Hiển thị các bài đăng có nhãn phong tục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong tục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Phong tục đưa ông Công, ông Táo về trời của người Việt

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam.

Phong tục đưa ông Công, ông Táo về trời của người Việt

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người.

Phong tục đưa ông Công, ông Táo về trời của người Việt

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội. Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Lễ vật


Đồ lễ để cúng ông Công ông Táo thường có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và mâm cỗ. Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Ý nghĩa của cá chép 


Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời. Một số gia đình còn mua cá chép giấy để đốt cùng vàng mã sau khi cúng. 

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo


Ngoài những món đồ vàng mã đi kèm cho ông Công, ông Táo, thì mâm cơm cúng ông công trong này này không thể thiếu những món ăn lễ mặn như xôi gà, chân giò luộc, các món được nấu kèm với nấm, măng... lễ chay thì bao gồm trầu, cau, hoa quả, hương hoa, giấy vàng, giấy bạc… Tùy vào gia cảnh mỗi nhà hoặc phong tục từng vùng miền mà những món mặn hay đồ chay được thêm bớt cho phù hợp.


Ngày nay, các bà nội trợ không còn chỉ lo việc nhà như trước, nên có phần bận rộn. Vì thế mâm cỗ đưa ông Táo cũng có phần thay đổi theo cách tiện lợi nhất, đơn giản nhất. Các món trên mâm cỗ thường thấy là bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong. Nhưng dù có thay đổi thế nào thì mâm cỗ vẫn rất trông tươm tất.


Tổng hợp

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Khám phá những lễ hội truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Lễ hội cầu Trăng của dân tộc Tày

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.    Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.

Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Lễ hội cấp Sắc của người Dao

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Khám phá 10 điều thú vị về xứ sở Phù Tang

So với nhiều quốc gia khác, du lịch Nhật Bản không những là hành trình trải nghiệm văn hóa mà còn chứng kiến nhiều điều thú vị về cuộc sống và con người của xứ sở Phù Tang.

So với nhiều quốc gia khác, du lịch Nhật Bản không những là hành trình trải nghiệm văn hóa mà còn chứng kiến nhiều điều thú vị về cuộc sống và con người của xứ sở Phù tang.

Không những là cường quốc kinh tế, Nhật Bản còn là quốc gia xinh đẹp với nền văn hóa đa dạng, sống động mang đậm hơi thở truyền thống phương Đông. Để hành trình du lịch Nhật Bản trở nên thú vị bạn cần xem qua một số điểm đặc biệt về văn hóa và con người của xứ sở Phù Tang.

1. Văn hóa xe đạp

Là đất nước có dân số đông nên việc Nhật Bản hạn chế xây dựng những bãi đỗ xe là điều có thể hiểu được. Bên cạnh đó chính phủ cũng mong muốn người dân tham gia vào chiến dịch bảo vệ môi trường dài hạn. Vì vậy, xe đạp trở thành phương tiện chủ yếu để di chuyển trong phạm vi thành phố và bạn hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí để tham qua các trung tâm thương mại, ga tàu hỏa và một số điểm du lịch khác ở Nhật Bản.

Là đất nước có dân số đông nên việc Nhật Bản hạn chế xây dựng những bãi đỗ xe là điều có thể hiểu được. Bên cạnh đó chính phủ cũng mong muốn người dân tham gia vào chiến dịch bảo vệ môi trường dài hạn. Vì vậy, xe đạp trở thành phương tiện chủ yếu để di chuyển trong phạm vi thành phố và bạn hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí để tham qua các trung tâm thương mại, ga tàu hỏa và một số điểm du lịch khác ở Nhật Bản.

2. Phòng ngủ kiểu “khoang”

Đây được xem là một trong những phát minh hữu dụng nhất ở Nhật Bản đông dân. Thay vì xây dựng theo cách bình thường, phòng ngủ trong các khách sạn được thiết dưới dạng buồng khoang nối liền nhau rất đặc biệt. Dù không tốn quá nhiều không gian để xây dựng nhưng nó lại khiến nhiều người tỏ ra thích thú. Quan trọng hơn nữa là những khách sạn kiểu này dành cho du khách ở mọi tầng lớp mà không phân biệt giàu nghèo, địa vị cao thấp.

Đây được xem là một trong những phát minh hữu dụng nhất ở Nhật Bản đông dân. Thay vì xây dựng theo cách bình thường, phòng ngủ trong các khách sạn được thiết dưới dạng buồng khoang nối liền nhau rất đặc biệt. Dù không tốn quá nhiều không gian để xây dựng nhưng nó lại khiến nhiều người tỏ ra thích thú. Quan trọng hơn nữa là những khách sạn kiểu này dành cho du khách ở mọi tầng lớp mà không phân biệt giàu nghèo, địa vị cao thấp.

3. Khu rừng… tự sát

Nhắc đến đây nhiều người sẽ tỏ ra hoảng hốt nhưng kì thực đây lại là một sự kiện hoàn toàn có thật ở Nhật Bản. Khu rừng này có tên là Aokigahara hay thường được gọi là “Khu rừng tự sát” nằm dưới chân núi Phú Sỹ. Nhiều lời đồn đại rằng nó ghê rợn tới mức bao trùm lên toàn bộ nơi này là sự u ám và chứa đầy tiếng than khóc của những oan hồn uẩn khúc.

Nhắc đến đây nhiều người sẽ tỏ ra hoảng hốt nhưng kì thực đây lại là một sự kiện hoàn toàn có thật ở Nhật Bản. Khu rừng này có tên là Aokigahara hay thường được gọi là “Khu rừng tự sát” nằm dưới chân núi Phú Sỹ. Nhiều lời đồn đại rằng nó ghê rợn tới mức bao trùm lên toàn bộ nơi này là sự u ám và chứa đầy tiếng than khóc của những oan hồn uẩn khúc.

4. Tài nguyên hạn hẹp

Ít người biết rằng Nhật Bản là quốc gia có tài nguyên thiên nhiên rất khan hiếm. Không những vậy họ còn phải chịu đựng hàng trăm trận động đất mỗi năm, nhưng những điều đó cũng không ngăn cản Nhật trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới dưới sự ngưỡng mộ của rất nhiều bạn bè quốc tế.

Ít người biết rằng Nhật Bản là quốc gia có tài nguyên thiên nhiên rất khan hiếm. Không những vậy họ còn phải chịu đựng hàng trăm trận động đất mỗi năm, nhưng những điều đó cũng không ngăn cản Nhật trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới dưới sự ngưỡng mộ của rất nhiều bạn bè quốc tế.

5. Không gian riêng tư

Nhiều du khách đến Nhật Bản đều tỏ ra bất ngờ trước quy định ngăn cấm việc nói chuyện điện thoại trên tàu điện và xe bus. Hành khách ngồi trong các phương tiện công cộng ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh như trong thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc, nhắn tin, làm việc, ngủ gật… nhưng tuyệt nhiên không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói chuyện thì cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.

Nhiều du khách đến Nhật Bản đều tỏ ra bất ngờ trước quy định ngăn cấm việc nói chuyện điện thoại trên tàu điện và xe bus. Hành khách ngồi trong các phương tiện công cộng ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh như trong thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc, nhắn tin, làm việc, ngủ gật… nhưng tuyệt nhiên không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói chuyện thì cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.

6. Bóng chày là môn thể thao “vua”

Đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới, bóng đá được xem là môn thể thao vua và được người dân cực kì ủng hộ. Tuy nhiên ở Nhật Bản và một số nơi khác bóng chày lại là bộ môn mà mọi người hướng đến. Hầu như tất cả trận đấu bóng chày từ lớn đến nhỏ ở Nhật Bản lúc nào cũng được đặt kín chỗ và có rất nhiều hoạt động tuyên truyền hướng đến tinh thần yêu thể thao của người Nhật.

Đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới, bóng đá được xem là môn thể thao vua và được người dân cực kì ủng hộ. Tuy nhiên ở Nhật Bản và một số nơi khác bóng chày lại là bộ môn mà mọi người hướng đến. Hầu như tất cả trận đấu bóng chày từ lớn đến nhỏ ở Nhật Bản lúc nào cũng được đặt kín chỗ và có rất nhiều hoạt động tuyên truyền hướng đến tinh thần yêu thể thao của người Nhật.

7. Đồng phục học sinh cực “kool”

Được “lăng xê” rất nhiều từ những bộ truyện tranh và anime, những bộ đồng phục của nữ sinh Nhật Bản luôn được thiết kế vô cùng kỹ lưỡng, xinh xắn và bắt mắt. Ở đây, bạn sẽ thấy đồng phục học sinh, đặc biệt là kiểu đồng phục thủy thủ có mặt ở khắp mọi nơi. Bên cạnh vẻ gợi cảm với chiếc áo ôm sát, váy ngắn sọc ca rô cùng đôi tấc dài như trong các bộ manga là những bộ đồ thanh lịch hơn với kiểu áo sơ mi rộng, thêm áo khoác và váy dài qua gối.

Được “lăng xê” rất nhiều từ những bộ truyện tranh và anime, những bộ đồng phục của nữ sinh Nhật Bản luôn được thiết kế vô cùng kỹ lưỡng, xinh xắn và bắt mắt. Ở đây, bạn sẽ thấy đồng phục học sinh, đặc biệt là kiểu đồng phục thủy thủ có mặt ở khắp mọi nơi. Bên cạnh vẻ gợi cảm với chiếc áo ôm sát, váy ngắn sọc ca rô cùng đôi tấc dài như trong các bộ manga là những bộ đồ thanh lịch hơn với kiểu áo sơ mi rộng, thêm áo khoác và váy dài qua gối.

Đồng phục học sinh đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản, đến nỗi bộ trưởng ngoại giao của Nhật từng nói: “Chúng tôi hy vọng với những bộ đồng phục làm điểm khởi đầu, sẽ có nhiều người yêu thích Nhật Bản hơn”.

Đồng phục học sinh đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản, đến nỗi bộ trưởng ngoại giao của Nhật từng nói: “Chúng tôi hy vọng với những bộ đồng phục làm điểm khởi đầu, sẽ có nhiều người yêu thích Nhật Bản hơn”.

8. Đất nước của hoa anh đào

Nhật Bản luôn xem những cánh hoa đào nở vào dịp cuối Đông – đầu Xuân (khoảng tháng 4) chính là biểu tượng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng của đất nước mình. Mỗi mùa hoa về khắp các thị trấn như được ướp trong hương thơm nồng nàn của những mùa hoa tháng hai. Loại hoa thoắt nở thoắt tàn này được các Samurai yêu thích vì nó tượng trưng cho khí tiết và cách sống của họ.

Nhật Bản luôn xem những cánh hoa đào nở vào dịp cuối Đông – đầu Xuân (khoảng tháng 4) chính là biểu tượng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng của đất nước mình. Mỗi mùa hoa về khắp các thị trấn như được ướp trong hương thơm nồng nàn của những mùa hoa tháng hai. Loại hoa thoắt nở thoắt tàn này được các Samurai yêu thích vì nó tượng trưng cho khí tiết và cách sống của họ.

9. Geisha

Geisha tại Nhật Bản là những cô ca kỹ mang vai trò giúp nam giới tầng lớp thượng lưu ngày xưa giải trí với âm nhạc, múa hát và nói chuyện cùng họ, Geisha không phải là kỹ nữ chỉ mua vui bằng xác thịt mà họ được đào tạo rất nghiêm ngặt và chuyên nghiệp. Geisha càng xinh đẹp và có càng nhiều kỹ năng thì càng được đánh giá cao. Các biểu tượng văn hóa nổi tiếng Nhật Bản này đã biểu diễn những kĩ năng nghệ thuật truyền thong của họ trong hơn 250 năm qua. Ngày nay số lượng Geisha giảm đi rất nhiều và bạn chỉ còn có thể bắt gặp các Maiko (Geisha học việc) ở khu Gion ở Nhật Bản.

Geisha tại Nhật Bản là những cô ca kỹ mang vai trò giúp nam giới tầng lớp thượng lưu ngày xưa giải trí với âm nhạc, múa hát và nói chuyện cùng họ, Geisha không phải là kỹ nữ chỉ mua vui bằng xác thịt mà họ được đào tạo rất nghiêm ngặt và chuyên nghiệp. Geisha càng xinh đẹp và có càng nhiều kỹ năng thì càng được đánh giá cao. Các biểu tượng văn hóa nổi tiếng Nhật Bản này đã biểu diễn những kĩ năng nghệ thuật truyền thong của họ trong hơn 250 năm qua. Ngày nay số lượng Geisha giảm đi rất nhiều và bạn chỉ còn có thể bắt gặp các Maiko (Geisha học việc) ở khu Gion ở Nhật Bản.

10. Kém ngoại ngữ

Người Nhật không có nhiều cơ hội để giao tiếp ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Ở trường học, việc dạy tiếng Anh chủ yếu chú trọng vào các kỹ năng đọc và viết. Ngoài ra, do hệ thống chữ viết hoàn toàn khác, người Nhật gặp nhiều trở ngại khi phải nhớ từng ký tự alphabet.

Người Nhật không có nhiều cơ hội để giao tiếp ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Ở trường học, việc dạy tiếng Anh chủ yếu chú trọng vào các kỹ năng đọc và viết. Ngoài ra, do hệ thống chữ viết hoàn toàn khác, người Nhật gặp nhiều trở ngại khi phải nhớ từng ký tự alphabet.


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

10 thói quen gây sốc thế giới của người Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước có dân số đông nhất Thế Giới, hơn 1,3 tỷ người. Đây cũng là cái nôi của rất nhiều phong tục tập quán của người Châu Á. Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng tồn tại những hủ tục khắt khe, lạc hậu và một số phong tục ít được biết đến gây sốc thế giới.

10 thói quen gây sốc thế giới của người Trung Quốc

1. Hôn nhân ma là có thật


Người nước ngoài có thể thấy kỳ lạ nhưng theo luật lệ tại một số vùng nông thôn của Trung Quốc, nơi mà nghi thức hôn nhân giữa người chết và người sống vẫn còn tồn tại. Điều này xảy ra vì một số lý do mà một chú rể bị bệnh nan y có thể đính hôn. Góa phụ có thể tham dự một lễ cưới trong đó chú rể quá cố được đại diện bởi một con gà trống trắng.

2. Bó chân gót sen


Đôi chân gót sen có từ cuối thế kỷ 13 và hiện trở nên quá lạc hậu, lỗi thời. Việc quấn chân trong gạc để buộc những ngón chân siết chặt với nhau vào đôi giày gót sen nhỏ xíu. Thói quen này dẫn đến bàn chân bị biến dạng vĩnh viễn.

3. Một số thang máy tránh số 4


Người Trung Quốc rất mê tín, một số người sẽ tránh các cuộc hẹn đặt phòng vào thứ 6 ngày 13 và tránh số 4. Trong tiếng Trung số 4 được coi là rất xui xẻo, nó tượng trưng cho cái chết. Với suy nghĩ này, nhiều thang máy ở Trung Quốc loại bỏ hoàn toàn số 4 trên bảng điều khiển.

4. Màu trắng là màu của tang tóc


Nhiều người thường màu đen mới là màu của cái chết, nhưng ở Trung Quốc thì đó lại là màu trắng. Điều này thể hiện rõ trên trang phục tang lễ cho khách, người chết sẽ được đặt cùng với hoa màu trắng và phong bì tiền.

5. Bao lì xì là quà tặng phổ biến


Đối với sinh nhật, lễ tốt nghiệp và lễ mừng năm mới, bao lì xì chứa đầy tiền là món quà phổ biến. Đây là biểu hiện của sự may mắn và là phương tiện xui đuổi tà ma.

6. Từ chối


Nếu có một người Trung Quốc tặng bạn món quà, hãy từ chối lịch sự một vài lần, bạn nên ít tỏ ra háo hức, điều này sẽ ghi điểm về nghi thức xã giao. Từ chối món quà đầu tiên là dấu hiệu của sự tôn trọng và khiêm tốn.

7. Chó cưng


Thực tế này có vẻ kỳ lạ khi Trung Quốc là quốc gia có số lượng người tiêu thụ thịt chó rất lớn. Trong thực tế, có nhiều giống chó được đánh giá cao như một biểu tượng của địa vị trong tầng lớp trung lưu mới nổi. Chẳng hạn giống chó ngao Tây Tạng này, giá của nó cực kỳ đắt đỏ lên tới 1.280.000 USD.

8. Nước sôi mới là nước uống


Người Trung Quốc quan niệm nước nóng sẽ giúp phục hồi sức khỏe và giảm bệnh tật. Do đó, trong nhiều nhà hàng ở Trung Quốc, rất ít nơi cung cấp nước đá hoặc nước lạnh.

9. Facekinis


Người Trung Quốc thích có một làn da trắng, do đó khi đi ra ngoài họ sẽ trùm kín người. Do đó nếu bạn tặng họ một Facekinis, một dạng mặt nạ chống nắng thì họ sẽ rất vui.

10. Chia sẻ quả lê


Trong tiếng Trung, tiếng “chia sẻ một quả lê” có nghĩa là chia tách, nó được xem là một điềm xấu, dấu hiệu cho thấy tình bạn có thể xấu đi.


Nguồn: tổng hợp.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Các phong tục tặng quà kỳ lạ trên thế giới

Tặng quà không hề đơn giản mà đôi khi nó còn cả là một nghệ thuật. Thực tế là, tại nhiều quốc gia, việc tặng quà cũng giống như một điệu nhảy đôi truyền thống – bạn phải thực hiện các bước theo trình tự, nhịp nhàng cùng đối phương. Vì vậy, từ việc chọn quà, giấy gói và thời điểm trao tặng đều cần đến sự tinh tế, sao cho đẹp lòng người nhận.

Các phong tục tặng quà kỳ lạ trên thế giới

Thuyết phục người khác nhận quà

Quốc gia: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn QuốcNhật Bản.

Ở nhiều nước Á Đông, khi tặng quà bạn có thể bị từ chối một thậm chí nhiều lần. Điều này được giải thích là vì người nhận sợ bị đánh giá là tham lam hay thiếu kiên nhẫn. Trong trường hợp này bạn nên tỏ ra lịch sự, kiên nhẫn thuyết phục. Khi người đó đồng ý nhận món quà, bạn cũng nên cảm ơn họ.

Xem thêm: 8 điều cần biết về Tết truyền thống của người Hàn Quốc

Trao quà một cách cẩn thận

Quốc gia: Ấn Độ, Châu Phi, Trung Đông và Đông Á.

Ở Ấn Độ và Trung Đông cách bạn cầm món quà rất quan trọng. Tại các quốc gia này, tay trái được coi là ô uế, vì vậy hãy dùng tay phải của bạn để tặng và nhận quà (trừ khi món quà quá nặng bạn có thể dùng cả hai tay). Ở Đông Á (Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam) người ta dùng cả hai tay để trao, nhận quà. Bạn nên dùng cả hai tay cùng lúc và ngửa lòng bàn tay lên.

Trao quà một cách cẩn thận

Tặng quà như một lời cảm ơn

Quốc gia: Châu Á, Nga.

Hầu hết các nước châu Á đều coi tặng quà là cách để bày tỏ lòng biết ơn đến ai đó. Ở Nga, những lời cảm ơn suông được cho là thiếu thực tế. Họ thường gửi tặng chủ nhà một món quà nhỏ sau khi được mời ăn tối hoặc nghỉ qua đêm để thay lời cảm ơn.

Kiêng tặng vật sắc nhọn

Quốc gia: Đông Á, Brazil, Ý, PeruThụy Sĩ.

Có thể bạn không tin nhưng nhiều nền văn hóa quan niệm dao, kéo và các vật sắc nhọn thể hiện sự cắt đứt quan hệ. Vì vậy bạn nên lưu ý điều này để tránh gặp rắc rối khi lựa chọn quà tặng cho bạn bè, đối tác ở các quốc gia này.

Kiêng tặng vật sắc nhọn

Tránh các vật dụng kiêng kỵ

Quốc gia: Trung Quốc, Hồng Kông, Ý, Nhật Bản.

Người Trung Quốc, Hồng Kông kiêng kỵ tặng quà người khác một chiếc mũ màu xanh bởi nó mang thông điệp khiếm nhã rằng vợ bạn đang lừa dối bạn hoặc chị em của bạn là gái điếm. Dép rơm, khăn tay và đồng hồ treo tường cũng nằm trong danh sách nên tránh khi chọn quà vì nó khiến người ta liên tưởng đến đám tang. Riêng tại Trung Quốc, bạn không nên tặng ô bởi nó mang thông điệp là bạn muốn cắt đứt quan hệ với người nhận.

Người Ý không tặng trâm cài áo và khăn tay vì nó gợi sự tang tóc. Còn tại Nhật người ta kiêng tặng chậu cây cho nữ gia chủ vì họ cho rằng chúng đem đến bệnh tật, đau ốm.

Xem thêm: Mua quà gì ở Thái Lan?

Chọn những số may mắn

Quốc gia: Châu Á, Châu Âu.

Chọn những số may mắn

Khi bạn tặng món quà như bó hoa, tiền, hoa quả… bạn nên lưu tâm đến số lượng để lựa chọn số may mắn và tránh những con số “xấu”. Ở một số nước châu Á, số 4 được phát âm theo tiếng Hán gần giống với cái chết (Tứ - Tử). Trong khi đó ở châu Âu và Ấn Độ người ta lại rất thích các số lẻ, ngoại trừ số 13.

Gói quà cẩn thận

Các nhà nghiên cứu văn hóa đồng tình rằng khắp nơi trên thế giới đều coi trọng việc gói quà một cách cẩn thận. Quan điểm về màu sắc giấy bọc quà khác nhau ở mỗi quốc gia. Người châu Á kiêng bọc quà màu trắng, đen vì liên quan đến tang lễ. Giấy gói màu vàng mang lại sự vui vẻ, thích hợp cho những món quà kỷ niệm ở Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Nam Mỹ, màu đen và màu tím được tránh sử dụng vì nó gợi đến cái chết và các nghi lễ tôn giáo bản địa. Người Ý cũng quan niệm màu tím là màu không may mắn.

Màu sắc, cách gấp gói, ruy băng… không đơn thuần chỉ mang tính thẩm mỹ mà nó còn mang thông điệp riêng. Để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trên, bạn nên nhờ sự tư vấn của người am hiểu văn hóa, phong tục quê hương của người nhận.

Gói quà cẩn thận

Không nhận quà ngoại trừ người thân

Quốc gia: Yemen, Ả Rập Xê Út.

Ở những nước này, nhận quà từ bất kỳ ai ngoại trừ bạn bè thân thiết nhất đều bị coi là xấu hổ. Khi nhận được món quà từ một người bạn tại hai quốc gia trên có nghĩa là bạn rất được họ coi trọng và coi như gần gũi. Hãy trân trọng điều đó cũng như món quà họ đã lựa chọn cực kỳ cầu kỳ, cẩn thận. Đối với nam giới, không nên tặng cho họ đồ vật được làm từ chất liệu lụa hoặc vàng.


Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Những phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ trên thế giới

Giáng sinh là một ngày lễ truyền thống ở nhiều quốc gia và mang màu sắc riêng tuỳ theo phong tục, văn hoá ở mỗi vùng. Đón Giáng sinh cùng ác quỷ, dựng hình nộm dê hay kiêng kị để chổi trong nhà là những phong tục đón Giáng sinh kỳ lạ trên thế giới mà ít người biết đến.


Nhật Bản



Người Nhật kiêng kị việc tặng hay gửi cho nhau bằng những tấm thiệp đỏ vì quan niệm rằng, chỉ những tờ cáo phó mới mang màu sắc đó. Do đó, thay vì tấm thiệp màu đỏ như nhiều nước khác, họ sẽ tặng nhau tấm thiệp màu trắng như những bông tuyết, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch.

Catalonia, Tây Ban Nha



Trước Giáng sinh, người dân tại Catalonia (Tây Ban Nha) sẽ trang trí một khúc gỗ nhỏ như một nhân vật hoạt hình với chiếc mũ xinh xắn và miệng cười thật tươi. “Khúc gỗ” sinh động này xuất hiện trong mỗi gia đình vào khoảng hai tuần trước lễ Giáng sinh và được chăm sóc một cách đặc biệt với khẩu phần ăn hàng ngày, gồm bánh kẹo và hoa quả. 

Vào đêm Giáng sinh, các thành viên trong gia đình sẽ dùng chiếc gậy đánh vào nhân vật bằng gỗ này và cùng nhau ngân nga bài hát mừng Giáng sinh truyền thống.

Áo



Lễ Giáng sinh ở các nước khác, những đứa trẻ ngoan sẽ được nhận phần thưởng của ông già Noel, nhưng người Áo lại có cách đón Giáng sinh độc đáo hơn. 

Những người đàn ông trẻ tuổi sẽ hóa thân thành ác quỷ Krampus cầm gậy và roi để đuổi đánh và trừng phạt những đứa trẻ hư có tên trong danh sách “đen” của ông già Noel. Đây là một phong tục bắt nguồn từ vùng miền núi Alps nước Đức và lan rộng ra khắp Hungary, Bavaria, Slovenia đặc biệt phổ biến ở Áo.

Anh



Một trong những món ăn không thể thiếu trong lễ Giáng sinh của người Anh là bánh pudding. Điểm đặc biệt là khi làm chiếc bánh này, người Anh có truyền thống ước một điều trong lúc trộn các nguyên liệu lại với nhau theo chiều kim đồng hồ để điều ước đó trở thành sự thật.


Bồ Đào Nha



Lễ Giáng sinh là dịp lễ để người dân toàn tụ và sum họp, nhưng ở Bồ Đào Nha thì đây lại là dịp để tưởng nhớ các thành viên đã quá cố. Mỗi gia đình tại Bồ Đào Nha luôn dành một chỗ trống trên bàn ăn với hàm ý để cho người thân với mong muốn những người thân yêu của họ sẽ mang lại may mắn cho gia đình.

Thụy Điển



Ở thị trấn Gavle, Thụy Điển, sau khi đêm Noel kết thúc, mọi người sẽ đốt một con dê bằng rơm khổng lồ (biểu tượng Giáng sinh của người Scandinavia từ nhiều thế kỷ qua) để ăn mừng.

Ý



Vào dịp lễ Giáng sinh, tất cả trẻ em đều háo hức đòn ông già Noel trong bộ đồ đỏ nhưng ở Ý, họ lại chờ đợi một bà phù thủy mang những món quà đáng yêu mà chúng ưa thích.

Na Uy



Một phong tục khá kì lạ ở Na Uy trong ngày Noel là tất cả những chiếc chổi trong các gia đình đều bị giấu đi. Người Na Uy tin rằng, phù thủy và những linh hồn xấu xa sẽ thoát ra trong lễ Giáng Sinh, lấy cắp những chiếc chổi để bay lên trời.


Nguồn: Internet.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

5 tục lệ đón tết thú vị trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới có những tục lệ đón tết vô cùng độc đáo và ấn tượng. Tất cả điều đó đều hướng đến ước mong một năm mới an lành, hạnh phúc và nhiều may mắn. 

5 tục lệ đón tết thú vị trên thế giới

Panama: Đốt ảnh người nổi tiếng

Ở Panama, theo truyền thống, người ta thường mang hình vẽ những người nổi tiếng đốt cháy để đón chào năm mới. Đó có thể là những nhân vật hay xuất hiện trên truyền hình hoặc các chính trị gia nổi tiếng. Họ tin rằng, điều đó sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xấu trong năm cũ, để bắt đầu một năm mới hanh thông, suôn sẻ và không gặp bất cứ trở ngại nào.

Panama: Đốt ảnh người nổi tiếng

Phong tục này đã tồn tại trong suốt một thời gian dài tại Panama, nhưng gần đây phong tục này đã được cải biến đi ít nhiều khi ngoài hình ảnh những nhân vật nổi tiếng được mang đốt, người dân có thể sử dụng hình ảnh của những người thân đã mất của mình để đốt với hy vọng những người đã khuất cũng sẽ được chung vui một cái Tết an lành cùng mọi người.

Peru: Chửi mắng, đánh nhau

Chửi mắng và đánh nhau là một phong tục cố hữu tại một vùng quê thuộc đất nước Peru. Theo đó, phong tục kỳ quặc này sẽ được tổ chức trong dịp năm mới này vẫn thường xuất hiện tại làng Chumbilbilca của đất nước Peru xinh đẹp. Người dân ở đây ăn mừng lễ hội đón năm mới mang tên Takanakuy bằng cách mắng chửi và đánh nhau để... thắt chặt tình đoàn kết.

Peru: Chửi mắng, đánh nhau

Họ tin rằng mắng nhau và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” là cách xóa bỏ hết những hiềm khích cá nhân trong năm cũ và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong năm mới. Dù không mang găng tay hay áo giáp thi đấu, nhưng rất ít người dân bị chấn thương nghiêm trọng. Bởi một lý do hết sức đơn giản là những cuộc ẩu đả này được cảnh sát địa phương giám sát.

Đan Mạch: Ném vỡ bát đĩa

Đan Mạch: Ném vỡ bát đĩa

Ở một số quốc gia, bát đĩa vỡ vào dịp năm mới là sự xui xẻo, thì với người dân Đan Mạch, đây là điều may mắn. Trong năm, những món đồ bát đĩa cũ không dùng nữa được mọi người giữ lại.

Đến giao thừa, người dân sẽ ném bát đĩa nhà mình sang hàng xóm. Trước cửa nhà nào có càng nhiều bát đĩa cũ chứng tỏ nhà đó càng nhiều bạn và sẽ gặp may mắn trong năm mới.

Xem thêm: Cây cầu biến mất giữa biển nối Đan Mạch và Thụy Điển. 

Estonia: Ăn trọn vẹn bảy bữa

Estonia: Ăn trọn vẹn bảy bữa

Một phong tục hết sức độc đáo của người Estonia luôn khiến nhiều người cảm thấy thích thú, đó là họ sẽ cố gắng ăn trọn vẹn bảy bữa trong ngày đầu năm mới. Người Estonia tin rằng, đó là hành động đảm bảo sự no đủ trong năm mới. Nếu một người đàn ông ăn bảy bữa trong ngày đầu năm, thì người ta tin rằng anh ta sẽ có sức khỏe bằng bảy người đàn ông khác trong năm mới.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ăn tám bữa trong ngày đầu năm mới sẽ tốt hơn, bởi số 7 luôn được coi là con số may mắn của người Estonia và việc ăn đủ bảy bữa ăn không hơn, không kém mới là điều mang lại những sự no đủ, may mắn trong năm mới cho mỗi người.

Chile: Đón giao thừa ở nghĩa trang


Giao thừa là thời điểm người dân trên thế giới nô nức tham dự những bữa tiệc tưng bừng, thì người dân thị trấn Talca ở Chile lại có truyền thống đón khoảnh khắc thiêng liêng này ở nghĩa trang. Theo quan niệm của người dân, họ muốn sưởi ấm cho những ngôi mộ lạnh lẽo để những người yêu thương có thể cùng bắt đầu năm mới hạnh phúc.

Cổng các nghĩa trang được mở vào 23h ngày 31/12 hàng năm. Người dân mang theo nến thơm, đèn và những bản nhạc nhẹ, trang hoàng nghĩa trang. Tại đây, họ sẽ ngồi trò chuyện với nhau và cả người đã khuất về câu chuyện trong một năm.

Xem thêm: Hành trình khám phá Chile - Tuyệt tác từ thiên nhiên

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp 


Bài đăng phổ biến