Hiển thị các bài đăng có nhãn Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

10 món ăn nếu chưa thử chứng tỏ bạn chưa đến Đài Bắc

Một thiên đường đồ ăn bắt mắt, giá cả lại phải chăng ở Đài Bắc (Đài Loan) đang đợi chờ bạn khám phá.
Xem thêm: Du lịch xứ Đài qua món ăn đường phố

1. Bữa sáng kiểu Đài


Ở Đài Loan, bữa sáng luôn được coi trọng nên hàng trăm, hàng nghìn quán xá nhộn nhịp ngay từ sáng sớm. Bữa sáng truyền thống ở Đài Bắc thường được phục vụ theo kiểu mua rồi mang đi. Nhìn chung, bữa sáng thường có quẩy (you tiao), bánh kếp nhân trứng (dan bing), bánh nướng nhân trứng (shao bing) và tráng miệng bằng một cốc sữa đậu nành (bing dou jiang). Bữa ăn như thế sẽ cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động vài giờ đồng hồ.

Địa điểm bán: Fu Hang Dou Jiang

Địa chỉ: 2/F chợ Hua Shan, đường 108 Zhongxiao Đông, khu 1

Phương tiện: Trạm tàu điện đền Shandao

2. Sữa chiên ngập dầu


Các món chiên ngập dầu rất được ưa chuộng tại chợ đêm Đài Loan, và một trong số này phải kể đến món sữa chiên ngập dầu. Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng chỉ cần dạo quanh một vòng khu vực chợ đêm Đài Bắc, bạn sẽ hiểu được tại sao đây là món ăn vặt phổ biến nhất nhì thành phố. Về cơ bản, món ăn này là bột sữa được chiên ngập dầu, tạo ra thành quả là những khối xốp vàng ươm giòn rụm bên ngoài nhưng lại mềm mại bên trong.

Địa điểm bán: Chợ Raohe

Địa chỉ: Đường Raohe, quận Songshan

Phương tiện: Trạm tàu điện Songshan

3. Gà chiên Đài Loan


Gà chiên là món ăn phổ biến cả thế giới. Tuy nhiên, giới sành ăn vẫn truyền tai nhau rằng người Đài Loan đã biết cách chế biến ra món gà chiên ngon không cưỡng lại được. Thông thường gà được chặt ra thành miếng vừa ăn, bọc trong lớp bột mỏng, giòn rụm nhưng không có chút vị dầu nào. Sau khi ướp muối, tiêu, gà còn được rắc ớt bột theo yêu cầu. Ngoài ra, du khách có thể chọn mua nguyên phần đùi gà cỡ lớn để thỏa mãn cơn đói lòng của mình.

Địa điểm bán: Ji Quang Xiang Xiang Ji

Địa chỉ: 121 Đường HanZhong, quận Wanhua

Phương tiện: Trạm tàu điện Ximen

4. Gua bao (bánh dày nhân thịt)


Gua bao có nghĩa là “bánh mì lát”, nhưng trên thực tế món ăn này phong phú hơn nhiều. Người ta sẽ kẹp một lát thịt thăn kho giữa phần bánh dày, rải thêm chút đậu phộng giã nhỏ, rau mùi, cùng vài món đồ chua để tạo nên món ăn ngon mắt, ngon miệng.

Địa điểm bán: Lan Jia Guo Bao

Địa chỉ: Số 3, hẻm 8, làn 316, khu 3, đường Luosifu, quận Zhongzheng

Phương tiện: Trạm tàu điện Tòa nhà Taipower

5. Da chang biao xiao chang (xúc xích kẹp xúc xích)


Đây được xem như hotdog phiên bản Đài Loan. Và dù nghe tên như vậy nhưng thực chất bạn chỉ được ăn một chiếc xúc xích mà thôi. Món ăn này chính xác là xúc xích và bánh dày nướng than cho đến khi chín. Thực khách có thể ăn cùng nhiều nguyên liệu như wasabi, tỏi, cải muối. Món ăn này thường xuất hiện tại các chợ đêm và được nhiều khách du lịch ưa thích.

Địa điểm bán: Chợ đêm Shilin

Địa chỉ: Đường 101 Jihe, quận Shilin

Phương tiện: Trạm tàu điện Jintan

6. Xiao Long Bao


Đài Bắc thường được xếp thứ 2 sau Thượng Hải về chất lượng món bánh xiao long bao, thế nhưng, những chiếc bánh nho nhỏ này đã du hành khắp nơi tại thành phố này và được du khách ưa chuộng không kém. Xiao long bao thường có nhân với thịt heo ướp sẵn. Ở Đài Bắc, người ta còn có loại nhân thịt heo với thịt cua hoặc trứng cua.

Phần nhân sau đó được trộn cùng lớp bột trong suốt và hấp cho đến khi lớp bột sệt lại, có thể nát bất kỳ lúc nào. Nghệt thuật ăn xiao long bao đó là phải phải ăn mà không làm rơi vãi phần súp hay làm bỏng lưỡi. Hãy nhấm nháp từng chút một, đừng quên chấm ăn kèm với dấm và gừng. Một lần ăn, bạn có thể ăn được đến hẳn 12 chiếc cơ đấy.

Địa điểm bán: Kao Chi

Địa chỉ: Số 1 Đường Yongkang

Phương tiện: Trạm tàu điện Dongmen

7. Mì bò Đài Loan


Mì bò Đài Loan được yêu thích đến nỗi hằng năm có cả một Lễ hội Mì bò được tổ chức tại Đài Bắc. Nguồn gốc của món mì này bắt nguồn từ cộng đồng người Hồi ở Ningxia và được đưa đến Đài Loan trong cuộc nội chiến với Đại Lục. Hãy thử nhìn qua một tô mì, các miếng thịt bò, gân bò, xương trông càng kỳ lạ, tô mì ấy càng ngon miệng. Ở Đài Bắc, người ta thường ăn kèm mì với bắp cải, đậu phụ, rong biển, thậm chí nước lèo cũng được nấu chung với cà chua, tỏi, thuốc bắc. Những miếng thịt bò thường béo ngậy mỡ và tan cả trong miệng.

Địa điểm bán: Lin Dong Fang

Địa chỉ: Đường 274 Bade, khu 2, quận Zhongshan

Phương tiện: Trạm tàu điện Nanjing Fuxing

8. Mochi


Bắt nguồn từ Nhật Bản, mocha dần đi vào nền ẩm thực Đài Loan và đã trở nên một món ngọt vô cùng phổ biến. Mochi được làm từ mochiko, một loại gạo ngọt trở nên dẻo khi giã nát. Mochi truyền thống có nhân đậu đỏ, được rắc thêm chút đậu phộng, còn ngày nay, người ta có thể dễ dàng ăn mochi nhân chocolate, dâu hay trà xanh. Một trong những món ngon nhất phải kể đến mocha mè đen, lớp vỏ mềm, dẻo lại vô cùng tuyệt vời. Mocha rất mỏng manh, do vậy bạn nên để ở hành lý xách tay, và đừng cho vào tủ lạnh. Mochi ngon nhất khi ăn ngay, nhưng vẫn có thể để ở bên ngoài trong 3 ngày.

Địa điểm bán: Ijysheng

Địa chỉ: Số 51, khu 3, Đường Xinglong, quận Wenshan

Phương tiện: Trạm tàu điện Đường Xinglong

9. Bánh huyết


Đây là một món ăn giàu chất sắt, và hương vị là sự kết hợp của món mocha tinh tế và bánh gạo giòn rụm. Huyết được trộn cùng gạo nếp, nước dùng và cô lại cho đến khi cứng lại, sau đó đem chiên hoặc hấp, bọc ngoài một lớp đậu phộng. Món ăn được bán nhiều tại các khu chợ đêm.

Địa điểm bán: Bánh huyết Chen

Địa chỉ: Số 187, khu 3, Đường Tingzhou, quận Zhongzheng

Phương tiện: Trạm tàu điện Gongguan

10. Đậu phụ thối


Chỉ cần đứng từ xa, bạn đã ngửi được mùi vị món ăn này. Đậu phụ thối được xem như phiên bản phô mai xanh của đậu phụ và mùi vị càng khó ngửi thì hương vị càng ngon. Đậu phụ được lên men trong nước ngâm gồm sữa lên men, nước muối, thảo dược, tôm và để trong vòng vài tháng. Ở Đài Loan, người ta thường ăn kèm đậu phụ thối cùng các món ăn phụ, ăn vặt khác, và thường dọn cùng với rau muối hoặc thịt nướng. Món đậu phụ nổi tiếng nhất đến từ quận Shenkeng, Đài Bắc, ăn kèm nước sốt thịt, làm át đi mùi của đậu phụ.

Địa điểm bán: Đường Shengkeng Tofu

Phương tiện: Xe buýt 660 đi từ trạm tàu Gongguan
 
(Theo NgoiSao)

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Du lịch xứ Đài qua món ăn đường phố

Lang thang trong các khu chợ đêm hay trên đường phố Đài Loan, bạn có thể thưởng thức nhiều món ngon nổi tiếng với hương vị khó quên. Xem thêm: Khám phá thế giới ẩm thực Trung Quốc

Trà sữa trân châu là một trong những thức uống nổi tiếng nơi đây, được xếp vào hàng các món ăn đường phố được yêu thích nhất.


Tàu hũ thối được xem là “đặc sản bình dân”. Đây không chỉ là món ăn được nhiều người dân Đài Loan yêu thích mà còn cuốn hút nhiều khách du lịch.


Bánh mỳ quan tài - cái tên nghe có vẻ hãi hùng nhưng thực chất chiếc bánh có hình dáng cỗ quan tài này lại có nhân ngon miệng, mùi vị hấp dẫn.


Bánh tiêu đen là loại bánh bao nhân thịt có tâm tiêu đen rồi nướng trên than hồng. Khi đã nếm thử một miếng, bạn sẽ không quên được hương vị ngon tuyệt của nó. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở cuối khu chợ đêm Raohe (Đài Bắc).


Sự kết hợp giữa trứng và hàu làm nên món ăn hấp dẫn, giúp tăng cường sinh lực và được xem là “đại diện cho ẩm thực Đài Loan”.


Tào phớ là món ăn được dùng để tráng miệng hoặc ăn vặt. Tào phớ có nhiều loại và mỗi loại cũng có nhiều cách pha chế khác nhau tạo nên những hương vị riêng.


Trứng sắt là món ăn khá nổi tiếng và độc lạ của Đài Loan. Trứng (trứng gà hay chim bồ câu, chim cút) được hầm trong nước tương và gia vị rất lâu, khoảng một tuần cho đến khi chúng săn cứng lại và chuyển sang màu đen. Bởi quá trình chế biến đầy công phu ấy mà món trứng sắt thấm đậm hương vị, tạo cảm giác lạ miệng.


Mỳ bò là món quen thuộc và du khách có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, mỳ bò tại Đài Loan lại có hương vị đặc trưng mang theo bí quyết của người nấu. Mỳ tươi được chần nước nóng, sau đó cho nước dùng có màu đậm, thêm chút rau thơm và thịt bò. Ngoài ra, ẩm thực đường phố Đài Loan còn có những món ăn ngon khác như mỳ Danzai, bánh Zongzi, xôi ống, dimsum, bánh bao chiên, hải sản nướng... độc đáo.

(Theo NgoiSao)

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

9 trải nghiệm không thể bỏ qua ở Đài Bắc

Thưởng thức tô mỳ bò nghi ngút khói, mua sắm tại Wufenpu, tắm suối nước nóng, tham quan Vườn quốc gia Dương Minh... là những trải nghiệm nên thử khi đến Đài Bắc, Đài Loan.

Xem thêm: Cẩm nang du lịch đến hòn đảo xinh đẹp Đài Loan

Xì xụp mỳ bò


Bạn không thể rời Đài Bắc mà chưa nếm qua tô mỳ thịt bò nghi ngút khói. Miếng thịt bò đầy đặn, ăn cùng sợi mỳ lớn, nước dùng đậm đà, tất cả hòa quyện làm thỏa mãn khẩu vị thực khách. Mỗi nhà hàng sẽ có công thức riêng, do đó bạn nên ghé qua nhiều nơi để có cái nhìn toàn diện. Thậm chí, Đài Bắc còn tổ chức hẳn Festival Mỳ bò quốc tế.

Mua sắm tại Wufenpu

Hãy tạm quên những cửa hàng thời trang sang trọng và đến với thiên đường mua sắm ngoài trời Wufenpu. Giữa vô số quầy hàng đầy đủ quần áo và phụ kiện, bạn hoàn toàn có khả năng tìm thấy những nhãn hiệu độc với giá cả hợp lý. Từ giày cao gót cho đến áo đầm, bạn có khả năng cháy túi với những món hàng được bày bán ở đây. Lưu ý, bạn nên mang nhiều tiền mặt. Chợ nghỉ vào thứ Hai hàng tuần.

Tắm suối nước nóng


Đài Loan nổi tiếng nhờ có nhiều suối nước nóng thư giãn. Quận Beitou là nơi có hàng loạt khách sạn, spa ở đủ mức giá phù hợp túi tiền du khách. Nếu dư dả, bạn có thể chọn resort sang trọng với suối nước nóng riêng ở Beitou.

Thử thách bao tử tại chợ đêm Shilin


Chợ đêm Shilin náo nhiệt chính là nơi bạn tìm thấy những món ăn đường phố ngon nhất như: mực xiên nướng, gà nướng, trứng ốp lết. Bạo dạn hơn, bạn có thể thử món đậu phụ thối. Dĩ nhiên, thực đơn ăn uống của bạn sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu trà sữa trân châu, thức uống ưa thích của người Đài Loan.

Trèo núi đá tại Long Động

Long Động là địa điểm dã ngoại lý thú, lý tưởng cho những người thích leo núi với những mỏm đá dựng thẳng từ đại dương, ở độ cao 500 m. Nếu không thích leo trèo, bạn có thể lặn ngụp vào dòng nước trong xanh, ngắm nhìn những loài cá vùng nhiệt đới. Dù có làm gì đi nữa, đây cũng sẽ là trải nghiệm khó quên cho mọi du khách.

Chiêm ngưỡng Cố Cung


Hãy nâng cao khiếu thẩm mỹ khi đến với bảo tàng Cố Cung - nơi lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật Trung Quốc lớn nhất thế giới, sở hữu một kho tàng những hiện vật quý giá có niên đại vài nghìn năm. Bạn đừng quên chiêm ngưỡng những họa phẩm trên nền vải lụa, đá quý và bộ sưu tập đồ đồng. Số lượng hiện vật ở đây rất lớn, do vậy hãy lên kế hoạch tham quan kỹ càng.

Viếng đền Hướng Thiên


Có rất nhiều đền miếu ở Đài Bắc, nhưng nếu thời gian hạn hẹp, đền Hướng Thiên là nơi bạn nên đến. Đền thờ phụng Quan Công - vị anh hùng cổ đại và cũng là nơi thu hút du khách nhất thành phố. Tản bộ trong khuôn viên đền, bạn sẽ bắt gặp các thầy bói đang trò chuyện với người đến cầu phước. Đây cũng là cách để cảm thụ nền văn hóa Đài Loan.

Leo đến Công viên quốc gia núi Dương Minh



Với một vùng thảo nguyên rộng lớn, suối nước nóng cùng rất nhiều cảnh đẹp, công viên quốc gia núi Dương Minh tựa như một thiên đường nằm ở rìa Đài Bắc. Nơi đây cũng rất lý tưởng để dừng chân sau một ngày tham quan mệt mỏi.

Công viên đặc biệt đông đúc vào mùa xuân, khi những tán cây anh đào nở rộ. Nếu yêu thích leo núi, bạn có thể đi đến vùng núi Ấm Trà gần đó để chiêm ngưỡng cảnh đẹp.

Ghé thăm khu tưởng niệm Tưởng Giới Thạch


Bia tưởng niệm ấn tượng này được xây dựng để tưởng nhớ người đứng đầu chính quyền Đài Loan Tưởng Giới Thạch. Khuôn viên khu tưởng niệm bao gồm sảnh hòa nhạc, rạp chiếu phim. Đây là nơi lý tưởng để tản bộ khi chiều tà. Có khá nhiều người tới đây để tập thái cực quyền, do vậy đừng e ngại cùng tham gia.

Vĩnh Hy (VnExpress)

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Hai điểm du xuân đặc sắc tại Đông Bắc Á

Đến Hong Kong và Đài Loan, du khách sẽ được ngắm cảnh đẹp, mua sắm thỏa thích và thưởng thức ẩm thực phong phú.
Bên cạnh Hàn QuốcNhật Bản đã quá quen thuộc, du lịch Đông Bắc Á còn hấp dẫn bởi một Hong Kong sôi động và một Đài Loan vừa truyền thống vừa hiện đại.

Điểm hay của những chuyến du xuân đến Hong Kong, Đài Loan là du khách vừa được hòa mình vào không khí đón năm mới theo âm lịch như ở Việt Nam, vừa có thú vị riêng bởi món ăn truyền thống, trang phục dân tộc, lễ hội vui chơi độc đáo, đa dạng.
Xem thêm: Hong Kong giá rẻ cho những người đến lần đầu

Hong Kong

Hong Kong là thành phố lớn không chỉ của châu Á mà còn của thế giới. Đây là một trung tâm tài chính nhộn nhịp, thiên đường giải trí và mua sắm hấp dẫn. Thỏa mãn các nhu cầu tâm linh, giải trí và mua sắm, thành phố quê hương của kênh truyền hình châu Á TVB được nhiều người Việt ưa chuộng này hầu như lúc nào cũng rộn bước chân du khách quốc tế, bất kể ngày hay đêm.

