Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Chuẩn bị gì cho chuyến du lịch mùa thu


Vào mùa thu, tiết trời hơi se lạnh, gió mơn man vờn trên mái tóc mang đến cho bạn những xúc cảm ngọt ngào đáng yêu. Trong không gian lãng đãng, không gì tuyệt hơn là bạn tạm gác công việc, hãy cùng bạn bè vác ba lô lên đường du lịch. Để chuyến đi hoàn hảo như ý muốn, những món đồ dưới đây “không thể thiếu” cho chuyến du lịch sắp đến của bạn.

Xem thêm: Bí quyết sắp xếp hành lý cho chuyến du lịch hoàn hảo

1. Áo len mỏng




Những chiếc áo len mỏng, cardigan là thứ bạn không thể thiếu trong hành trang du lịch mùa thu. Mỗi nơi bạn đến, thời tiết có thể thay đổi đột ngột, một chiếc áo len mỏng sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng cảm lạnh do sự thay đổi này. Ngoài ra, áo len chất liệu mềm mại có thể cuộn lại thành gối kê lưng, đầu hay đắp trên máy bay.

2. Áo gió nhiều túi có khóa kéo




Một chiếc áo gió nhẹ với chất liệu chống nước, có nhiều túi và khóa kéo là món đồ nên mang theo trong hành lý bởi nó sẽ không tốn nhiều diện tích và đồng thời bảo quản tốt cho máy ảnh, điện thoại của bạn khi trời mưa.

3. Áo mưa




Chuẩn bị một chiếc áo mưa nhẹ không bao giờ thừa khi du lịch đến những vùng có thời tiết thay đổi thất thường.

4. Giày oxford




Đi du lịch, bạn phải di chuyển nhiều bằng đôi chân, vì vậy giày oxford sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể diện style quần jeans áo pull kết hợp giày oxford, hoặc điệu đà váy ren dáng suông cũng vẫn hợp.

5. Váy maxi



Thay vì những chiếc váy ngắn, mát mẻ, thật thiếu sót nếu bạn không mang theo chiếc váy maxi tha thướt vừa rất thời trang nhưng cũng giúp bạn chống chọi với chút se lạnh của mùa thu.

6. Khăn quàng cổ


Chiếc khăn quàng cổ cỡ lớn, màu sặc sỡ vừa có tác dụng làm điệu cho bạn khi chụp ảnh, lại vừa có tác dụng che chắn khi bất chợt cơn gió ùa về, hay cũng có thể thay thế một chiếc chăn nhẹ đắp trên máy. Đây là một phụ kiện nhiều tiện ích mà chẳng hề tốn chỗ.

7. Tất dài




Tất dài hoặc quần legging là cách nhanh chóng đễ giữ ấm đôi chân khi thời tiết thay đổi thất thường. Nên mang theo nhiều đôi tất để thay đổi phòng khi trời mưa. Bạn cũng có thể dùng chúng để cuốn những món đồ dễ vỡ trong vali.

8. Kem dưỡng da




Khí hậu khô lạnh của mùa thu khiến làn da bạn thêm nứt nẻ. Tốt nhất, hãy luôn mang theo một lọ kem dưỡng da nhỏ trong túi và bôi đều đặn sau khi tắm để chăm sóc làn da trong quá trình du lịch.

(Nguồn: P. Truyền thông)

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Để được đi du lịch Nhật Bản giá rẻ

Chọn nhà hàng nhỏ, mang đậm tính địa phương trong các ngõ, hẻm để dùng bữa và tránh xa những điểm du lịch đông đúc là mẹo giúp bạn có thể thoải mái khám phá nước Nhật mà không lo "cháy túi".

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản

Vốn được coi là một trong những quốc gia có mức sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới, một tuần du lịch tự túc ở Nhật Bản cũng có thể “ngốn” hết cả nghìn USD ngân sách của bạn. Tuy nhiên, nếu là dân du lịch chuyên nghiệp, bạn sẽ nắm được những quy tắc cơ bản để có mức giá rẻ nhất cho mọi loại dịch vụ ở đất nước mặt trời mọc. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn có thể khám phá Nhật Bản trong cả tháng với mức chi phí hợp lý.

Mùa thu là một trong những thời điểm đẹp để du lịch sang Nhật Bản. Ảnh: Tokyotopguide

Săn vé máy bay giá rẻ

Tìm vé máy bay đi Nhật giá rẻ có thể khó, nhưng là điều thực hiện được. Thông thường, vé khứ hồi dao động 700 - 800 USD, tùy từng hãng hàng không và nơi xuất phát.

Để bảo đảm kết quả tốt nhất, bạn nên bắt đầu săn vé trước khi khởi hành khoảng 6-8 tuần. Thời điểm thích hợp là mùa thu-đông (tháng 10 đến tháng 2) hoặc mùa xuân (tháng 3-4), khi hoa anh đào nở. Tuy vậy, đây cũng là giai đoạn cao điểm về du lịch nên giá cả sẽ đắt, dịch vụ nào cũng đông người.

Tìm chỗ nghỉ

Tại Nhật Bản, bạn có nhiều lựa chọn với các hình thức khác nhau như hostel (nhà trọ bình dân), căn hộ đi thuê (thông qua AirBnb) hay couchsurfing (ở trọ miễn phí trên toàn thế giới). Phòng hostel thường có giá 25-40 USD một đêm.

Nhiều hostel có không khí rất dễ chịu, thậm chí còn trang bị cả những hoạt động cộng đồng như hướng dẫn làm sushi hay dạy viết thư pháp. Để rẻ hơn và thêm nhiều trải nghiệm mới, bạn có thể cân nhắc qua đêm tại các quán cà phê manga. Còn với couchsurfing (tìm qua internet), dù là ở miễn phí, bạn vẫn nên chuẩn bị quà tặng cho gia chủ hoặc tự trả tiền những bữa ăn.

Phương tiện đi lại

Lời khuyên hữu ích là bạn nên dùng tàu hỏa, tàu điện, xe buýt khi ở xứ phù tang thay vì gọi taxi. Những phương tiện công cộng này đều sạch sẽ, an toàn và hiệu quả một cách hoàn hảo. Lưu ý quan trọng là tàu điện không chạy 24h. Tất cả mọi dịch vụ sẽ ngừng hoạt động muộn nhất vào 23h30 và mở lại vào 5h sáng hôm sau. Ngoài các phương tiện trên, đi bộ hay đạp xe cũng là ý hay.

Dịch vụ tàu điện ở Nhật Bản tương đối đắt, khoảng 2-3 USD một chuyến. Nếu phải đi ít nhất 5 chuyến, bạn nên cân nhắc mua vé trọn gói theo ngày (day pass). Khi di chuyển sang các vùng, miền khác, Nhật Bản còn có tàu hỏa siêu tốc. Tất nhiên bạn vẫn có thể đi tàu hỏa siêu tốc mà không cần mua day pass, chủ yếu phụ thuộc vào lộ trình và điểm đến. Giá vé một chiều dao động từ 50 USD đến trên 300 USD. Còn mua day pass sử dụng cho 7 ngày, bạn chỉ phải trả 300 USD. Trường hợp ngân sách quá hạn hẹp, xe buýt là lựa chọn tốt nhất.

Dạo phố và trò chuyện cùng người bản địa là phương án hiệu quả để tiết kiệm chi phí khi du lịch ở xứ sở hoa anh đào. Ảnh: Theworldisnotflat.com

Ăn uống

Đây có thể xem là một trong những phần chi tiêu tốn kém nhưng dễ kiểm soát nhất khi ở xứ sở hoa anh đào. Bạn cần thận trọng bởi các loại rau quả nơi đây khá đắt. Nếu đang ở quận đông vui như Asakusa (Tokyo) hay Shinsaibashi (Osaka), lời khuyên hữu ích là tránh xa các phố chính hay điểm mua sắm.

Xem thêm: Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc

Những nhà hàng nhỏ trong các con hẻm chính là thiên đường dành cho bạn. Nơi đây có đủ loại thức ăn ngon, đậm tính địa phương lại yên tĩnh, giá cả rất phải chăng. Chẳng hạn, một bát mỳ trên phố chính ở quận Asakusa có thể tốn 800-900 yên (tương đương 7,5 USD hay gần 160.000 đồng) nhưng chỉ cần đi bộ thêm 10 phút vào trạm Kuramae, mức giá đã giảm còn 200-300 yên.

Điểm hạn chế là phần lớn thực đơn tại những nhà hàng này chỉ có tiếng Nhật. Rất có thể bạn sẽ phải nhìn hình đoán món và chọn. Với cách làm này, trung bình mỗi bữa, bạn chỉ tốn khoảng 700 yên (6,5 USD).

Điểm tham quan

Thay vì chen chân ở những điểm du lịch nổi tiếng, bạn có thể tản bộ, lên núi, trò chuyện cùng bất cứ ai gặp trên đường, chụp ảnh. Nhật Bản có rất nhiều đền nhưng bạn không nhất thiết phải chi cả núi tiền để đến thăm từng nơi. Nhiều du khách chia sẻ thực tế là "cuối cùng bạn cũng phát hiện ra chúng đều có vẻ đẹp hao hao nhau".

Xem thêm: Những luu ý về nét văn hóa Nhật

Sử dụng mạng lưới couchsurfing để tìm những người bạn bản địa cũng là ý tưởng hay. Có nhiều cách tiết kiệm giúp bạn hòa mình vào thế giới người Nhật Bản, chẳng hạn tham gia các buổi picnic cùng họ hay nhìn ngắm lũ trẻ con tập thể dục trong công viên.

Điện thoại

Tại sân bay, bạn có nhiều lựa chọn về việc thuê điện thoại hay sim trong suốt thời gian lưu trú. Việc đặt trước dịch vụ này từ nhà là điều cần thiết. Giá thuê sim khoảng hơn 100 yên mỗi ngày (tương đương 0,97 USD) nhưng phải đặt cọc trước (400 USD, sẽ được hoàn trả sau đó). Số tiền này chưa tính đến khoản 1.500 yên (gần 14 USD) mỗi ngày để dùng internet không giới hạn dung lượng. Nếu không cần gọi điện nhiều, tốt nhất bạn nên dùng Skype hay Viber (qua internet) để tiết kiệm thêm chi phí.

Sóng wifi

Thông thường, Nhật Bản không cung cấp dịch vụ wifi công cộng miễn phí. Tuy vậy, bạn vẫn có thể truy cập internet miễn phí từ sân bay, các quán cà phê Starbucks, trạm xe lửa và trong các hostel. Nếu thuê sim điện thoại của Soft Bank, bạn cũng được dùng wifi miễn phí trong 14 ngày ở bất cứ đâu trên đất Nhật Bản.

Tiền bạc

Mẹo hữu ích là hãy luôn giữ tiền mặt. Bạn có thể gặp khó khăn khi rút tiền tại các cây ATM và bị tính phí. Dù ngày nay, nhiều dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền mặt vẫn được xem là “vua” ở Nhật Bản.

Xem thêm: 8 điều cần biết trước khi tới Tokyo

Trần Hằng (theo Wanderingsouldier) - VNExpress

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Những trải nghiệm mới Hà Giang ngoài ngắm hoa Tam giác mạch

Tận hưởng không khí trong lành vào sáng sớm tại Đồng Văn hay lắng nghe từng nhịp đập của trái tim trên đỉnh cột cờ Lũng Cú chính là những điều khó quên khi tới Du lịch Hà Giang.

Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, cách Hà Nội chừng 300 km. Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách ở phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những con người hồn hậu mà cả những món ăn ngon. Khách đến Hà Giang một lần là nhớ mãi những dấu ấn đặc biệt nơi phố núi này.

Xem thêm: Du lịch mùa thu vàng Đông Bắc - Những điểm du lịch Việt Nam hấp dẫn mùa cuối thu

Những con đường

Những con đường Hà Giang khiến nhiều người liên tưởng tới chốn thần tiên. Ảnh: Diệu Huyền.

Đường ở Hà Giang là những khúc cua tay áo giữa núi đá tai mèo dựng đứng, là những đoạn đường thẳng với hai bên là lúa chín thơm hương. Rồi cũng có khi là những con đường ôm lấy đồi thông hệt như Đà Lạt. Có thể điểm danh những cung đường làm dân du lịch xao xuyến như đèo Bắc Sum, khúc cheo leo lên Phó Bảng... và đặc biệt là con đường Hạnh Phúc, dấu ấn lịch sử của Hà Giang.

Xem thêm: Tứ đại đỉnh đèo của huyền thoại Tây Bắc

Con đường Hạnh Phúc được khởi công xây dựng ngày 10/9/1959 có chiều dài khoảng 200 km. Sau 8 năm thi công, trải qua bao vất vả, khó khăn, con đường đã được thông xe trong niềm vui của người dân Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. Đó chính là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của 2.500 con người với những dụng cụ lao động thủ công như búa, xẻng, xà beng. Không chỉ vậy, để có được con đường lịch sử ấy, 14 thanh niên xung phong đã nằm lại tại nơi này. Cho tới nay, con đường Hạnh Phúc không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch mà còn là điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Giang. Đặc biệt, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam là Mã Pí Lèng cũng nằm trên con đường này.

Núi Đôi

Núi Đôi là thắng cảnh nằm tại quốc lộ 4C, thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Du khách ghé qua không khỏi trầm trồ trước một tuyệt tác mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp là hai trái núi có hình dáng hệt như bộ ngực căng tròn của người thiếu nữ.

Xung quanh núi Đôi là những câu chuyện thuyền thuyết được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là câu chuyện tình đầy cảm động của nàng tiên Hoa Đào và chàng trai H'mông tuấn tú. Hai người phải lòng, nên vợ chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh. Nhưng chính vì sự ngăn cản của Ngọc Hoàng mà Hoa Đào đã để lại đôi nhũ của mình nơi hạ giới cho con bú. Tương truyền, nhờ dòng sữa ngọt ngào ấy mà khí hậu nơi đây vô cùng mát mẻ, rau trái luôn xanh tươi.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì là một trong những ấn tượng không thể bỏ qua khi tới Hà Giang. Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại trở thành điểm hẹn của những người yêu du lịch, yêu cái đẹp mặc cho con đường tới nơi đây khá hiểm trở và khó khăn. Với hàng nghìn hecta ruộng bậc thang tuyệt đẹp trải dài khắp thung lũng, Hoàng Su Phì đã được công nhận là di sản quốc gia vào ngày 16/9/2012.

Xem thêm: Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Dinh thự vua Mèo

Nằm tại thung lũng Sà Phìn, dinh thự vua Mèo chính là ngôi nhà quyền lực nhất vùng đất Hà Giang một thời. Công trình có lối kiến trúc nguy nga, bề thế ấy thuộc sở hữu của dòng họ Vương quyền quý và được xây dựng trong vòng 8 năm mới xong. Không chỉ vậy, dinh thự này còn tọa lạc ở vị trí đắc địa, trên vùng đất hình Kim Quy. Toàn bộ cơ ngơi dựa vào một ngọn núi cao đằng sau, còn phía trước mặt là núi Kim Tự Tháp hay còn gọi là núi Mâm Xôi. Do vậy mà khu dinh thự không bị ảnh hưởng trong những năm chiến tranh và được giữ lại gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Dinh thự vua Mèo được xây dựng theo kiến trúc cổ của Trung Quốc, có sự kết hợp giữa kiến trúc của người Mông và người Pháp. Toàn bộ dinh thự có ba cung là tiền cung, trung cung và hậu cung bao gồm 4 tòa nhà ngang và 6 tòa nhà dọc. Khu dinh thực này có tổng 64 phòng ở với gần 100 người sinh sống.

Năm 1993, dinh thự vua Mèo được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Kể từ đó, ngôi nhà đã tiếp đón hàng nghìn lượt khách tham quan trong nước và quốc tế. Hiện nay, người bán vé vào cổng là một cô cháu gái họ xa của vua Mèo.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú là nơi đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Diệu Huyền.

Cột cờ Lũng Cú chính là điểm đánh dấu cực Bắc tại đỉnh Lũng Cú hay còn gọi núi Rồng (Long Sơn). Mặc dù theo đo đạc, điểm cực Bắc còn cách nơi đây 2 km nữa nhưng với nhiều người Việt Nam, cột cờ Lũng Cú vẫn như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia.

Nằm trên độ cao 1.700 m, cột cờ Lũng Cú hiện nay là kết quả sau những lần sửa chữa và xây dựng mới. Theo thiết kế mới này, cột cờ Lũng Cú có hình bát giác giống cột cờ Hà Nội với 8 mặt chân cột mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn và minh họa những thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Để tới được đỉnh cột cờ, bạn phải vượt qua 389 bậc thang đá và 140 bậc thang xoắn ốc trong lòng cột cờ. Chỉ khi đó bạn mới chạm tay được tới lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 và chiêm ngưỡng được khung cảnh rộng lớn, yên bình xung quanh.

Phố cổ Đồng Văn

Phố cổ Đồng Văn nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang. Mặc dù không có quy mô lớn như phố cổ Hà Nội hay Hội An nhưng nơi đây vẫn mang những bản sắc riêng, hấp dẫn du khách.

Phố cổ Đồng Văn có khoảng 40 nóc nhà trên dưới 100 tuổi nằm cạnh nhau dưới chân núi đá. Ban đầu, nơi đây chỉ có vài gia đình người Mông, người Tày và người Hoa sinh sống. Do vậy kiến trúc trên mỗi ngôi nhà là sự giao thoa giữa phong cách bản địa và Trung Hoa. Đó là những ngôi nhà hai tầng lớp ngói âm dương hay những chiếc đèn lồng đỏ treo trước hiên. Điều hấp dẫn du khách nhất khi tham quan chính là chợ Đồng Văn. Được xây dựng vào khoảng thời gian 1925 - 1928, đây là công trình có dạng chữ U, mang đậm vẻ đẹp của cao nguyên đá.

Vào ngày 14, 15 và 16 âm lịch hàng tháng, những ngôi nhà cổ tại đây sẽ treo đèn lồng đỏ và tổ chức các hoạt động nghệ thuật như trưng bày thổ cẩm, trình diễn văn nghệ... Ghé thăm phố cổ Đồng Văn những ngày này, du khách sẽ được hòa mình trong không gian văn hóa đậm sắc màu dân tộc.

Chợ phiên

Giống nhiều vùng núi khác, Hà Giang cũng có những phiên chợ hấp dẫn du khách ngang qua. Những phiên chợ ở đây chủ yếu là chợ lùi tức chợ họp luân phiên ngược lại các thứ trong tuần, ví dụ tuần này chợ họp chủ nhật thì tuần sau chợ sẽ họp vào thứ bảy, tiếp theo sẽ là thứ sáu... Có thể kể tên những phiên chợ hấp dẫn như chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ, chợ trung tâm huyện Yên Minh... và đặc biệt là chợ tình Khâu Vai.

Chợ tình Khâu Vai được họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Do chợ là nơi người ta tìm đến nhau sau một năm xa cách nên ban đầu nơi đây gần như không có người mua bán hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có người phục vụ đồ ăn uống. Hiện nay chợ đã phần nào bị thương mại hóa, trở thành nơi bày bán đủ loại sản phẩm.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch nở vào giữa tháng 10 và kéo dài tới 12. Ảnh: Diệu Huyền.

Những cánh đồng tam giác mạch là nét đặc trưng tại Hà Giang. Vùng đất địa đầu Tổ quốc này như thể khoác màu áo mới mỗi khi mùa hoa tam giác mạch về. Khi mới nở hoa có màu trắng, sau đó phớt hồng và chuyển sang đỏ lúc tàn. Hoa tam giác mạch nhỏ, có cánh chụm lại thành thành hình chóp. Với ba mặt tam giác, loài hoa này giữ một hạt mạch ở trong. Người dân Hà Giang thường lấy bột của quả tam giác mạch làm bánh hay trộn với ngô để nấu rượu. Du khách đến Hà Giang có thể ngắm loại hoa này ở nhiều nơi như chân cột cờ Lũng Cú, Sủng Là, Đồng Văn, Phố Cáo, Ma Lé...


Xem thêm: Tháng 11 đi đâu ngắm hoa nở

Cháo ấu tẩu

Cái lạnh trên cao nguyên đá khiến người bản xứ mày mò tìm ra món ăn giữ nhiệt mang tên cháo ấu tẩu. Không giống những loại cháo thông thường, cháo ấu tẩu có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi khiến nhiều người phải lắc đầu. Thế nhưng càng ăn, vị đắng ấy càng hấp dẫn lại khiến ai nấy đều muốn ăn mãi không thôi.

Cháo ấu tẩu được nấu từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu. Củ ấu tẩu mang về rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo một đêm sau đó đem ninh chừng 4 tiếng cho mềm và bở tơi. Sau đó phần ấu tẩu này được trộn cùng gạo và nấu trong nước ninh từ chân giò lợn. Tại một số nơi, ấu tẩu và chân giò lợn được nấu riêng. Khi có khách, chủ quán mới trộn phần cháo trắng và phần chân giò cùng ấu tẩu này lại với nhau.

Ấu tẩu là loại củ có tính độc, được người Mông trồng nhiều trên núi. Loại củ này thường được ngâm rượu để thoa ngoài da trị đau lưng hay nhức xương. Trước đây, củ ấu tẩu được dùng nấu cháo để giải cảm. Sau này cháo mới được cho thêm nhiều loại gia vị khác để trở thành đặc sản nơi cao nguyên đá.

Diệu Huyền - VNExpress

Bài đăng phổ biến