Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Cung điện Potala: Lãnh địa tôn giáo thiêng liêng tại Tây Tạng

Nằm lừng lững trên đỉnh Hồng Đồi, cung điện Potala uy nghi, tráng lệ chính là biểu tượng tín ngưỡng thiêng liêng của người Tây Tạng.

Tọa lạc trên đỉnh Hồng Đồi tại thành phố Lhasa, Tây Tạng là cung điện nổi tiếng mang tên Potala. Cung điện cao 117m với 13 tầng trên độ cao 3.600m so với mực nước biển được xây dựng tỉ mỉ, công phu bậc nhất tại Tây Tạng. Trước kia, đây là nơi sinh sống của 14 đời Đạt lai Lạt ma, những người được coi như lãnh tụ về mặt tinh thần của người dân vùng đất Tây Tạng.

Tọa lạc trên đỉnh Hồng Đồi tại thành phố Lhasa, Tây Tạng là cung điện nổi tiếng mang tên Potala. Cung điện cao 117m với 13 tầng trên độ cao 3.600m so với mực nước biển được xây dựng tỉ mỉ, công phu bậc nhất tại Tây Tạng. Trước kia, đây là nơi sinh sống của 14 đời Đạt lai Lạt ma, những người được coi như lãnh tụ về mặt tinh thần của người dân vùng đất Tây Tạng.

Đứng từ bất kỳ đâu trong thành phố Lhasa, du khách cũng có thể ngắm nhìn cung điện Potala được xây dựng bằng gỗ, đá nổi bật theo lối kiến trúc Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Đến thăm cung điện Potala, bạn sẽ lần lượt được tham quan 3 công trình kiến trúc nổi bật tại đây gồm: cung điện mùa đông Potala, đền Jokhan và cung điện mùa hè Norbulingka.

Đứng từ bất kỳ đâu trong thành phố Lhasa, du khách cũng có thể ngắm nhìn cung điện Potala được xây dựng bằng gỗ, đá nổi bật theo lối kiến trúc Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn ĐộNepal. Đến thăm cung điện Potala, bạn sẽ lần lượt được tham quan 3 công trình kiến trúc nổi bật tại đây gồm: cung điện mùa đông Potala, đền Jokhan và cung điện mùa hè Norbulingka.

Cung điện mùa đông Potala được xây dựng từ thời vua Tùng Tán Cán Bố vào thế kỷ thứ 6 và được tu tạo, hoàn thiện vào thế kỷ thứ 17. Potala gồm 2 tòa nhà chính là Bạch cung, nơi chuyên phục vụ cho sinh hoạt của Đạt lai Lạt ma và Hồng cung, nơi chứa các bảo tháp mạ vàng của các Đạt Lai Lạt Ma. Hai cung điện này đặc biệt thu hút du khách ngay từ phía xa với màu sắc nổi bật đặc trưng trắng và hồng của mỗi điểm đến.

Cung điện mùa đông Potala được xây dựng từ thời vua Tùng Tán Cán Bố vào thế kỷ thứ 6 và được tu tạo, hoàn thiện vào thế kỷ thứ 17. Potala gồm 2 tòa nhà chính là Bạch cung, nơi chuyên phục vụ cho sinh hoạt của Đạt lai Lạt ma và Hồng cung, nơi chứa các bảo tháp mạ vàng của các Đạt Lai Lạt Ma. Hai cung điện này đặc biệt thu hút du khách ngay từ phía xa với màu sắc nổi bật đặc trưng trắng và hồng của mỗi điểm đến.

Tại cung điện mùa đông Potala lưu giữ rất nhiều đồ vật quý hiếm như 698 bức tranh, gần 10 nghìn cuộn tranh giấy và các tác phẩm điêu khắc giá trị mang đậm nét văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.

Tại cung điện mùa đông Potala lưu giữ rất nhiều đồ vật quý hiếm như 698 bức tranh, gần 10 nghìn cuộn tranh giấy và các tác phẩm điêu khắc giá trị mang đậm nét văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.

Tại đền Jokhan lưu giữ hơn 3.000 tấm ảnh của Đức Phật, các vị thần, các nhân vật lịch sử cùng nhiều văn bản mang giá trị lịch sử lâu đời. Người dân địa phương và khách du lịch thường hành hương đi bộ quanh đền với mong muốn những ước nguyện của mình sẽ thấu tới Đức Phật.

Tại đền Jokhan lưu giữ hơn 3.000 tấm ảnh của Đức Phật, các vị thần, các nhân vật lịch sử cùng nhiều văn bản mang giá trị lịch sử lâu đời. Người dân địa phương và khách du lịch thường hành hương đi bộ quanh đền với mong muốn những ước nguyện của mình sẽ thấu tới Đức Phật.

