Hiển thị các bài đăng có nhãn vương quốc Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vương quốc Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Cornwall - địa hạt cổ kính đẹp nhất nước Anh

Những ai từng mê mẩn bối cảnh đẹp như mơ trong phim About time thì có lẽ sẽ không cần phải nói nhiều về vẻ đẹp vùng Cornwall.
Xem thêm: Mùa thu thiên đường ở nước Anh


Cornwall là địa hạt nằm ở phía Tây Nam của nước Anh. Với diện tích khoảng hơn 3.000 km2 nơi đây có mật độ dân số tương đối thấp chỉ khoảng 144 người/km2 và vẫn giữ cho mình tấm áo hoang sơ thiên nhiên ban tặng, thậm chí từ xa nhìn lại nơi đây trông giống như một hòn đảo bỏ hoang.


Thị trấn Penzance bình yêu và thơ mộng. Ảnh: MinhLe


Thị trấn Penzance trên đảo Cornwall thường là nơi du khách dừng chân, thuê khách sạn cho chuyến khám phá Cornwall của mình. Penzance mang nét đẹp cổ kính của kiến trúc thời Trung cổ và cũng có rất nhiều điều thú vị cho du khách khám phá. Khu High Street với những cửa hàng bán đồ cổ còn Chapel Street là nơi tập trung các quán bar, nhà hàng theo phong cách cổ xưa đem lại trảm nghiệm rất thú vị, người dân Penzance cũng rất mến khách và thân thiện. Từ đây khá thuận tiện và dễ dàng để di chuyển đến các địa tham quan ở Cornwall.


Cực Tây của nước Anh luôn thu hút rất đông lượng du khách đổ về mỗi năm. Ảnh: MinhLe


Điểm đến đầu tiên mà bất cứ du khách nào cũng muốn chinh phục khi đến Cornwall đó là Lands End - cực Tây của nước Anh. Du khách tới đây đều rất thích thú với vòm đá “cổng trời” cũng như phong cảnh hoang sơ nhưng lại vô cùng hùng vĩ. Con đường Sennen Gove uốn lượn theo bờ biển dẫn tới cực Tây Lands End cũng rất đẹp và lãng mạn.


Khi thủy triều xuống con đường dẫn ra lâu đài Tintagel dần hiện ra trước mắt du khách. Ảnh:MinhLe


Cornwall còn nổi tiếng và thu hút du khách bởi lâu đài Tintagel, theo truyền thuyết đây là nơi hạ sinh của vua Arthur nên nó càng trở nên thu hút máu khám phá của nhiều người. Lâu đài Tintagel không chỉ khiến du khách “mãn nhãn” bởi kiến trúc cổ kính, lãng mạn mà còn khiến người ta tò mò bởi những câu chuyện xung quanh nó. Nhiều lời đồn đại cho rằng phía sâu dưới lòng đất của lâu đài còn có một tầng hầm bí mật rộng lớn. Tòa lâu đài cổ kính được bao bọc bởi những bức tường đá kiên cổ, ngày nay để có thể vào tham quan du khách phải đi qua một chiếc cầu gỗ và trèo lên một chiếc thang dốc đứng để vào trong. Đặc biệt con đường dẫn ra lâu đài cũng khiến du khách vô cùng thích thú, khi thủy triều lên Tintagel như một nơi tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài còn khi nước biển rút, một con đường đá dẫn ra lâu đài sẽ xuất hiện trước mắt. Tiếng sóng Đại Tây Dương không ngừng vỗ vào các vách đá kèm theo tường kêu của chim moòng biển khiến trải nghiệm này càng trở nên khó quên đối với mỗi người khi đến đây.


Minack Theatre là sân khấu nằm kề bên biển Porthcuno, đây là nơi dành riêng cho các buổi công diễn kịch của Shakespear, du khách có thể book vé từ trước để vào xem buổi biểu diễn. Ảnh:Susan Hailes


Nhà hát ngoài trời Minack cũng là một trong những điểm tham quan mà ít ai bỏ qua khi tới Cornwall. Mang hơi hướng kiến trúc Hy Lạp cổ và có hướng nhìn ra biển tuyệt đẹp. Nơi đây được xây dựng vào những năm 1930, là sân khấu để tổ chức lễ hội Shakespeare hàng năm. Kề bên nhà hát ngoài trời là bãi biển Porthcurno xanh trong thấu đáy được những dãy núi bao quanh rất thú vị.

(Theo NgoiSao)

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Ý nghĩa 3 con sư tử trên áo đội tuyển Anh

3 chú sư tử cùng 10 bông hồng đỏ thắm được in trên ngực trái của tuyển Anh là một hình ảnh khá quen thuộc đối với những ai yêu mến đội bóng này, nó biểu trưng cho sự uy quyền, giàu sang và mạnh mẽ.
Xem thêm: Gà trống Gô-loa - biểu tượng quyền uy của nước Pháp

Đối với người hâm mộ bóng đá, không ai còn lạ lẫm với biểu tượng 3 chú sư tử (hay còn gọi là Tam sư) và 10 bông hồng đỏ thắm in trên áo của đội tuyển Anh. Hoa hồng Tudor và sư tử Barbary huyền thoại chính là biểu tượng nổi tiếng khi nhắc về Anh.

Trên thực tế, sư tử là biểu tượng của nước Anh từ thế kỷ 11 trong sự cai trị của người Norman. Hình ảnh 3 con sư tử lần đầu xuất hiện từ triều đại vua Richard đệ nhất vào khoảng thế kỷ 12. Lúc này, nó được xem là biểu tượng chính thức của hoàng gia Anh cùng với hình ảnh rồng trắng.

Tam sư của nước Anh thể hiện sự uy quyền, mạnh mẽ. Ảnh: Wiki.

Vua Richard đệ nhất có biệt hiệu là Richard tim sư tử (The Lionheart) và được nhắc đến là một vị vua dũng cảm, có tài quân sự kiệt xuất. Khi mới 16 tuổi, Richard đã nắm quyền chỉ huy đội quân của riêng mình, đàn áp cuộc nổi loạn ở Poitou chống lại cha ông, Vua Henry đệ nhị.

Vua Richard được coi như một sự trường tồn của Anh, bất chấp việc ông chỉ nói tiếng Pháp và ít khi sống ở Anh. Không những vậy, ông còn được dân chúng tôn thờ như một người anh hùng. Vua còn được biết đến là một trong những tổng tư lệnh trong cuộc thập tự chinh thứ 3 dù không tái chiếm được Jerusalem.

Tương truyền rằng mỗi con sư tử thể hiện quyền lực của vua Richard trên một vùng lãnh thổ, bao gồm Vua nước Anh, công tước xứ Normandy và xứ Aquitaine (trên thực tế ông có nhiều chức tước hơn con số 3). Do đó, nước Anh mới có biểu tượng 3 chú sư tử và biểu tượng này theo người Anh đi xuyên chiều dài lịch sử 1.000 năm sau đó, tồn tại cho đến tận ngày nay.

Loài sư tử trở thành biểu tượng của nước Anh và được coi là "quốc thú", cụ thể là sư tử Barbary. Loài vật này sống ở Bắc Phi và được xem là loài sư tử lớn nhất từng sinh sống trên trái đất.

Xuất hiện cùng tam sư trên logo đội tuyển Anh là 10 bông hồng đỏ thắm. Đây chính là hoa hồng Tudor, quốc hoa của nước Anh, tượng trưng cho hòa bình.

Và không phải tự nhiên người Anh chọn hoa hồng là quốc hoa. Nó là kết quả của cuộc nội chiến - hay còn gọi là cuộc chiến hoa hồng giữa phe quý tộc Lancaster (biểu tượng hoa hồng đỏ) và York (biểu tượng hoa hồng trắng). Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của Henry Tudor (phe Lancaster) trong trận Bosworth Field.


Trên quốc huy mới của nước Anh vẫn là hình ảnh hoa hồng. Tuy nhiên, hoa hồng đã có một sự thay đổi nhỏ, mang ý nghĩa hòa giải. Đó là chính phủ đã cho lồng kiểu dáng của hai loại hoa trắng và đỏ để tạo nên hình tượng hoa hồng Tudor. Ảnh: Clker.

Kể từ khi lên ngôi vua, vương triều Tudor thành công trong việc khôi phục lại sức mạnh và sự ổn định của chế độ quân chủ Anh sau biến động chính trị của cuộc chiến tranh hoa hồng. Và đây là vương triều cai trị nước Anh, xứ Wales trong suốt hơn 100 năm. Một số những người nổi tiếng của vương triều Tudor có vua Henry VII và nữ hoàng Elizabeth đệ nhất.

Vương quốc Anh là quốc gia có chủ quyền từng tồn tại từ năm 927 đến năm 1707 ở phía tây bắc lục địa châu Âu. Ở thời đỉnh cao, Vương quốc Anh từng kéo dài tới hai phần ba phía nam Đảo Anh (bao gồm cả Anh và xứ Wales ngày nay) và một vài hòn đảo nhỏ xa trung tâm; hiện nay thuộc thẩm quyền pháp lý của Anh và xứ Wales. Vương quốc này có biên giới đất liền với Vương quốc Scotland ở phía bắc.

Hoàng cung lúc đầu đặt ở Winchester, Hampshire, nhưng từ thế kỷ 12 trở đi, London trở thành thủ đô chính thức của nước Anh.

Mặc dù không có quốc hoa thống nhất cho cả vương quốc, nhưng mỗi vùng thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Irleand (gồm Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đều có một vị thánh bảo trợ và quốc hoa riêng.

Xứ Anh có vị thánh bảo trợ là thánh Geogre và quốc hoa là hoa hồng Tudor.

Xứ Scotland nhận Andrew là thánh bảo trợ, quốc hoa là Kế (một họ của hoa cúc gai). Hoa chuông xanh cũng được coi là quốc hoa.

Xứ Wales có thánh bảo trợ là David, quốc hoa là thủy tiên vàng và tỏi tây.Bắc Ireland có thánh bảo trợ là Patrick và quốc hoa là cây chua me đất, một loại cây có 3 lá giống như cỏ 3 lá.
 
(Theo VnExpresss)

Bài đăng phổ biến