Hiển thị các bài đăng có nhãn Bhutan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bhutan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Đi trọn thế gian ngắm các kiến trúc đền, chùa đẹp nhất thế giới

Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng truyền thuyết lịch sử ly kỳ, những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng dưới đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu thế giới.

Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng truyền thuyết lịch sử ly kỳ, những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng dưới đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu thế giới.

Thiên Đàn, Bắc Kinh, Trung Quốc

Được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Vĩnh Lạc Đế, Thiên Đàn - hay còn gọi là Đàn tế trời, nằm yên bình trong khuôn viên rộng 267 ha ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình của các hoàng đế Trung Quốc.    Thiên Đàn là một trong những công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, nay trở thành điểm đến yêu thích của người dân địa phương để thiền định và tập Thái cực quyền.

Được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Vĩnh Lạc Đế, Thiên Đàn - hay còn gọi là Đàn tế trời, nằm yên bình trong khuôn viên rộng 267 ha ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình của các hoàng đế Trung Quốc.

Thiên Đàn là một trong những công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, nay trở thành điểm đến yêu thích của người dân địa phương để thiền định và tập Thái cực quyền.

Wat Rong Khun, Chiang Mai, Thái Lan

Được biết đến tại địa phương với tên gọi "Đền Trắng", Wat Rong Khun trước đây từng là một ngôi đền bị hư hỏng nặng cho đến khi được nghệ sĩ Chalermchai Kositpipat xây dựng lại bằng tiền riêng của mình.

Được biết đến tại địa phương với tên gọi "Đền Trắng", Wat Rong Khun trước đây từng là một ngôi đền bị hư hỏng nặng cho đến khi được nghệ sĩ Chalermchai Kositpipat xây dựng lại bằng tiền riêng của mình.

Sở hữu nhiều nét độc đáo và huyền bí, kiến trúc của Wat Rong Khun còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa về sự luân hồi. Biểu trưng cho "cõi cực lạc", gian chính của ngôi đền được nối bởi một cây cầu bắc qua hồ nước nhỏ với hàng trăm bàn tay vươn ra. Những bàn tay đại diện cho quan niệm "tham sân si" luôn níu kéo con người đến với bến bờ hạnh phúc.

Sở hữu nhiều nét độc đáo và huyền bí, kiến trúc của Wat Rong Khun còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa về sự luân hồi. Biểu trưng cho "cõi cực lạc", gian chính của ngôi đền được nối bởi một cây cầu bắc qua hồ nước nhỏ với hàng trăm bàn tay vươn ra. Những bàn tay đại diện cho quan niệm "tham sân si" luôn níu kéo con người đến với bến bờ hạnh phúc. 

Chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar

Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat.    Tương truyền, Shwedagon được xây dựng để lưu trữ các sợi tóc của Phật. Khuôn viên chùa bao gồm hàng trăm ngôi đền, bảo tháp và tượng đầy màu sắc, phản ánh phong cách kiến trúc kéo dài gần 2.500 năm. Ngày nay, Shwedagon trở thành trung tâm của các hoạt động Phật giáo và cộng đồng tại Myanmar.

Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat.

Tương truyền, Shwedagon được xây dựng để lưu trữ các sợi tóc của Phật. Khuôn viên chùa bao gồm hàng trăm ngôi đền, bảo tháp và tượng đầy màu sắc, phản ánh phong cách kiến trúc kéo dài gần 2.500 năm. Ngày nay, Shwedagon trở thành trung tâm của các hoạt động Phật giáo và cộng đồng tại Myanmar.

Borobudur, Java, Indonesia

Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.    Nổi tiếng với những chiếc chuông bằng đá và tượng Phật chạm khắc nhìn thẳng ra thung lũng, thật khó tin rằng kiến trúc đồ sộ này lại nằm ẩn mình trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và rừng rậm. Giờ đây, Borobudur là một địa điểm hành hương phổ biến của các Phật tử, khách du lịch và là niềm tự hào của người Indonesia.

Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.

Nổi tiếng với những chiếc chuông bằng đá và tượng Phật chạm khắc nhìn thẳng ra thung lũng, thật khó tin rằng kiến trúc đồ sộ này lại nằm ẩn mình trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và rừng rậm. Giờ đây, Borobudur là một địa điểm hành hương phổ biến của các Phật tử, khách du lịch và là niềm tự hào của người Indonesia.

Đền Harmandir Sahib, Amritsar, Ấn Độ

Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là "Đền Vàng", được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.    Ngôi đền là sự pha trộn tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo với điểm nhấn là mái vòm được bao phủ trong 750 kg vàng. Nét ấn tượng của ngôi đền chính là hồ nước được cho có khả năng chữa bệnh, thu hút rất đông người hành hương khắp nơi trên thế giới đến để tắm trong vùng nước linh thiêng.

Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là "Đền Vàng", được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.

Ngôi đền là sự pha trộn tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo với điểm nhấn là mái vòm được bao phủ trong 750 kg vàng. Nét ấn tượng của ngôi đền chính là hồ nước được cho có khả năng chữa bệnh, thu hút rất đông người hành hương khắp nơi trên thế giới đến để tắm trong vùng nước linh thiêng. 

Angkor Wat, Campuchia

Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn.    Angkor Wat nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và hài hòa trong kiến trúc với các bức phù điêu tinh tế và vô số họa tiết trang trí trên tường. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992.

Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn.

Angkor Wat nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và hài hòa trong kiến trúc với các bức phù điêu tinh tế và vô số họa tiết trang trí trên tường. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992.

Tu viện Taktsang Palphug, Bhutan

Được biết đến rộng rãi với tên gọi Tiger Nest, quần thể Taktsang Palphug tọa lạc cheo leo bên vách đá cao 3.120 m so với mực nước biển ở thung lũng Paro, Bhutan.    Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở.

Được biết đến rộng rãi với tên gọi Tiger Nest, quần thể Taktsang Palphug tọa lạc cheo leo bên vách đá cao 3.120 m so với mực nước biển ở thung lũng Paro, Bhutan.

Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở. 


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Hành trình bay thẳng đến Bhutan bằng chuyến bay thuê bao


Một tiểu vương quốc bên triền núi Himalaya tuyết phủ bốn mùa, lọt thỏm giữa hai “ông” lớn Trung - Ấn mà vẫn an nhiên tự tại, sống cuộc đời thong dong như mây ngàn. Trong khi mọi nơi đưa việc tăng trưởng kinh tế lê hàng đầu thì tại đây lại vẫn cân bằng được giữa phát triển kinh tế với việc giữ gìn nét đẹp tự nhiên. Cũng vì lí do đó mà Bhutan – xử sở Rồng Sấm, được xem là nơi hạnh phúc nhất thế giới.


Hành trình bay thẳng đến Bhutan bằng chuyến bay thuê bao

Với giá trị bản sắc văn hóa và các đền chùa tu viện phổ biến, thêm vào đó là không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ – du lịch tại xứ Phật Bhutan là một trải nghiệm mà bạn phải thử một lần trong đời. Đặc biệt, khi đến Bhutan bằng chuyến bay thuê bao, du khách sẽ được tận hưởng kỳ nghỉ một cách trọn vẹn nhất vì lịch trình khởi hành tuyệt đối chính xác và chi phí hợp lý.

Tượng Phật Dordenma


Tượng phật

Nằm trên đỉnh ngọn đồi ở thủ đô Thimphu, bức tượng Phật Dordenma vĩ đại tọa lạc tại một thiền viện mạ vàng lộng lẫy. Với chiều cao hơn 51 m, đây cũng là một trong những bức tượng Phật lớn nhất thế giới. 
Điều đặc biệt làm tăng thêm sự thiêng liêng nơi đây chính là bên trong pho tượng còn chứa đến 125.000 bức tượng Phật nhỏ, đều được đúc đồng và mạ vàng . Công trình này xây dựng vào năm 2006, nhân dịp sinh nhật thứ 60 của vị vua Jigme Singye Wangchuck và đến năm 2015 mới được hoàn thành năm. 


Thiền viện Taktsang

Thiền viện


Nằm chênh vênh trên một vách đá cao 3,120m, cách thị trấn Paro 12 km về phía Bắc, chính là thiền viện Taktsang hay còn được gọi là Tiger’s Nest. Đây không chỉ là một địa danh Phật giáo nổi tiếng thế giới, mà còn là biểu tượng văn hóa quý báu của Bhutan.
Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, Guru Rinpoche (Liên Hoa Sinh) đã ghé thăm và thiền tại thiền viện trong suốt 3 năm, 3 tháng, 3 ngày, 3 giờ và sau đó được một con hổ cái biết bay đưa trở về. Cái tên Tiger’s Nest được đặt ra từ sự kiện đó.

Đường đi lên thiền viện


Để đến được Taktsang bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi ngựa tùy theo thể lực. Tuy nhiên ngựa chỉ chở bạn một chiều lên và bạn phải tự đi bộ xuống chiều còn lại. Trên dọc đường bị bạn sẽ có thể gặp các nhà sư đi ban phát thức ăn, nước uống và nước thánh cho những vị khách để tiếp thêm sức lực giúp bạn có thể chinh phục được đoạn đường đến ngôi đền linh thiêng phía trước.

Đèo Dochula 

Druk Wangyal


Nằm trên con đường từ Punakha tới thủ đô Thimphu là đèo Dochula cao 3050 m, một điểm dừng chân lý tưởng để thưởng thức toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ của dãy núi Himalaya. Bức tranh phong cảnh này càng trở nên tuyệt đẹp vào mùa đông khi tuyết phủ trắng xóa các dãy núi hòa với sự tĩnh mịch, trang nghiêm của 108 ngôi chùa tháp trên đỉnh đèo. Tổ hợp 108 ngôi chùa tháp trên đèo Dochula có tên là Druk Wangyal - một công trình được xây dựng bởi để tưởng nhớ những người lính Bhutan đã thiệt mạng trong trận chiến với phiến quân Ấn Độ năm 2003.
Những người dân ở đây rất thích đến đèo Duchula vào những ngày cuối tuần và các dịp lễ. Đặc biệt vào ngày 13/12 hằng năm, tại đây sẽ tổ chức lễ hội tôn vinh những người lính Bhutan rất thích hợp cho du khách muốn khám phá nền văn hóa, lịch sử lâu đời của xử sở Rồng Sấm.

Punakha Dzong

Punakha Dzong


Tại Bhutan, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp các cung điện hay pháo đài với kiến trúc đặc trưng của xử sở Rồng Sấm. Công trình tiêu biểu và phổ biến nhất với khách du lịch chính là Punakha Dzong. Đây cũng là pháo đài đẹp nhất nước với vị trí vô cùng ấn tượng - nằm giữa hai con sông nổi tiếng của đất nước là Pho Chu và Mo Chu.
Nhìn vẻ ngoài huyền bí và cuốn hút như hiện nay ít ai biết được nơi đây đã từng bị thiên nhiên tàn phá dữ dội như cháy rừng, động đất hay lụt lội… Trải qua thời gian dài được trùng tu, giờ đây Punakha Dzong đã quay trở lại thời kỳ hoàng kim vốn có của mình.

Lễ Tsechu

Hàng năm pháo đài Punakha Dzong đón hàng triệu lượt khách du lịch tới tham quan, chiêm ngưỡng. Không chỉ khoác lên những câu chuyện lịch sử, chính thắng cảnh nơi đây cũng khiến người khác phải say đắm . Đặc biệt pháo đài cũng là địa điểm tổ chức Festival Punakha Tsechu – một lễ hội xuân truyền thống kéo dài trong 5 ngày diễn ra với không khí tưng bừng, nhộn nhịp.

Xem thêm : Thuê bao chuyến bay -  Xu hướng mới lên ngôi

Nguồn Tổng hợp




Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Những điều cấm kỵ khi đi du lịch nước ngoài mà bạn cần biết.

Du lịch nước ngoài ngày nay rất được ưa chuộng, tuy nhiên ở mỗi nước sẽ có những phong tục, những điều được cho là cấm kỵ khác nhau. Vì thế, trước khi có quyết định du lịch nước nào các bạn nhớ phải tìm hiểu kỹ thói quen nước đó để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra nhé!


Để lại tiền tip khi sử dụng các dịch vụ tại Nhật



Người Nhật cho rằng nếu họ phục vụ tốt, khách hàng chắc chắn sẽ quay lại, điều đó sẽ mang về thêm nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, hóa đơn của nhà hàng vốn đã tính phí dịch vụ, nên khách hàng không cần trả thêm tiền tip.

Ăn trên phương tiện công cộng ở Singapore

Có rất nhiều điều bạn không được làm ở Singapore như vứt rác bừa bãi, không tuân thủ luật lệ giao thông, đi vệ sinh không dội nước… và đặc biệt là không được quét sơn bừa bãi. Nếu như bạn phun sơn bừa bãi lên một chiếc ô tô, rất có thể bạn sẽ bị phạt tiền và thậm chí là phải ngồi tù. Có rất nhiều điều bạn không được làm ở Singapore như vứt rác bừa bãi, không tuân thủ luật lệ giao thông, đi vệ sinh không dội nước… và đặc biệt là không được quét sơn bừa bãi. Nếu như bạn phun sơn bừa bãi lên một chiếc ô tô, rất có thể bạn sẽ bị phạt tiền và thậm chí là phải ngồi tù ở đảo quốc sư tử.

Hút thuốc ở Bhutan


Bhutan, nhập khẩu thuốc lá sẽ bị đánh thuế 100%. Nếu như hút thuốc ở nơi công cộng sẽ bị phạt ít nhất 225 USD. Tuy nhiên, nếu vì một lí do nào đó mà bạn bị bắt khi kinh doanh thuốc lá, bạn sẽ có thể bị khép tội buôn lậu và bị ngồi tù.

Bấm còi xe ở New Zealand


Tại xứ sở chim Kiwi, việc bấm những hồi còi dài liên tục được cho là sẽ khiến người đi đường tức giận và dễ xảy ra xô xát không đáng có. Vì vậy, người New Zealand luôn hết sức điềm đạm khi tham gia giao thông.

Bắt chước giọng bản địa khi tới Ireland


Giọng Anh của người Ireland hay tiếng Ireland đều rất khó để bắt chước. Vì vậy khi du khách cố nói giống người bản địa, họ có thể cảm thấy mình đang bị đem ra làm trò đùa. Điều này sẽ gây ra nhiều phiền toái cho bạn khi du lịch trên đất nước này.

Xem thêm :Những bí kíp giúp bạn luôn an toàn khi đi du lịch

Tổng hợp

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Bộ tộc sống dựa vào những con bò

Người Brokpa sống ở Bhutan nuôi bò yak để lấy lông dệt nên các bộ trang phục truyền thống, làm mũ che mưa, làm bạt dựng lều hay lấy sữa pha trà và bơ dùng hàng ngày.
Xem thêm: Bộ tộc 'người cá' ở Malaysia
 

Brokpa là một bộ tộc sống ở hai làng Merak và Sakten thuộc vùng đất hẻo lánh phía đông Buhtan. Đây là nơi luôn có sương mù bao phủ và nằm ở chân dãy núi Himalaya.


Người Brokpa xuất thân từ vùng Tshoona, Tây Tạng, và nguồn sống chính là những loài động vật. Họ đã sống ở khu vực biên giới gần bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ hàng thế kỷ qua bằng nghề nuôi bò yak, cừu và một số gia súc khác. Bò yak, cừu được nuôi để lấy lông làm len và cả thịt.



Tuy nhiên, những năm gần đây, Vương quốc Bhutan đang trên đà phát triển, cuộc sống của người Brokpa cũng bị tác động ít nhiều.

Nhiếp ảnh gia AJ Heath đã ở Bhutan một năm để làm việc, và một trong những dự án của anh là tìm gặp bộ tộc Brokpa khi tới làng Merak và Sakten vào tháng 7/2015.


AJ Heath đã dành hai tuần để sống cùng dân làng và thực hiện các bộ ảnh tập trung vào 4 nhóm dân tộc chính ở Bhutan. Heath chia sẻ: "Hầu như du khách đều đến làng ở một đêm khi phải trekking 4-5 ngày, vì vậy dân làng rất bất ngờ và tò mò khi thấy tôi ở lại lâu hơn".

Người Brokpa sống bằng nghề nuôi gia súc vì họ ở vùng đất cao, điều kiện không thích hợp để trồng trọt.


Một trong những phụ kiện đặc biệt của họ là chiếc mũ từ lông bò yak. Nó được thiết kế để tránh mưa táp vào mặt khi gắn thêm các lọn tóc.

Heath cho biết: "Hầu hết người tôi chụp ảnh đều mời tôi uống trà sữa và thêm vài cốc Ara (một loại đồ uống địa phương)". Dù sống ở nơi hoang vu và hẻo lánh, người dân Brokpa rất vui, hào hứng khi được chụp ảnh.


"Người Bhutan thân thiện, thích được chụp ảnh. Không quá nhiều nơi trên thế giới mà người dân lại gửi lời "cảm ơn" vì được chụp", Heath chia sẻ. Tuy vậy, anh vẫn là một nhiếp ảnh gia thận trọng để không ảnh hưởng nhiều đến họ. Heath đã ở trong nhà của người dân Brokpa để dễ dàng tìm hiểu, đi lại, gặp gỡ mọi người.


Chăm sóc bò yak là một công việc quan trọng của người Brokpa. Chỉ những con bò đực đã thiến và bò cái mới bị thu hoạch lông. Vào mùa hè, người Brokpa lại di cư vì họ thường di chuyển quanh vùng để tìm nơi tốt hơn cho việc chăn thả gia súc.


Cuộc sống của người Brokpa phụ thuộc rất nhiều vào các con vật họ nuôi. Trang phục họ mặc, mũ họ đội làm từ len của lông bò yak, kể cả chiếc lều của họ cũng từ làm bằng len, tuy càng ngày bạt nhựa càng được dùng nhiều hơn.


Bò yak cũng đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người Brokpa,. Không chỉ lấy thịt, họ còn vắt sữa để uống. Họ có thể uống cả chục cốc trà (làm từ bơ sữa bò yak) hàng ngày.


Là một nhiếp ảnh gia tài liệu chuyên nghiệp, Heath đã săn được những khoảnh khắc đặc biệt trong đời sống thường ngày của người Brokpa, trong bối cảnh đất nước Bhutan đang thay đổi rất nhanh chóng.


Như lối sống đặc biệt của người Brokpa, phong cảnh nơi họ ở cũng cuốn hút người nghệ sĩ. Anh chia sẻ: "Đó là sự kết hợp của một cánh rừng rậm, những thung lũng băng giá lớn và các vùng đồng cỏ mênh mông".


Một con đường mới sắp được xây dựng ở đây sẽ giúp cho cuộc sống của họ thuận lợi hơn, giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc nuôi bò yak và cừu.


Heath có ghi lại hình ảnh mua sắm và hàng hóa xuất hiện trong các ngôi làng. Các loại hàng hóa bọc trong túi nilon đang thay đổi dần cách sống và chế độ ăn của họ.

Tuy nhiên, việc nhập và sử dụng các mặt hàng này sẽ khiến họ xả ra các loại rác thải không thể phân hủy. Hơn nữa, khi du khách khắp nơi đổ đến, văn hóa và truyền thống của người Brokpa sẽ bị đe dọa nhiều hơn.
 
(Theo VnExpress)

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Những điều cần biết cho người dự định đi Bhutan

Bhutan cấm hút thuốc lá. Muốn mang thuốc lá vào Bhutan, du khách phải chịu mức thuế lên đến 400%.

Xem thêm: Đồ dùng phụ nữ nên mang theo khi du lịch Ấn Độ

Trong khuôn khổ triển lãm ảnh My Bhutan tại TP HCM, hai nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Thanh Hải, những người đã 3 lần có cơ hội tới Vương quốc Bhutan, chia sẻ những kinh nghiệm của mình về đất nước xinh đẹp, là niềm mơ ước của nhiều du khách khắp thế giới, nhưng vẫn còn rất xa lạ đối với nhiều người Việt.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng - người đã có những trải nghiệm tại vương quốc Bhutan.

​Bhutan nằm giữa Trung QuốcẤn Độ, có diện tích 47.500 m2, dân số khoảng 750.000 dân, hầu hết theo đạo Phật. Ngôn ngữ truyền thống là tiếng Tạng nhưng ngôn ngữ chính ở Bhutan là tiếng Anh, người Bhutan cũng có thể nói được tiếng Ấn Độ. Kinh tế Bhutan chủ yếu là khai thác thủy điện để bán cho Ấn Độ.

Visa

Để đến được Bhutan, du khách không thể tự xin visa nhập cảnh theo dạng cá nhân mà phải thông qua các công ty du lịch trong nước hoặc từ Bhutan. Điều kiện để được cấp visa phụ thuộc vào việc khách có chứng minh đủ tài chính để thực hiện chuyến đi hay không. Thông thường các công ty sẽ tổ chức theo từng nhóm khách, tối thiểu 3 đến 5 người.

Chi phí

Vé máy bay khứ hồi Hà Nội hoặc TP HCM tới Paro (Bhutan), transit qua Bangkok (Thái Lan) khoảng 600 USD.

Chi phí tính theo ngày vào những tháng thấp điểm như từ tháng 5 đến tháng 8 hoặc tháng 11 và 12, mỗi khách phải trả khoảng 200 USD. Những tháng còn lại, mỗi ngày khoảng 250 USD. Số tiền này bao gồm tất cả các dịch vụ ăn uống, khách sạn, xe đưa đón, chi phí tham quan, bảo hiểm...

Thời gian và lịch trình

Cảnh thanh bình đất nước Bhutan. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Hoàn toàn không phù hợp nếu bạn đến Bhutan với ý định mua sắm hoặc cần sự nhộn nhịp bởi ở vương quốc Phật giáo này, ngay cả đường phố ở thủ đô vẫn trông như nông thôn. Tuy nhiên bù lại, cảnh núi non hùng vĩ, kiến trúc độc đáo của những đền chùa, tu viện và sự hiếu khách sẽ làm bạn cảm thấy choáng ngợp.

Sẽ cần ít nhất 5 ngày để tới những nơi cơ bản tại Bhutan nếu bạn bị hạn chế về thời gian và tài chính. Còn đối với những tay săn ảnh hoặc những người thích leo núi, cần phải có từ 7 đến 10 ngày. Những nơi nhất thiết phải đến ở miền Tây Bhutan gồm thị trấn Paro (nơi có sân bay quốc tế), thủ đô Thimpu và cố đô Punakha.

Mất tối thiểu là một ngày rưỡi cho chặng tham quan đầu tiên tại Paro. Dù có sân bay quốc tế nhưng đây là một thị trấn nhỏ với những những ngôi nhà truyền thống có khung cửa chạm trổ cầu kỳ, nên nóc nhà và trước nhiều mái hiên treo đầy những chùm ớt chín - đây cũng là món ăn ưa thích của người dân nơi đây.

Tại Paro, du khách sẽ được tham quan tu viện Rinpung Dzong cổ kính theo kiến trúc của một pháo đài được xây dựng từ hàng trăm năm. Và nếu chịu khó leo núi mất khoảng 4 giờ đồng hồ, du khách sẽ được ngắm tu viện Taktsang hay còn gọi là Huyệt Hổ Tự nằm chênh vênh trên vách núi cao hơn 3.000 m.

Điểm đến thứ hai là thủ đô Thimphu, nơi có cung điện và nhiều tu viện nổi tiếng như tu viện Tashichho Dzong nằm bên bờ sông Wang Chhu là nơi làm việc của quốc vương Bhutan.

Tại cố đô Punakha, ngoài những công trình kiến trúc cổ và những lễ hội được tổ chức quanh năm, khách tham quan còn được ngắm dãy Himalaya hùng vĩ từ đỉnh đèo Dochula hoặc khám phá vẻ đẹp của thung lũng Phobjikha thanh bình với những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống.

Một số lưu ý khác

Tu viện Punakha. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Khí hậu của Bhutan quanh năm giá lạnh, chính vì thế áo ấm là thứ không thể thiếu cho chuyến đi, ngoài ra nếu không quen loại thức ăn nhạt theo kiểu ăn chay chỉ có rau củ quả, du khách cần chuẩn bị sẵn các loại thức ăn nhẹ như ruốc, mì gói, xúc xích, muối...

Với dân nhiếp ảnh, nên có chân máy do thời tiết lạnh khiến người chụp ảnh dễ bị rung tay dù đã trang bị đồ ấm tốt. Ánh sáng ở Bhutan có độ tương phản lớn giữa vùng tối và vùng sáng (chênh lệch 8-9 khẩu độ) chính vì thế cần phải trang bị filter (kính lọc) hoặc chế độ HDR để tăng độ tương phản để bù chi tiết vùng tối vùng sáng. Do chủ yếu chụp phong cảnh nên dùng ống kính cần thiết phải dùng là tele (70-200 mm) hoặc ống gốc rộng (16-35 mm, 24-70 mm). Thiết bị càng gọn nhẹ càng tốt do di chuyển nhiều, thậm chí phải mang theo máy ảnh nhỏ có dãy tiêu cự 24-200 mm. Một điều cần thiết khác là phải chuẩn bị pin dự trữ và thẻ nhớ.

Một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng là thuốc lá. Bhutan cấm hút thuốc lá, chính vì thế với dân nghiện thuốc, việc hút thuốc tại vương quốc này là cực kỳ khó khăn. Muốn mang thuốc lá vào Bhutan, du khách phải chịu mức thuế lên đến 400%.

Món ăn truyền thống của Bhutan là ớt nấu bơ và pho mát, đây được xem là món ăn đặc sản và ngon miệng. Các bé trước khi biết nói đã lễ Phật nên không có chuyện sát sinh, ngay cả thấy kiến cũng né, thấy trứng bồ câu rơi thì đặt lại trên tổ. Mỗi tuần thường chỉ có 2 ngày người dân Bhutan ăn thịt cá. Khách đến nhà chính vì thế cũng được mời ớt xào bơ.

Mr True

Bài đăng phổ biến