Điểm dừng chân cuối trong hành trình khám phá lãnh địa Phật Giáo thiêng liêng là cung điện mùa hè Norbulingka. Cố cung mùa hè nằm bên bờ sông Lhasa, cách cung điện Potala 2km về phía Tây được khởi công xây dựng từ thế kỷ 18. Cung điện mùa Norbulingka đồ sộ gồm 4 khu cung điện, một tu viện và nhiều phòng ốc nằm trong khu vườn rộng lớn. Đây cũng là nơi ghi dấu những sự kiện chính trị mang tính lịch sử của Tây Tạng.
Cung điện mùa hè Norbulingka
Điểm dừng chân cuối trong hành trình khám phá lãnh địa Phật Giáo thiêng liêng là cung điện mùa hè Norbulingka. Cố cung mùa hè nằm bên bờ sông Lhasa, cách cung điện Potala 2km về phía Tây được khởi công xây dựng từ thế kỷ 18. Cung điện mùa Norbulingka đồ sộ gồm 4 khu cung điện, một tu viện và nhiều phòng ốc nằm trong khu vườn rộng lớn. Đây cũng là nơi ghi dấu những sự kiện chính trị mang tính lịch sử của Tây Tạng.

Với vẻ đẹp hùng vĩ, nguy nga cùng bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời, cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. Không chỉ là biểu tượng thiêng liêng cho tín ngưỡng Phật giáo lâu đời của người Tây Tạng, cung điện Potala còn thu hút lượng lớn du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng kho báu giá trị của Tây Tạng nói riêng và văn hóa Phật giáo thế giới nói chung.

Với vẻ đẹp hùng vĩ, nguy nga cùng bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời, cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. Không chỉ là biểu tượng thiêng liêng cho tín ngưỡng Phật giáo lâu đời của người Tây Tạng, cung điện Potala còn thu hút lượng lớn du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng kho báu giá trị của Tây Tạng nói riêng và văn hóa Phật giáo thế giới nói chung.


(Tổng hợp)

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Hướng dẫn du lịch và những hoạt động chủ yếu

Hướng dẫn du lịch là hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của du khách trong quá trình thực hiện chuyến du lịch, là các hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch, đảm bảo cho việc phục vụ du khách được chu đáo, có tổ chức. Hoạt động này cung cấp kiến thức và các thông tin cần thiết cho du khách có liên quan đến mục đích của chuyến du lịch mà khách du lịch chọn.


Hướng dẫn du lịch và những hoạt động chủ yếu

Hoạt động hướng dẫn du lịch là 1 hoạt động phức tạp bao gồm các mặt như: cung cấp các thông tin quảng cáo, tiếp thị du lịch, đón tiếp du khách, phục vụ du khách,…và giải quyết những vấn đề phát sinh trước, trong và sau chuyến du lịch của khách. Hoạt động du lịch là 1 loại dịch vụ đặc trưng của hoạt động du lịch nói chung và do các tổ chức du lịch tiến hành, bằng các hoạt động hướng dẫn, các tổ chức kinh doanh du lịch sau khi đã có hợp đồng, thỏa thuận đảm bảo phục vụ khách du lịch thỏa mãn nhu cầu theo chương trình cụ thể. Hoạt động này cuốn hút các bộ phận chức năng, nghiệp vụ có liên quan tới các mặt công tác khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn thông qua hướng dẫn viên du lịch.

Đa phần các hoạt động hướng dẫn du lịch được thực hiện bởi hướng dẫn viên, chất lượng phục vụ hướng dẫn du lịch cho khách phụ thuộc chủ yếu vào khả năng, nghiệp vụ, kiến thức và phẩm hạnh của người hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu chỉ có hướng dẫn viên thì không thể thực hiện được nhiều việc liên quan đến hoạt động hướng dẫn du lịch, vì vậy cần có sự phối hợp giữa các tổ chức và hướng dẫn viên để thu thập thông tin và xây dựng chương trình hướng dẫn, chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động hướng dẫn, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hướng dẫn du lịch.

Hướng dẫn viên chính là những người thay mặt cho tổ chức kinh doanh du lịch thực hiện các hợp đồng giữa đơn vị mình với khách du lịch, các hoạt động hướng dẫn du lịch bao gồm nhiều mặt công tác và đòi hỏi về nghiệp vụ và các hoạt động sau đây là phải có:

- Tổ chức, đón khách, tiễn khách, sắp xếp nơi nghỉ ngơi, lưu trú, nơi ăn uống, tổ chức tham quan du lịch tại những nơi có tài nguyên du lịch được khai thác, sắp xếp các chương trình vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách du lịch.
- Cung cấp thông tin để du khách có được những hiểu biết cần thiết từ các quy định về xuất nhập cảnh, thủ tục, tập quán, quy chế về hoạt động tham quan, những thông tin về đất nước, con người, cảnh quan,…
- Theo dõi, kiểm tra việc phục vụ du khách để đảm bảo phục vụ đúng và đủ theo yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Một số hoạt động thông thường có thể hoặc không nhất thiết nằm trong phạm vi hướng dẫn du lịch, không trở thành nhiệm vụ bắt buộc của hướng dẫn viên như: thanh toán, đổi tiền, đặt chỗ, quảng cáo,..nhưng nếu những hoạt động này được thực hiện 1 cách đồng bộ và nhanh chóng thì hoạt động hướng dẫn sẽ chu đáo và hiệu quả hơn.                  

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Cầu Oresund – Tuyệt tác kiến trúc “biến mất” giữa lòng đại dương

Oresund được coi là một cây cầu vĩ đại và thành công ngoài sức tưởng tượng của con người, khi có sự kết hợp điêu luyện giữa cầu văng bên trên và đường hầm bên dưới. Từ trên cao nhìn xuống, cây cầu như ẩn như hiện giữa lòng đại dương bao la.

Cầu Oresund – Tuyệt tác kiến trúc “biến mất” giữa lòng đại dương

Nối liền Đan Mạch và Thụy Điển


Cây cầu Oresund vượt biển, nối liền thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmo của Thụy Điển, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đan Mạch, George KS Rotne và hoàn thành vào năm 2000. Không đơn thuần là 1 cây cầu vắt ngang qua biển, Oresund là sự phối hợp của cầu bên trên và đường hầm dưới nước với chiều dài hơn 16km bao gồm 4km đường hầm dưới đáy biển, 4km đảo nhân tạo và 8km cầu dây văng.

Kiến trúc có 1-0-2



Cầu Oresund trải dài khoảng 8km trên mặt biển rồi hạ dần độ cao và bỗng 'lặn' mất tăm dưới mặt nước khiến du khách vô cùng ngỡ ngàng và thích thú. Thực chất, nó chạy tiếp vào một đường hầm dài tới 4km được xây trên một hòn đảo nhân tạo dưới eo biển Flint.  Cấu trúc của cầu không ảnh hưởng đến sự di chuyển tàu bè qua lại. Chiều cao của cây cầu Oresund ở đoạn dây văng đều được kiến trúc sư tính toán sao cho các tàu, thuyền cỡ vừa và nhỏ đều có thể đi qua được. Những cột tháp của cầu cao hơn 200m là những điểm gây ấn tượng mạnh nhất với du khách.

Đảo Peberholm, điểm nhấn bí ẩn nằm ngay trong tuyệt tác


Đảo nhân tạo Peberholm là điểm trung chuyển giữa cầu và đường hầm, được xem như là điểm nhấn của cây cầu đặc biệt này. Nguyên liệu xây lên điểm chuyển giao này được nạo vét từ lòng dại dương. Riêng 4km đường hầm được tạo nên từ xi măng trên đất liền, sau đó hạ thủy xuống một cái rãnh lớn đào sẵn dưới biển.


Hòn đảo còn nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú, gồm hơn 500 loại cây khác nhau, đồng thời là nơi các loài chim cũng như cóc xanh chọn để sinh sản và trú ẩn. Tuy nhiên, hòn đảo nhân tạo này không mở để đón khách du lịch tham quan, dẫu vậy nó vẫn để lại ấn tượng tuyệt vời cho mọi người mỗi khi đi qua đây.

Ý nghĩa về giao thông, kinh tế


Oresund là cây cầu dành cho cả ô tô và xe lửa: tuyến đường đa luồng bên trên dành cho ô tô, 2 luồng phía dưới dành cho xe lửa. Khoảng 2/3 người dân chọn hình thích di chuyển bằng tàu hỏa vì tính tiện dụng và an toàn của nó.


Theo tính toán từ các chuyến xe, lưu lượng các phương tiện di chuyển mỗi giờ là 4600 xe – một con số quá khủng. Trong vòng 1 năm, cầu Oresund phục vụ cho 3 triệu xe ô tô, 560 nghìn xe tải, 60 nghìn xe buýt. Trung bình có khoảng 3.7 triệu người thường xuyên di chuyển qua cầu để đi lại và làm việc ở cả 2 quốc gia.


Nhờ có cây cầu này, thời gian di chuyển từ thành phố Malme của Thụy Điển đến sân bay Kastrup gần Copenhagen chỉ tốn có 21 phút. Rõ ràng, cây cầu này mang lại ý nghĩa thiết thực về mặt kinh tế, giao thông cho cả 2 nước Đan Mạch và Thụy Điển.

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn chẳng may bỏ lỡ cây cầu Oresund trong hành trình tham quan của mình. Đây sẽ là cơ hội quý giá để bạn chiêm ngưỡng kiệt tác được tạo nên giữa óc sáng tạo và kĩ thuật điêu luyện của con người.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến