Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Nghề hướng dẫn viên du lịch đam mê vẫn chưa đủ.

Góp phần vào thành công của nghề hướng dẫn viên  với họ sự đam mê chưa hẳn đã đầy đủ, mà  phải hội đủ những tiêu chuẩn có thể nói là “thiên phú”. Bởi họ đâu chỉ hành nghề bình thường mà còn là những thông dịch viên hoàn hảo, một sứ giả cho một nền văn hóa của một đất nước, một dân tộc…


Nghề hướng dẫn viên du lịch đam mê vẫn chưa đủ.

Một nghề lắm thử thách

Nghề hướng dẫn viên du lịch rõ ràng như “làm dâu trăm họ” vì dẫn đoàn khách đi thì trong đó “9 người 10 ý”, quan trọng là sự hiểu biết về kiến thức để có thể “đau đâu chữa đó” mà làm vui lòng khách.

Môi trường du lịch Việt Nam hiện nay rất năng động và thoải mái. Theo nghề hướng dẫn viên, nghĩa là bạn đang nói với mọi người rằng, bạn là một người năng động bởi vì bạn đang trong vai trò của nhà quảng cáo, nhà ngoại giao, nhà kinh tế.

Khi du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cơ hội cho các bạn vào nghề rất nhiều nhưng sự sàng lọc cũng rất khắt khe, đòi hỏi bạn phải có đầy đủ các tố chất thì mới có thể làm việc tốt. Bạn sẽ phải thích ứng với những khó khăn của công việc này như đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, có khi cả ngày lễ, Tết cũng là một khó khăn cho các bạn. Khi lựa chọn nghề rồi thì bạn phải hy sinh theo đuổi nghề, có như thế nghề mới không phụ ta.

Nghề hướng dẫn viên du lịch, theo chia sẻ của những người trong nghề, bạn phải lắng nghe tất cả ý kiến, góp ý từ khách du lịch dù đó là những lời phàn nàn, không bằng lòng về cá nhân hay công ty cũng như cập nhật thông tin của khu, điểm dẫn khách đi tour. Cùng với đó là kinh nghiệm xử lý những tình huống bất chợt xảy ra với khách trong suốt thời gian đi tour.

Một điều rất quan trọng đối với người làm nghề hướng dẫn viên du lịch chính là biết được thế mạnh của mình là gì để tạo ấn tượng với khách.

Người hướng dẫn viên, nếu giữ vai trò trưởng đoàn thì phải luôn hiểu được tâm lý của khách, để có cách cư xử phù hợp. Chẳng hạn, du khách Anh rất chịu khó lắng nghe nhưng tính cách lạnh lùng, nên hướng dẫn viên phải giới thiệu và có những câu chuyện làm cho người ta có phản ứng lại. Trong khi đó người Mỹ thẳng thắn, luôn tò mò, thì người hướng dẫn phải có cách nói thông minh để bày tỏ quan điểm của mình cũng như làm khách hài lòng. Đặc biệt, luôn thể hiện sự quan tâm đến khách trong suốt thời gian đi tour, chịu trách nhiệm cao nhất về sự an toàn về người, hành lý, tư trang của khách.

Nhìn từ bên ngoài, đây là một công việc khá hào nhoáng nhưng với người trong cuộc, đây là một công việc đầy nhọc nhằn và áp lực cao. Không chỉ đòi hỏi nhiều tố chất như kiến thức, ngoại ngữ, năng khiếu, sức khoẻ, kinh nghiệm, lòng yêu nghề, mà còn phải chấp nhận một công việc căng thẳng, thời gian không ổn định, phải hiểu biết nhiều về địa lý, văn hóa, lịch sử của nước mình, nước bạn và cập nhật thông tin thường xuyên; cũng như những diễn biến đang diễn ra ở nơi đến để cập nhật vào kiến thức của mình…

Hướng dẫn viên- sứ giả của văn hóa

Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của con người tăng lên, việc đi du lịch diễn ra khá phổ biến. Bạn sẽ được đi nhiều nơi, tiếp cận với nhiều người, nhiều vùng văn hóa khác nhau. Bạn có cơ hội học hỏi thêm nhiều điều mới lạ trong văn hóa và cách sống từ mọi miền đất nước.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours, nguyên Chủ nhiệm CLB Hướng dẫn viên TP.HCM, chia sẻ: “Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn viên cũng cần phải có kiến thức rộng, từ lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội của nước ta đến nước bạn… Nghề này tuy vất vả thật, nhưng cũng đáng “đồng tiền bát gạo” để bạn trẻ theo đuổi”.

Khi bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ có điều kiện phát huy khả năng của mình, vận dụng những kiến thức được học vào công việc. Đây là một cơ hội tốt cho bạn thể hiện mình và gây được thiện cảm của du khách, giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống cũng như công việc. Bởi vì nghề này đang được lọt vào top những nghề phát triển lâu dài và bền vững, hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai.

Đại diện của Vietravel, nhận định: “Hiện tại, ngành Du lịch nước ta đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng, do đó sinh viên đang theo học ngành này không lo thất nghiệp, nhưng với điều kiện các em phải biết tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, không ngừng tìm tòi học hỏi, tích lũy vốn sống để có thể nhạy bén, ứng xử kịp thời trước mọi tình huống, đồng thời phải chú ý rèn luyện thể chất và phải chấp nhận chịu cực, không ngại thử thách”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến