buông rực rỡ trên biển và những chiếc thuyền thúng lặng lẽ vào bờ, du khách có thể thưởng thức những món hải sản còn tươi rói như mực, ngao, cua, ghẹ, với những cách chế biến đậm chất Quảng.

2. Đồi cát ở Mũi Né


Nằm ở phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, đồi cát bay là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm miền đất này. Với chiều dài hàng km, sau mỗi đợt gió, hay sau mỗi đêm, cát ở đây lại thay đổi hình dạng. Chính vì vậy mà nó còn có tên là đồi cát bay. Đến đây bạn còn được thỏa sức nô đùa trên những đồi cát vàng óng trải dài bất tận, tham gia vào các trò trượt cát hoặc tản bộ.

Vào lúc hoàng hôn, nơi đây thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến để trải nghiệm không gian yên tĩnh, đón những làn gió biển thổi vào. Thời điểm thích hợp để tham quan đồi cát vàng vào khoảng 5h sáng hoặc 4h chiều.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Núi Tà Cú

3. Hòn Rơm

Cách thành phố Phan Thiết khoảng 28 km, Hòn Rơm đẹp quyến rũ với bãi biển uốn lượn, gối đầu lên những đồi cát vàng óng bên rặng dừa xanh mát. Du khách đến đây bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp nguyên sơ, nước biển xanh trong vắt, những đợt sóng êm ả và không có những rạn đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng sớm hay khi hoàng hôn buông xuống, bạn có thể ngắm cảnh biển đẹp như tranh vẽ.

4. Hòn Ghềnh

Nằm ở ngoài khơi, cách Mũi Né khoảng 1km, hòn Ghềnh trông xa như một con rùa biển khổng lồ đang tiến vào bờ. Cao hơn mực nước biển khoảng 30 mét, hòn Ghềnh vẫn là một ốc đảo hoang sơ với những lùm cây hoa dại, ghềnh đá và nhiều loài chim sinh sống. Xung quanh đảo là những hòn đá nhỏ chồng chất lên nhau tạo nên cảnh quan kỳ thú, hấp dẫn du khách.

Đến đây, du khách sẽ được ngắm những rạn san hô dưới làn nước trong vắt hay ngắm nhìn cảnh biển từ đỉnh hòn Ghềnh, cả một vùng biển trời bao la được thu trọn vào trong tầm mắt. Vào buổi chiều, hoàng hôn phủ trên biển, với sắc vàng cam, đỏ tuyệt đẹp... Để đến được Hòn Ghềnh, bạn sẽ mất 10 phút lênh đênh trên biển bằng những chiếc ghe nhỏ của ngư dân, hoặc đặt dịch vụ từ khách sạn.

5. Gành Son

Nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 80km về phía Bắc, gành Son với những bãi đất màu đỏ rất đẹp mắt. Từ trên gành có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đá, màu xanh của biển như hoà lẫn vào nhau tạo nên một khung cảnh thiên nhiên lý thú.

Các mõm đồi đất đỏ đặc sắc của Gành Son. Ảnh: Lê Bích

Vào buổi sáng sớm hay chiều về, biển rất êm, tĩnh lặng. Từ trên gành, du khách có thể ngắm bao quát quang cảnh xung quanh, thấy cuộc sống nhộn nhịp của làng chài.

6. Bãi đá Cổ Thạch

Giữa biển khơi, một bãi đá với nhiều màu sắc nâu vàng, tím, trắng, lam, hồng, đỏ... như tác phẩm nghệ thuật được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Tuy Phong đã trở thành nơi hấp dẫn du khách.

Đá có nhiều kích thước, hình dạng lớn nhỏ khác nhau với nhiều màu sắc mỗi khi có sóng và ánh nắng mặt trời, cả bãi đá lại trở nên long lanh, huyền ảo. Theo các nhà nghiên cứu, những viên đá ở đây đa dạng và có nhiều màu sắc là do tác động của thủy triều, hải lưu, nước biển… được đẩy từ lòng biển rồi trồi, nhô lên bờ, bào qua, bào lại, năm này qua tháng khác mà thành.

