Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Việt Nam đẹp dung dị trong ảnh nghệ thuật

Chùm ảnh này đang được trưng bày ở triển lãm ảnh 'Vì cộng đồng' tổ chức tại khách sạn Hilton Hà Nội.



Triển lãm diễn ra trong ngày 30/3, trưng bày và bán đấu giá 12 bức ảnh nghệ thuật về đất nước - con người Việt Nam nhằm ủng hộ quỹ học bổng vì trẻ em Việt. "Chiều vàng Tú Lệ" của tác giả Nguyễn Trung Quân là một trong những tác phẩm đó. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc mùa vàng của ruộng bậc thang Tây Bắc khiến nhiều người mê đắm.


Hà Nội những ngày mưa như khoác lên mình một tấm áo trầm lắng và huyền bí hơn. Mưa "thổi" vào những con đường, góc phố hương vị tươi mới. Mưa như người nghệ sỹ vẽ lên những bức tranh sống động và lung linh màu sắc hơn. Và mưa cũng viết nên câu chuyện về Hà Nội một sớm bình yên, có người phụ nữ tần tảo mang hoa về làm đẹp cho phố. Ảnh: Cao Anh Tuấn.


Bức ảnh "Mẹ về chợ" ghi lại hình ảnh người mẹ gánh hàng hải sản tới chợ sớm ở vùng biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Ảnh: Cao Anh Tuấn.


Làng gốm Bàu Trúc có lẽ là làng nghề cổ truyền đặc biệt nhất nước Nam. Tại đây, những người phụ nữ Chăm Pa đóng vai trò là “thợ cả”, đàn ông chỉ phụ trợ trong việc làm gốm. Ảnh: Nguyễn Ngọc Bình.


Những đứa trẻ dân tộc Raglai đón một mùa hè thật khác so với các bạn miền xuôi cùng trang lứa. Công việc hàng ngày của các em là chăn trâu để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Ảnh: Phạm Trọng Cẩn.



Tết Trung thu với trẻ em vùng cao (Y Tý, Lào Cai) vẫn là một điều lạ lẫm. Và để những đứa trẻ miền biên ải đón cái tết thiếu nhi trọn vẹn thì còn khó khăn gấp bội phần. Ảnh: Lê Việt Khánh.


Khi hoa lê trắng muốt nở bung và vạn vật đất trời như giao hòa làm một, bà con dân tộc Thái tại Yên Châu, Sơn La bắt đầu một vụ mùa mới - vụ chiêm xuân. Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến các thửa ruộng tuyệt đẹp nối tiếp nhau như nấc thang dẫn lên thiên đường. Từng đám mạ xanh non đang chuẩn bị gieo xuống mảnh đất màu mỡ, hít no khí trời để vươn lên, trổ ra những bông lúa trĩu hạt. Gieo mạ non không chỉ là gieo xuống sự sống mà còn gieo cả niềm hy vọng cho một vụ mùa bội thu. Ảnh: Lê Hồng Hà.


Những ánh nắng ban mai vẽ nên những vệt dài lao xao trên bờ cát, người và biển cùng hát: rạo rực, xôn xao ở Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Phú Đức.


“Ánh mắt Mường Phăng” đầy ám ảnh trên thung lũng Mường Phăng – cứ địa cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp, di tích lịch sử gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Ảnh:Nguyễn Trung Quân.



Bãi rêu Nha Trang đẹp nhất vào mùa xuân, khi loài cây thủy sinh này phát triển mạnh và phủ kín những gồ đá, trông xa giống như những viên ngọc bích khổng lồ nằm lười biếng đợi người mài giũa. Ảnh: Phạm Trọng Cẩn.


Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 150 km, Bắc Sơn là một điểm đến xinh đẹp và yên bình. Du khách chắc chắn sẽ bị hớp hồn bởi những thửa ruộng trải dài khắp thung lũng như một tấm thảm khổng lồ rực rỡ sắc màu của tự nhiên. Từng thửa ruộng đan xen giữa màu của nước, của lúa và của những tia nắng trải dài trong thung lũng tạo nên một "bức tranh thổ cẩm" đẹp đến mê hồn. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.



Bình minh trên đỉnh Du Sinh đã gấp gọn màn đêm u tối. Cả thành phố Đà Lạt bồng bềnh trong sương khói trông thật mê hồn. Ảnh: Nguyễn Tô Minh.


Hà Đan

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Khám phá miền Bắc với chùm tour giảm đến 4,2 triệu đồng

Miền Bắc mùa cuối năm chuyển mình trong tiết trời se lạnh và khí trời trong mát, cảnh vật cũng trở nên đáng yêu hơn lạ thường làm níu chân người lữ khách. Nếu có kế hoạch tận hưởng kỳ nghỉ tại miền Bắc cuối năm này thì mời bạn tham khảo chùm tour miền Bắc tại Vietravel, tour giảm đến 4,9 triệu đồng rất ưu đãi.




Tây Bắc mùa hoa cải trắng là đường tour mà Vietravel khuyên bạn không nên bỏ lỡ. Những cánh đồng hoa cải trải dài ngút ngàn như những áng mây bồng bềnh ngay tầm tay với của du khách. Những đóa hoa trắng long lanh sáng bừng trong sương sớm tinh khôi đến lạ kì. Bạn có thể thư thả phóng tầm mắt ngắm trọn vẹn vẻ đẹp mê hồn của những thiên đường hoa cải. Đừng quên mang theo máy ảnh để ghi lại khoảng khắc mình say đắm bên mùa hoa đẹp nhất Tây Bắc dịp cuối năm này nhé. 


Phố núi cũng không quên hiếu khách đón bạn bằng những lễ hội vùng cao đặc sắc trong xiêm áo rực rỡ. Một lần dạo qua phiên chợ vùng cao mùa cuối năm để khám phá trọn vẹn văn hóa dân tộc Tây Bắc sẽ khiến bạn thêm yêu và thêm nhớ về con người và vùng đất này.


Hà Nội nên thơ là điểm đến mà bất kỳ du khách nào cũng mong muốn được trải nghiệm trong hành trình đến với phương Bắc. Vào cuối năm, nhịp hoạt động của thủ đô cũng nhộn nhịp hơn hẳn trong không khí đón Giáng sinh và năm mới. Thả bộ trên những phố cổ để khám nét riêng của thủ đô ngày đông se lạnh, ngồi bên quán cóc ven đường nhâm nhi tách trà nóng hay ly café ấm, bạn sẽ thấy mùa đông miền Bắc thú vị đến nhường nào.


Hành trình tour phương Bắc của Vietravel sẽ còn đưa bạn đến nhiều địa danh nổi tiếng khác như Hạ Long, Thác Bản Giốc, Điện Biên, Đền Đô, Bái Đính… để bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình hành trình yêu thích nhất. Nào còn chần chờ gì nữa mà không nhanh chóng liên hệ Vietravel để được tư vấn và sẵn sàng cho chuyến du ngoạn miền Bắc mùa cuối năm với mức giá ưu đãi tốt nhất trên thị trường?

Thông tin tour

Hà Nội-Lào Cai-Sapa-Yên Tử-Hạ Long-Bái Đính-Tràng An-1 đêm khách sạn tương đương 5*-Trải nghiệm cung đường cao tốc(ECO - Siêu tiết kiệm) (6 ngày)
8.990.000đ
Giá đã giảm 3.500.000đ
Số chỗ còn nhận: 9
Khởi hành: 11/12/2014 - Ngày khác
Hà Nội: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùa hoa sữa về thơm từng con gió. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, Phố sữa vỉa hè thơm bước chân qua” Lời bài hát ...




Tây Bắc Mùa Hoa Cải Trắng: Hà Nội-Tú Lệ-Mù Cang Chải-Yên Bái-Sapa-Điện Biên-Sơn La-Mộc Châu-Mai Châu(ECO-Siêu Tiết Kiệm) (6 ngày)
9.190.000đ
Giá đã giảm 4.200.000đ
Số chỗ còn nhận: 9
Khởi hành: 09/12/2014 - Ngày khác
Hà Nội: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùa hoa sữa về thơm từng con gió. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, Phố sữa vỉa hè thơm bước chân qua” Lời bài hát ...


Đông Bắc: Hà Nội-Bắc Kạn-Ba Bể-Cao Bằng-Thác Bản Giốc-Lạng Sơn (ECO-Siêu tiết kiệm) (5 ngày)
7.290.000đ
Giá đã giảm 4.000.000đ
Số chỗ còn nhận: 9
Khởi hành: 17/12/2014 - Ngày khác



Hà Nội-Yên Tử-Hạ Long-Hang Sửng Sốt-Titốp-Bái Đính-Tràng An(Eco siêu tiết kiệm) (4 ngày)
6.990.000đ
Giá đã giảm 3.400.000đ
Số chỗ còn nhận: 9
Khởi hành: 13/12/2014 - Ngày khác

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Kinh nghiệm du lịch Sapa

Sapa năm nay có tuyết dày và mọi người thì đua nhau đi Sapa với mong muốn được ngắm tuyết, được đi trên tuyết và chụp hình với tuyết. Ngoài ra du lịch Sapa trước giờ vẫn là điểm đến lý tưởng cho các tour du lịch khám phá. Mời bạn cập nhật những kinh nghiệm mới nhất cho chuyến du lịch Sapa này nhé.

Thời điểm thích hợp đi du lịch Sapa

Du lịch sapa chủ yếu dựa vào tài nguyên khí hậu mát mẻ và du lịch văn hóa, là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Trong đó có hai dân tộc thiểu số nổi bật là Mông và Dao. Đến Sapa bạn sẽ được thư giãn trong bầu không khí mát lạnh của xứ sở cận ôn đới, đi thăm các bản làng dân tộc, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

Thời gian du lịch Sapa. Bạn có thể đi quanh năm, mùa hè thì mát, mùa đông thì lạnh nhưng lại được ngắm những biển mây, sương mù giăng kín thị trấn. Mỗi mùa có một cái hay riêng, theo kinh nghiệm du lịch Sapa của mình, bạn nên dành ít nhất là 2 ngày 1 đêm ở Sapa, đủ thời gian đi thăm quan những điểm đẹp nhất.

Xem thêm: Những lưu ý khi đến Sapa

Đi đến Sapa như thế nào?

Từ Hà Nội bạn có 2 phương tiện là tàu hỏa và xe ô tô để lên đến Sapa:

Tàu hỏa

Một ngày có 4 chuyến khởi hành Hà Nội – Lào Cai và ngược lại với các giờ chạy là: 19h40, 20h35, 21h10 và 21h50. Bạn sẽ mất 8 tiếng để lên đến Lào Cai. Vào các mùa cao điểm bạn nên liên hệ trước với các đại lý bán vé tàu đi Sapa để đặt vé khứ hồi, tránh trường hợp bạn sẽ không thể mua vé về Hà Nội.

Giá vé một chiều HN – Lào Cai dao động từ 250.000 đồng/người đến 650.000 đồng/người tùy theo vé mà bạn lựa chọn là giường nằm hay ghế ngồi. Bạn nên ra thẳng ga Hà Nội để mua vé, tốt nhất là trước đó khoảng 3-5 ngày, nếu đi được vào các ngày trong tuần thì sẽ không lo bị hết vé. Nếu mua giường nằm, bạn có thể chọn tầng 1 để dễ dàng di chuyển. Nếu đi cùng gia đình, hãy đăng ký cả một khoang để thuận tiện trong việc quản lý hành lý.

Điểm lưu ý đặc biệt, bạn phải đọc kỹ thông tin trên vé về số toa, số phòng, tránh trường hợp nhầm lẫn (cùng số phòng nhưng khác số toa) sẽ rất phiền phức khi bạn đổi lại sau đó.

Từ ga Lào Cai bạn đi xe bus lên Sapa với giá khoảng 50.000 đồng/người. Nếu các bạn đã đặt khách sạn trên Sapa, bạn có thể nhờ khách sạn cho xe xuống Ga đón, hoặc đặt dịch vụ này ở khách sạn. Đi xe khách có thể liên hệ nhà xe Minh Trung 0919986119.

Ô tô

Bạn có thể lựa chọn một trong 2 hãng xe được đánh giá là tốt nhất hiện nay cho hành trình Hà Nội – Lào Cai là xe Vietbus và xe Hưng Thành. Xe giường nằm, điều hòa với giá vé khá mềm, chiều Hà Nội - Lào Cai trung bình là 150.000 đồng đến 180.000 đồng/ người, từ Lào Cai lên Sapa là 50.000 đồng/người.

xe-ha-noi-lao-cai.jpg

Các hãng xe: Hải Vân (ĐT: 0203.872.606), Hà Sơn (ĐT: 04 66.62.62.62), Hưng Thành (ĐT: 0989.294.294), VietBus (ĐT: 043-627.27.27). Mỗi hãng có nhiều chuyến đi Sapa, chuyến sớm nhất từ 17h00. Ưu điểm của đi ô tô là đến thẳng thị trấn Sapa chứ không phải dừng lại ở trạm nào cả, xe cũng chạy chuyến đêm tương tự như tàu hỏa. Tuy nhiên đi bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Ngoài ra, đường lên Lào Cai, Sapa khá nhiều đèo dốc gập ghềnh.

Lời khuyên với các bạn có con nhỏ đi cùng thì nên lựa chọn phương tiện là tàu hỏa vì độ an toàn cao hơn cũng như không bị gò bò như ô tô, nhất là các bạn bị say ô tô vì đường lên Sapa rất dốc và quanh co.

Tại Sapa, nếu bạn có nhu cầu tự mình lái xe đi khám phá các địa điểm vui chơi thì bạn có thể thuê xe máy để chủ động đi lại với giá khoảng từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày (xăng bạn tự đổ).

Khách sạn tại Sapa

Ở Sapa có rất nhiều khách sạn với nhiều mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Đắt nhất là Victoria, Châu Long, khách sạn hạng vừa có Sapa View, Bamboo, Holiday, Fansipan View... hạng chuẩn có khách sạn Sapa, Sapa Star Light, Công đoàn... Các khách sạn này đều có giá cả phù hợp theo loại lựa chọn và rất chuyên nghiệp.

Resort Victoria Sapa

Thông thường khách sạn lớn nào cũng có nhà hàng và cũng có phục vụ ăn sáng buffet miễn phí (bao gồm trong tiền phòng), suất chỉ khoảng 90.000-100.000 đồng/khách là trung bình (ăn theo set menu), hoặc tự chọn (A la cart) thì sẽ đắt hơn, nhưng đồ ăn đảm bảo hơn và cũng sạch sẽ hơn.

Khách sạn giá rẻ ở Sapa

Có hai khu tập trung nhiều nhà nghỉ khách sạn giá rẻ ở Sapa đó là khu đường Cầu Mây và Fansipang, giá trung bình từ 200 – 300k/ đêm phòng 2 người. Mùa lễ tết có thể từ 250 – 350k/ ngày đêm tùy khách sạn. Một số khách sạn giá hợp lý mình đã từng ở :

- Nhà nghỉ Quốc Thái trên đường Fansipang, đoạn ngã rẻ sạu chợ, hôm mình ở là 200k/đêm có chỗ đỗ xe ô tô (chỉ được 2 xe 7 chỗ thôi), phòng có 2 giường đôi, 4 người ở (giá sẽ cao hơn chút). Ai cần sdt thì liên hệ mình.

- Hoàng Phương sát khách sạn công đoàn, cách nhà thờ khoảng 200m, cách bến xe khoảng 700m, ngay sát chợ và núi Hàm Rồng, vừa yên tĩnh, giá cả cũng phải chăng, khoảng 250k/ngày đêm (Lễ Tết thì khoảng 300k).

- Khách sạn Mimosa ngay dưới chân chợ, giá phòng khách sạn chấp nhận được (có chỗ để ngủ và tắm rửa vệ sinh): 250k/phòng/đêm (có 2 giường đơn)

- Khách sạn Mùa Xuân. Giá phòng ngày thường 250k. Ngày cuối tuần 300k. Phòng có 1 giường đôi và 1 giường đơn. Phòng nhìn sang đc dãy Hoàng liên Sơn và ngay gần chợ Sapa. Đi bộ mất 5p đến nhà thờ đá. Số đt ks: 0203871380

- Khách sạn – nhà hàng Little Sapa II. Địa chỉ: 38 Cầu Mây – Điện thoại: (020) 871238 – 871222. Chủ khách sạn: Chú Dũng – Di động: 01688 063 526. Chú này hiền khô, bạn gọi hỏi và book trực tiếp với chú luôn cũng được. Khách sạn này nằm ngay phố Cầu Mây, vị trí ngay trung tâm phố cổ thị trấn Sapa. Từ đây bạn đi bộ lòng vòng chơi chỗ này chỗ kia cũng gần. Đi bộ ra nhà thờ đá hay Hàm Rồng mất chừng 5-10. Bạn có 3 người, có thể thương lượng để lấy 1 phòng ngủ chung.

Các điểm du lịch ở Sapa

Có nhiều điểm để đi thăm quan ở Sapa, tuy nhiên có một số các điểm chính sau bạn không nên bỏ qua đó là : Bản Tả Van, bản Lao Chải, bản Tả Phình, bản Cát Cát, núi Hàm Rồng, Thác Bạc. Các điểm này không cùng hướng, đều rải rác quanh Sapa. Bạn nên thuê xe máy để đi cho tiết kiệm, nếu đi gia đình thì thuê ô tô riêng. Giá thuê xe máy từ 80k – 120k tùy loại xe, xăng tự đổ, thuê dễ dàng. Ô tô bạn có thể hỏi thêm ở khách sạn bạn ở.

Đường từ Sapa đi bản Tả Van và Tả Phình đều có các ruộng bậc thang rất đẹp. Bản Tả Phình là bản người Dao đỏ, bạn có thể sử dụng dịch vụ tắm lá thuốc tại đây. Bản Tả Van nằm trong một thung lũng, mùa đông và xuân có mây bao phủ. Đường đi Tả Van cũng là đường đi Bản Hồ và Bãi đá cổ Sapa. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng bạn có thể nhìn bao quát toàn bộ thị trấn Sapa, một view đẹp đáng để đi. Nếu bạn thích trekking thì có thể đi Tả Van hoặc Cát Cát, trekking rất thoải mái và tự do, nên đi trek vào mùa thu hoặc đông xuân, thời tiết lạnh hơn.

Xem thêm: Những kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng ngắm những thảm hoa trên đường đi. Khi tới Sân Mây, bạn sẽ có dịp phóng mắt để nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao. Núi cao gần 2.000m so với mực nước biển, nằm ở khu trung tâm.

Giá vé tham quan: khoảng 70. 000 VND

Bản Cát Cát

Cách trung tâm khoảng 12 km. Là bản làng nghề du lịch lớn ở Sapa. Vào bản thăm quan bạn có thể mua được những món quà lưu niệm nho nhỏ để về làm quà cho người thân.

Giá vé tham quan: khoảng 40.000VND

Thác Bạc 

Là dòng thác đổ xuống từ trên cao, bọt tung trắng xóa nên được gọi tên như vậy. Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét, là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sapa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác.

Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sapa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10cm.

Giá vé tham quan: khoảng 10.000VND

Cầu Mây

Cách Sapa khoảng 17 km. Cây cầu nổi tiếng bằng dây mây này bắc qua con sông Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn.Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, bạn thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.

Bãi đá cổ Sapa

Là khu di tích có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây.

Ở đây xuất hiện những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt.

Bản Tả Van (bản du lịch lớn ở Sapa) 

Với dịch vụ homestay cho khách du lịch. Ở Tả Van bạn có thể được thưởng thức các điệu múa mang đậm tích chất dân tộc Giáy và có thể tham gia múa sạp cùng với người dân trong bản. Từ Tả Van, bạn có thể liên hệ với 1 số người dân tộc để vào bản Tả Phìn để tận mắt thăm quan cuốc sống thường nhật của những người dân trong bản cũng như tham gia vào các trò chơi như bập bênh, xích đu… với các trẻ em ở bản.

Khi đêm xuống, thành phố bé xíu trở nên đẹp một cách huyền ảo. Đi trong sương mù trên những con dốc, ngồi sưởi bên bếp than hồng, ăn trứng gà nướng chấm với bột nêm sẽ đem lại cho bạn những cảm giác thật tuyệt vời.

Một số lưu ý nhỏ cho bạn: nếu sau một ngày đi chơi bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ngần ngại mà hãy thưởng thức ngay dịch vụ tắm lá người Dao và massage chân ở đây để xua tan đi mọi mỏi mệt trong người. Chi phí 1 lần dịch vụ vào khoảng 200.000 đồng/lần.

Tắm lá dao

Giá vé tham quan một số điểm khác

Bản Sín Chải 20.000VND
Bản Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ 40.000VND
Bản Má Tra – Ta Phìn 30.000VND
Thác Tình Yêu 35.000VND
Phan Si Păng (chưa bao gồm bảo hiểm và phí) 150.000VND

Ăn uống ở Sapa

Ăn các bữa chính và ăn sáng bạn có thể vào khu chợ ẩm thực gần quảng trường, đối diện nhà thờ, có đầy đủ các món ăn và giá tiền đều public, các nhà hàng trên Sapa đều có public menu ở ngoài rất tiện cho bạn lựa chọn. Các quán ăn vỉa hè cũng sẵn, cho những ai thích ăn vặt : đồ nướng, nem chua v.v.v.

Ăn

Ăn sáng: Quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn hoặc vào trong chợ Sapa có quán phở nhà sàn ăn ngon rất ngon và giá cả phải chăng.

Ăn trưa – tối: Có hai quán được nhiều người bản xứ giới thiệu có tên là Dũng hoặc Hoa Đào đồ ăn ngon, giá cả vừa phải hoặc một loạt các hàng ăn ở bên hông nhà thờ Sapa. Đặc biệt rau ở Sapa rất ngon, thích hợp với không khí se lạnh vào buổi tối bạn có thể gọi món lẩu gà để ăn và thưởng thức vị ngọt của rau Sapa.

Ăn đêm, vặt: Ăn đồ nướng, trứng nướng, thịt xiên ỏ một loạt các hàng vỉa hè gần nhà thờ (đường đi lên núi Hàm Rồng) và đoạn Hồ. Số lượng đồ nướng ở đây phải nói là bạt ngàn.

Nếu chỉ định ăn thử mỗi thứ một ít thì đảm bảo khi đứng lên bạn cũng phải căng đẫy bụng rồi. Mà nếu có chọn ra một số loại để ăn thì khi về bạn sẽ tiếc hùi hụi, bởi đồ nướng ở Sapa, mỗi thứ đều được tẩm ướp với hương vị khác nhau, chẳng có món nào giống món nào đâu.

Ví như món bò cuốn cải mèo, hẹ tươi chẳng hạn, vị đắng đặc trưng của cải mèo sẽ làm bạn phải “nhăn nhó” nhưng không thể dừng ăn, hay củ khoai tím bở tơi ngọt lừ và cả món đậu phụ nhự hơi “khó ăn” lúc ban đầu nhưng khi quen rồi thì lại đâm nghiện, rồi thì một loạt chả cá hồi, chả tôm, chả mực, lòng phèo, cơm lam, bí bao tử….

Uống

Ở Sapa có hàng loạt các quán café với view tuyệt đẹp. Bạn có thể chọn một quán café sang trọng với không khí tĩnh lặng bên trong các nhà hàng hay một quán café nằm trên vỉa hè, bên hông nhà thờ, chợ Sapa để có thể thỏa sức ngắm quang cảnh đường phố Sapa.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Núi Tà Cú

Ngoài ra bạn nên tham khảo các chương trình tour du lịch Sapa của các công ty Du lịch uy tín và chuyên nghiệp như Vietravel.

Nếu bạn có kinh nghiệm khác về du lịch Sapa hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Điểm ngắm băng tuyết đẹp nhất Việt Nam

Ngoài Sapa, Y Tý (Lào Cai), bạn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết hiếm gặp tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Phia Oắc (Cao Bằng), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang).

Xem thêm: Du lịch Hàn Quốc kết hợp trượt tuyết tại khu nghỉ dưỡng Yangji Pine

1. Sapa, Y Tý (Lào Cai)

Nằm phía tây bắc ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, Sapa là một trong những nơi băng tuyết xuất hiện nhiều nhất ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, trong khoảng thời gian từ 1971 đến 2011, đã có 15 lần tuyết rơi tại Sapa.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa

Tuyết rơi dày đặc, phủ một màu trắng xóa ở Lào Cai. Ảnh: Hải Âu 

Mới đây nhất là vào ngày 15/12, tuyết đã rơi tại thị trấn Sapa và kéo dài đến sáng 16/12. Du khách có thể bắt gặp tuyết ở nhiều khu vực quanh thị trấn như Cổng Trời, thác Bạc, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quý Hồ.

Đi sâu hơn nữa vào đến xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn cảnh đẹp của tuyết, phủ trắng những con đường, các bản làng, rặng cây, núi đồi.

2. Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

Ở độ cao trung bình 800-1.000 m so với mực nước biển, thuộc địa phận 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình (Lạng Sơn), Mẫu Sơn được xem là một trong những vùng lạnh nhất Việt Nam. Vào mùa đông, nhiệt độ ở Mẫu Sơn thường xuyên ở mức âm, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi.

Xem thêm: Địa điểm du lịch Tết
Cây cỏ bám đầy băng giá ở Mẫu Sơn. Ảnh: sinhvietluat 


Vốn là khu nghỉ dưỡng giống như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo... nên khi có băng, cả Mẫu Sơn bao trùm sắc màu châu Âu huyền bí khi màu trắng của băng tràn ngập những ngôi nhà biệt thự Pháp cổ.

Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống vùng cao của đồng bào Dao, Nùng, Tày và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng như chè shan tuyết, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay, rượu Mẫu Sơn, đào chuông Mẫu Sơn, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao.

3. Tây Côn Lĩnh (Hà Giang)

Với độ cao 2.427 m, Tây Côn Lĩnh - nóc nhà của núi rừng Đông Bắc cũng là nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết mỗi khi mùa đông đến. Vào năm 2011, từ cao độ 1.600 m trở lên thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), tuyết đã phủ một lớp dày. Năm 2012 tại Tây Côn Lĩnh cũng đã xuất hiện băng tuyết khiến cho cảnh sắc nơi đây đẹp tựa như những cánh rừng Na Uy.

Băng tuyết trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ảnh: VTC 


So với các điểm ngắm băng tuyết khác, đường lên Tây Côn Lĩnh rất khó đi. Tuy nhiên, với những cánh rừng băng trải dài ngút ngàn tầm mắt, tuyết phủ trắng xóa từng nhành cây, ngọn cỏ, Tây Côn Lĩnh vẫn được không ít bạn trẻ chọn là nơi tận hưởng không khí châu Âu đầy tuyết.

4. Phia Oắc (Cao Bằng)

Phia Oắc là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người. Ở độ cao 1.930 m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Ở trên đỉnh núi Phia Oắc nhìn xuống chẳng khác nào đang đứng trên chín tầng mây. Mây bồng bềnh ôm lấy đại ngàn Phia Oắc quanh năm suốt tháng.

Băng giá trên đỉnh Phia Oắc. Ảnh: kienthuc 

Tuy không thường xuyên có tuyết rơi như Sapa nhưng nếu may mắn, bạn có thể trông thấy những bông tuyết trải dài trên những mái nhà và cành cây khô khốc, có khi trắng cả cánh rừng.

Phia Oắc cũng là nơi người Pháp chọn xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho binh lính và sĩ quan. Hiện một số biệt thự cổ của người Pháp vẫn còn được lưu giữ và là điểm đến không thể bỏ qua khi khách du lịch đến tham quan.

5. Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)

Nhiệt độ thường xuyên xuống thấp khiến băng giá cũng xuất hiện nhiều tại các vùng núi cao của Hà Giang, trong đó có Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngoài trung tâm thị trấn Đồng Văn, du khách có thể đến nhiều đỉnh núi cao của các xã Lũng Táo, Phó Bảng, Lũng Cú, Tả Lủng, Thài Phìn Tủng… (huyện Đồng Văn), hay Cán Chứ Phìn, Giàng Chứ Phìn, Thương Phùng, Xín Cái... (huyện Mèo Vạc) để ngắm nhìn tuyết rơi và băng giá.
Tuyết rơi trên mái nhà ở cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: TTXVN 

Mới đây, do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiều nơi ở Đồng Văn, Mèo Vạc, tuyết rơi dày 4-5 cm. Tuyết rơi phủ một lớp dày ở Cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú), xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn) sau đó lan tỏa dần các khu vực xung quanh.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch mùa đông
Vy An

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Tour ruộng bậc thang hút khách khám phá - Lào Cai

Do đang vào mùa thu hoạch lúa chín, những thửa ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai đang ánh lên màu vàng óng là điểm hẹn hấp dẫn thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước.

Ruộng bậc thang Sapa

Lên SaPa hay Ý Tý (Bát Xát) thời gian này, chúng ta sẽ gặp nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước tham quan, chụp ảnh ruộng bậc thang đang mùa lúa chín.

Những tay săn ảnh say mê chụp những cánh đồng ruộng bậc thang như bức tranh thủy mặc tạc vào lưng núi trong mùa vàng óng ả và bội thu. Còn một số du khách khác lại vào tận bản để được thử làm nông dân dù chỉ một ngày, thưởng thức loại hình du lịch homestay ngay tại bản.

Ông Đỗ Mạnh Hảo, Trưởng phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch SaPa cho biết mùa này du khách đến với Sa Pa chọn loại hình du lịch homestay tăng cao. Các tuyến điểm tham quan những cánh đồng ruộng bậc thang Sa Pa mỗi ngày đón hàng trăm du khách.

Theo ngành du lịch Lào Cai, 8 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đến với Lào Cai đạt 717.610 lượt người, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, khách quốc tế 262.532 lượt người, tăng 3,8%, khách nội địa tăng 5,1%, tổng doanh thu tăng 43,3%.

Các tuyến du lịch thử nghiệm như tuyến Sa Pa - Bản Xèo - Mường Hum - Ý Tý - A Lù - A Mú Sung - Trịnh Tường - thành phố Lào Cai; tuyến thành phố Lào Cai - Bắc Hà - Cán Cấu - Si Ma Cai - Cốc Mế - sông Chảy - Cốc Ly thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước.

Tháng 9, riêng các huyện vùng cao Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà đang thu hoạch lúa mùa chín vàng, nên lượng khách du lịch đến tham quan tăng đột biến.

Chụp hình ruộng bậc thang thế nào cho đẹp

Trước tiên, bạn cần phải trang bị cho mình 1 đại bảo vệ trong việc leo trèo. Hoặc bạn có thể mua dây cứu sinh, dây buộc an toàn với giá khoảng 100.000 đồng/30m.

Đến khu vực như Tú Lệ, thung lũng Lìm Mông, Mù Căng Chải... bạn hãy thử tìm các cây gạo lớn. Thông thường người dân ở đây sẽ buộc dọc 1 cây luồng theo thân cây gạo. Đây được coi là cây thang để họ trèo lên cây gạo hái hoa, lá về làm thuốc, đồ ăn...

Thang dạng này rất dễ trèo nhưng cũng khá nguy hiểm đối với những người không quen hoặc sợ độ cao.

Nếu bạn có thể mua đai leo cột của thợ điện, sử dụng dây buộc sinh tồn có thể mua ở các cửa hàng du lịch thì sẽ yên tâm hơn khi trèo lên cao chụp ảnh.

Xin nhắc lại lần nữa: Đây là biện pháp giành cho những người biết trèo, tìm góc chụp ảnh mới, lạ. Chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng cách này nếu không có các phương tiện đảm bảo an toàn.

Cùng với ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái), SaPa, Ý Tý (Lào Cai) và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Sa Pa đã từng được một tạp chí du lịch danh tiếng của Mỹ bình chọn nằm trong tốp 7 ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới./. 

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Kinh nghiệm du lịch Sapa: Những kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa

Vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ, khách không được ngồi gian giữa, vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ và ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù họ đã mất khách cũng không được ngồi vào.
Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.

Vị trí của Sapa

Sapa nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, một huyện miền núi thuộc tỉnh Lào Cai. Gần đây, du khách, đặc biệt giới trẻ (cả tây lẫn ta) lại rất thích loại hình trekking, đi theo vết xe bò, len lỏi qua các đồi nương, suối khe, ruộng bậc thang để vào các bản xa xôi của đồng bào các dân tộc anh em.

Du lịch Sapa cần tìm hiểu văn hóa của người dân tộc nơi đây. Ảnh: Do Phong.

Nhưng kiêng kỵ khi ở trong bản

Đặt chân vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ nhưng nếu bản đang bận cúng thần hay đuổi tà ma, họ không muốn cho người lạ tham dự. Lúc đó trước cổng bản thường có một chùm lá xanh treo trên cây cột cao dựng nơi trang trọng để ai cũng nhìn thấy được mà tránh không vào.
Đi lại trong bản không cười đùa huyên náo như ngoài vườn hoa, công viên mà phải từ tốn, lịch lãm, tôn trọng cảnh quan tĩnh lặng vốn có của bản làng. Với các cháu nhỏ, dù yêu trẻ đến đâu cũng không xoa đầu chúng. Đồng bào cho rằng xoa đầu, hôn đầu trẻ làm chúng hoảng sợ, trẻ dễ bị đau ốm sài đẹn.
Trong bản thường có một khu vực chung thờ cúng rất linh thiêng: một khu rừng cấm, một gốc cây cổ thụ xum xuê cành lá nhiều năm tuổi, một hòn đá kỳ vĩ thờ thần thánh. Đó thường là nơi sạch, đẹp, mát mẻ, song du khách chớ đến đó dừng chân ngồi nghỉ ngơi, tâm tình, ăn uống, nằm ngả ngốn, vứt rác bừa bãi. Tối kỵ là không huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Bà con cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là gọi ma quỷ về bản.
Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi ở đấy. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.
Nhà người Mông xây dựng có cây cột to chôn sâu xuống đất, đụng cao đến nóc nhà, các cột khác nhỏ hơn. Cột đều kê trên mặt đất, cột cao nhất gọi là cột cái, nơi con ma trú ngụ, du khách không treo quần áo, ngồi dựa lưng vào cây cột “linh hồn” đó. Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.
Ngoài ra, khi gia chủ mời uống nước, uống rượu, nếu khước từ thì khách nên có lời nói khéo léo để chủ nhà hiểu, thông cảm, chớ úp bát xuống bàn, chỉ thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.
Trang phục mặc vào thăm bản không mặc loại lanh trắng chưa nhuộm, đó là màu sắc của tang lễ. Du khách đến với Sapa đừng quên tắm nước suối được pha nhiều vị lá cây của người Dao đỏ sẽ làm cho nước da săn chắc, khỏe khoắn và thưởng thức thắng cố bốc khói nghi ngút bên bếp lửa hồng, uống rượu ngô với thịt thú rừng nướng ngào ngạt thơm phúc.
Theo An ninh thủ đô

Bài đăng phổ biến