Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiệp vụ quản lý khách sạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiệp vụ quản lý khách sạn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Học ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không?

Quản trị khách sạn là một trong những ngành "công nghiệp không khói" đang thu hút nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều bạn khi đã bắt đầu theo học vẫn chưa định hình được rõ ràng ngành này học nội dung gì, chương trình đào tạo ra sao? Đặc biệt, học ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không cũng là mối quan tâm hàng đầu khi các bạn bước vào quá trình chọn ngành, chọn trường.


Học ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc sau khi tốt nghiệp không?

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển khối ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn tăng mạnh theo từng năm. Nhu cầu nhân lực ở các ngành này vì thế cũng ngày một lớn, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở cấp bậc quản lý. 
Với những kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ được đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc quản lý, giám sát, điều hành trong các bộ phận kinh doanh của khách sạn như lễ tân, buồng, quản trị nhân sự, dịch vụ bổ sung, tổ chức sự kiện trong hệ thống các khách sạn trong nước và quốc tế từ 3 đến 5 sao. Cụ thể, các bạn có thể đảm trách các vị trí nghề nghiệp giàu tiềm năng phát triển sau đây:
- Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ khách sạn;
- Chuyên viên thực hiện các chương trình phát triển du lịch, hướng dẫn viên du lịch;
- Tổ trưởng bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự như tại các bộ phận như lễ tân, phục vụ, bếp, buồng, hành chính;
- Giám đốc điều hành khách sạn, du lịch;

Sinh viên ngành Quản trị khách sạn có thể làm việc ở đâu?

Với kiến thức chuyên môn vững vàng cùng vốn ngoại ngữ thông thạo, sinh viên tốt nguyện ngành Quản trị khách sạn có nhiều cơ hội làm việc trong nước lẫn quốc tế. Theo đó, các bạn có thể làm việc tại:
- Các khách sạn, resort, khu du lịch, nghỉ dưỡng;
- Các doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành trên cả nước;
- Các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông về du lịch;
- Khu vui chơi, giải trí;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo Quản trị khách sạn,…
- Bộ phận du lịch các sở, ban, ngành.

Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp đã giải quyết được khúc mắc Học ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không? Các bạn có đam mê với ngành Quản trị khách sạn sẽ tự tin hơn với ngành nghề mà mình đã chọn. Chúc các bạn thành công.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Kỹ năng cần thiết của một quản lý khách sạn giỏi

Người quản lý khách sạn cần phải luôn chắc rằng nhân viên của họ đang cung cấp một dịch vụ thân thiện và tốt nhất đến khách hàng. Khách hàng chính là người quyết định khách sạn của bạn thuê bao nhiêu nhân viên, ở những vị trí nào, thực hiện các công việc gì và tài chính của khách sạn và đảm bảo các hoạt động được diễn ra đúng lịch trình.


Kỹ năng cần thiết của một quản lý khách sạn giỏi

Chính vì thế, vị trí quản lý khách sạn rất quan trọng và then chốt trong khách sạn. Chủ khách sạn có thể thuê một người có khả năng đảm nhận vị trí này hoặc chính bản thân họ. Tuy nhiên người đó cần phải có khả năng xử lý các tình huống căng thẳng từ việc chăm sóc khách hàng, chú ý đến chi tiết nhỏ trong hoạt động của khách sạn đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tuyệt vời và kỹ năng lắng nghe khách hàng trong bất cứ trường hợp nào.

1. Kiểm soát công việc tốt

Đảm nhiệm vị trí quản lý khách sạn nghĩa là bạn sẽ phải quản lý nhiều nhân viên ở các phòng ban khác nhau và năm giữ nhiều vị trí quan trọng hơn: bạn sẽ cần giám sát, theo dõi nhân viên trong quá trình họ thực hiện công việc như lau dọn, chào hỏi khách hàng, làm bếp, thái độ lễ tâm và nhiều hoạt động khác, điều này tuỳ thuộc vào quy mô mỗi khách sạn khác nhau. Khối lượng công việc ở vị trí này khá nhiều, vì vậy việc bạn rơi vào trạng thái căng thẳng là điều rất dễ xảy ra.

Vì vậy kiểm soát những căng thẳng này trong công việc sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình làm việc của một quản lý khách sạn, và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của nhân viên khách sạn khi họ nhìn thấy bạn căng thẳng. Hãy kiểm soát sự căng thẳng và xử lý nó là một cách giúp cả bạn và nhân viên của bạn có một tâm trạng tốt khi làm việc, cho phép bạn có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào của khách sạn một cách nhanh chóng và hiệu quả

2. Khả năng quan sát tốt

Người quản lý khách sạn cần có môt khả năng quan sát tốt. Dĩ nhiên là như vậy vì bạn sẽ là người giám sát nhân viên của bạn, có khả năng quan sát tốt bạn sẽ có những quyết định đúng đắn với mỗi nhân viên trong khách sạn.

Mỗi khách sạn đều phải được vận hành theo các tiêu chuẩn cụ thể. Bạn cần phải chắc chắn rằng những nhân viên vệ sinh đang dọn dẹp phòng đúng cách và duy trì điều kiện vệ sinh trong khách sạn của bạn. Bạn cũng sẽ cần phải thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm khi chuẩn bị thức ăn cho khách hàng, đây là một vấn đề rất được nhiều khách hàng quan tâm khi dùng bữa tại khách sạn.

Hơn nữa, bạn cũng cần nắm rõ hơn ai hết mọi hoạt động đang diễn ra trong khách sạn. Đừng bao giờ để bất cứ nhân viên nào làm việc mà bạn không biết, hoặc họ sẽ bị mất kiểm soát trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách sạn. Việc thường xuyên đốc thúc, kiểm tra công việc của nhân viên một phần giúp bạn giải quyết những vấn đề phát sinh kịp thời, phần còn lại tạo cho nhân viên ý thức làm việc tốt hơn bởi họ biết luôn có những người có thể kiểm tra họ bất cứ lúc nào.

3. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất cứ ai đều cần nếu muốn trở thành một người quản lý khách sạn. Tại nơi làm việc, bạn sẽ phải quản lý nhân viên từ tất cả các phòng ban cũng như làm việc với khách hàng. Bạn cần phải cho nhân viên thấy rằng họ có đang làm việc đúng cách hay không và khuyến khích họ nếu cần. Hoặc cũng có thể là nở một nụ cười tươi với bất cứ khách hàng nào để họ nhận ra rằng quyết định lựa chọn khách sạn của bạn là đúng đắn.

Giao tiếp với nhân viên hay khách hàng không chỉ là cách giúp bạn tạo dựng mối quan hệ gần gũi, gắn bó hơn mà còn giúp bạn hiểu được họ đang nghĩ gì, họ có muốn chia sẻ điều gì với bạn không. Là một người quản lý khách sạn, bạn sẽ cần phải thường xuyên giao tiếp với nhân viên để đảm bảo lịch trình công việc đúng và cho họ biết thời điểm nào khách sạn bận rộn nhất (nhất là với những nhân viên mới).

4. Kỹ năng lắng nghe

Bên cạnh việc là một người giao tiếp tốt, bạn cũng cần là một người biết lắng nghe người khác nói, nhất là nhân viên và khách hàng của bạn, vì nếu bạn không nghe, có thể bạn sẽ bỏ lỡ một vấn đề quan trọng nào đó quyết định đến danh tiếng, thành khách sạn của bạn.

Đó là lý do tại sao bạn nên dành thời gian để tắng nghe nhân viên, khánh hàng và những người quan bạn nói nhiều hơn, hiểu được khách hàng, nhân viên chính là cách bạn tạo một môi trường làm việc tốt ở khách sạn và giúp hiệu quả công việc được nâng cao. Tôn trọng khách hàng, nhân viên, họ sẽ tôn trọng lại bạn.

Bài đăng phổ biến