Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

6 lý do nên hẹn hò với người đam mê du lịch

Những người thích đi du lịch luôn tràn đầy năng lượng, có khả năng tự lập cao và say mê khám phá. Những người ưa dịch chuyển luôn muốn khám phá cuộc sống xung quanh, đi đây đó để tăng thêm sự hiểu biết. Nếu hẹn hò với một người như thế, bạn sẽ nhận thấy có nhiều điều thú vị xung quanh. Xem thêm: Những mẹo nhỏ hữu ích khi đi du lịch

Tự lập

Những người yêu thích du lịch là những người có tinh thần tự lập, tự giác rất cao. Họ sẵn sàng khoác ba lô lên và đi bất kỳ lúc nào, dù trong những chuyến đi đó họ chưa thật sự chuẩn bị thật kỹ càng về mọi thứ. Tuy nhiên họ không hề sợ hãi phải đối mặt với những khó khăn sẽ gặp phải trên đường mà vượt qua nó một cách dễ dàng.

Xem thêm: Lý do nên đi du lịch khi còn trẻ

Luôn tràn đầy năng lượng

Chính vì họ thích đi du lịch, nên trong họ luôn tràn trề nhiệt huyết và năng lượng tuổi trẻ. Gặp gỡ họ, bạn sẽ thấy đó là những con người rất vui vẻ, đáng yêu và không bao giờ có cái nhìn bi quan về cuộc sống.

Những người đam mê du lịch là những con người luôn tràn đầy năng lượng.

Yêu cuộc sống

Nhiều người đi du lịch từng chia sẻ, chỉ có đi khắp nơi họ mới nhận ra họ có một cuộc sống may mắn đến nhường nào. Trên thế giới còn rất nhiều nỗi thống khổ, nhiều người bất hạnh. Vì vậy họ ít khi ca thán về cuộc sống.

Xem thêm: Lý do cho một trải nghiệm du lịch vào phút chót

Biết mình là ai

Một người thích đi du lịch là một người chắc chắn nhận được nhiều bài học khác nhau từ cuộc sống. Có người nói rằng họ nhận ra họ chỉ là một hạt cát giữa sa mạc, cũng có người cho biết nhờ những chuyến đi mà họ hiểu rõ hơn về những thứ đang xảy ra xung quanh và chính con người mình. Nhờ những chuyến đi dài đó, họ có thêm nhiều kinh nghiệm sống, tự tin hơn về bản thân mình và sẽ là người truyền cảm hứng lớn trong cuộc sống của bạn - nếu bạn hẹn hò với họ.

Xem thêm: Các khu rừng đẹp hấp dẫn du lịch

Nhiều người cho biết du lịch dạy họ biết rằng thế giới này thật rộng lớn.

Là một người hấp dẫn

Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán khi hẹn hò với một anh chàng/cô nàng mê du lịch. Vì họ đi rất nhiều, nên họ sẽ có những trải nghiệm cuộc sống rất thật, rất thú vị và chia sẻ với bạn. Điều tuyệt vời hơn nữa, họ sẽ cuốn bạn theo những cuộc hành trình đó, đặt chân đến những miền đất mới lạ và khám phá cuộc sống đầy tươi đẹp này.

Say mê khám phá

Đối với dân mê du lịch, họ thích đến những nơi khác nhau để tìm hiểu về cuộc sống. Họ ham thích những điều mới mẻ, những món ăn, những truyền thống, phong tục tập quán của con người trên thế giới. Họ muốn khám phá mọi thứ và không để sự nhàm chán, cũ kỹ trong tâm hồn níu giữ những bước chân. Với họ, cuộc sống này luôn là một bài học lớn, cần được khám phá, học hỏi không ngừng.

Xem thêm: Khám phá bí ẩn Nam Mỹ

Họ là những người say mê khám phá cuộc sống.

Anh Minh - VNExpress
Ảnh: Aussietravel

Những mẹo nhỏ hữu ích khi đi du lịch

Sử dụng cổng USB ở mặt bên của TV để sạc điện thoại hay sử dụng các trang web khảo giá máy bay trước khi mua vé cũng là một số điều bạn nên lưu ý. Trong các chuyến du lịch, nhiều người thường mắc phải lỗi: mang quá nhiều đồ không cần thiết và bỏ sót những thứ thiết thực. Sau đây là một số bí kíp nhỏ để du khách có thể tham khảo cho chuyến đi của mình.

Xem thêm: Những mẹo nhỏ giúp bạn tự tin du lịch khắp thế giới

Sử dụng cổng USB của TV để sạc điện thoại

Nhiều người thường thấy khó xử vì ổ điện trong phòng khách sạn chỉ dùng cho phích cắm hai chân, trong khi đó phích cắm sạc điện thoại của bạn lại là ba chân. Trong những tình huống như thế, hãy quan sát TV trong phòng khách sạn. Phần lớn các TV đều được thiết kế có cổng USB ở mặt bên. Bạn có thể sử dụng cổng vào này để sạc điện thoại trong trường hợp quên sạc hay phích cắm của sạc không vừa ổ điện.

Sử dụng cổng USB phía mặt bên của TV để sạc điện thoại cũng là một cách hay.

Mang theo phích cắm đa năng

Điện thoại là một trong những vật bất ly thân của du khách và sạc điện thoại cũng luôn là điều cần thiết đối với nhiều người. Để đề phòng TV khách sạn không có cổng USB, bạn nên mang theo phích cắm đa năng để dễ dàng sử dụng ổ điện trong khách sạn.

Xem thêm: 5 mẹo xếp vali để mang được nhiều đồ

Bạn có thể mua những chiếc ổ cắm nhiều công dụng này tại các sân bay.

Chụp ảnh màn hình bản đồ hướng dẫn

Trong trường hợp bạn sợ đi lạc mà nơi bạn đến lại không phủ wifi, hãy chụp lại màn hình hình ảnh bản đồ hướng dẫn đường đi để bạn có thể tự chủ trong suốt chuyến hành trình của mình.

Xem thêm: 10 điểm du lịch tuyệt vời cho các nhiếp ảnh gia

Kiểm tra giá vé

Nếu bạn muốn đi du lịch tới nhiều thành phố, hãy kiểm tra giá vé xem cùng bay tới một thành phố, vé của hãng bay nào rẻ hơn. Các trang web như Kayak hay Skyscaner luôn giúp bạn làm điều này rất tốt.

Nghiên cứu giá vé trên các trang web trực tuyến cũng là một mẹo nhỏ giúp bạn tiết kiệm khi đi du lịch.

Cẩn thận với hành lý mang theo

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn mua được vé giá rẻ cho đường bay Dublin - Copenhagen với giá 50 USD. Nhưng khi đến sân bay, bạn lại phải tốn hàng trăm USD để chi trả cho trọng lượng hành lý của mình. Vì vậy nếu bạn có quá nhiều đồ khi di chuyển, hãy chú ý mua vé máy bay của những hãng cho phép bạn mang tối đa 20kg mà không phải trả thêm tiền.

Xem thêm: 10 vật bất ly thân trên hành trình du lịch

Tip sao cho đúng

Hãy kiểm tra cẩn thận địa điểm mà mình sẽ tới thăm, về quy tắc tip thế nào cho đúng. Tại một số quốc gia, tip là luật bất thành văn nhưng cũng có những nơi như Nhật Bản, Hàn Quốc, điều này là không cần thiết.

Xem thêm: Quy tắc về tiền tip ở các nước

Kiểm soát việc mua dữ liệu trên điện thoại

Nhiều du khách đi du lịch thường có thói quen up ảnh lên mạng hoặc đọc báo, xem phim, nghe nhạc tải trực tuyến trong những lúc rảnh rỗi. Hãy chú ý tới dưng lượng mà bạn đang mua của nhà mạng. Nhiều người đã phải trả một hóa đơn khổng lồ vì đã sử dụng mạng quá nhiều. Vì vậy, hãy kiểm tra thường xuyên dung lượng mà bạn dùng trên điện thoại để hạn chế việc trả tiền.

Hạn chế rút tiền tại ATM

Sử dụng thẻ rút tiền ở nước ngoài có một lợi thế: du khách sẽ được mua đồng nội tệ của nơi mình đến với giá rẻ từ ngân hàng hơn là đổi tiền từ sân bay hay các chỗ đổi ngoại tệ khác. Tuy nhiên khi rút tiền tại ATM, du khách sẽ bị ngân hàng tính phí giao dịch. Vì vậy, hãy hạn chế số lần rút tiền tại các "cây" ATM này. Trước khi đi du lịch, hãy ước tính số tiền bạn cần chi tiêu và chỉ rút một lần duy nhất.

Thông báo với ngân hàng trước khi đi du lịch

Nhiều ngân hàng đã đóng băng tài khoản của bạn khi phát hiện thấy có hoạt động rút tiền ở nước ngoài. Họ làm thế một phần vì đảm bảo an ninh cho khách hàng và nghi ngờ thẻ của bạn đã bị ''hack''. Trước khi đi du lịch, hãy thông báo với ngân hàng nơi bạn dùng thẻ rút tiền để bạn có thể thoải mái "quẹt" thẻ tại nơi mình du lịch.

Ngoài ra cũng nên kiểm tra xem thẻ ATM của ngân hàng mình đang sử dụng sẽ được miễn phí giao dịch tại các cây rút tiền của những ngân hàng nào khác. Rút tiền tại những ATM "liên minh" như vậy, bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều phí giao dịch.

Tận dụng tuổi trẻ

Nhiều quốc gia trên thế giới có chính sách giảm giá (vé vào bảo tàng, vé tàu điện ngầm...) cho học sinh, sinh viên và những người trẻ dưới 25 tuổi. Hãy kiểm tra kỹ càng những nơi bạn đến để được hưởng ưu đãi tốt đẹp này.

Xem thêm: Lý do nên đi du lịch khi còn trẻ

Tuổi trẻ luôn được ưu ái tại một số quốc gia trên thế giới.
Anh Minh - VNExpress

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Kỹ năng cấp cứu khi gặp nạn trên đường phượt

Cách cầm máu vết thương, cố định tay chân gãy hay sơ cứu bạn đồng hành ngất xỉu là những kỹ năng bạn cần trang bị trên đường phượt (du lịch khám phá).

Khi đi phượt, chúng ta không thể tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra. Bạn có thể bị gãy chân, người đồng hành ngất xỉu hoặc bị rắn cắn... Gặp những trường hợp đó, nếu bạn cấp cứu đúng cách, cơ hội cứu người sẽ tăng cao. Dưới đây là một số kỹ năng cấp cứu quan trọng bạn cần nắm được.

Xem thêm: Cách xử lý các tình huống thường gặp trên đường du lịch

Cầm máu vết thương

Tình huống: Bạn đang cùng nhóm phượt trèo qua vách đá cheo leo, bất chợt một người bạn bị trượt chân, máu chảy đầm đìa. Hãy dìu người bạn qua khỏi nơi nguy hiểm và tiến hành cầm máu.

Cách thực hiện:  
Trước tiên, bạn cần ưu tiên sát trùng bằng cách rửa nhanh vết thương bằng dung dịch sát trùng oxy già, cồn y tế... Tiếp đó, cần nâng cao phần bị thương lên, lấy một chiếc khăn sạch hoặc miếng băng y tế đủ dày ấn chặt vào vết thương. Hãy giữ nguyên như thế cho đến khi máu ngừng chảy. Trong trường hợp máu chảy quá nhiều và nạn nhân đang có dấu hiệu choáng váng, bạn hãy tiếp tục ấn chặt vào vết thương, giơ phần chân lên cao và giữ thấp phần đầu đề phòng nạn nhân bị sốc.

Xem thêm: Kỹ năng sơ cứu cơ bản cần biết khi đi du lịch

Khi đi phượt, bạn cần trang bị cho mình và nhóm hộp dụng cụ y tế để sơ cứu khẩn cấp khi gặp nạn. Ảnh: Pinterest
Dùng khăn gấp lại hoặc dây bản rộng buộc garô chân càng gần vết thương càng tốt, nhưng cần lưu ý thời gian nới garô để máu lưu thông. Khoảng 30 phút lại kiểm tra nới lỏng một lần. Không sử dụng những sợi dây mảnh để buộc garô vì có thể gây tổn thương vùng bị thương và nghẽn máu.

Cố định gãy tay chân

Tình huống: Trên đường leo lên núi, một người chẳng may hụt chân bám không chặt nên té ngã từ trên cao xuống. Bên cạnh những vết trầy xước thì chân người bạn này không thể cử động, có thể đã gãy.

Cách thực hiện: Cố định tay chân khi bị gãy giúp hạn chế đau đớn và tai biến cho nạn nhân. Đầu tiên, bạn cần giữ cho tay, chân bị gãy ở tư thế bất động để nạn nhân bớt đau, không phát sinh nguy hiểm và vết thương nhanh lành.

Đối với gãy xương cẳng chân, đặt hai nẹp bằng gỗ hoặc tre ở mặt trong và ngoài chi bị gãy từ giữa đùi đến quá cổ chân, dùng băng để băng cố định. Tương tự khi gãy cẳng tay, bạn cũng đặt nẹp mặt trước và mặt sau cẳng tay, buộc cố định hai nẹp vào bàn tay và cẳng tay. Dùng dây treo cẳng tay theo góc 90 độ để cố định.

Sơ cứu say nắng, ngất xỉu

Tình huống: Thời tiết nóng bức khi băng qua rừng, một người trong nhóm bắt đầu đổ mồ hôi trộm, choáng váng, mặt mũi tái nhợt và ít phút sau ngã xuống. Đây là dấu hiệu của say nắng, ngất xỉu.

Cách thực hiện: Nhanh chóng đặt nạn nhân nằm xuống vùng sạch sẽ, nâng chân nạn nhân lên cao và quan sát nhịp thở. Bảo đảm nạn nhân có đầy đủ không gian thoáng đãng và khí trong lành để thở. Khi nạn nhân hơi tỉnh táo, giúp họ ngồi dậy từ từ, cho uống chút nước. Trường hợp nạn nhân lâu hồi phục, hãy yêu cầu nạn nhân cúi đầu giữa hai đầu gối và hít thở thật sâu. Hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

Ngăn độc rắn cắn

Tình huống: Khi đang băng qua bụi rậm trong rừng, bất chợt một người bạn bị rắn cắn và sau đó lẻn đi ngay. Hãy tiến hành sơ cứu nhanh chóng.

Cách thực hiện: Đặt người bị cắn ngồi yên, phong tỏa khu vực xung quanh để bảo đảm an toàn. Tuyệt đối không cử động phần cơ thể bị rắn cắn vì sẽ làm chất độc lan càng nhanh hơn rất nguy hiểm. Nếu nạn nhân bị rắn độc cắn, biểu hiện là trào đờm, sụp mi, mờ mắt, nuốt khó, sưng nề... Đối với họ rắn lục sẽ gây rối loạn đông máu và xuất huyết. Còn họ rắn hổ ảnh hưởng thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở...

Những chuyến phượt băng rừng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị rắn cắn. Ảnh: Pinterest

Nếu bị nhóm rắn hổ cắn, nhanh chóng buộc garô phía trên vết cắn 3-5 cm, nên dùng dây to bản để giảm tổn thương. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước. Dùng dao sạch rạch vết thương hình chữ thập rộng dài khoảng 1-2 cm, nặn máu độc ở chỗ rắn cắn và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Nếu bị nhóm rắn lục cắn, tuyệt đối không băng garô, không rạch hoặc hút máu vì garô dễ làm bệnh nhân hoại tử hơn, rạch rộng làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần tẩy nọc, băng ép và chuyển đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Mạng sống của nạn nhân lúc này tùy thuộc vào phản ứng nhanh nhạy của bạn.

Xem thêm: 20 sai lầm người du lịch thường mắc phải

Thảo Nghi - VNExpress

Bài đăng phổ biến