Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Làm sao để xây dựng thương hiệu bán vé máy bay tốt

Việc xây dựng được thương hiệu tốt sẽ giúp bạn có thêm nhiều khách hàng không những thế sản phẩm của bạn có giá cao hơn so với các sản phẩm cùng giá khác trên thị trường.


Làm sao để xây dựng thương hiệu bán vé máy bay tốt

Bạn đang kinh doanh bán vé máy bay trên mạng trong xu thế nhiều người kinh doanh online như bạn thì làm thế nào để có thể xây dựng được một thương hiệu bán vé máy bay tốt điều đó là điều hết sức cần thiết bạn phải chú ý đến những vấn đề gì khi xây dựng thương hiệu để có thể xây dựng thương hiệu bán vé máy bay tốt nhất hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

- Xây dựng hình ảnh tốt

Hình ảnh tốt là một trong những cách giúp bạn xây dựng được thương hiệu một cách nhanh nhất.

Hình ảnh thường để lại ấn tượng đặc biệt đối với khách hàng chính vì vậy muốn bán vé máy bay tốt bạn không những xây dựng được hình ảnh chất lượng về sự phục vụ tận tình chuyến bay tốt đúng hẹn mà xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng cho mình cũng rất tốt như hãng vé máy bay xây dựng hình ảnh riêng của họ là bông hoa sen biểu tượng cho hoa sen của việt nam vấn đề này ảnh hưởng rất tốt đến hình ảnh của hãng hàng không đó.

Do vậy muốn bán được vé máy bay tốt bạn cần phải xây dựng được thương hiệu tốt cho mình.

Hình ảnh tốt là một trong những cách giúp bạn xây dựng được thương hiệu một cách nhanh nhất.

-  Xây dựng đội ngũ nhân lực tốt

Có lẽ người trực tiếp tiếp nhận những vấn đề của khách hàng cũng như làm việc trực tiếp với họ là đội ngũ nhân viên. 

Do vậy muốn xây dựng được một thương hiệu tốt bạn cần phải xây dựng được đội ngũ nhân viên tốt và chuyên nghiệp sẽ đem đến cho khách hàng những sự trải nghiệm tốt nhất đây là một trong những đại sứ thương hiệu tốt cho bạn cần xây dựng để phát triển thương hiệu vé máy bay cho mình.

Sự thân thiệt, nhiệt tình sự chuyên nghiệp tốt nhất sẽ đem đến cho khách hàng sự hài lòng về dịch vụ của mình.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Những món ăn được yêu thích ở các nước phương Tây

Khi nhắc đến những món ăn được yêu thích của các nước phương Tây, mọi người thường nghĩ ngay đến sự tinh tế trong món ăn của Anh, Pháp… với những tác phẩm của nghệ thuật ẩm thực thu hút thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Những món ăn được yêu thích ở các nước phương Tây

Kartoffelpuffer, Đức

Kartoffelpuffer, Đức

Bánh rán khoai tây là món ăn phổ biến và được yêu quý trên toàn nước Đức, và tuỳ theo mỗi vùng miền mà món này sẽ có cách chế biến khác nhau (một số vùng dùng khoai tây sống, nơi lại dùng khoai tây đã nấu chín). Khoai tây được kết hợp với trứng, bột, dầu hoặc bơ cùng một ít muối và tiêu. Hỗn hợp này được rán trên chảo cho đến khi giòn và chuyển vàng. Món bánh này có thể ăn kèm với cả món mặn lẫn món ngọt. Một phiên bản phổ biến là bánh rán khoai tây kèm nước sốt táo, đào, lê hoặc các loại trái cây khác. Nếu không hảo ngọt, bạn hoàn toàn có thể ăn nó cùng với thịt hoặc cá hồi, trứng cá tầm…

Kibbling, Hà Lan

Kibbling, Hà Lan

Kibbing cũng là một món ăn được làm từ cá vô cùng hấp dẫn ở Hà Lan. Cá sẽ được làm sạch, lọc bỏ phần xương và thịt giống như cá Herring nhưng thay vì ăn sống, cá sẽ được đem đi chiên trong một chảo dầu thật nóng để khi chín sẽ có màu vàng và giòn giòn ăn kèm với nước sốt và chanh sẽ cho vị ngon khó cưỡng lại được. Món ăn này phải ăn khi còn nóng và ăn kèm với cơm trắng thì càng tuyệt vời.

Gà Tây, Anh

Gà Tây, Anh

Đây là món ăn thường thấy nhất vào mỗi dịp giáng sinh đến ở nước Anh và nhiều quốc gia phương Tây. Thịt gà tây thường được chế biến đơn giản bằng cách đem nướng nguyên con. Thịt gà được làm sạch, cắt bỏ cổ, đầu và chân và để thật khô, ướp cùng gừng, hành tây thái lát và một chút rượu vang đỏ, gia vị. Màu da gà được phết lớp mật nên sau khi nướng sẽ có màu nâu đỏ sậm bắt mắt. 

