Hiển thị các bài đăng có nhãn Tịnh Biên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tịnh Biên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Thơm ngọt, mát lành hương vị thốt nốt An Giang

Nếu có dịp về các huyện như Tri Tôn, Tịnh Biên (Châu Đốc) thuộc tỉnh An Giang, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng có cây thốt nốt. Hình ảnh cây thốt nốt được xem là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khờ-me Nam Bộ và cũng là cây đặc sản của vùng Thất Sơn huyền bí này.

Thơm ngọt, mát lành hương vị thốt nốt An Giang

Thốt nốt là một loại cây không nhánh, giống cây dừa nhưng thân cao to hơn, lá xòe tán tròn như lá cọ. Thốt nốt trổ quả thành quày, trái to như trái dừa xiêm, bên trong có nhân (cơm) màu trắng trong như cơm dừa nước, có ít nước ngọt và mát.

Nước thốt nốt tươi


Nước thốt nốt nguyên chất là thức uống giải khát tuyệt hảo, thơm mát, có vị ngọt thanh mnag hương vị đặc trưng riêng của miền Tây mà không nơi nào có được. Nước thốt nốt rất dễ bị lên men, vì thế chúng không thể để lâu, do đó bạn chỉ có thể thưởng thức ngay tại mảnh đất quê hương thốt nốt chứ không thể đưa đi xa. Có thể nói, đây là thức uống lý tưởng nhất để đánh bay cơn khát mùa hè khi du lịch đến vùng đất An Giang.

Cơm thốt nốt


Cơm thốt nốt cũng là sản phẩm được nhiều người ưa thích và thường hay mua về làm quà biếu. Cơm thốt nốt dẻo, dai, ngòn ngọt như dừa xiêm nhưng thơm ngon hơn. Nếu không có nước thốt nốt nguyên chất, bạn chỉ cần cho cơm thốt nốt vào ly, thêm một muỗng đường và ít nước đá bào là sẽ có ly nước thoảng hương vị đặc trưng của thốt nốt.

Trái thốt nốt tươi

Nên mua thốt nốt nguyên trái sẽ bảo quản được lâu. Khi mua thốt nốt, bạn nên chú ý chọn lọai cuống còn tươi, trái đều đặn, không bị móp, giập. Dùng tay búng vào vỏ trái để biết trái già hoặc non. Chỉ nên chọn những trái bánh tẻ, không già không non, cơm sẽ ngọt, béo, dẻo và thơm. Bởi trái già cơm cứng, vị lạt, trái non không có cơm.

Đường thốt nốt


Một đặc sản khác của An Giang là đường thốt nốt làm từ nước thốt nốt hứng từ trên cây. Đường thốt nốt thơm dịu, ngọt thanh, được gói trong những chiếc lá thốt nốt trông như những đòn bánh tét đẹp mắt. Vị ngọt thanh, thơm ngon của đường thốt nốt không chỉ nấu chè làm bánh rất ngon mà còn có tác dụng làm mát cơ thể, chữa viêm họng. Đây cũng là lý do vì sao khách du lịch thường chọn mua đường thốt nốt về làm quà cho người thân và bạn bè.

Bánh bò thốt nốt


Một trong những món bánh tuyệt hảo của người An Giang làm từ thốt nốt là bánh bò thốt nốt. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt (bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung với bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng), đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối xiêm, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn. Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng hổi, ăn chậm rãi để thưởng thức vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm đặc trưng của thốt nốt tan trong miệng, ngon đến nỗi bạn có thể ăn no mà không ngán.

Từ thốt nốt, người An Giang còn làm món cơm thốt nốt ướp đường, bánh gói thốt nốt, rượu thốt nốt… Nếu có dịp về miền Tây, bạn đừng bỏ qua các món đặc sản từ thốt nốt nhé! 


Tổng hợp

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Những đặc sản trứ danh đất An Giang

Có thể nói An Giang là mảnh đất đặt biệt nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vừa mang sự đặc trưng của vùng sông nước miền Tây cho nhiều tôm cá, cây trái xum xuê. Nhưng cũng là nơi có linh khí trời đất với núi cao rừng thẳm cho nhiều sản vật vùng cao. Có thể nói, khi du khách đi du lịch đến miền đất này, ít nhiều cũng nên nếm thử các loại đặc sản, món ăn ngon nổi tiếng.

Những đặc sản trứ danh đất An Giang

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt là món ăn dân dã, quen thuộc của người miền Tây. Bánh được làm từ bột gạo xay, trộn với đường thốt nốt. Để tạo ra được món ăn này, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, ủ bột gạo, hấp chín... Bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, bạn có thể ăn kèm bánh bò với dừa nạo để giúp món ăn hấp dẫn và kích thích hơn.

Bánh Chăm An Giang

Bánh Chăm An Giang

Bột bánh sẵn sàng, trên bếp lửa cháy đỏ rực là những cái chảo nhôm dày, đường kính khoảng 20 cm. Chảo nóng, phết lớp dầu trước khi chế hỗn hợp bột trên vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Khoảng 5 phút sau, bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.

Cắn, nhai, nghe vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.

Tung lò mò

Tung lò mò

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò, một món ăn truyền thống của người Chăm. Để làm món tung lò mò, bạn cần có ruột bò, thịt bò, mỡ bò và nhiều gia vị khác như tiêu, tỏi… Món ăn này thường được nướng hoặc chiên, ăn kèm với cơm, làm mồi nhắm cũng khá hấp dẫn. 

Bún cá Châu Đốc

Bún cá Châu Đốc

Bún cá là một trong những món ăn đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang). Một phần bún đầy đủ, chuẩn vị miền Tây gồm nước dùng đậm vị, bún, thịt cá ướp vừa ăn, dùng kèm các loại rau như xà lách, rau chuối, giá đỗ, bông điên điển... Để món ăn thêm phần hấp dẫn, nước mắm chấm cá rất quan trọng, giúp tăng thêm vị giác cho bạn. 

Cơm tấm Long Xuyên

Cơm tấm Long Xuyên

Khác với món cơm tấm Sài Gòn có miếng sườn to, phần thịt sườn trong cơm tấm Long Xuyên đều được cắt mỏng thành từng miếng nhỏ bắt mắt. Ngoài thịt sườn, phần cơm đầy đủ còn có thêm trứng kho cắt lát nhỏ, đồ chua, dưa leo, mỡ hành hấp dẫn. 

Cá lóc nướng trui 

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui không chỉ là món ăn trong bữa cơm gia đình mà còn là mồi nhắm rất "bén" trong các cuộc vui. Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá đồng, thật tươi và được rửa sạch bùn nhớt. Cá được nướng chín vừa, dùng kèm với bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm mắm me. 

Gà đốt

Gà đốt

Khu vực hồ Ô Thum (Tri Tôn, An Giang) là nơi nổi tiếng với món gà đốt thơm phức. Đây là món ăn làm nên nét độc đáo trong ẩm thực của vùng đất này. Gà đốt nguyên con với vỏ vàng ươm, nước chấm đậm đà, ăn kèm cùng rau sống là chuẩn vị miền Tây. 

Cháo bò Tri Tôn

Cháo bò Tri Tôn

Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Sau đó, bạn thử gắp ít lá sách chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng nghe dai dai, giòn giòn thật hấp dẫn, rồi tới miếng gan bùi bùi, khoanh phèo nhân nhẫn và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm, không thể chê vào đâu được. Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Về miền Tây thăm thú ngôi chùa bánh xèo độc nhất vô nhị

Suốt 18 năm, thiền viện Đông Lai (huyện Tịnh Biên, An Giang) đã có truyền thống lâu đời làm bánh xèo chay đãi khách thập phương đến cúng viếng. Đến đây, ngoài được thưởng thức món bánh xèo chay miễn phí, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng tận mắt tài nghệ đổ bánh xèo của những phật tử nơi đây.

Về miền Tây thăm thú ngôi chùa bánh xèo độc nhất vô nhị

Nguồn gốc tên gọi Chùa Bánh Xèo

Nguồn gốc tên gọi Chùa Bánh Xèo

Nếu bạn nào có dịp đặt chân đến vùng đất “Bảy Núi” linh thiêng, An Giang thì đừng quên ghé nơi đây viếng chùa xem cảnh đổ bánh xèo độc nhất vô nhị và thưởng thức bánh xèo miền Tây giòn rụm miễn phí các bạn nhé!

Chùa Bánh Xèo là cái tên được nhiều người đặt cho Thiền Viện Đông Lai nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sở dĩ có cái tên này là bởi vì ngôi chùa này có truyền thống làm bánh xèo chay miễn phí phục vụ khách thập phương đã 18 năm. Chính vì sự yêu mến và ngưỡng mộ hành động của nhà chùa nên người dân đã gọi tên là Chùa Bánh Xèo với lòng trân trọng đặc biệt.

Chùa lúc nào cũng đông khách ra vào 

Chùa lúc nào cũng đông khách ra vào

Tại Chùa Bánh Xèo, hiện tại có đến 10 đầu bếp tình nguyện làm món bánh xèo chay để phục vụ Phật tử thập phương. Bếp bánh xèo của chùa lúc nào cũng đỏ lửa và không ngớt khách ra vào.

Trong những ngày thường, nhà chùa thường đổ khoảng 2 giàn chảo với số lượng bánh khoảng 300 cái. Những ngày cao điểm như cuối tuần, số bánh có thể lên gấp đôi với 3-4 giàn chảo mới đủ để phục vụ nhu cầu của các Phật từ phương xa.

Món bánh xèo thơm ngon hấp dẫn

Món bánh xèo thơm ngon hấp dẫn

Bánh xèo được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, nước dừa, đậu hũ, đậu xanh, ăn kèm với bông điên điển và các loại rau rừng trên núi Cấm. Từ những nguyên liệu chay thông thường có ở nhiều nơi, những đầu bếp của Chùa Bánh Xèo An Giang đã tạo nên món bánh thơm ngon hấp dẫn.

Đội quân đổ bánh xèo hùng hậu

Đội quân đổ bánh xèo hùng hậu

Trái ngược với không khí trang nghiêm nơi chánh điện, góc bếp của chùa sôi nổi hẳn bởi những người thợ đổ bánh xèo điêu luyện. Bước chân vào gian bếp, ngoài ngửi thấy mùi thơm nức mũi từ những chiếc bánh xèo vàng tươi, có lẽ bạn sẽ có đôi chút "choáng ngợp" bởi "đội quân" đổ bánh hùng hậu gồm 4 giàn chảo, mỗi giàn từ 10-12 cái được xếp theo hình bán nguyệt.

Trong không gian có phần bức bối, chật hẹp, những người thợ vẫn miệt mài cho ra lò 6000 - 7000 chiếc bánh xèo mỗi ngày.

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ dưới sự quản lí của hàng chục tình nguyện viên nên chất lượng vô cùng đảm bảo. Trong đó, mỗi bếp sẽ có từ 2 đến 3 người đổ bánh và 3 người thay thế để phục vụ nhu cầu của phật tử.

Những đôi bàn tay thoăn thoắt lật bánh xèo để "đúc" nên những chiếc bánh xèo thơm ngon, giòn rụm nhất. Từ khuấy bánh đều tay, làm nhân đến canh lửa, lật bánh đều đòi hỏi sự tinh tế của người làm.
Bánh xèo chay, món ngon "đặc sản" của Chùa Bánh Xèo An Giang

Thực khách thưởng thức bánh chỉ việc xếp hàng vòng quanh các giàn chảo, đầu bếp sẽ đổ bánh vào đĩa cho từng người. Và điều đặc biệt là chùa sẽ không nhận lấy dù chỉ một đồng từ hoạt động ăn uống này...

Sự nhiệt tình của các thợ làm bánh khiến du khách cảm thấy rất thoải mái dù phải xếp đợi hàng dài trong không gian có phần chật hẹp.

Những đĩa bánh xèo vàng ươm "chờ sẵn" thực khách đến thưởng thức

Những đĩa bánh xèo vàng ươm "chờ sẵn" thực khách đến thưởng thức

Mỗi người sẽ chủ động lấy bánh xèo đem về bàn, tự phục vụ và dọn dẹp sau bữa ăn. Đó chính là tính tự giác -  một nét đẹp văn hóa rất hay ở "ngôi chùa bánh xèo" này.

Bánh xèo giòn tan được cuốn cùng với dăm ba loại rau, chấm với nước mắm chua ngọt đúng điệu miền Tây dân dã, mộc mạc.

Vì là bánh xèo chay nên phần nhân bánh cũng khá đơn giản chỉ với: đậu xanh luộc, đậu hủ, tàu hủ ky, nấm mèo, giá, củ sắn còn vỏ bánh là bột gạo pha với bột giòn ăn kèm với các loại rau rừng trên núi Cấm, đặc biệt là rau kim thất mọc dại theo triền núi nên mùi vị thanh khiết, độc đáo, ít nơi nào có được.


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến