Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Săn mây đẹp quên lối về ở núi Lảo Thẩn, Lào Cai

Cao 2.860m, đỉnh Lảo Thẩn vẫn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là nóc nhà của Y Tý đại ngàn. Hành trình leo ngọn núi này không quá khó nhưng vẫn là một trải nghiệm rất thú vị trước vẻ đẹp hùng vĩ, mơ mộng, phiêu bồng như một cuộc lãng du.

Hành trình leo đỉnh Lảo Thẩn bắt đầu từ bản Phìn Hồ nhưng trước đó, du khách phải đi xe máy khoảng 7km từ trung tâm Y Tý qua một con đường đất khá gập ghềnh. Tổng đoạn đường phải leo từ Phìn Hồ lên đỉnh Lảo Thẩn cả hai chiều lên và xuống là 16km.
 Ảnh: Zen
Hành trình leo đỉnh Lảo Thẩn bắt đầu từ bản Phìn Hồ nhưng trước đó, du khách phải đi xe máy khoảng 7km từ trung tâm Y Tý qua một con đường đất khá gập ghềnh. Tổng đoạn đường phải leo từ Phìn Hồ lên đỉnh Lảo Thẩn cả hai chiều lên và xuống là 16km. 

Đường khá dốc nhưng không quá khó, chỉ cần du khách có sức khỏe ổn định và tinh thần tốt là leo thoải mái, hòa mình trong vẻ đẹp của những khu rừng thưa, bãi cây bụi, đồi cỏ dại. Trên ngọn núi này không có rừng rậm mà toàn là cây bụi nhỏ, trải rộng như một thảo nguyên bát ngát.

Đường khá dốc nhưng không quá khó, chỉ cần du khách có sức khỏe ổn định và tinh thần tốt là leo thoải mái, hòa mình trong vẻ đẹp của những khu rừng thưa, bãi cây bụi, đồi cỏ dại. Trên ngọn núi này không có rừng rậm mà toàn là cây bụi nhỏ, trải rộng như một thảo nguyên bát ngát.
Ảnh: Nhung Tran
Đường khá dốc nhưng không quá khó, chỉ cần du khách có sức khỏe ổn định và tinh thần tốt là leo thoải mái, hòa mình trong vẻ đẹp của những khu rừng thưa, bãi cây bụi, đồi cỏ dại. Trên ngọn núi này không có rừng rậm mà toàn là cây bụi nhỏ, trải rộng như một thảo nguyên bát ngát.

Lảo Thẩn được ưu ái gọi bằng cái tên “nóc nhà Y Tý” bởi độ cao 2.800m so với mặt nước biển. Nơi đây chắc chắn hoàn hảo để leo núi săn mây, kể chuyện với đại ngàn hùng vĩ. Đường chinh phục Thảo Lẩn không gian nan nhưng cũng cần bền sức, với những công chúa, hoàng tử cả ngày không biết thể dục thể thao là gì thì cũng nên rèn luyện cơ thể trước vài buổi, lăn lộn hai ngày trời không phải là chuyện dễ như xơi kẹo, uống tách trà.
Ảnh @Ngocquan
Lảo Thẩn được ưu ái gọi bằng cái tên “nóc nhà Y Tý” bởi độ cao 2.800m so với mặt nước biển. Nơi đây chắc chắn hoàn hảo để leo núi săn mây, kể chuyện với đại ngàn hùng vĩ. Đường chinh phục Thảo Lẩn không gian nan nhưng cũng cần bền sức, với những công chúa, hoàng tử cả ngày không biết thể dục thể thao là gì thì cũng nên rèn luyện cơ thể trước vài buổi, lăn lộn hai ngày trời không phải là chuyện dễ như xơi kẹo, uống tách trà.

Lảo Thẩn trong một chiều nắng rực rỡ, những ánh nắng chiều xuyên mây tạo nên vạt ray sáng lung linh, huyền ảo. Trước khoảnh khắc hiếm có của thiên nhiên, mỗi du khách đều có thể tận hưởng, và ngắm nhìn những vạt nắng chiều làm khung cảnh trở nên rực rỡ.

Lảo Thẩn trong một chiều nắng rực rỡ, những ánh nắng chiều xuyên mây tạo nên vạt ray sáng lung linh, huyền ảo. Trước khoảnh khắc hiếm có của thiên nhiên, mỗi du khách đều có thể tận hưởng, và ngắm nhìn những vạt nắng chiều làm khung cảnh trở nên rực rỡ.

Từng mảng sáng trên nền trời xanh ngắt, cỏ úa vàng vương vấn cùng bước chân lữ khách. Những cây rừng khô cằn còn sót lại cắt hình trên nền trời, hòa cùng gió thốc giữa không gian kỳ vĩ, tĩnh lặng tạo nên vẻ đẹp đầy liêu trai và cổ kính. Cảm giác về miền biên viễn, nỗi hoang liêu, tịch mịch thật rõ rệt.
Ảnh: Pham Thu Huong
Từng mảng sáng trên nền trời xanh ngắt, cỏ úa vàng vương vấn cùng bước chân lữ khách. Những cây rừng khô cằn còn sót lại cắt hình trên nền trời, hòa cùng gió thốc giữa không gian kỳ vĩ, tĩnh lặng tạo nên vẻ đẹp đầy liêu trai và cổ kính. Cảm giác về miền biên viễn, nỗi hoang liêu, tịch mịch thật rõ rệt.

Khoảnh khắc cuối ngày luôn là sự thăng hoa của vẻ đẹp hoàng hôn. Chiều dần buông, nắng chói lòa, lấp lánh ánh vàng rồi khuất núi. Tất cả chìm vào cái tĩnh vắng, bình yên, nguyên sơ như mộng của núi đồi. Sương chiều bao trùm tạo nên nét hư ảo trên những dãy núi điệp trùng.

Khoảnh khắc cuối ngày luôn là sự thăng hoa của vẻ đẹp hoàng hôn. Chiều dần buông, nắng chói lòa, lấp lánh ánh vàng rồi khuất núi. Tất cả chìm vào cái tĩnh vắng, bình yên, nguyên sơ như mộng của núi đồi. Sương chiều bao trùm tạo nên nét hư ảo trên những dãy núi điệp trùng.

Tuy nhiên, Lảo Thẩn hấp dẫn nhất là vẻ đẹp của bình minh trên biển mây đại ngàn. Vì thế, du khách nên bắt đầu leo lên đỉnh núi từ khoảng 4h30 sáng. Mất gần một tiếng để lên đỉnh, chờ ánh sáng đầu tiên của hừng đông và mặt trời dần lên. Phụ thuộc vào thời tiết mà du khách có thể gặp may hay không vì gió lớn có thể sẽ che khuất biển mây và mặt trời. Nếu may mắn, du khách cũng có thể tranh thủ từng khoảnh khắc để chụp biển mây ló ra từ những đợt mù liên tiếp kéo tới trong những cơn gió lạnh run rẩy.

Tuy nhiên, Lảo Thẩn hấp dẫn nhất là vẻ đẹp của bình minh trên biển mây đại ngàn. Vì thế, du khách nên bắt đầu leo lên đỉnh núi từ khoảng 4h30 sáng. Mất gần một tiếng để lên đỉnh, chờ ánh sáng đầu tiên của hừng đông và mặt trời dần lên. Phụ thuộc vào thời tiết mà du khách có thể gặp may hay không vì gió lớn có thể sẽ che khuất biển mây và mặt trời. Nếu may mắn, du khách cũng có thể tranh thủ từng khoảnh khắc để chụp biển mây ló ra từ những đợt mù liên tiếp kéo tới trong những cơn gió lạnh run rẩy.

Gặp bình minh trên biển mây Lảo Thẩn cũng cần có sự may mắn. Tuy nhiên, dẫu không gặp biển mây thì cung đường trekking đầy mây bay, hoa nở cũng đủ làm say đắm lòng người. Mây vờn, ôm núi, núi mờ trong mây gợi lên nét bảng lảng, quyến rũ đặc biệt của núi rừng Tây Bắc.

Gặp bình minh trên biển mây Lảo Thẩn cũng cần có sự may mắn. Tuy nhiên, dẫu không gặp biển mây thì cung đường trekking đầy mây bay, hoa nở cũng đủ làm say đắm lòng người. Mây vờn, ôm núi, núi mờ trong mây gợi lên nét bảng lảng, quyến rũ đặc biệt của núi rừng Tây Bắc.