Công viên giải trí Hong Kong Disneyland

Những ngày đầu năm mới Nguyên đán, đến Tsim Sha Tsui, khu phức hợp mua sắm và dịch vụ lớn nhất Hong Kong, du khách có thể tìm thấy hầu hết các thương hiệu cao cấp của thế giới như Louis Vuitton, Gucci, D&G… đến các thương hiệu quốc tế phổ thông dành cho giới trẻ như Coach, H&M, Zara... Dọc theo con phố Nathan, du khách như lạc vào thế giới của các đồ vật trong phim Bollywood, những cửa hiệu cắt may Shanghain, các cửa hàng trang sức, những chiếc máy camera sáng bóng bên cạnh những cửa hàng hiệu châu Á. Những người thích hàng giá rẻ có thể ghé bước tới chợ Quý Bà ở khu Mong Kok, thỏa sức săn lùng đồ hiệu “made in Hong Kong” như G.2000, Bossini, Giordano hay săn đồ trang sức Pandora, mỹ phẩm Color Mix, BonJour, Sasa…

Khi túi đựng đồ đã hết chỗ chứa hoặc chí ít nhãn quan đã được thỏa mãn cũng là lúc du khách nên nghĩ đến việc tận hưởng thú vui tại thế giới thần tiên mà không cần phải đến tận nước Mỹ xa xôi, nơi khởi nguồn mô hình công viên giải trí nổi tiếng toàn cầu này. Được chia làm bốn khu, gồm Main Street, Adventureland, Fantasyland và Tomorrowland, Disneyland Hong Kong là công viên giải trí theo chủ đề hàng đầu châu lục mà bất cứ du khách nào cũng muốn một lần đặt chân tới… Còn những người yêu nghệ thuật có thể vào bảo tàng tranh 3D lớn nhất tại Hong Kong với những bức tranh 3D độc đáo, kết hợp giữa tranh 3D và các hiệu ứng công nghệ tạo nên sự sống động đầy thú vị.

Khu mua sắm Tsim Sha Tsui, Hong Kong nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm

Hong Kong vẫn có chỗ dành cho những người thích du lịch tâm linh với chuyến tham quan Đại Nhĩ Sơn viếng Bảo Liên tự, chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca lớn tọa lạc ngoài trời. Thiền viện Chí Liên được thiết kế theo phong cách truyền thống Trung Hoa với hai màu vàng, đỏ chủ đạo sẽ là không gian tịnh tâm lý tưởng tại vườn Nam Liên với hàng nghìn cây bonsai các loại.

Xứ Cảng Thơm hầu như đêm nào cũng rực pháo hoa ở Disneyland và vẫn dành lễ hội pháo hoa đặc biệt nhất trong năm để đón chào Tết Nguyên đán. Đó là màn bắn pháo hoa rực rỡ diễn ra tại cảng Victoria giữa khu Wan Chai và khu Tsim Sha Tsui trong những ngày đầu tiên của năm mới Bính Thân. Khi đó, bản hòa tấu của các loại ánh sáng từ lớp lớp tòa nhà chọc trời bung toả rực rỡ trong đêm, cùng những con thuyền lung linh trên sóng nước nên thơ của cảng Victoria.

Đài Loan

Ở một nền kinh tế phát triển như Đài Loan, du khách Việt Nam hẳn sẽ bất ngờ khi nhìn thấy những hình ảnh truyền thống rất thân quen nhưng đã mai một dần trong cuộc sống hiện tại như uống trà nóng trong các tách nhỏ và ăn trầu.

Khung cảnh sơn thủy hữu tình ở hồ Nhật Nguyệt, Đài Loan

Du lịch Đài Loan ngoài ngắm cảnh đẹp, mua sắm hàng hiệu còn là cơ hội thú vị để thưởng thức nghệ thuật ẩm thực vừa tinh hoa vừa đa dạng. Cái hay và sự nổi tiếng của ẩm thực Đài Loan chính là ở chỗ hài hòa khẩu vị, nhấn mạnh sự tôn trọng thực khách thể hiện trong gia vị, màu sắc, vị và hình thù các món ăn. Ngay những món đơn giản nhất như bánh bao hấp nhỏ, thịt viên đun sôi ở Đài Loan cũng trở nên rất ngon miệng đối với khách nước ngoài.

Hành trình du xuân của du khách đến xứ Đài sẽ không thể thiếu chuyến đi thuyền ngoạn cảnh hồ Nhật Nguyệt. Hồ “treo” trên độ cao hơn 700m so với mực nước biển, xung quanh là núi non hùng vĩ, phong cảnh hữu tình. Du khách sẽ viếng đền Văn Võ thờ Quan Công, Nhạc Phi và Khổng Tử nằm tại mạn Bắc của hồ; chiêm bái chùa Long Sơn được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, nằm giữa khu phố chợ đông đúc nhưng vẫn giữ được vẻ biệt lập so với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, du khách sẽ có những giờ phút sống chậm tại phố cổ Thập Phần, hòa mình trong không giang lãng mạn hoài cổ, thả đèn trời ước nguyện đầu năm mới. Những người thích shopping còn có thể thỏa sức mua sắm tại các khu chợ đêm Fengjia hay Ximending rất được khách quốc tế ưa chuộng mỗi khi ghé Đài Bắc
 
(Theo VnExpress)

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Cẩm nang cơ bản cho lần đầu tới Đài Loan

Những lưu ý về ngôn ngữ, tiền tệ và phương tiện đi lại hữu ích cho mọi du khách lần đầu đặt chân đến Đài Loan.
Xem thêm: 10 trải nghiệm không thể bỏ qua ở Đài Bắc

Đài Loan là nơi vừa thể hiện được nét đẹp của thiên nhiên phong phú, màu sắc cổ xưa của văn hóa truyền thống lại không kém phần sôi động của đô thị hiện đại nhất nhì châu Á. Đài Loan có diện tích khoảng 36.000 km2 với phần lớn lãnh thổ là các đảo tạo thành.

Thành phố Đài Bắc là trung tâm văn hóa, chính trị có gần 7 triệu người sinh sống, mật độ dân số cao nhất Đài Loan. Với những du khách lần đầu đặt chân tới đây, một số thông tin cơ bản bên dưới sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Khung cảnh thành phố nhìn ra tòa nhà 101 cao nhất Đài Loan. Ảnh: Alamy.

Ngôn ngữ nào được sử dụng ở Đài Loan ?

Đa số người dân đều nói tiếng Đài Loan - ngôn ngữ của người Hakka, dân tộc lớn nhất sinh sống ở đây. Ở các trường, học sinh được học tiếng Trung Quốc phổ thông. Ngoài ra một số vùng còn nói tiếng Quan Thoại hoặc Phúc Kiến.

Hai ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở Đài Loan là tiếng Anh và tiếng Nhật. Bạn có thể tới các quầy thông tin du lịch để hỏi những điều cần biết bằng tiếng Anh. Còn lại tại các quầy hàng hay cả lái xe taxi cũng không thạo tiếng Anh.

Sử dụng loại tiền tệ nào?

Người Đài Loan sử dụng đài tệ (NT), cả tiền giấy và tiền xu. Hiện có 5 mệnh giá tiền giấy: 2.000, 1.000, 500, 200 và 100 NT (100 Đài tệ khoảng 686.000 đồng). Tiền xu có các mệnh giá: 50, 20, 10, 5 và 1 NT.

Bạn nên đổi trước một ít Đài tệ ở nhà để tránh phải đổi tiền ở sân bay, khách sạn, những nơi đắt đỏ nhất. Bạn nên đổi tiền ở các ngân hàng của chính phủ hoặc các máy ATM. Mỗi ngân hàng sẽ có một tỉ giá khác nhau, sau khi đổi tiền trên hóa đơn sẽ ghi rõ khoản phí dịch vụ. Du khách nên kiểm tra thông tin tỉ giá trước.

Đổi tiền bằng thẻ tín dụng là cách rẻ nhất. Tuy nhiên, bạn cần chú ý bởi việc chuyển đổi sẽ không thực hiện ngay tức thì. Nếu tỷ giá thay đổi, việc chuyển đổi có thể tốn nhiều hơn so với ước lượng ban đầu của bạn.

Loại phương tiện đi lại nào thuận lợi?

Từ sân bay quốc tế Đài Bắc (Taoyan International Airport – CKS Airport), bạn có thể dễ dàng bắt xe buýt tới các điểm như Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng, Taoyuan và Hsinchu. Để đến sân bay, nếu ở các thành phố ven bờ biển phía Đông như Hualien hay Taitung, bạn nên bắt tàu tới Đài Bắc trước, rồi bắt xe buýt tới sân bay, mất khoảng 1 giờ đi xe buýt.

Tàu cao tốc là phương tiện thuận tiện nhất để tới sân bay (giá dao động từ 40 NT đến 1.300 NT theo quãng đường đi). Tuy nhiên, bến tàu cao tốc không nằm trong sân bay Taoyuan. Bạn cần bắt xe buýt theo chuyến giá 35 NT khoảng 20 phút sẽ đến nơi.

Ngoài tàu cao tốc, trong thành phố bạn có thể tùy chọn sử dụng hệ thống tàu điện ngầm (MRT), xe buýt, taxi hoặc tự thuê cho mình một chiếc ô tô. Trong đó, tàu điện ngầm được nhiều người chuộng nhất. Tránh dùng xe buýt trong các giờ cao điểm (7h - 9h30 và 17h - 19h), nên mang theo áo len mỏng bởi trên xe thường để điều hòa rất lạnh. Giá xe buýt sẽ đắt hơn trung bình 30 NT mỗi chuyến vào những ngày cuối tuần (từ 260 NT đến 630 NT/chuyến)

Dạo quanh những bãi biển, khu du lịch nổi tiếng như hồ Sun Moon, Kenting, Green Island và Penghu rất đơn giản. Bạn có thể thuê một chiếc xe tay ga giá rẻ mà chẳng cần bằng lái xe quốc tế hay thẻ ID. Cách dễ dàng nhất để thuê một chiếc xe là ở tại nơi bạn lưu trú.

Lưu ý khác

Bạn có thể tới Quầy thông tin của Bộ Du lịch Đài Loan ở sân bay để đăng ký nhận vé xe buýt miễn phí cho chặng đường từ sân bay Taoyuan đến Đài Bắc và ngược lại.

Tải ứng dụng iTaiwan để sử dụng wifi miễn phí tại tất cả các Trung tâm Du lịch. Bạn chỉ cần đăng ký bằng hộ chiếu là có thể truy cập internet dễ dàng ở mọi nơi có tín hiệu “iTaiwan”.

Như Bìn

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

10 trải nghiệm không thể bỏ qua ở Đài Bắc

Đến với đô thị lớn nhất Đài Loan, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố từ trên đỉnh tòa nhà cao thứ 6 thế giới, đi tàu điện mất 30 phút để tắm suối nước nóng tự nhiên hay thưởng thức ẩm thực đường phố tại chợ đêm Shilin.

Xem thêm: Cẩm nang du lịch đến hòn đảo xinh đẹp Đài Loan


Ngắm toàn cảnh thành phố từ độ cao hơn 500 m của tháp Đài Bắc 101. Đây là tòa nhà cao thứ 6 thế giới.


Ăn bánh bao nhân thịt heo của nhà hàng nổi tiếng Din Tai Fung trên đường Xinyi.



Tham quan ngôi nhà trà đạo truyền thống trong tòa nhà Nhật Bản có từ thập niên 1920 ở quận Daan.



Mua sắm và dạo chơi ở phố Fujun, nơi có rất nhiều quán cà phê, cửa hàng bán quần áo và đồ hiệu.



Nhâm nhi ly cocktail bên bể bơi ở quán bar hiện đại của khách sạn W Taipei.



Thưởng thức các món ăn đường phố trong những quầy hàng ở chợ đêm Shilin.



Nghỉ tại một phòng có phong cách như "gác xép" New York ngay giữa Đài Bắc nhưng tiện nghi và giá cả phải chăng.



Ra khỏi thành phố và tới tham quan thác nước Vàng (Golden waterfall) ở thị trấn Jinguashi, thuộc quận Ruifang.



Thưởng thức "đại tiệc" hải sản ở chợ cá Đài Bắc.



Bắt chuyến tàu điện MRT 30 phút và ngâm mình thư giãn trong suối nước nóng ở Beitou, một quận phía bắc Đài Bắc.

Hương Chi (theo Skyscanner)

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Những cầu treo ổ khóa tình yêu nổi tiếng trên thế giới

Chiếc ổ khóa không còn mang ý nghĩa đơn thuần là bảo vệ tài sản mà trở thành biểu tượng cho cam kết tình yêu vĩnh cửu. Bởi vậy, rất nhiều đôi lứa lựa chọn những chiếc cầu rỉ sét theo thời gian để gắn ổ khóa như một minh chứng cho tình yêu.

Cây cầu sắt Eiserner Steg, Đức


Nước Đức nổi tiếng với những câu chuyện tình lãng mạn. Cây cầu sắt Eiserner Steg 144 năm tuổi bắc qua sông Main ở Frankfurt là một địa chỉ để những đôi lứa gắn những ổ khóa - biểu tượng của sự gắn kết tình yêu. Sắc màu của các ổ khóa tình yêu với những trang trí sinh động đã khiến cho cây cầu càng thêm lãng mạn. Cây cầu tình yêu Eiserner Steg trở thành điểm tham quan độc đáo, thu hút khách du lịch đến với nước Đức.

Xem thêm: Những hồ đẹp nhất châu Âu

Rome, Italia


Không hổ danh là thành phố tình yêu, Rome là nơi đầu tiên có cây cầu với đa dạng các ổ khóa khác nhau. Những đôi tình nhân Ý tin rằng, nếu khắc tên mình lên ổ khóa, sau đó treo nó vào thân một cột đèn trên cầu Milvio – cây cầu cổ nhất ở thủ đô Rome (Ý), rồi ném chìa xuống dòng sông Tevere thì không gì có thể chia lìa được tình yêu của họ.

Cầu Luzhkov, Moscow, Nga


Trong những ngày đẹp trời, đặc biệt là vào cuối tuần, nơi đây chào đón nhiều đôi vợ chồng mới cưới đến thực hiện một nghi lễ mà chưa hẳn là truyền thống của Nga. Vẫn còn nguyên trên người bộ cánh đẹp nhất trong ngày cưới, cô dâu chú rể mặt ngời hạnh phúc, cùng nhau mắc ổ khóa lên thân cây kim loại được trồng dọc theo cầu.

Trên ổ khóa ghi rõ tên hai người kèm theo ngày kết hôn rồi chìa khóa được quẳng xuống sông sau đó.

Đến Luzhkow thì bạn nên tham khảo tour Moscow trong chương trình du lịch Nga của Vietravel.

Cầu Ponte Vecchio (Italia)


Cầu Ponte Vecchio không chỉ là chứng nhân lịch sử của thành phố Florence qua những thăng trầm của lịch sử mà còn là chứng nhân cho tình yêu của đôi lứa.

Đi dọc cầu, người ta không khỏi ngạc nhiên trước một số lượng lớn các ổ khóa được ghi tên hai người và móc vào rất nhiều nơi khác nhau. Không chỉ các cặp đôi khắp thế giới muốn về đây nắm tay nhau đi dạo trên cầu và mong ước hạnh phúc, nhiều người đi đến đây một mình cũng chuẩn bị một cái khóa và viết tên người mình thầm yêu trộm nhớ mong một ngày được có đôi.

Cầu Pont des Arts, Paris


Dường như từ năm 2008, cầu Pont des Arts (cầu nghệ thuật) trở thành nơi mà các cặp tình nhân đến cài khóa, thề thốt tình yêu chung thủy. Phong tục này có từ lâu, ở một số nước châu Âuchâu Á. Nhưng, tình yêu "cài khóa - ném chìa" trên cầu Nghệ thuật Paris lãng mạn hơn. Do quá nổi tiếng nên số lượng ổ khoá gắn vào thành cầu Nghệ Thuật đã trở nên dần quá tải.

Xem thêm: Lãng mạn mùa Valentine tại Paris - Pháp

Cầu vượt qua chạm ga, Đài Loan


Nếu Paris hay Rome có những cây cầu khóa tình yêu bắc qua những dòng sông êm ả thì nơi lưu giữ khóa tình yêu tại Đài Loan là cây cầu vượt qua trạm ga xe lửa. Tại đây, người ta có thể thấy vô số loại khóa được móc đôi một vào nhau trên tấm lưới.

Những cặp tình nhân nơi đây tin rằng năng lượng nam châm của xe lửa sẽ trở thành lực hút mạnh mẽ khiến những cặp khóa không thể tách rời và hi vọng tình yêu bất diệt sẽ thành hiện thực.

Cầu Hohenzollern, Đức


Cây cầu Hohenzollern bắc qua sông Rhine (thành phố Cologne, Đức) cũng trở thành một cây cầu khóa tình yêu lãng mạn. Đi dạo trên cầu Hohenzollern bạn sẽ thấy hàng nghìn ổ khóa tình yêu được gắn vào chấn song của làn đường đi bộ trên cầu. Hohenzollern đã trở thành nơi vô cùng ý nghĩa và quan trọng để các cặp đôi gửi gắm tình cảm vào những ổ khóa tình yêu.

Xem thêm: Khám phá thiên đường hoang dã KENYA
(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến