Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn La. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn La. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Top 5 điểm hẹn hò gần Hà Nội cho mùa Valentine

Bạn đang không biết mùa Valentine này sẽ cùng một nửa yêu thương của mình đi du lịch đâu. Đừng lo, hãy đến với những gợi ý về các điểm đến gần Hà Nội dưới đây nhé.

Top 5 điểm hẹn hò gần Hà Nội cho mùa Valentine
Ảnh: "VnExpress"

Tam Đảo, Vĩnh Phúc

 Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Ảnh: "Internet"

Nằm cách Hà Nội chừng 80km, Tam Đảo là địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ yêu mến với phong cảnh núi non hùng vĩ. Nhiệt độ tại Tam Đảo khoảng 15-23 độ C, với cái tiết se lạnh, các cặp đôi sẽ có nhiều lý do để “sát lại gần nhau” trong ngày lễ tình yêu.

Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình

Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình
Ảnh: "@miu_ng"

Được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”, Tam Cốc - Bích Động sẽ ngay lập tức hút hồn bạn từ cái nhìn đầu tiên bởi vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình. Đặc biệt, đây là nơi duy nhất tại Ninh Bình còn duy trì mô hình trồng lúa nước, lựa chọn đến Tam Cốc – Bích Động trong dịp Valentine là vô cùng hợp lý đấy.

Hạ Long, Quảng Ninh

 Hạ Long, Quảng Ninh

Với những cặp đôi có chung sở thích về biển, thì lựa chọn đến với Hạ Long - Quảng Ninh là vô cùng thích hợp. Hai bạn có thể lưu trú tại du thuyền và thưởng ngoạn cảnh quanh vịnh. Chỉ với 2 ngày 1 đêm du lịch vịnh Hạ Long trên du thuyền, là cặp đôi của bạn đã có nhiều kỷ niệm ngọt ngào vào dịp Valentine cùng nhau rồi đấy.

Mộc Châu, Sơn La

Mộc Châu, Sơn La
Ảnh: "Internet"

Nhắc đến điểm hẹn hò gần Hà Nội, không thể bỏ qua Mộc Châu. Địa điểm này thu hút du khách quanh năm. Đặc biệt, trong dịp Valentine, Mộc Châu đang vào mùa hoa mận nở, trở thành địa điểm hẹn hò hàng đầu của các cặp đôi.

Sóc Sơn

 Sóc Sơn
Ảnh: "Internet"

Nếu hai bạn muốn tạm tránh xa những tiếng ồn ào trong thành phố náo nhiệt, thì hãy tìm đến ngay với Sóc Sơn trong dịp Valentine này nhé. Chỉ cách trung tâm Hà Nội 40km về phía bắc và mất 30 phút di chuyển. Hai bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, hơn thế nữa còn được tham quan biết bao danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử và vô vàn những khu du lịch sinh thái vô cùng thú vị. Như Việt Phủ thành Chương, đền Sóc Sơn, thành Cổ Loa.

Tổng hợp


Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Những đồi chè được các bạn trẻ check in nhiều nhất hiện nay

Những đồi chè xanh ngút ngàn từ Bắc tới Nam, từ lâu đã làm mê đắm bao khách du lịch, là nguồn cảm hứng cho nhiều bức ảnh đẹp. Thế bạn còn chần chờ điều gì mà không nhanh lên lịch và triển thôi nào.

Những đồi chè được các bạn trẻ check in nhiều nhất hiện nay
Ảnh: "@da.little318, @pursuitofpeacee"

Đồi chè Cầu Đất, Lâm Đồng

Đồi chè Cầu Đất, Lâm Đồng
Ảnh: "VnExpress"

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 23 km về hướng Đông Nam, đồi chè Cầu Đất đã trở thành địa điểm check-in được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Đồi chè xanh trải dài tít tắp, những ngôi nhà nhỏ xinh theo lối kiến trúc Pháp và nhiều quán cà phê thơ mộng là điểm thu hút bậc nhất của nơi này.

Đồi chè Đông Giang, Quảng Nam

Đồi chè Đông Giang, Quảng Nam
Ảnh: "Chudu43.com"

Nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 100 km về phía Tây, đồi chè Đông Giang níu chân du khách bởi vẻ đẹp thơ mộng, bát ngát cả một vùng trời. Nơi đây mùa nào cũng đẹp nhưng đẹp nhất là từ tháng 8 đến tháng 10. Để có được bộ ảnh lung linh ảo diệu, bạn nên đến đây từ sáng sớm, đắm mình trong ánh mặt trời mọc và màn sương huyền ảo.

Đồi chè Pleiku, Gia Lai

Đồi chè Pleiku, Gia Lai
Ảnh: "@storyofthang"

Nơi đây chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành từ những năm 20 thế kỷ trước, và cho đến nay chưa lúc nào nó vơi bớt sự quyến rũ đối với hội cuồng chân. Đến đây, bạn tha hồ tận hưởng không khí trong lành, ngắm nhìn những con kênh xanh và dõi theo bàn tay thoăn thoắt của những người hái chè. Tất cả sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống như đang trôi thật chậm, thư thái và dễ chịu hơn.

Đồi chè Mộc Châu, Sơn La

Đồi chè Mộc Châu, Sơn La
Ảnh: "Internet"

Mộc Châu nổi tiếng với nhiều đồi chè xanh ngút ngàn. Trong đó, đồi chè trái tim là địa điểm được giới trẻ check-in nhiều nhất. Mùa chè ở Mộc Châu thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 11. Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong sắc xanh của những đồi chè uốn lượn, tận hưởng không gian trong lành với mùi chè thơm mát. Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội diện lên mình những bộ đồ tuyệt đẹp y hệt các cô gái dân tộc vùng bản.

Đồi chè Thanh Chương, Nghệ An

 Đồi chè Thanh Chương, Nghệ An
Ảnh: "@bon.lyk"

Được bao phủ bởi đập Cây Cau nước trong xanh, đồi chè Thanh Chương được gọi với cái tên “Ốc đảo chè” độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Đến đây, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi tại các túp lều quanh đồi chè và thưởng thức những ly chè thơm ngon từ người dân địa phương. Và đặc biệt là sẽ có được những tấm ảnh cùng đồi chè lung linh nhất.

Tổng hợp


Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Người H'Mông rộn ràng đón Tết

Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người H'Mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết.
Xem thêm: Hồng Ngài - bản nhỏ vùng cao của Sơn La


Tết của người H’Mông rơi vào khoảng cuối tháng 1 (đầu tháng Chạp âm lịch), kéo dài trong 15 ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân tộc.


Khắp bản trên, làng dưới sửa sang lại bàn thờ, nhà cửa, nhộn nhịp giã bánh dày, hong phơi những bộ váy áo mới nhất, đẹp nhất để ăn mừng đón xuân.


Người H’Mông quan niệm bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất. Vì thế trong những ngày Tết không thể thiếu món bánh này.


Bánh dày được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm. Gạo đãi sạch cho lên bếp đồ 2-3 giờ sao cho thật dẻo. Sau đó mang ra máng gỗ và dùng chày gỗ giã. Từ 4 đến 6 chàng trai khoẻ mạnh thay nhau giã. Càng về cuối thì càng phải giã đều và mạnh lên để bánh thật nhuyễn. Bánh giã xong được chuyển ra mẹt đã tráng lòng trắng trứng gà, cho khỏi dính. Mỗi gia đình làm bánh dày ít nhất cũng khoảng 50 đến 100 chiếc. Bánh để được hàng chục ngày mà không bị mốc.


Tết của người H'Mông không thể thiếu gà trống vì theo truyền thuyết, gà trống tượng trưng cho thần Mặt Trời, ban phát ánh sáng và sự sống cho dân gian.


Những người phụ nữ quây quần quanh bếp chuẩn bị nấu các món ngon nhất để tiếp đãi bạn bè.


Sau đó, họ đến nhà nhau chúc Tết, thưởng thức rượu ngô thơm lừng, bánh dày làm bằng nếp nương dẻo mềm.


Tết của người H'Mông cũng có một số tục lệ gần giống người Kinh như: không quét, đổ rác ra ngoài nhà trong 3 ngày đầu năm, trang trí nhà cửa sặc sỡ, mừng tuổi trẻ nhỏ… Tuy nhiên họ cũng có tục lệ độc đáo khác là các bữa ăn ngày Tết không có rau canh, chỉ có thịt lợn, thịt gà. Ngày mồng một, phụ nữ không được cầm kim chỉ, con gái không phải làm việc gì trong 3 ngày tết, chỉ đi chơi, đi hát trong các lễ hội.


Đây là dịp để trẻ em mặc những bộ quần áo đẹp nhất vui chơi các trò truyền thống của mình như đánh tu lu (đánh cù), ném pao, đẩy gậy, đánh cầu lông gà… Ném pao không chỉ là trò chơi mà nó còn ẩn chứa bao điều lý thú.

Trong cuộc vui, nếu cô gái ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, nụ cười, còn các chàng trai ưng cô gái nào thì giữ luôn quả pao.


Đây cũng là dịp để mọi người xích lại gần và hiểu nhau hơn, chung sức xây dựng, phát triển bản, mường.

Quốc Tuấn (VnExpress)

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Đà Lạt thu nhỏ ở vùng Tây Bắc

Vùng đất cao nhất của huyện Mường La có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt và nổi tiếng với nguồn nước khoáng nóng.

Xem thêm: Hồng Ngài - bản nhỏ vùng cao của Sơn La

Mường La - Ngọc Chiến là một cung đường đẹp cho những ai ưa khám phá sự tĩnh lặng và hoang sơ Tây Bắc.

Nằm cách TP Sơn La khoảng 80 km về phía đông bắc và công trình thủy điện Sơn La khoảng 40 km, xã Ngọc Chiến nằm ở độ cao trung bình trên 1.800 m so với mực nước biển. Đây được coi là vùng đất cao nhất của huyện Mường La.


Điều đặc biệt trên cung đường này là những đoạn đường đất nhỏ men theo các bản làng Thái đen và Mông, thung lũng ruộng bậc thang trải dài.


Khí hậu quanh năm mát mẻ, đây là nơi sinh sống định cư lâu đời của 3 dân tộc Thái, Mông và La Ha với văn hóa phong phú đa dạng, giàu lòng mến khách.


Từ TP Sơn La, bạn đi theo tỉnh lộ 106 khoảng 40 km về phía đông bắc đến thị trấn Ít Ong. Vượt qua con đèo Sam Síp ở độ cao hơn 2.000 m, dài khoảng 40 km quanh co luồn trong mây ngàn, bạn sẽ thấy một bên là bạt ngàn rừng cây, đồi núi trập trùng, một bên là vực sâu. Đi tiếp qua cây cầu bắc qua suối, du khách sẽ tới xã Ngọc Chiến.


Đến đây, du khách sẽ được gia chủ đón tiếp như khách quý, cùng làm các công việc hàng ngày và thưởng thức đặc sản địa phương như: rượu cần, rượu táo mèo, xôi nếp tan, xôi sắn, cơm lam, thắng cố, thịt nướng, cá nướng, rau cải mèo...


Nhằm khai thác tiềm năng du lịch thiên nhiên, văn hóa phong phú của Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La đã phối hợp với người dân xây dựng nơi đây thành điểm du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ dưỡng phục vụ khách du lịch. Tại bản Lướt, hiện đã có bể tắm khoáng nóng; bản Đớt có nhiều phòng tắm khoáng nóng cá nhân dựng bằng gỗ pơ mu.

Ngoài ra, khách có thể tắm miễn phí tại mó nước ở bản Khau Vai, suối Chiến ở bản Mường Chiến, tìm hiểu các nghề truyền thống của người Thái, Mông, La Ha…


Trên cánh đồng Ngọc Chiến vào những ngày mùa, lúa vàng rực. Bên cánh đồng là những bản làng của người Thái sống đan xen với các dân tộc khác.


Người Ngọc Chiến cũng giỏi dựng nhà sàn mái lợp bằng gỗ pơ mu thơm phức. Theo người dân, buổi tối khi ngủ không phải mắc màn bởi mùi gỗ pơ mu tỏa ra thứ hương thơm dịu không chỉ xua đuổi muỗi, mà còn mang lại sức khỏe cho chủ nhà.


Những nhà sàn mái lợp gỗ pơ mu gần như còn nguyên sơ nếp nhà sàn Tây Bắc, tuy đã ngả màu rêu phong nhưng mái nhà không bị mối mọt.

 
Một căn nhà sàn dân tộc người Thái đen.

Lê Bích

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Pha Luông - nóc nhà của cao nguyên Mộc Châu

Quãng đường chinh phục Pha Luông (Mộc Châu, Sơn La) không dễ dàng, nhưng ngày càng nhiều người muốn tới đây.
Xem thêm: Mộc Châu đẹp tinh khôi mùa hoa cải trắng

Địa danh Pha Luông trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ngày nào Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi... chính là nơi được coi là nóc nhà của thị trấn Mộc Châu (tỉnh Sơn La), với độ cao hơn 2.000 m, cách trung tâm thị trấn khoảng 40 km và nằm trong khu vực biên giới Việt - Lào. Quãng đường chinh phục Pha Luông không quá khó như nhiều đỉnh núi khác, nhưng cũng không dễ dàng khi không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Trên đỉnh Pha Luông. Ảnh: Huy Hòa

Khám phá Pha Luông thường chỉ cần 2 ngày nên du khách có thể tận dụng kỳ nghỉ cuối tuần. Bạn có thể khởi hành bằng ôtô hoặc xe máy từ Hà Nội đến Mộc Châu (gần 200 km, khoảng 4 tiếng) từ chiều tối thứ sáu để có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu không có ôtô riêng, bạn có thể đón xe khách chạy tuyến Hà Nội - Mộc Châu tại các bến xe như Giáp Bát, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, giá vé một chiều dao động từ 130.000 đến 160.000 đồng, có thể đi chuyến muộn. Thuê xe máy tại Mộc Châu giá khoảng 200.000 đồng/ngày, thuê phòng khoảng 300.000 đến 400.000 đồng/đêm.

Thời điểm khởi hành thích hợp nhất là cuối năm vào mùa hoa cải hoặc trước và sau Tết âm lịch khi có hoa mơ, hoa mận và hoa đào nở rực rỡ.

Trước khi đi bạn phải rèn luyện thể lực bằng các bài tập tăng sức bền cho cơ thể, đặc biệt là đôi chân. Cần đảm bảo sức khỏe ổn định trong suốt hành trình vì nếu đuối sức bạn sẽ phải dừng leo núi giữa đường, ảnh hưởng tới những người đi cùng.

Các đồ dùng cần thiết gồm: quần áo, thuốc men, dao nhỏ, bật lửa, đồ ăn nhẹ, nước... và cả giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân) để làm thủ tục với đồn biên phòng Pha Luông. Đây là điều bắt buộc vì Pha Luông nằm ở gần biên giới Việt - Lào. Ngoài ra để dễ dàng cho việc di chuyển, leo núi, đi bộ xuyên rừng, bạn nên mang giày leo núi, áo mưa hay túi nilon bọc giày...

Hành trình


Pha Luông cách Mộc Châu khoảng 40 km, nên khởi hành từ khoảng 7h sáng theo quốc lộ 43 hướng đi cửa khẩu Loóng Sập khoảng 20 km, sau đó rẽ vào lối đi Mường Ve thêm chừng 7 km đường nhựa đẹp. Bắt đầu từ đây là 10 km gian nan, đường đất xen lẫn đá tảng nằm ngổn ngang, liên tiếp dốc cao, một bên núi một bên vực thẳm. Đây là đoạn đường mất nhiều thời gian và nguy hiểm nhất. Cần có người dân địa phương dẫn đường.
Hành trình leo Pha Luông. Ảnh: Mèo Già

- 10h30: Đến đồn biên phòng, nghỉ ngơi lại sức, ăn trưa (đồ ăn mang theo vì trên đường từ Mộc Châu tới đây không có hàng quán), chuẩn bị đồ lên leo núi và làm thủ tục ở đồn biên phòng. Bạn có thể gửi lại các vật dụng nặng hoặc không cần thiết tại đồn, chú ý bảo quản đồ có giá trị và quan trọng như tiền bạc, máy ảnh... Bạn nên thuê người dân địa phương dẫn đường, đảm bảo thực hiện đúng thời gian cho phép.

- 11h30: Bắt đầu leo lên núi, mất khoảng 3 tiếng.

Cung đường leo Pha Luông rất nhiều cảnh đẹp nhưng cũng không kém phần nguy hiểm vì liên tục là các dốc lên xuống, đường mòn nhỏ khiến bạn phải luồn lách. Đầu xuân leo núi bạn sẽ bắt gặp những cây đào, mận bung nở giữa rừng, nếu may mắn đoàn còn được thấy lá phong đỏ sót lại.

Chặng đường cuối cùng hoàn toàn là dốc đứng, trơn trượt, hiểm trở tới mức bạn gần như không có gì để bám mà phải bò nên cần cẩn trọng từng bước. Nếu chặng đầu bạn có thể dùng gậy để leo thì đoạn cuối này phải bỏ lại, nhưng chú ý không vứt bừa bãi làm chắn đường người đi sau.

- 14h30: Tới đỉnh núi nghỉ ngơi, ngắm cảnh chụp ảnh kỷ niệm khoảng 30 - 45 phút.

Đây là thời điểm vui và hào hứng nhất vì bạn đã đạt được mục tiêu chuyến đi. Trên đỉnh có một khu đất bằng phẳng, rộng rãi rất phù hợp để cắm trại hoặc vui chơi tập thể. Tuy nhiên do chưa đảm bảo về an ninh (khu vực biên giới) nên hiện nay việc cắm trại ngủ qua đêm chưa được cho phép. Ngoài ra, trên đỉnh Pha Luông có các mỏm đá chìa ra phía vực sâu là nơi chụp ảnh kỷ niệm độc đáo nhưng mọi người cũng cần chú ý an toàn. Nếu mệt bạn có thể ăn nhẹ ngay trên đỉnh và nên dọn rác sạch sẽ sau khi ăn.

- 15h30: Bắt đầu xuống núi, về đồn biên phòng Pha Luông.

Vì mất nhiều sức cho chặng leo lên và hành trình về cũng nhiều dốc nên bạn hãy cẩn trọng để không gặp các chấn thương như chuột rút, căng cơ, trẹo chân...

- 17h30: Về đến đồn biên phòng nghỉ ngơi chừng 30 phút.

Nếu điều kiện trời quang và chưa có sương mù dày thì nên đi về Mộc Châu. Trong trường hợp thời tiết xấu hoặc không cán đích đúng giờ, mọi người nên xin ngủ tại đồn biên phòng.

Cao nguyên Mộc Châu mùa hoa mận. Ảnh: Lekima Hung

Ngày hôm sau bạn có thể thoải mái ngắm cảnh cao nguyên Mộc Châu, chụp ảnh, thưởng thức các đặc sản tại đây (cải mèo, bê chao, cá hồi, sữa, chè, các loại thuốc từ lá, thân cây...) và trở về Hà Nội vào bất kỳ lúc nào bạn muốn.

Để chuyến du lịch Mộc Châu, chinh phục Pha Luông tốt đẹp và an toàn bạn lưu ý một số điểm, trong đó có thời tiết. Nếu trời mưa, bạn nên lùi hành trình của mình lại, vì trời mưa đường núi sẽ trơn trượt, rất nguy hiểm.

Đan Thi tổng hợp

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Mộc Châu đẹp tinh khôi mùa hoa cải trắng

Đầu tháng 11 hàng năm, khi những cơn gió lạnh bắt đầu về, cũng là lúc những cánh đồng cải trắng tinh khôi của Mộc Châu bắt đầu nở rộ. 

Một trong những nét quyến rũ nhất của du lịch Mộc Châu khi trời đất sang thu đó là sắc trắng của hoa cải trải rộng khắp không gian, tạo nên một khung cảnh thần tiên, lãng mạn.



Hoa cải trắng ở Mộc Châu thường nở vào đầu tháng 11.Không giống như ở Hà Nội, các vựa hoa chỉ bao bọc trong một cánh đồng nhỏ, ở Mộc Châu, hoa được trồng kín cả một quả đồi, kéo dài từ thung lũng này đến chân núi nọ, khắp không gian rộng lớn được phủ bằng một màu trắng tinh khôi của hoa cải.



Đồng bào dân tộc trồng hoa cải để thu gom hạt cải già và bán cho các cơ sở ép dầu. Vì vậy, thời điểm tuyệt đẹp để ngắm những cánh đồng cải trắng lãng mạn nổi bật dưới ánh nắng vàng như rót mật chỉ kéo dài từ 2 đến 3 tuần.



Những người đam mê du lịch thường rỉ tai nhau những địa điểm tuyệt vời để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa cải đó sau rừng thông bản Áng, các bản Ba Phách 1, 2, 3 và khu vực Ngũ Động Bản Ôn.



Tuy nhiên, đẹp nhất và nổi tiếng nhất vẫn là khu vực phía sau rừng thông Bản Áng với hàng chục hecta cải đang nở hoa trắng xóa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những luống cải chạy hút tầm mắt, từ chân mình tới tận đỉnh đồi...



Mộc Châu mùa hoa cải trắng cũng là thời điểm vùng đất Tây Bắc đón một lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là các phượt thủ đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngọt ngào của mùa thu Tây Bắc. Những khung hình về cánh đồng cải trắng tinh khôi là điều không thể thiếu. Đây chắc chắn là một trong những điểm chụp ảnh mùa thu đẹp nhất nước.
Theo Depplus/MASK

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm khi đi du lịch Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu xanh mướt này như có sức cuốn hút mãnh liệt, mùa nào tới đây cũng đều thích thú.

Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp của Sơn La cách Hà Nội 173 km theo tuyến Quốc lộ 6 (Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu), một đoạn đường không ngắn nhưng nhiều bạn trẻ Hà Nội vẫn chọn cách đi xe máy tới đây. Cao nguyên xanh mướt này như có sức cuốn hút mãnh liệt, mùa nào tới đây cũng đều thích thú.

Phương tiện di chuyển:

- Nếu là người yêu thích du lịch bụi, bạn có thể đi xe máy, thẳng đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân hoặc Láng Hòa Lạc qua Xuân Mai, ra Quốc lộ số 6 là tới. Đường thẳng, không khó đi.
- Đi không dừng nghỉ sẽ mất khoảng 4, 5 tiếng. Nếu vừa đi vừa dừng lại chụp ảnh, nghỉ ngơi thì mất 6 tiếng.
- Ngoài ra bạn có thể di chuyển bằng ôtô tại bến xe khách Mỹ Đình hoặc Bến xe Yên Nghĩa.
- Bạn có thể thuê xe máy tại cách khách sạn để đi lại, tham quan các địa danh tại Mộc Châu.

Món ngon Mộc Châu:

Xem thêm: Bún cá ở phố núi Mộc Châu 
- Bữa cơm đặc sản của Mộc Châu gồm bê chao, cá suối, xách bò, thịt trâu hầm, rau cải mèo, canh khoai sọ vàng…
- Đặc sản ở cao nguyên này là bê chao, giá khoảng 100.000 đồng một đĩa, gà đồi, cá suối, xách bò và rau cải mèo…
- Ba quán ăn ngon nổi tiếng là quán 64, quán 70 và 181 nằm trên đường Quốc lộ 6 từ Hà Nội lên Mộc Châu, cách ngã ba thị trấn khoảng 5 – 7 km. Giá cả ở ba quán này tương đương nhau.
- Các món ăn dân tộc có nhiều ở bản Áng, các cửa hàng nằm ngay rừng thông.

Địa chỉ chỗ chơi:

Huyện Mộc Châu có hai thị trấn là thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường, mỗi nơi cách nhau khoảng 3 km. Hiện có 3 khách sạn lớn: Sao Xanh, Công Đoàn, Hương Sen. Khoảng hơn 50 nhà khách nhỏ ở cả hai thị trấn đều có đầy đủ tiện nghi, điều hòa, nước nóng với giá từ 160.000 đến 300.000 đồng. Riêng tại Sao Xanh với các đoàn đông sẽ được giảm giá 10% vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 5.
Bản Loóng Luông nằm trên đường Quốc lộ 6 có nhiều rừng đào, rừng mận bạt ngàn.

Xã Tân Lập, Bản Ôn nằm trên đường vào thị trấn nông trường Mộc Châu có địa danh Ngũ Động và nhiều cánh đồng hoa dã quỳ, trạng nguyên, hoa cải, hoa mận, hoa đào. Thiên đường hoa cải ở bản Ba Phách với hàng chục mẫu ruộng lớn trồng toàn hoa cải. Bản nằm trên đường Quốc lộ 6, gần quán ăn 70, cách ngã ba thị trấn 5 km. Các bạn đi theo hướng lên Mộc Châu, khi nào thấy biển Công ty chè Mộc Châu thì rẽ vào con đường nhỏ đối diện. Đường đi vào bản quanh co, hơi khó đi nhưng bạn có thể yên tâm đi ôtô bảy chỗ vào tận bản.Nông trường với những đồi chè xanh mướt mát và dã quỳ nở vàng triền đồi.

Đặc sản mua về:

- Bánh sữa, mật ong, sữa tươi, chè tuyết…
- Sữa chua có tại quán 70, 64. Ngon hơn cả là ở quán Hồng Nhung, quán 181…

Những điểm cần chú ý:

- Các bạn tới tham quan, ngắm cảnh không nên làm ồn cũng như không tự ý xem xét cảnh quan xung quanh nhà bà con dân tộc. Nên liên hệ trưởng bản trước khi vào thăm bản.
- Khoảng giữa tháng một dương lịch, hoa đào hoa mận sẽ nở trắng trời Mộc Châu rất đẹp.
- Khoảng tháng 3 Hoa ban nở nhiều ở thị trấn Mộc Châu, xã Chiềng Hắc, Chiềng Khoa.
- Khoảng tháng 10-12: hoa cải trắng, hoa dã quỳ nở nhiều

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Nơi quê hương ‘vợ chồng A Phủ’

Suốt dọc con đường dài từ Tà Xùa về Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La nay đã làm đường ven xã, những thửa ruộng bậc thang cùng vô vàn ruộng ngô bạt ngàn xanh gợi về hình ảnh trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài.

Đường lên Hồng Ngài giờ có thể đi theo 3 hướng. Từ Trạm Tấu, Yên Bái trèo đèo qua với con đường đã liên thông giữa hai tỉnh Sơn La - Yên Bái. Từ thành phố Sơn La về huyện Bắc Yên chừng 80 km, vượt qua con đèo Chẹn dài 20 km, dọc sông Đà để về trung tâm huyện Bắc Yên. Và một con đường đi từ phía Mường Cơi, Phù Yên đi vào. Dù chạy từ phía nào để đến với Hồng Ngài cũng đều vượt qua những dãy núi trùng trùng điệp điệp với cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.


Đường Bắc Yên (Sơn La) nối cùng Trạm Tấu (Yên Bái).

Bây giờ Tà Xùa, Hang Chú, Xím Vàng hay Hồng Ngài, những cái tên lạ mà quen đều đã có đường xe lên đến xã. Vùng cao Bắc Yên hôm nay xanh mướt trong một màu xanh của ngô, táo mèo và cây chè.

Đường vào Hồng Ngài đi bên núi bên đồi. Cảm giác được bước vào quê hương của A Phủ, một trong những nhân vật nổi bật trong sách giáo khoa khiến nhiều người háo hức. Dân số huyện Bắc Yên (Sơn La) đa phần là đồng bào người H'Mông. Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" do nhà văn Tô Hoài viết năm 1952 được xây dựng từ những nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La ngày nay.


Cổng hang A Phủ.

Xã Hồng Ngài giản dị giữa thung lũng xanh. Vào xã hiện còn vài km đường đất. Đến mùa mưa cũng làm nản lòng nhiều tay lái lạ. Hồng Ngài hôm nay đã khác rất nhiều so với trước kia. Phiên chợ họp ríu rít đông đảo bà con dân tộc. Mùa táo mèo, đâu đâu cũng thơm phức hương táo quyến rũ. Vào Hồng Ngài, bạn nên nhờ dân bản chỉ đường lên thăm hang A Phủ, được xem là nơi vợ chồng A Phủ từng trốn khỏi ách của cha con thống lý Pá Tra.

Đường từ Hồng Ngài sang Tà Xùa giờ đã được mở. Một bên Sơn La đã đổ đường bê tông, bên Yên Bái vẫn nhấp nhổm trên đường đất nhưng cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ. Tà Xùa cao gần 2.000 m so với mặt nước biển, cách huyện Bắc Yên 20 km, mờ mịt trong sương mù. Quãng đường ấy cũng là quãng đường chạy trốn của vợ chồng A Phủ khi xưa, tìm đường về với cách mạng.


Nghỉ chân trên đường về bản.
Tà Xùa đẹp đến nao lòng bởi những thửa ruộng bậc thang thấp thoáng trong sương, những cô gái Mông vừa đứng thêu vừa hát bài ca núi rừng, hoa dại nở và những cây chè trăm tuổi lừng lững. Chè Tà Xùa vẫn nức lòng người bấy lâu như câu chuyện "Vợ chồng A Phủ" mà ai cũng nhớ cho đến hôm nay.

Yutaka (VnExpress)

Bài đăng phổ biến