Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Chơi gì ở Sóc Trăng?

Không chỉ nổi tiếng với những món ăn ngon mà những địa điểm du lịch Sóc Trăng cũng rất thu hút du khách đến khám phá.

Chơi gì ở Sóc Trăng?

Đi chợ nổi Ngã Năm



Mang nét đẹp nguyên bản, dung dị của phiên chợ miền Tây sông nước. Khác với những khu chợ khác, chợ nổi Ngã Năm bắt đầu họp từ 3h sáng, chợ tấp nập nhất vào lúc 5h. Nếu muốn ngắm bình minh trên chợ nổi, bạn nên đến vào lúc 6h, đây là thời điểm mặt trời vừa lên. Đến chợ nổi Ngã Năm, bạn có thể thưởng thức các loại nông sản như dứa, chôm chôm và dừa. Du khách nên trải nghiệm bữa sáng lênh đênh trên sông, thưởng thức cơm tấm hay hủ tiếu nóng hổi.

Trải nghiệm làm nông ở cồn Mỹ Phước


Cồn Mỹ Phước nằm giữa con sông Hậu hiền hòa, thuộc địa phận xã Nhơn Mỹ cách thị trấn Kế Sách chừng 10km, nổi tiếng với vựa hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quýt và nhãn. Khi đến đây bạn sẽ được trải nghiệm làm nông dân, được tự tay hái và thưởng thức trái cây vô cùng hấp dẫn.

Giải trí ở khu du lịch sinh thái Bình An


Khu du lịch sinh thái Bình An hội tụ đầy đủ nhiều hoạt động, trò chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu…đáp ứng mọi nhu cầu của du khách khi tới đây. Ngoài ra khuôn viên còn được bố trí hài hòa với nhiều cây xanh, bể bơi, ao cá xen kẽ tạo nên một tổ hợp không gian rất thích hợp cho những chuyến du lịch cuối tuần cho các nhóm bạn hay gia đình.

Sống ảo ở chùa Som Rong


Chùa Som Rong (Wat Pătum Wôngsa Som Rông), mang hơi hướng kiến trúc chùa cổ của người Khmer với những đường nét chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết. Chùa được xây dựng đậm lối kiến trúc của người Khmer với 4-5 điện khác nhau. Mỗi điện là 1 kiểu màu sắc và kiến trúc khác biệt, nhưng đẹp nhất và độc đáo nhất phải kể đến là gian tháp chính. Đến đây bạn có thể tha hồ thả dáng để check in lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Lênh đênh miền Tây sông nước ở những khu chợ nổi bình dị

Nếu có dịp ghé thăm miền Tây, du khách không thể bỏ qua những khu chợ nổi nhộn nhịp mà bình dị, thưởng thức đủ loại nông sản, các món ăn vặt nổi tiếng đất phương Nam.

Nếu có dịp ghé thăm miền Tây, du khách không thể bỏ qua những khu chợ nổi nhộn nhịp mà bình dị, thưởng thức đủ loại nông sản, các món ăn vặt nổi tiếng đất phương Nam.

Chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng

Mang nét đẹp nguyên bản, dung dị của phiên chợ miền Tây sông nước. Khác với những khu chợ khác, chợ nổi Ngã Năm bắt đầu họp từ 3h sáng, chợ tấp nập nhất vào lúc 5h. Nếu muốn ngắm bình minh trên chợ nổi, bạn nên đến vào lúc 6h, đây là thời điểm mặt trời vừa lên. Đến chợ nổi Ngã Năm, bạn có thể thưởng thức các loại nông sản như dứa, chôm chôm và dừa. Du khách nên trải nghiệm bữa sáng lênh đênh trên sông, thưởng thức cơm tấm hay hủ tiếu nóng hổi.

Mang nét đẹp nguyên bản, dung dị của phiên chợ miền Tây sông nước. Khác với những khu chợ khác, chợ nổi Ngã Năm bắt đầu họp từ 3h sáng, chợ tấp nập nhất vào lúc 5h. Nếu muốn ngắm bình minh trên chợ nổi, bạn nên đến vào lúc 6h, đây là thời điểm mặt trời vừa lên. Đến chợ nổi Ngã Năm, bạn có thể thưởng thức các loại nông sản như dứa, chôm chôm và dừa. Du khách nên trải nghiệm bữa sáng lênh đênh trên sông, thưởng thức cơm tấm hay hủ tiếu nóng hổi.

Chợ nổi Ngã Bảy, Hậu Giang

Hay còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, một điểm đến du khách không thể bỏ qua khi ghé Hậu Giang. Nếu không thích những nơi tấp nập du khách, bạn nên ghé chợ nổi Phụng Hiệp và trải nghiệm cuộc sống bình dị của người miền Tây. Mỗi thuyền, ghe, bán một loại nông sản hay mặt hàng riêng. Các mặt hàng được treo cao trên những cây bẹo thay cho biển quảng cáo. Đến đây, bạn có thể thưởng thức những ly cà phê đặc sánh, thả tâm hồn trôi theo những câu vọng cổ miên man ngân vang trên sông.

Hay còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, một điểm đến du khách không thể bỏ qua khi ghé Hậu Giang. Nếu không thích những nơi tấp nập du khách, bạn nên ghé chợ nổi Phụng Hiệp và trải nghiệm cuộc sống bình dị của người miền Tây. Mỗi thuyền, ghe, bán một loại nông sản hay mặt hàng riêng. Các mặt hàng được treo cao trên những cây bẹo thay cho biển quảng cáo. Đến đây, bạn có thể thưởng thức những ly cà phê đặc sánh, thả tâm hồn trôi theo những câu vọng cổ miên man ngân vang trên sông.

Chợ nổi Long Xuyên, An Giang

Ghé thành phố Long Xuyên (An Giang), du khách không thể bỏ qua chợ nổi Long Xuyên, khu chợ nổi trên dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa. Chợ nổi cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 2 km. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm các món ăn mộc mạc, đậm vị miền Tây như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn…
Ảnh: Thái Bụng Bự
Ghé thành phố Long Xuyên (An Giang), du khách không thể bỏ qua chợ nổi Long Xuyên, khu chợ nổi trên dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa. Chợ nổi cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 2 km. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm các món ăn mộc mạc, đậm vị miền Tây như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn…

Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

Khác với chợ nổi Ngã Năm hay Phùng Hiệp, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) nhộn nhịp, tấp nập du khách hơn. Đây là khu chợ nổi tiếng ở mảnh đất Tây Đô trù phú. Chợ Cái Răng cách bến Ninh Kiều (Cần Thơ) khoảng 4 km, du khách đi thuyền khoảng 30 phút sẽ đến chợ. Đến chợ nổi Cái Răng, du khách nên thưởng thức các loại nông sản nổi tiếng đất phương Nam như quýt Lai Vung, bưởi năm roi, sầu riêng...    Ngoài thưởng thức các loại trái cây, check-in trên thuyền vào buổi sớm cũng là trải nghiệm nhiều du khách yêu thích khi ghé chợ nổi Cái Răng. Bạn nên đến chợ vào lúc 5h sáng, hòa mình với cuộc sống thường nhật của người miền Tây trên sông, nếm thử loạt món ăn vặt nổi tiếng và ghi lại những bức hình "sống ảo" nghìn like.
Ảnh: nhonhonguyen226
Khác với chợ nổi Ngã Năm hay Phùng Hiệp, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) nhộn nhịp, tấp nập du khách hơn. Đây là khu chợ nổi tiếng ở mảnh đất Tây Đô trù phú. Chợ Cái Răng cách bến Ninh Kiều (Cần Thơ) khoảng 4 km, du khách đi thuyền khoảng 30 phút sẽ đến chợ. Đến chợ nổi Cái Răng, du khách nên thưởng thức các loại nông sản nổi tiếng đất phương Nam như quýt Lai Vung, bưởi năm roi, sầu riêng...

Ngoài thưởng thức các loại trái cây, check-in trên thuyền vào buổi sớm cũng là trải nghiệm nhiều du khách yêu thích khi ghé chợ nổi Cái Răng. Bạn nên đến chợ vào lúc 5h sáng, hòa mình với cuộc sống thường nhật của người miền Tây trên sông, nếm thử loạt món ăn vặt nổi tiếng và ghi lại những bức hình "sống ảo" nghìn like.

Chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang

Khác với nhiều phiên chợ miền Tây, chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) họp từ buổi sáng tinh mơ và tan vào lúc đêm muộn. Chợ nổi Cái Bè tấp nập, nhộn nhịp với các xuồng, ghe đủ màu sắc. Du khách nên ghé khu chợ vào buổi tối, trải nghiệm quang cảnh mua bán nhộn nhịp, lung linh trên sông.

Khác với nhiều phiên chợ miền Tây, chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) họp từ buổi sáng tinh mơ và tan vào lúc đêm muộn. Chợ nổi Cái Bè tấp nập, nhộn nhịp với các xuồng, ghe đủ màu sắc. Du khách nên ghé khu chợ vào buổi tối, trải nghiệm quang cảnh mua bán nhộn nhịp, lung linh trên sông.


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Bánh Cóng miền Tây – Đi xa là nhớ, đi về là ăn

Bánh Cóng là món ngon nổi tiếng của Sóc Trăng, là đặc sản của người Khmer Nam Bộ được rất nhiều người Sài Gòn ưa chuộng. Chỉ đơn giản là bánh được đổ trong những chiếc cóng nên bánh có tên gọi là bánh Cóng.

Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh – chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.

Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh – chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Tuy chỉ là một món ăn vặt nhưng toàn bộ quy trình làm bánh đều đòi hỏi phải tinh tế và khéo léo, từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước thế nào cho đủ, pha nước chấm sao cho vừa ý khách. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, đậu xanh, tôm thịt… nhưng không quá ngấy.

Tuy chỉ là một món ăn vặt nhưng toàn bộ quy trình làm bánh đều đòi hỏi phải tinh tế và khéo léo, từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước thế nào cho đủ, pha nước chấm sao cho vừa ý khách. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, đậu xanh, tôm thịt… nhưng không quá ngấy.

Từng thứ nhỏ nhặt thế thôi những nếu không chú ý thì sẽ dễ mất khách, vì khách đến với hàng bánh Cóng vừa xuề xòa vừa khó tính. Dễ ở chỗ không kén nơi ngồi nhưng lại đòi hỏi cầu kỳ trong cách thưởng thức, bánh phải đủ ngon thì mới giữ chân khách dài lâu.


Từng thứ nhỏ nhặt thế thôi những nếu không chú ý thì sẽ dễ mất khách, vì khách đến với hàng bánh Cóng vừa xuề xòa vừa khó tính. Dễ ở chỗ không kén nơi ngồi nhưng lại đòi hỏi cầu kỳ trong cách thưởng thức, bánh phải đủ ngon thì mới giữ chân khách dài lâu.

Thường người Sài Gòn hay ăn chung với bánh cuốn như một kiểu ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà vì khi ấy, bánh Cóng đã nguội, xếp gọn gàng trong tủ kính hoặc khay đồ ăn, mất hẳn độ nóng giòn thơm phức. Vì thế, người sành ăn vẫn thích tìm đến những hàng quán chỉ chuyên về bánh Cóng, nơi mà chỉ cần đi ngang qua đã nghe mùi thơm lan tỏa cuốn hút từ chảo dầu sôi sùng sục, trong đó là những chiếc bánh Cóng vàng ruộm đầy hấp dẫn.

Thường người Sài Gòn hay ăn chung với bánh cuốn như một kiểu ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà vì khi ấy, bánh Cóng đã nguội, xếp gọn gàng trong tủ kính hoặc khay đồ ăn, mất hẳn độ nóng giòn thơm phức. 

Vì thế, người sành ăn vẫn thích tìm đến những hàng quán chỉ chuyên về bánh Cóng, nơi mà chỉ cần đi ngang qua đã nghe mùi thơm lan tỏa cuốn hút từ chảo dầu sôi sùng sục, trong đó là những chiếc bánh Cóng vàng ruộm đầy hấp dẫn. 

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt.

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt.

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt. 


Theo laodong.vn

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Bánh lá dừa - Món quà đi cùng ký ức miền Tây

Miếng nếp dẻo béo thơm cùng nước cốt dừa nằm trong nhánh lá cuốn tròn như chiếc lò xo của bánh lá dừa in đậm ký ức tuổi thơ của nhiều người miền Tây.

Không biết từ khi nào, cùng với bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lá dừa của người miền Tây đã trở nên quen thuộc trong từng bữa ăn. Không quá cầu kỳ, song bánh lá dừa lại làm vừa lòng người ăn bởi sự hòa quyện tuyệt vời của nhiều nguyên liệu.

Không biết từ khi nào, cùng với bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lá dừa của người miền Tây đã trở nên quen thuộc trong từng bữa ăn. Không quá cầu kỳ, song bánh lá dừa lại làm vừa lòng người ăn bởi sự hòa quyện tuyệt vời của nhiều nguyên liệu. 

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa.

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa.

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa.  

Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân.

Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân.

Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân. 

Ngoài lá dừa thì trái dừa khô là nguyên liệu không thể thiếu. Để bánh lá dừa thơm và béo, dừa khô được nạo nhuyễn trộn vào hạt nếp trước khi gói. Nước cốt dừa cũng được hòa cùng để tạo độ bóng sáng cho chiếc bánh sau khi nấu chín.

Ngoài lá dừa thì trái dừa khô là nguyên liệu không thể thiếu. Để bánh lá dừa thơm và béo, dừa khô được nạo nhuyễn trộn vào hạt nếp trước khi gói. Nước cốt dừa cũng được hòa cùng để tạo độ bóng sáng cho chiếc bánh sau khi nấu chín.

Để chiếc bánh ngon, người làm bánh cần khéo léo trong việc cho nếp vào bên trong cuốn lá dừa. Nếp nén chặt tay sẽ khiến bánh khô cứng. Nếp nén lỏng tay khiến bánh dễ bị rời. Ngoài ra muốn bánh ngon thì phải chọn loại nếp thật dẻo thơm.

Để chiếc bánh ngon, người làm bánh cần khéo léo trong việc cho nếp vào bên trong cuốn lá dừa. Nếp nén chặt tay sẽ khiến bánh khô cứng. Nếp nén lỏng tay khiến bánh dễ bị rời. Ngoài ra muốn bánh ngon thì phải chọn loại nếp thật dẻo thơm.

Dây nilon hoặc dây chẻ nhỏ từ gân lá chính là dụng cụ dùng để buộc chiếc bánh sau khi đã gói kín. Người gói thường cắn một đầu dây, tay giữ chặt các nuột dây, cột thật chặt.

Dây nilon hoặc dây chẻ nhỏ từ gân lá chính là dụng cụ dùng để buộc chiếc bánh sau khi đã gói kín. Người gói thường cắn một đầu dây, tay giữ chặt các nuột dây, cột thật chặt.

Bánh trước khi vào lò được cột chặt thành từng chùm. Mỗi chiếc bánh dài gần gang tay, to bằng quả dưa leo, bánh chuối cột dây xanh, nhân đậu cột dây vàng để dễ phân biệt.

Bánh trước khi vào lò được cột chặt thành từng chùm. Mỗi chiếc bánh dài gần gang tay, to bằng quả dưa leo, bánh chuối cột dây xanh, nhân đậu cột dây vàng để dễ phân biệt.

Bánh gói xong được cho vào nồi, đun bằng bếp củi hoặc gáo dừa. Việc nấu chín mất hơn một giờ đồng hồ. Chưa kịp mở nắp, chỉ cần đi qua nồi bánh đang nấu đã đủ ngửi được mùi thơm của lá dừa, của bếp và mùi nước cốt dừa.

Bánh gói xong được cho vào nồi, đun bằng bếp củi hoặc gáo dừa. Việc nấu chín mất hơn một giờ đồng hồ. Chưa kịp mở nắp, chỉ cần đi qua nồi bánh đang nấu đã đủ ngửi được mùi thơm của lá dừa, của bếp và mùi nước cốt dừa.

Bánh lá dừa sau khi nấu được vớt ra treo cho ráo nước. Do được gói kín, bánh có thể để lâu được 2-3 ngày mà không bị hỏng.

Bánh lá dừa sau khi nấu được vớt ra treo cho ráo nước. Do được gói kín, bánh có thể để lâu được 2-3 ngày mà không bị hỏng.

Với giá bán (5.000 đồng/cái), bánh lá dừa miền Tây nói chung và Bến Tre nói riêng đã trở thành món quà quê bình dân dễ mua, dễ ăn mà lại ngon. Không chỉ được bày bán, bánh lá dừa còn được làm tại nhà. Cứ thấy thèm thèm là lũ trẻ theo tía má đi chặt tàu lá dừa về làm vỏ bánh, rồi ngâm nếp ngâm đậu, soạn cái nồi thật to bắc lên bếp chuẩn bị ngồi chờ. Từ những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu, bánh lá dừa đã trở thành món ăn của ký ức của rất nhiều người con miền Tây.

Với giá bán (5.000 đồng/cái), bánh lá dừa miền Tây nói chung và Bến Tre nói riêng đã trở thành món quà quê bình dân dễ mua, dễ ăn mà lại ngon. Không chỉ được bày bán, bánh lá dừa còn được làm tại nhà. Cứ thấy thèm thèm là lũ trẻ theo tía má đi chặt tàu lá dừa về làm vỏ bánh, rồi ngâm nếp ngâm đậu, soạn cái nồi thật to bắc lên bếp chuẩn bị ngồi chờ. Từ những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu, bánh lá dừa đã trở thành món ăn của ký ức của rất nhiều người con miền Tây.


Theo Ngoisao.net

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Những món ngon níu chân du khách ở Sóc Trăng

Những món ăn đậm hồn quê, dân dã như bún nước lèo, bánh ống, bún gỏi dà hay bánh cóng luôn níu chân du khách phương xa mỗi lần ghé qua miền đất Sóc Trăng.

Mì sụa

Có nguồn gốc từ món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa, món ăn này dần trở nên phổ biến và được nhiều người ưa thích.

Bạn có thể chọn loại mặn và không mặn tùy theo khẩu vị. Mỗi loại cũng có cách chế biến khác nhau. Sợi mì sụa được chế biến từ đậu nành dai mềm, loại ngọt dùng để nấu chè, còn loại mặn để làm các món xào và ăn kèm với mắm chanh ớt hay tương ớt.


Thực khách sẽ khó cưỡng lại sự hấp dẫn của món ăn này

Mì sụa mặn thường xào chung với hải sản, thịt heo, nấm, thịt gà và chan cùng với nước tương. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dai của sợi mì, vị béo ngọt của thịt, cùng với vị mặn cay, chua của nước tương, ớt, chanh. Tô mì xào thường được ăn kèm với bát nước dùng cho đỡ ngấy.
Xem thêm: Mì sụa - món ăn của người Hoa ở Sóc Trăng

Bún gỏi dà

Bún gỏi dà là một món ăn xưa của miền Nam hấp dẫn nhiều thực khách với sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt thịt heo và tôm bạc của sông nước Nam Bộ. Theo những người sành ăn, xuất phát điểm của món bún này là gỏi cuốn, với các thành phần như tôm, bún, rau, giá... Về sau người ta biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu đó vào tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn.

Sự pha trộn nhiều thành phần với vị ngon từ chính nước dùng có vị ngọt thanh của xương heo, chua nhẹ của nước me và thoang thoảng hương thơm của tương hạt không bao giờ mang lại cảm giác ngán.

Bún gỏi dà được trình bày rất đẹp mắt

Bún thường được ăn kèm với giá sống, rau muống bào và xà lách. Phần nguyên liệu chính là thịt ba chỉ khìa mặn cùng với các con tôm luộc ngọt tươi đã lột sạch vỏ. Từng sợi bún trắng mềm dai ngập ngụa trong nước dùng màu nâu hòa cùng với thịt tôm béo và thịt heo mặn mặn tạo hương vị lạ miệng, vô cùng hấp dẫn những thực khách phương xa.

Bánh cóng

Đây là món bánh phổ biến ở khắp các tỉnh miền Tây nhưng ít ai biết rằng nó chính là đặc sản của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng. Bánh được làm từ thịt heo bằm nhuyễn với bột gạo, đậu xanh hột chấm với nước mắm chua ngọt.

Từng chiếc bánh vàng ruộm được kẹp đều trong rau sống gồm xà lách, rau thơm, tía tô, diếp cá... và chấm trong chén nước mắm cà rốt chua ngọt tạo nên món ăn khó cưỡng và đậm đà hương vị vùng quê sông nước.

Bánh cóng đặc sản Sóc Trăng

Gạo và đậu xanh để làm bánh cóng đều phải chọn loại ngon, ngâm nước từ sáu giờ cho nở đều và xay gạo thành bột nước, nêm chút muối, đường cho vỏ bánh đậm được đậm đà.

Ăn bánh cóng ngon một phần nhờ rau xanh và cách pha nước chấm. Chọn nước mắm ngon pha thêm chút chanh, đường, ớt, tỏi, rau cà rốt, đu đủ muối chua. Rau ăn kèm xà lách, rau thơm, có thể thêm khế chua, chuối xanh, dưa chuột tùy thích cho đủ vị cay nồng.

Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận vị giòn rụm quyện hương thơm bùi béo của đậu xanh với nước chấm chua ngọt nơi đầu lưỡi.

Bánh ống

Món bánh ống được chế biến từ bột gạo xay nhuyễn trộn với lá dứa, nước đường, cốt dừa. Sau đó dồn vào ống tre hoặc ống nhôm và mang hấp cách thủy. Bánh ống tròn, dài béo béo giòn và thơm mùi cốt dừa lẫn mùi lá dừa. Đây là món ăn chơi thú vị vào các buổi chợ sáng và các buổi xế chiều.

Bánh ống với màu sắc bắt mắt

Du khách du lịch Sóc Trăng sẽ bị hớp hồn ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi những chiếc bánh ống màu xanh và hấp dẫn, ăn rất thú vị.

Bún nước lèo

Món ăn này có thể tìm ở nhiều nơi ở vùng Nam Bộ nhưng phải ăn ở Sóc Trăng mới cảm nhận vị ngon đặc trưng mà hiếm vùng nào có được. Nước lèo được nấu từ nước dừa, sả và một số loại mắm của người Khmer tạo nên vị đậm đà.

Bún nước lèo rất hấp dẫn, quyến rũ thực khách

Bún nước lèo nhìn thơm ngon và hấp dẫn hơn cả thì phải có khá nhiều loại rau sống ăn kèm, từ rau muống bào sợi đến giá sống, bắp chuối thái nhỏ, rau thơm, rau đắng... Trên bát bún trắng tinh sẽ là thịt lợn, tôm và màu xanh mướt của các loại rau sống.

Húp xì xụp từng muỗng nước lèo đậm vị và nhẩn nha sợi bún dài trắng tinh, bạn sẽ cảm thấy vị ngon ngọt tan dần trong miệng.

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Ẩm thực Khmer qua bánh cống và bún nước lèo Sóc Trăng

Hai món dân dã nhưng mang nét văn hóa ẩm thực của người Khmer ở Sóc Trăng sẽ khiến bạn thêm ấn tượng với mảnh đất miền Tây này.
Xem thêm: Mì sụa - món ăn của người Hoa ở Sóc Trăng

Đến với Sóc Trăng, du khách không thể bỏ qua món bánh cống và bún nước lèo đặc trưng.

Bánh cống giòn rụm

Lần đầu tiên tới Sóc Trăng, bạn dễ gặp những xe bán bánh cống vàng rộm ở dọc đường hay trong các khu chợ. Đây chính là món bánh quen thuộc của đồng bào Khmer.

Điều đặc biệt của bánh cống nằm ở chỗ, nguyên liệu làm vỏ bánh không phải là bột mì hay bột gạo, mà nó là sự hòa quyện giữa đậu nành và gạo. Hai nguyên liệu này đều phải chọn loại ngon, ngâm nước cho nở đều. Gạo được xay thành bột nước, nêm chút muối, đường cho vỏ bánh được đậm đà. Đậu xanh hấp chín, nguyên hạt. Nhân bánh làm từ thịt heo với tôm bóc vỏ bằm nhuyễn.

Lý giải tên gọi bánh cống, khuôn làm bánh bằng nhôm hình tròn, trên có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt, người Sóc Trăng gọi là cống. Khi dầu sôi, người làm bánh nhúng khuôn vào trong chảo để khi đổ bột bánh không bị dính. Đổ một nửa bột vào khuôn sau đó cho đậu xanh, nhân thịt tôm vào đổ tiếp một nửa bột lên trên, đặt hai con tôm bên cạnh nhúng khuôn bánh xuống chảo dầu đang sôi.

Khi thấy khuôn bánh nổi lên là đã chín, dùng que tre hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra, lật trên chảo dầu thêm lần nữa cho chín vàng đều, vớt lên vỉ để ráo dầu.

Bánh cống- món ăn không thể bỏ qua khi ghé Sóc Trăng. Ảnh: Ngọc Quí

Bánh cống ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt, bánh đậm đà giòn rụm cùng vị thanh mát của rau. Chỉ đơn giản vậy thôi mà lưu luyến những du khách yêu thích khám phá văn hóa Khmer.

Bánh cống được bán ở nhiều chỗ tại Sóc Trăng, nhưng ngon nhất là ở chính nơi được cho là nguồn gốc của nó - ngã ba đường vào chợ Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (cách TP Sóc Trăng khoảng 8 km). Mỗi chiếc bánh cống có giá 8.000 đồng.