7. Đảo Phú Quý

Nằm ở ngoài khơi Bình Thuận, đảo Phú Quý được nhiều người biết đến là một trong những hòn đảo đẹp ở biển Đông, cách Phan Thiết 100 km. Du khách có thể tham quan những ngôi chùa lớn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa trên đảo. Ngoài ra, bạn còn được ngắm những rạn san hô rất đa dạng, rực rỡ sắc màu và thỏa thích tắm ở những bãi biển hoang sơ với làn nước trong veo.

8. Cù Lao Câu

Vẻ đẹp của Cù Lao Câu. Ảnh: Nguyễn Đình Thành

Nằm cách bờ biển khoảng 9 km, Cù Lao Câu được bao bọc xung quanh bởi hàng vạn khối đá. Để đi từ đất liền ra đảo hết hơn 1 tiếng lênh đênh trên biển. Đến đây, bạn sẽ ngỡ ngàng bởi khung cảnh đẹp như tranh vẽ trên hòn đảo vắng người này. Có hàng nghìn khối đá với hình thù và màu sắc độc đáo, những bãi biển đẹp và lặng sóng nằm trong những hõm núi đá kỳ lạ. Du khách có thể ngắm những rặng san hô và các loài cá màu sắc dưới làn nước biển trong vắt.

(Theo VnExpress)

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Mùa rêu đẹp ngỡ ngàng ở biển Cổ Thạch

Cứ đến mùa rêu xanh, biển Cổ Thạch lại khoác lên mình một vẻ đẹp như tiên cảnh khiến cho các tay săn ảnh thi nhau kéo đến.
Xem thêm: Bình Thuận mát mẻ, vắng vẻ và lý thú

Nằm cách TP HCM 300 km, có thể, đối với người dân miền Bắc, biển Cổ Thạch vẫn còn là một địa danh nghe khá lạ tai, tuy nhiên, Cổ Thạch lại là một điểm sáng, niềm tự hào của người dân đang sinh sống tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Và cũng là nơi các phượt thủ, các tay săn ảnh muốn đến ít nhất một lần trong đời.

Biển Cổ Thạch quyến rũ bước chân người lữ hành với nước biển trong xanh, những bãi đá có kích thước và màu sắc khác nhau nên còn được gọi là bãi đá 7 màu, được hình thành một cách tự nhiên do tác động của thủy chiều và nước biển. Đá trồi lên và sóng biển đánh dạt vào bờ, cứ tích tụ hết năm này qua năm khác, trải qua hàng trăm năm, để rồi tạo nên những bãi đá độc đáo đẹp đến lạ kỳ.
 
Một góc Cổ Thạch xanh mướt đầy quyến rũ mùa rêu

Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu rõ thông tin về bãi biển Cổ Thạch trước khi đến, rất nhiều khách du lịch sẽ phải vô cùng tiếc nuối khi bỏ lỡ một trong nhưng cảnh đẹp thiên thiên vô cùng ngoạn mục trong cuộc đời mình. Đó là khung cảnh tất cả bãi đá được phủ lớp rêu xanh mướt mà mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, lớp rêu xanh này lại chuyển màu khiến cho những ai may mắn được chứng kiến sẽ ngỡ mình đang ở chốn bồng lai tiên cảnh.

Khi nắng lên giữa trưa, rêu sẽ ngả hẳn sang màu vàng cũng rất đẹp. Người ta gọi đây là mùa rêu ở bãi biển Cổ Thạch. Những phượt thủ đến đây vào dịp này sẽ được gọi là những người đi săn rêu. Thời gian săn rêu thường rơi vào giữa tháng 2 dương lịch. Thế nhưng, năm nay khí hậu nắng và nóng hơn nhiều, rêu cũng xanh hơn, nhiều hơn và phủ sớm hơn.

Tùy vào thời tiết mà mùa rêu có thể đếm sớm hoặc muộn hơn một chút. Những lớp rêu phủ lên những bãi đá thông thường có thể tồn tại được tầm một tháng và tối đa là hai tháng. Chính vì thế, nếu bạn may mắn có bạn bè hoặc người thân sống tại Bình Thuận, hãy liên lạc từ trước để kiểm tra thực sự đến mùa rêu chưa rồi hãy xách ba lô lên và đi. Nếu không đến đây đúng mùa sẽ thấy tiếc lắm.

Đứng trên một tảng đá cao, hít căng lồng ngực cái vị mằn mặn của gió biển, hướng tầm mắt ra xa nơi những con thuyền dập dềnh trên những con sóng, những người dân lao động với làn da đen rắn rỏi đang miệt mài thả lưới bắt cá. Nơi đây, dù đã đưa vào khai thác từ lâu nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Có một thời, người ta không hay biết đến sự tồn tại của biển Cổ Thạch, nhưng nhờ những phượt thủ nơi khác không ngừng miệt mài tìm kiếm để đi và trải nghiệm những địa danh càng ít người biết càng tốt, đã khám phá ra nét đẹp bấy lâu nay đã bị lãng quên của bãi biển này.

Khi vào mùa rêu, Cổ Thạch như khoác lên một vẻ đẹp rất khác. Ảnh: khangninhnguyen.

Biển Cổ Thạch có những lúc khá đông, nhưng phần lớn thời gian lại khá vắng vẻ, im ắng. Nhiều lúc bạn sẽ thấy như chỉ có mình và chỉ một mà thôi, đứng trước một không gian thiên nhiên bao la hùng vĩ này vậy. Nơi đây chỉ trở nên sôi động khi vào mùa rêu. Biển Cổ Thạch vào mùa rêu đẹp như thiên đường. Hoặc thời gian diễn ra lễ hội Nghinh Ông được tổ chức giữa tháng 8 âm lịch của cộng đồng người Hoa sống tại Bình Thuận để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa.

Rêu xanh biển Cổ Thạch cũng từng tạo rất nhiều nguồn cảm hứng cho những tay máy nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp để cho ra đời khá nhiều bộ ảnh tuyệt đẹp mà chỉ cần nhìn thôi, chân tay như ngứa lên và chỉ muốn xách ba lô đi cho kịp.

Nếu bạn đang sống ở Hà Nội mà muốn đến với Cổ Thạch vào mùa rêu, bạn có thể bay thẳng từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó bắt xe khách hoặc thuê xe máy để đến Cổ Thạch. Khi đến đây, thứ bạn nhất thiết nên mang theo đó là một chiếc máy ảnh hoặc điện thoại chụp ảnh chất lượng tốt và chân máy, bởi không ai có thể không siêu lòng trước thiên đường Cổ Thạch mùa rêu.

Không chỉ có rêu xanh, những bãi đá hình thù độc đáo hòa quyện với những trận sóng dữ, tạo nên những cảnh tượng ngoạn muck. Ảnh: diadiemdulich.

Chỉ có thông qua những bức ảnh hay tận mắt chứng kiến, người ta mới có thể thấy được hết vẻ đẹp khung cảnh nơi đây mà không từ ngữ nào có thể diễn tả cho chính xác được, phải gọi vẻ đẹp nơi đây là vẻ đẹp của thiên đường.

Nhưng để săn được những bức ảnh đẹp về mùa rêu Cổ Thạch cũng mất kha khá công phu. Bởi liên quan rất nhiều đến nước biển lên hay xuống. Nếu lên quá cao sẽ che mất bãi đá phủ rêu, mà nếu mực nước xuống thấp quá cũng khiến rêu nhìn trông khô, mất đi vẻ đẹp mượt mà. Rêu sẽ chuẩn màu nhất khi biển yên vào lúc sáng sớm hay khi hoàng hôn.

Về những dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ đi kèm, các phượt thủ chắc chắn sẽ không phải lo nghĩ gì vì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ trên ngay tại Cổ Thạch luôn với giá cả vô cùng hợp lý mà chất lượng dịch vụ khá là tốt. Ngoài biển Cổ Thạch thì nơi đây còn khá nhiều địa danh khác mà bạn có thể tiện tham quan như Lăng ông Nam Hải, chùa Hang - một ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi, hoặc Gành Son cho những ai đam mê leo núi và thích khám phá các hang động tự nhiên.
Xem thêm: Cung phượt biển đảo ấn tượng từ Nam ra Bắc

Phước Bình (theo NgoiSao)

Bài đăng phổ biến