Lảo Thẩn hấp dẫn đặc biệt với những du khách thích chụp ảnh. Trên chặng đường trekking tuy ngắn nhưng có rất nhiều điểm chụp ảnh đẹp, ấn tượng đặc biệt mà các du khách trẻ vẫn gọi là "các view sống ảo". Một tảng đá, con đường mòn, hay bất cứ một vùng hoa cỏ nào cũng đủ cho du khách bức ảnh có một không hai.

Lảo Thẩn hấp dẫn đặc biệt với những du khách thích chụp ảnh. Trên chặng đường trekking tuy ngắn nhưng có rất nhiều điểm chụp ảnh đẹp, ấn tượng đặc biệt mà các du khách trẻ vẫn gọi là "các view sống ảo". Một tảng đá, con đường mòn, hay bất cứ một vùng hoa cỏ nào cũng đủ cho du khách bức ảnh có một không hai.  

Như tất cả các ngọn núi khác, Lảo Thẩn gắn với đời sống, con người, nhất là đồng bào dân tộc H’Mông. Núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, cheo leo chính là nơi lý tưởng để họ sống. Dọc đường du khách sẽ gặp rất nhiều người lên núi thu hoạch cây thuốc đã trồng từ đầu mùa, hay những đứa trẻ đi kiếm củi. Những chiếc gùi nặng như gồng gánh cả cuộc đời mưu sinh nhọc nhằn.
Ảnh Vũ Kim Ngân

Như tất cả các ngọn núi khác, Lảo Thẩn gắn với đời sống, con người, nhất là đồng bào dân tộc H’Mông. Núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, cheo leo chính là nơi lý tưởng để họ sống. Dọc đường du khách sẽ gặp rất nhiều người lên núi thu hoạch cây thuốc đã trồng từ đầu mùa, hay những đứa trẻ đi kiếm củi. Những chiếc gùi nặng như gồng gánh cả cuộc đời mưu sinh nhọc nhằn.

Song chính những con người ấy, đang lặng lẽ giữ gìn vẻ đẹp thuần phác, trong trẻo, mơ mộng, để mỗi lần đến và về, du khách vẫn muốn quay trở lại, ở lâu hơn để cùng ngắm, cảm  nhận và tận hưởng nhiều hơn không gian, cảnh đẹp và cuộc sống miền sơn cước.

Song chính những con người ấy, đang lặng lẽ giữ gìn vẻ đẹp thuần phác, trong trẻo, mơ mộng, để mỗi lần đến và về, du khách vẫn muốn quay trở lại, ở lâu hơn để cùng ngắm, cảm  nhận và tận hưởng nhiều hơn không gian, cảnh đẹp và cuộc sống miền sơn cước.


(Tổng hợp)

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Lên Tây Bắc, ngắm Hoàng Su Phì mùa nước đổ

Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng của Hoàng Su Phì ánh lên một màu bạc lấp lánh, tựa như một tấm gương khổng lồ in bóng đất trời, núi rừng miền sơn cước.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu lên Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy nơi đây như một tấm thảm trải dải với màu vàng óng hay xanh mướt của lúa mới. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, Hoàng Su Phì lại tựa nhưng một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi rừng Đông Bắc.

Nếu lên Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy nơi đây như một tấm thảm trải dải với màu vàng óng hay xanh mướt của lúa mới. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, Hoàng Su Phì lại tựa nhưng một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi rừng Đông Bắc.

Đây là thời điểm lúa đã được gặt xong cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ xuất hiện nhiều, bà con sẽ tranh thủ để đưa nước vào ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng như khoác lên mình một tấm áo mới, lấp lánh ánh bạc dưới nắng. Những thửa ruộng đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh theo những triền đồi, lưng núi khiến những vị khách phương xa đến không khỏi ngỡ ngàng.

Đây là thời điểm lúa đã được gặt xong cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ xuất hiện nhiều, bà con sẽ tranh thủ để đưa nước vào ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng như khoác lên mình một tấm áo mới, lấp lánh ánh bạc dưới nắng. Những thửa ruộng đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh theo những triền đồi, lưng núi khiến những vị khách phương xa đến không khỏi ngỡ ngàng. 

Khác với Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) dường như có độ cao hơn, dốc hơn, chênh vênh hơn hẳn. Chính điều này làm cho cảnh sắc càng thêm hùng vĩ. Những bờ ruộng cao, thẳng đứng làm cho người ta nghĩ tới tác phẩm điêu khắc được con người gọt đẽo công phu.

Khác với Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) dường như có độ cao hơn, dốc hơn, chênh vênh hơn hẳn. Chính điều này làm cho cảnh sắc càng thêm hùng vĩ. Những bờ ruộng cao, thẳng đứng làm cho người ta nghĩ tới tác phẩm điêu khắc được con người gọt đẽo công phu.

Đến đây bạn mới thấy bàn tay con người kỳ diệu đến nhường nào. Để canh tác được trên những thửa ruộng bậc thang như này bà con nơi đây phải tốn không biết bao nhiêu công sức. Có lẽ cũng bởi thế mà sau mỗi vụ mùa họ lại làm lễ tạ ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa no đủ, bội thu.

Đến đây bạn mới thấy bàn tay con người kỳ diệu đến nhường nào. Để canh tác được trên những thửa ruộng bậc thang như này bà con nơi đây phải tốn không biết bao nhiêu công sức. Có lẽ cũng bởi thế mà sau mỗi vụ mùa họ lại làm lễ tạ ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa no đủ, bội thu.

Tận hưởng khung cảnh ruộng bậc thang vào sáng sớm với những đường cong mềm mại, len lỏi trong đó là những làn mây trắng, ánh nắng chói chang buổi bình minh, những mái nhà xinh xắn…và hít hà hương vị của núi non cây cỏ sẽ cho du khách cảm giác vô cùng khoáng đạt.

Tận hưởng khung cảnh ruộng bậc thang vào sáng sớm với những đường cong mềm mại, len lỏi trong đó là những làn mây trắng, ánh nắng chói chang buổi bình minh, những mái nhà xinh xắn…và hít hà hương vị của núi non cây cỏ sẽ cho du khách cảm giác vô cùng khoáng đạt. 

Đường lên Hoàng Su Phì giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều, cách Hà Nội khoảng 300 km và đường rất đẹp, những cung đường uốn lượn ngút tầm mắt. Từ Hà Nội bạn theo QL2 đi qua Tuyên Quang là đến Hà Giang. Con đường từ ngã 3 Tân Quang lên Hoàng Su Phì được xem như “cửa ải” của cung đường này. Những khúc cua tay áo nối tiếp nhau vô cùng nguy hiểm nhưng cũng lại rất hùng vĩ và nên thơ. Bởi vậy mà nơi đây còn là điểm đến được những kẻ ưa xê dịch, ưa khám phá hẹn nhau mỗi khi vào mùa.

Đường lên Hoàng Su Phì giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều, cách Hà Nội khoảng 300 km và đường rất đẹp, những cung đường uốn lượn ngút tầm mắt. Từ Hà Nội bạn theo QL2 đi qua Tuyên Quang là đến Hà Giang. Con đường từ ngã 3 Tân Quang lên Hoàng Su Phì được xem như “cửa ải” của cung đường này. Những khúc cua tay áo nối tiếp nhau vô cùng nguy hiểm nhưng cũng lại rất hùng vĩ và nên thơ. Bởi vậy mà nơi đây còn là điểm đến được những kẻ ưa xê dịch, ưa khám phá hẹn nhau mỗi khi vào mùa. 

Hoàng Su Phì đẹp bởi sự yên bình giữa mênh mông đất trời và đẹp bởi sự thân thiện, dễ mến của những người dân lao động chân chất nơi đây. Thế mới nói đến đây bạn không chỉ được “mãn nhãn” bởi sự tạo  hóa của thiên nhiên, bởi những thành quả lao động đáng ngưỡng mộ của con người mà đến đây bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị nơi đây. Sự an yên, trong lành của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng nơi phố thị đầy bon chen, xô bồ.

Hoàng Su Phì đẹp bởi sự yên bình giữa mênh mông đất trời và đẹp bởi sự thân thiện, dễ mến của những người dân lao động chân chất nơi đây. Thế mới nói đến đây bạn không chỉ được “mãn nhãn” bởi sự tạo  hóa của thiên nhiên, bởi những thành quả lao động đáng ngưỡng mộ của con người mà đến đây bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị nơi đây. Sự an yên, trong lành của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng nơi phố thị đầy bon chen, xô bồ. 

Trải nghiệm, cảm nhận ruộng bậc thang Hoàng Su Phì từ nhiều thời điểm và góc nhìn, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước những tuyệt tác được hòa quyện bởi thiên nhiên và con người. Và bạn sẽ hiểu vì sao mảnh đất miền tây của Hà Giang lại là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều ống kính nhiếp ảnh, là điểm dừng chân khám phá của nhiều dân phượt đến thế.

Trải nghiệm, cảm nhận ruộng bậc thang Hoàng Su Phì từ nhiều thời điểm và góc nhìn, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước những tuyệt tác được hòa quyện bởi thiên nhiên và con người. Và bạn sẽ hiểu vì sao mảnh đất miền tây của Hà Giang lại là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều ống kính nhiếp ảnh, là điểm dừng chân khám phá của nhiều dân phượt đến thế.   


Nguồn: Internet

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Khám phá những lễ hội truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Lễ hội cầu Trăng của dân tộc Tày

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.    Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.

Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Lễ hội cấp Sắc của người Dao

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Món ngon độc, lạ ở Yên Bái


Yên Bái là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc nước ta, tại đây có nhiều điểm du lịch, tìm hiểu bản sắc các dân tộc như Mù Cang Chải, Mường Lò… Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để khám phá những món đặc sản nổi danh của các dân tộc Thái, Tày…

Món ngon độc, lạ ở Yên Bái


Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.

Mùi khói trong thịt trâu khiến ai nhạy cảm đều rất khó chịu, tuy nhiên để át đi mùi khói và tăng thêm hương vị của món thịt, phải nhờ vào kỹ thuật tẩm ướp trước khi gác bếp. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

Muồm muỗm rang Mường Lò

Muồm muỗm rang Mường Lò

Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm. Hay món muồm muỗm om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. 

Cạn nước, cho ngay mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo đều tay trên bếp to lửa khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm…) vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi và đảo nhanh tay; cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được.

Lạp xưởng Yên Bái

Lạp xưởng Yên Bái

Có thể nói, làm lạp xưởng (lạp sườn) là bí quyết của người có nghề, vẫn thịt ba chỉ thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu, mật ong, đường, rượu trắng…. nhưng cho cái nào trước, cái nào sau, thời gian tẩm ướp là bao nhiêu thì phải học. Làm lạp xưởng phải cẩn thận chú ý đến thời gian tẩm ướp, chú ý đến khâu củi lửa, không được đun to, không được để tắt bếp trong giai đoạn thịt lên men.

Nhiên liệu để sấy thịt và lạp xưởng cũng không đơn giản, phải là than hoa, bã mía, vỏ trấu, lá quế tươi, nếu là củi thì phải là thân cây quế, là thân tươi càng tốt. Theo giải thích của người làm nghề lạp xưởng thì nhiều người tham rẻ sấy bằng than tổ ong, rất độc hại. Củi thì có rất nhiều loại gỗ chứa các chất độc, khói độc áp vào thịt sẽ có hại, nhất là gây đau bụng. Vì thế nhất thiết phải than hoa, hoặc củi quế.

Xôi và cốm tan Tú Lệ

Xôi và cốm tan Tú Lệ

Thung lũng Tú Lệ thuộc phía Tây của tỉnh Yên Bái, Tú Lệ cái tên đã nói phần nào vẻ đẹp nơi đây. Tú Lệ mùa nào cũng đẹp, khi lúa non, từ trên đèo cao nhìn xuống, thung lũng Tú Lệ như thảm cỏ xanh mướp, mùa lúa chín đây đúng là một thung lũng vàng và hơn thế hương thêm từ thứ nếp nổi tiếng có thể làm bạn "say" nơi đây chẳng muốn về.

Nếp tan là thứ gạo nếp rất nổi tiếng, người ta ví, khi đồ thứ gạo này có thể hương thơm bay xa vài trăm mét, bản trên, xóm dưới đều có thể hưởng hương thơm. Vào đầu mùa thu hoạch (khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm), may mắn, bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.

Bánh chưng đen Mường Lò

Bánh chưng đen Mường Lò


Bánh được đồng bào dân tộc Thái nơi đây làm ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi khi xuân về.

Nguyên liệu làm bánh được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng.

Mật ong nhãn Văn Chấn

Mật ong nhãn Văn Chấn

Cuối tháng 4, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt… Với diện tích hàng ngàn ha trồng nhãn, khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ là địa điểm khá lý tưởng để thưởng thức hương vị mật ong nhãn.

Măng sặt

Măng sặt

Cơn mưa cuối xuân ào ạt tưới tắm cho cây cối, ruộng đồng. Rừng sặt (cây thuộc loại tre, thân nhỏ rất thẳng) Nghĩa Lộ, Yên Bái như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: tươi tắn và sung sức. Đất rừng trở nên ẩm mềm và xốp. Chỉ vài ngày sau, măng sặt đồng loạt bật dậy tua tủa. Măng sặt Nghĩa Lộ đã vào mùa.

Măng sặt thon nhỏ,  to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không có vị he, luộc nên thơm phức mùi của núi rừng. Ngoài món nấu xườn, luộc, món măng này có thể dùng xào với cà chua, thêm ít gia vị tỏi cũng ngốn vài bát cơm của thực khách.

Mắc khén

Mắc khén

Mắc khén đứng đầu trong các loại gia vị của đồng bào dân tộc miền núi. Cây mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, trở thành huyền thoại và làm nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc.

Hầu như không có bữa ăn nào quan trọng của người Thái lại thiều mắc khén. Quả mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn. Tuy nhiên để chế ra được hương vị thơm, chuyên dùng ăn với xôi nếp nương, còn phải qua nhiều công đoạn khác. 

Đó là dùng ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất cả đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗn hợp trên thì tạo thành mắc khén, một thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô mai và phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế.

Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet 

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Thưởng thức món ngon của vùng Điện Biên anh hùng

Chẳm chéo, bắp cải cuốn nhót xanh, pa pỉnh, măng đắng, rau hoa ban, gạo tám… là những món ngon không lẫn vào đâu được của vùng đất ghi dấu chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

Thưởng thức món ngon của vùng đất Điện Biên anh hùng


Chéo (chẳm chéo)

Chéo (chẳm chéo)

Đây là tên một loại gia vị trở thành huyền thoại vùng Tây Bắc. Chéo làm từ loại quả của cây mắc khén. Mắc khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu.

Quả mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng rồi được giã mịn trộn chung với ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tàu xắt nhỏ rang khô, (cũng được giã thành bột mịn) và sả.

Chéo thơm hăng hắc chứ không dễ chịu nhưng chính điều đó mới mang nét núi rừng khiến người ta đắm đuối. Chéo được dùng làm “nước chấm” cho các món: xôi nếp nương, bắp cải cuốn nhót xanh, thịt thú rừng… Ngoài ra còn được dùng để nướng cá… Mỗi món đều cho ra hương vị đặc biệt.

Bắp cải cuốn nhót xanh

Bắp cải cuốn nhót xanh

Có lẽ người miền xuôi lên Điện Biên quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây. Cho nên cứ truyền tai nhau rằng lên Điện Biên phải tìm bằng được ăn món “chẳm chéo”. Tuyệt chiêu hút khách của món bắp cải cuốn nhót xanh chính là “chẳm chéo”.

Cách ăn của món này là lấy bắp cải cho nhót, gừng, mùi, lá tỏi vào cuốn rồi chấm với chẳm chéo. Miếng nào miếng ấy đều đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm lừng dù không có thịt.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc ở Điện Biên. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều. 

Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.

Pa pỉnh (cá nướng)

Pa pỉnh (cá nướng)

Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ...trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than hồng.

Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn.

Măng đắng

Măng đắng

Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn.
Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên.

Rau hoa ban

Rau hoa ban

Những du khách lên Điện Biên vào tháng 3 sẽ thấy ngập sắc ban trắng, ban đỏ, ban tím. Người Thái ở đây thường sử dựng loại hoa và lá ban non để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày như hoa ban xào thịt lợn rừng, nộm hoa ban củ riềng, hoa ban nộm vừng... Các món ăn này đều rất ngon và rất dễ ăn, vị ngon ở từng món ăn cũng rất khác nhau, mang lại những hương vị đặc biệt.

Gạo tám Điện Biên

Gạo tám Điện Biên

Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất.

Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm… Gạo tám vừa thơm vừa dẻo nên đồng bào thường dùng nấu cơm lam hay làm khẩu cắm (như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng), khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp).

Bánh dày

Bánh dày

Cũng từ nếp nương, các công đoạn làm bánh yêu cầu phải làm thủ công nên rất mất thời gian. Nếp sau khi đồ là hương tỏa khắp buôn bản. Sau đó, phải dùng tay giã nhuyễn rồi mới gói bằng lá dong rừng.

Bánh dày có thể để được rất lâu, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Bánh dày này có thể ăn cùng với chả, giò, hay chỉ nướng trên than hồng hoặc chấm với chút mật ong rừng đều mang vị khó quên.


Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet 

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Hà Giang không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ mà còn sở hữu rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cùng ghé thăm Hà Giang để hòa cùng không khí lễ hội trong những ngày đầu năm. 

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Xem thêm: Lịch trình du ngoạn Hà Giang cho từng phương tiện

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Đến với Hà Giang, quý khách có cơ hội tham gia Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày. Đây là 1 trong số những lễ hội truyền thống lâu đời ở Hà Giang. Lễ hội này được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Phần lễ

Là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín, được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… Những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng.

Phần hội 

Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi của các chàng trai, cô gái đến từ các thôn trong xã. Sau đó, nội dung tung còn được diễn ra nhộn nhịp trên mảnh ruộng lớn. Đây là trung tâm của lễ hội.

Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi khác như: thi cày ruộng, kéo co, đẩy gậy, ném còn được đông đảo bà con tham gia, tiết mục kéo co được đông đảo người dân tham gia, tiết mục đẩy gậy để chọn ra những người khỏe nhất, thi cày ruộng là nét văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Gầu Tào là một trong những lễ hội mùa xuân ở Hà Giang và là lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.

Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn…Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân…

Phần lễ

Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hóa của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu…

Ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Phần hội

Phần hội là thời gian vui hơn cả. Gia chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường, chúc tụng mọi người nhân dịp năm mới.

Lẫn trong màu xanh của núi rừng là màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ của váy áo các cô gái. Họ thổi khèn, múa khèn, mời nhau chén rượu ngô thịnh tình, thưởng thức các món ăn đặc sản ở Hà Giang và cùng say trong tiếng khèn tha thiết, mời gọi không dứt…

Đây cũng là lúc những chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống như: đánh yến, leo cột lấy bầu rượu… tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết vùng cao. Và bạn cũng có thể hòa mình vào những trò chơi này cùng với những người dân nơi đây.

Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn Nêu tưới khắp các hướng của đồi núi.

Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh thần, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Đi phượt Hà Giang trong những ngày Rằm tháng Tám âm lịch, du khách sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê.

Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Lễ hội cầu Trăng có hai phần lễ và hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức “cúng thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.

Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trình báo mẹ Trăng và 12 nàng tiên, già làng tiến hành các nghi lễ cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; mời mẹ Trăng và các nàng tiên về ban mùa màng và phước lành cho dân bản.

Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Khi đến với lễ hội cầu Trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.

Đêm hội cầu Trăng kết thúc khi mẹ Trăng lên giữa đỉnh đầu, cả bản lưu luyến làm lễ tiễn mẹ Trăng về trời, sau đó họ lại tiếp tục ngân nga trong câu hát then, hát cọi đầy sức lôi cuốn lòng người.

Kết thúc buổi lễ, già làng sẽ phát các hạt giống cho con cháu, cầu cho tất cả bà con trong bản một vụ mùa gieo trồng thuận lợi, mùa màng bội thu, dân bản no ấm.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Trong các nghi lễ truyền thống của người Dao có một nghi lễ đặc biệt được gọi là lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh chỉ có ở nam giới, cho đến nay vẫn được bảo tồn và duy trì.

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng cúng bái.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Lễ hội Cấp Sắc Hà Giang thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi.

Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.

Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung… Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng…

Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.

Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ.

Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Đi phượt Hà Giang vào dịp cuối xuân, bạn sẽ được hòa mình vào Lễ hội chợ tình Khau Vai mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch).Từ thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc du khách có thể đi bằng xe gắn máy hoặc ô tô ngược qua Cán Chu Phìn, Lũng Pù đến với Khâu Vai.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Từ lâu đời cái xóm nhỏ heo hút ở vùng cao núi đá huyện Mèo Vạc mang tên Khâu Vai đã trở thành nơi hội tụ của những đôi trai gái tìm bạn tình, của đôi lứa yêu nhau, của cả những người đã từng yêu nhau mà không lấy được nhau. Nơi đây còn được gọi bằng cái tên thật đẹp “Chợ Phong lưu” một hiện tượng văn hoá đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và có lẽ cả trên thế giới.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa 

Lễ hội nhảy lửa ở Hà Giang thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Để bắt đầu Lễ hội nhảy lửa Hà Giang phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh, thời gian làm lễ kéo dài 1–2 giờ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu.

Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng trai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Bài đăng phổ biến