Hiển thị các bài đăng có nhãn tour Sapa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tour Sapa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Cầu Mây Sapa điểm du lịch lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia

SAPA không chỉ nổi tiếng là khu du lịch hấp dẫn mà còn nổi tiếng mà còn là nơi có những địa điểm chụp hình cưới đẹp tuyệt vời của cô dâu chú rể. Du lịch Sapa ngày càng được nhiều du khách biết tới khi mùa đông về với tuyết rơi.

Nghe tiếng Cầu Mây đã lâu, nhưng gần đây tôi mới có dịp đến xã Tả Van (Sa Pa) để được chiêm ngưỡng cây cầu làm bằng mây vắt ngang qua dòng suối Mường Hoa thơ mộng.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa


Cầu Mây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Cầu Mây cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía Đông Nam, từ đường lớn, du khách đi theo con đường mới mở tuy hơi dốc và cua nhiều, nhưng đường đến Tả Van giờ đã được mở rộng rất thuận tiện.
Cây cầu nổi tiếng làm bằng dây mây này giờ chỉ phục vụ cho du lịch vì đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi nằm song song với cây cầu cũ an toàn hơn. Xưa kia, Cầu Mây là cây cầu duy nhất nếu muốn đi từ xã Tả Van đến trung tâm huyện SaPa.

Nếu bạn đứng từ dưới dòng suối ngước lên ngắm cây cầu sẽ cảm nhận được sự thanh bình của bản làng vùng cao. Thi thoảng vài cô gái người Dao, Giáy trong trang phục truyền thống cầm ô làm mẫu cho những đoàn khách chụp ảnh lưu niệm trên cầu tạo nên cảnh tượng vô cùng đẹp.

Để đi qua chiếc cầu này đòi hỏi du khách phải có lòng dũng cảm, vì mỗi ván cách nhau cỡ 20cm. Dù khó khăn là vậy, nhưng nhiều đôi uyên ương từ Hà Nội vẫn lên để chụp những bức ảnh cưới trên Cầu Mây. Giờ đây, Cầu Mây đã trở thành điểm đến lý tưởng không chỉ của du khách trong và ngoài nước, mà còn là nơi hẹn hò của nhiều bạn trẻ bên dòng suối Mường Hoa thì thầm chảy.

Ảnh cưới chụp tại Cầu Mây

Mời các bạn chiêm ngưỡng những bức ảnh cưới đẹp được thực hiện tại Cầu mây SAPA

Xem thêm: 10 điểm du lịch tuyệt vời cho các nhiếp ảnh gia













Với trang phục truyền thống của người Mông và dưới ống kính của các nhiếp ảnh gia cho bạn một bộ ảnh cưới đẹp mê hồn

nguồn: lecuoihoi.blogsspot.com

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Tết về với xứ hoa phương Bắc

Mỗi độ Xuân về, núi rừng phương Bắc lại như một vùng tiên cảnh đẹp đến say đắm lòng lữ khách. Trong hơi sương giá, núi đồi được bao phủ trong muôn sắc hoa huyền ảo. Không chỉ có hoa đào lộng lẫy mà còn có mơ phai, mận trắng, những cánh ban mảnh mai, trập trùng đỗ quyên cùng những đồi chè mướt xanh. Nghìn sắc hoa phương Bắc đang e ấp đóa hàm tiếu chờ mãn khai Nguyên đán, đợi bước chân lữ khách ghé qua…

Những mùa hoa Tây Bắc


Tây Bắc, người ta không tính thời gian theo tuần theo tháng mà thường tính theo mùa hoa. Khi những bông mận trắng đầu tiên bung nở cũng là lúc nàng Xuân ghé qua Tây Bắc. Vừa chiều qua đấy thôi những nụ hoa còn e ấp, chúm chím nét duyên trên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà (Lào Cai)… mà sáng xuân nay đã mênh mông đất trời một màu trắng bồng bềnh. Chỉ qua một khắc mà gạch nối hai mùa Đông - Xuân bỗng trở thành gần gũi. Dọc quốc lộ 6, từ Mai Châu lên Mộc Châu, đẹp nhất là thị xã Loóng Luông, rừng mận trắng xóa tưng bừng đón xuân. Hoa mận bỗng chốc như bức thiệp tinh khôi thơm mới, loan báo cho núi rừng chuyển mình đón xuân. 
Đối với lữ khách, Tây Bắc là miền đất mơ bởi nơi đây có những mùa hoa nối tiếp nhau xoay tròn theo vòng quay của đất trời. Những mùa hoa đẹp và có sức lôi cuốn kỳ lạ. Nếu không kịp đến đây vào mùa thu ngắm tam giác mạch và cải trắng miên man, người ta lại hẹn nhau về vào độ xuân sang, khi ấy núi rừng lộng lẫy muôn sắc đào phai yêu kiều, khoe sắc tinh khôi trong nắng vàng dịu nhẹ. Người trót đắm say loài hoa này, không chỉ nâng niu cánh lụa, còn ưng chuộng vẻ đẹp tương phản của cành nâu khẳng khiu mà bật nụ thanh xuân phơi phới. Những gốc đào già xù xì, thi thoảng phủ lớp địa y hoặc rêu mướt, như minh chứng tuổi tác lưu niên. Trên cành, chỉ có vài phiến lá ôm ấp nhau vừa đủ điểm xuyết thêm màu tươi mát. Đến độ mãn khai, lá vẫn không thêm sum suê mà nhường cho nghìn cánh hoa chen đua sắc đẹp, bung nở rực rỡ, nhấn chìm cả miền Tây Bắc trong không gian hồng đào mơ mộng. Từ Quản Bạ, Yên Minh, đến Đồng Văn, Mèo Vạc xứ Hà Giang  đều sẽ là miền thiên đường cho đào phai bung nở. 
Mỗi dịp Tết về, người Hà Nội mong ngóng những cành đào rừng chở từ xứ thượng đổ về vùng đồng bằng. Người đô thành mua chút sắc đào núi rừng để trưng bày những ngày Tết trong khuôn viên hạn hẹp của lòng nhà. Những cành đào hoang dã ép mình trong góc phố thị không thể đẹp như hoa được nở ở xứ hoa, căng tràn nhựa sống khi được thở trong sương giá núi rừng. Phải bước chân lên miền đất tiên ấy, người ta mới trọn vẹn thưởng thức được sắc thắm của đào phương Bắc trong thiên nhiên tuyệt bích. 
Nghiêng nước nghiêng thành với đào hoa phải kể đến những đóa mai tinh khôi sắc trắng, chẳng khác nào nàng Thúy Vân trâm anh bên nàng Kiều lộng lẫy. Khác với hoa mận cánh đơn, hoa mai cánh trắng muốt tinh khiết, xếp lên nhau tầng tầng lớp lớp. Ngay giữa tâm của đóa hoa trắng như mặt trăng điểm xuyết những sợi nhị mảnh điểm vàng sang trọng, nhuần nhị tỏa sáng trên nền lộc xanh biêng biếc. Mai hoa như bậc tiểu thư kiêu sa nhón gót, thả nhẹ bước hài trên núi rừng lô xô đá tai mèo sắc nhọn. Trên những con đường đất nâu dẫn về bản, những cành hoa mai sáng ngời kiêu sa, tô điểm Tây Bắc đẹp chẳng thua kém những thành đô phồn hội. 
Nếu như hoa đào với hoa mai được mệnh danh là những mỹ nhân của mùa xuân, thì hoa ban lại được coi là hoa của tình yêu, của người con gái sơn cước kiều mị. Thiên nhiên khéo léo tạo ra loài hoa mỏng manh, sắc hoa đổi từ trắng tinh sang tím hồng lưu luyến. Những cánh hoa dịu dàng như người con gái e ấp ngượng ngùng, lấp ló giữa những phiến lá hình tim hai nửa. Không có loại hoa nào xứng đáng để ví như thiếu nữ Thái bằng hoa ban, nhờ vẻ đẹp mộc mạc, hương thơm thanh tao. Vào Hội hái hoa ban, trai gái trao nhau câu hát hò hẹn:
Hoa ban nở, hoa ban tàn
Tình ta đẹp như hoa ban
Còn dài lâu thì như hoa nào 
Hỡi người ta yêu...

Đôi ta yêu nhau không tính mùa ban nở
Không thấy ngày ban tàn
Mãi mãi như mùa ban bắt đầu, ngày ta yêu nhau

Trăm năm ngắm ban nở vẫn còn ngắm mãi
Mỗi mùa ban lại thêm trẻ, không già
(Dân ca Thái)

Đẹp lắm mùa hoa xuân Đông Bắc


Ngày Xuân, cung đường Đông Bắc non xanh căng tràn nhựa sống, nhộn nhịp chợ Đông Kinh, người Tày - Nùng chờ đón những phiên chợ xuân cùng những lễ hội đầy sắc màu. Xuân Đông Bắc mướt một màu xanh, xanh núi xanh non, xanh của làn nước Ba Bể bao la, xanh một màu cây rừng dưới thác Bản Giốc hùng vĩ. 
Vẻ đẹp tuyệt mỹ của Thác Bản Giốc
Những cánh đồng hoa sáng rực trong tiết trời se se lạnh ngày Xuân phương Bắc
Núi ngàn miền Bắc mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, đầy bí ẩn, đam mê và quyến rũ, nhưng mùa  Xuân vẫn là mùa hoa đẹp nhất với ngàn loài hoa rừng có tên và không tên khoe sắc. Mỗi sắc màu, mỗi hương thơm như thấm đẫm, tan hòa trong thiên nhiên, trong mỗi bản mường. Khắp núi ngàn như được dát bằng một tấm thảm nhung gấm sắc màu và ngây ngất hương thơm, hôi hổi một sức sống diệu kỳ bất tận. Trên muôn sắc thổ cẩm hoa rừng thêu dệt, thiếu nữ má đào hây hây ngồi bên cụ già nụ cười hồn hậu, trẻ nhỏ ánh mắt trong vắt ngây thơ. Đơn sơ mộc mạc thế thôi nhưng xứ sở ấy say đắm lạ kỳ. 

Cùng Vietravel đi qua mùa xuân núi rừng phương Bắc, tận hưởng những tháng ngày đắm trong mùa hoa lộng lẫy nhất!

Tham khảo chùm tour Đông Bắc và Tây Bắc 
Giá từ : 10,290,000đ (Đã giảm 3 triệu). Khởi hành: Thứ ba hàng tuần
Giá từ : 9,990,000 (Đã giảm 3,5 triệu). Khởi hành: Thứ năm hàng tuần
Giá từ : 9,590,000 (Đã giảm 3,5 triệu). Khởi hành: Thứ ba, thứ sáu hàng tuần
Giá : 9,390,000 (Đã giảm 3,6 triệu). Khởi hành: Thứ ba hàng tuần

Liên hệ:
Công ty Du lịch Vietravel
190 Pasteur, P.6, Q.3, TP. HCM
ĐT: (08) 38228898 
Hotline0938 301 399 (Du lịch Trong nước); 0938 301 388 (Du lịch Nước ngoài

Đăng ký mua tour Tết trực tuyến tại www.travel.com.vn

Món ngon tại Sapa

Món ngon dâng vua trong câu chuyện Trạng Quỳnh thủa nào hóa ra có thật và với dân nhậu trên vùng cao, cải mầm đá ở Sapa là món ngon đệ nhất. Một lần du lịch Sapa mà bạn chưa được thưởng thức thì thật tiếc.

Cải mầm đá

Món cải mầm đá không được bán nhiều tại thị trấn sương mù này vì loại hiếm, mọc trên đỉnh núi đá cao và chỉ phát triển vào mùa lạnh. Vào cuối năm, khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch là mùa cải mầm đá, món ngon không phải ai cũng biết nhưng đã một lần thưởng thức sẽ muốn ăn thêm và mua về.

Cải mầm đá với màu xanh non, là một trong những món cải 'độc' của đất Sapa. Ảnh: Quankien.

Gọi là cải mầm đá hoàn toàn không liên quan đến chuyện Trạng Quỳnh mà bởi rau có hình dáng giống như rau cải ngồng nhưng to với nhiều nhánh mọc xung quanh như hình tháp nhọn, tươi non mơn mởn. Thời tiết càng lạnh, mầm đá càng ngọt càng ngon hơn. Tên mầm đá khiến người ăn liên tưởng đến một món ăn phải chờ lâu và cứng, nhưng chế biến món này thực ra chỉ cần sơ sẩy vài giây sẽ rất dễ bị nhũn.

Món ngon mầm đá

Cải mầm đá vừa là thức ăn vừa là vị thuốc bồi bổ xương khớp, có tác dụng giã rượu. Dân đi núi thường ăn món ăn này để hồi phục sức khỏe. Vị cải ăn khá giống cải ngồng bán ngoài chợ, nhưng mềm và ngọt hơn.

Mầm đá luộc chấm xì dầu trứng rất ngọt. Ảnh: Quankien.

Nhưng xào cải mầm đá mới được nhiều người ưa chuộng, nhất là xào với thịt trâu. Khi luộc, vị ngọt của cải tiết ra nước, nhưng khi xào, vị ngọt ấy ngấm ngược vào thịt trâu. Khi xào chỉ cần tuân thủ theo lối ăn “sần sật, giòn giòn chín tới” của cải mầm đá là đã có một món ăn thật tuyệt. Vì vậy, khi xào lửa phải vừa, tay đảo nhanh, liên tục. Cải mầm đá đặc biệt xào với mỡ lợn ngon hơn hẳn với dầu ăn. Miếng cải xanh non bóng mỡ, ăn không ngấy ngán mà ngọt lịm, càng ăn càng thích thú.Cách chế biến cải mầm đá phổ biến nhất là luộc, nhưng thực ra chỉ cần nhúng sơ qua là các ngồng cải đã có thể ăn được. Cải mầm đá có thể chấm với nước mắm trứng hoặc với vừng lạc. Đây là cách chế biến quen thuộc của những người thích thưởng thức hương vị thuần khiết nhất của món cải.

Mầm đá, ngon đến miếng cuối cùng. Ảnh: Quankien.

Ai lên Sapa chắc hẳn đã nghe danh “Sapa đệ nhất món” mà dân nhậu vẫn từng đồn đại và đó chính là cải mầm đá xào. Nếu đã lên đến mảnh đất này, ngoài các món ngon như su su, cá hồi, cải mèo, gà đồi, đừng bỏ qua một lần nếm thử món ngon lạ miệng có cái tên đặc biệt này.

Ngoài ra khi bạn lên Sapa cũng nên tìm hiểu về Những lưu ý khi đến Sapa đã được chúng tôi cập nhật trước
.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Kinh nghiệm du lịch Sapa

Sapa năm nay có tuyết dày và mọi người thì đua nhau đi Sapa với mong muốn được ngắm tuyết, được đi trên tuyết và chụp hình với tuyết. Ngoài ra du lịch Sapa trước giờ vẫn là điểm đến lý tưởng cho các tour du lịch khám phá. Mời bạn cập nhật những kinh nghiệm mới nhất cho chuyến du lịch Sapa này nhé.

Thời điểm thích hợp đi du lịch Sapa

Du lịch sapa chủ yếu dựa vào tài nguyên khí hậu mát mẻ và du lịch văn hóa, là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Trong đó có hai dân tộc thiểu số nổi bật là Mông và Dao. Đến Sapa bạn sẽ được thư giãn trong bầu không khí mát lạnh của xứ sở cận ôn đới, đi thăm các bản làng dân tộc, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

Thời gian du lịch Sapa. Bạn có thể đi quanh năm, mùa hè thì mát, mùa đông thì lạnh nhưng lại được ngắm những biển mây, sương mù giăng kín thị trấn. Mỗi mùa có một cái hay riêng, theo kinh nghiệm du lịch Sapa của mình, bạn nên dành ít nhất là 2 ngày 1 đêm ở Sapa, đủ thời gian đi thăm quan những điểm đẹp nhất.

Xem thêm: Những lưu ý khi đến Sapa

Đi đến Sapa như thế nào?

Từ Hà Nội bạn có 2 phương tiện là tàu hỏa và xe ô tô để lên đến Sapa:

Tàu hỏa

Một ngày có 4 chuyến khởi hành Hà Nội – Lào Cai và ngược lại với các giờ chạy là: 19h40, 20h35, 21h10 và 21h50. Bạn sẽ mất 8 tiếng để lên đến Lào Cai. Vào các mùa cao điểm bạn nên liên hệ trước với các đại lý bán vé tàu đi Sapa để đặt vé khứ hồi, tránh trường hợp bạn sẽ không thể mua vé về Hà Nội.

Giá vé một chiều HN – Lào Cai dao động từ 250.000 đồng/người đến 650.000 đồng/người tùy theo vé mà bạn lựa chọn là giường nằm hay ghế ngồi. Bạn nên ra thẳng ga Hà Nội để mua vé, tốt nhất là trước đó khoảng 3-5 ngày, nếu đi được vào các ngày trong tuần thì sẽ không lo bị hết vé. Nếu mua giường nằm, bạn có thể chọn tầng 1 để dễ dàng di chuyển. Nếu đi cùng gia đình, hãy đăng ký cả một khoang để thuận tiện trong việc quản lý hành lý.

Điểm lưu ý đặc biệt, bạn phải đọc kỹ thông tin trên vé về số toa, số phòng, tránh trường hợp nhầm lẫn (cùng số phòng nhưng khác số toa) sẽ rất phiền phức khi bạn đổi lại sau đó.

Từ ga Lào Cai bạn đi xe bus lên Sapa với giá khoảng 50.000 đồng/người. Nếu các bạn đã đặt khách sạn trên Sapa, bạn có thể nhờ khách sạn cho xe xuống Ga đón, hoặc đặt dịch vụ này ở khách sạn. Đi xe khách có thể liên hệ nhà xe Minh Trung 0919986119.

Ô tô

Bạn có thể lựa chọn một trong 2 hãng xe được đánh giá là tốt nhất hiện nay cho hành trình Hà Nội – Lào Cai là xe Vietbus và xe Hưng Thành. Xe giường nằm, điều hòa với giá vé khá mềm, chiều Hà Nội - Lào Cai trung bình là 150.000 đồng đến 180.000 đồng/ người, từ Lào Cai lên Sapa là 50.000 đồng/người.

xe-ha-noi-lao-cai.jpg

Các hãng xe: Hải Vân (ĐT: 0203.872.606), Hà Sơn (ĐT: 04 66.62.62.62), Hưng Thành (ĐT: 0989.294.294), VietBus (ĐT: 043-627.27.27). Mỗi hãng có nhiều chuyến đi Sapa, chuyến sớm nhất từ 17h00. Ưu điểm của đi ô tô là đến thẳng thị trấn Sapa chứ không phải dừng lại ở trạm nào cả, xe cũng chạy chuyến đêm tương tự như tàu hỏa. Tuy nhiên đi bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Ngoài ra, đường lên Lào Cai, Sapa khá nhiều đèo dốc gập ghềnh.

Lời khuyên với các bạn có con nhỏ đi cùng thì nên lựa chọn phương tiện là tàu hỏa vì độ an toàn cao hơn cũng như không bị gò bò như ô tô, nhất là các bạn bị say ô tô vì đường lên Sapa rất dốc và quanh co.

Tại Sapa, nếu bạn có nhu cầu tự mình lái xe đi khám phá các địa điểm vui chơi thì bạn có thể thuê xe máy để chủ động đi lại với giá khoảng từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày (xăng bạn tự đổ).

Khách sạn tại Sapa

Ở Sapa có rất nhiều khách sạn với nhiều mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Đắt nhất là Victoria, Châu Long, khách sạn hạng vừa có Sapa View, Bamboo, Holiday, Fansipan View... hạng chuẩn có khách sạn Sapa, Sapa Star Light, Công đoàn... Các khách sạn này đều có giá cả phù hợp theo loại lựa chọn và rất chuyên nghiệp.

Resort Victoria Sapa

Thông thường khách sạn lớn nào cũng có nhà hàng và cũng có phục vụ ăn sáng buffet miễn phí (bao gồm trong tiền phòng), suất chỉ khoảng 90.000-100.000 đồng/khách là trung bình (ăn theo set menu), hoặc tự chọn (A la cart) thì sẽ đắt hơn, nhưng đồ ăn đảm bảo hơn và cũng sạch sẽ hơn.

Khách sạn giá rẻ ở Sapa

Có hai khu tập trung nhiều nhà nghỉ khách sạn giá rẻ ở Sapa đó là khu đường Cầu Mây và Fansipang, giá trung bình từ 200 – 300k/ đêm phòng 2 người. Mùa lễ tết có thể từ 250 – 350k/ ngày đêm tùy khách sạn. Một số khách sạn giá hợp lý mình đã từng ở :

- Nhà nghỉ Quốc Thái trên đường Fansipang, đoạn ngã rẻ sạu chợ, hôm mình ở là 200k/đêm có chỗ đỗ xe ô tô (chỉ được 2 xe 7 chỗ thôi), phòng có 2 giường đôi, 4 người ở (giá sẽ cao hơn chút). Ai cần sdt thì liên hệ mình.

- Hoàng Phương sát khách sạn công đoàn, cách nhà thờ khoảng 200m, cách bến xe khoảng 700m, ngay sát chợ và núi Hàm Rồng, vừa yên tĩnh, giá cả cũng phải chăng, khoảng 250k/ngày đêm (Lễ Tết thì khoảng 300k).

- Khách sạn Mimosa ngay dưới chân chợ, giá phòng khách sạn chấp nhận được (có chỗ để ngủ và tắm rửa vệ sinh): 250k/phòng/đêm (có 2 giường đơn)

- Khách sạn Mùa Xuân. Giá phòng ngày thường 250k. Ngày cuối tuần 300k. Phòng có 1 giường đôi và 1 giường đơn. Phòng nhìn sang đc dãy Hoàng liên Sơn và ngay gần chợ Sapa. Đi bộ mất 5p đến nhà thờ đá. Số đt ks: 0203871380

- Khách sạn – nhà hàng Little Sapa II. Địa chỉ: 38 Cầu Mây – Điện thoại: (020) 871238 – 871222. Chủ khách sạn: Chú Dũng – Di động: 01688 063 526. Chú này hiền khô, bạn gọi hỏi và book trực tiếp với chú luôn cũng được. Khách sạn này nằm ngay phố Cầu Mây, vị trí ngay trung tâm phố cổ thị trấn Sapa. Từ đây bạn đi bộ lòng vòng chơi chỗ này chỗ kia cũng gần. Đi bộ ra nhà thờ đá hay Hàm Rồng mất chừng 5-10. Bạn có 3 người, có thể thương lượng để lấy 1 phòng ngủ chung.

Các điểm du lịch ở Sapa

Có nhiều điểm để đi thăm quan ở Sapa, tuy nhiên có một số các điểm chính sau bạn không nên bỏ qua đó là : Bản Tả Van, bản Lao Chải, bản Tả Phình, bản Cát Cát, núi Hàm Rồng, Thác Bạc. Các điểm này không cùng hướng, đều rải rác quanh Sapa. Bạn nên thuê xe máy để đi cho tiết kiệm, nếu đi gia đình thì thuê ô tô riêng. Giá thuê xe máy từ 80k – 120k tùy loại xe, xăng tự đổ, thuê dễ dàng. Ô tô bạn có thể hỏi thêm ở khách sạn bạn ở.

Đường từ Sapa đi bản Tả Van và Tả Phình đều có các ruộng bậc thang rất đẹp. Bản Tả Phình là bản người Dao đỏ, bạn có thể sử dụng dịch vụ tắm lá thuốc tại đây. Bản Tả Van nằm trong một thung lũng, mùa đông và xuân có mây bao phủ. Đường đi Tả Van cũng là đường đi Bản Hồ và Bãi đá cổ Sapa. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng bạn có thể nhìn bao quát toàn bộ thị trấn Sapa, một view đẹp đáng để đi. Nếu bạn thích trekking thì có thể đi Tả Van hoặc Cát Cát, trekking rất thoải mái và tự do, nên đi trek vào mùa thu hoặc đông xuân, thời tiết lạnh hơn.

Xem thêm: Những kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng ngắm những thảm hoa trên đường đi. Khi tới Sân Mây, bạn sẽ có dịp phóng mắt để nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao. Núi cao gần 2.000m so với mực nước biển, nằm ở khu trung tâm.

Giá vé tham quan: khoảng 70. 000 VND

Bản Cát Cát

Cách trung tâm khoảng 12 km. Là bản làng nghề du lịch lớn ở Sapa. Vào bản thăm quan bạn có thể mua được những món quà lưu niệm nho nhỏ để về làm quà cho người thân.

Giá vé tham quan: khoảng 40.000VND

Thác Bạc 

Là dòng thác đổ xuống từ trên cao, bọt tung trắng xóa nên được gọi tên như vậy. Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét, là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sapa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác.

Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sapa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10cm.

Giá vé tham quan: khoảng 10.000VND

Cầu Mây

Cách Sapa khoảng 17 km. Cây cầu nổi tiếng bằng dây mây này bắc qua con sông Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn.Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, bạn thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.

Bãi đá cổ Sapa

Là khu di tích có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây.

Ở đây xuất hiện những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt.

Bản Tả Van (bản du lịch lớn ở Sapa) 

Với dịch vụ homestay cho khách du lịch. Ở Tả Van bạn có thể được thưởng thức các điệu múa mang đậm tích chất dân tộc Giáy và có thể tham gia múa sạp cùng với người dân trong bản. Từ Tả Van, bạn có thể liên hệ với 1 số người dân tộc để vào bản Tả Phìn để tận mắt thăm quan cuốc sống thường nhật của những người dân trong bản cũng như tham gia vào các trò chơi như bập bênh, xích đu… với các trẻ em ở bản.

Khi đêm xuống, thành phố bé xíu trở nên đẹp một cách huyền ảo. Đi trong sương mù trên những con dốc, ngồi sưởi bên bếp than hồng, ăn trứng gà nướng chấm với bột nêm sẽ đem lại cho bạn những cảm giác thật tuyệt vời.

Một số lưu ý nhỏ cho bạn: nếu sau một ngày đi chơi bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ngần ngại mà hãy thưởng thức ngay dịch vụ tắm lá người Dao và massage chân ở đây để xua tan đi mọi mỏi mệt trong người. Chi phí 1 lần dịch vụ vào khoảng 200.000 đồng/lần.

Tắm lá dao

Giá vé tham quan một số điểm khác

Bản Sín Chải 20.000VND
Bản Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ 40.000VND
Bản Má Tra – Ta Phìn 30.000VND
Thác Tình Yêu 35.000VND
Phan Si Păng (chưa bao gồm bảo hiểm và phí) 150.000VND

Ăn uống ở Sapa

Ăn các bữa chính và ăn sáng bạn có thể vào khu chợ ẩm thực gần quảng trường, đối diện nhà thờ, có đầy đủ các món ăn và giá tiền đều public, các nhà hàng trên Sapa đều có public menu ở ngoài rất tiện cho bạn lựa chọn. Các quán ăn vỉa hè cũng sẵn, cho những ai thích ăn vặt : đồ nướng, nem chua v.v.v.

Ăn

Ăn sáng: Quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn hoặc vào trong chợ Sapa có quán phở nhà sàn ăn ngon rất ngon và giá cả phải chăng.

Ăn trưa – tối: Có hai quán được nhiều người bản xứ giới thiệu có tên là Dũng hoặc Hoa Đào đồ ăn ngon, giá cả vừa phải hoặc một loạt các hàng ăn ở bên hông nhà thờ Sapa. Đặc biệt rau ở Sapa rất ngon, thích hợp với không khí se lạnh vào buổi tối bạn có thể gọi món lẩu gà để ăn và thưởng thức vị ngọt của rau Sapa.

Ăn đêm, vặt: Ăn đồ nướng, trứng nướng, thịt xiên ỏ một loạt các hàng vỉa hè gần nhà thờ (đường đi lên núi Hàm Rồng) và đoạn Hồ. Số lượng đồ nướng ở đây phải nói là bạt ngàn.

Nếu chỉ định ăn thử mỗi thứ một ít thì đảm bảo khi đứng lên bạn cũng phải căng đẫy bụng rồi. Mà nếu có chọn ra một số loại để ăn thì khi về bạn sẽ tiếc hùi hụi, bởi đồ nướng ở Sapa, mỗi thứ đều được tẩm ướp với hương vị khác nhau, chẳng có món nào giống món nào đâu.

Ví như món bò cuốn cải mèo, hẹ tươi chẳng hạn, vị đắng đặc trưng của cải mèo sẽ làm bạn phải “nhăn nhó” nhưng không thể dừng ăn, hay củ khoai tím bở tơi ngọt lừ và cả món đậu phụ nhự hơi “khó ăn” lúc ban đầu nhưng khi quen rồi thì lại đâm nghiện, rồi thì một loạt chả cá hồi, chả tôm, chả mực, lòng phèo, cơm lam, bí bao tử….

Uống

Ở Sapa có hàng loạt các quán café với view tuyệt đẹp. Bạn có thể chọn một quán café sang trọng với không khí tĩnh lặng bên trong các nhà hàng hay một quán café nằm trên vỉa hè, bên hông nhà thờ, chợ Sapa để có thể thỏa sức ngắm quang cảnh đường phố Sapa.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Núi Tà Cú

Ngoài ra bạn nên tham khảo các chương trình tour du lịch Sapa của các công ty Du lịch uy tín và chuyên nghiệp như Vietravel.

Nếu bạn có kinh nghiệm khác về du lịch Sapa hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Lãng mạn với mùa xuân phương Bắc

Những năm gần đây, khách phương Nam thường có xu hướng chọn miền Bắc cho chuyến du xuân hành hương đầu năm của mình. Bở lẽ, ngoài cung đường bạt ngàn hoa nở, miền đất ngàn năm ấy còn sở hữu nhiều điểm đến tâm linh nổi tiếng, tích tụ bao tinh hoa văn hóa của đất Việt.

Giá lạnh của phương Bắc

Tây Bắc hẳn không còn là một điểm đến xa lạ đối với dân sành du lịch khắp Nam chí Bắc thế nhưng mỗi mùa xuân đến, vùng rẻo cao duyên dáng ấy lại nô nức đón chào từng đoàn du khách từ khắp nơi đổ về. Người ta đến với Sapa, Mộc Châu, Điện Biên… không hẳn vì cái không khí lành lạnh hay màn sương mù huyền ảo mà còn muốn tìm về một khoảng trời thiên nhiên tinh khiết đến vô cùng.


Sắc xuân phương Bắc

Nơi ấy, những thung lũng hoa mận, hoa đào sáng bừng như mây đang từng giờ từng khắc mở ra lối đi vào tiên cảnh. Hoa mận trắng tinh khôi nở trĩu trịt trên cành còn đào hồng thắm giăng kín đường đi, rắc cánh mỏng khắp lối mòn. Khách lãng du cứ mê mải trong thung hoa rồi hít căng mùi hương dìu dịu của những cánh hoa li ti phơn phớt hồng.


Đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của vùng Tây Bắc để trải nghiệm trọn vẹn nét đẹp và sự hào phóng của thiên nhiên. Nếu món cơm lam chấm muối vừng, thịt gà đồi, thịt lợn cắp nách, cá suối hay các món nướng Sapa thơm ngon không ngừng quyến rũ vị giác của bạn thì các loại rau tươi ngon, ly sữa tươi ngon bổ dưỡng hay món bê chao, khoai sọ Mộc Châu cũng hấp dẫn không kém.

Đặc biệt, mùa du lịch Tết năm nay du khách còn có dịp hành hương, cầu phúc lộc bình an tại các ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng của miền Bắc như chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Hoa Yên (Yên Tử), chùa Bái Đính, đền Trần, phủ Khống (Ninh Bình)…

Đồng hành cùng Vietravel trong mùa xuân này, du khách sẽ sử dụng những dịch vụ tốt nhất, bảo đảm cho một chuyến du xuân hoàn hảo. Tất cả chuyến bay đều có giờ bay đẹp, xuất phát từ sáng sớm và về vào buổi chiều tối nên du khách sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và khám phá cảnh đẹp.

Chuyến tàu khứ hồi Hà Nội - Lào Cai cũng dễ chịu hơn khi du khách đi tàu du lịch cao cấp, giường nằm máy lạnh thoải mái. Sau khi từ Lào Cai trở về, du khách sẽ nhận phòng tại Hà Nội sớm để nghỉ ngơi. Đối với tour “Hà Nội – Yên Tử - Hạ Long - hang Sửng Sốt – đảo Ti Tốp - chùa Bái Đính - Tràng An (4 ngày), bạn có đến 6 giờ du ngoạn Hạ Long, ngắm hang Sửng Sốt – một trong những hang động đẹp nhất thế giới, khám phá đảo Ti Tốp.




Ngoài ra, miền Bắc đầu năm mới thường se lạnh, có mưa phùn, du khách nên mặc áo gió, áo khoác bằng chất liệu nỉ, khăn quàng cổ để giữ ấm. Nên dùng đồ uống ấm, phải mang theo nón, dù nhỏ có thể thu gọn trong ba lô vì thời tiết mùa này dễ mưa. Mang giày sandal để dễ leo núi, đi trên thuyền và sử dụng giày đã đi một thời gian để không bị đau gót chân khi di chuyển.

Nếu bạn đến Sapa nên xem bài Những lưu ý khi đi du lịch Sapa

Chùm tour du xuân phương Bắc

Hà Nội – Sapa – Hạ Long – Đền Đô (5 ngày)
Giá từ: 11,990,000 VND (Đã giảm 1 triệu)
Khởi hành: Mùng 2, 3, 4 Tết Âm Lịch

Hà Nội – Yên Tử - Hạ Long – Hang Sửng Sốt – Bái Đính – Tràng An (4 ngày)
Giá từ : 9,990,000 VND (Đã giảm 800,000 VND)
Khởi hành : Mùng 1,2,3,4,5,8 Tết Âm Lịch

Hà Nội – Sapa – Yên Tử - Hạ Long – Bái Đính – Tràng An (6 ngày)
Giá từ: 12,990,000 VND (Đã giảm 1 triệu)
Khởi hành: Mùng 2 Tết Âm Lịch

Hà Nội – Yên Tử - Hạ Long – Hang Sửng Sốt – Đảo Titop – Tam Cốc – Bích Động (4 ngày)
Giá 9,990,000 VND (Đã giảm 400,000 VND)
Khởi hành: Mùng 2 Tết Âm Lịch

Liên hệ:

Vietravel - 190 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM
Tel: (08) 3822 8898 - Ext: 229, 230, 231, 232, 233, 234, 235, 236, 237
Hotline: 0938 301 399

Và các trung tâm, chi nhánh, phòng đăng ký du lịch của Vietravel trên toàn quốc. Hoặc truy cập mạng bán tour trực tuyến www.travel.com.vn

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Điểm ngắm băng tuyết đẹp nhất Việt Nam

Ngoài Sapa, Y Tý (Lào Cai), bạn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết hiếm gặp tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Phia Oắc (Cao Bằng), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang).

Xem thêm: Du lịch Hàn Quốc kết hợp trượt tuyết tại khu nghỉ dưỡng Yangji Pine

1. Sapa, Y Tý (Lào Cai)

Nằm phía tây bắc ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, Sapa là một trong những nơi băng tuyết xuất hiện nhiều nhất ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, trong khoảng thời gian từ 1971 đến 2011, đã có 15 lần tuyết rơi tại Sapa.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa

Tuyết rơi dày đặc, phủ một màu trắng xóa ở Lào Cai. Ảnh: Hải Âu 

Mới đây nhất là vào ngày 15/12, tuyết đã rơi tại thị trấn Sapa và kéo dài đến sáng 16/12. Du khách có thể bắt gặp tuyết ở nhiều khu vực quanh thị trấn như Cổng Trời, thác Bạc, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quý Hồ.

Đi sâu hơn nữa vào đến xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn cảnh đẹp của tuyết, phủ trắng những con đường, các bản làng, rặng cây, núi đồi.

2. Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

Ở độ cao trung bình 800-1.000 m so với mực nước biển, thuộc địa phận 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình (Lạng Sơn), Mẫu Sơn được xem là một trong những vùng lạnh nhất Việt Nam. Vào mùa đông, nhiệt độ ở Mẫu Sơn thường xuyên ở mức âm, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi.

Xem thêm: Địa điểm du lịch Tết
Cây cỏ bám đầy băng giá ở Mẫu Sơn. Ảnh: sinhvietluat 


Vốn là khu nghỉ dưỡng giống như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo... nên khi có băng, cả Mẫu Sơn bao trùm sắc màu châu Âu huyền bí khi màu trắng của băng tràn ngập những ngôi nhà biệt thự Pháp cổ.

Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống vùng cao của đồng bào Dao, Nùng, Tày và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng như chè shan tuyết, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay, rượu Mẫu Sơn, đào chuông Mẫu Sơn, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao.

3. Tây Côn Lĩnh (Hà Giang)

Với độ cao 2.427 m, Tây Côn Lĩnh - nóc nhà của núi rừng Đông Bắc cũng là nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết mỗi khi mùa đông đến. Vào năm 2011, từ cao độ 1.600 m trở lên thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), tuyết đã phủ một lớp dày. Năm 2012 tại Tây Côn Lĩnh cũng đã xuất hiện băng tuyết khiến cho cảnh sắc nơi đây đẹp tựa như những cánh rừng Na Uy.

Băng tuyết trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ảnh: VTC 


So với các điểm ngắm băng tuyết khác, đường lên Tây Côn Lĩnh rất khó đi. Tuy nhiên, với những cánh rừng băng trải dài ngút ngàn tầm mắt, tuyết phủ trắng xóa từng nhành cây, ngọn cỏ, Tây Côn Lĩnh vẫn được không ít bạn trẻ chọn là nơi tận hưởng không khí châu Âu đầy tuyết.

4. Phia Oắc (Cao Bằng)

Phia Oắc là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người. Ở độ cao 1.930 m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Ở trên đỉnh núi Phia Oắc nhìn xuống chẳng khác nào đang đứng trên chín tầng mây. Mây bồng bềnh ôm lấy đại ngàn Phia Oắc quanh năm suốt tháng.

Băng giá trên đỉnh Phia Oắc. Ảnh: kienthuc 

Tuy không thường xuyên có tuyết rơi như Sapa nhưng nếu may mắn, bạn có thể trông thấy những bông tuyết trải dài trên những mái nhà và cành cây khô khốc, có khi trắng cả cánh rừng.

Phia Oắc cũng là nơi người Pháp chọn xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho binh lính và sĩ quan. Hiện một số biệt thự cổ của người Pháp vẫn còn được lưu giữ và là điểm đến không thể bỏ qua khi khách du lịch đến tham quan.

5. Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)

Nhiệt độ thường xuyên xuống thấp khiến băng giá cũng xuất hiện nhiều tại các vùng núi cao của Hà Giang, trong đó có Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngoài trung tâm thị trấn Đồng Văn, du khách có thể đến nhiều đỉnh núi cao của các xã Lũng Táo, Phó Bảng, Lũng Cú, Tả Lủng, Thài Phìn Tủng… (huyện Đồng Văn), hay Cán Chứ Phìn, Giàng Chứ Phìn, Thương Phùng, Xín Cái... (huyện Mèo Vạc) để ngắm nhìn tuyết rơi và băng giá.
Tuyết rơi trên mái nhà ở cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: TTXVN 

Mới đây, do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiều nơi ở Đồng Văn, Mèo Vạc, tuyết rơi dày 4-5 cm. Tuyết rơi phủ một lớp dày ở Cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú), xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn) sau đó lan tỏa dần các khu vực xung quanh.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch mùa đông
Vy An

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Những lưu ý khi đi du lịch Sapa

Bạn đang hào hứng cho chuyến đi du lịch Sapa nhưng bạn lại băn khoăn không biết mình cần chuẩn bị gì khi đi du lịch nhỉ? lên đó thời tiết và mua sắm thế nào đây...

Sapa cách Hà nội 370km đi tàu hoả mất 8 tiếng, tàu hoả du lịch chỉ đi vào ban đêm: chuyến sớm nhất là 19h40, chuyến muộn nhất là 23h00, tàu nhanh là chuyến Sp1 lúc 20h40 và tàu Sp3 21h55.

Quý khách nên:


- Quý khách mang theo chứng minh thứ  gốc. Trẻ em mang theo giấy khai sinh gốc

- Hành lý: Quần áo ấm phù hợp với nhiệt độ từ 18  – 25  độ C, giày thể thao dép đế thấp vì phải đi bộ nhiều.

- Mang theo kẹo hoặc quần áo cũ, sách báo, truyện cũ chia cho trẻ em dân tộc tại bản Cát Cát và trên thị trấn Sapa, không nên cho bọn trẻ tiền vì sẽ làm hư các cháu. Đi thăm Núi Hàm Rồng, ăn đồ nướng tại chợ đêm - đối diện nhà thờ Sapa, mua đồ lưu niệm thổ cẩm, chè ngọt Sapa, thưởng lẩu thức cá hồi tươi.

Quý khách không nên:


Mua thuốc hoặc nấm linh chi, củ tam thất dọc đường lên Hàm Rồng vì chủ yếu là của Trung Quốc mang sang – không tốt như quảng cáo và giá cao, đồ giả bạc của người bán hàng rong không rõ nguồn gốc.

- Có thể mua quà lưu niệm tại khu chợ đêm sát chân nhà thờ Đá tuy nhiên nhớ mặc cả cẩn thận: các loại đồ thổ cẩm nếu màu sắc bắt mắt là của Trung Quốc.

- Hỏi giá trước khi sử dụng dịch vụ

Phương tiện hữu ích: Xe ôm - nhớ nhắc lái xe chạy cẩn cẩn thận trước khi lên xe, thị trấn nhỏ không có taxi.

Và Quý khách nên tham khảo các tour Sapa của công ty du lịch có thương hiệu.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Du lịch tây Bắc vào mùa xuân 2014

Thay vì một chuyến đi dài đón Tết ở nước ngoài, bạn có thể chọn đón xuân cùng bạn bè trên khắp mọi miền đất nước trong vài ngày.
Không có lịch cụ thể không có nghĩa là không đi chơi Tết, các bạn trẻ dành thời gian đầu năm cho chuyến đi ngắn ngày trong nước. Các chuyến đi được lên lịch bắt đầu từ khoảng mùng ba hay mùng bốn Tết âm lịch và chuyến đi thường kéo dài trong khoảng một tuần với chi phí dưới 5 triệu đồng.

Du lịch Tây Bắc

Hà Giang là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ khi chọn điểm du xuân đón năm mới. Đồng Văn rồi Mèo Vạc, Du Già, Mã Phì Lèng, Lũng Cú hay Sủng Là… những cái tên đã trở nên thân quen với bất cứ người trẻ ham mê du lịch nào. Thời điểm mùa xuân, cao nguyên đá rực rỡ sắc màu hoa cải và lác đác trên những con đường vòng vèo uốn lượn, dễ dàng bắt gặp những cây đào lực lưỡng nở hoa rực rỡ.
Ngồi trong gian nhà đất nện ấm áp của những người dân tộc thiểu số vùng cao, gian bếp thơm lừng mùi ngô bung, bên chén rượu ngô khề khà, câu chuyện giữa những người trẻ miền xuôi và những người dân tộc chỉ bập bõm tiếng Kinh nhưng ấm áp và vui vẻ lạ thường.
haigiang-9842-1388029761.jpg
Hà Giang xuân đẹp thế này, có ai không nao lòng. Ảnh: Discoveryvietnam.
Một vài bạn trẻ khác đã sẵn sàng hành trang cho chuyến chinh phục đỉnh cao tổ quốc Fansipan. Mùa xuân, sắc hoa tươi thắm khắp mảnh đất Sapa và hoa đỗ quyên nở tràn trên những triền núi. Thông thường phải mất 4 ngày, 3 đêm để lên đến điểm cao nhất, bắt đầu từ bản Cát Cát và kết thúc tại Trạm Tôn dưới chân đèo Ô Quy Hồ lừng lẫy.
Những trải nghiệm sau những ngày đi xuyên rừng già, vượt thác, băng qua những khu đồi thấp đến vượt dãy núi Hoàng Liên để lên đến đỉnh vinh quang, không một ai không cảm thấy tự hào vì đã bước chân lên đến đỉnh cao của Đông Dương.
Với tiết trời ấm áp, đường đi dễ dàng và thời gian chỉ khoảng 2,5 ngày… nhiều bạn chọn đến với Mộc Châu. Nằm trên đường quốc lộ 6, khung cảnh thiên nhiên hữu tình, đồ ăn thức uống ngon lành, Mộc Châu là địa chỉ quen thuộc của giới trẻ khi nghĩ đến điểm chơi cuối tuần. Đi Mộc Châu bạn không phải chuẩn bị quá nhiều đồ, nhưng nhất định phải mặc thật ấm vì thời tiết vùng cao nguyên này lạnh hơn các vùng khác. Năm nay hoa mận Mộc Châu nở sớm, báo hiệu một mùa hoa đẹp vào mùa xuân tới.
404812-2953280506587-169620958-8174-5856
Quây quần bên bếp lửa tại Mộc Châu. Ảnh: Lam Linh.
Sơn La, Điện Biên, vùng núi Tây Bắc vượt qua con đèo Phạ Đin trắng trời hoa mận, tím ngát hoa ban. Bà con dân tộc ăn Tết rôm rả, làng bản nào cũng đông người chơi Tết, ai cũng mặc quần áo mới đi chơi. Lũ trẻ nô đùa cả ngày. Trong cái lạnh cắt da cắt thịt đã thấy vài tia nắng ấm áp của mùa xuân, đất trời tưng bừng đón xuân sang.

Trải nghiệm và cảm nhận

Du xuân trên những con đường là thú vui đang được nhiều lớp trẻ tiếp nối. Hành trang mang theo là chiếc balo cũ kỹ chứa đủ thứ cần thiết, bộ đồ sửa xe, con chiến mã đã được sửa kĩ càng, thêm vài chiếc bánh chưng, cân giò lụa, đủ mọi bánh trái để cùng hòa vào không khí Tết đón xuân.
Trên những nẻo đường xuân khắp đất nước, lớp trẻ háo hức với những khám phá về cuộc sống xung quanh với ánh nhìn tràn đầy niềm phấn khích. Những con đường đi qua mùa xuân, để lại sau lưng đôi mắt em thơ ngây tròn trong trẻo, để lại những màn sương mờ ảo của núi rừng, để hành trang trở về với cuộc sống hiện tại là những ngày mới sung sức, tràn ngập niềm vui và những vòng tay bè bạn.
IMG0648-JPG-4554-1388029762.jpg
Chợ Bắc Hà, mùa xuân đầu tiên của bé. Ảnh: Lam Linh.
Đón tết và năm mới ở nơi xa, dù đi vài ngày hay dài hơi cả tháng, bạn cũng hãy dành thời gian cho gia đình và người thân trước. Các chuyến đi cũng cần chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt với các chuyến đi trong nước lên vùng cao, để không khí năm mới tràn ngập khắp muôn nơi.
Bạn đã lên lịch đi đâu trong Tết này chưa?
Lam Linh

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Sapa mùa xuân đến sớm

Bạn bảo: "Đừng chờ đến khi hoa đào nở hết, mới vội vàng chạy lên. Đi nhé! Dù thời tiết lạnh thật đấy, nhưng mà chẳng đáng gì khi được ngắm mùa xuân về”.
Thế là đi. Tôi đáp chuyến tàu cuối ngày, vội vã đi Du lịch Sapa một mình.

Sapa trong mây

Hành khách đông hối hả. Người ta đi có đôi, theo đoàn hoặc theo tổ chức du lịch nọ kia. Tôi lếch thếch khoác balô con cóc, đứng chờ thằng bạn lấy xe máy giữa đám đông đang ùn ùn đổ ra cái cổng bé tí của ga Lào Cai.
Bao lần chạy trên ngả đường vòng vèo từ Lào Cai về Sapa là bấy nhiêu lần tôi thấy thích thú như lần đầu. Chẳng phải vì đường đẹp, xe cứ vun vút uốn lượn theo những triền núi mà vì những đám mây cứ chốc chốc lại sà xuống khiến tôi có cảm giác đi trên mây. Lạnh! Gió cứ hun hút, phải khoác thêm tấm áo ấm, quàng cái khăn dày hơn, đeo găng rồi cả hai chúng tôi mới có thể đi tiếp. 25 km nhanh chóng đi qua, Sapa đã thấp thoáng xa xa.
Sapa những ngày mùa đông lạnh giá. Ảnh: Sapabeauty.
Sapa trong mây. Mọi thứ đều lẩn khuất trong màn mây trắng tựa khói loang. Đứng cách nhau vài ba bước chân, chỉ thấy những cái bóng mờ. Những đôi bàn tay rúc vào nhau tìm hơi ấm. Tiếng ring ring nho nhỏ vui tai của những món đồ lưu niệm xinh xắn được các cô bé Mông rao bán, những cô gái Dao đầu choàng khăn đỏ thắm vẫn chăm chỉ ngồi bán hàng trên bậc thềm. Chợ vẫn họp như bao ngày, nhà thờ im lìm trong sương giá, những quán nướng đông người tụ tập. 
Cái lạnh len lỏi trong từng thớ thịt. Rùng mình. Thời tiết Sapa vào những ngày thường đã thấp hơn nơi khác đến vài độ, giờ đang vào giữa mùa đông, trời càng lạnh hơn với sương và băng giá. Trời càng lạnh, su su càng mơn mởn sức sống. Vài ba cây mận trong vườn đã hé nụ trắng đầu cành, những thân mình rêu mốc, ẩm ướt, chú chim sẻ rúc mặt vào đôi cánh ướt, ngủ say.

