Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hoàng Su Phì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hoàng Su Phì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Bình yên giữa ruộng đồng Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang, nương mình dưới chân đỉnh núi Tây Côn Lĩnh là địa điểm thu hút đông đảo các bạn trẻ ghé thăm vào mùa thu. Mùa thu, cũng là mùa lúa chín, là lúc Hoàng Su Phì khoe sắc áo mùa vàng thướt tha bên dòng suối uốn lượn quanh co.

Bình yên giữa ruộng đồng Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang như một tác phẩm điêu khắc sắc nét 

Ruộng bậc thang như một tác phẩm điêu khắc sắc nét

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì dường như nó có độ cao hơn, dốc hơn và chênh vênh hơn hẳn, không giống như Mù Cang Chải hay Y Tý. Bởi nét đặc trưng riêng ấy mà cảnh sắc ở đây lại như có phần hùng vĩ hơn. Hình ảnh những bờ ruộng cao, thẳng đứng khiến cho nhiều người tưởng chừng như đang ngắm một tác phẩm điêu khắc công phu được bàn tay con người gọt đẽo. 

Vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lại khoác lên mình một tấm áo mới có sắc vàng lộng lẫy thướt tha. Rồi đến mùa nước đổ (tháng 5 - 6) lại thay màu áo, là sự hòa trộn giữa màu xanh non của lúa với ánh nước lấp loáng của hàng trăm bậc thang, trải dài trong không gian miên man tưởng chừng như bất tận từ đỉnh xuống chân núi. 

Tìm một chỗ đẹp trên đỉnh núi nhìn xuống, khách du lịch Hoàng Su Phì có thể phóng tầm mắt ra xa để quan sát những thửa ruộng nối đuôi nhau, ngoằn ngoèo xếp thành ngọn núi uốn lượn như các đường vân đất. Trước khung cảnh núi non trùng điệp ấy ta thấy như mình thật nhỏ bé giữa chốn bồng lai tiên cảnh này. 

Đến du lịch Hoàng Su Phì vào buổi hoàng hôn, bạn có thể ngắm nhìn những thửa ruộng long lanh từ tít trên đỉnh núi, làm người ta tưởng như không còn khoảng cách đất trời nữa, vung tay là có thể với đến tầng mây. Thế nên mới có nhiều nhiếp ảnh gia chọn mảnh đất này làm nguồn cảm hứng bất tận trước khung cảnh tuyệt tác của ruộng bậc thang, thiên nhiên và con người. 

Hoàng Su Phì, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp 

Hoàng Su Phì, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp

Đến Hoàng Su Phì, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bà con người dân tộc mặc váy áo sặc sỡ của đa dạng dân tộc khác nhau đang trồng cấy, như người Mông, người Dao, người Nùng... với bóng của họ đổ dài trên mặt nước lấp loáng. Ruộng bậc thang nơi đây không chỉ mang đến giá trị văn hóa mà nó còn mang đến giá trị vật chất cho bà con. Từ hàng trăm năm qua, bà con các dân tộc đã dùng xương máu của mình để tạo nên những thửa ruộng uốn lượn kỳ vĩ này. Xen giữa tầng tầng lớp lớp các thửa ruộng là nơi người dân tộc sinh sống. Đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn giữ nguyên được bản sắc dân tộc mình, từ trang phục, văn hóa, tập tục cho đến nét chân chất, hồn nhiên và mến khách. 

Nếu khách du lịch Hoàng Su Phì đến đây vào cuối tuần thì có thể tham gia chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào mỗi chủ nhật hằng tuần. Đây là phiên chợ đặc sắc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của bà con dân tộc. Bạn sẽ thấy được cảnh người người mặc váy áo xúng xính cùng sản vật của nhà mình đi về hướng chợ phiên. Ngoài là nơi mua bán trao đổi hàng hóa thì chợ còn là nơi trai gái gặp gỡ, hay bạn bè người thân gặp mặt nhau sau một khoảng thời gian xa cách. Nếu may mắn bạn còn được tham gia các lễ hội của dân tộc như lễ Lùng Tùng của người Tày, lễ mừng cơm mới của người La Chí… 

Di chuyển đến Hoàng Su Phì 

Di chuyển đến Hoàng Su Phì

Có hai ngả đường lên Hoàng Su Phì, đó là đi từ đường QL 2 qua Truyên Quang đến Hà Giang, hoặc đi từ đường Bắc Hà ( Lào Cai) qua Xín Mần đến. Cung đường nào cũng cách Hà Nội khoảng 300km và di chuyển rất khó khăn, với những con đường ngoằn ngoèo dọc theo ngọn núi nhỏ hẹp, ít xe cộ đi lại. 

Nếu bạn di chuyển bằng xe máy thì có thể chạy theo cung đường đi & về sau: Hà Nội - TP Hà Giang - Bắc Quang - Tân Quang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Cốc Pài - Lào Cai - Hà Nội. 

Còn trong trường hợp đi bằng ô tô thì bạn nên bắt xe khách đi từ Hà Nội - Hà Giang ở bến xe Mỹ Đình đến ngã ba Bắc Quang, sau đó các bạn đổi xe chạy thêm 58km nữa sẽ đến thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì.

Những lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì 

Những lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì

- Bạn nên mang theo đầy đủ giấy tờ xe, bởi bạn có thể thuê xe để di chuyển trong thành phố dễ dàng hơn. Khi chạy xe cũng nên lưu ý kiểm tra đầy đủ các phương tiện an toàn khi lưu thông: đèn pha, phản quang, phanh... 

- Nếu bạn cần sự trợ giúp trong quá trình phượt thì có thể liên lạc với bộ đội biên phòng. 

- Đừng quá tò mò với cuộc sống của người dân địa phương vùng cao nơi đây. - Khách du lịch Hoàng Su Phì nên lưu ý mang theo áo ấm bởi thời tiết ở đây khá lạnh. Tuy nhiên tránh ăn mặc cồng kềnh bởi bạn phải di chuyển trên đồi núi nhiều.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Sức hút từ vẻ đẹp hoang sơ của Hoàng Su Phì

Ai từng ghé thăm huyện Hoàng Su Phì đều ví vẻ đẹp nơi đây như một thiên đường hoang sơ, nhất là với những người theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh, mảnh đất này có sức hút thật khó cưỡng. Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao nằm ở biên giới tỉnh Hà Giang, từ lâu đã nổi tiếng bởi những ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Những ruộng bậc thang ở đây có thể xem là công trình kỳ vĩ, là kiệt tác tuyệt vời của thiên nhiên qua bàn tay sáng tạo của con người.

Sức hút từ vẻ đẹp hoang sơ của Hoàng Su Phì

1. Hoàng Su Phì mùa nước đổ


Khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm là thời điểm Hoàng Su Phì bước vào mùa lúa mới. Dưới những cơn mưa mùa hạ tháng 5, người dân nơi đây sẽ tranh thủ đưa nước vào ruộng để canh tác. Nước tràn về khắp lối, bao phủ trên khắp thung lũng, đổ từ ruộng cao xuống ruộng thấp hơn. Vào mùa nước đổ ải này, Hoàng Su Phì tựa như một tấm gương khổng lồ nằm giữa đất trời bao la, phản chiếu bầu trời và những tia nắng rựa rỡ, tạo ra một khung cảnh vô cùng đẹp đẽ và long lanh.

2. Hoàng Su Phì mùa lúa chín


Mùa lúa Hoàng Su Phì mỗi năm chỉ có duy nhất một vụ vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch. Đây là thời điểm Hoàng Su Phì đẹp nhất với những cánh đồng lúa ngả màu vàng óng ánh, đung đua trong gió. Đứng trên cao nhìn xuống, nơi đây tựa như một tấm thảm dát vàng, phảng phất hương thơm của lúa mới. Bạn có thể tận hưởng cảm giác được đi dạo quanh những cánh đồng lúa chín vàng, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, hít hà những hương thơm dịu nhẹ của lúa mới hòa quyện vào sự bình yên của núi rừng.

3. Hoàng Su Phì đẹp dung dị trong mắt các nhiếp ảnh gia


Hoàng Su Phì hiện lên huyền ảo, hoang sơ nhưng cũng mộc mạc, gần gũi và đầy cảm xúc qua những bức ảnh của họ. Các tác phẩm của hai nhiếp ảnh gia đem đến cho người xem cảm nhận về sự hùng vĩ và trữ tình của những thửa ruộng bậc thang chảy tràn từ ngọn núi này đến ngọn núi khác, tựa như chiếc thang nối từ mặt đất đến bầu trời.

4. Những cánh đồng miên man ánh nước


Mỗi mùa, họ đều ghi lại được nét đẹp riêng của ruộng bậc thang - một hình thức canh tác đặc thù từ lâu đời của người dân bản địa và cũng là “đặc sản” của Hoàng Su Phì. Mùa nước đổ, người ta phải ngỡ ngàng trước các cánh đồng miên man ánh nước bàng bạc như những tấm gương tự nhiên nối tiếp nhau trải dài dưới mặt đất. Đến mùa lúa chín, cả một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt người xem. Các bậc thang vàng óng như những lớp sóng đổ từ đỉnh núi, gắn với niềm vui lao động của đồng bào vùng cao, thấp thoáng đây đó là những nếp nhà ẩn hiện trong làn khói rơm rạ.

5. Địa điểm ngắm ruộng bậc thang tuyệt đẹp


Nếu bạn không ngại vất vả và mạo hiểm một chút thì bạn có thể chinh phục ngọn núi Tây Côn Lĩnh để ngắm toàn cảnh ruộng bâc thang từ trên cao nhìn xuống cũng như tận hưởng không khí trong lành của núi rừng. Hành trình có thể dài và khó khăn hơn nhưng một khi đã đứng trên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh ngắm nhìn những ruộng bậc thang, bạn sẽ thấy điều đó thật xứng đáng.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Thu này ta có hẹn với ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Mùa gió heo may rải đồng kéo về, nắng thu rót mật lên những thửa ruộng bậc thang cũng là lúc bà con người Mông, người Nùng ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang thu hoạch lúa. Những lớp "sóng" ruộng bậc thang nơi này làm say lòng khách du lịch.


Ruộng bậc thang ở huyện Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn các xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Bản Máy và Thông Nguyên... Nó được hình thành cách đây hàng trăm năm. Ruộng bộc thang vừa nuôi sống con người, vừa là tác phẩm nghệ thuật của bao thế hệ người Mông, người Tày, người Nùng đã kì công xây đắp mà thành.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá và giá trị thẩm mỹ cao. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây là tư liệu sản xuất cũng là minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử cư trú từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì.


Ruộng bậc thang là một loại hình canh tác tương đối phổ biến, có mặt ở rất nhiều quốc gia mà tiêu biểu là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philippines, Indonesia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.


Tại Việt Nam hệ thống ruộng bậc thang là phương thức sản xuất của rất nhiều dân tộc sinh sống ở miền núi phía Bắc như: La Chí, Hà Nhì, Mông, Dao, Nùng... Mỗi dân tộc lại có quá trình hình thành và phát triển sản xuất trên ruộng bậc thang khác nhau, những tập quán, những cách thức canh tác cũng như những nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp không giống nhau. 


Nằm e ấp dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, thời gian gần đây thị trấn Quang Vinh lại nhộn nhịp khách ghé qua, những người ưa mạo hiểm, đi tìm sự độc đáo trên những nấc ruộng bậc thang. Nếu vùng địa đầu Tổ quốc, Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang trứ danh với cột cờ chủ quyền sừng sững giữa miên man đá núi do thiên nhiên ban tặng thì Hoàng Su Phì được ví như những nét phác họa tuyệt mỹ từ chính đôi bàn tay người nông dân. Những mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang làm mê hoặc lòng người, còn mùa nước đổ ải như bản nhạc giao hòa của thiên nhiên láng gương vào mặt núi tạo nên sự quyến rũ lạ thường.


Nằm trên quốc lộ 2, từ thị trấn Tân Quang đến thị trấn Vinh Quang, huyện lỵ Hoàng Su Phì khoảng 60 km. Đường tuy quanh co nhưng dễ đi. Chừng nửa quãng đường đi từ quốc lộ 2 đến huyện lỵ là bạn bắt đầu lạc vào mê cung của ruộng bậc thang, những nấc ruộng tuyệt tác trên thang núi. 


Hoàng Su Phì thường được nhắc đến tên bản Luốc với những “nấc thang trời” chìm vào cõi mây. Ta đứng dưới chân bản ngước mắt lên nhìn bậc cao trên núi, sẽ ngỡ mình như đang đứng dưới cột gương khổng lồ của trời đất. Ngược đường ngựa thồ lên đỉnh bản, nơi có đền thờ 13 pho tượng đất sét để rồi thu vào ống kính máy ảnh những cung bậc kỳ diệu của thiên nhiên. 

Và chợ phiên Hoàng Su Phì ngày thứ 7 cũng mang lại cho người đến một điều thú vị, không chỉ sắc màu vùng cao mà còn là nơi “khoe” sản vật. Đó là rượu ngô, thịt treo gác bếp, lợn “tên lửa”… và ta sẽ đặt câu hỏi khi chứng kiến ở chợ này chỉ có phụ nữ bán rượu chứ không hề có bóng dáng người đàn ông. Đó là quan niệm trở thành phong tục, người uống rượu sẽ không bao giờ đi bán rượu.

Nguồn tổng hợp từ internet

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Tháng 7 đi Hoàng Su Phì ngắm ruộng đổ nước

Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng của Hoàng Su Phì ánh lên một màu bạc lấp lánh, tựa như một tấm gương khổng lồ in bóng đất trời, núi rừng miền sơn cước.


Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Nhắc đến Hoàng Su Phì người ta nghĩ ngay đến những thửa ruộng bậc thang với màu vàng óng của lúa chín. Thậm chí ruộng bậc thang ở nơi đây còn được công nhận là di tích Quốc gia từ năm 2012. Nếu lên Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy nơi đây như một tấm thảm trải dải với màu vàng óng hay xanh mướt của lúa mới. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, Hoàng Su Phì lại tựa nhưng một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi rừng Đông Bắc hấp dẫn khách du lịch.


Đây là thời điểm lúa đã được gặt xong cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ xuất hiện nhiều, bà con sẽ tranh thủ để đưa nước vào ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng như khoác lên mình một tấm áo mới, lấp lánh ánh bạc dưới nắng. Những thửa ruộng đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh theo những triền đồi, lưng núi khiến những vị khách phương xa đến không khỏi ngỡ ngàng. Đến đây bạn mới thấy bàn tay con người kỳ diệu đến nhường nào. Để canh tác được trên những thửa ruộng bậc thang như này bà con nơi đây phải tốn không biết bao nhiêu công sức. Có lẽ cũng bởi thế mà sau mỗi vụ mùa họ lại làm lễ tạ ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa no đủ, bội thu.


Đường lên Hoàng Su Phì giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều, cách Hà Nội khoảng 300 km và đường rất đẹp, những cung đường uốn lượn ngút tầm mắt. Từ Hà Nội bạn theo QL2 đi qua Tuyên Quang là đến Hà Giang. Con đường từ ngã 3 Tân Quang lên Hoàng Su Phì được xem như “cửa ải” của cung đường này. Những khúc cua tay áo nối tiếp nhau vô cùng nguy hiểm nhưng cũng lại rất hùng vĩ và nên thơ. Bởi vậy mà nơi đây còn là điểm đến được những kẻ ưa xê dịch, ưa khám phá hẹn nhau mỗi khi vào mùa.

Hoàng Su Phì đẹp bởi sự yên bình giữa mênh mông đất trời và đẹp bởi sự thân thiện, dễ mến của những người dân lao động chân chất nơi đây. Thế mới nói đến đây bạn không chỉ được “mãn nhãn” bởi tạo hóa của thiên nhiên, bởi những thành quả lao động đáng ngưỡng mộ của con người mà đến đây bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị nơi đây. Sự an nhiên, trong lành của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng nơi phố thị đầy bon chen, xô bồ.


Bạn có thể chạy xe máy hoặc ôtô Nếu muốn bảo toàn sức khỏe và tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể đi xe khách từ Hà Nội lên Hà Giang. Từ Hà Giang bạn bắt tiếp một lượt xe nữa lên Hoàng Su Phì, hoặc thuê xe máy từ Hà Giang để khám phá trọn vẹn những cung đường nơi đây.

Tìm hiểu về văn hóa, lối sống của bà con nơi đây cũng là một trải nghiệm rất thú vị các bạn nên thử  nhé.


Theo Thảo Nhi (Ngoisao)

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Những điểm du lịch Việt Nam hấp dẫn mùa cuối thu

Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm đối với nhiều người. Đây cũng là thời điểm của những khoảnh khắc lãng mạn và du lịch tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời. Nếu bạn đang băn khoăn không biết vào mùa này nên lựa chọn du lịch nơi nào, thì chúng tôi sẽ có một số gợi ý dành cho bạn.

Du lịch Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch có ở Lào Cai, Cao Bằng và Hà Giang. Một năm hoa nở hai mùa, vào giữa tháng 10 là mùa hoa nở rộ ở Hà Giang.

Hà Giang – mùa hoa tam giác mạch

Nếu bạn yêu thích nét đẹp man dại và phớt tím của loài hoa này, đồng thời thích thú khí trời se lạnh của vùng rừng núi thì Hà Giang chính là điểm đến lý tưởng nhất vào mùa này.

Từ Hà Nội, nhiều du khách chọn đi xe máy lên Hà Giang để có thể tự do khám phá và chiêm ngưỡng khung cảnh. Nơi tập trung nhiều hoa tam giác mạch ở đây gồm có Cung Đồng Văn – Mèo Vạc, cung Xí Mần – Hoàng Su Phì còn được mệnh danh là thiên đường hoa tam giác mạch. Người dân bản địa còn dùng quả tam giác mạch để làm bánh hoặc nấu rượu cho hương vị khá đặc biệt.

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, Hà Giang.

Ngoài vẻ đẹp nên thơ của hoa tam giác mạch, du lịch Hà Giang mùa này bạn còn được đắm chìm trong vẻ hùng vĩ của những dãy ruộng bậc thang chín vàng. Bên cạnh đó, một vài danh lam thắng cảnh khác để bạn dừng chân như thung lũng Sủng Là, phố cổ Đồng Văn, cao nguyên đá Đồng Văn, núi đôi cô tiên.

Xem thêm: Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Du lịch khám phá Sa Pa

Mùa này du lịch Sa Pa bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tráng lệ của những thửa ruộng bậc thang chín vàng uốn lượn xung quanh triền đồi. Từ Hà Nội bạn di chuyển đến Sa Pa bằng tàu hỏa, xe khách hoặc xe máy.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa

Bạn nên dành thời gian ít nhất 2 ngày 3 đêm để có thể trải nghiệm vùng đất lý thú này.

Mỗi mùa ở Sapa mang một vẻ đẹp riêng, tuy nhiên vào tháng 9 tháng 10 đang mùa lúa chín vàng, du lịch Sapa càng cuốn hút nhiều du khách tới để tận hưởng vẻ hùng vĩ và rực rỡ của tầng tầng lớp lớp các thửa ruộng bậc thang. Bạn nhớ ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời này bằng máy ảnh nhé.

Ngoài ra, bạn đừng quên khám phá khung cảnh mù sương trên đỉnh Hàm Rồng, một vài địa điểm nổi tiếng khác như thác Bạc, đèo Ô Quy Hồ, thung lũng Mường Hoa,… Và đặc biệt đừng quên ghé thăm các khu chợ phiên và thưởng thức các món ngon mang hương vị núi rừng Sapa.

Xem thêm: Những lưu ý khi đi du lịch Sapa

Đà Lạt đẹp nhất vào mùa đông

Đó là nhận xét của nhiều du khách khi du lịch Đà Lạt. Vào mùa này, Đà Lạt rực rỡ sắc hoa dã quỳ trên các ngã đường, dọc theo triền đồi là nét vàng rực đài cát của những nhánh mimosa, sắc hồng của những bông hoa mai anh đào. Tuy đang vào mùa mưa nhưng lượng khách tới tham quan Đà Lạt vẫn rất đông, vì mưa ở đây không kéo dài lê thê như ở nhiều nơi khác, và mùa mưa du lịch Đà Lạt lại có cái thú của riêng nó.

Xem thêm: Kinh nghiệm đi du lịch Đà Lạt


Nếu bạn vi vu bằng một chiếc xe máy sẽ cảm nhận được một Đà Lạt ướt đẫm, se lạnh và mù sương. Ngày nay, nhiều người đến thành phố này không phải là để du lịch ngắm cảnh như trước đây nữa, mà họ đến để tận hưởng khí trời. Chỉ cần ngồi ở một quán ven đường, nhâm nhi tách cafe, nhìn ngắm dòng người qua lại trong tiết trời se lạnh cũng đủ để bạn quên đi mọi lo toan bề bộn thường ngày.

Đã du lịch Đà Lạt, ngoài những danh lam thắng cảnh quen thuộc như Thung lũng tình yêu, Dinh Bảo Đại, Thiền viện Trúc Lâm,… bạn cũng đừng quên đi dạo chợ đêm, mua vài món đồ len tặng người thân và thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây.

Xem thêm: Top 5 kiến trúc không thể bỏ qua khi ghé Đà Lạt

Phú Quốc mùa nắng đẹp

Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau là mùa du lịch ở Phú Quốc. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất nơi đây, vì đã qua mùa mưa, Phú Quốc bắt đầu đón từng đợt nắng đẹp.

Xem thêm: 20 điều không nên bỏ lỡ khi ở Phú Quốc

Phú Quốc – điểm đến được khách du lịch quốc tế và trong nước đặc biệt yêu thích.

Một số địa điểm bạn không nên bỏ qua khi du lịch Phú Quốc như: Làng chài cổ Hàm Ninh, bãi Sao, bãi Khem, suối Tranh, suối Đá Bàn, mũi Gành Dầu, nhà thùng sản xuất nước mắm, khu nuôi cấy ngọc trai Nhật Bản, di Tích Lịch sử nhà lao Phú Quốc… Ngoài ra, bạn đừng quên các hoạt động thú vị như lặn biển ngắm san hô hay câu mực đêm, và thưởng thức các món hải sản tươi ngon trên đảo.


Chắc chắn du lịch Phú Quốc mùa này sẽ mang lại cho bạn nhiều kỷ niệm đáng nhớ. 

Vì từ tháng 10 là mùa du lịch cao điểm ở Phú Quốc, nên có một lời khuyên là bạn nên đặt trước phòng khách sạn để chuyến đi được thoải mái trọn vẹn hơn.

Xem thêm: Thú vui câu cá trên đảo Phú Quốc

(Nguồn Zing News)

Liên kết hữu ích cho chương trình du lịch mùa thu

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Du Lịch Hà Giang với hình ảnh Ruộng bậc thang vẫn luôn là hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và nhiều nhà nhiếp ảnh say mê khám phá.

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì sẽ được công nhận là di tích Quốc gia vào ngày 16/9 tới. Những ngày này, lúa đã bắt đầu chín vàng chảy tràn trên những thửa ruộng bậc thang óng ả khắp Hoàng Su Phì. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những  tuyệt phẩm ruộng bậc thang Và thật khó cưỡng lại được tiếng thác đổ nước láng núi thành mặt “gương trời”.

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì có nghĩa là “vỏ cây vàng”. Đường lên Hoàng Su Phì khá xa xôi, hiểm trở nhưng các tay phượt dường như chẳng quản ngại lặn lội hơn 300 cây số để tận mắt chứng kiến mùa vàng nơi đây.

Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại tấp nập người, xe hơn bình thường, bởi đây là lúc những thung lũng rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang rực lên sắc vàng mùa lúa chín.

Nhìn hàng nghìn hécta ruộng bậc thang trải khắp thung lũng mới thấy không quá khi gọi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính là "công trình kỳ vĩ" của đồng bào địa phương.

Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì, Hà Giang thường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

Nói đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là nói đến hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: ruộng bậc thang xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; ruộng bậc thang xã Bản Phùng của người La Chí; ruộng bậc thang xã Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên của người Dao đỏ.

Ngôi nhà cheo leo trên đỉnh núi giữa bốn bề là những thửa ruộng bậc thang chín vàng ươm như đổ mật, tạo nên phong cảnh nên thơ hữu tình giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên.

Vẻ đẹp đến nao lòng của những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp. Năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được chính thức công nhận là di sản quốc gia. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với di sản có một không hai ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trên đường vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, bất kỳ ai cũng phải dừng chân đứng lại để lưu giữ vài khuôn hình khi bên đường là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng hút mắt.

Bất chợt đâu đó, khung cảnh đơn sơ mộc mạc của cây cỏ, núi rừng khiến bạn chẳng thể rời mắt khi được tô điểm thêm bởi những bông lúa trĩu vàng.

Nếu đi vào đầu mùa, bạn sẽ bắt gặp hai màu xanh - vàng xen kẽ trên những thửa ruộng bậc thang.

Nếu đi vào đúng vụ, màu vàng lúa chín dường như trải đều tăm tắp trên khắp các rẻo cao.

Nhiều nơi, lúa chín vàng trên ruộng bậc thang nằm lọt thỏm giữa màu xanh ngút ngàn núi rừng trùng điệp. Hoàng Su Phì vẫn còn rất sơ nguyên, chưa bị "du lịch hóa" như những Sa Pa, Bắc Hà. Ngoài những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, đến đây bạn còn gặp gỡ với những người dân địa phương dễ thương và mến khách.

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì có nghĩa là “vỏ cây vàng”. Đường lên Hoàng Su Phì khá xa xôi, hiểm trở nhưng các tay phượt dường như chẳng quản ngại lặn lội hơn 300 cây số để tận mắt chứng kiến mùa vàng nơi đây.

Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại tấp nập người, xe hơn bình thường, bởi đây là lúc những thung lũng rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang rực lên sắc vàng mùa lúa chín.

Nhìn hàng nghìn hécta ruộng bậc thang trải khắp thung lũng mới thấy không quá khi gọi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính là "công trình kỳ vĩ" của đồng bào địa phương.

Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì, Hà Giang thường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

Nói đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là nói đến hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: ruộng bậc thang xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; ruộng bậc thang xã Bản Phùng của người La Chí; ruộng bậc thang xã Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên của người Dao đỏ.

Ngôi nhà cheo leo trên đỉnh núi giữa bốn bề là những thửa ruộng bậc thang chín vàng ươm như đổ mật, tạo nên phong cảnh nên thơ hữu tình giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên.

Vẻ đẹp đến nao lòng của những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp. Năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được chính thức công nhận là di sản quốc gia. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với di sản có một không hai ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trên đường vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, bất kỳ ai cũng phải dừng chân đứng lại để lưu giữ vài khuôn hình khi bên đường là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng hút mắt.

Bất chợt đâu đó, khung cảnh đơn sơ mộc mạc của cây cỏ, núi rừng khiến bạn chẳng thể rời mắt khi được tô điểm thêm bởi những bông lúa trĩu vàng.

Nếu đi vào đầu mùa, bạn sẽ bắt gặp hai màu xanh - vàng xen kẽ trên những thửa ruộng bậc thang.

Nếu đi vào đúng vụ, màu vàng lúa chín dường như trải đều tăm tắp trên khắp các rẻo cao.

Nhiều nơi, lúa chín vàng trên ruộng bậc thang nằm lọt thỏm giữa màu xanh ngút ngàn núi rừng trùng điệp. Hoàng Su Phì vẫn còn rất sơ nguyên, chưa bị "du lịch hóa" như những SaPa, Bắc Hà. Ngoài những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, đến đây bạn còn gặp gỡ với những người dân địa phương dễ thương và mến khách.

Bài đăng phổ biến