Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Du lịch Việt Nam thưởng thức 10 món ngon không thể cưỡng lại

Du khách quốc tế khi dừng chân tại Việt Nam không chỉ bị mê mệt với danh lam thắng cảnh, con người thân thiện mà còn bởi những món ăn tuyệt ngon khó lòng cưỡng nổi. Sau đây là 10 món ngon của Việt Nam làm du khách quốc tế “say như điếu đổ”.

Du lịch Việt Nam thưởng thức 10 món ngon không thể cưỡng lại

Phở Hà Nội


Món phở được coi là tinh hoa ẩm thực của người dân Thủ đô. Phở ở đây rất ngon và có nhiều vị như phở bò, phở gà cùng nhiều thương hiệu nổi tiếng như Phở Thìn, Phở Lý Quốc Sư, Phở Bát Đàn…. Không chỉ là món ăn quen thuộc của người dân mà phở còn là “đặc sản” mà bất cứ khách du lịch nước ngoài nào đến Hà Nội đều muốn thưởng thức ít nhất 1 lần.

Cháo lươn xứ Nghệ


Món cháo lươn đã trở thành “niềm tự hào xứ Nghệ” với cách chế biến cực kỳ đặc biệt và hương vị tuyệt vời “không nơi mô có được”. Bát cháo có vị thơm cay nồng đặc trưng, thịt lươn vàng óng mềm, ngọt, thấm đẫm gia vị.

Cơm hến Huế


Được đánh giá là món ăn “khơi dậy mọi tế bào vị giác” của người thưởng thức, cơm hến trở thành một biểu tượng của ẩm thực xứ Huế. Món đặc sản này được làm từ cơm nguội trộn cùng bạc hà, hến xào, da heo chiên giòn, đậu phộng và ruốc, mang lại vị đậm đà và cay nồng rất đặc trưng.

Cao lầu Hội An


Cao lầu là một món ngon trứ danh của Hội An. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lầu thêm thơm, người chế biến thường thêm ít đậu phộng rang giã nhỏ.

Bánh căn Phan Thiết


Bánh căn Phan Thiết nổi tiếng bởi thức ăn kèm đa dạng và đậm đà hơn so với địa phương khác. Món ăn nóng hổi dùng kèm cá kho, xíu mại, trứng luộc, tóp mỡ cùng nước sốt cá kho hoặc sốt cà chua. Các loại rau gia vị cũng đa dạng không kém, gồm xoài xanh băm, khế chua, chuối chát, dưa leo, rau húng, xà lách… 

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt


Khác với nhiều nơi, bánh ướt ở Đà Lạt ăn với gỏi gà, lòng gà, chính sự khác biệt này đã tạo nên một sự độc đáo của món này nơi xứ ngàn hoa. Bánh ướt bột gạo mềm, lòng gà, thịt gà ta thả vườn giòn dai cùng chén nước chấm chua ngọt, cay cay được pha theo chế theo hương vị đặc biệt của Đà Lạt khiến người ăn phải nghiện.

Cơm tấm Sài Gòn


Cơm tấm là một món ăn sáng rất được ưa chuộng ở Tp. HCM. Cái tên gọi cơm tấm bắt nguồn từ việc loại gạo để nấu thành cơm là tấm, đó là những hạt gạo bị gãy vụn, rớt ra khi sàn gạo. Nhưng ngày nay, món cơm tấm ít dùng hạt tấm mà dùng loại gạo ngon nên chất lượng cơm ngon hơn trước và từ đó cái tên cơm tấm cũng được dùng mà thay vào là “cơm sườn”, “cơm sườn bì chả”. Cơm sườn thường được dùng kèm với rau, cà chua, dưa leo, cải chua và nước mắm chua ngọt hoặc nước tương.

Bánh tằm Ngan Dừa Bạc Liêu


Sở dĩ có cái tên lạ tai này là bởi món bánh tằm trứ danh là sản phẩm của thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Bánh được làm từ bột gạo, se thành sợi nhỏ như con tằm rồi hấp, ăn kèm nhiều thành phần như xíu mại, bì lợn, thịt nạc, đậu phộng rang, dưa chuột, rau sống, tất cả đều thái nhỏ. Sẽ mất ngon nếu bánh tằm xíu mại mà không có nước cốt dừa, cùng với vài muỗng nước mắm chua cay rưới lên trên, khi ăn có hương vị béo ngậy, đậm đà, vui miệng.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ


Bánh tét lá cẩm là đặc sản ở Cần Thơ. Qua bàn tay khéo léo của người thợ làm bánh nhà họ Huỳnh, đòn bánh tét đơn giản trở nên bắt mắt hơn với màu tím lá cẩm. Bánh tét lá cẩm là một “bản giao hưởng” vị giác nhẹ nhàng nhưng đậm đà, được “tấu” bởi “nhạc công” là từng thành phần giao thoa hoà hợp với nhau một cách vừa phải. Vị mằn mặn của trứng muối khi hòa quyện với vị deo dẻo của bột nếp tạo thành một hương vị đặc trưng không thể lẫn của bánh tét lá cẩm. Phần nhân này của bánh cũng có phần khác hơn bánh tét thông thường là sử dụng nguyên liệu có tôm khô, thịt ba rọi không lựa thịt nhiều mỡ nên ăn có vị mặn vừa phải, không ngán.

Bún cá Châu Đốc


Bún cá là món ăn nổi tiếng ở An Giang, bún cá Châu Đốc không do người Việt sáng tạo mà du nhập từ nước láng giềng Campuchia. “Linh hồn” của món này nằm ở vị nước lèo được nêm nếm từ mắm cá linh và mắm ruốc. Đây là một trong số món ăn bày bán khá phổ biến ở trung tâm Châu Đốc, bạn có thể dùng vào bữa sáng. Nước lèo có màu vàng nhạt do còn có thêm củ nghệ giã nát. Bắc trên bếp lửa riu riu, cá hoà cùng nước hầm xương tạo nên độ hấp dẫn. Ngày nay, nhiều nơi còn hầm thêm xương ống để nước ngọt hơn và phục vụ kèm thịt heo quay. Trong tô bún có các loại rau ở dưới cùng như bông điên điển, một đặc sản từ những cánh đồng miền Tây.


Tổng hợp

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Ninh Thuận và những cánh đồng điện gió đẹp tựa trời Tây

Bạn đã từng mơ được chụp hình dưới những cây quạt gió ở tuốt bên trời Tây? Bây giờ ước mơ đó không còn xa vời nữa bởi vì ở ngay Việt Nam cũng đã có những nơi chất-ngây-ngất với những cây quạt gió như thế.

Ninh Thuận và những cánh đồng điện gió đẹp tựa trời Tây
Ảnh: Nguyễn Thế Vinh

Những cánh quạt turbine không chỉ tạo nên khung cảnh hùng vĩ, mà đây còn là nơi cho ra đời những bức ảnh siêu chất, ngỡ như đang du lịch ở một nước châu Âu nào đó.

Cánh đồng điện gió Phan Rang – Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Phan Rang – Ninh Thuận
Ảnh: @mievatho

Nằm cách biển Ninh Chữ hơn 10km, cánh đồng điện gió Đầm Nại ở thôn Láng Me, tỉnh Ninh Thuận là địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh nhất ở Phan Rang hiện nay nhờ khung cảnh đẹp như tranh vẽ của các trụ turbine sừng sững giữa cánh đồng lúa bát ngát, xa xa là núi đồi.

Cánh đồng điện gió Phan Rang – Ninh Thuận
Ảnh: Thúc Trình
Đây là cánh đồng điện gió có loại turbine lớn nhất Việt Nam hiện nay, với đường kính cánh quạt là 114m và có 16 trụ. Vào mỗi thời điểm khác nhau, nơi này lại mang một vẻ đẹp khác, lúc thì sắc vàng óng ả của đồng lúa chín, lúc thì màu xanh rì nhưng cũng có thời điểm hoang vu. 

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu
Ảnh @huyenthanh0203

Bạc Liêu là nơi có cánh đồng điện gió lớn nhất nước hiện nay với 62 trụ turbine gió, chiều dài cánh quạt là 41.7m.  Đây là cánh đồng điện gió trên biển duy nhất tại Việt Nam và là dự án điện gió đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á được xây dựng trên thềm lục địa.

Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm cánh đồng gió là lúc sáng sớm hoặc chiều tà để ngắm bình minh hoặc hoàng hôn. Buổi chiều, tầm 4 giờ là thời điểm chụp ảnh đẹp nhất bởi lúc này nắng chiều hướng về turbine, chụp vừa sáng mặt vừa có nắng đẹp không quá chói chang.

Cánh đồng điện gió Tuy Phong, Bình Thuận

Cánh đồng điện gió Tuy Phong, Bình Thuận
Ảnh: @olivesieunhan

Là dự án nhà máy điện gió lớn thứ 2 ở Việt Nam được đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận với 60 turbine quạt gió trắng muốt cao đến 95m, cánh turbine rộng tới 49m vô cùng ấn tượng, nhìn từ xa đẹp không thua gì những cánh đồng quạt gió lớn trên thế giới. Trên cánh đồng lộng gió bạt ngàn sắc đỏ của hoa Atiso cùng vòng quay đều đều của những cánh quạt, bạn sẽ nhầm tưởng mình đang đặt chân đến những xứ sở phương Tây.

Cánh đồng quạt gió Đắk Lắk

Cánh đồng quạt gió Đắk Lắk
Ảnh: @to.trinh95

Cánh đồng quạt gió mới tinh này thực ra chính là Nhà máy điện gió Dlieyang. Địa điểm này không nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột mà tọa lạc tại xã Dlieyang, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Vì còn đang trong quá trình xây dựng nên khi đặt chân đến đây, du khách chỉ mới thấy vài trụ quạt gió được đưa vào hoạt động mà thôi.

Dù không có view biển như ở Bạc Liêu nhưng vẫn đậm "chất" riêng của núi rừng Tây Nguyên, với không gian đẹp và mới lạ, cánh đồng quạt gió này dạo gần đây cũng thu hút hội chị em "cuồng chân" ở Đắk Lắk tò mò tìm đến rất nhiều và vô tình trở thành nơi tụ tập, picnic, sống ảo lý tưởng nhất là vào các buổi chiều mát.


Tổng hợp

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Rủ nhau về miền Tây du lịch dịp Tết Nguyên Đán

Rời khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của thành thị, xách ba lô lên và đi về mảnh đất miền Tây, bạn sẽ có khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời dịp Tết Nguyên Đán tại 5 địa điểm dưới đây.

Rủ nhau về miền Tây du lịch dịp Tết Nguyên Đán

1. Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ


Là một trong năm chợ nổi lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Cái Răng trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của du khách khi đến Cần Thơ. Đến đây bạn có thể hòa vào cuộc sống mưu sinh của người dân địa phương bằng cách đi thuyền trên sông, bên cạnh đó chợ nổi còn là địa điểm lý tưởng để chụp hình check-in.

Văn hóa chợ nổi của miền Tây sông nước



Bạn nên đến chợ nổi vào lúc tờ mờ sáng, bởi đây là thời điểm chợ hoạt động sôi nổi và đông vui nhất. Mọi sinh hoạt mua bán, ăn uống đều diễn ra trên sông, nhất định bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời ở nơi đây.

2. Rừng tràm Trà Sư, An Giang


Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang cách thành phố Long Xuyên gần 100km. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư đang là một trong những địa điểm tham quan tiêu biểu cho du lịch mùa nước nổi An Giang với diện tích lên tới 850ha. Ngoài ra đây cũng là cánh rừng tràm ngập nước có hệ động thực vật phong phú tại vùng miền Tây Nam Bộ.

Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là điểm thăm quan lý thú



Du khách tới đây tham quan sẽ cảm thấy choáng ngợp trước những hàng cây tràm hai bên đường. Không những thế, bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng lúa trải rộng thẳng cánh cò bay xen lẫn những hàng cây thốt nốt cao ngút ngàn.

Chụp ảnh sống ảo



Là cách bạn lưu giữ lại từng khoảng khắc đẹp nhất trong mỗi chuyến đi, mái chèo khua sóng nhè nhẹ trên dòng nước, ngắm hàng chục loại chim đang truyền cành hót véo von mà ngỡ ngàng đi vào chốn thần tiên

3. Cánh đồng quạt gió, Bạc Liêu


Với những tín đồ của chủ nghĩa xê dịch, khung cảnh cánh đồng rộng lớn với hàng chục tua-bin gió khổng lồ luôn khiến người ta nghĩ về đất nước Hà Lan xa xôi hay bầu trời phương Tây lãng đãng, yên bình.

Những cánh quạt gió khổng lồ



Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu chưa đầy 20 km, du khách cứ đi theo đường biển hướng về địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là có thể tận mắt chứng kiến những "người gác biển" khổng lồ. Khi cảm nhận được cơn gió biển mang theo chút hơi mặn mòi, bạn có thể ngước nhìn về phía biển Đông và bắt gặp những cánh gió khổng lồ từ phía xa. Càng tới gần, du khách càng háo hức tận mắt chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của những tua-bin gió.

4. Làng nổi Tân Lập, Long An


Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập có diện tích hơn 135 ha vùng lõi và 500 ha vùng đệm. Làng nổi Tân Lập là một khu rừng tràm nguyên sinh rộng lớn cùng với hệ động thực vật phong phú tại đây.

Con đường xuyên rừng độc đáo



Tại đây có con đường xuyên rừng uốn lượn là nơi thường xuyên được giới trẻ check-in. Con đường dài hơn 5 km được dựng lên giữa rừng tạo nên khung cảnh vô cùng độc đáo ở nơi đây, con người trở nên nhỏ bé lạc bước giữa rừng tràm nguyên sinh trên chiếc cầu nhỏ.

5. Nhà công tử Bạc Liêu, Bạc Liêu


Toạ lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quí phái của nó. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, nó được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng.

Công trình mang giá trị kiến trúc, lịch sử



Không chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho những chiếc bàn, những cái ghế nơi đây thêm đẹp và đặc sắc. Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo mà khó có nơi nào có được. Ngoài ra, trong nhà còn có những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mác nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội Trạch lúc bấy giờ.


Nguồn: Tổng hợp

Bài đăng phổ biến