Bánh Crêpe, Pháp

Bánh Crêpe, Pháp

Bánh crêpe là món ăn nổi tiếng ở Pháp có xuất xứ từ vùng Bretagne và được nhiều người nước ưa chuộng. Bánh crêpe có nhiều loại, mặn có và ngọt cũng có. Vỏ bánh làm từ bột mì hoặc bột lúa mạch trộn với sữa, trứng, bơ rồi chiên thành những miếng bánh mỏng sau đó mới dùng bọc nhân. Nhân bánh đa dạng. Nhân ngọt thì có thể dùng kem tươi, chocolate, hạnh nhân... Nhân bánh crêpe thì dùng jambon, thịt gà, phô mai... Món bánh dân dã nhưng khi được bày trí thì trông lại rất là sang trọng và tinh tế.

Goulash, Hungary

Goulash, Hungary

Được xem như món ăn đặc trưng, biểu tượng của đất nước Hungary, Goulash nhận được nhiều sự ưa chuộng của thực khách và khá phổ biến ở châu Âu. Đây là hỗn hợp của thịt hầm với rau củ, được tẩm ướp gia vị rất thơm ngon. Thịt được đem đi hầm ở đây có thể là thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,... tùy theo sở thích người dùng. Rau củ sau khi qua sơ chế thì được xắt miếng vừa ăn, ướp cùng với nhiều loại gia vị. Riêng với thịt thì người ta còn cho thêm ớt vào nhằm tăng độ thơm ngon, cũng như không làm món ăn bị ngán. 


Tổng hợp

Tâm sự của những người làm du lịch mùa tết

Phải đón năm mới xa quê, làm việc không nghỉ từ trước đến sau tết, không được chung vui với gia đình đêm giao thừa, hay phải ngủ trong nhà kho khách sạn… là những cái tết của những người hướng dẫn viên du lịch - những người được cho là lương cao, thoải mái đi đó đi đây.


Tâm sự của những người làm du lịch mùa tết

Hướng dẫn viên du lịch: vui buồn năm mới

Đúng là phải trải qua những cái tết như vậy mới hiểu được hết những buồn vui, tâm tư trong nghề. Thời điểm mọi người thân trong gia đình quây quần bên nhau, bạn bè đưa nhau đi chơi mua sắm hay đặt vé tàu xe để về quê, trẻ em háo hức chờ lì xì, nhà nhà người người chuẩn bị đón giao thừa thì mình vẫn phải đảm nhận tour, theo chân đoàn du khách trong những hành trình đầu năm. Những người mới vào nghề thời gian đầu có cảm giác rất buồn tủi khi không khí tết tràn ngập khắp phố phường. Có nhiều hướng dẫn viên nữ đã hoạt động lâu năm trong nghề lúc thấy pháo hoa giao thừa hay một gia đình đi du lịch hạnh phúc bên nhau trong thời khắc năm mới vẫn không thể kìm những giọt nước mắt, rồi nhẹ nhàng lấy điện thoại gọi về nhà để nghe tiếng người thân trong khoảnh khắc đầy xúc cảm. Các đồng nghiệp nam đôi khi cũng không khỏi chạnh lòng khi mình vẫn đang tất bật với công việc, đặc biệt còn cảm thấy cô đơn, lẻ loi khi đang thực hiện hướng dẫn tour ở nước ngoài.

Anh Mạnh Cường, chia sẻ: “Lúc thấy pháo hoa bắn sáng rực trời, mình thấy nhớ nhà lắm, điện thoại lại còn nháy liên tục vì mọi người chúc mừng năm mới trên facebook, nhìn mấy hình ngộ nghĩnh mà trong lòng thật buồn”. Nhiều nỗi niềm là vậy, nên không phải ai cũng đảm nhận những tour vào thời gian đặc biệt này. Tết là thời điểm nhu cầu du lịch tăng mạnh trong khi nhiều hướng dẫn viên lại không muốn đi làm vào những ngày này, vì thế các công ty lữ hành phải cố gắng sắp xếp, thỏa thuận với hướng dẫn viên để không bị hủy tour, nhưng cũng có người lại vì đam mê với nghề nên chấp nhận một cái tết xa gia đình. Nhiều trường hợp, hướng dẫn viên vừa chia tay khách đoàn trước đã phải tiếp nhận đoàn khách mới ngay tại sân bay. Những lúc như vậy, hướng dẫn viên phải nhờ người nhà mang quần áo đến để thay cho quần áo đã mặc mà chưa kịp gặt, tranh thủ thăm hỏi vài câu, gửi ít quà rồi lại tiếp tục đến điểm hẹn để dẫn đoàn khách mới. Khi kết thúc hành trình du lịch cùng du khách thì cũng là lúc những ngày cuối cùng của tết đã hết. Vậy nên mới nói, để trở thành hướng dẫn viên du lịch lâu năm cần có niềm đam mê rất lớn với nghề, nhất là khi trải qua nhiều chuyến du lịch năm mới thế này.

Lễ tân dịp Tết: vẫn cứ tươi cười

Nếu như hướng dẫn viên hiếm có cái tết trọn vẹn, thì với lễ tân khách sạn hẳn là không có nghỉ tết. Đây là chia sẻ của rất nhiều nhân viên lễ tân khi được hỏi về những ngày nghỉ này. Lễ tân không trực tiếp đồng hành cùng những chuyến du lịch nhưng lại đóng vai trò không thể thiếu trong quy trình phục vụ ở những nơi lưu trú của du khách.

Nhân viên lễ tân là người tiếp xúc với khách nhiều nhất, thực hiện các yêu cầu của khách trực tiếp hoặc gián tiếp, là cầu nối khách hàng với các bộ phận phục vụ, còn giúp tư vấn và liên hệ các dịch vụ như: đặt vé xem phim, tham quan, tàu xe, nhà hàng… Chỉ sơ qua cũng thấy sự quan trọng của nhân viên lễ tân. Vì vậy, họ luôn phải túc trực hàng ngày, hàng giờ, thậm chí là ngày tết.

Công việc lễ tân bận rộn là thế, cũng nhiều áp lực nên đòi hỏi kỹ năng tốt, sự bền bỉ, linh hoạt và nhất là luôn giữ thái độ niềm nở. Các nhân viên lễ tân sẽ phải qua thời gian đầu rất nhiều khó khăn nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là phải đi làm cả dịp tết. Do đặc thù công việc nên tết cũng như bao ngày khác, lịch làm việc cũng không thay đổi mấy, thậm chí còn tất bật hơn mọi ngày vì khách nước ngoài đến đông hơn, mà nhân viên tại khách sạn lại được nghỉ nhiều. “Có hôm phải đón hơn 200 khách, đến nửa đêm em mới được về nhà”- chia sẻ của một nữ lễ tân ở TP. Hồ Chí Minh. Công việc là vậy nên những khoảng thời gian quây quần bên gia đình, tụ tập bạn bè, đi thăm họ hàng vốn là những điều mà mọi người để dành cho dịp tết thì họ khó thực hiện được. Một lễ tân trẻ tên Nam ở Hà Nội tâm sự: “Trước đây cứ nghỉ tết là mình rất hay ngủ nướng, giờ thì phải dậy đi làm lúc 6 rưỡi, trời khá lạnh, trên đường phố Hà Nội lại vắng tanh. Tối về nhà rất muộn lại mệt nữa, chỉ muốn đi ngủ ngay. Đôi lúc thấy cũng hơi tủi vì tết là được nghỉ ngơi mà mình lại còn bận hơn thường ngày. Cũng may bố mẹ hiểu nên động viên mình nhiều”.

Tuy công việc có nhiều khó khăn nhưng những bạn trẻ này vẫn luôn tươi cười, lạc quan, chào đón khách bằng câu “Happy New Year” thật vui và đầy tinh thần năm mới. Khi được hỏi về mong ước trong năm mới, nhiều bạn khong ngần ngại chia sẻ: “Mình cũng thật mong có ít ngày nghỉ Tết bên gia đình như mọi người”.

Tài xế taxi: đón tết trên những cung đường

Khoảng 25 - 26 tháng chạp là thời điểm mà Hà Nội và các thành phố lớn “cháy” xe taxi, trước kia chưa có dịch vụ Uber hay Grab thì đặt xe taxi năm mới quả là khó khăn. Hầu hết tài xế là người ngoại tỉnh nên đã xin nghỉ để về quê, những ai còn ở lại là người có nhà ở thành phố hoặc điều kiên quá khó khăn tranh thủ kiếm thêm dịp tết, vì chạy xe thời gian này thu nhập cao hơn nhiều trong năm do nhu cầu di chuyển tăng mạnh trong khi số xe lại giảm.

Anh Ngọc, một tài xế taxi lâu năm cho biết: “Tết thì không có chuyện phải rong xe đón khách như trong năm, người xuống người lên liên tục, lại thỉnh thoảng được khách lì xì, có nhiều gia đình lên xe cứ ríu ra ríu rít cũng thấy vui. Mình không biết đã đón bao nhiêu giao thừa trên xe với khách rồi, có lần còn đi cả với khách du lịch Tây trên đường đi Sapa, đang trên đường họ bảo “stop”, mình cứ tưởng có chuyện gì, không ngờ họ muốn chụp ảnh pháo hoa, lại còn mở chai champagne mời mình, dù không hiểu họ nói gì nhưng mình cũng uống một ngụm vì họ vui và nhiệt tình quá”.

Hành khách ngày tết cũng có rất nhiều người là khách nước ngoài, họ muốn trải nghiệm cái tết ở Việt Nam nên những người làm lái xe taxi cũng có nhiều kỷ niệm với các vị khách nước ngoài trong dịp đầu năm.

Nghề lái xe taxi vào dịp tết rất vất vả do lịch làm việc làm không cố định, đặc biệt đối với tài xế nữ. “Từ khi cầm lái, chẳng giao thừa nào tôi được ở nhà bên lũ trẻ cả” - một tài xế nữ chia sẻ. Khi hỏi tết năm nay ra sao, nhiều người chỉ cười buồn: “Vẫn thế mà em, lại khách gọi thì mình lên đường, mình cũng mong có một giao thừa được ở nhà ăn cơm tất niên, lì xì cho bọn trẻ”…

Bài đăng phổ biến