Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên tắc 3 – 3 – 3 – 3 với người làm hướng dẫn viên du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên tắc 3 – 3 – 3 – 3 với người làm hướng dẫn viên du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Nguyên tắc 3 – 3 – 3 – 3 với người làm hướng dẫn viên du lịch

Dưới đây là nguyên tắc 3 – 3 – 3 – 3 với nghề hướng dẫn viên du lịch. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về công việc này. 


Nguyên tắc 3 – 3 – 3 – 3 với người làm hướng dẫn viên du lịch

3 phải có 

1. Hướng dẫn viên du lịch phải biến mình thành “bách khoa toàn thư” 


Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi, bạn cần nắm vững kiến thức chuyên môn. Đó là các kiến thức về tổ chức tour du lịch, hướng dẫn khách ra sao, trả lời khách thế nào, …. Và một số nghiệp vụ khác như thủ tục thông hành, hộ chiếu, đặt vé tàu, vé máy bay… Hướng dẫn viên du lịch còn cần khối lượng kiến thức khổng lồ về địa lý, văn hóa, lịch sử…Họ cần am hiểu pháp luật, phong tục vùng miền để cảnh báo và ngăn chặn hành vi trái phép của du khách. Vì vậy hướng dẫn viên du lịch như một “cuốn bách khoa toàn thư di động”. Họ không cần biết quá sâu nhưng cần biết rộng để giải đáp cho du khách.

2. Hướng dẫn viên du lịch phải trở thành “bậc thầy giao tiếp” 


Có rất nhiều yếu tố để tạo thành một hướng dẫn viên du lịch tài giỏi. Nhưng một trong những kỹ năng quan trọng nhất phải kể đến là giao tiếp. Hướng dẫn viên du lịch là nghề luôn phải tiếp xúc với rất nhiều người, cả trong và ngoài nước. Trau dồi khả năng giao tiếp giúp bạn tự tin hơn và tạo ấn tượng tốt với du khách. Kỹ năng giao tiếp chính là một trong các yếu tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, bạn cần luyện tập để giọng nói truyền cảm, biểu cảm gương mặt đa dạng. Đây là dấu ấn cá nhân riêng biệt du khách sẽ nhớ về bạn sau mỗi chuyến đi. Hãy luyện cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Ngoài lời nói truyền cảm, hãy sử dụng thêm cử chỉ, nét mặt, tay chân cho phù hợp. Như thế, du khách sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.

3. Hướng dẫn viên du lịch phải trở thành “người kể chuyện”

 

Truyền tải thông tin là nhiệm vụ quan trọng nhất của hướng dẫn viên du lịch. Một hướng dẫn viên giỏi cần phải nắm rõ các nguyên tắc thuyết trình và tạo cảm hứng cho du khách. Để làm được điều đó, bài thuyết minh của bạn phải truyền cảm, hấp dẫn. Nếu bạn chỉ đơn giản thuyết trình lại thông tin về địa danh bằng giọng như ru ngủ với nội dung nhàm chán thì du khách sẽ không hề thích thú lắng nghe. Hãy trở thành một người kể chuyện thu hút. Hướng dẫn viên cần liên tưởng, so sánh các sự kiện, địa danh, nhân vật với nhau. Từ đó tạo ra câu chuyện của riêng mình, thay vì “trả bài” theo cách truyền thống. 

3 không được có 

1. Hướng dẫn viên du lịch không đưa tin sai lệch 


Những thông tin mà hướng dẫn viên truyền đạt đến du khách phải tuyệt đối chính xác. Đưa tin sai lệch làm cho du khách hiểu sai, gây nhầm lẫn về địa danh, lịch sử. Việc đó còn làm xấu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Việc đưa tin sai lệch, đặc biệt về lịch sử, chính trị gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bạn có thể bị phạt tiền hoặc vướng vào tội bạo động chính trị, gây mất ổn định xã hội.

2. Hướng dẫn viên không được trễ giờ


Một đoàn du khách chẳng thể chờ một hướng dẫn viên trễ giờ. Tuyệt đối không sai giờ hẹn trước vì điều này tạo ra ấn tượng xấu về bạn với du khách. Trễ giờ chỉ chứng tỏ rằng bạn đang không hề nghiêm túc trong công việc này. Đó là sự thiếu chuyên nghiệp và gây mất điểm với khách hàng. Trong khi nghề dịch vụ, khách hàng phải là “thượng đế”. Khi làm mất lòng “thượng đế” thì công ty du lịch đó sẽ chẳng thể phát triển.

3. Hướng dẫn viên du lịch không được nóng tính như đã biết, hướng dẫn viên du lịch luôn “đầu tắt mặt tối”. 


Đây là nghề phải “làm dâu trăm họ”. Bạn sẽ không thể trở thành hướng dẫn viên nếu bạn nóng tính. Hướng dẫn viên du lịch cũng là một nghề trong ngành dịch vụ. Vì thế, bạn luôn phải trong tâm thế vui vẻ, cởi mở, thân thiện để phục vụ du khách. Trong tour du lịch, chắc hẳn sẽ có nhiều tình huống, sự cố xấu xảy ra. Chính vì vậy bạn không thể nóng tính mà phải luôn bình tĩnh trước mọi chuyện. Cần giữ một thái độ lịch sự và tôn trọng với du khách. Chỉ có như thế thì du khách mới có thể thoải mái, yên tâm đồng hành cùng bạn trong suốt chuyến đi.

3 điểm cộng 

1. Thu nhập cao Mức lương của hướng dẫn viên du lịch vô cùng hấp dẫn. 


Bạn được trả lương cứng khoảng 8  – 10 triệu đồng / tháng . Trình độ ngoại ngữ giỏi, bạn sẽ nhận được 10 – 30 triệu đồng / tháng cho các tour nước ngoài. Ngoài thu nhập “cứng” hàng tháng, bạn còn có tiền trợ cấp và những khoản “tip” sau mỗi tour. Thu nhập này phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống và mức độ hài lòng của khách hàng.

2. Được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa 


Bạn ước mơ được du ngoạn trên những cung đường rộng lớn và nhiều vùng đất mới lạ. Hướng dẫn viên chính là cơ hội để bạn thỏa mãn đam mê của mình. Bạn sẽ được đến với các vùng đất mới với chi phí 0 đồng. Thưởng ngoạn phong cảnh Việt Nam, thăm thú kỳ quan thế giới là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mỗi vùng đất mà bạn đến đều có văn hóa đặc sắc, phong tục độc đáo, đậm chất bản địa. Những món ăn ngon, những làn điệu dân ca hay trò chơi dân gian… là điều bạn được trải nghiệm. Làm hướng dẫn viên, bạn sẽ được khám phá những văn hóa mới lạ mà không sách vở nào có thể miêu tả được.

3. Rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện bản thân 


Làm hướng dẫn viên, bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng giao tiếp qua các tour du lịch. Dĩ nhiên, vốn tiếng Anh của bạn cũng được cải thiện và nâng cao hơn. Ngoài ra, làm hướng dẫn viên du lịch còn giúp bạn trở nên nhanh nhẹn, năng động. Nó giúp bạn rèn luyện đức tính kiên trì và tự tin giải quyết vấn đề. 

3 điểm trừ 

1. Ít sum họp với gia đình, khó chăm lo cho gia đình 


Đặc thù công việc của nghề này là đi làm vào ngày nghỉ của cả nước. Nhà nhà, người người chọn du lịch vào những dịp lễ, Tết dài ngày. Chính vì vậy, đây là thời gian cao điểm của ngành du lịch. Làm hướng dẫn viên bạn phải chấp nhận không được ở bên gia đình vào những dịp lễ, Tết. Đây là một trong những nghề không hề đón Tết. Nhiều khi, bạn phải nhận những tour du lịch dài cả tháng trời.  Họ thường nghỉ vào những ngày mọi người đi làm. Muốn đưa con đi chơi cũng vô cùng khó khăn vì mình nghỉ làm thì con đi học. Ít sum họp với gia đình hoặc khó chăm lo cho con cái là việc thường xuyên xảy ra.

2. Áp lực công việc lớn 


Hướng dẫn viên du lịch là nghề có tỷ lệ đào thải vô cùng lớn. Sự sàng lọc của ngành du lịch rất cao. Cùng với các đòi hỏi khắt khe, đây là nghề luôn phải chịu áp lực công việc. Mỗi khách một tính và có những yêu cầu riêng. Làm sao làm vừa lòng được hết các “thượng đế” là áp lực mà hướng dẫn viên luôn phải chịu. Ngoài ra họ còn luôn phải kiềm chế cảm xúc của mình để làm việc chuyên nghiệp hơn. Sự khắt khe của nghề này đòi hỏi các hướng dẫn viên phải thật khéo léo, tận tâm và tự hoàn thiện bản thân.

3. Lắm điều tiếng 


Đây thực sự là nghề lắm điều tiếng, đặc biệt là đối với nữ. Người ta nói con gái làm hướng dẫn viên thường dễ dãi. Có nhiều trường hợp hướng dẫn viên nữ phải ngủ chung phòng với lái xe nam. Các công ty du lịch làm vậy để tiết kiệm chi phí cho mình. Việc bị sàm sỡ và xảy ra các hành vi khiếm nhã là điều họ gặp phải. Việc trêu ghẹo, quấy rối thường xảy ra ở các tour khách nội địa nhiều hơn là tour nước ngoài. Các hướng dẫn viên nữ cần thể hiện thái độ kiên quyết, nghiêm túc và đúng mực. Khi du khách, lái xe thấy mình cứng rắn thì sẽ không buông lời khiếm nhã.

Bài đăng phổ biến