Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc Sản Mùa Nước Nổi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc Sản Mùa Nước Nổi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Bông điên điển và loạt món ngon từ điên điển mùa nước nổi

Bông điên điển là loại sản vật tiêu biểu của mùa nước nổi ở miền Tây, với vị thanh mát, hơi nhẫn, bùi bùi. Loài hoa này có thể được chế biến ra rất nhiều món ăn ngon.

Bông điên điển và loạt món ngon từ điên điển mùa nước nổi

Bông điên điển xào

Bông điên điển xào

Đối với bông điên điển, xào là cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng mang đến hương vị hấp dẫn, bắt cơm. Điên điển thường được xào chung với tép, thịt bò, trứng, thậm chí là chỉ cần xào với tỏi thôi cũng đã rất ngon.

Bông điên điển muối dưa

Bông điên điển muối dưa

Bông điên điển muối dưa là một trong những cách chế biến lạ vị để thưởng thức đặc sản này. Người ta thường muối bông điên điển với giá, hẹ, ớt, hành tím... Tuy nhiên, để món ăn thơm ngon, trước khi muối, bông điên điển phải được sơ chế sạch, nhặt bỏ từng cọng, bỏ cả những phần dập úa, chỉ giữ lấy bông đạt yêu cầu.

Lẩu mắm

Lẩu mắm

Lẩu mắm miền Tây có nguyên liệu đa dạng. Thành phần chất đạm thường có đủ các loại cá (cá lóc, cá hú, cá kèo...), lươn, tôm, mực, ba rọi, heo quay, chả cá... Các loại rau, hoa, củ ăn kèm cũng rất phong phú, như bông điên điển, bông súng, bông so đũa, bông bí, bông lục bình, khổ qua, cà tím, rau nhút, rau đắng, kèo nèo, muống bào, bắp chuối, giá, bạc hà...

Bún cá

Bún cá

Bún cá là đặc sản trứ danh ở Châu Đốc, An Giang cuốn hút thực khách bởi nước dùng đậm đà, thơm mùi mắm, kết hợp cùng những miếng nạc cá lóc đồng vàng màu nghệ, những miếng heo quay mỡ béo, da giòn... Đặc biệt, món ăn sẽ kém phần hấp dẫn nếu thiếu bông điên điển ăn kèm giá sống, rau muống, rau thơm...

Bánh xèo

Bánh xèo

Người miền Tây thường cho bông điên điển vào làm nhân bánh xèo. Tại vùng sông nước Cửu Long, món bánh xèo không giống một số nơi, thường được đổ trong chảo to với lớp vỏ bánh mỏng, giòn, kết hợp cùng các nguyên liệu như tép, thịt heo, thịt vịt, đậu xanh...

Gỏi điên điển

Gỏi điên điển

Gỏi bông điên điển ở miền Tây thường trộn cùng những con tép nhỏ tươi rói, được gọi là tép đồng, tép rong, tép riu, tép trấu, tép mòng, tép muỗi... Tùy nguyên liệu kết hợp, cách chế biến của người nấu, vùng miền... gỏi bông điên điển trộn tép có nhiều hương vị khác nhau. Với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hấp dẫn, món gỏi này thích hợp để phục vụ khai vị.

Xem thêm: Nhớ thương ẩm thực miền Tây mùa nước nổi

Tổng hợp


Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Những món ngon quên sầu miền Tây mùa nước nổi

Miền Tây bước vào mùa nước nổi với những cơn mưa rả rích kéo dài suốt đêm ngày và sau những đợt mưa ấy nước lại đổ trắng cả miền quê chân chất. Đến với miền Tây những ngày này các bạn sẽ được khám phá và trải nghiệm đời sống thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ miền sông nước Cửu Long. Đặc biệt về miền Tây những ngày này, đừng quên thưởng thức những món ăn dân dã, đồng quê nhưng đậm đà đến khó quên.

Những món ngon quên sầu miền Tây mùa nước nổi

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui cũng là món ăn dân dã nổi tiếng xứ Nam kỳ bởi các chế biến nhanh gọn nhưng lại giúp con cá ngọt thịt nhất và thơm nhất. Nướng trui tức nướng mà không tẩm ướp gia vị. Cá lóc còn sống được đâm một cây trúc từ miệng xuống tận đuôi rồi cắm thẳng đứng xuống đất, sau đó dùng rơm để đốt. Khi mùi thơm theo khói toả ra cũng là lúc cá chín tới.

Cá sau khi nướng trui trông đầy than nhưng sau khi được cạo bỏ lớp da dính than, thịt cá lại rất ngọt và thơm nức. Cá lóc nướng trui có thể dùng để cuốn bánh tráng, rau rừng chấm nước mắm đồng hay chấm cùng muối ớt (loại muối hột). Tuy nhiên có loại nước mắm me được nhiều người ưa thích, bạn chỉ cần gỡ thịt chấm vào để cảm nhận hết vị vừa mặn vừa ngọt, vừa cay thơm.

Gà ta nướng

Gà ta nướng

Gà ta nướng mọi là ngon khó cưỡng của khách đến thăm miền Tây. Gà đang chạy trong vườn, đuổi bắt rồi cắt cổ nhổ lông. Sau khi làm sạch, chặt miếng to rồi nướng trên vỉ than hồng. Gà nướng mọi không tẩm gia vị, sau khi nướng chín vàng thơm phức, chỉ cần chấm muối ớt đã có thể gặm luôn tận xương.

Canh điên điển nấu cá rô đồng

Canh điên điển nấu cá rô đồng

Canh điên điển nấu cá rô đồng - cái tên gợi nhớ miền Tây từ những ngày tháng 8 âm lịch kéo dài cho đến hết tháng Chạp. Mỗi năm cứ vào dịp này, điên điển trổ bông vàng đồng, hái về bắc nồi canh cá rô, nêm tí muối tí me, nước sôi bùng thì cho bông điên điển và mớ giá đậu xanh vào. Canh điên điển ăn với cá kho, cá chiên hay chỉ cần chén nước mắm đồng vớt cá canh ra chấm đã đủ khiến bạn mê mẩn. 

Chuột đồng nướng chao

Chuột đồng nướng chao

Những con chuột đồng béo ngậy được làm sạch bỏ đầu và ruột  rồi tẩm ướp chút bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu, tỏi, chao, sa tế, ớt tươi, ớt khô, dầu hào khoảng 20 phút cho ngấm đều rồi nướng trên bếp than được đốt cháy lên đỏ hồng.

Thịt chuột được đảo đều tay, khi nào thấy thịt chuột hơi tái màu, ta có thể phết thêm chao cho thấm và nướng tiếp, khi thấy thịt có mùi thơm và cháy sem sém rìa là thịt đã chín. Nếu nướng chuột bằng bếp than, khi ra lò, thịt chuột sẽ dai, thơm, thấm đều vị beo béo của chao, một chút cay của sa tế và mùi thơm của than củi.

Trên tấm lá chuối đã được rửa sạch hoặc đĩa sứ, bày khế chua, dưa chuột, cà chua thái miếng, rau răm, rau thơm và bày chuột nướng chao vào giữa rồi từ từ thưởng thức. Đây là món ăn đậm hương vị của miền Tây mà có lẽ bạn sẽ khó lòng quên được.


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến