Hiển thị các bài đăng có nhãn Búng Bình Thiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Búng Bình Thiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Đặc sản Búng Bình Thiên - Bún cá hột vịt lộn

Bún cá, một đặc sản nổi tiếng ở An Giang, được du nhập từ nước bạn Campuchia. Ngày nay, món ăn dưới đôi bàn tay khéo léo của người Việt đã trở nên quen thuộc với người dân ở vùng bảy núi.

Đặc sản Búng Bình Thiên - Bún cá hột vịt lộn

Người ta nói rằng muốn ăn bún cá ngon nhất định phải ghé thăm An Giang mùa nước nổi, khi những con nước đổ về tràn các cánh đồng. Và mới đây nhất món bún “thần thánh” này đã vinh dự được xuất hiện trên truyền hình Hàn Quốc cùng những lời khen ngợi không ngớt.

Bún cá An Giang gồm hai nguyên liệu chính, cá lóc và bông điên điển. Được nấu từ xương và đầu cá, đôi khi hầm cùng xương gà, phần nước dùng thơm lừng, ngọt thanh có màu vàng cam hấp dẫn bởi sự kết hợp với nghệ tươi và sả. Chỉ cần hít hà mùi hương từ nồi nước dùng nóng hổi kia, chắc chắn mọi giác quan sẽ được “đánh thức” ngay lập tức.

Đặc sản Búng Bình Thiên - Bún cá hột vịt lộn

Thế nhưng, ở Búng Bình Thiên món bún cá của chị Bích Huyền lại nổi tiếng hơn cả, bởi món bún cá nổi tiếng này lại được ăn kèm thêm với hột vịt lộn. Tô bún của chị bắt mắt với màu vàng của thịt cá sau khi xào với nghệ, vài cọng quế xanh rì. Ngay khi tô bún dọn ra trước mặt, mùi thơm xộc thẳng lên mũi.

Đặc sản Búng Bình Thiên - Bún cá hột vịt lộn

Trên chiếc xe có khung đóng bằng gỗ, mái che lợp bằng ni lông, chị Huyền bày tất cả nguyên liệu và vật dụng. Nồi nước lèo lớn được đặt khéo ở một bên, sát đó là rổ rau đã lặt và rửa sạch.

Theo chị Huyền, nấu nước lèo là cực và tốn công nhất do phải hầm xương ống và cá từ buổi sáng, trong nhiều giờ. Trên bếp lửa riu riu, nồi nước được cho thêm củ ngải bún, mắm cá linh, mắm ruốc hòa tan đã lược bỏ xác. Ngoài cá phải luôn tươi rói, cách thêm thắt gia vị cho nồi nước lèo cũng phải khéo thì ăn mới ngon được.

Nếu có dịp du lịch An Giang, đến Búng Bình Thiên, bạn nhớ ghé qua xe đẩy của chị Huyền để thưởng thức cho bằng được tô bún nổi tiếng khắp vùng này nhé.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

An Giang, vùng đất mang vẻ đẹp bình dị

An Giang không chỉ mang những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mà còn có những vẻ đẹp riêng biệt của mình. Tất cả đã hội tụ ở đất An Giang, tạo nên một mảnh đất bình dị, đơn sơ và mộc mạc không lẫn với bất kỳ nơi đâu, bạn hãy thử một lần đặt chân đến nơi đây để cảm nhận nhé.

An Giang, vùng đất mang vẻ đẹp bình dị

Búng Bình Thiên

 Búng Bình Thiên

Búng Bình Thiên là một hồ nước ngọt nằm cách thành phố Châu Đốc 25km. Đến mùa, bông lục bình nở đầy sắc tím khoe hương sắc trong ánh trời xanh xen lẫn với đó là những bông điên điển khoe sắc vàng. Đến với nơi đây bạn còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa Chăm xưa còn được lưu giữ khá nguyên vẹn.

Khám phá Tri Tôn

Khám phá Tri Tôn

Đây là huyện núi có diện tích lớn nhất ở An Giang. Gần đây cư dân xê dịch đã phát hiện ra một góc chụp rất thú vị trên cánh đồng lúa ở Tri Tôn, đó là hình ảnh những cây thốt nốt hình trái tim. 

Tri Tôn có thể xem như xứ sở của những cây thốt nốt, ngoài hình ảnh thốt nốt hình trái tim này bạn sẽ săn được rất nhiều góc chụp lung linh khác. Băng qua những cánh đồng lúa hoặc len lỏi vào những ngách nhỏ trong xóm thôn, nhìn đâu đâu cũng thấy hình ảnh cây thốt nốt mộc mạc và bình dị ngày ngày soi bóng mát cho người nông dân.

Hồ Tà Pạ

Hồ Tà Pạ

Hồ Tà Pạ thu hút người đến kẻ đi bởi bức tranh khung cảnh sơn thủy hữu tình với màu nước xanh như ngọc bích, với những vách đá, mỏm đá đủ hình thù kì lạ soi bóng xuống mặt hồ, với màu trời xanh thanh thiên hòa cùng màu xanh của cỏ cây, hoa lá. Vì thế mà người dân An Giang đã ưu ái ví hồ như “Tuyệt tình cốc” của miền Tây.

Làng nổi Châu Đốc

 Làng nổi Châu Đốc

Đã đến du lịch tại An Giang mà bạn bỏ qua điểm đến làng nổi Châu Đốc là điều vô cùng thiếu sót. Là làng bè nổi, nét văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách của vùng sông nước. Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này. Ở đây, mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bờ sông. Mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 chiếc bè, thường có thêm một chiếc bè sinh sống cặp bên. Đặc biệt, gần đây, một số người dân có xu hướng đóng bè xuống sông định cư.

Tổng hợp

Bài đăng phổ biến