Sapa mùa xuân về

Trời hửng dần, sương tan và một vệt nắng hiếm hoi yếu ớt xé mây vẽ xuống nền trời xám. Vệt nắng ấm áp. Xế dừng tay lái, ngẩn người trước vẻ đẹp vừa bất ngờ hiện ra nơi chân trời. Nắng rung rinh, nhánh hoa đào long lanh. Hoa đào nở thật, không như thiên hạ đồn nữa, mà đung đưa ngay trước mắt tôi. Tháng 12, trời sương nặng trĩu, khăn đùm khăn đống lùm xùm, mây một màu đùng đục, không nắng, vậy mà hoa đào vẫn hớn hở trên cành. 
Hoa anh đào bất chấp cái lạnh sương giá bất thường, nở rực rỡ trong mùa đông. Ảnh: Jo Giang.
Hoa đào nở, bất chấp cái lạnh thấu xuống đến 4 độ C, cứ e ấp môi hồng, chúm chím mà nở. Lúc sớm mai, nhằm khi người ta không để ý, hoa khoe sắc rộ trên thân, trên cành. Sương vẫn còn đọng đầy trên những cánh hoa mong manh. Trên những thân cây sẫm màu thời gian và màu ảm đạm của mùa đông, những bông hoa rạng rỡ làm khung cảnh xung quanh trở nên ấm áp, lãng mạn. Những hàng rào nở hoa đào đẹp đẽ, một màu phơn phớt hồng, dịu dàng, mềm mại.
Bất chấp cái lạnh thấu, tôi nhảy phắt xuống xe, hí hứng tạo dáng dưới bóng hoa rung rinh. Đứng gần chỗ chúng tôi dừng lại có một nhóm bạn trẻ khác, cũng vì nghe tin hoa đào mà đến với Sapa. Họ tạo dáng đủ kiểu bên hoa với nụ cười tươi tắn trên môi, áo xanh, áo đỏ, áo hồng, làm rộn cả một góc phố. Nhũng mảng màu làm ấm lòng những người đến chơi, không ngại xa xôi mà đến nơi đây.
Trong bữa ăn khuya bên bếp lửa ấm, thơm mùi ngô, mùi khoai nướng… tôi loáng thoáng nghe câu chuyện tình của đôi bạn trẻ phía bên kia bếp lửa. Tiếng nói lúc thưa lúc nhặt, nghe đâu họ đến để ôn lại kỷ niệm tình yêu, sau một năm đám cưới hạnh phúc. Họ gặp nhau lần đầu tiên, nơi bậc tam cấp dẫn vào chợ Sapa.
Hoa đào nở sớm. Ảnh: Lam Linh
Lác đác dưới phố, những chiếc ô đủ màu đã bắt đầu đi lại trên phố. Dưới tán ô, có thể là những đôi tình nhân, có thể là đôi vợ chồng già, biết đâu lại là hai cô bạn gái thân thiết, hoặc giả như tôi và cậu bạn thân. Cho dù mục đích của chuyến đi đến nơi đây mỗi người một khác nhau, nhưng có lẽ ai cũng thấy ấm áp và yêu thương dưới những tán ô muôn màu. Và chẳng phải đợi đến khi hoa đào hé nụ báo mùa xuân ấm áp đang đến, thì chắc ai ai cũng đã có được mùa xuân của riêng bản thân mình.
Lam Linh

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Du Lịch Hà Giang với hình ảnh Ruộng bậc thang vẫn luôn là hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và nhiều nhà nhiếp ảnh say mê khám phá.

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì sẽ được công nhận là di tích Quốc gia vào ngày 16/9 tới. Những ngày này, lúa đã bắt đầu chín vàng chảy tràn trên những thửa ruộng bậc thang óng ả khắp Hoàng Su Phì. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những  tuyệt phẩm ruộng bậc thang Và thật khó cưỡng lại được tiếng thác đổ nước láng núi thành mặt “gương trời”.

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì có nghĩa là “vỏ cây vàng”. Đường lên Hoàng Su Phì khá xa xôi, hiểm trở nhưng các tay phượt dường như chẳng quản ngại lặn lội hơn 300 cây số để tận mắt chứng kiến mùa vàng nơi đây.

Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại tấp nập người, xe hơn bình thường, bởi đây là lúc những thung lũng rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang rực lên sắc vàng mùa lúa chín.

Nhìn hàng nghìn hécta ruộng bậc thang trải khắp thung lũng mới thấy không quá khi gọi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính là "công trình kỳ vĩ" của đồng bào địa phương.

Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì, Hà Giang thường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

Nói đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là nói đến hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: ruộng bậc thang xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; ruộng bậc thang xã Bản Phùng của người La Chí; ruộng bậc thang xã Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên của người Dao đỏ.

Ngôi nhà cheo leo trên đỉnh núi giữa bốn bề là những thửa ruộng bậc thang chín vàng ươm như đổ mật, tạo nên phong cảnh nên thơ hữu tình giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên.

Vẻ đẹp đến nao lòng của những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp. Năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được chính thức công nhận là di sản quốc gia. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với di sản có một không hai ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trên đường vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, bất kỳ ai cũng phải dừng chân đứng lại để lưu giữ vài khuôn hình khi bên đường là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng hút mắt.

Bất chợt đâu đó, khung cảnh đơn sơ mộc mạc của cây cỏ, núi rừng khiến bạn chẳng thể rời mắt khi được tô điểm thêm bởi những bông lúa trĩu vàng.

Nếu đi vào đầu mùa, bạn sẽ bắt gặp hai màu xanh - vàng xen kẽ trên những thửa ruộng bậc thang.

Nếu đi vào đúng vụ, màu vàng lúa chín dường như trải đều tăm tắp trên khắp các rẻo cao.

Nhiều nơi, lúa chín vàng trên ruộng bậc thang nằm lọt thỏm giữa màu xanh ngút ngàn núi rừng trùng điệp. Hoàng Su Phì vẫn còn rất sơ nguyên, chưa bị "du lịch hóa" như những Sa Pa, Bắc Hà. Ngoài những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, đến đây bạn còn gặp gỡ với những người dân địa phương dễ thương và mến khách.

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì có nghĩa là “vỏ cây vàng”. Đường lên Hoàng Su Phì khá xa xôi, hiểm trở nhưng các tay phượt dường như chẳng quản ngại lặn lội hơn 300 cây số để tận mắt chứng kiến mùa vàng nơi đây.

Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại tấp nập người, xe hơn bình thường, bởi đây là lúc những thung lũng rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang rực lên sắc vàng mùa lúa chín.

Nhìn hàng nghìn hécta ruộng bậc thang trải khắp thung lũng mới thấy không quá khi gọi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính là "công trình kỳ vĩ" của đồng bào địa phương.

Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì, Hà Giang thường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

Nói đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là nói đến hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: ruộng bậc thang xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; ruộng bậc thang xã Bản Phùng của người La Chí; ruộng bậc thang xã Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên của người Dao đỏ.

Ngôi nhà cheo leo trên đỉnh núi giữa bốn bề là những thửa ruộng bậc thang chín vàng ươm như đổ mật, tạo nên phong cảnh nên thơ hữu tình giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên.

Vẻ đẹp đến nao lòng của những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp. Năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được chính thức công nhận là di sản quốc gia. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với di sản có một không hai ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trên đường vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, bất kỳ ai cũng phải dừng chân đứng lại để lưu giữ vài khuôn hình khi bên đường là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng hút mắt.

Bất chợt đâu đó, khung cảnh đơn sơ mộc mạc của cây cỏ, núi rừng khiến bạn chẳng thể rời mắt khi được tô điểm thêm bởi những bông lúa trĩu vàng.

Nếu đi vào đầu mùa, bạn sẽ bắt gặp hai màu xanh - vàng xen kẽ trên những thửa ruộng bậc thang.

Nếu đi vào đúng vụ, màu vàng lúa chín dường như trải đều tăm tắp trên khắp các rẻo cao.

Nhiều nơi, lúa chín vàng trên ruộng bậc thang nằm lọt thỏm giữa màu xanh ngút ngàn núi rừng trùng điệp. Hoàng Su Phì vẫn còn rất sơ nguyên, chưa bị "du lịch hóa" như những SaPa, Bắc Hà. Ngoài những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, đến đây bạn còn gặp gỡ với những người dân địa phương dễ thương và mến khách.

Bài đăng phổ biến