Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch bụi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch bụi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Bí kíp siêu độc dành cho dân du lịch bụi

"Đừng cứ thế xách balo lên và đi, hãy tìm hiểu trước đã!". Đó là lời Cao Dương Tâm Linh (24 tuổi) có kinh nghiệm hơn 10 năm du lịch bụi khắp Việt Nam và bốn nước Đông Nam Á đã đúc kết. Những lưu ý hữu ích dưới đây đã được cô bạn tổng hợp lại sau nhiều bài học đắt giá. Mời các bạn tham khảo nhé.

1. Tiết kiệm tiền di chuyển

Hãy rủ thêm người đi chung rồi chia tiền. Tận dụng xe trung chuyển của các đơn vị lữ hành, xe buýt miễn phí/giá rẻ từ sân bay vào thành phố; nếu đi taxi từ sân bay hãy đến nơi taxi trả khách ở khu vực Ga đến, giá thường sẽ bằng một nửa cả chặng. Nên mua vé phương tiện công cộng theo ngày để đi khắp nơi sẽ rẻ hơn so với mua từng lượt.

2. Tiết kiệm chi phí lưu trú

Bạn hãy lên các trang web đặt phòng chỉ để lựa chọn khách sạn, trừ khi đi nước ngoài và những lúc có chương trình giảm giá, thì không nên đặt phòng qua mạng, hãy lấy số điện thoại gọi trực tiếp để thương lượng giá hoặc đến tận nơi hỏi, giá trực tiếp sẽ rẻ hơn so với qua dịch vụ trên mạng. Tuy nhiên không nên áp dụng với mùa cao điểm du lịch.

Nếu đi theo nhóm thân (có thể ngủ chung) thì nên ở phòng tiêu chuẩn 2-3 giường để chia tiền cho rẻ, đi một mình thì ở phòng giường đơn tập thể vừa tiện vừa vui. Các bạn không nên chọn chỗ nghỉ ở ngay trung tâm vì giá phòng và dịch vụ sẽ đắt hơn, nên chọn chỗ cách trung tâm khoảng 15 phút đi bộ đổ lại.

3. Chọn địa điểm ăn uống và mua sắm

Ăn uống, mua sắm trong chợ địa phương sẽ rẻ, đa dạng và thường ngon hơn ở các hàng quán trên phố. Hơn nữa sẽ tiết kiệm được thời gian di chuyển tìm địa điểm.

4. Dân bản địa - "bảo bối" của mỗi chuyến đi

Hãy tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người quen từ nhiều địa phương (bạn học cùng trường cùng lớp), nhờ họ chỉ dẫn kinh nghiệm, thậm chí dẫn bạn về nhà đưa đi khám phá quê quán của họ cơ!

5. Lưu thông tin điểm đến tránh bị lạc

Đi đến đâu bạn hãy lấy danh thiếp nhà xe, nhất là lái xe taxi để đỡ phải mất thời gian đợi đặt xe. Luôn mang theo danh thiếp của khách sạn theo để lỡ lạc đường còn hỏi được đường về.

6. Luôn mang giấy bút

Nếu ra nước ngoài thì luôn phải có bút để điền thông tin nhập cảnh. Khi vào vùng không có mạng thì có thể nhờ người dân vẽ đường. Bút bi bấm cũng là một "vũ khí" phòng thân tốt.

7. Khăn đa năng - vật bất li thân

Dùng để đội đầu, bịt mặt, quàng cổ, choàng người, tung khăn lên xác định hướng gió, buộc cầm máu/cố định vết thương, lau rửa...

8. Luôn mang thuốc đau bụng

Dù "tốt bụng" đến đâu thì cũng có lúc cần dùng đến, bởi đồ ăn địa phương không phải ai cũng có thể tiêu hóa. Con gái cũng cần thuốc giảm đau nếu đi du lịch vào "ngày ấy".

9. Đầu tư một đôi giày thật tốt

Giày bạn nên chọn đôi êm mềm, đi được nhiều địa hình (đế dày, độ bám cao, chống nước, cổ cao gập xuống được), và phải "hợp gu" một chút để nhìn vào nó bạn có hứng thú đi nhiều hơn.

10. Túi đồ dùng cá nhân

Luôn có sẵn túi đồ dùng cá nhân nhỏ đựng bàn chải, khăn mặt, mỹ phẩm... để cứ đi đâu là sẵn sàng có luôn, kể cả không đi du lịch.

11. Cách xếp quần áo vào túi hành lý gọn hơn cả cách "cuộn tròn"

Gấp gọn (cuộn tròn càng tốt) cho vào túi nilon/túi khóa zip rồi ấn xẹp đẩy hết không khí ra, chỉ cần 2 túi (đựng đồ bẩn và sạch) sẽ gọn gàng hơn nhiều.

12. Mua đồ cần thiết

Hãy tranh thủ mua đồ cần thiết ở nơi bán gần nhất, đặc biệt là khi ra đảo hoặc lên núi vì ở đó sẽ không có nhiều cửa hàng cho ta lựa chọn. Tốt nhất là nên chuẩn bị thật kỹ trước khi lên đường.

13. Chủ động giúp đỡ người dân và bạn đồng hành

Hãy năng động, tự tin làm cùng mọi người, người ta thấy sai thì sẽ nhắc, đúng thì càng nể, không ai muốn đi cùng người chẳng biết làm gì đâu.

14. "Mạnh mẽ lên, tôi không phải dạng vừa đâu"

Nếu bị quấy rối hãy tri hô, cảnh cáo thật to lên cho đám đông biết; nếu bị ai đó lợi dụng đám đông để áp sát bạn, hãy giả vờ như bạn mắc bệnh truyền nhiễm bằng cách hắt xì hoặc sụt sịt như bị cảm cúm, gãi gãi chân tay ra vẻ bị bệnh ngoài da, thậm chí ngáp và lờ đờ mắt ra vẻ người nghiện để "ngụy trang".

15. Kết bạn thật nhiều

Và cuối cùng, hãy làm quen kết bạn thật nhiều để chia sẻ thêm được nhiều kinh nghiệm, san sẻ các chi phí, có thêm nhiều khoảnh khắc để chuyến đi thêm thú vị nha!

Theo Yan

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Kinh nghiệm cần biết trước khi du lịch bụi Bangkok

Du khách không chỉ có cơ hội khám phá sự sôi động, nhộn nhịp của phố Tây Khao San, China Town mà còn được tìm hiểu những nét văn hóa và lịch sử lâu đời tại các ngôi chùa cổ.


Bangkok (Thái Lan) có sự hòa quyện của hiện đại và truyền thống, bên cạnh không khí sôi động ở phố Tây Khao San còn có vẻ đẹp hoành tráng, lộng lẫy của Cung điện Hoàng gia hay kho tàng văn hóa, lịch sử ở Wat Pho, Wat Arun...

Nên đi máy bay hay đường bộ?

Đi du lịch bằng máy bay tiện nhất, chi phí không đắt hơn nhiều so với đi bus, lại tiết kiệm thời gian, sức lực. Với các bạn ở Hà Nội, vượt qua quãng đường dài (qua Lào) để đến Bangkok không phải chuyện đơn giản. Bạn chỉ cần canh vé giá rẻ (trước 2-3 tháng). Một số hãng hàng không bán vé khứ hồi đôi khi chỉ 1,5 – 2 triệu đồng. Còn các bạn muốn tiết kiệm tối đa chi phí thì phương án tốt nhất là đi bus.

Lưu ý: Đi máy bay bạn nên sử dụng tàu cao tốc trên cao của sân bay hoặc xe buýt của thành phố để di chuyển vì hai sân bay ở Bangkok cách trung tâm tầm 20 - 30km.

Đường hàng không


Rất nhiều hãng hàng không bán vé đi từ Việt Nam sang Bangkok như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet Air, AirAsia, Nok Air... Tuy nhiên, AirAsia được đánh giá là có giá rẻ nhất, đúng kiểu dành cho dân đi bụi, không dịch vụ kèm theo, cân nặng hành lý thoải mái (khoảng 20 kg hành lý ký gửi và 10 kg xách tay cho bạn tha hồ mua sắm). Nhớ đặt trước khoảng 2 - 3 tháng để có vé giá rẻ.

Xerm thêm :Hành trình khám phá thiên đường du lịch Pattaya


Hướng dẫn đi từ sân bay về trung tâm thành phố


Bạn nên biết ở Bangkok có hai sân bay Suvarnabhumi (sân bay quốc tế ) và Don Muang (sân bay dành cho các hãng giá rẻ và nội địa là chủ yếu).

Ở Suvarnabhumi bạn chỉ cần đi tàu cao tốc của sân bay giá 40 baht là có thể về tới trung tâm thành phố (khu Victory), và đi thêm taxi 75 bath sẽ tới được khu Cung điện Hoàng gia (Grand Palace) hoặc khu phố Tây Khao San.

Ở Don Muang bạn đi mini bus giá 150 baht tới Khao San. Đi xe bus công cộng của sân bay bạn bắt ở ngay dưới tầng một (có biển chỉ dẫn, hoặc nhìn chỗ nào đông người xếp hàng) và phải xếp hàng chờ dài.

Đường bộ

Từ Hà Nội: Chuyến 1 (Hà Nội - Viêng Chăn). Chuyến 2 (Viêng Chăn - Nong Khai). Chuyến 3 (Nong Khai - Bangkok).


Từ TP Hồ Chí Minh: Chuyến 1 (Phạm Ngũ Lão - Phnom Penh). Chuyến 2 (Phnom Penh - Bangkok). Hoặc có thể mua vé Hồ Chí Minh - Bangkok nhưng nếu chuyển xe bạn có thể tiết kiệm được 107 - 180 baht.

Nên di chuyển bằng gì cho thuận tiện?


Phương tiện hữu ích nhất là xe máy, vì ở Bangkok rất hay tắc đường và các địa điểm du lịch thường nằm xa nhau. Nếu không bạn có thể chọn taxi. Lưu ý, đi taxi phải có đồng hồ, không theo giá thỏa thuận vì luôn đắt hơn gấp 2, 3 lần. Phương tiện công cộng như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, bus, thuyền dưới sông, phà… của chính phủ đều rất rẻ.

Giá taxi khoảng 15 baht/km

Giá tuk tuk khoảng 20 baht/km


Giá phà 3 baht/lượt

Giá thuê xe máy trung bình 150 - 200 baht/ngày (thuê ngay tại khách sạn bạn ở hoặc nhờ lễ tân gọi giúp).

Nên thuê khách sạn ở khu nào?


Có 4 - 5 khu vực mà khách du lịch thường thuê khách sạn khi ở Bangkok, tuy nhiên có 3 khu mà bạn nên thuê nhất là: gần Khao San, China Town và chợ Pratunam.

Khao San


Khu cho dân du lịch bụi hay còn gọi là khu phố Tây. Ở đây giống Bùi Viện của Sài Gòn và Tạ Hiện của Hà Nội, nhưng có phần vui hơn vì hàng quán buổi tối được bày tràn ra lòng phố, nhạc ở quán bia mở vui nhộn tới tận sáng. Bạn sẽ được gặp cả "thế giới" dù chỉ ở Khao San. Khu vực này cũng gần Cung điện Hoàng gia và các ngôi chùa nổi tiếng khu trung tâm. Ở đây có những hostel giá rẻ chỉ 180 baht/đêm, phòng có sự riêng tư chất lượng và đặc biệt là nhiều quán ăn ngon, rẻ.

Xem thêm: 7 món ngon Thái Lan phải thử khi đến Bangkok

Pratunam


Khu vực này dành cho người thích mua sắm. Pratunam là khu chợ bán buôn, nằm ngay sát các trung tâm thương mại lớn như Center World, Siam Paragon, Siam Center, BigC… thiên đường mua sắm, đồ thời trang giảm giá. Ở khu Pratunam giường ngủ phòng tập thể trong hostel giá cao hơn Khao San, giá từ 250 baht/đêm, nhưng phòng ốc chất lượng tốt. Ở đây đi taxi qua Cung điện Hoàng gia chỉ khoảng 50 - 75 baht, đi xe máy mất khoảng 10 phút.

China Town


China Town là nơi khách Trung Quốc và Việt Nam ở nhiều nhất. Về đêm đây là một khu phố nhộn nhịp hàng quán bán đồ ăn, những món ăn Trung Quốc rất ngon và lạ vị. Ban ngày ở khu này bạn có thể đi thăm các ngôi chùa như Traimit (tượng Phật ngồi bằng vàng từ thời Sukhothai - một trong 3 quốc bảo của Thái Lan) hay Wat Suthep. Và rẽ sang thăm Cung điện Hoàng gia chỉ mất khoảng 5 phút đi xe máy.

Theo Vnexpress

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Bảo Lộc - miền đất hứa cho dân du lịch bụi

Thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khác với những cung đường đèo, cổng trời, thác Đambri hùng vĩ, đồi chè xanh mênh mông, bát ngát.

Chùa Linh Quy Pháp Ấn


Đây là một trong những điểm đến đẹp để săn mây khi đến Lâm Đồng mùa thu. Chốn bồng lai này cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 22 km về phía nam, nằm trên ngọn đồi cao. Ngoài cảnh chùa thanh tịnh, du khách còn được hòa mình vào không gian bao la với cây xanh và gió mát.


Chùa có cổng Thần Đạo uy nghiêm, được ví như “Cổng trời”. Đến với ngôi chùa vào những ngày thu, buổi sáng tinh mơ, du khách có cơ hội ngắm nhìn màn sương mờ ảo giăng phủ khắp đồi núi. Cảnh sắc yên bình, trầm mặc cùng tiếng chuông vang lên khiến bạn quên đi cái xô bồ, ồn ào của cuộc sống. 

Thác Dambri

Cách thành phố Bảo Lộc 18 km, nằm trong khuôn viên quần thể khu du lịch, Drambi là một thác nước đẹp, cao nhất vùng Lâm Đồng. Nhìn từ trên cao xuống, dòng thác nước đổ ào ạt xuống mạnh, tung bọt trắng xóa hoang sơ và hùng vĩ. Ảnh: Hiếu Dương.


Hồ Ngọc nằm trong quần thể khu du lịch Drambi. Nước hồ xanh màu ngọc bích, khung cảnh đẹp và yên bình. Ảnh: Hiếu Dương.

Xem thêm: Cát vàng biển xanh Mũi Né

Đèo Bảo Lộc

Nằm dọc theo quốc lộ 20 hướng từ TP.HCM đến thành phố Đà Lạt, đèo Bảo Lộc có địa hình hiểm trở, với màu xanh hùng vĩ của núi rừng. Phía dưới là vực thẳm sâu hàng trăm mét. Đây là địa điểm du lịch thú vị của nhiều bạn thích trải nghiệm và khám phá. Ảnh: Hiếu Dương.


Đi qua đèo Bảo Lộc vào buổi sáng sớm, dừng chân bên đường bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn cảm giác thành phố mù sương. Ảnh: Hiếu Dương.

Đồi chè Bảo Lộc


Được mệnh danh là thành phố chè, Bảo Lộc có diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những màu xanh của đồi chè mênh mông, bát ngát, và hương thơm của lá chè.
Đến thăm ngôi nhà nào của Bảo Lộc, bạn sẽ đươc gia chủ tiếp đón bằng những bát chè xanh chát thanh mát, thơm nồng. 

Cà phê


Thành phố Bảo Lộc nổi tiếng với đặc sản chè và cà phê. Khi những bước chân đã mỏi, bạn hãy phủi bụi đường, ghé thăm bất kỳ quán cà phê nào của thành phố, nhấm nháp ly cà phê thơm ngon đậm chất đất đỏ xứ bazan. Ảnh: Hiếu Dương.

Theo Zing 

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

12 điều cần phải biết trước khi du lịch Đông Nam Á

Nhiều du khách rỉ tai nhau về việc mang theo tiền mặt và trả phí sử dụng nhà vệ sinh công cộng khi đến Đông Nam Á.
Xem thêm: 9 cách giúp bạn quyết định đi du lịch bụi một mình

Đông Nam Á được xem là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt dành cho những ai ưa khám phá và thích du lịch “bụi”. Dưới đây là một số những lời khuyên hữu ích cho những ai đang chuẩn bị hành trình tới những nước trong khu vực này.

Có thể điều khiển xe ở bất cứ làn đường nào

Hầu như không có một khuôn mẫu giao thông nào ở đây. Ô tô di chuyển rất lộn xộn và chuyển hướng bất ngờ miễn sao có thể tới được điểm cần đến.

Cảm giác đau tim khi qua đường

Nguy hiểm luôn thường trực và thỉnh thoảng du khách sẽ được qua đường cùng người dân, một đàn vịt, hay một đàn gà. Vì vậy, cách an toàn nhất là đợi chờ và nhanh chân bắt kịp khi có bất cứ một đám đông nào chuẩn bị sang đường.

Tắm bên bồn cầu

Phòng tắm thường có diện tích rất khiêm tốn, vì vậy người Đông Nam Á tận dụng chung không gian nhà vệ sinh với những chiếc bồn cầu xung quanh bạn.

Nước máy không thật sự sạch

Sử dụng nước đóng chai thay vì nước máy và không nên ăn rau hay hoa quả rửa bằng nước này. Ngoài ra, hãy sáng suốt lựa chọn hoa quả tươi thay vì loại có chất bảo quản hoá học.

Lời khuyên: Luôn chuẩn bị sẵn thuốc bên mình đề phòng đau bụng. Ảnh: huffingtonpost

Mang theo tiền mặt

Mặc dù thời nay, thẻ tín dụng được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, thì ở hầu khắp Đông Nam Á, tiền mặt vẫn là một hình thức thanh toán thuận tiện. Thêm vào đó du khách có thể trải nghiệm những món ăn đường phố vừa rẻ vừa ngon nếu như có sẵn tiền mặt bên mình.

Lời khuyên: Nếu như không có sẵn tiền mặt trước chuyến đi, hãy mang theo USD để đổi tại địa phương.

Trả phí cho nhà vệ sinh công cộng

Ở Mỹ, những khu công cộng như công viên, trung tâm mua sắm, hoặc cửa hàng đồ ăn nhanh có nhà vệ sinh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí. Tuy nhiên ở một số quốc gia Đông Nam Á, họ sẽ đòi trả một khoản phí nho nhỏ để có thể sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

Hoàn toàn không hề biết mình đang ăn món gì

Đó là một phần hấp dẫn khi du lịch bụi qua Đông Nam Á. Ở đây, nhiều quán ăn không có thực đơn bằng tiếng Anh, nếu có du khách chỉ có thể dựa vào những hình ảnh trong menu để chọn món. Vì vậy, hãy chọn những bức hình mà bạn thích và thưởng thức chúng, hoặc thử một số món ăn đường phố.

Không nên ăn những món ăn có thương hiệu toàn cầu

Tại Đông Nam Á, những nhãn hiệu lớn như KFC, Burger King … đều có giá khá cao. Tốt nhất nên tìm cho mình một nơi mà bạn có thể tự nấu nướng nếu cần, nên mua sắm ở những khu chợ thay vì siêu thị vì ở đó bạn có thể tìm thấy những mặt hàng tương tự với giá rẻ hơn.

Di chuyển bằng xe bus

Bạn có thể bắt xe bus ở bất cứ đâu, đi bất cứ nơi nào với giá rất rẻ. Tuy nhiên những chiếc xe bus đón khách dọc đường thường sẽ mất nhiều thời gian để tới nơi, “bốc mùi” và chuyến đi không được “êm ái” cho lắm. Tùy vào kinh tế mà bạn hãy đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

Ưu điểm của loại hình giao thông này là bạn sẽ được thưởng ngoạn quang cảnh của những vùng nông thôn, nơi cách xa đô thị ồn ã, giúp bạn hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của đất nước. Đôi khi, xe bus là phương tiện thuận tiện nhất nếu như so sánh với hệ thống đường sắt nghèo nàn của Đông Nam Á.

Bắt gặp những người ăn xin

Phần lớn quốc gia trong khu vực này nghèo. Nhiều người dân chỉ sống bằng việc xin tiền, hoặc chào mời khách du lịch mua những món hàng rong rẻ tiền. Tốt nhất hãy tránh xa hoặc không bao giờ rút ví ở những nơi đông người. Nếu như họ vẫn muốn đeo bám, nên cho họ vài đồng lẻ mà bạn có, và thoát khỏi đó thật nhanh vì đôi lúc họ còn muốn nhiều hơn thế. Chú ý nên đeo túi xách phía trước đề phòng trộm cắp.

Chú ý tới đồng hồ taxi, hỏi giá trước khi lên xe tuk tuk

Bạn nên yêu cầu tài xế taxi bật công tơ mét ngay khi bước lên xe. Một số hãng taxi “quên" không bật công tơ mét hoặc nói rằng chúng đã bị hỏng hòng qua mắt bạn. Chuẩn bị sẵn tiền mặt, một khoản đề phòng trong trường hợp tài xế không có thái độ hợp tác, hãy xuống xe và gọi một chiếc taxi khác.

Học sẵn những từ ngữ giao tiếp cơ bản

Trước khi đi du lịch tới đây, cần thiết phải trang bị cho mình một số từ ngữ địa phương cơ bản để dễ dàng giao tiếp với người dân.
 
(Theo VnExpress)

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Chiếc áo thần kỳ giúp phượt thủ du lịch không cần biết tiếng

Trong chuyến du lịch Việt Nam, phượt bằng xe máy từ Bắc vào Nam, 2 anh chàng đã nảy ra ý định sáng tạo một chiếc áo đặc biệt với 40 ký tự cơ bản.
Xem thêm: 9 cách giúp bạn quyết định đi du lịch bụi một mình


George Horn và Florian Nast là 2 phượt thủ người Thụy Sĩ, từng gặp rất nhiều khó khăn bởi rào cản ngôn ngữ khi đi du lịch, đặc biệt là ở những nơi tiếng Anh hầu như chẳng phát huy tác dụng. Trong chuyến du lịch Việt Nam, phượt bằng xe máy từ Bắc vào Nam, 2 anh chàng đã nảy ra ý định sáng tạo một chiếc áo "thần kỳ".


"Du lịch nước ngoài, đặc biệt là những vùng xa xôi quả thật tuyệt vời nhưng không phải lúc nào cũng toàn niềm vui, nhất là khi gặp rắc rối với những nhu cầu cơ bản như thức ăn, nước uống, chỗ ở mà khi đó bạn lại không thể giao tiếp với người bản xứ", một trong hai nhà sáng tạo chiếc áo Iconspeak nói.


Ý tưởng về chiếc áo đặc biệt chứa 40 ký tự cơ bản được Geogre và Florian nghĩ tới khi chiếc xe của hai người gặp trục trặc trên chặng đường rong ruổi ở miền Trung Việt Nam. Việc giải thích vấn đề mình đang gặp phải với người dân xung quanh gần như là không thể. Cuối cùng, sau khi về được thành phố Nha Trang, hai người đã bắt đầu suy nghĩ về một bảng ký tự hình ảnh những nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất của một dân du lịch bụi, để khiến việc di chuyển và giao tiếp dễ dàng hơn.


"Nhiều lần, chúng tôi đã phải đối mặt với một rào cản ngôn ngữ mà chỉ được khắc phục bằng cách vẽ những biểu tượng mình muốn trên một mảnh giấy hoặc xuống mặt đất để người dân hiểu. Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ là tuyệt vời để có một bộ ký tự cố định, in trên áo là tiện nhất, để tránh việc làm rơi hay đánh mất. Khi cần, bạn chỉ việc trỏ vào những hình ảnh đó là người khác có thể hiểu bạn muốn gì", Geogre nói.


Và thế là, chiếc áo Icon Speak ra đời. Sau đó không lâu, chiếc áo trở thành mặt hàng hot mà bất cứ dân du lịch nào cũng muốn sở hữu. Ngoài 40 ký tự đơn giản, bạn có thể kết hợp chúng để biểu đạt những ý phức tạp hơn.





Chiếc áo có nhiều màu sắc, kiểu dáng 3 lỗ hoặc có tay. Giá bán chính hãng là 33 USD, tuy nhiên có rất nhiều nơi làm nhái chiếc áo tương tự.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

10 kỹ năng cần biết khi du lịch "bụi" nước ngoài

Không thích đi tour, những bạn trẻ thích du lịch tự túc cần sở hữu một số tài vặt hữu ích để có thể dễ dàng ứng biến, vượt qua khó khăn trên những chặng đường vi vu đó đây.Xem thêm: Những dấu hiệu của dân mê du lịch chính hiệu

1. Đọc bản đồ


Trong thời đại GRPS, bạn vẫn nên biết cách đọc đản đồ - kỹ năng vô cùng hữu ích khi đến những nơi ngoài vùng phủ sóng. Đây còn là một công cụ thiết yếu trên đường leo núi, xác định trung tâm thành phố, hoặc khi bạn muốn tiết kiệm lưu lượng mạng đề phòng trường hợp cần thiết.

Hãy tự học cách định hướng thông qua việc sử dụng la bàn, nghiên cứu bản đồ tại bất kỳ nơi nào bạn đặt chân đến để tự tin hơn ở những miền đất xa lạ.

2. Trả giá


Trả giá khi cần tiết kiệm là cả một nghệ thuật. Và trả giá thậm chí còn hữu dụng hơn bạn có thể tưởng tượng, do vậy hãy tập luyện kỹ năng này bất kỳ lúc nào có thể.

Hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ tới trả giá ở hè phố cùng với một chiêu thường thấy: trả giá thấp, vờ bỏ đi nếu người bán không chịu. Nhưng trả giá còn hiện hữu ở nhiều thời điểm như khi bạn gọi điện thoại cho khách sạn chẳng hạn.

Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi không phải đối mặt vì khả năng khách sạn bị mất một khách hàng tiềm năng (là bạn) sẽ cao hơn rất nhiều và bạn có thể kiếm được cái giá hời dễ dàng hơn.

3. Học cách quy đổi


Bạn đã từng quy đổi kilômet, lít, độ C sang dặm, gallon và độ F? Nắm được kiến thức cơ bản của những đơn vị này sẽ giúp bạn tuân thủ được tốc độ mà không phải kiểm tra thường xuyên, gọi đồ uống và ăn mặc phù hợp với thời tiết...

Thêm vào đó, làm quen với tiền tệ địa phương và tỉ giá không chỉ giúp bạn mua sắm phù hợp túi tiền, mà còn tránh được việc tiêu xài quá mức.

1.000 yen Nhật và 1.000 đôla Mỹ có sự khác biệt về giá trị khá lớn. Khả năng quy đổi nhanh giá tiền bữa ăn, vé tàu sang số tiền trong nước sẽ giúp bạn tránh tiêu xài nhiều. Dĩ nhiên bạn hoàn toàn có thể dùng điện thoại, nhưng nếu biết cách bạn có thể làm việc nhanh hơn nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng nên đặt điện thoại sang chế độ 24 giờ. Khi ấy xem giờ tàu chạy hoặc đặt phòng cũng trở nên dễ dàng hơn.

4. Tiếp cận người lạ


Trên đường đi, những người lạ mặt có thể chỉ cho bạn những nhà hàng, cửa tiệm và cả các điểm tham quan thú vị nhất mà Internet chưa chắc đã có. Nếu chẳng may bị lạc, họ có thể giúp bạn tìm lại đường cần đi.

Dù tiếp cận người lạ có thể hơi đáng sợ một chút, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi những chủ tiệm hoặc nhân viên khách sạn (dù bạn không trú tại đó). Dù ở đâu, những người làm dịch vụ thường nói được nhiều ngôn ngữ hơn cả.

5. Học một số kỹ năng sinh tồn


Đi du lịch một mình hay cùng bạn bè, bạn nên biết cách sử dụng bộ sơ cấp cứu cùng một số kỹ năng khác như hô hấp nhân tạo, giúp người bị hóc, nghẹn.

Tốt nhất bạn nên tham gia một lớp học hô hấp để cảm thấy tự tin và được cập nhật đầy đủ hơn. Một số kỹ năng cơ bản khác là bơi lội, cầm máu, tự vệ hoặc xử lý khi bị sốc.
Xem thêm: Kỹ năng sơ cứu cơ bản cần biết khi đi du lịch

6. Lái được xe số sàn

Tại Hoa Kỳ, số lượng xe số sàn không cao, do vậy khả năng thuê được một chiếc xe số tự động không phải vấn đề quá to tát. Tuy nhiên, khi đến châu Âu, hãy nhớ bạn có thể thuê xe số sàn dễ dàng và rẻ hơn rất nhiều.

Nếu có thể lái được xe số sàn, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về phương tiện đi lại cho mình. Ngoài các hướng dẫn tập lái xe số sàn tràn lan khắp trên mạng, không gì hữu dụng bằng việc bắt tay vào lái một chiếc xe thật sự ngay từ bây giờ.

7. Dùng nhà xí bệt


Trên đường đi du lịch, bạn có thể phải dùng nhà xí bệt, đặc biệt tại các nước phương Đông. Bạn sẽ phải quyết định xem có nên cởi quần ra hay không. Đặt hai chân lên hay bệ, ngồi xổm, có thể ôm đầu gối để ngồi vững hơn.

Sau khi xong xuôi, bạn múc nước để giội bồn cầu. Giấy vệ sinh có thể không có (đây là lý do dùng nước) dù bạn có thể tự mang giấy của mình, nhưng đừng bỏ vào nhà vệ sinh nhé, loại nhà xí này rất hay bị nghẽn đấy.

8. Học ngôn ngữ địa phương


Nếu có thể nói thêm một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh là việc tốt, nhưng không phải dân phượt nào cũng vậy. Thay vào đó, họ chỉ cần biết đủ những từ khóa quan trọng để đi bất kỳ đâu.

Hãy vượt qua rào cản học tập và thể hiện sự nỗ lực của mình. Những cố gắng sẽ giúp bạn thêm tự tin và định hướng được những giới hạn mới, người địa phương cũng sẽ trân trọng điều này.

Một số ứng dụng như Duolingo sẽ giúp bạn học các từ căn bản nhất: chào hỏi, không, có, đếm số 1 tới 10, cách gọi món. Ngoài ra, Google Translate sẽ giúp dịch những cụm từ mà bạn muốn sử dụng.

9. Thay vỏ xe


Nắm rõ một số kỹ năng sửa chữa xe sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều. Tuy nhiên, biết cách thay bánh xe, đặc biệt khi đi đường dài, sẽ giúp bạn tránh được kha khá phiền phức và đau đầu - dĩ nhiên lại còn tiếp tục chuyến đi được nữa.

Hãy học vị trí của con đội, cách nâng xe, tháo lỏng ốc, vít... Ngoài ra, cần học một số kỹ năng khác như khởi động xe bằng dây điện, đậu xe song song (bạn sẽ chiếm được vị trí đậu xe đẹp nhất vô cùng dễ dàng).

10. Rút... xương cá


Có vẻ hơi kỳ quái, nhưng bạn cứ thử tìm hiểu tại sao người ta lại đưa tiêu chí này vào danh sách nhé!

Theo đó, khi đi ăn trong nhà hàng, bạn thường không phải suy nghĩ quá nhiều, chỉ cần chọn món ngon và thưởng thức. Tuy nhiên, có những lúc việc ăn cá lại khó khăn hơn ta tưởng khi các đầu bếp quyết định chế biến và bày biện nguyên con.

Bạn có thể xẻ thịt và tách lấy phần thịt quanh xương (hoặc vừa ăn vừa nhằn xương) - nhìn chung rút xương cá là cả một nghệ thuật giúp chúng ta ăn uống dễ dàng, bớt vấy bẩn đi rất nhiều. Việc đầu tiên, bạn hãy tập luyện kỹ năng này... tại nhà.
Xuân Lộc (Theo Smarter Travel)

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Kinh nghiệm cần biết trước khi du lịch bụi Bangkok

Du khách không chỉ có cơ hội khám phá sự sôi động, nhộn nhịp của phố Tây Khao San, China Towm mà còn được tìm hiểu những nét văn hóa và lịch sử lâu đời tại các ngôi chùa cổ.
Bangkok (Thái Lan) có sự hòa quyện của hiện đại và truyền thống, bên cạnh không khí sôi động ở phố Tây Khao San còn có vẻ đẹp hoành tráng, lộng lẫy của Cung điện Hoàng gia hay kho tàng văn hóa, lịch sử ở Wat Pho, Wat Arun...
Xem thêm: 48 tiếng vui vẻ ở Bangkok ngày cuối tuần

Dưới đây là những kinh nghiệm thiết thực, dành cho các du khách lần đầu đi Bangkok.

Tiền Thái Lan là baht, tỉ giá 1 baht tương đương 620 đồng.

Nên đi máy bay hay đường bộ?

Đi du lịch bằng máy bay tiện nhất, chi phí không đắt hơn nhiều so với đi bus, lại tiết kiệm thời gian, sức lực. Với các bạn ở Hà Nội, vượt qua quãng đường dài (qua Lào) để đến Bangkok không phải chuyện đơn giản. Bạn chỉ cần canh vé giá rẻ (trước 2-3 tháng). Một số hãng hàng không bán vé khứ hồi đôi khi chỉ 1,5 – 2 triệu đồng. Còn các bạn muốn tiết kiệm tối đa chi phí thì phương án tốt nhất là đi bus.

Lưu ý: Đi máy bay bạn nên sử dụng tàu cao tốc trên cao của sân bay hoặc xe buýt của thành phố để di chuyển vì hai sân bay ở Bangkok cách trung tâm tầm 20 - 30 km.

Đường hàng không

Rất nhiều hãng hàng không bán vé đi từ Việt Nam sang Bangkok như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet Air, AirAsia, Nok Air... Tuy nhiên, AirAsia được đánh giá là có giá rẻ nhất, đúng kiểu dành cho dân đi bụi, không dịch vụ kèm theo, cân nặng hành lý thoải mái (khoảng 20 kg hành lý ký gửi và 10 kg xách tay cho bạn tha hồ mua sắm). Nhớ đặt trước khoảng 2 - 3 tháng để có vé giá rẻ.

Hướng dẫn đi từ sân bay về trung tâm thành phố

Bạn nên biết ở Bangkok có hai sân bay Suvarnabhumi (sân bay quốc tế ) và Don Muang (sân bay dành cho các hãng giá rẻ và nội địa là chủ yếu).

Ở Suvarnabhumi bạn chỉ cần đi tàu cao tốc của sân bay giá 40 baht là có thể về tới trung tâm thành phố (khu Victory), và đi thêm taxi 75 bath sẽ tới được khu Cung điện Hoàng gia (Grand Palace) hoặc khu phố Tây Khao San.

Ở Don Muang bạn đi mini bus giá 150 baht tới Khao San. Đi xe bus công cộng của sân bay bạn bắt ở ngay dưới tầng một (có biển chỉ dẫn, hoặc nhìn chỗ nào đông người xếp hàng) và phải xếp hàng chờ dài.

Đường bộ

Từ Hà Nội: Chuyến 1 (Hà Nội - Viêng Chăn). Chuyến 2 (Viêng Chăn - Nong Khai). Chuyến 3 (Nong Khai - Bangkok).

Từ TP Hồ Chí Minh: Chuyến 1 (Phạm Ngũ Lão - Phnom Penh). Chuyến 2 (Phnom Penh - Bangkok). Hoặc có thể mua vé Hồ Chí Minh - Bangkok nhưng nếu chuyển xe bạn có thể tiết kiệm được 107 - 180 baht.

Lưu ý: Vì tình trạng người Việt nhập cư làm việc chui nhiều nên lúc nhập cảnh từ Lào hoặc Campuchia vào Thái Lan, cảnh sát rất hay vòi tiền các bạn nữ người Việt, hoặc những người không biết tiếng Anh. Mọi người lưu ý khi nhập cảnh: nhất định không trả bất cứ đồng phí nào và nhớ nói tiếng Anh với cảnh sát, tự tin, tươi cười thoải mái khi làm thủ tục.

Món kem dừa thơm ngon ở Bangkok. Ảnh: Trần Việt Anh

Nên di chuyển bằng gì cho thuận tiện?

Phương tiện hữu ích nhất là xe máy, vì ở Bangkok rất hay tắc đường và các địa điểm du lịch thường nằm xa nhau. Nếu không bạn có thể chọn taxi. Lưu ý, đi taxi phải có đồng hồ, không theo giá thỏa thuận vì luôn đắt hơn gấp 2, 3 lần. Phương tiện công cộng như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, bus, thuyền dưới sông, phà… của chính phủ đều rất rẻ.

Giá taxi khoảng 15 baht/km

Giá tuk tuk khoảng 20 baht/km
Giá phà 3 baht/lượt
Giá thuê xe máy trung bình 150 - 200 baht/ngày (thuê ngay tại khách sạn bạn ở hoặc nhờ lễ tân gọi giúp).

Nên thuê khách sạn ở khu nào?

Có 4 - 5 khu vực mà khách du lịch thường thuê khách sạn khi ở Bangkok, tuy nhiên có 3 khu mà bạn nên thuê nhất là: gần Khao San, China Town và chợ Pratunam.

Khao San road, "phố Tây" nổi tiếng nhất ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Trần Việt Anh

Khao San

Khu cho dân du lịch bụi hay còn gọi là khu phố Tây. Ở đây giống Bùi Viện của Sài Gòn và Tạ Hiện của Hà Nội, nhưng có phần vui hơn vì hàng quán buổi tối được bày tràn ra lòng phố, nhạc ở quán bia mở vui nhộn tới tận sáng. Bạn sẽ được gặp cả "thế giới" dù chỉ ở Khao San. Khu vực này cũng gần Cung điện Hoàng gia và các ngôi chùa nổi tiếng khu trung tâm. Ở đây có những hostel giá rẻ chỉ 180 baht/đêm, phòng có sự riêng tư chất lượng và đặc biệt là nhiều quán ăn ngon, rẻ.

Pratunam

Khu vực này dành cho người thích mua sắm. Pratunam là khu chợ bán buôn, nằm ngay sát các trung tâm thương mại lớn như Center World, Siam Paragon, Siam Center, BigC… thiên đường mua sắm, đồ thời trang giảm giá. Ở khu Pratunam giường ngủ phòng tập thể trong hostel giá cao hơn Khao San, giá từ 250 baht/đêm, nhưng phòng ốc chất lượng tốt. Ở đây đi taxi qua Cung điện Hoàng gia chỉ khoảng 50 - 75 baht, đi xe máy mất khoảng 10 phút.
Xem thêm: 8 trung tâm mua sắm tại Bangkok - Thái Lan

China Town

China Town là nơi khách Trung Quốc và Việt Nam ở nhiều nhất. Về đêm đây là một khu phố nhộn nhịp hàng quán bán đồ ăn, những món ăn Trung Quốc rất ngon và lạ vị. Ban ngày ở khu này bạn có thể đi thăm các ngôi chùa như Traimit (tượng Phật ngồi bằng vàng từ thời Sukhothai - một trong 3 quốc bảo của Thái Lan) hay Wat Suthep. Và rẽ sang thăm Cung điện Hoàng gia chỉ mất khoảng 5 phút đi xe máy.

Mẹo: Để có phòng rẻ, các bạn nên đặt trước tối thiểu một tháng. Và nhớ để ý kỹ phần đánh giá của các khách đã ở trước (khi đặt trên các trang web), cũng như xem kỹ hình ảnh của phòng.

Khu China Town người xe tấp nập. Ảnh: Trần Việt Anh

Món ăn nào nên thử ở Bangkok?

Thái Lan có rất nhiều món ăn mà bạn nên thử như: pad Thái ở quán Thip Sa Mai ngon nhất Bangkok, tom yum (gỏi tôm, siêu cay), gỏi miến, som tam (món gỏi đu đủ đặc sản của Thái Lan, cũng rất cay), xôi xoài, thịt nướng, nem nướng, mực nướng, cơm Thái, mì bát... 
Xem thêm: 10 món ngon đường phố hấp dẫn khi đi du lịch Thái Lan

Đi tham quan những điểm nào ở Bangkok?

Cung điện Hoàng Gia (Grand Palace): Nơi có cung điện hoàng gia và ngôi chùa Phật Ngọc linh thiêng nhất Thái Lan. Giá vé 500 baht, miễn phí cho người Thái Lan.

Wat Pho: Nằm ngay cạnh Cung điện Hoàng Gia, ngôi chùa lớn nhất Bangkok, nổi tiếng với các bảo tháp cao đẹp và bức tượng Phật nằm nghiêng khảm vàng rất lớn. Giá vé 100 baht. Giờ mở cửa là 8h -17h.

Những ngôi bảo tháp được trang trí tinh xảo ở chùa Wat Pho. Ảnh: Trần Việt Anh

Wat Saket (Golden Mount): Ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi cao, có ngọn tháp khảm vàng, đây cũng là một trong những nơi rất linh thiêng ở Bangkok. Đặc biệt, là một nơi ngắm hoàng hôn không thể lý tưởng hơn. Giá vé thì siêu rẻ 20 baht. Mở cửa từ sáng sớm đến tối muộn.

Wat Arun: Ngôi đền nằm bên kia sông, đối diện Cung điện Hoàng gia, một trong những biểu tượng du lịch của Bangkok. Ngôi đền cổ được xây từ thời vua Rama I.

Khao San: Phố Tây nhộn nhịp, thích hợp cho các buổi tiệc tùng về đêm và trải nghiệm khám phá ẩm thực đường phố.

Bayoke: Tòa nhà cao nhất Thái Lan, đứng ở đây bạn sẽ quan sát được toàn bộ thủ đô Bangkok vào ban đêm, một cảnh tượng đầy mê hoặc. Tới đây bạn nên kết hợp ăn buffet, mua vé của công ty Đivui sẽ rẻ hơn mua trực tiếp hoặc mua qua đại lý. Giá vé kèm buffet, ngắm cảnh là 350 - 400 baht.

Chợ Pratunam - Center World - Ngôi đền thờ Brahama - Siam Paragon: Những nơi này dành cho tâm hồn say mê mua sắm. Buổi tối dạo chơi ăn món đường phố và mua đồ rất thú vị.

China Town: Đây là địa điểm không thể không tới ở Bangkok, đồ ăn Trung Quốc ở đây rất ngon.

Wat Traimit (Chùa Vàng): ngôi chùa có tượng Phật ngồi bằng vàng nặng 5 tấn, tượng cổ từ thời Sukhothai (thế kỷ 8-12), một trong ba bức tượng Phật được coi là bảo quốc ở Thái Lan, chùa nằm ngay cạnh khu China Town với giá vé 40 baht. Giờ mở cửa là 8h - 17h.

Chợ cuối tuần Chatuchak: Chợ mở bán vào thứ 7 và chủ nhật, có rất nhiều đồ đẹp (quần áo, giày dép, nội thất) đây là đầu mối bán buôn lớn ở Bangkok. Ở đây không mất vé, đừng quên thử món kem dừa.

Chợ cuối tuần Chatuchak. Ảnh: Trần Việt Anh

Wat Suthep và cổng giải trí kì diệu (Giant Wings): Chùa nằm ngay gần Cung điện Hoàng gia, có bức tượng Phật ngồi lớn nhất ở Bangkok. Và trước cổng chùa là biểu tượng xích đu có tên “cổng giải trí kì diệu” - một trong những biểu tượng du lịch Bangkok.

Ngoài ra còn Soi Cowboy nổi tiếng là phố đèn đỏ ở Bangkok với sexy show, ladyboys show, Bảo tàng quốc gia Thái Lan, Night train market (một địa điểm vui chơi cũng bán đồ lưu niệm và đồ ăn uống cho du khách với sự trang trí gây ấn tượng).

Trần Việt Anh (VnExpress)

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Bí kíp tiết kiệm tiền khi phượt Đông Nam Á

Ăn đồ ăn đường phố, đi xe bus thay vì máy bay hay không mua tour trọn gói sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Xem thêm: Những bài học từ du lịch bụi Đông Nam Á

Du lịch châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng luôn có sức hút với du khách phương Tây bởi nền văn hóa mang nhiều nét đặc trưng và các món ăn đường phố tuyệt hảo. Trong bài viết mới nhất của mình, chuyên gia du lịch Neecey Beresford đã chia sẻ vài kinh nghiệm bổ ích của mình với độc giả, đặc biệt là những người đến từ các quốc gia phương Tây, để có chuyến đi đầy lý thú nhưng với mức giá tiết kiệm nhất mức có thể.

Sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau

Một trong những lời khuyên hữu ích khi đi du lịch qua khu vực này chính là luôn sử dụng các phương tiện đi lại có giá thành thấp nhất mức có thể. Bạn nên tham khảo một vòng các lựa chọn trước khi quyết định.

Hãy thử mua vé một chuyến xe vào ban đêm ở Việt Nam, ngủ ở tầng 2 trên chuyến xe giường tầng ở Thái Lan hay Malaysia với mức giá rất dễ chịu hơn. Dù rằng nó cũng không mấy tiện nghi nhưng việc này sẽ tiết kiệm của bạn một số tiền khá lớn, so với đặt một chuyến bay thẳng. Ngoài ra, việc ngủ đêm trên xe bus sẽ khiến bạn không phải chi thêm một đêm ngủ tại khách sạn mà lại có thể giao lưu và kết bạn với nhiều người cùng chí hướng ngay trên chuyến hành trình.

Trên chặng đường dài di chuyển, sẽ không có nhiều điểm dừng cho bạn ăn uống, do đó, hãy nhớ mang theo nhiều đồ ăn để xoa dịu cơn đói. Chăn mỏng, gối ngủ và dụng cụ bịt mắt giúp bạn ngủ ngon hơn trên "chiếc giường" rập rình suốt đêm.

Ăn đồ ăn đường phố, đặc sản địa phương

Ăn đồ ăn đường phố sẽ giảm đáng kể chi phí. Ảnh: Photoshelter

Nếu bạn có ác cảm với đồ ăn hè phố thì nên vượt qua nó trước khi khởi hành bởi chính các món ăn này mới tạo nên bản sắc ẩm thực cho các quốc gia Đông Nam Á. Dường như những món ăn độc đáo nhất, hấp dẫn nhất đều chỉ được bán ở vỉa hè, thay vì trong các nhà hàng sang trọng.

Hơn cả, giá thành của chúng thì rẻ không tưởng. Ngay chỉ với 1 USD, du khách vẫn có khá nhiều sự lựa chọn. Chi phí dành cho ăn uống cũng vì thế mà giảm đi đáng kể. Do đó, hãy đặt phòng khách sạn ngay tại khu ăn uống sầm uất nhất như Pratunam ở Bangkok, Jalan Alor ở Kuala Lumpur hay Chinatown, Bugis ở Singapore để không phải suy nghĩ nhiều về chuyện cái dạ dày cũng như chi phí cho hạng mục này.

Về đồ uống, ở Đông Nam Á, các nhãn hiệu bia địa phương có giá thành rẻ hơn đáng kể so với các loại bia có thương hiệu nổi tiếng hay các loại đồ uống có cồn như coctail. Khi vào các tụ điểm ăn chơi như quán bar, pub, du khách Tây thường mách nhau gọi các đồ uống có giá rẻ, xuất xứ từ chính đất nước đó để có thêm trải nghiệm mà tiết kiệm hầu bao. Theo một nghiên cứu, việc này có thể bớt cho bạn tới 50% chi phí so với việc chỉ trung thành với các hãng bia nổi tiếng.

Một lựa chọn khác, bạn có thể uống các loại nước trái cây, vốn dĩ là đặc sản không thể bỏ qua khi tới các quốc gia miền nhiệt đới. Đặc biệt với du khách phương Tây, thật khó tưởng tượng một ly nước trái cây tươi ngon, thơm mát, chế biến ngay trước mắt chỉ có giá chưa tới 1 USD.

Tập mặc cả khi mua hàng

Bạn nên tập kỹ năng mặc cả nếu không muốn mất một khoản tiền lớn khi mua hàng

Mặc cả là kỹ năng buộc phải có khi mua hàng nếu không muốn bị hớ to. Đôi khi, sẽ không có giá cả cố định mà phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán với chủ quán của bạn. Ở Lào, việc mặc cả khá dễ dàng, ở Thái Lan, việc này khó khăn một chút nhưng nhìn chung người bán hàng đều khá dễ tính. Nhưng ở Việt Nam, đây thực sự là một thử thách lớn, nhất là với khách Tây.

Neecey Beresford chia sẻ rằng, dường như các chủ hàng ở Việt Nam sẽ tỏ thái độ khó chịu nếu họ biết được bạn chỉ định xem hàng hay chụp ảnh chứ không thực sự muốn mua hàng. Do đó, không nên chọc giận họ.

Thông thường, giá khởi điểm thường "ở trên thời", đừng ngần ngại giảm giá chúng nhưng với thái độ thân thiện. Người bán hàng sẽ từ từ giảm giá cho bạn. Bạn cũng nên học một số bí kíp mặc cả như không tỏ ra quá thích một thứ gì đó trong quầy hàng, tham khảo giá của các cửa hàng, luôn mỉm cười, giả vờ bỏ đi...

Ngủ nhà trọ tập thể

Một hạng mục ngốn của bạn khá nhiều tiền bạc trong chuyến du lịch chính là nơi ở. Ở thành phố càng lớn thì mức phí này càng cao. Nếu ở Kuala Lumpur hay Bangkok, với 50USD, du khách có thể chọn một phòng khách sạn 3-4 sao với rất nhiều tiện nghi thoải mái thì ở Singapore mức giá này chỉ đủ cho một phòng bình thường ở nhà nghỉ.

Nếu đi theo nhóm đông người thì ngủ ở các nhà trọ tập thể (dormitory) là lựa chọn không thể tuyệt hơn cho những ai chỉ có hầu bao khiêm tốn. Du khách có thể thuê một phòng lớn, có từ 6 đến 10 giường với mức giá chia đầu người chỉ còn khoảng 10 USD một đêm. Việc này không chỉ tiết kiệm mà còn tạo ra không khí vui vẻ, mang lại cơ hội giao lưu kết bạn với những người cùng chung ham mê "phượt".

Luôn thỏa thuận giá taxi trước khi đi

Luôn thỏa thuận giá trước khi lên xe, ngay cả khi tài xế có thân thiện cỡ nào đi nữa. Ảnh:Dailytravelphoto

Taxi, tuk tuk hay xích lô ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều ít khi có giá cố định. Nếu bạn đang đi du lịch với một ngân quỹ hạn hẹp thì nên cẩn trọng trước khi lên những loại phương tiện này. Trên thực tế, nhiều phượt thủ đã có những kinh nghiệm đau thương với các bác tài, khi giá cho một đoạn đường vài km có thể bằng một đêm nghỉ tại khách sạn 5 sao.

Thỏa thuận giá cả, xác nhận chắc chắn việc có cần bo cho tài xế hay không và yêu cầu không dừng lại tại các cửa hàng dọc đường là việc nhất thiết phải làm trước khi lên xe.

Dù vậy, ngay cả khi đã thỏa thuận, giá vẫn có thể thay đổi khi tới nơi mà bạn ít có cơ hội khiếu nại. Do đó, nên mang phòng bị theo người một khoản tiền nhất định để phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Du khách cũng nên lưu số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng phụ trách du lịch ở nước sở tại trong trường hợp bị "chém" quá nhiều tiền.

Không mua các tour trọn gói

Ngay cả khi tới những vùng đất nổi tiếng có mức sống rẻ thì bạn vẫn nên tỉnh táo để tránh bẫy dành cho khách du lịch. Tour trọn gói là một ví dụ khi chúng có giá tiền khá cao so với giá trị thực tế. Bạn cũng nên coi chừng khi các hướng dẫn viên du lịch sẽ chỉ dẫn bạn đến những nơi mua sắm mà họ sẽ được trích phần trăm sau đó.

Blogger Neecey Beresford đã đưa ra ví dụ cảnh báo với tour du lịch đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, nơi nhiều khách Tây đã được dẫn đi lòng vòng qua các nhà vườn, rất mất thời gian và phải mua hoa quả với giá khá cao so với thị trường.

Để tránh những điều này, dân phượt thường tìm hiểu thông tin trên mạng và tự đưa ra một kế hoạch du hí dành riêng cho mình. Nếu đi đông người, ở những nơi không có tuyến xe bus, bạn có thể thuê một hướng dẫn viên người bản xứ và một chiếc xe taxi; thế là đã có thể bắt đầu chuyến hành trình của mình.

Chỉ nên đặt tour trong trường hợp bạn không thể đi đến đó do những quy định nghiêm ngặt về mặt pháp lý, như tour thám hiểm hang Sơn Đoòng ở Quảng Bình.

SuZi Nguyễn

Chàng trai Mỹ 5 tháng rong ruổi khắp Đông Nam Á

Tạm gác công việc ở Tập đoàn Microsoft, chàng trai 22 tuổi Aaron Budnick quyết định thực hiện chuyến ngao du các nước Đông Nam Á.

Xem thêm: 9 cách giúp bạn quyết định đi du lịch bụi một mình

Aaron Budnick, 22 tuổi, tốt nghiệp Đại học Syracuse tháng 5/2014, và chưa có bất kỳ dự định nào cho tương lai. Đến tháng 10/2014, anh được mời vào làm việc tại Tập đoàn hàng đầu thế giới Microsoft (bang Seatle, Mỹ). Và đến lúc này, Aaron Budnick đã quyết định hoãn nhận công việc mới đến tháng 6/2015 để thực hiện chuyến du lịch bụi qua một số nước Đông Nam Á.

Điểm đến đầu tiên của chàng trai này là miền nam Thái Lan, sau đó ngao du theo cách riêng của mình ở Campuchia và Việt Nam, trở lại miền bắc Thái Lan và kết thúc hành trình tại Indonesia. Anh chỉ mang theo một ba lô nhẹ nhàng và thứ không thể thiếu là quyển sách cẩm nang du lịch vùng Đông Nam Á. “Đó là thời điểm khởi đầu cho các chuyện du lịch bụi của tôi. Đó là nơi tôi chưa biết nhiều, không hiểu ngôn ngữ và điều mạo hiểm nhất là tôi chưa biết sẽ phải đi những đâu", Budnick chia sẻ. 

Chàng trai Budnick bắt đầu chuyến đi của mình ở miền nam Thái Lan

Để vòng quanh các nước ở Đông Nam Á, Budnick đã phải luân chuyển qua nhiều phương tiện di chuyển như xe bus, xe máy, tàu lửa và máy bay. Trong suốt chuyến đi, anh kết bạn được với rất nhiều khách du lịch balô khác trên thế giới, đi qua 3.218 km bằng chiếc xe máy được mua ở Việt Nam, sống cùng với người dân địa phương, ghé thăm đền chùa, thư giãn trên những bãi biển và đặc biệt không quên thưởng thức món ngon ở mỗi nước.

Miền nam Thái Lan

Ở miền nam Thái Lan, Budnick ghé thăm chùa Wat Arun (chùa Bình Minh) ở phía tây bờ sông Chao Phraya, Bangkok. Nơi được xem là ngôi chùa cổ kính bậc nhất Thái Lan.
Xem thêm: Hành trình khám phá Bangkok 3 ngày không thể bỏ qua

Hành trình Campuchia

Khi sang Campuchia, Budnick đến tham quan đền Ta Prohm, nằm trong quần thể Angkor Wat, Siem Reap. Nơi đây từng được đế chế Khmer sử dụng, nhưng sau đó bị bỏ hoang.

Budnick đã leo lên một ngọn núi nhỏ để ngắm nhìn một trong những ngôi làng nghèo ở Campuchia, nơi mà những ngôi nhà được xây dựng trên những cây cột dưới nước. Ngoài ra, anh còn trải nghiệm đi xe tuk tuk qua nhiều nơi nhưng chỉ mất khoảng 1 đô la.

Trong thời gian ở Campuchia, Aaron đến thăm Cánh Đồng Chết ở Phnom Penh, nơi hàng triệu người Campuchia đã bị sát hại bởi chế độ Khmer Đỏ, dành nhiều thời gian trên bãi biển khi ở Sihanouk Ville, một thị trấn trên bờ biển phía tây nam của Campuchia.

Budnick ghé đến tỉnh nhỏ nhất ở Campuchia là Kep để tham quan chợ cua và khám phá cuộc sống của người dân địa phương

Lái xe ở Việt Nam

Sau khi rời khỏi Campuchia, Budnick mua chiếc xe Win trên đường phố ở TP HCM và lái nó để đi gần 3.218 km về Hà Nội. Anh ta cho biết: “Rất dễ dàng tìm thấy những chiếc xe như thế ở Việt Nam, bởi vì rất nhiều người thường xuyên đi từ Nam ra Bắc, hay Bắc vào Nam. Aaron cho biết: “Anh không biết cách để lái xe máy, nhưng chỉ học lái một chút trong những giờ cao điểm và đó là một trải nghiệm đáng nhớ”.


Lái xe ở Việt Nam được xem là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của Budnick

Trong hành trình khám phá Việt Nam, Budnick cùng phượt chung với một người bạn du lịch balô khác mà anh kết giao trên đường đi, trải nghiệm mọi cung đường nguy hiểm, quanh co và ngắm cảnh đẹp trên dải đất hình chữ S. Anh cũng dừng chân ở Mũi Né, một thị trấn ven biển ở miền nam Việt Nam với những bãi biển xinh đẹp và những cồn cát trắng, đỏ kéo dài bất tận.

Budnick vui vẻ cho biết: “Người Việt Nam rất thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Trong chuyến đi, tôi có gặp một gia đình người Việt sống ở nông trại. Tôi dành thời gian cả ngày với họ, tìm hiểu cuộc sống của họ. Đặc biệt, tôi được đối xử rất tốt và được chiêu đãi một bữa ăn truyền thống rất tuyệt vời.”
Xem thêm: 7 bãi biển đẹp nhất Việt Nam

Quay lại mảnh đất Thái Lan

Sau thời gian ở Việt Nam, Budnick đi du lịch đến miền bắc Thái Lan. Anh đã đến thăm ngôi chùa Phật ở thành phố Chiang Mai. "Khi chúng tôi đến thăm, có một buổi lễ đang diễn ra, vì vậy có thể nghe thấy những lời cầu nguyện”, Budnick chia sẻ thêm.

Anh và một người bạn đến tham quan khu bảo tồn voi, nơi mà mọi người giúp cưu mang và nuôi dưỡng chúng để có cuộc sống tốt hơn. Budnick nói du khách không được phép cưỡi voi, vì nó gây áp lực cho chúng

Trên đường đến Chiang Mai, Budnick đến hẻm núi Pai tìm vách đá cao để có tầm nhìn tốt và ngoạn mục về phía thung lũng Pai. Ngoài ra, anh ta còn được dịp đón năm mới ở Chiang Mai, cùng với những người bạn đồng hành trên chuyến đi để tận hưởng những món ngon địa phương và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, thông tin về lịch trình đi của mỗi người.

Vào một buổi sáng, Budnick dừng chân tại chùa Wat Phra That Doi Suthep, ở Mae Hong Son, miền bắc Thái Lan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố thấp thoáng trong sương mù bồng bềnh ngay bên dưới. Budnick bị ấn tượng bởi phong cách kỳ lạ và độc đáo của ngôi chùa Wat Rong Khun, nơi mọi người hay tới cầu nguyện để tránh những điều xấu có thể xảy ra.
Xem thêm: Pai - thị trấn đáng yêu ở miền bắc Thái Lan

Hành trình biển đảo Indonesia

Sau khi nghi lễ đánh cá Nyale kết thúc, các thuyền câu sẽ ra biển để thực hiện nghi thức thả lưới mẻ đầu tiên, những chú cá Nyale trong mẻ lưới đầu tiên sẽ được dùng trong buổi tiệc lúc hoàng hôn

Sau khi rời khỏi miền bắc Thái Lan, Budnick trải nghiệm theo cách của mình để khám phá Indonesia, điểm dừng đầu tiên là ngôi chùa khỉ Uluwatu, ở Bali. Ngoài ra, Budnick cũng đã xuống bãi biển nơi ngôi chùa này, một bãi biển bí mật chỉ có thể tiếp cận được bằng cách leo xuống những bậc thang gồ ghề. Budnick sau đó thực hiện chuyến khám phá bằng thuyền từ đảo Lombok đến Gili Trawangan, một trong ba quần đảo Gili nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Indonesia. Tại đây, Budnick đã trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc từ lúc tận hưởng và ngắm đại dương bao la, đắm mình trên những bãi biển trong xanh cho đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàng hôn rực đỏ sau dãy núi.
Xem thêm: 8 món ăn đường phố ở Bali không thử là hối hận ngay

Khi trở về đảo Lombok, Budnick được các chủ khách sạn mời anh và bạn bè cùng hòa mình trong lễ hội đánh cá Nyale hàng năm của người dân địa phương. Trong những ngày này, ở Lombok sôi động hẳn ra vì có cả ngàn ngư dân tụ hội về đây tham gia nghi thức lễ hội đánh cá Nyale. Họ ca hát, cầu thần biển với những nghi thức truyền thống Saksa rất vui và lạ.

Ở Lombok, Budnick dành khá nhiều thời gian của mình ở các bãi biển yên bình

Gần cuối chuyến đi của mình, Budnick bắt xe buýt đến đảo Java, Indonesia. Anh đến một thị trấn nhỏ lúc 1 giờ sáng, mà chưa đặt phòng khách sạn trước. Sau đó, hai mẹ con cùng đi trên chuyến xe buýt với Budnick đã cho anh ở lại nhà mình.Tại đây, anh có thể chiêm ngưỡng ngọn núi lửa đang hoạt động trên núi Bromo, bắt gặp những người nông dân đang làm những con búp bê múa rối ở ngoài đồi trâu hay ghé thăm ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng Borobudur ở Yogyakarta.

Xuân Lộc (Theo Business Insider)

Bài đăng phổ biến