Hiển thị các bài đăng có nhãn Bánh ngon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bánh ngon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Những món bánh dân gian Nam Bộ ăn một lần là nhớ mãi

Giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, nét hồn hậu thân thiện của con người cùng bao món ăn dân dã có thể làm say lòng biết bao du khách. Tuy nhiên nếu muốn “điểm danh” hết tất cả các loại bánh dân gian Nam Bộ đặc sắc thì cũng chẳng phải là điều dễ dàng. Thế nên trong bài viết này sẽ đề cập đến những món bánh ngon đặc sắc nhất, mang hương vị ngọt ngào tựa con người ở mảnh đất phương Nam này vậy.

Những món bánh dân gian Nam Bộ ăn một lần là nhớ mãi

Bánh bò thốt nốt 


Thốt nốt là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang) được người dân sử dụng và chế biến thành nhiều món ăn, trong đó có bánh bò thốt nốt. Bánh bò thốt nốt không dùng đường cát trắng hoặc cát vàng để tạo màu tạo vị mà dùng hoàn toàn bằng đường thốt nốt nên mùi vị đặc trưng, thơm ngon quyến rũ vì đường thốt nốt có vị ngọt thanh, beo béo, không ngán.

Chiếc bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm đặc trưng của đường thốt nốt, bánh nở mềm, xốp trông như hoa nhờ gạo ngon, ủ khéo và vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoang thoảng đặc trưng của bột được mài từ trái thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được, khiến ai đã từng thưởng thức một lần không bao giờ quên được hương vị chỉ có ở vùng đất quê hương Bảy Núi.

Bánh gừng


Bánh gừng là loại bánh truyền thống của dân tộc Khmer Nam bộ, được làm vào dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer như: Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta... hay đám hỏi, đám cưới. Bánh được trưng trên bàn thờ tổ tiên, với ý nghĩa nhớ đến sự cực khổ của ông bà ngày xưa đã làm ra hạt lúa, hạt nếp cho con cháu ngày nay.

Bánh gừng được làm từ trứng gà, bột nếp và đường. Bột nếp được trộn chung cùng trứng gà đã được đánh dậy sau đó nắn bột thành hình củ gừng và chiên trong chảo dầu nóng, sau khi chiên vàng bánh được nhúng vào nước đường trắng và để ráo. Người thợ làm bánh khéo léo chiên bánh bằng nồi chứ không phải bằng chảo, vì khi chiên bằng nồi bánh sẽ trơn bóng và không bị cong. Bánh có vị giòn tan và béo của trứng và vị ngọt của đường.

Bánh cuốn ngọt


Về miền Tây, chắc hẳn không ai là không biết đến món bánh cuốn ngọt (bánh ướt ngọt)... Đi khắp nẻo đường miền Tây, ở mỗi vùng miền, ta sẽ bắt gặp những mâm bánh cuốn ngọt được rao bán khắp nơi chợ huyện, bến phà hay những dì bán hàng rong tần tảo buôn bán khắp nơi.

Bánh có vỏ mỏng và dai dai hơi giống bánh da lợn, nhưng không cứng cũng không quá mềm, bên trên có rắc mè và đậu phộng, bên trong thì là dừa bào, đậu xanh, khoai môn béo và thơm vô cùng.

Bánh cuốn ngọt có vị ngọt vừa của đường, vị béo của dừa, bùi của đậu mùi thơm của bột, của lá dứa và các thành phần bên trong, khi ăn cảm nhận được cái dai, cái dòn của vỏ bánh. Bánh cuốn ngọt có thể được xem là một món ăn thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn so với các loại bánh ngọt khác.

Chuối nếp nướng


Chuối là một loại trái cây quen thuộc, gần gũi trong đời sống ẩm thực của người dân Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng. Chuối có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn vặt độc đáo, hấp dẫn. 

Món chuối bọc nếp nướng có lớp vỏ nếp bên ngoài dai dai, giòn giòn, quả chuối bên trong mềm ngọt, thêm nước cốt dừa beo béo, thơm thơm thật hấp dẫn, được mệnh danh là món ăn vặt vỉa hè tuyệt ngon, được yêu thích ở miền Nam.

Bánh da lợn


Nhắc đến ẩm thực Nam Bộ thì người ta không thể không nhắc đến những đặc điểm dân dã, dễ làm và quen thuộc của bánh da lợn. Loại bánh này thường có màu chủ đạo là màu xanh của lá dứa. Với loại bánh da lợn này thì đứa trẻ nào cũng thích gỡ từng lớp bánh để ăn, nhấn nhá để cảm nhận hết cái ngon đặc trưng của chúng. Cắn một miếng bánh dẻo thơm, hòa cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy, lá dứa thơm nhè nhẹ, rồi uống một ngụm trà thơm nóng sẽ khiến người ăn nhớ mãi món bánh tuy mộc mạc nhưng đậm đà tình nghĩa.

Bánh lá mít, lá mơ

Bánh lá mít

Bánh lá mít có nguồn gốc từ ông bà xưa ở làng quê, trong những thời kỳ đất nước còn chiến tranh và thiếu thốn. Sở dĩ có cái tên độc đáo như vậy là vì sau khi nhào, nặn, người làm sẽ trét một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi ăn chúng ta sẽ tách bánh ra khỏi lá mít, cho vào đĩa rồi chan ngập nước dừa, đậu phộng lên trên. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh, mùi thơm thoang thoảng của lá mít, lá mơ có thể khiến bạn “ăn mãi vẫn còn thèm”.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến