Hiển thị các bài đăng có nhãn phong tục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong tục. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

9 quan niệm du lịch lạ lùng trên thế giới

Máy bay của Trung Quốc không có hàng ghế số 4, dân Serbia tạt nước phía sau người chuẩn bị đi du lịch để mang lại may mắn còn ở người Italy lại tránh khởi hành vào ngày 17.
Xem thêm: Quy tắc về tiền tip ở các nước

Nhiều người Mỹ phát hoảng vì thứ 6 ngày 13 và họ luôn tránh đi du lịch vào dịp đó. Tuy nhiên đây không phải sự mê tín duy nhất. Du khách ở nhiều nơi trên thế giới đều có những quan niệm lạ lùng mỗi khi họ lên đường.

Nepal

Sau khi một số máy bay của Nepal gặp sự cố kỹ thuật, hãng hàng không Nepal Airlines đã giết... 2 con dê để giải quyết vấn đề. Chiếc Boeing 757-200 gặp trục trặc về điện, ngoài ra còn phải sửa chữa một số chỗ cơ học, Nepal Airlines đã cúng tế những con vật để bày tỏ lòng tôn kính tới Akash Bhairab, một vị thần Hindu cai quản và bảo vệ bầu trời. 

Hàng không Nepal từng hiến tế hai con dê cho Akash Bhairab, vị thần cai quản và bảo vệ bầu trời. Ảnh: Thinkstock

Serbia

Theo truyền thống Serbia, việc tạt nước sau lưng một người đang chuẩn bị đi du lịch, hoặc phỏng vấn tìm việc, sẽ đem lại may mắn và đảm bảo mọi điều đều kết thúc tốt đẹp.

Mỹ

Nhiều người Mỹ rất sợ con số 13. Từ các bộ phim kinh dị cho tới những câu chuyện cổ, con số vô hại này vẫn khiến con người e sợ. Vì lý do đó mà nhiều khách sạn ở Hoa Kỳ không có tầng 13. Theo tờ USA Today, 13% độc giả cho biết họ thấy rất phiền khi phải nhận phòng ở tầng 13.

Trung Quốc

Nếu lên một chuyến bay của hàng không Trung Quốc, hẳn bạn sẽ phải bất ngờ khi không thấy hàng ghế số 4. Tại Trung Quốc, từ chỉ số 4 phát âm gần giống với từ "chết". Chính sự hoảng sợ khó hiểu này khiến cho nhiều hàng khách không muốn ngồi ở hàng ghế số 4. Điều này dẫn tới các hãng hàng không Trung Quốc cũng chỉ đánh số liên tiếp 3, 5 cho các hàng ghế trên máy bay.

Bạn sẽ hiếm thấy có hàng ghế số 4 trên các máy bay của Trung Quốc vì số 4 phát âm gần giống từ chết. Ảnh: Thinkstock

Na Uy

Trước một buổi biểu diễn ở Mỹ, các diễn viên thường nói "break a leg" với ý nghĩa chúc may mắn và thành công. Còn ở Na Uy, người dân thường dùng cụm từ "Tvi Tvi" cũng cùng nghĩa là chúc may mắn. Nghĩa đen cụm từ như đặt lời nguyền rủa lên người được chúc trước khi họ bắt đầu một hành trình. Người Na Uy tin rằng câu chúc sẽ giúp họ không gặp phải những điều xấu xa nữa.

Ukraine

Thiền là một phương pháp giảm căng thẳng rất tốt và cũng là lý do để người Ukraine thực hiện điều đó trước một chuyến đi dài. Thực ra, đây không hẳn là thiền mà chỉ đơn thuần mọi người ngồi cùng nhau giữ yên lặng trước khi du lịch.

Italy

Tại Italy, 17 là con số mang điềm xấu và tồi tệ nhất vì có nghĩa là "tôi đã sống" khi dịch ra chữ số La Mã. Nếu bạn đã sống rồi đồng nghĩa bạn sẵn sàng để chết và người Italy không thích ý nghĩ đó chút nào. Vì điều này mà những người dân đất nước hình chiếc ủng hiếm khi khởi hành vào ngày 17.

Bosnia và Herzegovina

Bỏ một củ tỏi vào hành lý sẽ đem may mắn tới cho bạn. Ảnh: Thinkstock

Ở Bosnia và Herzegovina, người dân quan niệm là mang một củ tỏi trong túi thì bạn sẽ có thêm may mắn.

Ireland

Xưa kia Thánh Martin là một thầy tu, vị thánh bảo hộ cho người nghèo và những người tốt bụng. Tuy nhiên, ông bị ném vào một cối xay và chết do bánh xe nước. Hàng năm người Ireland tổ chức ngày Thánh Martin vào 11/11 và không một loại bánh xe nào được quay vào hôm đó. Nói cách khác là nếu bạn định lên đường bằng các phương tiện đường bộ, hãy đợi tới ngày 12/11.

Hương Chi (VnExpress)

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Những phong tục Giáng sinh kỳ lạ nhất thế giới

Tây Ban Nha, CH Czech, Na Uy, Nhật Bản... đâu đâu cũng có những điều rất đặc biệt trong dịp lễ Giáng sinh.
Xem thêm: Trải nghiệm Giáng sinh đích thực tại trời Âu
 
 
Giáng sinh đang đến gần với tất cả mọi người.

1. Đức - Áo

Ngôi sao của một bộ phim kinh dị mới, Krampus, chính là hiện thân của ông già Noel phong cách rùng rợn. Đây là một nhân vật yêu quái sẽ trừng trị trẻ hư trong mùa Giáng sinh này. Thực chất, đây là nhân vật lông lá rậm rạp có sừng lớn và móng guốc bắt nguồn từ truyện cổ vùng Austro-Bavarian, khu vực Alpine của những người nói tiếng Đức.

2. Catalonia, Tây Ban Nha

Catalonia có rất nhiều tập tục kỳ lạ, trong đó phải kể đến tục lệ “bài tiết gốc cây”. Trong vòng 2 tuần trước ngày Noel, người ta tin rằng sẽ có một sinh vật cười toe toét sinh ra từ gốc cây nhỏ được đặt trên bàn ăn. Do đó, họ sẽ “tẩm bổ” cho gốc cây bằng cách đút vào từ trái cây, hạt, cho đến kẹo. Tới đêm Noel, người ta sẽ dùng gậy đập mạnh vào thân cây, bắt nó nhả ra những gì đã nuốt vào. Một truyền thống khác ở Catalonia là dựng caganer - một bức tượng nhỏ mô tả cảnh người đang đi nhà xí, theo truyền thống thường xuất hiện trong các lễ Thánh đản.

3. Caracas, Venezuela

Ông già Noel ở Caracas, Venezuela.

Tại Caracas, thủ đô Venezuela, những người thích hội hè sẽ tụ tập đi nhà thờ từ sớm trên giày trượt tuyết vào suốt dịp Giáng sinh. Đặc biệt dịp này đường xá cũng cấm các phương tiện lưu thông.

4. Nhật Bản

Giáng sinh không phải là quốc lễ tại Nhật Bản, nhưng không vì thế mà ngăn cản rất nhiều người cùng chung vui trong dịp này. Ở đây, người dân tin rằng ông già Noel hay còn gọi là Santa Kurohsu theo tiếng Nhật, có một mắt sau gáy để dòm ngó những trẻ hư, còn bánh Noel thì thường được làm từ bọt biển, kem và dâu.

5. Bồ Đào Nha

Tại Bồ Đào Nha, các gia đình sẽ kê thêm chỗ ngồi vào sáng ngày Noel để chào đón người thân trong gia đình. Tập tục này được gọi là “consoda” và người ta tin rằng nó sẽ mang đến vận may cho toàn bộ thành viên.

6. CH Czech

Vào đêm Noel, phụ nữ Czech có một mẹo nho nhỏ để dự đoán đường tình duyên của mình trong năm mới. Những cô gái chưa chồng sẽ đứng quay lưng vào cửa trước và ném giày qua sau vai. Nếu mũi giày hướng về phía cửa, người phụ nữ sẽ lên xe hoa trong vòng 12 tháng sau.

7. Na Uy

Ở Na Uy, người ta cho rằng Giáng sinh đồng nghĩa với việc các u hồn và phù thủy sẽ tìm đến họ. Do đó, để bảo vệ bản thân, các gia đình sẽ giấu toàn bộ chổi trước khi đi ngủ.

8. Ukraina

Cây Giáng sinh ở Ukraina sẽ được trang trí bằng nhện và mạng nhện giả.

Cây Giáng sinh ở Ukraina theo truyền thống sẽ được trang trí bằng nhện và mạng nhện giả. Phong tục có phần mang âm hưởng của Halloween này sẽ mang lại vận may cho gia đình vốn xuất xứ từ câu chuyện của các bà nội trợ thời xưa về một cô gái nghèo không có đủ tiền để trang trí cho cây Noel của mình. Vào sáng Noel, cô gái thức giấc và phát hiện cây của cô đã được một mạng nhện phủ đầy những sợi tơ sáng lấp lánh.

9. Greenland

Có lẽ tiệc đón Giáng sinh tại vùng đất lạnh lẽo thuộc Đan Mạch, phía bắc Đại Tây Dương, này sẽ được xếp vào hàng kỳ lạ nhất nhì thế giới. Người dân ở đây thường ăn Mattak - da cá voi sống và mỡ cá voi. Một món ăn khác là Kiviak - chim non bọc trong da hải cẩu, đem chôn trong vòng vài tháng và ăn ngay trong thời kỳ chúng đang phân hủy.

10. Ấn Độ

Chỉ khoảng 2,3 % người Ấn Độ mừng Giáng sinh, nhưng con số này cũng tương đương với 25 triệu người. Tiệc mừng bao gồm ăn uống linh đình vào nửa đêm cùng phong tục tặng quà. Nhưng thay cho loại cây Noel thông thường, người dân ở đây lại dùng ngay “cây nhà lá vườn” là chuối và xoài.

Xuân Lộc (Theo Independent)

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Phong tục đón năm mới đặc biệt trên thế giới

Mặc đồ lót màu hồng, gõ mạnh vào xoong chảo, quét nhà hay xông đất là những cách thức đặc biệt mà người dân nhiều nước đón chào năm mới.
Xem thêm: Đón năm mới tại “Đảo thiên đường” Malta


Argentina, đúng 12h đêm giao thừa, mọi người sẽ bước lên phía trước bằng chân phải để khởi đầu một năm mới. Ngoài ra, người dân quốc gia này còn tâm niệm nếu mặc đồ lót mới màu hồng thì tình yêu sẽ đến.


Người Brazil mặc đồ màu trắng vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nhằm xua đuổi tà ma, oan hồn. Họ còn có phong tục ra bãi biển, nhảy qua đầu 7 ngọn sóng để cầu may, đồng thời ném hoa và quà xuống biển tặng thần nước Lemanja.


Người New Zealand sẽ gõ xoong chảo sao cho tiếng ồn phát ra càng to càng tốt để chào đón năm mới.


Người Anh sẽ cùng nhau xem chương trình Joools Holland Hootenanny, dù phần đa mọi người nhận xét đây là một chương trình dở tệ và họ ghét nó vô cùng.


Người Chile sẽ quét nhà từ trong ra ngoài để xua đuổi mọi điều xấu xa. Họ còn ăn một thìa đầy đậu lăng vào đúng 12h đêm giao thừa nhằm cầu cho một năm mới dồi dào tiền bạc và công việc được thuận lợi.


Người Nga viết điều ước của mình lên một mảnh giấy, đem đốt rồi ném thẳng vào ly champagne. Ly champagne này phải được uống cạn trước 12 giờ 1 phút ngày đầu tiên của năm mới.


Ngay sau khi chuông đồng hồ điểm báo hiệu năm mới, phong tục xông nhà được bắt đầu tại Scotland. Người xông đất khi đến nhà sẽ mang theo quà tặng, gồm tiền xu, bánh mì, muối, than hoặc rượu whisky. Những thứ này lần lượt tượng trưng cho sự thịnh vượng, sự dồi dào về lương thực, vị đậm đà của cuộc sống, sự ấm áp và việc ăn mừng thành công.


Tây Ban Nha, bạn phải ăn một quả nho mỗi lần chuông đồng hồ điểm vào lúc nửa đêm để cả năm đó được dồi dào tiền bạc.


Ở Colombia, nếu bạn kéo vali rỗng đi quanh khu nhà mình sống vào đêm giao thừa thì cả năm mới bạn sẽ được đi du lịch thỏa thích.

Trần Trang (Theo Buzzfeed)

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

13 phong tục ở Trung Quốc có thể khiến du khách sốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn hóa lâu đời và đa dạng nhất. Việc tìm hiểu trước một số phong tục nơi đây sẽ giúp du khách bớt ngỡ ngàng.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc

Không được cắm đũa vào bát cơm



Cũng như các quốc gia châu Á khác, đôi đũa đóng một vai trò quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Trung Quốc. Đặc biệt, điều kỵ nhất khi sử dụng đũa của người Trung Quốc là không được cắm đũa vào bát cơm, vì người ta chỉ làm điều này trong nghi thức tang lễ, khi đơm cơm cúng cho người chết. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý là không nên dùng đũa để chỉ vào người khác.

Ợ hơi sau khi ăn

Ở Trung Quốc, ợ hơi sau khi ăn được xem như dấu hiệu chứng tỏ bạn hài lòng về thức ăn, cho chủ nhà thấy bạn đã ăn rất no và ngon miệng. Đây cũng được xem là một lời khen để dành tặng cho các đầu bếp.

Liên tục châm trà trong buổi trò chuyện

Ở Trung Quốc, trong quá trình trò chuyện, du khách sẽ được chủ nhà liên tục châm trà cho đến lúc kết thúc buổi trò chuyện.

Nếu tặng người Trung Quốc quà, họ sẽ từ chối một vài lần trước khi nhận

Ở Trung Quốc, bạn đừng cảm thấy ngạc nhiên nếu lần đầu tặng quà mà bị từ chối vì đó như một cử chỉ lịch sự. Thông thường theo nghi thức họ sẽ từ chối khoảng 3 lần trước khi nhận quà từ người khác.

Khạc nhổ ở nơi công cộng

Khạc nhổ ở nơi công cộng là một hiện tượng rất phổ biến ở Trung Quốc và chính quyền nước này cũng đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để giảm bớt.

Sử dụng quần 'tách đáy' thay vì thay tã

Thay vì sử dụng tã, trẻ em ở Trung Quốc thường sử dụng quần quần “tách đáy” để thuận tiện trong việc đi vệ sinh khi cần thiết.

Sử dụng ngỗng thay vì chó để hỗ trợ công tác bảo vệ an ninh

Ở một số nơi như Tân Cương của Trung Quốc, ngỗng được cảnh sát sử dụng để hỗ trợ trong công tác bảo vệ an ninh trật tự. Họ cho rằng, mặc dù không thể bắt được tội phạm nhưng ngỗng rất dũng cảm và có tầm nhìn vô cùng tốt.

Chỉ tay vào người khác được xem là cử chỉ thô lỗ

Tại một số nơi ở Trung Quốc như Tây Tạng, việc chỉ tay vào người khác được xem là một hành động thô lỗ và bất lịch sự.

Không thích người khác khen ngợi mình

Khi bạn khen ai đó họ thường không bao giờ tiếp nhận lời khen từ bạn. Đối với người Trung Quốc, chấp nhận lời khen của người khác khi mới gặp mặt lần đầu thì chứng tỏ bạn là người thích hư vinh.

Không có văn hóa sử dụng tiền tip

Khác với các nước phương Tây, hầu hết các nhà hàng ở Trung Quốc không có văn hóa sử dụng tiền tip, đôi khi việc này khiến các nhân viên phục vụ không thấy hài lòng.

Sẽ được người dân địa phương yêu cầu chụp ảnh chung với họ

Đôi khi ở những nơi công cộng, người dân địa phương sẽ yêu cầu bạn chụp ảnh chung với họ chỉ vì cảm thấy bạn thú vị.

Đeo mặt khi tắm bãi biển

 
Bắt đầu xuất hiện từ năm 2004 trên các bãi biển ở Thanh Đảo, phụ nữ thường đeo mặt nạ khi tắm biển để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và tránh bị sứa cắn. Hiện nay, hiện tượng này đã trở nên rất phổ biến đối với phụ nữ ở Trung Quốc.

Có thể ngủ mọi lúc, mọi nơi

Đến Trung Quốc, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy mọi người ngủ trên xe lửa, xe buýt, xe hơi, hoặc thậm chí ở nhiều nơi khác trên đường phố như vỉa hè. Thậm chí còn có một trang web dành riêng để chụp ảnh thói quen ngủ và đăng lên cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.

Theo Traveltimes

Bài đăng phổ biến