Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

Khám phá cung đường kim cương Nhật Bản



Cung đường kim cương - nơi tạo ra những chuyến đi đầy ắp những câu chuyện thú vị về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực. Tại sao lại có tên là thiên đường kim cương? Nghe có vẻ như địa điểm này có rất nhiều kim cương để khai thác, nhưng thật ra cung đường kim cương kết nối tỉnh Fukushima - Tochigi - Ibaraki - Tokyo tạo nên một hành trình như như một viên kim cương trên bản đồ địa lý nước Nhật.

Du lịch Nhật Bản ngày càng sôi nổi hơn kể từ khi cung đường kim cương xuất hiện, bốn mùa nơi đây tạo ra cho du khách những trải nghiệm thực tế đáng nhớ. Mỗi tỉnh lại có rất nhiều địa điểm tham quan và vui chơi, đây trở thành một hành trình tour du lịch mà các bạn có thể lựa chọn trong tháng 3 này.

1. Thành hạc trắng Tsurugajo

Hành trình du lịch Nhật Bản cung đường kim cương với rất nhiều sự lựa chọn, điểm đầu tiên bạn có thể dừng chân trên hành trình này đó chính là thành hạc trắng Tsurugajo. Nằm tọa lạc tại một thành phố yên bình và mộng mơ Fukushima, vẻ đẹp của Tsurugajo ít ai biết rằng nơi đây đã được xây dựng từ năm 1384. Tuy có lịch sử lâu đời nhưng vẻ đẹp vẫn rất nên thơ giữa rừng hoa anh đào hơn 1000 cây. Vẻ đẹp ấy như xóa mờ khỏi thời gian, bất di bất dịch trước những kiến trúc hiện đại.


Thành hạc trắng Tsurugajo mùa hoa anh đào (Ảnh: Sưu tầm)

2. Hồ ngũ sắc Goshiki-numa

Tiếp tục dừng chân tại thành phố nhẹ nhàng Fukushima, các bạn có thể ghé thăm hồ ngũ sắc Goshiki-numa. Đây là một trong những hồ nước có màu nước liên tục thay đổi dựa vào cường độ ánh sáng. Nguyên nhân có sự thay đổi màu sắc kỳ lạ này là vì trong nước hồ có rất nhiều khoáng chất và nhiều loại tảo khác nhau, dẫn đến nước hồ có thể đổi từ đỏ sang hồng sang xanh lam hoặc xanh biếc.


Hồ ngũ sắc Goshiki-numa (Ảnh: Sưu tầm)

3. Chiêm bái tượng Đại Phật Ushiku (Ibaraki)

Với các tín đồ Phật giáo, nếu đã lựa chọn đến tham quan du lịch tại cung đường kim cương thì đây chắc chắn sẽ là địa điểm các bạn không nên bỏ qua - tượng Đại Phật Ushiku. Đến đây các bạn có thể chiêm ngưỡng tượng Đức Phật cao 120m được ghép từ 6000 phiến đồng và được coi là bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới.


Tượng Đại Phật Ushiku (Ảnh: Sưu tầm)

4. Công viên Hitachi

Nếu không đến tham quan công viên Hitachi quả là một thiếu sót lớn của những du khách yêu hoa. Bởi lẽ, công viên này nổi tiếng như một đại dương của các loài hoa, bốn mùa trăm hoa đua nở, đặc biệt là biển hoa Nemophila xanh mướt như đường chân trời. Du khách có thể đến công viên Hitachi vào tháng 4 đến tháng 5 để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa Nemophila.


Vườn hoa Nemophila ở công viên Hitachi (Ảnh: Sưu tầm)

5. Thủ đô Tokyo

Chắc chắn đến thăm Nhật Bản ai cũng muốn đặt chân một lần đến thủ đô Tokyo, nơi diễn ra hoạt động kinh tế, chính trị, vui chơi lớn nhất Nhật Bản. Đến Tokyo bạn có thể hòa mình trong các khu mua sắm, khu ăn uống sầm uất bậc nhất châu Á.


Thủ đô Tokyo (Ảnh: Sưu tầm)

6. Núi Phú Sĩ

Điểm cuối trong chặn đường cung đường kim cương các bạn có thể ghé thăm đó là núi Phú Sĩ - địa điểm nổi tiếng khắp châu Á và là một trong những biểu tượng của thiên nhiên Nhật Bản. Với chiều cao lên đến 3776m, chỉ cần đứng nhìn từ xa bạn cũng có thể ngắm nhìn đỉnh núi trắng xóa và toàn cảnh hùng vĩ nơi đây. Đặc biệt, bên dưới chân núi Phú Sĩ cũng có rất nhiều vườn hoa quanh năm đua nở tạo nên một vẻ đẹp tổng thể vừa hùng vĩ vừa mộng mơ.


Núi Phú Sĩ (Ảnh: Sưu tầm)

Cảnh đẹp Nhật Bản rất đa dạng với núi cao và biển đảo, đồng thời cảnh sắc xung quanh các thành phố hiện đại cũng cực kỳ xa hoa. Đó chính là một trong những điểm hấp dẫn của Nhật Bản để đón hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.

Nguồn travel.com.vn

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Các loại bánh Mochi nổi tiếng của Nhật

Bánh Mochi là một loại bánh được làm từ bột gạo nếp và được xem là món bánh giầy nhân ngọt truyền thống của người Nhật. Bánh Mochi có mặt trong hầu hết các dịp lễ tết của đất nước này, loại bánh này được xem là vật phẩm dùng để dâng lên thần linh nhằm mang lại sự may mắn. Bánh Mochi cũng được dùng làm vật cúng trong gia đình vào những dịp năm mới, Mochi được đặt trang trọng tại  hốc tường Toko-noma hoặc trong nhà bếp. Có rất nhiều loại bánh Mochi phù hợp với những ngày lễ tết khác nhau.

Các loại bánh Mochi nổi tiếng của Nhật

Daifuku

Daifuku

Nhắc đến bánh Mochi Daifuku người ta thường nhắc ngay đến món bánh được nhồi mứt đậu đỏ nấu đường hoặc loại mứt đậu trắng sên đường được dùng làm nhân bánh. Daifuku được làm với màu nâu hoặc màu trắng áo bên ngoài bằng bột bắp hoặc bột gạo để làm chiếc bánh định hình không bị dính vào nhau hay dính vào tay người ăn. Loại bánh này thường được thấy trong ngày tết.

Ichigo Daifuku

Ichigo Daifuku

Ichigo Daifuku là loại bánh Mochi thứ hai được thấy trong những ngày tết, với lớp bánh Mochi nhồi mứt anko được nấu từ đậu đỏ sên đường. Loại bánh này thường đặc biệt hơn Daifuku vì chúng có thêm trái dâu tây tươi bên trong, món bánh này được dùng làm thức ăn vặt chính của trẻ em Nhật Bản.

Kusa Mochi

Kusa Mochi

Kusa Mochi hay còn được xem là chiếc bánh Mochi cỏ xanh, loại bánh này được làm với màu xanh cỏ đặc trưng và được tạo thêm mùi vị với cây ngải cứu. Bánh được nhồi phần nhân đậu đỏ để tạo thêm độ ngọt. Kusa Mochi còn có tên gọi khác là Yomogi Mochi bởi mùi vị đặc trưng của cây ngải cứu. Ở những vùng quê các món bánh Mochi này được xem là không thể thiếu.

Mochi Ice Cream (Mochi kem)

Mochi Ice Cream

Mochi nhân kem mát lạnh được làm với nhiều màu sắc là món bánh được trẻ em Nhật Bản vô cùng yêu thích, chúng cũng được xuất hiện trong những ngày tết. Thông thường loại bánh này được đông cứng lại khi để chúng trong tủ lạnh. Bánh Mochi kem thường được làm từ loại bột Mochiko thay vì bột gạo, do vậy mà chúng có lớp áo vô cùng mịn mang hấp dẫn.

Oshiruko

Oshiruko

Oshiruko có hình dáng tương tự như món chè trôi nước ở Việt Nam, tuy nhiên chúng lại được thưởng thức trong một loại súp ngọt dùng trong tráng miệng của người Nhật. Bên trong món soup này có chứa loại đậu đỏ Azuki đặc trưng của người Nhật.

