Hiển thị các bài đăng có nhãn Hong Kong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hong Kong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

7 món ăn đường phố nhất định phải thử ở Hong Kong

Không chỉ được mệnh danh là “thiên đường mua sắm”, Hong Kong còn được xem là “thiên đường” cho những người sành ăn. Văn hóa ẩm thực xứ Cảng thơm rất đa dạng và đặc sắc từ các nhà hàng chất lượng đến những món ăn đường phố.

7 món ăn đường phố nhất định phải thử ở Hong Kong

Do vậy, khi du lịch đến Hong Kong, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức ẩm thực đường phố mang đậm hương vị truyền thống của vùng đất này sau thời gian bận rộn mua sắm và tham quan. Dưới đây là những món ăn đường phố nổi tiếng ở Hong Kong mà bạn nên thưởng thức một lần trong đời.

Bánh quế trứng

Bánh quế trứng

Bánh quế trứng là một loại bánh quế hình trứng phổ biến ở Hong Kong. Bột bánh trứng được nấu trong một vỉ nướng hai mặt cho đến khi mặt ngoài của món ăn trở nên giòn.

Bên cạnh hương vị truyền thống du khách có thể được tìm thấy ở nhiều quầy hàng ẩm thực trên phố, bạn có thể sáng tạo ra các phiên bản mới cho món ăn khi kết hợp thêm hương vị trà xanh, vị sô cô la và trái cây có sẵn trên đường phố.

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối là món ăn thường tạo một chút phản cảm với khách du lịch, thế nhưng đây lại là món đặc sản của người dân địa phương. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy xe thức ăn bán đậu phụ thối nhờ mùi hăng đặc trưng của chúng. Việc thưởng thức kết hợp đậu phụ thối với một miếng bánh snack sẽ giúp bạn cảm nhận hương vị thơm ngon của món ăn này và thay đổi suy nghĩ không tốt về nó.

Đậu phụ thối ngon là khi được chiên giòn ở bên ngoài và mềm bên trong. Chúng thường được ăn cùng với nước sốt ngọt và cay sẽ mang đến cho thực khách cảm nhận khó quên.

Trà bong bóng

Trà bong bóng

Được nhập khẩu từ Đài Loan, trà bong bóng đã trở nên phổ biến áp đảo trên khắp Hồng Kông. Trà bong bóng bao gồm những viên bột sắn dây trong sữa. Nó là một thức uống phổ biến kết hợp một bữa ăn nhẹ rắn và chất lỏng hoàn hảo.

Rất nhiều lựa chọn thay thế sáng tạo đã xuất hiện để phục vụ cho hương vị của khách hàng quen. Trà sữa đôi khi được thay thế bằng sô cô la, trà xanh, trà gừng và thậm chí là ô long, vì vậy hãy thử một vài thứ để tìm thấy hương vị yêu thích của bạn.

Hạt dẻ nướng

Hạt dẻ nướng

Hạt dẻ nướng là món ăn đường phố được ưa chuộng tại Hong Kong, đặc biệt là vào mùa đông. Du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những người bán hàng rong xào hạt dẻ trong một cái chảo lớn trên than củi di chuyển trên đường. Không có nước sốt hoặc gia vị thêm vào, hương vị thô và dinh dưỡng của hạt dẻ là đủ và chúng là một món ăn nhẹ hoàn hảo để đi dạo qua các đường phố băng giá của xứ Cảng thơm.

Món đặc sản theo mùa này cũng là một món ăn nhẹ phổ biến của người dân địa phương. Cảm giác sưởi ấm bản thân trong thời tiết lạnh cóng với một túi hạt dẻ thơm phức trong tay sẽ mang đến sự thú vị khó quên cho du khách.

Bánh Takoyaki 

Bánh Takoyaki

Sự nổi tiếng của những bánh Takoyaki đã lan rộng từ thành phố quê hương Osaka đến Hong Kong, khiến nó trở thành món ăn vặt đường phố thịnh hành ở đây ngày nay. Bánh được làm bằng bột mì với nhân bạch tuộc, nướng trong chảo takoyakiki.

Thành phần chính của nhân bánh là bạch tuộc băm hay thái hạt lựu có thể độn thêm một số thứ khác và rắc thêm một số gia vị cũng như còn được tẩm với nước sốt tùy vào công thức mà chúng có thể khác nhau. Hãy nhớ thưởng thức những “quả bóng” Takoyaki trước khi chúng chuyển lạnh để thưởng thức hương vị tuyệt vời nhất.

Cà ri cá viên

Cà ri cá viên

Có thể bạn đã nghe nói về món ăn đường phố nổi tiếng Hong Kong là cá viên cà ri, ngay cả khi bạn chưa đi du lịch đến vùng đất này trước đây.

Món ăn nhẹ này có từ những năm 1950, được hình thành từ hỗn hợp tinh bột ngô và cá, sau đó chiên giòn để tạo cho nó một màu vàng quyến rũ. Cá viên sau đó được làm khô với nước sốt cà ri và có thể được chế biến cay tùy theo sở thích thực khách.

Bánh Pudding

Bánh Pudding

Có nguồn gốc từ thời nhà Thanh , bánh pudding là một trong những món ăn đường phố dân giã nhất ở Hong Kong. Bánh được làm từ bột, trộn đường và bột gạo hạt, sau đó được hấp trong bát sứ để tạo ra món ăn, có thể phân thành hai loại: một loại màu vàng làm với đường vàng và một loại màu trắng được chuẩn bị với đường trắng, cả hai đều có hương vị tương tự nhau.

Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Điểm danh những công viên bậc nhất Châu Á

Mùa hè, thời điểm thích hợp để bạn tổ chức một chuyến du lịch cho cả nhà và điểm đến là những công viên bậc nhất Châu Á thì chẳng còn gì bằng nữa. Hãy đi để những đứa con của bạn có được một mùa hè tuyệt nhất, bạn được tiếp thêm năng lượng cho công việc.

Điểm danh những công viên bậc nhất Châu Á

1. Universal Studios Singapore

Universal Studios Singapore

Là một trong 4 công viên theo chủ đề Universal Studios trên thế giới, Universal Studios Singapore có 24 điểm tham quan mô phỏng phim trường Hollywood của Mỹ được bố trí thành 7 khu vực chính, gồm: Lost World (Công viên khủng long kỷ Jura), Ancient Egypt (phim xác ướp Ai Cập), Sci-Fi City (phim Transformers), New York, Hollywood, Madagascar và Far Far Away. Bạn hãy đến đây để tự mình khám phá nhé, hứa hẹn sẽ rất thú vị đấy.

2. Ocean Park, Hong Kong

Ocean Park, Hong Kong

Ocean Park Hong Kong, gọi tắt là Ocean Park, là công viên giải trí lớn nhất khu vực phía Nam đảo Hồng Kông. Tọa lạc giữa khu Aberdeen và vịnh Repulse, từ cáp treo, khách du lịch  có thể nhìn ngắm toàn bộ Hồng Kông và thậm chí là biển Đông. Đừng quên ghé đến Ocean Theater để ngắm những chú cá heo và hải cẩu biểu diễn tài nghệ của mình.

3. Công viên Everland, Hàn Quốc

 Công viên Everland, Hàn Quốc

Everland là công viên giải trí lớn và thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Hàn Quốc. Công viên được xây dựng năm 1976 và tọa lạc tại Yongin, có 5 khu với những chủ đề khác nhau: Global Fair, Khám phá châu Mỹ, khám phá châu Âu, vùng đất phép thuật, vườn thú Zootopia. Bạn hãy cố gắng đến tham quan tại từng khu nhé, để khám phá những điều đặc biệt riêng mà công viên đem đến cho du khách.

4. Adventureland

Adventureland

Khu Adventureland chính là nơi để bạn có thể thỏa mãn tính phiêu lưu và khám phá của mình. Đến đây bạn sẽ được bước xuống thuyền chở du khách tham quan dòng sông, rừng xanh với những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thảo nguyên châu Phi được tái dựng cực kỳ chân thật và khéo léo. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy xuất hiện những chú khỉ thật to trong suốt cuộc hành trình của mình đấy.

5. Siam Park City, Thái Lan

 Siam Park City, Thái Lan

Siam Park nằm ở Bangkok được biết đến là công viên nước lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công viên là một ốc đảo yên bình giữa sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố Bangkok. Hồ bơi có sóng nhân tạo này cũng là hồ bơi lớn nhất trên thế giới hiện nay, bạn và gia đình có thể tha hồ tắm rồi đấy. Tại đây bạn không chỉ được tắm biển mà còn được tham gia vào các trò giới cảm giác mạnh cực đã.

Tổng hợp

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Thích thú với "văn hóa" phơi quần áo cực độc đáo ở Hồng Kông

Tại nơi tấc đất tấc vàng như Hồng Kông, từng vị trí dù là nhỏ nhất cũng được tận dụng để phơi quần áo, vô tình tạo nên một nét văn hóa độc đáo mang đậm dấu ấn Hương Cảng.

Bạn sẽ làm gì để phơi khô quần áo vừa giặt xong? Treo lên sào trong nhà để chúng tự khô? Sử dụng máy sấy để hong nóng quần áo? Hay đơn giản là sưởi chúng dưới ánh nắng Mặt Trời cả ngày rồi cứ ung dung mang về nhà vào buổi chiều.

Bạn sẽ làm gì để phơi khô quần áo vừa giặt xong? Treo lên sào trong nhà để chúng tự khô? Sử dụng máy sấy để hong nóng quần áo? Hay đơn giản là sưởi chúng dưới ánh nắng Mặt Trời cả ngày rồi cứ ung dung mang về nhà vào buổi chiều.

Ở Hồng Kông, thành phố của sự sầm uất và chen chúc, mọi không gian đều bị hạn chế. Nhiếp ảnh gia Jimmi Ho đã thực hiện một bộ ảnh ghi lại nghệ thuật phơi quần áo ở nơi đất chật người đông này, thông qua nó anh muốn cho thấy sự sáng tạo của người dân nơi đây trong cuộc sống đời thường.

Ở Hồng Kông, thành phố của sự sầm uất và chen chúc, mọi không gian đều bị hạn chế. Nhiếp ảnh gia Jimmi Ho đã thực hiện một bộ ảnh ghi lại nghệ thuật phơi quần áo ở nơi đất chật người đông này, thông qua nó anh muốn cho thấy sự sáng tạo của người dân nơi đây trong cuộc sống đời thường.

“Không phải nơi nào trên thế giới cũng phơi quần áo ở nơi công cộng như tại Hồng Kông, tôi thấy đây là một nét văn hóa độc đáo và muốn ghi lại, cũng như tôi muốn cho mọi người thấy óc sáng tạo của việc tận dụng từng mét vuông nhỏ giữa thành phố chật chội trong cuộc sống thường ngày,” Jimmi Ho chia sẻ.

“Không phải nơi nào trên thế giới cũng phơi quần áo ở nơi công cộng như tại Hồng Kông, tôi thấy đây là một nét văn hóa độc đáo và muốn ghi lại, cũng như tôi muốn cho mọi người thấy óc sáng tạo của việc tận dụng từng mét vuông nhỏ giữa thành phố chật chội trong cuộc sống thường ngày,” Jimmi Ho chia sẻ.

“Không phải nơi nào trên thế giới cũng phơi quần áo ở nơi công cộng như tại Hồng Kông, tôi thấy đây là một nét văn hóa độc đáo và muốn ghi lại, cũng như tôi muốn cho mọi người thấy óc sáng tạo của việc tận dụng từng mét vuông nhỏ giữa thành phố chật chội trong cuộc sống thường ngày,” Jimmi Ho chia sẻ.

Bộ ảnh này được chụp một cách bình thường nhất, không hề có sự dàn dựng hay thay đổi bố cục, nhằm giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu của nghệ thuật phơi quần áo. Jimmi Ho đi bộ lang thang trên phố, không hề có điểm đến và ngẫu nhiên bắt gặp những sào quần áo lộ thiên rồi chụp chúng.

Bộ ảnh này được chụp một cách bình thường nhất, không hề có sự dàn dựng hay thay đổi bố cục, nhằm giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu của nghệ thuật phơi quần áo. Jimmi Ho đi bộ lang thang trên phố, không hề có điểm đến và ngẫu nhiên bắt gặp những sào quần áo lộ thiên rồi chụp chúng.

“Tôi thường đi ngẫu hứng và không có đích cuối, nhưng thỉnh thoảng tôi bắt gặp hình ảnh những dây phơi ken kín quần áo trên Google Maps khi vô tình tìm kiếm địa danh nào đó, thế là tôi đến ngay nơi đó để quan sát xem các bà các mẹ phơi đồ ra sao, sử dụng ‘đồ nghề’ gì,” nhiếp ảnh gia cho biết thêm.

“Tôi thường đi ngẫu hứng và không có đích cuối, nhưng thỉnh thoảng tôi bắt gặp hình ảnh những dây phơi ken kín quần áo trên Google Maps khi vô tình tìm kiếm địa danh nào đó, thế là tôi đến ngay nơi đó để quan sát xem các bà các mẹ phơi đồ ra sao, sử dụng ‘đồ nghề’ gì,” nhiếp ảnh gia cho biết thêm.

Hóa ra, chị em nội trợ khéo léo sử dụng những thứ của công như biển hiệu, dải phân cách,... và buộc dây vào để làm nên những chiếc sào phơi đồ ‘dã chiến’. “Tôi chỉ đơn giản là canh góc để tạo nên những bức ảnh ấn tượng chứ không hề sắp đặt. Tuy vậy, một số bức ảnh vẫn mang vẻ siêu thực, đó là do sự sắp xếp tài ba của người phơi đồ,” Jimmi Ho kể lại.

Hóa ra, chị em nội trợ khéo léo sử dụng những thứ của công như biển hiệu, dải phân cách,... và buộc dây vào để làm nên những chiếc sào phơi đồ ‘dã chiến’. “Tôi chỉ đơn giản là canh góc để tạo nên những bức ảnh ấn tượng chứ không hề sắp đặt. Tuy vậy, một số bức ảnh vẫn mang vẻ siêu thực, đó là do sự sắp xếp tài ba của người phơi đồ,” Jimmi Ho kể lại.

Một trong những địa điểm dùng để phơi đồ mà Jimmi Ho thấy lạ lẫm nhất, đó là móc quần áo lên tay vịn của cầu bộ hành.

Một trong những địa điểm dùng để phơi đồ mà Jimmi Ho thấy lạ lẫm nhất, đó là móc quần áo lên tay vịn của cầu bộ hành.

“Bằng cách nào đó tôi rất ngưỡng mộ sự thích ứng linh hoạt của người Hồng Kông, tôi cứ mải mê theo đuổi những sào đồ công cộng như thế này,” anh thích thú chia sẻ.

“Bằng cách nào đó tôi rất ngưỡng mộ sự thích ứng linh hoạt của người Hồng Kông, tôi cứ mải mê theo đuổi những sào đồ công cộng như thế này,” anh thích thú chia sẻ.

Phơi quần áo nơi công cộng là một việc không được cho phép tại Hồng Kông, nhưng pháp luật cũng không cấm đoán vì trên thực tế đây là một việc cần thiết trong cuộc sống. Thế là với một chút khéo léo, người dân Hương Cảng đã khám phá và tận dụng những tiềm năng xung quanh mình nhằm đánh bay mùi ẩm mốc sau khi giặt của quần áo.

Phơi quần áo nơi công cộng là một việc không được cho phép tại Hồng Kông, nhưng pháp luật cũng không cấm đoán vì trên thực tế đây là một việc cần thiết trong cuộc sống. Thế là với một chút khéo léo, người dân Hương Cảng đã khám phá và tận dụng những tiềm năng xung quanh mình nhằm đánh bay mùi ẩm mốc sau khi giặt của quần áo.

Trước sự đô thị hóa nhanh chóng của đặc khu này, không gian phơi phóng áo quần cũng dần bị thu hẹp. Nhưng ở bất cứ nơi nào còn sót lại chút khoảng không, những dây phơi đồ vẫn sẽ xuất hiện và điểm tô thêm những mảng màu rực rỡ cho phố phường Hồng Kông bằng những họa tiết bắt mắt trên những chiếc áo bay trong gió.

Trước sự đô thị hóa nhanh chóng của đặc khu này, không gian phơi phóng áo quần cũng dần bị thu hẹp. Nhưng ở bất cứ nơi nào còn sót lại chút khoảng không, những dây phơi đồ vẫn sẽ xuất hiện và điểm tô thêm những mảng màu rực rỡ cho phố phường Hồng Kông bằng những họa tiết bắt mắt trên những chiếc áo bay trong gió.

Xem thêm: 10 khu chợ đường phố nổi tiếng ở Hong Kong

Theo Lostbird

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Những món ăn đường phố tại Hong Kong nghe thôi đã thèm

Là địa điểm du lịch được ưa chuộng ở Châu Á, Hong Kong (Trung Quốc) có rất nhiều món ăn đường phố ngon tuyệt như nghe thôi đã thèm.

Những món ăn đường phố tại Hong Kong nghe thôi đã thèm

Bánh quế trứng

Bánh quế trứng

Đây là món bánh có độ phủ sóng cực rộng ở xứ cảng thơm. Cách làm món bánh quế trứng (waffle egg) này siêu dễ, chỉ gồm bột trộn trứng được cho lên chảo nướng và lật sau vài giây là đã có ngay chiếc bánh hấp dẫn.Những chiếc bánh giòn thơm phức này ngon nhất là khi ăn nóng. Bạn có thể tìm thấy món này ở gần như mọi con phố tại Hong Kong.

Cá viên cà ri

Cá viên cà ri

Là thức ăn được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong thành phố Hong Kong với giá rất rẻ. Những xiên cá sẽ được chiên giòn trong dầu nóng và sau đó nhúng ngập trong nước sốt cà ri hấp dẫn. Bạn có thể vừa đi dạo nhàn nhã, vừa thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn rất được ưa chuộng này. Một cốc nước dừa tươi mát lạnh sẽ là gợi ý tuyệt vời để dùng kèm khi thưởng thức cá viên cà ri.

Boh Loh Baau – Bánh dứa

Boh Loh Baau – Bánh dứa

Boh Loh Baau còn có tên “bánh dứa” do hình dạng mặt bánh có những đường khứa như thể vỏ trái dứa. Theo truyền thống, người dân Hong Kong thường dùng bánh khi còn ấm, kèm với lát bơ mỏng kẹp ở giữa vào bữa sáng hay bữa trà chiều. Bánh dứa vừa ra lò còn nóng hổi, dùng dao rạch ngang rồi để vào một miếng bơ vàng tươi béo ngậy, chỉ nhìn thôi đã thấy thèm.

Lòng heo chiên

Lòng heo chiên

Du khách không thể tự nhận mình là tín đồ ẩm thực đường phố thực sự nếu chưa thử qua món lòng heo chiên. Lòng heo được nhồi thịt chiên, ăn kèm tương, giấm siêu ngon. Những miếng lòng giòn, thơm được xiên vào chiếc que để du khách tiện thưởng thức. Các món ăn làm từ nội tạng ở Hong Kong vốn vô cùng đặc sắc vì thế đừng bỏ qua món này nhé!

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối

Một món vặt nữa du khách cũng nhất định phải thử khi du lịch Hong Kong chính là đậu phụ thối. Đúng như cái tên, mùi đậu phụ thối rất khó chịu, một số người không thể ngửi được mùi của đậu hũ thối, họ cho rằng nó giống mùi phô mai xanh hay thậm chí là mùi ống cống... Nhưng với những người biết ăn thì đậu hũ càng nặng mùi, càng ngon. Khi ăn, du khách sẽ cảm thấy nó thơm một mùi rất lạ lẫm, lại béo béo và thêm một ít tương ớt nữa thì tuyệt vời.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Điểm danh 10 công trình cao nhất trên thế giới

Không chỉ nổi bật về độ dài, những công trình này còn có những nét độc đáo về thiết kế vô cùng nồi bật, ai đã từng du lịch và ghé thăm những công trình này chắc hẳn sẽ không thể nào quên được.


Burj Khalifa (Dubai, UAE)


Được xây dựng vào cuối năm 2008, tính đến hiện tại Burj Khalifa là tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 829,8m. Thiết kế của tòa nhà này lấy ý tưởng từ kiến trúc Hồi giáo, có nguồn gốc từ Tower Palace III. Burj Khalifa có tổng cộng 57 thang máy và 8 thang cuốn. Bên ngoài tòa nhà, du khách còn có thể thưởng thức Đài phun nước Dubai, hệ thống đài phun nước lớn thứ 2 thế giới.

Xem thêm: Vui chơi thỏa thích ở Dubai

Tháp Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc)


Với thiết kế thông minh với dang thân xoắn, tòa tháp trung tâm Thượng Hải với chiều cao 632m có thể làm giảm tối đa sức đẩy của gió. Tháp Thượng Hải là một trong những kế hoạch tham vọng của chinh phủ Trung Quốc để đưa Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính thế giới.

Tòa tháp Lotte World (Seoul, Hàn Quốc)


Tòa nhà Lotte World cao 555 mét, gồm 123 tầng. Lấy cảm hứng từ nghệ thuật gốm sứ và ngòi bút lông từ Hàn Quốc, tòa nhà này có thiết kế hình nón thon nhẹ với chóp lồi và các bên uốn cong nhẹ nhàng. Đây là trung tâm mua sắm hàng đầu Seoul với sự góp mặt của hàng loạt thương hiệu trong và ngoài nước. Tòa nhà này cũng là địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn toàn cảnh về đêm của một Seoul lấp lánh ánh đèn.

Trung tâm Thương mại Thế giới (New York, Mỹ)


Trung tâm Thương mại Thế giới đã mở cửa trở lại tại thành phố New York sau nhiều năm kể từ vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đây là tòa nhà chọc trời cao 541 mét với 104 tầng, được xây dựng lại với chi phí 3,9 tỷ USD (tương đương 90 ngàn tỉ đồng). Trung tâm thương mại thế giới là tòa nhà cao thứ 6 trên thế giới tính tới thời điểm hiện tại.

Trung tâm Tài chính CTF (Quảng Châu, Trung Quốc)


Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu (còn gọi là Tháp Tây Quảng Châu) là một tòa nhà chọc trời với 103 tầng, cao 440,2 mét). Tòa nhà tọa lạc ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc và là một phần của tháp đôi Quảng Châu. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010. Hiện Trung tâm Tài Chính Quốc tế Quảng Châu đang xếp vị trí thứ 7 trong danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới.

Đài Bắc 101 (Đài Bắc, Đài Loan)


Được xây dựng từ năm 1999, Đài Bắc 101 tọa lạc tại trung tâm của thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Công trình được hoàn thành vào năm 2004 với tổng kinh phí là 1,76 t USD (tương đương 39 nghỉn tỉ đồng). Tòa tháp Đài Bắc 101 trước đây còn được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc. Công trình có chiều cao tính đến mái là 449,2m, nếu tính cả phần cột ăng ten trên mái tòa nhà sẽ đạt chiều cao 509,2m.

Trung tâm Thương mại Quốc tế Hồng Kông (Hồng Kông)


Trung tâm thương mại quốc tế Hồng Kông là tòa nhà cao nhất Hồng Kông. Tòa nhà bao gồm 118 tầng với chiều cao lên đến 484 mét. Không gian của tòa nhà chủ yếu dành cho môi trường văn phòng. Đây không chỉ là tòa nhà nằm trong top 15 tòa nhà cao nhất thế giới mà còn nằm trong top 5 tòa nhà có số tầng nhiều nhất thế giới.

Tháp đôi Petronas (Kuala Lumpur, Malaysia)


Tòa tháo này được xây dựng vào năm 1998 do kiến trúc sư người Argentina thiết kế. Tòa tháp cao 403m, có tổng cộng 88 tầng và được xây dựng trên khu đất từng là trường đua xe. Do tôn giáo chính của Malaysia là đạo Hồi nên lối kiến trúc của tòa được xây dựng dựa theo tôn giáo chính. Mặt ngoài của tòa tháp được làm hoàn toàn bằng vật liệu là kính và thép để đảm bảo được vẻ ngoài của công trình

Landmark 81 (Hồ Chí Minh, Việt Nam)


Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup. Tòa nhà này hiện đang tọa lạc tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.Tòa nhà có tổng chiều cao là 461 mét với 81 tầng nổi và 3 tầng hầm. Tổng diện tích lên đến 141.200 mét vuông. Landmark 81 là một tòa nhà đa năng với đầy đủ tiện nghi. Hiện nay tòa nhà đã bắt đầu đi vào hoạt động sau hơn 1.000 ngày thi công.

Xem thêm: Chia sẻ 8 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam

Tòa nhà Empire State (New York, Mỹ)


Tên tòa nhà được đặt theo biệt danh của tiểu bang New York. Nó gồm 102 tầng tại giao điểm của Đại lộ 5 và phố 34 Wall Street. Tổng chiều cao của nó là 380m và  được xem là một biểu tượng văn hóa của Mỹ. Nó được thiết kế theo phong cách Art Deco và được mệnh danh là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại.

Nguồn Tổng hợp

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Khám phá những điều mới lạ ở Hong Kong trong 36 tiếng

Đừng nghĩ nếu chỉ có 36 tiếng ở Hong Kong thì không đủ để làm gì. Nếu sắp xếp hợp lý, bạn vẫn khám phá được Hong Kong theo cách riêng.
Xem thêm: Hong Kong thú vị nhờ các phương tiện công cộng

Ngày 1

Khám phá nghệ thuật tại phố Wong Chuk Hang

Đặt chân đến Hong Kong vào khoảng đầu giờ chiều, bạn hãy dành thời gian để khám phá những phòng tranh, hội chợ nghệ thuật… sẽ có rất nhiều điều hay ho dành cho bạn ở nơi này. Bạn hãy ghé qua phòng triển lãm quốc tế Art Basel Hong Kong, nơi có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Dọc theo con phố Wong Chuk Hang, hãy ghé qua Spring Workshop, nơi thường xuyên diễn ra những buổi nói chuyện, giao lưu về nghệ thuật. Bạn cũng có thể tham quan Blindspot Gallery, phòng trưng bày những tác phẩm nhiếp ảnh khá ấn tượng.

Ăn tối tại Little Bao (G/F, 66 Staunton St. Central, Hong Kong)

Món pork belly bao rất nổi tiếng và được yêu thích tại Little Bao

Little Bao là một quán ăn khá nổi tiếng ở Hong Kong. Bữa tối đầu tiên ở đặc khu này, bạn hãy ghé qua Little Bao để thưởng thức những món ăn hấp dẫn. Little Bao được cả người dân địa phương và khách du lịch yêu thích. Nhà hàng có món bánh bao sườn heo nổi tiếng nên bạn nhất định phải ghé qua để thưởng thức. Ngoài ra menu của Little Bao cũng có rất nhiều các món hấp dẫn khác cho bạn lựa chọn như bánh bao gà nướng, tempura cá...

Vui chơi ở Lan Kwai Fong

Nhắc đến tụ điểm vui chơi của Hong Kong người ta sẽ nghĩ ngay đến Lan Kwai Fong. Đây là khu ăn chơi số một của Hong Kong, tọa lạc giữa hai con đường Wyndham và D’Aguilar. Khu phố nằm trên sườn núi với những con hẻm nhỏ vắt ngang luôn rộn ràng tiếng nhạc, tiếng hò hét của các bữa tiệc. Có khá nhiều quán bar hay lounge tại Lan Kwai Fong cho bạn lựa chọn. Bạn có thể ghé vào Orange Peel nằm ở tầng 2 của tòa nhà Ho Lee, số 38 - 44 đường D’ Aguilar, một nơi khá thú vị để nghe nhạc sống hay thưởng thức những món đồ uống thú vị.

Ngày 2

Đi bộ trên con đường mòn Dragon’s Back

Bạn còn thể nhìn được toàn cảnh của đảo D'Aguilar khi dạo bước theo con đường mòn Dragon's Back

Sáng ngày hôm sau bạn hãy dành thời gian để dạo chơi, thăm thú trên con đường mòn Dragon’s Back. Đây là con đường dài hơn 8km kết nối Wan Cham Shan và Shek O Peak. Con đường trải dài, uốn cong theo những ngọn đồi của đảo D’Aguilar làm người ta liên tưởng đến hình ảnh của con rồng, cũng vì thế mà nơi đây được gọi với cái tên Dragon’s Back. Điểm xuất phát của con đường mòn này nằm ở đường Shek O gần với làng To Tei Wan và điểm kết thúc sẽ là bãi biển Tai Long Wan. Bạn có thể ngắm nhìn được toàn cảnh của đảo D’Aigular khi lên đến đỉnh Shek O. Lưu ý dọc theo con đường không có hàng quán, dịch vụ ăn uống nào nên bạn nên chủ động mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ.

Ăn trưa dimsum tại nhà hàng Duddell’s

Dimsum là món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến với thành phố Hương Cảng

Duddell’s không chỉ là một nhà hàng dimsum nổi tiếng của Hong Kong, đây còn được xem như một điểm đến để tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực của Hương Cảng. Bữa trưa bạn hãy ghé qua lầu 3 của khu ShangHai Tang Mansion nằm ngay đầu phố Duddell’s để có thể thưởng thức món dimsum - tinh hoa ẩm thực của Hong Kong nhé. Nhà hàng này có không gian khá thoáng đãng và mang đậm những nét đặc trưng của Hong Kong. Menu cũng rất phong phú cho bạn lựa chọn.

Mua sắm tại PMQ Shopping Mall

Bạn có thể tha hồ mua sắm hoặc chọn vài món quà cho bạn bè, người thân ở nhà khi ghé qua trung tâm thương mại ở số 35 đường Aberdeen. Đây là khu chợ còn có giá trị lịch sử rất lớn đối với người Hong Kong. Đến PMQ bạn có thể tìm mua cho mình những tranh ảnh nghệ thuật, đồ trang sức, đồ thủ công và kể cả những sản phẩm điện tử rất hay ho.

Tham quan bảo tàng Hong Kong Heritage

Hong Kong Heritage Museum là nơi rất thú vị để tìm hiểu văn hóa của Hong Kong

Tọa lạc tại số 1 đường Man Lam, Sha Tin, bảo tàng là nơi lưu giữ rất nhiều những giá trị về văn hóa của Hong Kong từ kiến trúc, nghệ thuật... Đây chắc chắn sẽ còn là nơi tuyệt vời dành cho những người hâm mộ Lý Tiểu Long (Bruce Lee) để tìm hiểu về ông cũng như có cơ hội được tìm hiểu về môn võ thuật huyền thoại này.

Ăn tối tại nhà hàng Tung Po

Nhà hàng Tung Po nằm ở 2/F Java Road Municipal Services Building. Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn truyền thống của Quảng Đông. Tung Po còn được yêu thích và nổi tiếng với 2 món gà rang tỏi và tôm chiên lòng đỏ trứng muối.

Chơi tối tại Ping Pong bar

Ping Pong 129 bar nằm ở lầu Nam Cheong, số 135 đường Second là nơi bạn có thể nhâm nhi một cốc sinh tố hay một ly rượu sau bữa tối. Quán bar với menu đồ uống khá hấp dẫn cùng không gian thoáng đãng chắc chắn sẽ là địa điểm lý tưởng cho tối cuối tuần của bạn.

Ngày cuối

Tham quan làng chài Tai O

Làng chài Tai O được nhiều du khách mệnh danh là "Venice của Hong Kong"

Buổi cuối của chuyến du lịch 36 giờ tại Hong Kong bạn hãy ghé thăm ngôi làng chài Tai O. Nằm bên bờ phía tây của đảo Lantau, Tai O là một trong những làng chài cuối cùng còn duy trì được đến ngày nay của Hong Kong. Tai O còn được nhiều du khách ví von là “Venice của Hong Kong” vì cảnh đẹp thanh bình và sự quyến rũ khó tả. Du khách đến đây sẽ có cơ hội tìm hiểu về nhịp sống có phần trái ngược hoàn toàn với sự sầm uất của khu vực trung tâm Hong Kong. Hơn nữa, bạn còn có thể thưởng thức những món hải sản tươi ngon và có giá rẻ hơn hẳn so với khu vực trung tâm.

(theo News York Times)

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Khám phá Hong Kong trong 3 ngày

Đi lại ở Hong Kong khá dễ dàng nên dù chỉ có 3 ngày, bạn vẫn có thể đi hầu hết các địa điểm nổi tiếng, mà không cần quá vội vã.
Xem thêm: Địa chỉ cho bữa ăn khuya ở Hong Kong

Chuyến du lịch Hong Kong với khoảng thời gian trong 5 ngày, tuy nhiên ngày đầu tiên đến sân bay muộn và ngày cuối cùng ra sân bay từ trưa nên nếu tính ra, chúng tôi chỉ có 3 ngày trọn vẹn để khám phá Hong Kong. Nhìn qua, khoảng thời gian này khá ít ỏi nhưng thực tế biết cách sắp xếp hợp lý thì bạn hoàn toàn có thể đến tất cả những nơi nổi tiếng ở Hong Kong. Dưới đây là lịch trình chi tiết của chúng tôi trong chuyến đi vừa qua.

Một địa điểm được nhiều du khách "check in" vì từng xuất hiện trên các phim truyền hình

Ngày 1

Xuống sân bay Quốc tế Hong Kong vào khoảng 21h. Bắt xe buýt A21 (giá vé 33 HKD) về khu Mong Kok. Xe đi mất khoảng 1 tiếng để về đến đường Nathan (khu vực nổi tiếng dành cho khách du lịch bụi, ở đảo Cửu Long).

Nhà nghỉ Apple Inn nằm trong toà nhà Sun Hing Building, số 607 Nathan Road.

- Đi bộ mất khoảng 5 phút để ra chợ đêm Ladies Market.

- Ăn tối và mua sắm.

Ngày 2

Tàu điện lên The Peak mà bạn không nên bỏ lỡ

- Ăn sáng ở quán Kam Wah Cafe tại 47 đường Bute (cắt ngang đường Nathan) với trà sữa nóng, bánh trứng và bánh dứa. Quán mở cửa rất sớm từ 6h30, trong khi đó các quán ăn, nhà hàng ở Hong Kong mở cửa rất muộn, thông thường từ 10h.

- Thăm đền Sik Sik Yuen Wong Tai Sin (Huỳnh Đại Tiên) ở trạm MRT Wong Tai Sin. Cửa ra B2 và đi bộ mất khoảng 3 phút.

- Buổi trưa ăn tại quán Hello Kitty Chinese Cuisine (Lee Loy Mansion, 332-338 đường Canton). Di chuyển đến trạm MRT Austin, cửa ra B2.

- Đi phà từ đảo Cửu Long sang đảo Hong Kong. Di chuyển đến trạm MRT East Tsim Sha Tsui, Exit cửa L6 và đi thẳng ra bến phà Star Ferry, mua vé phà đến bến phà Central (bến phà Central hoạt động đến 10h30 tối còn bến phà Wanchai là 15h30 chiều). Vé phà trả bằng thẻ Octopus khoảng 2,5 HKD.

- Đi ra trạm tàu điện Peak Tram để lên núi The Peak (Thái Bình) ngắm cảnh Hong Kong về đêm. Đến bến phà Central, tìm bến xe buýt và đợi xe 15C. Mua vé khứ hồi Peak Tram với giá 40 HKD khứ hồi, giá vé một lượt là 28 HKD. Bạn có thể chọn đi xe buýt lên thẳng núi. Bắt xe Bus 15 ở trạm bus Square, gần trạm MTR Hong Kong, cửa ra D.

- Mua vé thăm quan Sky Terrace 428 với giá 48 HKD. Bạn có thể mua kết hợp cả 2 lượt Peak Tram và vé lên thăm quan Sky Terrace 428 với giá 83 HKD.

- Ăn tối tại Mak's Noodle với món mì thịt và gân bò (50 - 60 HKD/bát).

- Ngắm cảnh đêm Hong Kong từ núi Thái Bình

- Ra Lan Quế Phường chơi (Trạm MTR Central Station, cửa ra D2)

- Từ đảo Hong Kong, bạn có thể đi tàu điện ngầm hoặc phà về lại Mong Kok hoặc phải chọn taxi nếu quá muộn.

Ngày 3

Cầu thang cuốn Mid Levels dài nhất thế giới

- Đi cầu thang cuốn dài nhất thế giới Mid Levels (trạm Central - cửa C), thăm đền Man Mo (MTR Central, cửa ra D2), ra quán Strabucks cổ nhất Hong Kong ở đường Duddell.

- Qua Tai Cheong Bakery ăn bánh trứng (32 đường Lyndhurst Terrace)

- Tối ăn ngỗng quay ở Yung Kee (32-40 đường Wellington) hoặc Yat Lok (34-38 đường Stanley)

- Xem biểu diễn ánh sáng ở cảng Victoria, ngắm tháp đồng hồ.

- Ăn đêm ở One Dimsum (Kenwood Mansion, 15 đường Playing Field, Prince Edward); ăn đồ tráng miệng ở quán Yee Shun Dairy (513 đường Nathan); uống nước dừa ở King of Coconut (gần đường Ladies Street, đối diện quán Starbucks)

Ngày 4

- Ăn sáng ở Café De Coral

- Khám phá đảo Đại Nhĩ Sơn với Ngong Ping 360 (có thể thay thế bằng Ocean Park hoặc Disneyland vì cùng đảo). Mua vé cáp treo, lúc đi Cabin đáy kính và lúc về Cabin thường giá 240 HKD.

- Ăn tối món Chilli Crab và mì ngỗng quay ở Hing Kee (180 đường Nathan).

- Tối ăn đêm, mua sắm ở khu Temple Street Night Market (Trạm MTR Jordan, cửa A).

Ngày 5

Vé xe buýt tại Hong Kong

- Bắt xe buýt A21 ra lại sân bay. Xe sẽ dừng ở cả Terminal 1 và 2 nên bạn hãy xem trước hãng hàng không của mình xuất phát từ đâu.

- Trả lại thẻ Octopus

Giá tiền quy đổi: 1 HKD khoảng 3.000 VND
Theo NgoiSao

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Hong Kong thú vị nhờ các phương tiện công cộng

Chủ động khám phá thành phố du lịch bậc nhất châu Á bằng những phương tiện đi lại công cộng mang đến cho bạn cảm giác hoàn toàn khác.

Xem thêm: Hong Kong giá rẻ cho những người đến lần đầu

1. Xe điện

Tuyến xe điện len lỏi vào mọi ngóc ngách của thành phố. Ảnh: CNN Travel

Xe điện là loại phương tiện thân thiện môi trường, được sử dụng rộng rãi ở Hong Kong từ cách đây hơn 100 năm và hiện tại nó là một loại phương tiện đặc trưng của Hong Kong. Tramway Ltd Hong Kong là công ty duy nhất cung cấp phương tiện này. Có 6 tuyến chính chạy ở khu vực bờ biển phía bắc đảo Hong Kong, hằng ngày từ 6h tới 24h với giá vé khoảng 2,3 HKD/chiều. Một trong những tuyến xe điện nổi tiếng với tuổi đời lên tới 125 năm là Peak Tram, đưa bạn leo lên đỉnh The Peak ngắm toàn cảnh Hong Kong. Bạn có thể sẽ thấy hơi sợ một chút mỗi lúc xe nghiêng trên đoạn đường dốc, nhưng khi lên tới đỉnh cao, toàn cảnh Hong Kong rực rỡ thu vào tầm mắt sẽ khiến bạn hài lòng.

2. Xe bus

Xe bus 2 tầng - phương tiện du lịch ưa thích ở Hong Kong. Ảnh: photobucket

Ở Hong Kong có hai loại xe bus hai tầng và xe bus mini thuận tiện cho việc thăm quan ngắm cảnh thành phố của khách du lịch. Xe bus 2 tầng là lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ ai đến với Hong Kong bởi cảm giác thích thú khi ngồi trên tầng 2 không mái che ngắm nhìn xung quanh thành phố. Các tuyến xe buýt bao phủ khắp Hong Kong: Kowloon Motor Bus, New World First Bus và xe buýt thành phố Citybus hoạt động tại đảo Hong Kong, Cửu Long và Tân Giới. New Lantao Bus chủ yếu hoạt động trên đảo Lantau và Long Win Bus phục vụ phía bắc đảo Lantau và sân bay. Giá vé xe buýt tùy thuộc vào quãng đường đi và được thanh toán bằng thẻ Octopus.

Xe bus mini khác với xe bus 2 tầng ở chỗ nó chỉ có sức chứa khoảng 16 người và chia làm 2 màu xanh lá cây và đỏ. Xe buýt mini màu xanh lá cây hoạt động trên những tuyến đường nhất định với mức giá cố định, thanh toán bằng thẻ Octopus. Xe buýt mini màu đỏ hoạt động trên mọi tuyến đường và không có giá cố định. Hành khách có thể xuống bất cứ đâu trên hành trình, ngoại trừ một số nơi bị cấm. Khi xuống xe bạn mới phải thanh toán và tài xế tính tiền phụ thuộc vào quãng đường đi. Nếu biết chút tiếng Quảng Đông và quen thuộc với Hong Kong bạn sẽ thấy du lịch bằng xe buýt mini vô cùng chủ động và thuận tiện.

3. Phà

Đứng trên phà có thể ngắm toàn cảnh thành phố về đêm lung linh huyền ảo. Ảnh: fineartamerica

Mệnh danh là thành phố cảng, Hong Kong không thiếu những chuyến phà chở khách du lịch lênh đênh trên vịnh Victoria ngắm quang cảnh thành phố đầy màu sắc. Loại phà xưa nhất, Star Ferry hoạt động trong bốn tuyến giữa đảo Cửu Long và đảo Hong Kong, phổ thông đối với những du khách ưu thích ngắm nhìn toàn cảnh bến cảng lung linh ánh đèn lúc về đêm và đường chân trời. Nhiều người dân Hong Kong xem Star Ferry là một trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của thành phố ra đời từ năm 1988. Trong cuốn hướng dẫn du lịch Lonely Planet còn nói rằng, nếu đến Hong Kong mà chưa đi Star Ferry thì coi như bạn đã bỏ lỡ một điều rất đặc biệt ở đây.

4. Cáp treo

Cáp treo Ngong Ping trên đảo Lan Tau. Ảnh: flickr

Đến Hong Kong bạn nên lên kế hoạch cho một chuyến đi tới thăm đảo Lantau hẻo lánh, nơi có tu viện phật giáo Po Lin Monastery và tượng Đức Phật Thiên Tân nổi tiếng bằng cáp treo. Ngồi trên cáp treo bạn sẽ có cái nhìn bao quát Hong Kong từ trên cao. Cáp treo Ngong Ping được mệnh danh là một trong những hệ thống cáp treo vĩ đại nhất thế giới với chiều dài 5,7 km trong vòng 25 phút. Có một số cabin có sàn làm bằng kính chịu lực trong suốt, giúp bạn nhìn thấy toàn bộ quang cảnh bên dưới.

5. Đi cầu thang cuốn Central Mid-levels

Đi cầu thang cuốn Mid - levels, trải nghiệm thú vị khám phá Hong Kong. Ảnh: evanchakroff

Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch khi đến Hồng Kông chính là thang cuốn Mid-levels nằm ở trung tâm khu Central. Với chiều dài 800m, Mid-levels được ghi vào sách kỷ lục thế giới nhờ có hệ thống cầu thang cuốn ngoài trời có mái che dài nhất. Để xây dựng toàn bộ hệ thống thang cuốn lớn và các vỉa hè di động này, chính phủ địa phương đã phải tiêu tốn 240 triệu đôla Hồng Kông (khoảng 576 tỷ VND). Để đi hết hệ thống thang cuốn này bạn phải mất tới hơn 20 phút nhưng bù lại sẽ có cơ hội ngắm toàn cảnh đô thị sầm uất đặc trưng tại Hong Kong tới các trung tâm thương mại lân cận. Mỗi năm địa điểm này lại tập trung hàng nghìn khách du lịch tới thăm quan.

Trần Quỳnh tổng hợp

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Hai điểm du xuân đặc sắc tại Đông Bắc Á

Đến Hong Kong và Đài Loan, du khách sẽ được ngắm cảnh đẹp, mua sắm thỏa thích và thưởng thức ẩm thực phong phú.
Bên cạnh Hàn QuốcNhật Bản đã quá quen thuộc, du lịch Đông Bắc Á còn hấp dẫn bởi một Hong Kong sôi động và một Đài Loan vừa truyền thống vừa hiện đại.

Điểm hay của những chuyến du xuân đến Hong Kong, Đài Loan là du khách vừa được hòa mình vào không khí đón năm mới theo âm lịch như ở Việt Nam, vừa có thú vị riêng bởi món ăn truyền thống, trang phục dân tộc, lễ hội vui chơi độc đáo, đa dạng.
Xem thêm: Hong Kong giá rẻ cho những người đến lần đầu

Hong Kong

Hong Kong là thành phố lớn không chỉ của châu Á mà còn của thế giới. Đây là một trung tâm tài chính nhộn nhịp, thiên đường giải trí và mua sắm hấp dẫn. Thỏa mãn các nhu cầu tâm linh, giải trí và mua sắm, thành phố quê hương của kênh truyền hình châu Á TVB được nhiều người Việt ưa chuộng này hầu như lúc nào cũng rộn bước chân du khách quốc tế, bất kể ngày hay đêm.

Công viên giải trí Hong Kong Disneyland

Những ngày đầu năm mới Nguyên đán, đến Tsim Sha Tsui, khu phức hợp mua sắm và dịch vụ lớn nhất Hong Kong, du khách có thể tìm thấy hầu hết các thương hiệu cao cấp của thế giới như Louis Vuitton, Gucci, D&G… đến các thương hiệu quốc tế phổ thông dành cho giới trẻ như Coach, H&M, Zara... Dọc theo con phố Nathan, du khách như lạc vào thế giới của các đồ vật trong phim Bollywood, những cửa hiệu cắt may Shanghain, các cửa hàng trang sức, những chiếc máy camera sáng bóng bên cạnh những cửa hàng hiệu châu Á. Những người thích hàng giá rẻ có thể ghé bước tới chợ Quý Bà ở khu Mong Kok, thỏa sức săn lùng đồ hiệu “made in Hong Kong” như G.2000, Bossini, Giordano hay săn đồ trang sức Pandora, mỹ phẩm Color Mix, BonJour, Sasa…

Khi túi đựng đồ đã hết chỗ chứa hoặc chí ít nhãn quan đã được thỏa mãn cũng là lúc du khách nên nghĩ đến việc tận hưởng thú vui tại thế giới thần tiên mà không cần phải đến tận nước Mỹ xa xôi, nơi khởi nguồn mô hình công viên giải trí nổi tiếng toàn cầu này. Được chia làm bốn khu, gồm Main Street, Adventureland, Fantasyland và Tomorrowland, Disneyland Hong Kong là công viên giải trí theo chủ đề hàng đầu châu lục mà bất cứ du khách nào cũng muốn một lần đặt chân tới… Còn những người yêu nghệ thuật có thể vào bảo tàng tranh 3D lớn nhất tại Hong Kong với những bức tranh 3D độc đáo, kết hợp giữa tranh 3D và các hiệu ứng công nghệ tạo nên sự sống động đầy thú vị.

Khu mua sắm Tsim Sha Tsui, Hong Kong nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm

Hong Kong vẫn có chỗ dành cho những người thích du lịch tâm linh với chuyến tham quan Đại Nhĩ Sơn viếng Bảo Liên tự, chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca lớn tọa lạc ngoài trời. Thiền viện Chí Liên được thiết kế theo phong cách truyền thống Trung Hoa với hai màu vàng, đỏ chủ đạo sẽ là không gian tịnh tâm lý tưởng tại vườn Nam Liên với hàng nghìn cây bonsai các loại.

Xứ Cảng Thơm hầu như đêm nào cũng rực pháo hoa ở Disneyland và vẫn dành lễ hội pháo hoa đặc biệt nhất trong năm để đón chào Tết Nguyên đán. Đó là màn bắn pháo hoa rực rỡ diễn ra tại cảng Victoria giữa khu Wan Chai và khu Tsim Sha Tsui trong những ngày đầu tiên của năm mới Bính Thân. Khi đó, bản hòa tấu của các loại ánh sáng từ lớp lớp tòa nhà chọc trời bung toả rực rỡ trong đêm, cùng những con thuyền lung linh trên sóng nước nên thơ của cảng Victoria.

Đài Loan

Ở một nền kinh tế phát triển như Đài Loan, du khách Việt Nam hẳn sẽ bất ngờ khi nhìn thấy những hình ảnh truyền thống rất thân quen nhưng đã mai một dần trong cuộc sống hiện tại như uống trà nóng trong các tách nhỏ và ăn trầu.

Khung cảnh sơn thủy hữu tình ở hồ Nhật Nguyệt, Đài Loan

Du lịch Đài Loan ngoài ngắm cảnh đẹp, mua sắm hàng hiệu còn là cơ hội thú vị để thưởng thức nghệ thuật ẩm thực vừa tinh hoa vừa đa dạng. Cái hay và sự nổi tiếng của ẩm thực Đài Loan chính là ở chỗ hài hòa khẩu vị, nhấn mạnh sự tôn trọng thực khách thể hiện trong gia vị, màu sắc, vị và hình thù các món ăn. Ngay những món đơn giản nhất như bánh bao hấp nhỏ, thịt viên đun sôi ở Đài Loan cũng trở nên rất ngon miệng đối với khách nước ngoài.

Hành trình du xuân của du khách đến xứ Đài sẽ không thể thiếu chuyến đi thuyền ngoạn cảnh hồ Nhật Nguyệt. Hồ “treo” trên độ cao hơn 700m so với mực nước biển, xung quanh là núi non hùng vĩ, phong cảnh hữu tình. Du khách sẽ viếng đền Văn Võ thờ Quan Công, Nhạc Phi và Khổng Tử nằm tại mạn Bắc của hồ; chiêm bái chùa Long Sơn được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, nằm giữa khu phố chợ đông đúc nhưng vẫn giữ được vẻ biệt lập so với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, du khách sẽ có những giờ phút sống chậm tại phố cổ Thập Phần, hòa mình trong không giang lãng mạn hoài cổ, thả đèn trời ước nguyện đầu năm mới. Những người thích shopping còn có thể thỏa sức mua sắm tại các khu chợ đêm Fengjia hay Ximending rất được khách quốc tế ưa chuộng mỗi khi ghé Đài Bắc
 
(Theo VnExpress)

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Giáng sinh đi chợ ở Hong Kong

Ở Hong Kong vào lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch, bạn sẽ có cơ hội tham gia các sự kiện âm nhạc, các lễ hội và thỏa sức mua sắm ở các khu chợ.
Xem thêm: 10 điểm đón Giáng sinh tuyệt nhất ngay ở châu Á
Những gợi ý của South China Morning Post sẽ giúp bạn tìm được điểm vui chơi những ngày cuối năm thật lý thú.

Chợ Giáng sinh Hullett House

Đồ ăn phong cách Tây có thể tìm thấy ở chợ Hullet House.

Lấy cảm hứng từ chợ Giáng sinh truyền thống của châu Âu, chợ trời Giáng sinh Hullett House được tổ chức thường niên là lựa chọn được yêu thích nhất ở Hong Kong. Khu chợ trời bày bán đầy đủ các loại đồ ăn như jambong, pho mát, bánh kẹo... đến các đồ trang trí lấp lánh cho dịp Giáng sinh và các ngày lễ Tết. Ngoài ra, Hullett House còn hợp tác với các tổ chức từ thiện để phân phối đồ chơi tặng trẻ em nghèo vào dịp này.

Địa chỉ: 50 Pigeon Courtyard, đường 2A Canton, khu hành chính Tiêm Sa Chủy.

Thời gian hoạt động: Từ 17h đến 23h các ngày 11, 12, 13/12.

Chợ Clockenflap

Clockenflap là nơi được tổ chức sự kiện âm nhạc thường xuyên nhất trong thành phố, khu chợ còn bày bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng được điêu khắc từ 40 nghệ nhân tài năng trong suốt dịp lễ tết. Ngoài ra, dịch vụ xăm hình nghệ thuật, lá móng, bện tóc, vẽ mặt nạ… để phục vụ du khách.

Địa chỉ: West Kowioon Waterfront Promenate, đường tây Austin, khu hành chính Tiêm Sa Chủy.

Thời gian hoạt động: Từ 12h giờ đến 19h các ngày 28, 29/12.

Chợ trời Tong Chong

Những hoạt động thu hút các bạn trẻ ở chợ ngoài trời Tong Chong.

Tổ chức Swire Properties và doanh nghiệp xã hội Honesty Green, đứa con tinh thần của chuyên gia ẩm thực Janice Leung Hayes (người sáng lập chợ Island East) hợp tác chuyển đổi chợ Tong Chong thành thiên đường ẩm thực thu hút đông đảo thực khách ở Hong Kong. Nơi đây cũng hội tụ những sản phẩm Giáng sinh độc đáo của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Grassroots Pantry, Via Tokyo,The Wood.

Địa chỉ: Taikoo Place, đường Tong Chong, Quarry Bay.

Thời gian hoạt động: Từ 11h giờ đến 17h giờ các ngày chủ nhật.

Hội chợ Conrad 2015

Nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm cho lễ Giáng sinh tại đây, hội chợ sẽ được tổ chức ba lần trong mùa đông năm nay với nhiều chủ đề đa dạng như diễu hành quà tặng, trưng bày sản phẩm, lễ hội quà Giáng sinh, ẩm thực… từ khắp nơi trên thế giới.

Địa chỉ: Grand Ballroom, Conrad, One Pacific Place, 88 Queensway, Admiralty.

Thời gian hoạt động: Từ 10h giờ đến 20h vào ngày 1 và 14/12.

Hội chợ hàng thủ công JCCAC


Hội chợ được tổ chức trong ba tháng cuối năm, du khách có thể tìm và lựa chọn cho mình những sản phẩm thủ công đầy sáng tạo, độc đáo, lạ mắt và chất lượng. Ngoài việc mua sắm, tham quan, du khách có thể ngồi xem phim ở các rạp chiếu phim ngoài trời trình chiếu tại đây.

Địa chỉ: Jockey Club Creative Arts Centre (Trung tâm nghệ thuật sáng tạo CLB Jockey), đường 30 Pak Tin, khu Shek Kip Mei.

Thời gian hoạt động: Từ 13h đến 19h ngày 28, 29/12.

Triển lãm nghệ thuật với chủ đề 'Something Old'

D2 Space trở thành một trong những nơi thu hút nhất ở Hong Kong, trưng bày các sản phẩm cổ điển từ đồng hồ cổ, xe máy, trang sức đến đồ nội thất cũ, máy ảnh khiến khách tham gia có cảm giác lâng lâng tiếc nhớ về quá khứ.

Địa chỉ: D2 Space, đường số 9 Cheung Yee, Cheung Sha Wan.

Thời gian hoạt động: Từ 12h đến 21h từ nay đến ngày 20/12.

Chợ Giáng sinh của người Scandinavia


Đến với khu chợ Giáng sinh của người Scandinavia ở Hong Kong, du khách có thể khám phá, trải nghiệm về lễ Giáng sinh truyền thống của người Đan Mạch và Thụy Điển, thỏa sức mua sắm, thưởng thức ẩm thực.

Địa chỉ: Mariners Club, đường 11 Middle, khu hành chính Tiêm Sa Chủy.

Thời gian hoạt động: Từ 10h đến 17h các ngày trong tháng 11 và 12.

Hoàng Thương

Bài đăng phổ biến