Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Chú ý những ký hiệu giao tiếp bằng tay khi đi du lịch nước ngoài

Cùng một động tác nhưng ở mỗi quốc gia lại có ý nghĩa khác nhau, do đó bạn đừng nhầm lẫn để tránh xảy ra hiểu nhầm đáng tiếc nhé.

Dấu hiệu chữ “V”: 


Tại Mỹ, dấu hiệu này có nghĩa là chiến thắng. Nhưng ở các nước thuộc liên hiệp Anh, Ireland, Úc hay New Zealand khi bạn ra hiệu tay hình chữ V thì hãy nhớ đưa lòng bàn tay ra phía trước mặt. Tại các nước này việc ra dấu hình chữ V mà hướng lòng bàn tay về phía sau (đối diện với mặt mình) thì có ý nghĩa xúc phạm đối phương.

Dấu hiệu “Ok”: 


Dấu hiệu này ở mỗi quốc gia lại khác nhau. Tại Pháp nó có nghĩa là “không” hay “vô nghĩa”. Tại Venezuela, Thổ Nhĩ KỳBrazil, nó lại có nghĩa là bạn đang làm một hành đồng xúc phạm tới họ.

Dấu hiệu “ma quỷ”: 


Với lòng bàn tay nắm lại trong khi ngón trỏ và ngón út dương lên trông giống cặp sừng của quỷ. Dấu hiệu này thường được những fan nhạc Rock sử dụng như một hình ảnh biểu tượng cho ma quỷ. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng dấu hiệu này tại các nước Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brazil và Colombia. Tại đây họ quan niệm dấu hiệu này cho rằng vợ của họ đã không chung thủy.

Dấu hiệu “gọi đến gần”: 


Nếu đang ở Philippines thì bạn không nên sử dụng dấu hiệu này. Người dân ở đây quan niệm rằng dấu hiệu này dùng để gọi những chú chó, nó mang một ý nghĩa hết sức thô lỗ. Trong khi đó, tại Nhật Singapore cử chỉ này lại đồng nghĩa với cái chết. Do đó nếu sử dụng dấu hiệu này có nghĩa rằng bạn đã trở thành kẻ đem lại điều không may mắn đến với họ.

Dấu hiệu hướng ngón tay cái lên trên: 


Tại hầu hết các nước trên thế giới thì dấu hiệu này có nghĩa là hưởng ứng hay khen ngợi với một ý kiến nào đó. Tuy nhiên tại các quốc gia như: Afghanistan, Iran, Thái Lan, một phần nhỏ của Ý và Hy Lạp thì cử chỉ này tương đương với dấu hiệu “ngón tay thối”, cực kì khiếm nhã.

Dấu hiệu nắm tay, thò ngón tay cái: 


Dấu hiệu này ở Nga có nghĩa là “không đời nào” còn ở Brazil thì đây lại là một lời “chúc may mắn”.

Dấu hiệu chỉ tay vào đầu: 


Nếu bạn làm dấu hiệu này ở Pháp thì nó có nghĩa là “bạn thật ngốc nghếch”, còn ở Hà Lan thì lại là “Bạn thật thông minh”.

Dấu hiệu sử dụng 2 tay tạo thành hình chữ T: 


Trong thể thao nó cho thấy đã “hết giờ”, còn tại Nhật dấu hiệu này mang ý nghĩa “làm ơn kiểm tra”.

Dấu hiệu phẩy tay: 


Dùng dấu hiệu này ở Nga có nghĩa là “biến đi”, trong khi ở Hàn Quốc thì lại là một lời gọi “lại đây nào”.

Dấu hiệu “dừng lại”: 


Bạn tuyệt đối không nên dùng dấu hiệu này tại Hy Lạp. Cử chỉ này là một sự xúc phạm đối với người dân tại đây.




Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Đảo Ngọc Phú Quốc

Thời gian đẹp nhất để bạn đi du lịch đảo Phú Quốc là từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

Xem thêm : Lộ trình chi tiết phượt Phú Quốc 3 ngày 2 đêm

Đảo Phú Quốc được mệnh danh là “đảo ngọc” cảnh đẹp hoang sơ, không gian trong lành, biển xanh và cát mịn trắng. Du lịch trải nghiệm ở đây bạn sẽ thấy tự hào và yêu quê hương Việt Nam. 


Thời tiết ở đảo tương đối ôn hòa, thời gian đẹp nhất để bạn đi du lịch đảo Phú Quốc là từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. 


Làng chài Rạch Vẹm


Làng ở phía bắc đảo ngọc có cây cầu gỗ nối dài ra nhà bè giữa biển mênh mông, được nhiều bạn tìm đến để dạo chơi, chụp hình. 

Lâu đài như trong thế giới cổ tích. 


Sân khấu nhạc nước hàng đêm kết hợp sắc màu ánh sáng và âm nhạc mang lại một buổi tối tuyệt vời cho du khách. 

Hòn Thơm


Từ thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, bạn đi xe đến cảng biển An Thới. Từ đây, đi đò khoảng 30 phút, bạn sẽ đến đảo Hòn Thơm. Nơi đây, du khách được thư giãn cùng với thiên nhiên, cảnh vật xanh mát và trải nghiệm những khoảng khắc thú vị như câu mực đêm, bơi lội, lặn ngắm san hô... 


Người dân địa phương rất thân thiện và hiếu khách. Họ có thể là một “hướng dẫn viên du lịch” giải đáp thắc mắc của bạn về hòn đảo xinh đẹp khi bạn đến du lịch. 

Mũi Gành Dầu

Gành Dầu là địa điểm bạn không thể bỏ qua khi xách ba lô du lịch đến đảo Phú Quốc, nằm ở phía bắc đảo, thuộc xã Gành Dầu. Biển trong xanh, bãi cát mịn và những gành đá nhiều hình dạng, muôn hình vạn trạng. 


Trời trong xanh, phong cảnh đẹp, bạn sẽ có một chuyến du lịch trải nghiệm hấp dẫn khi đến với đảo Phú Quốc.


Ngắm cảnh chiều tà buông xuống trên biển nhuốm màu đỏ rực là một khoảnh khắc đẹp khó quên. 

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Những nhà thờ góp phần làm nên Sài Gòn đặc sắc

Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều nhà thờ độc đáo, góp phần làm nên một Sài Gòn đặc sắc. Nếu bạn đến đây, đừng quên đến thăm những nhà thờ cổ kính tiêu biểu.

1. Nhà thờ Tân Định


Nhà thờ Tân Định cùng với nhà thờ Đức Bà là hai công trình được xây dựng từ rất sớm với quy mô lớn tại Sài Gòn. Nét ấn tượng nhất ở nhà thờ này là màu hồng phủ khắp các bức tưởng, cả bên ngoài lẫn bên trong. 

Màu hồng của nhà thờ Tân Định với tên gọi thân thương “nhà thờ màu hồng” gợi cảm giác thú vị, tươi mới, với tuổi đời hai thế kỷ. Nhà thờ phần lớn được xây dựng theo kiến trúc Gothic, nhưng một số chi tiết trang trí được kết hợp kiểu Roman và Baroque. Nhà thờ Tân Định nằm ở số 289 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP.HCM.

2. Nhà thờ Đức Bà


Nhà thờ Đức Bà là công trình tôn giáo nổi tiếng mỗi khi nhắc tới Sài Gòn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 1877, nhà thờ bắt đầu xây dựng, do Giám mục người Pháp Isidore Colombert đề xướng và khánh thành năm 1880. 

Đến nay, nhà thờ Đức Bà vẫn giữ được nét cổ kính, là nơi sinh hoạt tâm linh, gắn liền với đời sống của người dân cùng du khách. Nhà thờ Đức Bà nằm ở số 1, Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

3. Đại chủng viện Thánh Giuse


Đại chủng viện Thánh Giuse được xây dựng năm 1863, là một trong những nhà thờ đẹp tại TP.HCM. Sau nhiều năm thi công, Đại chủng viện hiện nay gồm khu nhà nguyện kiến trúc Gothic, một nhà đa năng, khuôn viên và một số công trình khác.

Tại đây có nhiều tượng điêu khắc, tranh nghệ thuật tôn giáo và dân gian đặc sắc. Hiện nay, nhà thờ chủ yếu là nơi hành lễ của giáo dân người nước ngoài đang sinh sống tại TP.HCM. Đại chủng viện Thánh Giuse có địa chỉ tại số 6 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

4. Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc


Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc, thường được gọi là nhà thờ Ngã Sáu, là công trình Công giáo được xây dựng năm 1922. Nhà thờ Ngã Sáu được xây dựng theo kiến trúc Gothic đặc trưng nhưng vẫn phảng phất nét châu Á dễ thấy. 

Nhà thờ Ngã Sáu được xây trên khu người Hoa, khuôn viên nhiều cây xanh. Mặt đứng phía trước nổi bật với tháp chuông, mặt sau là dãy nhà làm lễ kéo dài. Giữa con phố rộng ngập nắng, nhà thờ Ngã Sáu hiện diện như một điểm nhấn đẹp. Nhà thờ Ngã Sáu nằm tại số 16A Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM

5. Nhà thờ Cha Tam


Nhà thờ Cha Tam có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Francisco Xavier, được khánh thành năm 1902. Không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, đây còn là nơi thu hút du khách tới thưởng lãm.

Đây là một trong những nhà thờ cổ mang lối kiến trúc Gothic. Tuy nhiên, yếu tố văn hóa người Hoa vẫn được coi trọng, thể hiện qua những chi tiết như cổng tam quan, tên nhà thờ bằng chữ Hán, mái ngói. Nhà thờ Cha Tam nằm ở số 25, đường Học Lạc, phường 14, quận 5, TP.HCM. 

6. Nhà thờ Hạnh Thông Tây


Nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng từ năm 1921, do một người con trai của nhà đại điền chủ nổi tiếng Nam Bộ thời đó xây dựng. Nhà thờ sở hữu lối kiến trúc Byzantine, mô phỏng theo một thánh đường tại Ravenna, Italy. 

Khuôn viên của nhà thờ Hạnh Thông Tây tương đối rộng, làm nổi bật nhà thờ này giữa khoảng không gian của phố xá Sài Gòn. Nhà thờ Hạnh Thông Tây nằm ở số 53/7, đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Theo Zing

Bài đăng phổ biến