Chikara Udon

Chikara Udon

Chikara Udon thực chất được xem là món ăn khá đặc sắc khi dùng bánh Mochi nướng để ăn cùng với món mì Udon truyền thống. Món này có cái nhìn tương tự như món hủ tiếu của Việt Nam, khi thưởng thức người ta sẽ ăn nóng. Đôi khi có một vài cửa hàng khi bán món ăn này họ cho thêm một số loại nấm, chả cá, thịt bò hoặc trứng để bạn thưởng thức ngon miệng hơn.

Zoni

Zoni

Zoni tuy cũng được xếp vào một trong những loại bánh Mochi nổi tiếng, tuy nhiên trên thực tế món này lại tương tự như một món soup nấu cùng rau củ quả. Zoni thường được thưởng thức vào ngày đầu năm mới để cầu mong sức khỏe, mang ý nghĩa tâm linh là một khởi đầu mới cho một năm đầy may mắn.


Kinako Mochi

Kinako Mochi

Chiếc bánh Mochi đặc biệt với hình khối chữ nhật đã qua quá trình nướng và rắc thêm đường hoặc kem cho có vị ngọt rồi thưởng thức. Đôi khi người ta cũng sử dụng KiriMochi hoặc KakuMochi ăn kèm với các món mì hoặc dùng kèm với món ăn khác.

Sakura Mochi

Sakura Mochi

Chiếc bánh được làm từ hoa Anh Đào chủ đạo với hương vị thơm ngon và hấp dẫn đặc biệt, bánh Mochi hoa Anh Đào là món bánh được làm với phần nhân mứt đậu đỏ và sau khi hoàn thành các công đoạn người ta cuộn bánh trong lá hoa Anh Đào. Ở một vài nơi như Osaka người ta còn làm loại bánh này với bột gạo thô và chúng có hình dáng như chiếc bánh Pudding dày tương tự rau câu. Tuy nhiên ở Tokyo người ta thường làm chiếc bánh này mịn mang hơn, chúng được phục vụ trong các cửa hàng hoặc quán cà phê.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Thưởng thức món ăn nhảy múa trong miệng kiểu Nhật

Điều thú vị của món Shirouo no Odorigui là khi ăn, những chú cá trong suốt sẽ nhảy múa hoặc ngó ngoáy trong miệng khiến thực khách thích thú và bất ngờ.
Xem thêm: Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc

Shirouo còn được gọi là Odorigui, trong tiếng Nhật có nghĩa là “nhảy múa khi được ăn". Nó có tên gọi đầy đủ là Shirouo no Odorigui, là một món ăn trong ẩm thực Nhật Bản được chế biến từ những con cá hoặc hải sản còn sống.
 
Shirouo dùng để miêu tả loại cá nhỏ, thân gần như trong suốt hoàn toàn. Ảnh:Blogspot

Shirouo dùng để miêu tả chung cho loại cá nhỏ, thân gần như trong suốt hoàn toàn. Tuy nhiên, ở các vùng khác nhau người Nhật lại sử dụng các loại cá khác nhau cho món ăn này. Nếu như ở Iwakuni (tỉnh Yamaguchi), loại Shirouo được ăn là cá trắng nhỏ thì ở Fukuoka, người ta lại dùng nguyên liệu là cá bống đá.

Tương truyền, ở thời Edo cách đây hơn 300 năm, lũ lụt vào mùa xuân thường gây thiệt hại rất lớn cho mùa màng tại Fukuoka cũng như vùng phía nam Nhật Bản. Vì vậy, địa chủ (daimyo) ở đây đã thuê nông dân các làng lân cận dọn dẹp vệ sinh sau thiên tai. Để cảm ơn, daimyo tặng những người nông dân này vài thùng rượu sake để họ uống ngay trên bờsông. Trong khi uống, họ dùng tay túm lấy con cá nhỏ dưới nước và cho luôn vào miệng. Từ đó bắt đầu truyền thống ăn Shirouo tại Fukuoka và dần phổ biến ở nhiều địa phương Nhật Bản.

Bên cạnh đó, cũng có một lý giải khác về nguồn gốc món Shirouo. Cách đây 300 năm, vùng phía nam Nhật Bản được gọi là Tsukushi. Nếu đánh vần theo chữ Hiragana, nó gần giống như chữ Shirouo - loại cá có rất nhiều ở khu vực này. Vì vậy đây là lý do món Shirouo no Odorigui bắt nguồn từ đây.

Những con cá nhỏ liên tục "nhảy múa" khi được thả vào trong hỗn hợp trứng cút sống trộn giấm sẽ càng làm tăng cảm giác hứng thú cho thực khách. Ảnh: Ringring


Do đặc trưng của món là ăn sống nên cách thưởng thức món Shirouo no Odorigui cũng có phần đặc biệt. Người ta đựng cá Shirouo trong một bát lớn có chứa ít nước, sau đó chuẩn bị thêm một quả trứng cút sống và chút giấm. Khi ăn, thực khách đập trứng và trộn đều cùng một ít giấm rồi thả cá vào. Người ta cho rằng giấm làm cho cá bị tê liệt và ngất tạm thời, tuy nhiên thực tế thì những con cá gặp giấm sẽ bị xót và liên tục "nhảy múa" mạnh hơn bình thường. Trong lúc đó, thực khách dùng đũa gắp cá bỏ vào miệng và để cho chúng mặc sức giãy giụa trong miệng. Có lẽ, chính điều này làm tăng cảm giác hứng thú cho người thưởng thức.

Điều thú vị là bất kỳ ai thưởng thức món ăn này đều có câu hỏi tương tự là nuốt hay không nuốt. Nhiều người thường nhai những con cá nhỏ, tuy nhiên cách thưởng thức món Shirouo no Odorigui thực thụ phải là nuốt sống và uống cùng với rượu sochu. Khi đó, cảm giác những con cá "bơi tung tăng" trong dạ dày sẽ khiến cho bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều phải bất ngờ và thích thú. Và đây cũng chính là điểm độc đáo, khiến Shirouo no Odorigui trở thành món ăn đặc sản chỉ có ở Nhật Bản.

Shirouo no Odorigui chỉ ngon nhất khi được nuốt sống và thưởng thức cùng rượu sochu. Ảnh: Animus

Cá Shirouo chỉ có vào mùa xuân, do vậy khi người Nhật thưởng thức món ăn này cũng là lúc báo hiệu mùa đông lạnh giá kết thúc. Ở Nhật Bản, có nhiều nhà hàng phục vụ Shirouo no Odorigui chỉ mở cửa trong mùa có cá Shirouo. Những nhà hàng này dường như chỉ tồn tại như mùa xuân và sẽ được tháo dỡ vào cuối mùa Shirouo hằng năm.
 
(Theo VnExpress)

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tô mì một sợi độc đáo ở Nhật Bản



Nhà hàng rất đông khách và luôn trong tình trạng cháy hàng nên nếu muốn thưởng thức tô mì một sợi chỉ có ở Tawaraya, bạn phải đặt chỗ trước khá lâu.

Xem thêm: Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc


Udon là một trong những món mì được yêu thích nhất ở xứ sở hoa anh đào, cùng với soba và ramen, tất cả làm nên thương hiệu mì Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới. Khi thưởng thức, mỗi thực khách đều có một cảm nhận khác nhau về từng loại nhưng đối với những người thích ăn sợi mì to được cán theo kiểu truyền thống thì udon chính là lựa chọn số một.

Udon được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng một cm, cỡ bằng cây đũa. Tuy nhiên, khi đến với nhà hàng Tawaraya ở Kyoto, thực khách sẽ được trải nghiệm mì udon hoàn toàn khác bởi mỗi bát mì ở đây chỉ có một sợi và kích thước "khổng lồ" của nó cũng sẽ khiến bạn phải kinh ngạc. Nhiều thực khách còn chia sẻ họ chưa từng thấy sợi mì nào to và dài như vậy.


Sợi mì "khổng lồ" đến nỗi chỉ cần duy nhất một sợi là đã đầy cả bát


Tuy có kích thước đặc biệt nhưng sợi mì không hề nhũn nát mà rất mềm và dai do được đun sôi một cách đặc biệt. Cũng giống như các cửa hàng mì khác ở Nhật, đầu bếp ở Tawaraya làm mì tươi vào mỗi buổi sáng và sử dụng hết trong ngày. Tuy nhiên kể từ khi cho ra mắt loại mì mới độc đáo này, nhà hàng luôn trong tình trạng cháy hàng từ rất sớm. Vì vậy, nếu không muốn tới đây và phải ra về với dạ dày trống rỗng thì bạn nên đặt chỗ từ trước.

Ngoài sự mới lạ về kích thước sợi, món mì udon ở nhà hàng Tawaraya vẫn giữ nguyên được hương vị truyền thống với phần nước súp được nêm nếm đơn giản bằng một chút vị mặn. Khi ăn, hương thơm cùng sự thanh khiến cho thực khách luôn muốn ăn mãi không thôi.


Từ khi cho ra mắt loại mì một sợi mới lạ, nhà hàng luôn trong tình trạng "cháy hàng", vì vậy khách khi đến đây phải đặt chỗ từ sớm. Ảnh: Kyoto.com


Nhà hàng Tawaraya nằm gần bến xe buýt Tengu-mae. Nếu muốn đến đây, thực khách có thể bắt tuyến xe buýt số 50 hoặc 101 từ Kyoto, rất thuận tiện. Ở đây cũng có thêm thực đơn bằng tiếng Anh để khách nước ngoài có thể dễ dàng chọn món nếu không biết tiếng Nhật. Nhà hàng mở cửa từ 11h đến 16h hàng ngày, trừ thứ ba.

(Theo VnExpress)

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Nghệ thuật làm Sushi – cuộc chơi không chỉ dành cho đàn ông ở Tokyo

Tới Nadeshico Sushi, du khách sẽ chứng kiến hình ảnh cô gái trong trang phục đầu bếp đang cuốn, cắt, phục vụ sushi cho du khách – một công việc những tưởng chỉ dành riêng cho nam giới.
Xem thêm: Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc

Tại Nhật Bản, phụ nữ không được đào tạo để trở thành bậc thầy sushi. Có nhiều nguyên nhân xoay quanh việc này, nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng tay phụ nữ quá ấm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá sống. Ngoài ra, bàn tay họ quá nhỏ để cuốn miếng sushi và việc sử dụng đồ trang điểm làm ảnh hưởng tới khứu giác của họ. Thế nhưng, đến với quận Akihabara, Tokyo, du khách sẽ thấy một thế giới mà phụ nữ mới thực sự là nghệ nhân chế tác những miếng sushi tuyệt vời.


Những miếng sushi hấp dẫn từ bàn tay phụ nữ

Yuki Chizui, quản lý cửa hàng, có một niềm đam mê bất tận dành cho sushi. Hồi còn là sinh viên, cô làm trong một nhà hàng với vai trò chào đón và dẫn chỗ cho thực khách. Tuy vậy phần lớn thời gian, cô đều khao khát được đứng trong quầy chế biến thực phẩm. Sau 6 năm kiên trì quan sát các đầu bếp, cuối cùng cô cũng có cơ hội để biến ước mơ thành hiện thực.

Năm 2010, Chizui vô tình nhìn thấy một thông báo tuyển dụng nữ đầu bếp sushi ở nhà hàng Nadeshico. Kazuya Nishikiori, chủ cửa hàng, hy vọng các nữ đầu bếp sẽ nhận được cơ hội bình đẳng như những đồng nghiệp khác giới. Cô sớm trở thành quản lý và được đào tạo nghệ thuật làm sushi.

Lý do phụ nữ không được học làm sushi là do tay họ quá ấm, ảnh hưởng tới chất lượng cá sống. Ảnh: mix7777

Thông thường, đầu bếp tập sự sẽ phải học việc từ một đầu bếp sushi chuyên nghiệp trong khoảng 10 năm. Tuy nhiên, Chizui chỉ có hai tuần để học, từ chuẩn bị cá sống cho tới nêm nếm gia vị, do thầy của cô chỉ đồng ý dạy trong khoảng thời gian đó. Phần còn lại, cô phải tự tìm hiểu.

Sau đó, Chizui thuê và đào tạo nhiều cô gái khác làm sushi. Thế nhưng, trong thế giới mà đàn ông làm chủ, các cô gái phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cô chia sẻ: “Thu hút được người Nhật Bản rất khó, đặc biệt là những người lớn tuổi do sự cứng nhắc trong quan điểm và cách sống. Thay vì thế, chúng tôi hướng tới đối tượng là du khách nước ngoài và thậm chí lên kế hoạch tổ chức các lớp học làm sushi.”

Chợ cá Tsukiji ở Tokyo do đàn ông quản lý và làm chủ. Ảnh: Sean Pavone

Không những vậy, việc mua cá tươi cũng là thách thức với nhà hàng khi mở cửa hồi tháng 8 năm 2010. Chợ cá Tsukiji ở trung tâm thành phố chủ yếu do đàn ông quản lý nên hầu như Chizui không tìm được tiếng nói. May mắn cô quen một phụ nữ sở hữu tàu cá ở tỉnh Yamaguchi, người cung cấp nguồn cá hàng tuần cho nhà hàng.

Mặc dù Nadeshico Sushi còn rất mới mẻ nhưng không gì có thể ngăn được những người phụ nữ toàn tâm toàn ý với công việc của họ. Với thông điệp “Mọi cô gái có thể làm điều đó”, Chiziu hy vọng sẽ sớm rút ngắn được khoảng cách giới tính hiện rất phổ biến trong ngành này ở Nhật.

Hải Thu (VnExpress)

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc

Không chỉ có hoa anh đào, nền văn hóa đậm bản sắc, Nhật Bản còn lôi cuốn du khách bởi hương vị ẩm thực tinh tế.

Ẩm thực truyền thống của Nhật Bản vừa được UNESCO xếp vào danh sách Di sản văn hoá Phi vật thể. Dường như mỗi góc phố trên đất nước mặt trời mọc đều chứa đựng những tinh hoa ẩm thực đặc biệt để du khách khám phá và thưởng thức.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản

Sushi tại Tokyo


Tokyo luôn là thành phố dẫn đầu trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản. Sushi, món ăn truyền thông nổi tiếng mà cả thế giới biết đến, cũng được sản sinh từ chính thành phố này. Sushi được làm từ những lát cá sống được các nghệ nhân cắt vuông vắn rồi xếp trên những miếng cơm tẩm giấm gạo. Sushi còn được biết đến với tên gọi Edomae-zushi, được đặt theo tên gọi Edo, tên gọi cũ củaTokyo. Và không nơi đâu trên thế giới, hương vị sushi có thể sánh được với những quầy ăn trong quận Tsukiji.

Những du khách khi có cơ hội đến Tokyo hãy đến thưởng thức món sushi nổi tiếng tại khu chợ này bởi chẳng bao lâu nữa nơi này sẽ được chuyển đến địa điểm mới ở vịnh Tokyo vào năm 2015.

Yến tiệc đa sắc tại Kyoto



Một chuyến đi đến cố đô Kyoto sẽ không thể trọn vẹn nếu du khách không có dịp thưởng thức kaiseki-ryõri. Đây là tên gọi chỉ một bữa ăn bao gồm tất cả những hương vị tinh tế theo mùa, một yến tiệc màu sắc vô cùng ngon mắt. Quán ăn 400 năm tuổi mang tên Nakamura-rō ở quận Gion là điểm lui tới cho những ai ưa thích món ăn này.

Du khách còn có thể khám phá một phiên bản chay của kaiseki-ryõri, được biết đến với tên gọi shojin-ryōri tại Izusen, một quán ăn tuyệt đẹp. Thực khách có thể vừa thưởng thức ẩm thực vừa thưởng ngoạn khung cảnh rất nên thơ của khu vườn trong đền thờ Daiji-in. Không chỉ ngon miệng, món ăn còn được bày biện rất ngon mắt trên một chiếc đĩa sơn mài tinh tế.

Thức ăn đường phố ở Osaka



Takoyaki, một loại bánh làm từ bạch tuộc, có lẽ là một trong những món ăn vặt được biết đến nhiều nhất ở Nhật. Những viên thịt hải sản tẩm bột chiên quyện với vị sốt đặc trưng này được coi là biểu tượng cho ẩm thực Nhật Bản, sánh ngang với sushi và ramen.

Osaka chính là nơi sản sinh ra công thức của takoyaki. Thành phố lớn thứ hai của quốc gia này cũng nổi tiếng với món bánh xèo okonomiyaki được làm từ bột như bánh kếp, ở trên rắc một chút thịt, mực, rau cắt nhỏ và ăn kèm với nước sốt nâu có vị ngọt, mayonnaise, bột rong biển và phủ một chút cá ngừ khô. Du khách khi đã đến Osaka thì đừng nên bỏ qua khu Dōtombori, môt khu nổi tiếng về ẩm thực tại đây, thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm.

Mỳ ramen ở Hakodate



Hòn đảo phía bắc của Nhật Bản thuộc Hokkaidō cũng là một điểm đến cho du khách sành ẩm thực. Nơi đây nổi tiếng với những hương vị khác nhau của món mỳ ramen và món cừu nướng jingisukan ngon tuyệt cú mèo.

Tuy nhiên, cá và hải sản mới được coi là đặc biệt ở khu vực này, đặc biệt là cua và cá hồi. Du khách hãy hoà mình vào phiên chợ mỗi sáng ở khu chợ cá Hakodate có tên là Asa-ichi và tự mình thưởng thức một tô mỳ ramen nóng hổi hay món cơm trộn hải sản tươi sống.

Hitsumabushi ở Nagoya



Unagi (lươn nướng) được chọn là một trong những món ăn ngon có hương vị hấp dẫn nhất và Nagoya chính là điểm đến thích hợp cho những du khách muốn thưởng thức món ăn này.

Du khách được gợi ý nên tới nhà hàng nổi tiếng Atsuta Hōraiken bởi nơi đây vốn nổi tiếng với món hitsumabushi. Món lươn rưới sốt này được ăn theo ba cách khác nhau: ăn theo phong cách truyền thống với cơm, ăn kèm với rong biển khô, hành tây và wasabi (mù tạt cải) hoặc ăn cùng với súp.

Mỳ soba ở Matsumoto


Món mỳ soba được làm từ bột kiều mạch chính là niềm tự hào của tỉnh Nagano. Tại thị trấn thành cổ của Matsumoto có một số nhà hàng mỳ soba nổi tiếng, như Nomugi. Quán ăn này luôn đông khách, thậm chí thực khách xếp hàng trước cửa từ rất sớm để chắc chắn mua được một tô mỳ trước khi cửa hàng đóng của lúc 2h chiều hoặc khi cửa hàng hết sạch đồ. Ở Matsumoto, du khách còn có thể thưởng thức món thịt ngựa sống basashi tại quán Kura, một nhà hàng bài trí theo phong cách một nhà kho truyền thống.

Sansai-ryori ở Takayama



Takayama được biết đến với món sansai-ryori với cách chế biến rất cầu kỳ và tinh tế. Đây là món ăn làm từ rau quả địa phương, dương xỉ và rau rừng. Sansai-ryori thường được ăn kèm với hoba miso (rau hoặc thịt bò trộn với sốt miso và được đặt trên lá mộc lan và nướng trên một lò than nhỏ). Một món ăn nữa bạn cũng nên thử đó là món thịt bò địa phương với hương vị đặc biệt Hida-gyu.

Fugu ở Fukuoka


Fugu (cá nóc) là một trong đặc sản nổi tiếng của đảo Kyushu nói riêng và ẩm thực Nhật Bản nói chung. Loại cá này sinh trưởng khá tốt vào mùa đông.

Bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn từ món ăn nguy hiểm này, thực khách vẫn luôn muốn thưởng thức bởi hương vị hảo hạng mà chỉ ở Nhật mới có được. Tại các nhà hàng Nhật Bản, các món fugu có giá từ 100 USD trở lên, tuy nhiên ở các nhà hàng bình dân thì giá rẻ hơn, chỉ từ 20 USD. Cá nóc được chế biến thành nhiều món ăn đa dang, trong đó cá nóc sống là cao cấp nhất và được trình bày vô cùng tinh tế.

Ở Nhật, chỉ những đầu bếp đẳng cấp mới được chế biến fugu bởi nguy cơ nhiễm độc từ gan cá sang các phần thịt khác là rất cao, đòi hỏi đầu bếp được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm.

Mỳ Udon ở Takamatsu


Sanuki udon là món mỳ sợi to được làm từ lúa mỳ, gắn liền với thành phố trên bờ biển phía bắc của đảo Shikoku, đảo chính thứ tư của Nhật Bản.

Mỳ thường được ăn theo cách truyền thống khá đơn giản, nêm với chút hương vị như wasabi. Một trong những nơi tuyệt vời để thử ăn món này là Waraya, một nhà hàng đặt trong một trang trại gần công viên Shikoku Mura ở Takamatsu.

Tham khảo thêm Tour Nhật Bản

Xem thêm: Các nhà ga đáng dừng chân nhất thế giới

(Nguồn: Ngoisao)

Bài đăng phổ biến