Bún nước lèo đậm đà

Hương vị đặc trưng của bún nước lèo Sóc Trăng là nhờ mắm bò hóc, một loại mắm đặc trưng của người Khmer làm bằng cá lóc, cá trê đồng, tôm, tép tươi đem ủ muối từ 6 tháng trở lên. Để nấu nước lèo, đầu tiên phải rã mắm trong nước sôi, chờ thịt mắm tan ra hết, sau đó lọc bỏ xương mắm lấy nước riêng.

Nước lèo được nấu bằng xương ống, xương sườn lợn, tôm ninh nhỏ lửa trong nước, hớt bọt để lấy nước dùng trong, ngọt. Hoặc nước lèo nấu từ củ cải trắng và thêm nước dừa tươi cho có độ ngọt thanh, sau đó nấu chung với nước mắm đã lọc xương ở trên. Nước lèo ngoài các hương vị như: sả đập dập, ớt… đặc biệt không thể bỏ sót vài tép ngải bún, một loại cây gia vị đặc biệt của người Khmer.

Ngải bún bên cạnh việc khử mùi tanh của mắm, còn gia tăng hương thơm cho nồi nước lèo. Góp phần vào thành công của món ăn này là loại bún của Sóc Trăng, được làm từ loại gạo dẻo, tốt nhất là gạo mùa, ngâm nước qua đêm rồi xay trong cối đá dạng bột nước. Qua quá trình chế biến, tạo thành những sợi bún trong, dẻo thơm.

Bún nước lèo Sóc Trăng mang đậm nét ẩm thực Khmer. Ảnh: Má Lúm

Người bán hàng chần bún qua nước lèo xong, cho vào tô, xếp lần lượt cá, tôm, thịt quay, thêm chút hẹ, giá và múc nước lèo rưới lên bún. Bún nước lèo được ăn kèm với rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối xắt ghém… thêm ít lá rau húng, rau quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo. Tô bún có mùi thơm của sả, ngải bún, vị mặn đậm đà của mắm và chút giòn của thịt heo quay, dai dai của tôm, mùi hơi hăng của rau thơm.

Về Sóc Trăng, bạn có thể ghé ăn bún nước lèo ngon ở đường Võ Đình Sâm, Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng) hoặc thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên) với giá 20.000 - 25.000 đồng một tô.

Má Lúm (VnExpress)

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Mì sụa - món ăn của người Hoa ở Sóc Trăng

Mì sụa được làm từ đậu nành, cọng mì có màu vàng óng và lớn hơn các loại mì khác, được nhiều du khách yêu thích khi ghé thăm Sóc Trăng.
Xem thêm: 6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Mì sụa có nguồn gốc từ món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng. Dần dần món này trở nên phổ biến, được nhiều người dân bản địa yêu thích.

Mì sụa có hai loại chính: mặn và không mặn. Những người sành ăn thì cho rằng mì sụa mặn ngon nhất. Mỗi loại chế biến thành các món ăn khác nhau, loại ngọt dùng để nấu chè, loại mặn làm các món xào. Món này ăn kèm với nước tương ớt hoặc mắm chanh ớt tùy theo khẩu vị từng người.

Mì sụa thường được dùng trong các bữa điểm tâm sáng. Món ăn không chỉ dân dã mà còn ngon, rẻ và đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày lao động của người dân xứ này.

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị dai của sợi mì, vị béo ngọt của thịt, cùng với vị mặn cay, chua của nước tương, ớt, chanh. Tô mì xào thường được ăn kèm với bát nước dùng cho đỡ ngấy. Nước dùng có thể được hầm với thịt giò heo cùng với hương thơm từ lá ngò, hành lá, hành phi, tiêu xay…khiến người ăn cảm thấy ngọt miệng và sảng khoái hơn khi húp từng muỗng.

Loại mì sụa ngọt thường được dân ở Sóc Trăng nấu chè với trứng gà luộc. Món chè này được nấu chủ yếu trong các bữa tiệc sinh nhật, với hàm ý màu đỏ lòng trứng gà sẽ mang đến cuộc sống thêm may mắn và đầy đặn hơn.

Hiện nay các quán ăn trong thành phố đều có bán món này như tiệm mì Thúy, Hiệp Lợi, chợ trung tâm thanh phố… Hoặc bạn có thể mua mì sợi tươi về chế biến theo cách riêng của mình.

Xuân Lộc

Bài đăng phổ biến