Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

10 món ăn nếu chưa thử chứng tỏ bạn chưa đến Đài Bắc

Một thiên đường đồ ăn bắt mắt, giá cả lại phải chăng ở Đài Bắc (Đài Loan) đang đợi chờ bạn khám phá.
Xem thêm: Du lịch xứ Đài qua món ăn đường phố

1. Bữa sáng kiểu Đài


Ở Đài Loan, bữa sáng luôn được coi trọng nên hàng trăm, hàng nghìn quán xá nhộn nhịp ngay từ sáng sớm. Bữa sáng truyền thống ở Đài Bắc thường được phục vụ theo kiểu mua rồi mang đi. Nhìn chung, bữa sáng thường có quẩy (you tiao), bánh kếp nhân trứng (dan bing), bánh nướng nhân trứng (shao bing) và tráng miệng bằng một cốc sữa đậu nành (bing dou jiang). Bữa ăn như thế sẽ cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động vài giờ đồng hồ.

Địa điểm bán: Fu Hang Dou Jiang

Địa chỉ: 2/F chợ Hua Shan, đường 108 Zhongxiao Đông, khu 1

Phương tiện: Trạm tàu điện đền Shandao

2. Sữa chiên ngập dầu


Các món chiên ngập dầu rất được ưa chuộng tại chợ đêm Đài Loan, và một trong số này phải kể đến món sữa chiên ngập dầu. Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng chỉ cần dạo quanh một vòng khu vực chợ đêm Đài Bắc, bạn sẽ hiểu được tại sao đây là món ăn vặt phổ biến nhất nhì thành phố. Về cơ bản, món ăn này là bột sữa được chiên ngập dầu, tạo ra thành quả là những khối xốp vàng ươm giòn rụm bên ngoài nhưng lại mềm mại bên trong.

Địa điểm bán: Chợ Raohe

Địa chỉ: Đường Raohe, quận Songshan

Phương tiện: Trạm tàu điện Songshan

3. Gà chiên Đài Loan


Gà chiên là món ăn phổ biến cả thế giới. Tuy nhiên, giới sành ăn vẫn truyền tai nhau rằng người Đài Loan đã biết cách chế biến ra món gà chiên ngon không cưỡng lại được. Thông thường gà được chặt ra thành miếng vừa ăn, bọc trong lớp bột mỏng, giòn rụm nhưng không có chút vị dầu nào. Sau khi ướp muối, tiêu, gà còn được rắc ớt bột theo yêu cầu. Ngoài ra, du khách có thể chọn mua nguyên phần đùi gà cỡ lớn để thỏa mãn cơn đói lòng của mình.

Địa điểm bán: Ji Quang Xiang Xiang Ji

Địa chỉ: 121 Đường HanZhong, quận Wanhua

Phương tiện: Trạm tàu điện Ximen

4. Gua bao (bánh dày nhân thịt)


Gua bao có nghĩa là “bánh mì lát”, nhưng trên thực tế món ăn này phong phú hơn nhiều. Người ta sẽ kẹp một lát thịt thăn kho giữa phần bánh dày, rải thêm chút đậu phộng giã nhỏ, rau mùi, cùng vài món đồ chua để tạo nên món ăn ngon mắt, ngon miệng.

Địa điểm bán: Lan Jia Guo Bao

Địa chỉ: Số 3, hẻm 8, làn 316, khu 3, đường Luosifu, quận Zhongzheng

Phương tiện: Trạm tàu điện Tòa nhà Taipower

5. Da chang biao xiao chang (xúc xích kẹp xúc xích)


Đây được xem như hotdog phiên bản Đài Loan. Và dù nghe tên như vậy nhưng thực chất bạn chỉ được ăn một chiếc xúc xích mà thôi. Món ăn này chính xác là xúc xích và bánh dày nướng than cho đến khi chín. Thực khách có thể ăn cùng nhiều nguyên liệu như wasabi, tỏi, cải muối. Món ăn này thường xuất hiện tại các chợ đêm và được nhiều khách du lịch ưa thích.

Địa điểm bán: Chợ đêm Shilin

Địa chỉ: Đường 101 Jihe, quận Shilin

Phương tiện: Trạm tàu điện Jintan

6. Xiao Long Bao


Đài Bắc thường được xếp thứ 2 sau Thượng Hải về chất lượng món bánh xiao long bao, thế nhưng, những chiếc bánh nho nhỏ này đã du hành khắp nơi tại thành phố này và được du khách ưa chuộng không kém. Xiao long bao thường có nhân với thịt heo ướp sẵn. Ở Đài Bắc, người ta còn có loại nhân thịt heo với thịt cua hoặc trứng cua.

Phần nhân sau đó được trộn cùng lớp bột trong suốt và hấp cho đến khi lớp bột sệt lại, có thể nát bất kỳ lúc nào. Nghệt thuật ăn xiao long bao đó là phải phải ăn mà không làm rơi vãi phần súp hay làm bỏng lưỡi. Hãy nhấm nháp từng chút một, đừng quên chấm ăn kèm với dấm và gừng. Một lần ăn, bạn có thể ăn được đến hẳn 12 chiếc cơ đấy.

Địa điểm bán: Kao Chi

Địa chỉ: Số 1 Đường Yongkang

Phương tiện: Trạm tàu điện Dongmen

7. Mì bò Đài Loan


Mì bò Đài Loan được yêu thích đến nỗi hằng năm có cả một Lễ hội Mì bò được tổ chức tại Đài Bắc. Nguồn gốc của món mì này bắt nguồn từ cộng đồng người Hồi ở Ningxia và được đưa đến Đài Loan trong cuộc nội chiến với Đại Lục. Hãy thử nhìn qua một tô mì, các miếng thịt bò, gân bò, xương trông càng kỳ lạ, tô mì ấy càng ngon miệng. Ở Đài Bắc, người ta thường ăn kèm mì với bắp cải, đậu phụ, rong biển, thậm chí nước lèo cũng được nấu chung với cà chua, tỏi, thuốc bắc. Những miếng thịt bò thường béo ngậy mỡ và tan cả trong miệng.

Địa điểm bán: Lin Dong Fang

Địa chỉ: Đường 274 Bade, khu 2, quận Zhongshan

Phương tiện: Trạm tàu điện Nanjing Fuxing

8. Mochi


Bắt nguồn từ Nhật Bản, mocha dần đi vào nền ẩm thực Đài Loan và đã trở nên một món ngọt vô cùng phổ biến. Mochi được làm từ mochiko, một loại gạo ngọt trở nên dẻo khi giã nát. Mochi truyền thống có nhân đậu đỏ, được rắc thêm chút đậu phộng, còn ngày nay, người ta có thể dễ dàng ăn mochi nhân chocolate, dâu hay trà xanh. Một trong những món ngon nhất phải kể đến mocha mè đen, lớp vỏ mềm, dẻo lại vô cùng tuyệt vời. Mocha rất mỏng manh, do vậy bạn nên để ở hành lý xách tay, và đừng cho vào tủ lạnh. Mochi ngon nhất khi ăn ngay, nhưng vẫn có thể để ở bên ngoài trong 3 ngày.

Địa điểm bán: Ijysheng

Địa chỉ: Số 51, khu 3, Đường Xinglong, quận Wenshan

Phương tiện: Trạm tàu điện Đường Xinglong

9. Bánh huyết


Đây là một món ăn giàu chất sắt, và hương vị là sự kết hợp của món mocha tinh tế và bánh gạo giòn rụm. Huyết được trộn cùng gạo nếp, nước dùng và cô lại cho đến khi cứng lại, sau đó đem chiên hoặc hấp, bọc ngoài một lớp đậu phộng. Món ăn được bán nhiều tại các khu chợ đêm.

Địa điểm bán: Bánh huyết Chen

Địa chỉ: Số 187, khu 3, Đường Tingzhou, quận Zhongzheng

Phương tiện: Trạm tàu điện Gongguan

10. Đậu phụ thối


Chỉ cần đứng từ xa, bạn đã ngửi được mùi vị món ăn này. Đậu phụ thối được xem như phiên bản phô mai xanh của đậu phụ và mùi vị càng khó ngửi thì hương vị càng ngon. Đậu phụ được lên men trong nước ngâm gồm sữa lên men, nước muối, thảo dược, tôm và để trong vòng vài tháng. Ở Đài Loan, người ta thường ăn kèm đậu phụ thối cùng các món ăn phụ, ăn vặt khác, và thường dọn cùng với rau muối hoặc thịt nướng. Món đậu phụ nổi tiếng nhất đến từ quận Shenkeng, Đài Bắc, ăn kèm nước sốt thịt, làm át đi mùi của đậu phụ.

Địa điểm bán: Đường Shengkeng Tofu

Phương tiện: Xe buýt 660 đi từ trạm tàu Gongguan
 
(Theo NgoiSao)

Đã mắt, no bụng với bún tôm Hải Phòng

Bún tôm Hải Phòng phải là bún sợi to, mềm và trắng.

Xem thêm: Những món ngon bổ rẻ ở Hải Phòng


Nhắc tới các món ăn Hải Phòng, cùng với hương vị của bánh đa cua, bún cá mang đậm hương vị miền biển…; Những người xa quê chắc chắn sẽ nhớ tới món bún tôm ngọt ngào đầy thương nhớ.

Bún tôm Hải Phòng phải là bún sợi to, mềm và trắng. Tôm được chọn là những con tôm đỏ au, chắc thịt được hấp sơ rồi lột sạch đầu, vỏ, lấy hết đường chỉ đất ở lưng tôm để không bị sạn. Sau khi tẩm ướp gia vị, tôm được xào thơm trong dầu ăn với màu vàng óng bắt mắt. Người bán hàng cũng mách nhỏ việc hấp sơ tôm rồi mới lột vỏ và xào, chiêu này giúp con tôm giữ được dáng cong cong đẹp mắt và độ ngọt.

Nước dùng cũng được chế biến hoàn toàn từ tôm nhưng không hề có mùi tanh mà chỉ dậy lên vị ngọt thanh thanh, đậm đà, thử rồi thì nhớ mãi. Vị chua dịu được tạo bởi cà chua, me, dọc; Thêm ớt quả để có được vị cay đậm đà. Theo những người bán hàng, nếu nước dùng đã thật chuẩn thì coi như bát bún đã thành công được hơn một nửa.

Ngoài tôm, bún tôm còn có thêm vài miếng cá rán giòn ngầy ngậy, mộc nhĩ thái nhỏ và đặc biệt hơn cả là ruốc cua. Đó là thịt cua giã nhỏ, xé bông, bày chung vào bát bún nhưng không tan mà quyện cùng nước dùng, tạo nên một mùi vị khó quên, đặc trưng của miền biển.

Tùy quán ở Hải Phòng, bún tôm sẽ được thêm mộc nhĩ, măng khô tước sợi hoặc bỏ thêm rau cần, rau cải ngọt. Một số quán còn cho thêm thịt ba chỉ xào săn cùng tôm để ăn kèm; điểm xuyết thêm miếng chả cá, chả mực. Tô bún tôm vì thế khi bưng ra đã chinh phục thực khách bởi màu sắc rực rỡ, khiến khách “đã con mắt” trước khi tấm tắc khen món ngon làm mình no bụng: Sợi bún trắng mềm, nước chan ngọt tự nhiên, màu xanh mát của rau, màu vàng óng và vị đậm đà của tôm, màu nâu mượt mà của mộc nhĩ và măng khô…

Thêm chút tương ớt, ăn bún tôm mới “đúng điệu”. Tương ớt, theo cách gọi của người Hải Phòng là “chí chương” và “chí chương” có tiếng được bán ở chợ Con của Hải Phòng. Bỏ một thìa “chí chương” vào bát bún tôm, vị thanh ngọt, chua dịu pha chút cay cay của nước dùng khiến thực khách ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Hải Phòng, bún tôm được bán vào các thời điểm trong ngày, nhưng nhiều nhất là từ 18h tới khuya. Các dãy quán tại phố Lạch Tray thường được đánh giá ngon hơn cả với mức giá trung bình 30 nghìn đồng/tô. Bạn cũng có thể trổ tài bếp núc với món này ở nhà vào ngày cuối tuần và có thể thay thế bún bằng bánh đa đỏ Hải Phòng ăn cũng rất thú vị.
 
(Theo 24h)

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Istanbul - thành phố loạn lạc nhưng đầy sức hút

Thu hút lượng khách nhiều hơn cả dân số nước Bỉ nhưng Istanbul lại thường bị biến động bởi các cuộc tấn công, đảo chính.

Xem thêm: Istanbul và những bí quyết giữ chân du khách

Tối 15/7, Istanbul chứng kiến cuộc đảo chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham gia của hàng trăm binh sĩ và nhiều xe tăng. Trong 6 tháng đầu năm, cũng đã có 5 vụ tấn công xảy ra tại Istanbul đều nhằm vào du khách. Hầu hết những vụ này do các nhóm khủng bố người Kurd nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS lên kế hoạch và thực hiện.

Tuy nhiên, Istanbul - thành phố nối liền hai lục địa Á - Âu cũng có những điều thú vị riêng được trang Turkeytravelcentre thống kê.

Istanbul từng là thủ đô của nhiều đế chế hùng mạnh như La Mã, Byzantine và Ottoman. Ngày nay, nó là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không phải là thủ đô. 

Istanbul từng là thành phố đông dân nhất thế giới. Ảnh: Maastrichtuniversity.

Dưới thời Ottoman, thành phố này nổi tiếng với 1.400 nhà vệ sinh công cộng, con số được đánh giá là "quá nhiều" vào thời bấy giờ. Trong khi đó, không một phần nào còn lại của châu Âu có nhà vệ sinh công cộng.

Hoa Tulip, biểu tượng của Hà Lan, lại có nguồn gốc từ Istanbul.

Huyền thoại văn học người Anh Agatha Christie viết tác phẩm nổi tiếng "Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông" (Murder on the Orient Express) tại khách sạn Pera Palas ở Istanbul.

Istanbul là một thành phố liên lục địa, bắc ngang qua eo biển Bosphorus - một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới - ở tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, nối biển Marmara và biển Đen. Trung tâm lịch sử và thương mại của Istanbul nằm ở phần thuộc châu Âu, và chỉ có 1/3 dân số cư trú ở phần thuộc châu Á.

Dân số ở Istanbul (13 triệu người) nhiều hơn dân số cả nước Bỉ (hơn 11 triệu người).

Hầu hết người bán hàng ở Istanbul nói tiếng Anh, nhưng tốt nhất du khách nên kiểm tra lại giá tiền in trên sản phẩm hoặc dùng máy tính cộng tổng số tiền để tránh sự hiểu nhầm do phát âm.

Istanbul từng được đặt những tên khác nhau trong quá khứ nhưByzantium, Constantinople, Stamboul và Tsarigrad.
 
(Theo VnExpress)

Bài đăng phổ biến